Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Chữ viết là gì? Chữ viết đã được hình thành và phát triển như thế nào?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.64 KB, 11 trang )

Mục lục:

1


1.

Đặt vấn đề:

“Dẫn luận ngôn ngữ”là gì? Đây thực sự là môn học vô cùng mới mẻ đối với một tân sinh viên như
em. Mới đầu nghe qua thì thực kì lạ, khó hiểu; tuy nhiên sau quá trình học tập và sụ giải thích từ giáo
viên em đã hiểu được “dẫn luận ngôn ngữ là gì và vai trò của nó đối với một sinh viên chuyên ngành
ngôn ngữ như em. Với những gì mà bản thân tiếp thu dduocj và cách hiểu đơn giản của bản thân, thì em
hiểu “Dẫn luận ngôn ngữ” chính là môn học giúp sinh viên nắm rõ các kiến thức cơ bản, cốt yếu vê
ngôn ngữ học và thực hiện một số kỹ năng phân tích, miêu tả, lập luận, nghiên cứu vê ngôn ngữ.
Con người sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp và trao đổi thông tin. Trước đây, khi chưa hê có các phát
minh như chữ viết hay các loại công cụ như máy ghi âm, ghi hình… thì con người chỉ giao tiếp vói
nhau qua lời nói, cử chỉ, không thể lưu trữ dưới dạng vật chất, hạn chế vê không gian, thời gian và
nhanh chóng “tan biến” Thông tin truyên tải qua cách này, gây ra nhiêu sai lệch, hiện tượng tam sao
thất bản do bộ não con người rất khó để có thể lặp lại chính xác những gì đã nghe được. Để giải quyết
vấn đê này, con người đã tìm cách sử dụng các hình ảnh, kí hiệu để biểu thị thay cho lời nói, cử chỉ; và
dần dần hệ thống hình ảnh, kí hiệu ấy được con người hoàn thiện tạo thành các hệ thống chữ viết mà
chúng ta đang sử dụng. “Chữ viết là gì? Chữ viết đã được hình thành và phát triển như thế nào?” chính
là chủ đê mà em muốn giới trong bài viết này.

2.
2.1.

Nội dung
Khái niệm


Chữ viết là hệ thống kí hiệu ghi lại ngôn ngữ theo dạng văn bản, là sự miêu tả ngôn ngữ thông qua
việc sử dụng các kí hiệu hay các biểu tượng.
2.2.

Vai trò của chữ viết

Trong cuộc sống của chúng ta, chữ viết giữ vai trò vô cùng to lớn.
Đầu tiên, chữ viết là đại diện cho lời nói. Chữ viết hình thành đã bù đắp được những hạn chế vê mặt
không gian và thời gian của lời nói. Giúp cho thông tin được truyên bá một cách xa rộng hơn, con
người có thể giao tiếp với nhau dù khoảng cách xa ngàn dặm, các thế hệ sau biết vê thế hệ trước, tìm
hiểu ngược dòng thời gian.
Thứ hai, ngôn ngữ chính là phương tiện ghi lại,lưu trữ thông tin, phương tiện giao tiếp bổ sung dựa
trên kênh nhận thức thị giác. Chức năng ghi lại ngôn ngữ của chữ viết đã giúp giảm thiểu nhân vật lực,
trong việc truyên bá, phát tán thông tin, tăng độ chính xác và phạm vi phát tán thông tin khi hạn chế
hiện tượng sai lệch khi thông tin được truyên đạt qua nhiêu lần giữa người với người.
Ngoài ra, một điêu mà chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng,chữ viết cũng như ngôn ngữ đêu góp
phần kích thực sự sáng tạo, tư duy của con người. Chữ viết là một thực thể và thường được phản ánh
qua thị giác (bên cạnh chữ nổi cho người kiểm thính). Điêu đó giúp con người có thể cụ thể hóa, biểu
đạt tư duy của bản thân và nhận ra những thiếu sót trong tư duy và bổ sung, trải chuốt cho đầy đủ và
logic nhất.
Cuối cùng, trải qua hàng ngàn năm và phất triển, chữ viết bị ảnh hưởng và phản ánh, thúc đấy một
phần văn hóa của một dân tộc, một nhóm người. Chính chữ viết đã giúp cho nên văn học viết của các

2


dân tộc phát triển hơn và góp phần thống nhất, hình thành ngôn ngữ dân tộc, xác định chuẩn ngôn ngữ
của các dân tộc.
2.3.


Nguồn gốc của chữ viết và quá trình phát triển

2.3.1. Các chữ viết nguyên thủy, cổ xưa

Hệ thống biểu tượng tiền ký tự







Những hệ thống chữ viết đầu tiên không tự xuất hiện. Chúng bắt nguồn từ các tập quán cổ xưa
của các hệ thống biểu tượng, các hình vẽ mô tả sự vật cụ thể. Những hệ thống này không thể coi là
chữ viết, nhưng chúng có rất nhiêu đặc điểm liên hệ với chữ viết sau này, vì vậy có thể gọi là hệ
thống tiên ký tự (nguồn gốc của chữ viết). Chúng là các hệ thống biểu tượng khá dễ nhớ và ghi lại ý,
cho phép truyên đạt thông tin nhất định. Những hệ thống này xuất hiện ở đầu thời kỳ đồ đá mới,
khoảng thiên niên kỷ thứ 7 TCN. Đáng chú ý có hệ biểu tượng Vinča có những cải tiến vê biểu
tượng giản đơn ở đầu thiên niên kỷ 7 TCN, dần tăng tính phức tạp trong thiên niên kỷ tiếp theo và
lên đến đỉnh cao là những bản ghi Tartaria vào thiên niên kỷ 5 TCN. Những biểu tượng được xếp
theo hàng lối chặt chẽ, giúp chúng ta liên tưởng ngay đến văn bản. Các ký tự tượng hình của Cận
đông thời cổ đại (Ai Cập, Cuneiform – tiên thân nên văn minh Sumer, Cretan) dường như không bắt
nguồn từ những hệ thống biểu tượng trên. Vì vậy, khó có thể kết luận rằng hệ thống chữ viết đã kế
thừa biểu tượng tiên chữ viết ở thời điểm nào.
Phát minh chữ viết đầu tiên cùng lúc với sự ra đời của thời kỳ đồ đồng ở cuối thời đồ đá mới,
thiên niên kỷ 4 TCN. Người ta tin rằng hệ thống chữ viết đầu tiên của loài người ra đời cuối thiên
niên kỷ 3 TCN tại vùng Sumer (Lưỡng Hà) ở dạng chữ hình nêm cổ xưa ở Triêu đại Ur thứ ba.
Sự phát triển của chữ viết tượng hình Ai cập song song với những ký tự vùng Lưỡng Hà và không
nhất thiết là độc lập với nhau. Hệ thống tiên ký tự của người Ai Cập tiến hóa thành những ký tự
tượng hình cổ xưa vào khoảng 3.200 năm TCN và phổ biến rộng rãi ở giữa thiên niên kỷ 3 TCN.

