Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Hãy so sánh quảng cáo thương mại và khuyến mại? Nêu một số ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động này với người tiêu dùng hiện nay ở nước ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.3 KB, 18 trang )

10 CÂU HỎI LÝ THUYẾT LUẬT KINH TẾ CÓ ĐÁP ÁN
1. Phân tích quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty?

Khái niệm chủ sở hữu công ty được Luật Doanh nghiệp 2014 dùng cho chủ sở hữu công
ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Quyền của chủ sở hữu công ty được quy định tại Điều 75 Luật Doanh nghiệp 2014 như
sau:
-

Quyền chung của chủ sở hữu là tổ chức và cá nhân:
+ Quyết định nội dung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
+ Quyết định tăng vốn điều lệ của công ty; chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ

vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác;
+ Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các

nghĩa vụ tài chính khác của công ty;
+ Quyết định tổ chức lại, giải thể và u cầu phá sản cơng ty;
+ Thu hồi tồn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành giải thể

hoặc phá sản;
+ Quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
-

Quyền riêng của chủ sở hữu công ty là tổ chức:
+ Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;
+ Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm

người quản lý công ty;
+ Quyết định dự án đầu tư phát triển;
+ Quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ;


+ Thông qua hợp đồng vay, cho vay và các hợp đồng khác do Điều lệ cơng ty quy

định có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo
tài chính gần nhất của cơng ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định
tại Điều lệ công ty;
+ Quyết định bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được

ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác
nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;
+ Quyết định thành lập cơng ty con, góp vốn vào công ty khác;
+ Tổ chức giám sát và đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty;
-

Quyền riêng của Chủ sở hữu công ty là cá nhân:
+ Quyết định đầu tư, kinh doanh và quản trị nội bộ công ty, trừ trường hợp Điều lệ

cơng ty có quy định khác;
1


Nghĩa vụ của Chủ sở hữu công ty không phân biệt chủ sở hữu là tổ chức hay cá nhân
được quy định tại Điều 76 Luật Doanh nghiệp 2014 như sau:
+ Góp đầy đủ và đúng hạn vốn điều lệ công ty.
+ Tuân thủ Điều lệ công ty.
+ Phải xác định và tách biệt tài sản của chủ sở hữu công ty và tài sản của công ty.

Chủ sở hữu công ty là cá nhân phải tách biệt các chi tiêu của cá nhân và gia đình
mình với các chi tiêu trên cương vị là Chủ tịch công ty và Giám đốc hoặc Tổng
giám đốc.
+ Tuân thủ quy định của pháp luật về hợp đồng và pháp luật có liên


quan trong việc mua, bán, vay, cho vay, thuê, cho thuê và các giao dịch khác
giữa công ty và chủ sở hữu công ty.
+ Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần

hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác; trường hợp rút một
phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ đã góp ra khỏi cơng ty dưới hình thức khác thì chủ
sở hữu và cá nhân, tổ chức có liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm về các
khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.
+ Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận khi cơng ty khơng thanh tốn đủ

các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.
+ Thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ cơng ty.
2. Phân tích đặc điểm của hoạt động môi giới thương mại theo quy định của Luật

Thương mại. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên trong hoạt động môi giới
thương mại?
2.1

Đặc điểm của hoạt động môi giới thương mại
Theo quy định của Luật thương mại 2005, mơi giới thương mại là hoạt động thương
mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua
bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao
kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi
giới. (Điều 150. Môi giới thương mại)
Căn cứ theo các quy định của Luật Thương mại 2005 thì có thể nhận thấy mơi giới
thương mại có các đặc điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất: Đây là hoạt động thương mại, một loại dịch vụ thương mại, một hình thức
trung gian thương mại, theo đó một thương nhân làm một cơng việc cho thương nhân
khác để hưởng thù lao. Bên môi giới thực hiện hoạt động mơi giới nhằm mục đích lợi

nhuận bằng việc nhận thù lao của bên thuê dịch vụ. Vì thế, kết quả hoạt động kinh
doanh của bên môi giới sẽ phụ thuộc vào khả năng và hiệu quả của hoạt động môi
giới. Trong hoạt động môi giới, bên môi giới nhân danh chính mình, với tư cách là
người mơi giới tham gia vào giao dịch, trong các giao dịch với các bên.
Thứ hai: Chủ thể trong quan hệ môi giới thương mại gồm có bên mơi giới và bên
được môi giới. Theo quy định của Luật Thương mại 2005 thì bên mơi giới bắt buộc
phải là thương nhân, phải có đăng ký kinh doanh ngành nghề mơi giới thương mại.
Tuy nhiên, đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ môi giới trong các lĩnh vực nhất
2


định thì cịn phải đáp ứng được các điều kiện khác do pháp luật quy định chẳng hạn
như điều kiện để kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản, mơi giới chứng khốn,
mơi giới tàu biển… được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật chuyên
ngành. Bên được mơi giới có thể là hoặc khơng là thương nhân.
Thứ ba: Nội dung và phạm vi của công việc môi giới khá rộng bao gồm tất cả các
công việc làm trung gian cho các bên mua bán trong quan hệ mua bán hàng hóa, hay
cung ứng và sử dụng dịch vụ trong hoạt động cung ứng dịch vụ với mục đích cho các
bên này giao kết được hợp đồng với nhau. Luật Thương mại 2005 chỉ quy định bên
môi giới “làm trung gian” cho các bên mà không quy định cụ thể các việc mà bên
môi giới phải làm. Tuy nhiên, căn cứ theo quy định của Luật Thương mại 2005 thì
bên mơi giới có thể tiếp nhận các thông tin, hàng mẫu, tài liệu của bên thuê dịch vụ
để tiến hành việc tìm kiếm, thúc đẩy các bên có cung và bên có cầu đạt được thỏa
thuận mua bán hay cung ứng dịch vụ với nhau. Bên môi giới có thể phải làm nhiều
việc cụ thể như tìm kiếm, tiếp xúc, trao đổi, giới thiệu, thuyết phục các bên liên quan.
Thứ tư, quan hệ môi giới thương mại được xác lập trên cơ sở hợp đồng môi giới.
Theo quy định tại Điều 150 Luật Thương mại 2005 thì quan hệ môi giới, các quyền
và nghĩa vụ giữa bên môi giới và bên được môi giới, phải thể hiện trên hợp đồng môi
giới.
2.2


Quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên trong hoạt động môi giới thương mại
+ Quyền và nghĩa vụ của bên môi giới


