Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Hoạt động điều tra “khám xét” theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.22 KB, 20 trang )

KHOA
BỘ MƠN LUẬT
.………***………..

BÀI TẬP HỌC KỲ
MƠN: TỐ TỤNG HÌNH SỰ
ĐỀ TÀI:

Hoạt động điều tra “Khám xét” theo
quy định của Bộ luật tố tụng hình sự
HỌ VÀ TÊN :
MSSV :
NGÀNH

: Ngành Luật

Hà Nội, 2020


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU......................................................................2
NỘI DUNG...................................................................2
Chương 1. TỔNG QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA
KHÁM XÉT THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH
SỰ..............................................................................2
Khái niệm hoạt động điều tra khám xét........................2
1. Mục đích.................................................................2
2. Đặc điểm................................................................3
1. Căn cứ pháp lý........................................................3
2. Căn cứ khám xét.....................................................5
3. Điều kiện khám xét.................................................6


4. Thẩm quyền ra lệnh khám xét.................................6
5. Khám xét người......................................................8
6. Đối tượng bị khám xét người..................................11
7. Cách thức khám xét người.....................................11
8. Khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện
12
9. Kết thúc hoạt động điều tra khám xét....................14
KẾT LUẬN..................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................16

1


MỞ ĐẦU

Trong quá trình điều tra vụ án hình sự, những tài liệu,
chứng cứ mà các cơ quan có thẩm quyền thu thập được ln có
ý nghĩa quan trọng trong việc xác định chứng cứ tội phạm và
người phạm tội. Thực tế cho thấy, những chứng cứ được thu
thấp một phần đáng kể là qua hoạt động khám xét. Khám xét là
một trong những biện pháp điều tra có tính chất cưỡng chế, tác
động đến những quyền cơ bản của cơng dân. Việc khám xét là
hoạt động nhằm mục đích điều tra vụ án, nhằm thu thập chứng
cứ liên quan đến vụ án hoặc các tài liệu, đồ vật bất hợp pháp
khác như tài liệu phản động, tranh ảnh đồi trụy được quy định
cụ thể tại Bộ luật tố tụng Hình sự năm 2015. Muốn hiểu rõ hơn
về khám xét, tôi đã chọn đề tài : “Hoạt động điều tra “Khám
xét” theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.”
NỘI DUNG
Chương 1. TỔNG QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA KHÁM

XÉT THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
1. Khái niệm hoạt động điều tra khám xét
Khám xét là một trong các biện pháp điều tra cố tính cưỡng
chế trong tố tụng hình sự. Tính cưỡng chế của khám xét đến từ
việc đối tượng của biện pháp này là con người, chỗ ở, chỗ làm
việc, địa điêm, phương tiện, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu
phẩm, dữ liệu điện tử với những quyền cơ bản của công dân
được Hiến pháp quy định như quyền bất khả xâm phạm về thân
thể, quyền bất khả xâm phạm vê đời sổng riêng tư, bí mật cá
nhân và bí mật gia đình, quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện
tín và các hình thức trao đổi thơng tin riêng tư khác, quyền bất
khả xâm phạm về chỗ ở.
2. Mục đích
2


- Phát hiện, thu thập chứng cứ có liên quan trong vụ án hình
sự, từ đó làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án
- Đảm bảo tính hợp pháp của chứng cứ
- Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự
- Góp phần giải quyết vụ án hình sự nhanh chóng, thuận lợi
hơn.
3. Đặc điểm
- Mang tính cưỡng chế trong tố tụng hình sự
- Có sự đa dạng về đối tượng, địa điểm thực hiện
- Được tiến hành theo những quy tắc nhất định
Chương 2. PHÂN TÍCH QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG ĐIỀU
TRA KHÁM XÉT THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG
HÌNH SỰ
1. Căn cứ pháp lý

Điều 192, 193, 194, 195 Chương XIII của Bộ luật Tố tụng hình
sự năm 2015 quy định về Khám xét như sau:
“Điều 192. Căn cứ khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc,
địa điểm, phương tiện, tài liệu, đồ vật, thư tín, điện tín,
bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử
1. Việc khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương
tiện chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người,
chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện có cơng cụ, phương
tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc
đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.
Việc khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện cũng
được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã, truy
tìm và giải cứu nạn nhân.