Ký tự của nên văn minh sông Ấn phát triển trong suốt thiên niên kỷ 3 cả ở dạng tiên chữ viết
hoặc dạng chữ viết cổ xưa tuy vậy quá trình phát triển này tiến nhanh hơn khi nên văn minh đi qua
giai đoạn đỉnh điểm vào khoảng 1.900 năm TCN.
Chữ viết của người Trung Quốc có lẽ là không cùng nguồn gốc với các nên văn minh Trung
Đông. Từ hệ thống biểu tượng tiên chữ viết ở cuối thời kỳ đồ đá mới khoảng 6.000 năm TCN, chữ
viết Trung Quốc ra đời khoảng 1.500 năm TCN vào thời nhà Thương.
Những hệ thống chữ viết ở châu Mỹ (bao gồm nên văn minh Maya và Olmec) cũng có những
nguồn xuất xứ độc lập.
Các nhà nghiên cứu đã tìm được và chia thành 6 nhóm chữ viết cổ chính trong thời kỳ tiên sơ
khai này:
Hệ thống ký tự Vinča signs hay Vinča-Turdaş script: có niên đại khoảng 6000-4000 năm TCN, được
tìm thấy tại vùng tây nam Châu Âu.
Hệ thống ký tự Tărtăria: có niên đại khoảng 5500 năm TCN, được tìm phát hiện tại Tărtăria thuộc
Romania.
Hệ thống ký tự Dispilio: được nhà sử học người Hy Lạp George Hourmouziadis phát hiện ra năm
1993 tại một làng nhỏ của vùng Kastoria7 Prefecture của Hy Lạp, có niên đại vào khoảng 5260 năm
TCN.
Hệ thống ký tự Jiahu: có niên đại gần 6600 năm TCN, được phát hiện tại Hà Nam, Trung Quốc.

3


Hệ thống ký tự Harappan hay Indus Script: đây là hệ thống ký tự cổ đại của người Ấn Độ có niên
đại khoảng 4000 năm cho đến 3000 năm TCN.
● Hệ thống ký tự Quipu hay khipu: hay còn được biết tới với tên Slavic-rune. Đây là một hệ thống ký
tự đặc thù của người dân Inca cổ thuộc châu Mỹ, có lịch sử từ khoảng 4000 năm TCN.
Phần lớn các hệ thống chữ viết trên thế giới ngày này đêu bắt nguồn từ Ai Cập, Lưỡng Hà hoặc
Trung Quốc. Có một vài ngoại lệ là hệ thống tượng ý của người Maya xuất hiện thế kỷ thứ 3 TCN và
các ký tự tìm thấy trên đảo Phục Sinh.
Sau khi được phát minh ra đời, chữ viết đã tiếp tục được phát triên và hoàn thiện trong các thời

kỳ tiếp theo:


Chữ viết thời kỳ đồ đồng:
Chữ viết hình nêm
Hệ thống chữ viết nguyên thủy của người Sumer bắt nguồn từ những phiến đất sét được sử dụng
để chỉ tên đồ vật. Cho đến cuối thiên niên kỷ 4 TCN, hệ thống này đã phát triển thành một phương
pháp lưu lại các bản kê, sử dụng bút trâm đầu tròn ấn lên tấm đất sét theo các góc khác nhau để kí
hiệu con số. Cách ghi này dần được gia tố các biểu tượng ghi bằng bút trâm sắc để chỉ ra cái gì được
đếm. Ghi chép sử dụng bút trâm đầu tròn và bút trâm đầu sắc, theo thời gian, được thay thế bằng bút
trâm đầu hình nêm (vì thế mà có tên chữ viết hình nêm) vào khoảng 2.700 – 2.500 năm TCN. Ban
đầu chỉ có những kí hiệu ghi hình (xem chữ tượng hình) nhưng đã phát triển, đưa vào yếu tố ngữ âm
ở thời gian thế kỷ 29 TCN. Chừng 2.600 năm TCN, chữ viết hình nêm bắt đầu thể hiện âm tiết trong
nhóm ngôn ngữ Sumer vùng Lưỡng Hà. Cuối cùng, chữ viết hình nêm trở thành hệ thống chữ viết
phổ biến ghi lại kí hiệu ghi hình, âm tiết và con số. Kể từ thế kỷ 26 TCN, dạng chữ viết này du nhập
vào ngôn ngữ Akkadian (một ngôn ngữ trong nhóm Sumer ) và các ngôn ngữ khác như Hurrian
(ngôn ngữ được nói ở phía bắc Lưỡng Hà khoảng 2.300 năm TCN và gần như biến mất 1.000 năm
TCN) và Hittite (ngôn ngữ của đã biến mất, đã từng được nói ở trung tâm Tiểu Á từ 1.600 đến 1.100
năm CN). Những ký tự tương tự còn được tìm thấy trong ngôn ngữ Ugaritic (ngôn ngữ đã biến mất,
từng được sử dụng ở Ugarit, Syria) và Ba Tư cổ.
● Chữ tượng hình Ai Cập cổ đại
Chữ viết đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì đế chế Ai Cập, và đọc và viết là đặc quyên của
nhóm người được giáo dục để ghi chép và giữ gìn văn bản. Chỉ những người với xuất thân nhất định
mới được đào tạo để trở thành người ghi chép và giữ gìn văn bản. Họ phục vụ trong đên thờ, quân
đội và hệ thống hành chính của nhà vua (Pharaon). Hệ thống chữ viết tượng hình Ai Cập luôn phức
tạp, khó học, nhưng trong nhiêu thế kỷ sau khi ra đời, chúng còn trở nên khó học hơn nhiêu. Chủ ý
của thực tế này là nhằm duy trì đặc quyên của những người ghi chép và giữ gìn văn bản
● Chữ viết Trung Hoa
Ở Trung Quốc, các nhà sử học biết được rất nhiêu điêu vê những triêu đại Trung Hoa đầu tiên
nhờ những văn bản còn sót lại. Từ thời nhà Thương, đa số những ghi chép này tìm thấy trên xương