Quyền của bên môi giới

Thứ nhất, quyền được hưởng thù lao môi giới là một quyền quan trọng của bên
mơi giới, đây cũng chính là mục đích trực tiếp mà bên mơi giới mong muốn đạt
được khi giao kết hợp đồng môi giới.
Về nguyên tắc, bên môi giới được hưởng thù lao môi giới từ thời điểm các bên
được môi giới đã giao kết được hợp đồng với nhau, chứ không phải ở thời điểm
bên môi giới giới thiệu các bên gặp nhau hay khi các bên thực hiện xong hợp đồng
mua bán hay cung ứng dịch vụ. Tuy nhiên, nhằm đảm bảo quyền tự do thỏa thuận
của các bên, LTM 2005 cho phép các bên trong hợp đồng mơi giới có quyền thỏa
thuận thời điểm phát sinh quyền hưởng thù lao khác với nguyên tắc ở trên.
Thứ hai, bên cạnh thù lao môi giới, bên môi giới được quyền yêu cầu bên được
môi giới thanh tốn các chi phí phát sinh hợp lý liên quan đến việc môi giới, kể cả
khi việc môi giới không mang lại kết quả cho bên được môi giới, trừ trường hợp
các bên có thỏa thuận khác.
Thứ ba, bên mơi giới cịn có các quyền khác theo quy định của pháp luật và theo
thỏa thuận.


Nghĩa vụ của bên môi giới
Điều 151 LTM 2005 quy định một loạt các nghĩa vụ của bên mơi giới, theo đó
trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, bên mơi giới có các nghĩa vụ sau
đây:

3



-

Trong trường hợp bên được môi giới giao cho bên mơi giới các mẫu hàng
hóa, tài liệu đề thực hiện việc mơi giới thì bên mơi giới có nghĩa vụ bảo
quản và phải hồn trả cho bên được mơi giới sau khi hồn thành việc mơi
giới;

-

Bên mơi giới khơng được tiết lộ, khơng được cung cấp thơng tin có được
từ việc thực hiện công việc môi giới cho các tổ chức, cá nhân làm phương
hại đến lợi ích của bên được môi giới.

-

Với bản chất của quan hệ môi giới, bên môi giới không được tham gia
thực hiện hợp đồng giữa các bên được môi giới, trừ trường hợp bên mơi
giới có sự ủy quyền của bên được mơi giới đề tham gia thực hiện hợp
đồng.

-

Khi thực hiện công việc môi giới, bên môi giới phải đảm bảo và chịu
trách nhiệm về tư cách chủ thể hợp pháp của các bên mà mình mơi giới,
giới thiệu họ đàm phán, giao dịch, ký kết hợp đồng với nhau. Các bên
được môi giới đã không biết nhau trước khi được môi giới qua hoạt động
của người mơi giới, vì thế việc quy định bên môi giới phải chịu trách
nhiệm về tư cách pháp lý của các bên được mơi giới là hồn tồn hợp lý.

Tuy nhiên, bên mơi giới khơng chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán,
khả năng thực hiện hợp đồng và các yếu tổ khác liên quan đến các bên
được mơi giới; các bên phải tự tìm hiểu và quyết định khi đàm phán, giao
kết hợp đồng.

+ Quyền và nghĩa vụ của bên được môi giới


Quyền của bên được mơi giới
Mặc dù LTM 2005 khơng có một điều luật riêng quy định về quyền của bên
được môi giới nhưng có thể hiểu rằng, bên được mơi giới có quyền yêu cầu
bên môi giới phải thực hiện đúng các nghĩa vụ của mình, chẳng hạn như phải
bảo quản các mẫu hàng hóa, tài liệu được giao đề thực biện việc môi giới; yêu
cầu bên môi giới không được tiết lộ thơng tin làm ảnh hưởng đến lợi ích của
bên được môi giới... Các quyền này bao gồm những quyền theo thỏa thuận
trong hợp đồng và quyền yêu cầu bên môi giới thực hiện những nghĩa vụ mà
pháp luật quy định.



Nghĩa vụ của bên được môi giới
Nghĩa vụ của bên được môi giới được quy định tại Điều 152 LTM 2005. Nếu
giữa bên môi giới và bên được môi giới không có thỏa thuận khác thì bên
được mơi giới có các nghĩa vụ sau đây: Phải cung cấp thông tin, tài liệu,
phương tiện cần thiết liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà cần nhờ bên môi
giới giao dịch; Phải thanh tốn thù lao cho bên mơi giới theo thỏa thuận, nếu
khơng có thỏa thuận cụ thể về thù lao mơi giới thì mức thù lao này sẽ căn cứ
vào quy định tại Điều 86 LTM 2005. Bên cạnh đó bên được mơi giới cịn phải
trả cho bên mơi giới những chi phí phát sinh hợp lý liên quan đến cơng việc
mơi giới.


3. Nêu khái niệm và phân tích đặc điểm của Hợp đồng mua bán? Phân tích các điều

kiện để Hợp đồng mua bán hàng hố có hiệu lực.
4


3.1

Khái niệm
Xét về bản chất, hợp đồng mua bán hàng hóa – hình thức pháp lý của quan hệ mua
bán hàng hóa – mang tính chất cơ bản của một hợp đồng, là sự thỏa thuận giữa các
bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng
mua bán hàng hóa. Nền tảng của hợp đồng mua bán hàng hóa trên sự thỏa thuận
giữa các chủ thể của quan hệ mua bán hàng hóa theo quy định của pháp luật thương
mại nhằm thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa.
Theo cách hiểu này, dựa trên quy định của LTM 2005 về hoạt động mua bán hàng
hóa, có thể hiểu hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận của các bên theo đó
bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và
nhận thanh tốn; cịn bên mua có nghĩa vụ thanh tốn cho bên bán, nhận hàng và
quyền sở hữu hàng hóa.

3.2

Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa
Hoạt động mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại thuộc về bản chất, được thực
hiện nhằm mục đích sinh lợi của thương nhân, vậy nên hợp đồng mua bán hàng hóa
với tính chất là sự thỏa thuận của các bên để thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa
có những đặc điểm như sau:
Thứ nhất, về chủ thể, hợp đồng mua bán hàng hóa được xác lập giữa

(i)

các chủ thể là thương nhân hoặc giữa

(ii)

thương nhân với các chủ thể khác có nhu cầu về hàng hóa khi các chủ
thể đó chọn áp dụng LTM 2005 các chủ thể này là một bên trong giao
dịch với thương nhân, thực hiện hoạt động mua bán khơng nhằm mục
đích sinh lợi trên lãnh thổ nước Việt Nam và chọn áp dụng LTM 2005
để điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa của các bên

Thứ hai, về hình thức, hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng
văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Tuy nhiên, đối với những loại hợp
đồng mà pháp luật quy định phải được giao kết bằng văn bản thì phải tuân theo quy
định đó.
Thứ ba, về đối tượng, hợp đồng mua bán hàng hóa có đối tượng là hàng hóa. Theo
LTM 2005, hàng hóa bao gồm
(i)

tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;

(ii)

những vật gắn liền với đất đai.