3


2. Khi có căn cứ để nhận định trong thư tín, điện tín, bưu kiện,
bưu phẩm, dữ liệu điện tử có cơng cụ, phương tiện phạm tội, tài
liệu, đồ vật, tài sản liên quan đến vụ án thì có thể khám xét thư
tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử.
Điều 193. Thẩm quyền ra lệnh khám xét
1. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113
của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét. Lệnh khám xét của
những người được quy định tại khoản 2 Điều 35 và điểm a
khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát có
thẩm quyền phê chuẩn trước khi thi hành.
2. Trong trường hợp khẩn cấp, những người có thẩm quyền quy
định tại khoản 2 Điều 110 của Bộ luật này có quyền ra lệnh
khám xét. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi khám xét xong, người

ra lệnh khám xét phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm
sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm qùn thực hành
qùn cơng tố và kiểm sát điều tra vụ việc, vụ án.
3. Trước khi tiến hành khám xét, Điều tra viên phải thông báo
cho Viện kiểm sát cùng cấp về thời gian và địa điểm tiến hành
khám xét để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc khám xét, trừ
trường hợp khám xét khẩn cấp. Kiểm sát viên phải có mặt để
kiểm sát việc khám xét. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì ghi ro
vào biên bản khám xét.
4. Mọi trường hợp khám xét đều được lập biên bản theo quy
định tại Điều 178 của Bộ luật này và đưa vào hồ sơ vụ án.
Điều 194. Khám xét người
1. Khi bắt đầu khám xét người, người thi hành lệnh khám xét
phải đọc lệnh và đưa cho người bị khám xét đọc lệnh đó; giải

4


thích cho người bị khám xét và những người có mặt biết quyền
và nghĩa vụ của họ.
Người tiến hành khám xét phải yêu cầu người bị khám xét đưa
ra các tài liệu, đồ vật có liên quan đến vụ án, nếu họ từ chối
hoặc đưa ra không đầy đủ các tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ
án thì tiến hành khám xét.
2. Việc khám xét người phải do người cùng giới thực hiện và có
người khác cùng giới chứng kiến. Việc khám xét khơng được
xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân
phẩm của người bị khám xét.
3. Có thể tiến hành khám xét người mà khơng cần có lệnh
trong trường hợp bắt người hoặc khi có căn cứ để khẳng định

người có mặt tại nơi khám xét giấu trong người vũ khí, hung
khí, chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án.
Điều 195. Khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm,
phương tiện
1. Khi khám xét chỗ ở thì phải có mặt người đó hoặc người từ
đủ 18 t̉i trở lên cùng chỗ ở, có đại diện chính qùn xã,
phường, thị trấn và người chứng kiến; trường hợp người đó,
người từ đủ 18 t̉i trở lên cùng chỗ ở cố tình vắng mặt, bỏ trốn
hoặc vì lý do khác họ khơng có mặt mà việc khám xét khơng
thể trì hỗn thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải
có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và
hai người chứng kiến.
Không được bắt đầu việc khám xét chỗ ở vào ban đêm, trừ
trường hợp khẩn cấp nhưng phải ghi ro lý do vào biên bản.