động vật hoặc bản ghi bằng đồng. Những chữ ghi trên mai rùa, qua phương pháp xác định tuổi
carbon cho thấy chúng được viết khoảng 1.500 năm TCN. Các nhà sử học phát hiện ra rằng loại vật
liệu được sử dụng có ảnh hưởng đến văn bản được ghi chép và cách thức sử dụng chúng.
Có những phát hiện gần đây vê các mai rùa có niên đại khoảng 6.000 năm TCN như các kí hiệu
tìm thấy ở Jiahu, nhưng liệu chúng đã đủ phức tạp để được coi là chữ viết hay chưa thì vẫn còn
tranh cãi. Nếu những hình vẽ này được xác định là ngôn ngữ ở dạng viết thì chữ viết Trung Hoa là


4


chữ viết cổ nhất của nhân loại, thậm chí ra đời tới 2.000 năm sớm hơn chữ viết hình nêm của vùng
Lưỡng Hà. Hiện nay, những bằng chứng có hệ thống vê chữ viết Trung Hoa bắt đầu từ 1.600 năm
TCN.
● Ký tự Elamite
Những biểu tượng tiên ký tự Elamite vẫn chưa giải nghĩa được xuất hiện có lẽ từ 3.200 năm TCN
và trở thành có hàng lối vào cuối thiên niên kỷ 3 TCN, chúng sau đó được thay thế bằng chư viết
hình nêm Elamite du nhập từ ngôn ngữ Akkadian.
● Chữ tượng hình Tiểu Á
Chữ tượng hình Tiểu Á là ký tự ghi lại hình để biểu đạt thông tin ra đời ở phía tây Tiểu Á. Lần
đầu tiên xuất hiện trên các con dấu hoàng gia để ghi lại ngôn ngữ Luwian (một ngôn ngữ ngày nay
đã tuyệt chủng) khoảng thế kỷ 20 TCN.
● Ký tự Cretan
Chữ tượng hình Cretan được tìm thấy tại các di chỉ của nên văn minh Minoan đảo Crete (xuất
hiện ở giữa thiên niên kỷ 2 TCN). Vẫn chưa được giải mã.
Những chữ cái cổ Semitic (Trung Đông)
Những chữ cái đúng nghĩa đầu tiên (những chữ cái phụ âm, gán mỗi biểu tượng tương ứng với
một âm vị, nhưng không nhất thiết mỗi âm vị ứng với một biểu tượng) xuất hiện khoảng 1.800 năm
TCN ở Ai Cập Cổ đại, như một cách miêu tả ngôn ngữ được phát triển bởi những người Semitic
phục vụ ở Ai Cập, nhưng những nguyên tắc chữ cái này không được du nhập vào hệ thống chữ viết

tượng hình của Ai cập trong suốt thiên niên kỷ. Những chữ cái phụ âm ban đầu này vẫn ít được coi
trọng trong nhiêu thế kỷ. Và chúng chỉ trở nên quan trọng khi vào cuối thời kỳ đồ đồng, khi ký tự
tiên chữ viết Sinaitic phân thành hai nhánh là hệ thống tiên chữ cái Canaanite (khoảng 1.400 TCN)
và hệ thống chữ cái nam Ả rập (khoảng 1.200 TCN). Hệ thống tiên chữ cái Canaanite có lẽ bị ảnh
hưởng bởi hệ thống chữ viết ghép vần Byblos mà hiện này vẫn chưa giải mã được và sau đó truyên
ảnh hưởng vào chữ cái Ugantic (khoảng 1.300 TCN).
● Chữ viết Ấn Độ
Những kí hiệu tìm thấy của nên văn minh sông Ấn thời đồ đồng giữa vẫn chưa giải nghĩa được.
Vẫn chưa rõ những kí hiệu này được xếp vào kí hiệu tiên ký tự hay đó là một dạng chữ viết biểu
tượng-ngữ âm của các hệ thống chữ viết thời kỳ đồ đồng khác.