Theo quy định của pháp luật, động sản là những tài sản không phải là bất động sản;
còn bất động sản là các tài sản bao gồm đất đai; nhà, cơng trình xây dựng gắn liền
với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, cơng trình xây dựng đó; các tài sản
khác gắn liền với đất đai; các tài sản khác do pháp luật quy định. Như vậy, LTM

2005 chỉ điều chỉnh các hợp đồng mua bán có đối tượng hàng hóa là (i) động sản đã
tồn tại vào thời điểm xác lập hợp đồng hoặc sẽ hình thành trong tương lai và (ii)
những vật gắn liền với đất đai (mà không bao gồm đất đai).
Theo cách hiểu này, quyền sử dụng đất là đối tượng trong các giao dịch chuyển
nhượng quyền sử dụng đất thì khơng phải là hàng hóa theo quy định của LTM 2005
5


nhưng nhà, cơng trình xây dựng tồn tại trên đất lại là hàng hóa thuộc phạm vi điều
chỉnh của Luật này.
Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa phải khơng thuộc danh mục
hàng hóa cấm kinh doanh; trường hợp hàng hóa thuộc danh mục hạn chế kinh
doanh hoặc kinh doanh có điều kiện thì để có thể lưu thông hợp pháp phải đáp ứng
các điều kiện này theo quy định của pháp luật.
3.3

Phân tích các điều kiện để Hợp đồng mua bán hàng hố có hiệu lực
LTM 2005 khơng quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng trong hoạt động
thương mại, vì vậy các vấn đề pháp lý liên quan đến xác định điều kiện để hợp
đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực phải tuân theo quy định của BLDS 2015 về
điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Theo đó, hợp đồng mua bán hàng hóa có
hiệu lực khi đáp ứng các điều kiện sau:
Thứ nhất, các bên tham gia vào quan hệ hợp đồng phải có năng lực chủ thể để ký
kết hợp đồng.
Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa chủ yếu là thương nhân, chủ thể này có
nghĩa vụ phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật thuơng mại. Thương
nhân giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa nhằm mục đích sinh lợi với điều kiện có
đăng ký kinh doanh đối với hàng hóa mua bán. Đối với thương nhân là tổ chức kinh
tế, việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa được thực hiện thơng qua người đại
diện hợp pháp của mình, bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện

theo ủy quyền. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp được xác định căn
cứ vào giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc giấy chứng nhận có giá trị
tương đương) và phạm vi quyền hạn của người đại diện theo pháp luật được xác
định căn cứ vào điều lệ của doanh nghiệp và pháp luật doanh nghiệp. Như vậy, để
hợp đồng mua bán hàng hóa của thương nhân có hiệu lực thì chủ thể tham gia hợp
đồng phải đáp ứng yêu cầu về đăng ký kinh doanh và yêu cầu về thầm quyển của
người ký kết hợp đồng.
Thứ hai, mục đích và nội dung của hợp đồng không được vi phạm điều cấm của
pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
Những hợp đồng mua bán có mục đích và nội dung vi phạm điều kiện này bị vơ
hiệu và vì vậy, khơng làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên.
Thứ ba, hợp đồng phải được giao kết trên nguyên tắc tự nguyện.
Đây là một nguyên tắc cơ bản của pháp luật trong giao kết hợp đồng, bởi lẽ hợp
đồng phải là sự thống nhất ý chí của các bên và các bên phải tự nguyện trong việc
xác lập và thể hiện ý chí của mình, mọi trường hợp giao kết hợp đồng trên cơ sở lừa
đối, đe dọa là căn cứ dẫn đến hậu quả hợp đồng bị vô hiệu.
Thứ tư, hợp đồng phải đáp ứng quy định của pháp luật về hình thức.
Hình thức của hợp đồng mua bán là phương thức thể hiện ý chí của các bên tham
gia quan hệ mua bán hàng hóa, sự thỏa thuận của các bên về nội dung của hợp đồng
phải được thể hiện bằng những hình thức đáp ứng quy định của pháp luật. Hình
thức của hợp đồng là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng trong trường hợp pháp
luật có quy định. Các bên trong quan hệ mua bán hàng hóa có thể xác lập hợp đồng
6


bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, chỉ những hợp đồng nào pháp
luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.
Trường hợp pháp luật quy định hình thức hợp đồng là điều kiện có hiệu lực của hợp
đồng mà các bên khơng tn theo thì heo u cầu của một hoặc các bên, Toà án, cơ
quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về

hình thức của hợp đồng trong một thời hạn; q thời hạn đó mà khơng thực hiện thì
hợp đồng vơ hiệu.
4. Hãy so sánh quảng cáo thương mại và khuyến mại? Nêu một số ảnh hưởng tiêu cực

của hoạt động này với người tiêu dùng hiện nay ở nước ta
4.1

So sánh quảng cáo thương mại và khuyến mại
-

Điểm giống nhau:

+ Đều là hoạt động xúc tiến thương mại của các thương nhân nhằm xúc tiến việc

mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
+ Có thể do thương nhân tự tiến hành hoặc thuê dịch vụ quảng cáo, khuyến mại

dựa trên hợp đồng.
-

Tiêu chí

Điểm khác nhau:
Quảng cáo thương mại

Khuyến mại

Khái niệm

Quảng cáo thương mại là hoạt động

xúc tiến thương mại của thương
nhân để giới thiệu với khách hàng
về hoạt động kinh doanh hàng hố,
dịch vụ của mình (Điều 102 Luật
Thương mại 2005).

Là hoạt động xúc tiến thương mại của
thương nhân nhằm xúc tiến việc mua
bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ bằng
cách dành cho khách hàng những lợi
ích nhất định (Điều 88 Luật Thương
mại 2005)

Chủ thể

Thường có nhiều chủ thể tham gia:
người thuê quảng cáo, người phát
hành quảng cáo, người cho thuê
phương tiện quảng cáo (bởi quảng
cáo cần phải thông qua các phương
tiện truyền thông)

Chủ thể thường không đa dạng bằng
thường chỉ là thương nhân thực hiện
khuyến mại và thương nhân kinh
doanh dịch vụ khuyến mại.