Thời kỳ đồ sắt và sự ra đời hệ thống chữ viết Alphabet
Chữ cái Phoenician là hệ thống tiên chữ cái Canaanite được tiếp tục phát triển ở thời kỳ đồ sắt
(được cho là kế thừa từ sự chấm dứt của hệ thống này năm 1.050 TCN). Hệ thống chữ cái này đưa
đến sự ra đời của chữ viết Aramaic và chữ viết Hy Lạp; rồi thông qua người Hy Lạp, dẫn đến sự ra
đời của các chữ cái Tiểu Á và chữ cái Italic cổ (bao gồm tiếng Latin) vào thể kỷ 8 TCN. Chữ cái Hy
Lạp đưa vào các kí hiệu nguyên âm. Nhóm chữ viết Brahmic của Ấn Độ có lẽ hình thành từ thế kỷ 5
TCN từ những tiếp xúc với chữ viết Aramaic. Chữ viết Hy Lạp và Latin vào các thế kỷ đầu Công
nguyên là phát tích của một số hệ thống ký tự Châu Âu như chữ cái Runes, chữ cái Gothic và chữ
cái Cyrillic. Trong khi đó, chữ viết Aramaic là khởi nguồn của chữ cái Hebrew, chữ cái Syriac và
chữ cái Arabic; chữ cái nam Ả rập mang đến sự hình thành chữ cái Ge’ez.
Cũng thời gian này (thế kỷ 4 đầu Công nguyên), chữ viết Nhật Bản ra đời từ chữ viết Trung Hoa.

5


2.3.2. Chữ viết trong giai đoạn cổ-trung đại của người Việt - Chữ Hán và chữ Nôm

Có ý kiến cho rằng chữ Hán đã hiện diện ở Việt Nam từ trước Công nguyên, dựa trên suy diễn vê
dấu khắc được coi là chữ trên một con dao găm . Tuy nhiên đó là lúc chữ Hán chưa hình thành, và

trên các trống đồng Đông Sơn có thời kỳ 700 TCN - 100 SCN thì hiện diện "các chữ của người Việt
cổ" chưa được minh giải, và chưa có tư liệu xác định vào thời kỳ trước Công nguyên cư dân Việt cổ
đã sử dụng chữ.
Cho đến nay vẫn có nhiêu tranh cãi vê việc chữ viết đầu tiên của người Việt là loại chữ nào.
Người ta vẫn chưa thể đưa ra kết luận chính thức vê chữ viết đầu tiên của người Việt là gì. Hiện nay
các nhà nghiên cứu mới chỉ khẳng định, có hai dạng văn tự chính được dùng để ghi chép tiếng Việt
là chữ Hán - Nôm, và chữ Quốc ngữ thuộc họ Latinh. Chữ Quốc ngữ bắt đầu được sử dụng chính
thức trên thực tế tại Việt Nam từ đầu thế kỷ XX.

Chữ Hán
Chữ Hán là chữ tượng ý, được viết theo các bộ thủ, theo quy tắc từ trên xuống dưới, từ trái qua
phải. Chữ Hán bắt nguồn từ Trung Quốc từ thời xa xưa dựa trên việc quan sát đồ vật xung quanh và
vẽ thành dạng chữ tượng hình, chữ mang ý nghĩa. Chữ Hán đã trải qua nhiêu thời kỳ phát triển. Cho
tới hiện nay, chữ Hán cổ nhất được cho là loại chữ Giáp Cốt (Giáp Cốt Tự 甲甲甲), chữ viết xuất hiện
vào đời nhà Ân (甲) vào khoảng thời 1600-1020 trước Công Nguyên. Chữ Giáp Cốt là chữ Hán cổ
viết trên các mảnh xương thú vật và có hình dạng rất gần với những vật thật quan sát được. Ngoài
việc là ngôn ngữ chính thống và bản địa của Trung Quốc, chữ Hán còn được du nhập và ảnh hưởng
sâu rộng ở nhiêu nước châu Á như: Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triêu Tiên, ...
Do quá trình lịch sử từ đầu công nguyên đến thế kỷ X, Việt Nam chịu sự đô hộ của phong kiến
Trung Hoa, chữ Hán và Văn ngôn được giới quan lại cai trị áp đặt sử dụng. Thời kỳ này tiếng Hán
du nhập vào Việt Nam, được sử dụng như một phương tiện giao tiếp, giao lưu kinh tế thương mại
với Trung Quốc. Sự phát triển của tiếng Hán ở Việt Nam trong thời kỳ Bắc thuộc song song với sự
phát triển của tiếng Hán ở chính Trung Quốc thời đó. Tuy nhiên, năm 938, sau chiến thắng Bạch
Đằng của Ngô Quyên, Việt Nam đã độc lập và không còn lệ thuộc vào phương Bắc nữa, nhưng ngôn
ngữ vẫn còn bị ảnh hưởng nặng nê của tiếng Hán. Hầu hết các bài văn khắc trên tấm bia đêu bằng
chữ Hán. Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng chữ Hán có ảnh hưởng to lớn như thế nào đối với nên
văn hóa của nước Việt Nam xưa. Từ sau thế kỷ thứ X, tuy Việt Nam giành được độc lập tự chủ, thoát
khỏi ách thống trị của phong kiến phương Bắc, nhưng chữ Hán và tiếng Hán vẫn tiếp tục là một
phương tiện quan trọng để ghi chép của người Việt.


Chữ Nôm
Dù chữ Hán có khả năng biểu ý tốt, nhưng trong tiếng Việt không chỉ có từ Hán Việt mà còn có từ
thuần Việt, vậy nên chỉ sử dụng những chữ Hán hiện có lúc bấy giờ cũng không thể nào đáp ứng đủ,
và thậm chí được cho là bất lực trước đòi hỏi, yêu cầu của việc trực tiếp ghi chép hoặc diễn đạt lời
ăn tiếng nói cùng tâm tư, suy nghĩ và tình cảm của người Việt. Vì vậy chữ Nôm ra đời để bù đắp vào
chỗ mà chữ Hán chưa đáp ứng được.
Chữ Nôm là một loại văn tự xây dựng trên cơ sở đường nét, thành tố và phương thức cấu tạo của
chữ Hán để ghi chép từ Việt và tiếng Việt.
Quá trình hình thành chữ Nôm có thể chia thành hai giai đoạn:
● Giai đoạn đầu: tạm gọi là giai đoạn "đồng hóa chữ Hán", tức là dùng chữ Hán để phiên âm các
từ Việt thường là tên người, tên vật, tên đất, cây cỏ chim muông, đồ vật... xuất hiện lẻ tẻ trong

6


văn bản Hán. Những từ chữ Nôm này xuất hiện vào thế kỷ đầu sau Công nguyên (đặc biệt rõ nét
nhất vào thế kỷ thứ VI).
● Giai đoạn sau: Ở giai đoạn này, bên cạnh việc tiếp tục dùng chữ Hán để phiên âm từ tiếng Việt,
đã xuất hiện những chữ Nôm tự tạo theo một số nguyên tắc nhất định. Loại chữ Nôm tự tạo này,
sau phát triển theo hướng ghi âm, nhằm ghi chép ngày một sát hơn, đúng hơn với tiếng Việt. Từ
thời Lý thế kỷ thứ XI đến đời Trần thế kỷ XIV thì hệ thống chữ Nôm mới thực sự hoàn chỉnh.
Theo sử sách đến nay còn ghi lại được một số tác phẩm đã được viết bằng chữ Nôm như đời
Trần có cuốn Thiên Tông Bản Hạnh. Đến thế kỷ XVIII - XIX chữ Nôm đã phát triển tới mức
cao, át cả địa vị chữ Hán. Các tác phẩm như hịch Tây Sơn, Khoa thi hương dưới thời Quang
Trung (1789) đã có bài thi làm bằng chữ Nôm. Truyện Kiêu của Nguyễn Du cũng được viết
bằng chữ Nôm là những ví dụ.
Như vậy, có thể thấy chữ Hán và chữ Nôm có những khác nhau cơ bản vê lịch sử ra đời, mục đích
sử dụng và mỗi chữ có bản sắc riêng vê văn hóa.
2.3.3. Chữ viết trong giai đoạn hiện đại của người Việt - Chữ Quốc Ngữ.


Định nghĩa:
Chữ Quốc ngữ là loại chữ của người Việt, ghi âm viết bằng chữ Latinh ghép lại, có hình thức
khác với chữ Latinh thường thấy trong tiếng Anh, tiếng pháp... ở chỗ các từ có thêm nhiêu dấu (sắc,
huyên, hỏi, ngã, nặng...) ở trên hoặc dưới của chữ. Những dấu hiệu ấy thể hiện đặc điểm của tiếng
Việt là đơn âm, có nhiêu âm tiết, nhiêu thanh điệu. Tiếng Việt có 6 thanh điệu, cho nên tiếng Việt
phải có 5 dấu giọng thể hiện các thanh điệu: sắc, huyên, hỏi, ngã, nặng. Ngoài ra còn có dấu thể hiện
âm đọc của các chữ: ă, â, đ, ô, ơ, ư. Các nhà Truyên giáo Châu Âu lấy chữ cái Latinh để ghi âm tiếng
Việt đã sáng tạo ra 5 dấu thể hiện 5 thanh điệu và các chữ có thêm dấu. Nhờ những sáng tạo đặc biệt
ấy, chữ Quốc ngữ ghi được hầu như toàn bộ ngữ âm tiếng Việt từ cách nói đến cách đọc, từ các vùng
miên của đất nước (kể cả phương ngữ và thổ ngữ). Đây là một yêu cầu rất cao vê sự chính xác đến
độ lý tưởng của ngôn ngữ mà khó có thứ tiếng nào có được.

Nguồn gốc và sự hình thành:
Việc chế tác chữ Latinh để biểu âm cho tiếng Việt là một công việc tập thể của nhiêu linh mục
dòng Tên người Châu Âu. Trong công việc này có sự hợp tác tích cực và hiệu quả của nhiêu người
Việt Nam, trước hết là các thầy giảng Việt Nam (giúp việc cho các linh mục người Âu). Alexandre
De Rhodes đã có công lớn trong việc góp phần sửa sang và hoàn chỉnh bộ chữ Quốc Ngữ. Đặc biệt
là ông đã dùng bộ chữ ấy để biên soạn và tổ chức in ấn lần đầu tiên cuốn Từ điển Việt – Bồ – La
(trong đó có phần vê ngữ pháp tiếng Việt) và cuốn Phép giảng tám ngày. Xét vê góc độ ngôn ngữ thì
cuốn diễn giảng vắn tắt vê tiếng An Nam hay tiếng đàng ngoài (in chung trong từ điển) có thể được
xem như công trình đầu tiên khảo cứu vê ngữ pháp; còn cuốn Phép giảng tám ngày có thể được coi
như tác phẩm văn xuôi đầu tiên viết bằng chữ Quốc Ngữ, sử dụng lời văn tiếng nói bình dân hàng
ngày của người Việt Nam thế kỷ XVII.
Tuy chữ Quốc ngữ của Alexandre De Rhodes năm 1651 trong cuốn Từ điển Việt – Bồ – La đã
khá hoàn chỉnh, nhưng cũng phải chờ đến khi nó được xuất bản năm 1772, tức là 121 năm sau, với
những cải cách quan trọng của Bá Đa Lộc (Pigneau de Behaine) thì chữ Quốc ngữ mới có diện mạo
giống như hệ thống hiện nay.
Sự kiện đánh dấu vị thế chữ Quốc ngữ là khi người Pháp hoàn thành xâm chiếm Nam Kỳ vào
cuối thế kỷ XIX. Ngày 22 tháng 2 năm 1869, Phó Đê đốc Marie Gustave Hector Ohier ký nghị định