Sử dụng sản phẩm và phương tiện
quảng cáo thương mại để thông tin
Cách thức về hàng hóa, dịch vụ đến khách

xúc
tiến hàng: hình ảnh, tiếng nói... được
thương mại truyền tải tới cơng chúng qua truyền
hình, truyền thanh, ấn phẩm…

Dành cho khách hàng những lợi ích
nhất định, các lợi ích mà khách hàng
nhận được có thể là các lợi ích vật
chất, nhưng cũng có thể là các lợi ích
tỉnh thần, nhưng đối với thương nhân
khuyến mại bao giờ cũng có thể quy
về giá trị vật chất.

Mục đích

Xúc tiến bán hàng, cung ứng dịch vụ
thông qua các đợt khuyến mại lôi kéo
hành vi mua sắm, sử dụng dịch vụ,
giới thiệu sản phẩm mới nhằm giúp
tăng thị phần của doanh nghiệp trên

Giới thiệu hàng hoá, dịch vụ để xúc
tiến thương mại, đáp ứng nhu cầu
cạnh tranh và mục tiêu lợi nhuận
cuả thương nhân thông qua nhấn
mạnh đặc điểm, lợi ích của hàng hóa
7


Tiêu chí


Thủ tục
4.2
-

Quảng cáo thương mại

Khuyến mại

hoặc so sánh tính ưu việt với sản
phầm cùng loại.

thị trường.

Không phải đăng ký với cơ quan
nhà nước có thẩm quyền

Phải đăng ký hoặc thơng báo đến cơ
quan nhà nước có thẩm quyền

Ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động này tời người tiêu dùng:
Về kinh tế: Tăng sự lãng phí, tiêu thụ khơng cần thiết (giá rẻ - mua nhiều hơn mức
cần thiết). Ngoài ra khách hàng cần thời gian tìm kiếm, so sánh các chương trình
khuyến mại, quảng cáo của sản phẩm (nhằm tìm ra chương trình tốt nhất) hay thậm
chí khơng mua hàng khi có nhu cầu thực sự mà cố đợi đến đợt khuyến mại.
Xét ở góc độ kinh tế, quảng cáo thương mại được xem công cụ marketing hữu hiệu
để quảng bá hình ảnh của thương nhân, hàng hóa, dịch vụ của thương nhân. Mặc đù
mỗi quảng cáo đều có đối tượng tác động riêng (khách hàng mục tiêu), nhưng khi
quảng cáo được phát hành trên cáo phương tiện quảng cáo như phương tiện thông
tin đại chúng, xuất bản phẩm thì thơng thường quảng cáo đó khơng chỉ tác động

đến nhóm đối tượng mục tiêu, mà đến cơng chúng nói chung. Bởi vậy, một quảng
cáo cụ thể có thể có các hiệu ứng xã hội không mong muốn. Mặt khác, là công cụ
marketing quảng cáo cũng đồng thời là phương tiện cạnh tranh. Với mục đích
quảng bá hình ảnh, hàng hóa, dịch vụ của thương nhân, quảng cáo thương mại có
thể có các hiệu ứng cạnh tranh khơng lành mạnh. Bởi vậy, một trong những nhiệm
vụ chính của pháp luật điều chỉnh hoạt động quảng cáo thương mại là một mặt tạo
điều kiện để thương nhân sử dụng quyền quảng cáo của mình một cách hiệu quả,
nhưng đồng thời ngăn chặn được các quảng cáo xâm phạm đến trật tự, lợi ích
chung của xã hội.

-

Về thơng tin lên nhận thức:
+ Giá cả: Khách hàng dần có xu hướng cho rằng giá trị thực tế của hàng hóa, dịch

vụ chính là giá khuyến mại nên đối với họ mức giá thông thường của hàng hóa,
dịch vụ khi chưa có khuyến mại là cao, không chấp nhận được.
+ Chất lượng: Đối với khuyến mại, khách hàng cho rằng hàng hóa, dịch vụ được

khuyến mại có chất lượng thấp hơn hàng hóa, dịch vụ cùng loại của nhà sản xuất
khác, thậm chí là thấp hơn hàng hóa, dịch vụ đó khi chưa có khuyến mại.
-

Về tác động cảm xúc: Quảng cáo, khuyến mại có thể làm cho khách hàng đánh giá
sai về chất lượng hàng hóa, dịch vụ tạo cảm giác thất vọng cho khách hàng khi chất
lượng, giá cả trên thực tế khơng như những gì mà doanh nghiệp hứa hẹn.

5. Hãy nêu và phân tích đặc điểm của tranh chấp thương mại và nêu khái quát 4 hình

thức giải quyết tranh chấp thương mại.

5.1

Khái niệm tranh chấp thương mại:
Điều 3 LTM 2005 quy định: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích
sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hố, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại
và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.”
8


Các tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại của các thương nhân được gọi
là tranh chấp thương mại. Là một hiện tượng kinh tế - xã hội tất yếu xuất hiện trong
điều kiện kinh tế thị trường, hiểu một cách khái quát, tranh chấp thương mại là
những mâu thuẫn (bất đồng hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong
quá trình thực hiện các hoạt động thương mại. Dưới tác động của quy luật cạnh
tranh và sự tự do hóa thương mại, tranh chấp thương mại có xu hướng ngày càng
phong phú, đa dạng về chủng loai, phức tạp về nội dung.
5.2

Đặc điểm.
Thứ nhất, về chủ thể, chủ thể chủ yếu của tranh chấp thương mại là thương nhân.
Quan hệ thương mại có thể được thiết lập giữa các thương nhân với nhau hoặc giữa
thương nhân với bên không phải là thương nhân. Một tranh chấp được coi là tranh
chấp thương mại khi có ít nhất một bên là thương nhân. Ngồi ra cũng có một số
trường hợp, các cá nhân tổ chức khác cũng có thể là chủ thể của tranh chấp thương
mại: tranh chấp giữa công ty – thành viên công ty; tranh chấp giữa các thành viên
công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, hợp nhất, giải thể, chia,
tách…công ty;
Thứ hai, căn cứ phát sinh tranh chấp thương mại là hành vi vi phạm hợp đồng hoặc
vi phạm pháp luật. Trong nhiều trường hợp, tranh chấp thương mại phát sinh do các
bên có vi phạm hợp đồng và xâm hại lợi ích của nhau, tuy nhiên cũng có thể có

những vi phạm xâm hại lợi ích của các bên nhưng không làm phát sinh tranh chấp.
Thứ ba, về nội dung của tranh chấp thương mại là những xung đột về quyền, nghĩa
vụ và lợi ích của các bên trong hoạt động thương mại. Các quan hệ thương mại có
bản chất là các quan hệ tài sản, nên nội dung tranh chấp thương liên quan trực tiếp
tới lợi ích kinh tế của các bên.