7


bắt buộc dùng chữ Quốc ngữ thay thế chữ Hán trong các công văn ở Nam Kỳ. Nghị định 82 do
Thống đốc Nam Kỳ Lafont ký ngày 6/4/1878 cũng đê ra mốc hẹn trong 4 năm (tức năm 1882) thì
phải chuyển hẳn sang chữ Quốc ngữ. Sang thế kỷ XX, Chính phủ Đông Pháp mở rộng chính sách
dùng chữ Quốc ngữ, giao cho Nha Học chính giảng dạy ở Bắc Kỳ từ năm 1910.
Việc cổ động cho học "chữ Quốc ngữ" ở toàn cõi nước Việt gắn với các phong trào cải cách trong
giai đoạn 1890–1910 như Hội Trí Tri, Phong trào Duy Tân, Đông Kinh Nghĩa Thục và ngành báo
chí mới hình thành, đã thừa nhận và cổ vũ học "chữ Quốc ngữ", coi là phương tiện thuận lợi cho học
hành nâng cao dân trí.
Theo tư liệu trong "Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Hội Truyên bá Quốc ngữ (25/5/1938)" do
Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức ngày 25/5/2008, thì Hội ra đời ngày 25/5/1938, đến ngày 29/7/1938,
Thống sứ Bắc Kỳ người Pháp công nhận sự hợp pháp của Hội. Đó là dấu mốc chắc chắn cho vị thế
"chữ Quốc ngữ".
Ngày nay, chữ quốc ngữ đã trở thành văn tự chính thống của người Việt. Được sử dụng cho hầu
hết các văn bản, tư liệu và là một trong những môn học chính của Việt Nam - Tiếng Việt.

Vai trò của chữ quốc ngữ như sau:
- Chữ quốc ngữ là cơ sở để mở rộng chức năng của tiếng Việt, nó vươn lên thành ngôn ngữ chính
thức của quốc gia. Nó được dùng trong hành chính, ngoại giao, giáo dục. Nó là công cụ bảo tồn và
phát triển văn hóa Việt Nam.
- Chữ quốc ngữ là cơ sở để tiếng Việt phát triển. Vê mặt từ vựng, chữ quốc ngữ đã giúp tạo ra
những từ mới nhằm hỗ trợ việc diễn đạt tư duy trong chiêu sâu và đỉnh cao của nó. Vê ngữ pháp, dấu
chấm câu mà chữ quốc ngữ du nhập vào Việt Nam đã góp phần tích cực vào việc sáng tạo các câu
văn viết một cách sáng sủa, mạch lạc…, điêu mà chữ Nôm trước đây không có. Chữ quốc ngữ đã
giúp diễn đạt tư duy logic, thể hiện những tư tưởng khoa học cách trọn vẹn hoàn hảo. Vê mặt âm,
chữ quốc ngữ giúp xác định chính âm cho tiếng Việt, tạo sự thống nhất chữ viết trong toàn lãnh thổ
Việt Nam, cho dẫu Việt Nam có nhiêu phương ngữ và nhiêu dân tộc thiểu số.
- Chữ quốc ngữ là cơ sở để phát triển nên quốc học lên một tầm cao mới. Dù chỉ trong một thời

gian ngắn, chữ quốc ngữ đã phát triển vượt bậc và làm cho nên quốc học trở nên phong phú với
lượng tác phẩm đồ sộ, nhiêu tác phẩm giá trị.
Với lịch sử 400 năm hình thành, vận động và cải tiến, chữ quốc ngữ đã trở thành tinh thần, linh
hồn của dân tộc Việt. Tính linh hoạt và bảo tồn văn hóa chúng ta có được, phải kể đến đó là địa vị ổn
định và độc tôn của chữ quốc ngữ, việc trở lại với chữ Hán, chữ Nôm mà đôi khi ta vẫn còn nghe
thấy hiện nay là không còn phù hợp.
2.4.
Phân loại chữ viết
Những dạng cổ xưa nhất của chữ viết mang những yếu tố như ký tự viết tắt dựa trên những yếu tố
tượng hình và tượng ý. Đa phần các hệ thống chữ viết có thể chia làm ba loại: tượng ý, tượng thanh và
chia đoạn. Tuy vậy, cả ba loại này đêu tìm thấy ở bất kỳ hệ thống chữ viết nào với mức độ cấu thành
khác nhau và khiến việc xếp loại mỗi hệ chữ viết trở nên khó khăn và nhiêu mâu thuẫn.
2.4.1. Chữ ghi ý
Khái niệm
Chữ ghi ý hày còn gọi là chữ ghi từ là kiểu chữ cổ nhất của loài người, là loại chữ viết mà mỗi chữ
viết biểu thị một nội dung ý nghĩa của một từ, không có quan hệ vê mặt âm thanh, mà chỉ có qua hệ vê
mặt ý nghĩa của ngôn ngữ.

8


Trong loại chữ này, từ được biểu thị bằng một loại kí hiệu duy nhất không liên quan đến âm thanh
cấu tạo nên từ. Quan hệ giữa ý và chữ là trực tiếp. Trên nguyên tắc, có bao nhiêu từ thì phải dùng bất
nhiêu ký tự để ghi.
Một trong những hệ thống chữ viết tiêu biểu của chữ ghi ý là chữ Hán.
Quá trình phát triển của chữ ghi ý có thể chi làm 3 giai đoạn:
● Giai đoạn 1: Giai đoạn này, chỉ là những hình chữ kí hiệu biểu thị cho ý nghĩa của từ. Mỗi chữ
là một từ, kế thừa hình thức giao tiếp bằng hình vẽ vốn đã có trước đó.
Vì mỗi một chữ là một hình chữ, kí hiệu nên chữ viết trở nên phức tạp, ít nhiêu vẫn gây ấn
tượng vê biểu trưng, nên chữ ghi ý chuyển sang 1 giai đoạn phát triển mới