5.3

Khái quát 4 hình thức giải quyết tranh chấp thương mại
5.3.1 Hình thức thương lượng (khoản 1 Điều 317 LTM 2005)

Thương lượng được thực hiện bởi cơ chế tự giải quyết thông qua việc các bên
tranh chấp gặp nhau bàn bạc, thỏa thuận để tự giải quyết những bất đồng phát
sinh mà khơng cần có sự hiện diện của bên thứ ba; q trình thương lượng
khơng chịu sự ràng buộc của các nguyên tắc pháp lý; việc thực thi kết quả
thương lượng hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của mỗi bên tranh chấp
mà không có bất kỳ cơ chế pháp lý nào bảo đảm việc thực thi đối với thỏa
thuận của các bên trong quá trình thương lượng.
Quá trình thương lượng để giải quyết tranh chấp thương mại có thể được thực
hiện bằng nhiều cách thức: thương lượng trực tiếp, gián tiếp hoặc kết hợp cả
hai. Việc lựa chọn cách thức thương lượng nào phụ thuộc vào điều kiện, hồn
cảnh của các bên.
5.3.2 Hình thức hòa giải (khoản 2 Điều 317 LTM 2005)

Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba
làm trung gian hòa giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm
các giải pháp nhằm loại trừ tranh chấp đã phát sinh.
9



Phương thức hịa giải khác thương lượng ở chỗ có sự tham gia của nhân tố
trung gian. Người trung gian này khơng có vai trị quyết định trong việc giải
quyết tranh chấp mà chỉ là người hỗ trợ, giúp đỡ cho các bên trong việc tìm
ra giải pháp tốt nhất để giải quyết tranh chấp, còn việc giải quyết tranh chấp
vẫn là do các bên quyết định. Hòa giải cũng không chịu sự chi phối của bất
kỳ một thủ tục tố tụng pháp lý nào mà do các bên tranh chấp tự quyết định.
Kết quả của q trình hịa giải thành cũng chỉ là sự thỏa thuận của các bên có
tranh chấp và việc thực hiện thỏa thuận này cũng hoàn toàn phụ thuộc vào sự
tự nguyện của các bên mà khơng có bất kỳ một quyết định pháp lý nào.
5.3.3 Hình thức giải quyết tại Tịa án (khoản 3 Điều 317 LTM 2005)

Tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh
quyền lực nhà nước, được tiến hành theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt
chẽ và bản án hay quyết định của tịa án về vụ tranh chấp nếu khơng có sự tự
nguyện tuân thủ sẽ được bảo đảm thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà
nước.Việc giải quyết tranh chấp thương mại tại tịa án khơng những phải tn
thủ các quy định về thẩm quyền khá rắc rối mà còn phải tuân theo một thủ tục
rất nghiêm ngặt của luật tố tụng. Việc giải quyết tranh chấp về kinh doanh
thương mại tại tòa án bao gồm nhiều quy định khác nhau. Khi có tranh chấp,
người có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm nếu muốn tòa án bảo vệ
quyền và lợi ích cho mình thì phải gửi đơn kiện đến đúng cấp tịa án có thẩm
quyền. Tịa án sẽ xem xét vụ việc và xét xử theo thủ tục sơ thẩm và ra bản án
sơ thẩm. Nếu các bên khơng đồng ý với bản án sơ thẩm thì có quyền kháng
cáo u cầu tịa án cấp trên xét xử theo thủ tục phúc thẩm. Việc giải quyết tại
tòa án cịn có thể được xem xét lại theo thủ tục phúc thẩm và giám đốc thẩm.
Việc thi hành án có tính chất cưỡng chế nếu các bên khơng tự nguyện thi
hành.
5.3.4 Hình thức giải quyết tại Trọng tài (khoản 3 Điều 317 LTM 2005)

Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp có tính chất tài phán phi chính

phủ do các đương sự thỏa thuận lựa chọn để giải quyết tranh chấp thương
mại. Trọng tài chính là bên trung gian thứ ba được các bên tranh chấp chọn ra
để giúp các bên giải quyết những xung đột, bất đồng giữa họ trên cơ sở đảm
bảo quyền tự định đoạt của các bên. Cũng giống như thương lượng và hòa
giải, phương thức trọng tài bắt nguồn từ sự thỏa thuận của các bên trên cơ sở
tự nguyện. Để đưa tranh chấp ra trọng tài giải quyết các bên phải có thoả
thuận trọng tài. Sau khi xem xét sự việc, trọng tài có thể đưa ra phán quyết có
giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên. Nhằm khuyến khích các bên sử
dụng Trọng tài trọng giải quyết các tranh chấp thương mại và các tranh chấp
khác, nhà nước đã ban hành một đạo luật mới về trọng tài thương mại - Luật
Trọng tài thương mại để thay thế Pháp lệnh Trọng tài Thương mại 2003 trên
cơ sở kế thừa những chế định tiến bộ, phù hợp kết hợp với những quy định
mới, hoàn chỉnh hơn.
6. Hãy nêu và phân tích các vấn đề pháp lý cơ bản của việc giao kết hợp đồng mua

bán hàng hóa trong thương mại (chủ thể, đại diện, đề nghị giao kết hợp đồng, chấp
10


nhận đề nghị giao kết hợp đồng và thời điểm giao kết, nội dung cơ bản cần thỏa
thuận
Các vấn đề pháp lý cơ bản của việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương
mại:
6.1

Chủ thể
Hợp đồng mua bán hàng hóa được xác lập giữa

(i)


các chủ thể là thương nhân hoặc giữa

(ii)

thương nhân với các chủ thể khác có nhu cầu về hàng hóa khi các chủ thể đó chọn áp dụng
LTM 2005 các chủ thể này là một bên trong giao dịch với thương nhân, thực hiện hoạt động
mua bán khơng nhằm mục đích sinh lợi trên lãnh thổ nước Việt Nam và chọn áp dụng LTM
2005 để điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa của các bên.
6.2

Đại diện
Hợp đồng mua bán hàng hóa có thể do bên đại diện giao kết (đại diện theo pháp
luật hoặc theo ủy quyền) - đại diện đúng thẩm quyền. Giao kết hợp đồng không
đúng thẩm quyền không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên trừ trường
hợp người đại diện hợp pháp của bên được đại diện chấp nhận.