● Giai đoạn 2: Chữ ghi ý, lúc này phát triển thành chữ tượng hình.
Ciai đoạn này, các hình chữ được đơn giản đi và mức độ kí hiệu hóa của hình chữ được tăng
cường.
● Giai đoạn 3: Hình chữ của chữ ghi ý được phát triển thành những kí hiệu võ đoán. Những kí
hiệu này chẳng có gì nhắc nhở tới hình ảnh sự vật, cũng không giống với hành động được biểu
thị bằng từ.
Ưu điểm:
● Chữ ghi ý biểu thị được khái niệm sự vật tính (quan sát được) lẫn khái niệm trừu tượng.
● Chữ ghi ý truyên đạt khái niệm trong từ không biểu thị từ ở dạng định hình ngữ âm, ngữ pháp.
● Hình chữ ngày càng đơn giản có tính quy ước cao.
Nhược điểm:
● Khó khăn trong việc phân biệt các từ đồng âm khác nghĩa
● Số kí hiệu chữ viết tương ứng với số lượng từ khác nhau cần được ghi, nên sẽ rất lớn, khiến cho
hệ thống trở nên cồng kênh, phức tạp, gây khó khăn nhiêu cho việc dạy và học.
Cách khắc phục:
Hội ý: Ghép hai chữ đã có để tạo nên một chữ thứ 3, biểu thị từ thứ 3 trên cơ sở nghĩa của 2 từ ban
đầu, góp phần gợi nhắc từ thứ 3. Ví dụ: 甲 (nhật: mặt) +甲 (nguyệt: trời) → 甲 (minh: sáng)
Hình thanh: ghép hai từ đã có để tạo nên một chữ thứ 3, trong đó một chữ gợi nhắc vê nghĩa, một
chữ gợi nhắc tới âm của từ thứ 3. Ví dụ: 甲 [shui] (thủy: nước) + 甲 [ke] (khả: có thể) → 甲 [he] (hà:
sông)
Chuyển chú: lấy một chữ đã có để biểu thị một từ khác trên cơ sở hai từ có liên hệ với nhau vê ý
nghĩa. Ví dụ: 甲 khảo → 甲 lão
Giả tá: lấy 1 chữ đã có để biểu thị 1 từ khác đồng âm hoặc gần âm với từ cũ. Ví dụ Cố(hán).
Mặc dù có những biện pháp bổ sung như trên nhưng hệ thống chữ ghi ý vẫn rất gồng kênh. Do vậy
chữ ghi ý vẫn chưa phải ngôn ngữ hoàn thiện nhất và ít được sử dụng hơn.
2.4.2. Chữ ghi âm
Khái niệm
Chữ ghi âm là loại chữ không biểu thị ý nghĩa của từ mà tái hiện chuỗi âm thanh tiếp nối ở trong từ.
Chữ ghi âm là đại diện của ngữ âm chứ không phải ý nghĩa của từ.
Quan hệ giữa chữ và ý là gián tiếp, trong đó âm là trung gian. Chữ → Âm → Y

Phân loại:
● Chữ ghi âm tiết: Mỗi kí hiệu biểu thị một âm tiết
● Chữ ghi âm vị: Mỗi kí hiệu biểu thị một âm vị
Những bước phát triển của chữ ghi âm:

9


Chữ ghi âm tiết: Theo các tài liệu nghiên cứu, chữ ghi âm tiết hình thành từ rất sớm; sớm nhất có thể là hệ
thống ký hiệu chữ nêm đã kể tới tại mục các chư viết thời kỳ đồ đồng. Hệ thống chữ nêm đã phát được phát
triển cự kỳ phức tạp, những chưa thuần nhất vì trong đó còn có cả những chữ tượng hình bên cạnh những chữ
đã thực sự là chữ ghi âm. Bên cạnh đó còn có một số hệ thống khác như hệ thống chữ ghi âm tiết của người
Sequoya, hệ thống của người Vai, hệ thống chữ viết của tiếng Tamil (Ấn Độ); hệ thống ghi âm tiết mà chúng
ta thường gặp như là chữ Hiragana, Katakana của Nhật Bản.
Chữ ghi âm vị: Chữ ghi âm tố đầu tiên là chữ ghi phụ âm, các phụ âm biểu thị căn tố, các nguyên âm biểu
thị các dạng thức ngữ pháp. Người ta dùng chữ cái để biểu thị phụ âm, vài dấu để biểu thị nguyên âm. Giai
đoạn tiếp theo, chữ ghi âm vị đã phát triển hệ thống kí hiệu ghi cả phụ âm và nguyên âm. Như chữ hi lạp cổ
có 24 chữ cái để ghi 17 phụ âm và 7 nguyên âm.Chữ Latin và Kirin là nguồn gốc của chữ viết châu Âu hiện
nay. Chữ Quốc ngữ Việt Nam là loại chữ viết ghi âm tố, bắt nguồn từ hệ thống chữ cái Latin.
Đánh giá:
● Số lượng kí hiệu giảm xuống hàng trăm lần, tiết kiệm thời gian và công sức
● Đảm bảo ghi lại chính xác và chặt chẽ nội dung của câu nói, các yếu tố hình thái và đặc điểm cú pháp.
Người đọc có thể nắm được đầy đủ, chính xác cả nội dung lẫn hình thức lời nói của người viết.
● Là loại chữ khoa học nhất, thuận lợi nhất. Chữ ghi âm hiện nay đã hoàn thiện đến mức đơn giản nhất.

3.

Kết luận

3.1.