6.3

Đề nghị giao kết hợp đồng
Trên cơ sở quy định của BLDS 2015, có thể hiểu đề nghị giao kết hợp đồng mua
bán hàng hóa là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về
đề nghị này của bên để nghị đi với bên đã được xác định cụ thể. Đề nghị giao kết
hợp đồng có thể được thực hiện một cách trực tiếp (như bằng lời nói) hoặc được
thực hiện bằng hình thức gián tiếp (như thơng qua thư, điện tín). Đề nghị giao kết
hợp đồng mua bán phải được gửi đến bên đã được xác định cụ thể, vì vậy mà thông
báo về đề nghị giao kết hợp đồng với tính chất là những chào hàng hoặc những đề
nghị mua hàng không được gửi đến bên đã được xác định cụ thể thì khơng phải là
đề nghị giao kết hợp đồng.
Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực với ý nghĩa là thời điểm bắt đầu
xác định sự ràng buộc của bên đề nghị với đề nghị của mình do bên đề nghị ấn định

hoặc trong trường hợp bên để nghị khơng ấn định thì thời điểm này bắt đầu từ khi
bên được đề nghị nhận được đề nghị đó. Bên được đề nghị được coi là đã nhận
được đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa khi i) đề nghị được chuyển đến
nơi cư trú hoặc trụ sở của bên được đề nghị tùy thuộc vào loại chủ thể được đề
nghị; (ii) đề nghị được nhập vào hệ thống thơng tin chính thức của bên được để
nghị (trong trường hợp thông điệp dữ liệu); (iii) bên được đề nghị biết được đề nghị
giao kết hợp đồng thông qua các phương thức khác.
Trong đề nghị giao kết hợp đồng, bên đề nghị có thể ấn định thời hạn trả lời và việc
ấn định thời hạn này cũng đồng thời ràng buộc trách nhiệm của bên đề nghị giao
kết hợp đồng trong thời hạn đó. Theo đó, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với
bên thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại
cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh.

11


Bên đề nghị giao kết hợp đồng, tùy thuộc vào các điều kiện cụ thể theo quy định
của pháp luật, có quyền thay đổi, rút lại hoặc hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng.
Theo đó, bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đối, rút lại để nghị giao kết hợp
đống trơng các trường hợp sau: i) Bên được đề nghị nhận được thông báo về việc
thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị; ii)
Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị có
nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh. Trong
trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng thực hiện quyền hủy bỏ đề nghị đó đã
nêu rõ quyền này trong đề nghị thì phải thơng báo cho bên được đề nghị và thơng
báo này chỉ có hiệu lực khi bên được đề nghị nhận được thông báo trước khi bên
được đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.
Bên đề nghị giao kết hợp đồng khơng cịn bị rằng buộc trách nhiệm với bên được
đề nghị khi đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau: (i) bên
nhận được đề nghị trả lời không chấp nhận; (ii) hết thời hạn trả lời chấp nhận; (iii)

khi thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực; (iv) khi thơng bảo
về việc hủy bỏ đề nghị có hiệu lực; (v) theo thỏa thuận của bên để nghị và bên nhận
được đề nghị trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời.
6.4

Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
Theo quy định tại Điều 393 BLDS 2015, chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự
trả lời của bên được đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị. Khi
bên được đề nghị đã chấp nhận giao kết hợp đồng nhưng có nêu điều kiện hoặc sửa
đổi đề nghị thì coi như người này đã đưa ra đề nghị mới. (Điều 392 BLDS 2015).
Theo quy định tại Điều 394 BLDS 2005, thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp
đồng được xác định như sau: (i) khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc
trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề
nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận
này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời. Trường hợp thông báo chấp nhận
giao kết hợp đồng đến chậm vì lý do khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết
về lý do khách quan này thì thơng báo chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu
lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay khơng đồng ý với chấp nhận đó của bên
được đề nghị; (ii) khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trong trường hợp
qua điện thoại hoặc qua phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có
chấp nhận hoặc khơng chấp nhận, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận về thời hạn
trả lời. Bên được đề nghị giao kết hợp đồng có thể rút lại thơng báo chấp nhận giao
kết hợp đồng, nếu thông báo về việc rút lại này đến trước hoặc cùng với thời điểm
bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng (Điều 397 BLDS 2005).

6.5

Thời điểm giao kết hợp đồng
Hợp đồng mua bán hàng hóa được giao kết vào thời điểm xác nhận sự thống nhất ý
chí của các bên. Thời điểm này khác nhau tùy thuộc vào hình thức giao kết hợp

đồng. Theo quy định tại Điều 400 BLDS 2015, thời điểm giao kết hợp đồng được
xác định như sau: (i) hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được
chấp nhận giao kết, (ii) trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp
nhận giao kết hợp đồng trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời
điểm cuối cùng của thời hạn đó; (iii) thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là
12


thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng; (iii) thời điểm giao kết
hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình
thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản. Trường hợp hợp đồng giao kết
bằng lời nói và sau đó được xác lập bằng văn bản thì thời điểm giao kết hợp đồng là
thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.
7. Hãy nêu khái niệm và đặc điểm của mua bán hàng hóa trong thương mại. Phân

biệt quan hệ mua bán hàng hóa trong thương mại với quan hệ hàng đổi hàng, quan
hệ tặng cho hàng hóa, quan hệ cho thuê hàng hóa.
7.1

Khái niệm mua bán hàng hóa trong thương mại
Theo quy định tại Khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại 2005, mua bán hàng hoá là
hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở
hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh tốn; bên mua có nghĩa vụ thanh tốn cho
bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận.

7.2

Đặc điểm của mua bán hàng hóa trong thương mại
a.


Hàng hóa trong hoạt động mua bán hàng hóa
Theo LTM 2005, hàng hóa bao gồm
(i)

tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;

(ii)

những vật gắn liền với đất đai.

Theo quy định của pháp luật, động sản là những tài sản không phải là bất động
sản; còn bất động sản là các tài sản bao gồm đất đai; nhà, cơng trình xây dựng
gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, cơng trình xây dựng đó;
các tài sản khác gắn liền với đất đai; các tài sản khác do pháp luật quy định.
Như vậy, LTM 2005 chỉ điều chỉnh các hợp đồng mua bán có đối tượng hàng
hóa là (i) động sản đã tồn tại vào thời điểm xác lập hợp đồng hoặc sẽ hình
thành trong tương lai và (ii) những vật gắn liền với đất đai (mà không bao
gồm đất đai).
Theo cách hiểu này, quyền sử dụng đất là đối tượng trong các giao dịch
chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì khơng phải là hàng hóa theo quy định
của LTM 2005 nhưng nhà, cơng trình xây dựng tồn tại trên đất lại là hàng hóa
thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này.
Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa phải khơng thuộc danh
mục hàng hóa cấm kinh doanh; trường hợp hàng hóa thuộc danh mục hạn chế
kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện thì để có thể lưu thơng hợp pháp
phải đáp ứng các điều kiện này theo quy định của pháp luật.
b.

Chủ thể mua bán hàng hóa
Hoạt động mua bán được thực hiện giữa:

(i)

các chủ thể là thương nhân hoặc giữa

(ii)

thương nhân với các chủ thể khác có nhu cầu về hàng hóa khi các chủ
thể đó chọn áp dụng LTM 2005 các chủ thể này là một bên trong giao
dịch với thương nhân, thực hiện hoạt động mua bán không nhằm mục
13


đích sinh lợi trên lãnh thổ nước Việt Nam và chọn áp dụng LTM 2005
để điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa của các bên
c.

Hình thức pháp lý của quan hệ mua bán hàng hóa
Hình thức pháp lý của quan hệ mua bán hàng hóa là hợp đồng mua bán hàng
hóa. Hợp đồng mua bán hàng hóa chính là sự thể hiện thỏa thuận giữa các bên
về quan hệ mua bán hàng hóa và là cơ sở pháp lý cho các bên để xác định các
quyền và nghĩa vụ của mình trong hoạt động.
Hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc
được xác lập bằng hành vi cụ thể. Tuy nhiên, đối với những loại hợp đồng mà
pháp luật quy định phải được giao kết bằng văn bản thì phải tuân theo quy
định đó.

7.3

Phân biệt quan hệ mua bán hàng hóa trong thương mại với quan hệ hàng đổi hàng,
quan hệ tặng cho hàng hóa, quan hệ cho thuê hàng hóa.

Mua bán hàng
hóa

Hàng đổi hàng

Tặng cho hàng
hóa

Cho thuê hàng
hóa

Quan hệ

Có thể là hoạt
Là hoạt động Là giao dịch dân Là giao dịch dân động thương mại
thương mại.
sự.
sự.
hoặc giao dịch
dân sự

Chủ thể

Là chủ thể của
Chủ yếu là các
quan hệ pháp luật
thương nhân với
nói chung, gồm:
nhau, gồm: bên
2 bên trao đổi

mua & bên bán.
cho nhau.

Là chủ thể của
quan hệ pháp luật
nói chung, gồm:
bên tặng & bên
đuợc tặng.

Nếu là hoạt động
thương mại thì
bên thuê phải là
thương
nhân,
gồm: bên thuê &
bên cho thuê.

Đối
tượng

Là hàng hoá quy
định tại khoản 2 Tài sản theo quy Tài sản theo quy
Điều 3 LTM định của BLDS.
định của BLDS.
2005.

Là hàng hoá quy
định tại khoản 2
Điều 3 LTM
2005.


Chuyển
Bên bán chuyển
quyền sở hàng hóa, quyền
hữu
sở hữu cho bên
mua và nhận
thanh tốn; bên
mua nhận quyền
sở hữu hàng hóa
và thanh tốn cho
bên bán. Kể từ
thời điểm giao
hàng thì quyền sở
hữu hàng hóa
được chuyển từ

Hai bên chuyển
giao hàng hóa &
quyền sở hữu cho
nhau.

14

Bên tặng chuyển
quyền sở hữu cho
bên được tặng;
bên được tặng
khơng có nghĩa vụ
gì với bên tặng.


Khơng chuyển
quyền sở hữu mà
người th chỉ có
quyền sử dụng
trong một thời
gian nhất định
theo thoả thuận
và trả tiền thuê
cho bên cho thuê.


người bán sang
nguời mua.
Xuất phát từ ý chí Kinh doanh thu
Đổi hàng này lấy
của 1 bên chủ thể lợi nhuận.
Kinh doanh thu hàng kia, phục vụ
tặng cho vì nhiều
lợi nhuận.
cho nhu cầu trong
mục đích khác
cuộc sống.
nhau.

Mục
đích

8. Hãy phân tích các điều kiện kinh doanh dịch vụ giám định thương mại, quyền và


nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại.
8.1

Điều kiện kinh doanh dịch vụ giám định thương mại được quy định tại Điều 256,
Điều 257 Luật Thương mại 2005, theo đó
Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại phải có đủ các điều kiện
sau đây:
-

Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật. Các thương nhân
khác không phải là doanh nghiệp (như: tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể) sẽ
khơng được kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa.

-

Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
dịch vụ giám định thương mại.

-

Có giám định viên đủ tiêu chuẩn như: (i) có trình độ đại học hoặc cao đẳng phù
hợp với yêu cầu của lĩnh vực giám định; ii) Có chứng chỉ chuyên môn về lĩnh
vực giám định trong trường hợp pháp luật quy định phải có chứng chỉ chun
mơn; iii) có ít nhất ba năm công tác trong lĩnh vực giám định hàng hoá, dịch vụ.
Căn cứ vào các tiêu chuẩn trên, giám đốc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám
định công nhận giám định viên và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết
định của mình.

-


Có khả năng thực hiện quy trình, phương pháp giám định hàng hố, dịch vụ theo
quy định của pháp luật, tiêu chuẩn quốc tế hoặc đã được các nước áp dụng một
cách phổ biến trong giám định hàng hố, dịch vụ đó.

Như vậy, kinh doanh dịch vụ giám định là loại hình kinh doanh có điều kiện, một
thương nhân muốn hoạt động kinh doanh dịch vụ giám định phải được Sở Kế hoạch
Đầu tư của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy phép. Thương nhân
là người nước ngoài chỉ được thực hiện dịch vụ giám định hàng hoá tại Việt Nam
hoặc được thành lập chi nhánh tại Việt Nam khi được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cho phép, phù hợp với Luật Thương mại và Luật Đầu tư nước ngoài. Các
thương nhân có quyền cung cấp dịch vụ giám định cho khách hàng theo đúng quy
định trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cấp.
8.2

Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 263 LTM 2005, thương nhân kinh doanh dịch vụ
giám định có các quyền như:
15


(i)

Yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các tài liệu cần
thiết để thực hiện việc giám định theo nội dung đã thỏa thuận;

(ii)

Nhận thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác.


Trong khi đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 263 LTM 2005 thì thương nhân kinh
doanh dịch vụ giám định có các nghĩa vụ như:
(i)

Chấp hành các tiêu chuẩn và các quy định khác của pháp luật có liên
quan đến dịch vụ giám định;

(ii)

Bảo đảm việc giám định hàng hóa trung thực, độc lập, khách quan, kịp
thời, đúng quy trình, phương pháp giám định;

(iii)

Cấp chứng thư giám định và chịu trách nhiệm về nội dung của chứng thư
giám định;

(iv)

Chịu trách nhiệm vật chất trong trường hợp giám định sai.