Tổng kết
Những nột dung trình bày trên đây vê nguồn gốc và quá trình phát triển của chữ viết chỉ là những
hiểu biết thô sơ của bản thân em, chưa đủ để nói lên được điêu gì đáng kể vê lịch sử phát triển lâu dài
và phức tạp của nó. Mặt khác, sự phân định các loại hình chữ viết là căn cứ vào tính chất, đặc điểm của
chúng chứ không phải là phân định theo trình độ tiến bộ của chúng.Mỗi dân tộc có thể sáng tạo, phát
triển, vay mượn, sử dụng một hệ thống chữ viết thuộc vê loại hình nào đó, tùy theo hoàn cảnh lịch sử,
xã hội, ngôn ngữ và văn hóa của họ chứ không phải là bắt buộc phải đi theo trình tự loại hình chữ viết
này đến loại hình chữ viết khác.
Các loại hình chữ viết không phải là những lát cắt với đường ranh giới tuyệt đối. Trong một hệ thống
thuộc loại chữ viết này vẫn ccos thể có những ký tự thuộc loại hình chữ viết khác. Chẳng hạn: Các con
số A rập (0, 1, 2, 3, 4…) và các dấu, ký hiệu trong khoa học (=, -, +, >, <,....) thực chất là những kí tự
ghi ý vẫn được sử dụng và sẽ còn tiếp tục được sáng tạo, phát triển thêm để sử dụng trên phạm vi toàn
cầu.
Vê phương diện tổ chứ hệ thống và độ khó trong sử dụng của các loại hình chữ viết, chúng ta có thể
thấy như sau:
● Chữ ghi ý có hệ thống cồng kênh, phức tạp (vì vê nguyên tắc, mỗi từ trong ngôn ngữ đòi hỏi phải được
ghi bằng một chữ khác nhau), gây khó khăn cho việc học và dạy, tốc độ truyên bá không thể nhanh
được.
● Chữ ghi âm tiết có hệ thống ít cồng kênh, phức tạp hơn nhiêu lần so với chữ ghi ý (vì vê nguyên tắc,
mỗi âm tiết được ghi bằng một chữ khác nhau, mà số âm tiết trong mỗi ngôn ngữ lại là con số rất hữu
hạn). Điêu này tạo nên một lợi thế rất lơn cho việc học và dạy, tốc độ truyên bá rất nhanh.
● Chữ ghi âm vị có hệ thống cực kỳ đơn giản so với chữ ghi ý và chữ ghi âm tiết (vì vê nguyên tắc, mỗi
âm vị được ghi bằng một kí tự khác nhau, mà số âm vị trong mỗi ngôn ngữ là con số cực nhỏ so với số
âm tiết và “không là gì cả” so với số lượng các từ. Đây là một ưu thế tuyệt đối so với chữ ghi ý và chữ
ghi âm tiết trong việc dạy và học. Tốc độ truyên bá và tiếp thu chữ ghi âm vị có thể cực kỳ nhanh, tiết
kiệm vô cùng nhiêu thời gian công sức.
Khi nói vê chữ viết, người ta thường nói đến chính tả của từng hệ thống. Chính tả là hệ thống các
quy tắc viết chữ. Ví dụ:
10



Trong tiếng Việt, đê ghi âm /ŋ/ trên chữ viết, chúng ta bắt buộc phải viết là “ng” khi nó đứng trước
và sau các âm <a, ư, ơ, ươ, u, ô, o, uô>; còn khi đứng trước các âm <i, ê, iê, e> thì phải viết là “ngh”....
Trong tiếng Trung, để viết 1 từ phải viết theo các quy tắc: ngang trước sổ sau, từ trên xuống dưới, từ
trái qua phải,....
Vậy một hệ thống chính tả lý tưởng là hệ thống đảm bảo tương ứng đêu đặn mỗi con chữ ghi một
âm vị. Hệ thống chữ viết của tiếng Tây Ban Nha là hệ thống gần đạt được như vậy. Hệ thống chữ “quốc
ngữ” của tiếng Việt có một số ít ngoại lệ, không tương ứng chặt chẽ một đối một giữa âm với chữ.
3.2.
Bài học rút ra
Trong quá trình lịch sử hình thành và phát triển chữ viết, đã có rất nhiêu hệ thống chữ viết được phát
mình, cũng như không ít hệ thống chữ viết bị lãng quên cùng dòng thời gian. Vậy chúng ta cần phải
làm gì để gìn giữ bảo tồn cũng như là hoàn thiện hệ thống chữ viết của chúng ta, đặc biệt là trong thời
kỳ hội nhập, quốc tế hóa ngày nay. Bản thân là một sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ, một trong những
người đang tham gia tích cực trong quá trình hội nhập đó, em thấy rằng bản thân mình càng phải yêu
tiếng Việt, chữ viết của người Việt nhiêu hơn, gìn giữ nó nhiêu hơn. Mỗi người Việt Nam cần phải hiểu
biết một cách sâu sắc hơn vê Tiếng Việt, chữ Viêt phát huy giá trị quý báu của nó, tài sản quý báu mà
ông cha ta đã sáng tạo và gìn giữ. Nhờ có sự hiểu biết vê tiếng Việt, chữ Việt chúng ta mới có thể giữ
được bản sắc của nó, làm cho nó không bị đồng hóa và biến mất theo thời gian, mà tiếp tục phát triển
và hoàn thiện hơn nữa.

4.

Tài liệu tham khảo
1. Dẫn luận ngôn ngữ, Vũ Đức Nghiệu (chủ biên), Nguyễn Văn Hiệp, Nxb ĐHQGHN.
2. The Blackwell Encyclopedia of Writing Systems, Florian Coulmas,
Oxford, OX, UK ;
3.
4.
5.

6.

Cambridge, Mass., USA : Blackwell Publishers - 1996.
Nhập môn ngôn ngữ học, Mai Ngọc Chừ (chủ biên), Nguyễn Thị Ngân Hoa, Đỗ Việt Hùng,
Bùi Minh Toán, Nxb Giáo dục Hà Nội - 2007.
Dẫn luận Ngôn ngữ, Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh
Thuyết,Nxb Giáo dục Hà Nội - 1995.
Language is structure and use, Finegan, W.P, Harcourt Brace College Publisher 1994
The study of Language. Yule, G, Cambridge University Press - 1998.

11



×