Tuy nhiên để có quyền yêu cầu bên giám định chịu trách nhiệm về kết quả giám
định trong trường hợp này, khách hàng có nghĩa vụ chứng minh kết quả giám định
sai và lỗi của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định.
9. Phân biệt pháp nhân và thể nhân, trách nhiệm hữu hạn và trách nhiệm vô hạn:
9.1

Phân biệt pháp nhân và thể nhân
Khái niệm pháp nhân được quy định tại Điều 74 Bộ luật dân sự 2015, pháp luật dân
sự Việt Nam không sử dụng khái niệm “thể nhân”. Trong khoa học pháp lý, có khái

niệm “thể nhân” thường được dùng đồng nghĩa với khái niệm cá nhân, nhưng cũng
có lúc được sử dụng không đồng nghĩa.
Thể nhân

- Tư cách thể nhân là đương nhân là

Pháp nhân
- Tư cách pháp nhân:

đương nhiên và vô điều kiện:

+ Do pháp luật cấp như giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh.

+ Mọi người đều là thể nhân từ khi sinh
ra đến chết
+ Một người đã chết (mất tích) nếu sau
đó xuất hiện thì Tịa án phải phục hồi tất
cả quyền cơ bản của người đó

+ Giải thể hoặc phá sản doanh nghiệp thì
tư cách pháp nhân chấm dứt
- Điều kiện cơ bản để tổ chức có tư cách

pháp nhân:

- Thể nhân có 3 loại:

+ Được thành lập hợp pháp;


+ Thể nhân có năng lực hành vi dân sự
đầy đủ

+ Cơ cấu tổ chức phải có cơ quan điều
hành. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn
của cơ quan điều hành của pháp nhân
được quy định trong điều lệ của pháp
nhân hoặc trong quyết định thành lập
pháp nhân.

+ Thể nhân mất năng lực hành vi dân sự,
hạn chế năng lực hành vi dân sự
+ Thể nhân có năng lực hành vi dân sự
chưa đầy đủ

+ Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp
nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng
tài sản của mình;

- Thể nhân khơng có tính chun nghiệp:

có sự thay đổi nghề một cách linh hoạt.
16


- Tư cách pháp lý bình đẳng với các thể

+ Nhân danh mình tham gia quan hệ
pháp luật một cách độc lập.


nhân khác, có quyền và nghĩa vụ như
nhau.

- Pháp nhân mang tính chun nghiệp, có

- Trách nhiệm hình sự: phải chịu trách

ngành nghề cụ thể, phải đăng ký rõ ràng.

nhiệm hình sự khi có hành vi phạm tội
theo quy định của BLHS.

- Tư cách pháp lý bất bình đẳng giữa 2

loại:
+ Pháp nhân hoạt động vì cơng ích
+ Pháp nhân hoạt động vì lợi ích của
mình.
- Trách nhiệm hình sự: chỉ có pháp nhân

thương mại có thể chịu trách nhiệm hình
sự và chỉ có các tội về tội xâm phạm trật
tự quản lý kinh tế.
9.2

Phân biệt trách nhiệm hữu hạn và trách nhiệm vơ hạn

Tiêu chí

Trách nhiệm vơ hạn


Trách nhiệm hữu hạn

Là chế độ mà trong đó: doanh
nghiệp chịu trách nhiệm bằng toàn
bộ tài sản của chủ sở hữu đối với kết
quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Loại doanh nghiệp này nếu kinh
doanh bị thua lỗ dẫn đến phá sản
doanh nghiệp thì khơng những phải
chịu trách nhiệm tài sản về các
khoản nợ trong phạm vi vốn, tài sản
của doanh nghiệp mà cịn là tồn bộ
Khái qt tài sản của chủ sở hữu doanh nghiệp,
chung
kể cả các tài sản không đưa vào kinh
doanh. Điều này bắt nguồn từ sự
không tách bạch giữa tài sản của chủ
sở hữu doanh nghiệp với tài sản của
doanh nghiệp.

Là chế độ mà trong đó tồn tại giới
hạn về tài sản giữa một bên là tài sản
đem ra kinh doanh và một bên là tài
sản dân sự. Tức là chủ sở hữu doanh
nghiệp chỉ chịu trách nhiệm về các
khoản nợ trong phạm vi vốn, tài sản
của doanh nghiệp mình (chịu trách
nhiệm trong phạm vi vốn điều lệ
đăng kí với cơ quan nhà nước), mà

khơng có nghĩa vụ đưa tài sản của
mình (tài sản dân sự) để trả nợ cho
doanh nghiệp trong trường hợp
doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ
dẫn đến tình trạng phá sản.

Vốn

Vốn do các thành viên, cổ đơng
cùng đóng góp gọi là vốn điều lệ, có
sự phân định rõ ràng tài sản của
doanh nghiệp và tài sản của các
thành viên, cổ đơng doanh nghiệp.

Các loại hình hình áp dụng chế độ
này gồm: cơng ty trách nhiệm hữu
Các loại hình áp dụng chế độ chịu hạn, cơng ty cổ phần.
trách nhiệm vô hạn gồm: chủ doanh
nghiệp tư nhân, những thành viên
hợp danh của công ty hợp danh và
chủ hộ kinh doanh cá thể.
Xuất phát chủ yếu từ tài sản của một
cá nhân (gọi là vốn đầu tư của chủ
doanh nghiệp) hoặc vốn chung của
một hộ gia đình. Người bỏ vốn sẽ là
chủ sở hữu doanh nghiệp và khơng
có sự phân biệt giữa tài sản của chủ
17



sở hữu doanh nghiệp và tài sản của
doanh nghiệp.
Chủ sở hữu doanh nghiệp có tồn
Cách thức
quyền quản lý đối với doanh nghiệp,
tổ
chức
quản trị và điều hành doanh nghiệp
quản lý
được dễ dàng hơn

Chủ sở hữu doanh nghiệp không thể
chỉ dựa trên ý kiến bản thân để quản
lý doanh nghiệp mà phải thông qua
ý kiến của những thành viên khác.

Khi phá sản, giải thể, chủ doanh
nghiệp bắt buộc phải thanh toán hết
tất cả các khoản nợ cũng như các
Phá
sản, nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp,
giải thể
nếu tài sản của doanh nghiệp khơng
đủ để thanh tốn nợ hết thì chủ
doanh nghiệp phải sử dụng “tiền túi
– tài sản dân sự” của mình ra để trả
nợ.

Chủ doanh nghiệp chỉ phải chịu
trách nhiệm về các khoản nợ và

nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp
trong phạm vi số vốn điều lệ của
doanh nghiệp đã đăng kí kinh doanh
với nhà nước.(đó là giới hạn khả
năng trả nợ của doanh nghiệp).

18



×