5


2. Khi khám xét nơi làm việc của một người thì phải có mặt
người đó, trừ trường hợp khơng thể trì hỗn nhưng phải ghi ro
lý do vào biên bản.
Việc khám xét nơi làm việc phải có đại diện của cơ quan, tở
chức nơi người đó làm việc chứng kiến. Trong trường hợp khơng
có đại diện cơ quan, tở chức thì việc khám xét vẫn được tiến
hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn
nơi khám xét và 02 người chứng kiến.
3. Khi khám xét địa điểm phải có đại diện chính qùn xã,
phường, thị trấn nơi khám xét và người chứng kiến.
4. Việc khám xét phương tiện phải có mặt chủ sở hữu hoặc
người quản lý phương tiện và người chứng kiến. Trường hợp chủ

sở hữu hoặc người quản lý phương tiện vắng mặt, bỏ trốn hoặc
vì lý do khác họ khơng có mặt mà việc khám xét khơng thể trì
hỗn thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có hai
người chứng kiến.
Khi khám xét phương tiện có thể mời người có chun mơn liên
quan đến phương tiện tham gia.
5. Khi tiến hành khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương
tiện, những người có mặt khơng được tự ý rời khỏi nơi đang bị
khám, không được liên hệ, trao đổi với nhau hoặc với những
người khác cho đến khi khám xét xong.”
2. Căn cứ khám xét
Dựa theo quy định tại Điều 192 BLTTHS 2015, ta có thể thấy:
Về căn cứ khám xét, cơ quan có thẩm quyền chỉ được khám xét
người, chỗ ờ, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện khi có ”căn
cứ” để nhận định trong người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm,
phương tiện có cơng cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật,
6


tài sàn do phạm tội mà có hoặc đơ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu
khác cố liên quan đến vụ án. “Căn cứ” để nhận định là kết quả
của các hoạt động điều tra như lấy lời khai người bị bắt, bị tạm
giữ, bị can, người làm chứng, khám nghiệm hiên trường, các
biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt. Việc khám xét chỗ ở, nơi
làm việc, địa điểm, phương tiện cũng được tiến hành khi cần
phát hiện người đang bị truy nã, truy tìm và giải cứu nạn nhân.
Tương tự như vậy, khi có căn cứ để nhận định trong thư tín,
điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử cố công cụ,
phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản liên quan đến vụ
án thì có thể khám xét thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ

liệu điện tử.
3. Điều kiện khám xét
Hoạt động khám xét phải bảo đảm yêu cầu về nghiệp vụ là bí
mật, bất ngờ. Đây là nhân tố cơ bản để hoạt động khám xét đạt
được mục đích của mình. Khi yêu cầu này được thực hiện
nghiêm chỉnh, thủ phạm sẽ khơng có điều kiện để che dấu, tiêu
hủy chứng cứ hoặc chạy trốn. Để đạt được yêu cầu trên, cơ
quan điều tra phải giữ bí mật chủ trương, kế hoạch khám xét,
việc chuẩn bị, triển khai lực lượng bao vây, giám sát tạo được
yếu tố bất ngờ khi xuất hiện ở nơi cần khám xét.
Ngồi ra, trong q trình khám xét, cơ quan điều tra khơng
được để lộ bí mật những phương tiện và biện pháp nghiệp vụ
dã được áp dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đấu
tranh, phòng, chống tội phạm trước mắt cũng như lâu dài.
4. Thẩm quyền ra lệnh khám xét
Trong mọi trường hợp, việc khám xét chỉ được tiến hành khi
có lệnh của những người có thẩm quyền theo quy định của
7


pháp luật. Tuy nhiên, “có thể tiến hành khám người mà khơng
cần có lệnh trong trường hợp bắt người hoặc khi có căn cứ để
khẳng định người có mặt tại nơi khám xét giấu trong người
những đồ vật, tài liệu cần thu giữ”1. Đó là những trường hợp
ngoại lệ.
Tại Khoản 1 Điều 193 BLTTHS 2015 quy định về thẩm quyền
ra lệnh khám xét:
Về kĩ thuật lập pháp, điều luật dẫn chiếu đến Khoản 1 Điều 113
(quy định về thẩm quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo
để tạm giam) và Khoản 2 Điều 35 BLTTHS 2015 (quy định vê

người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra).
Theo đó, những người có thẩm quyền ra lệnh khám xét gồm có:
a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;
b) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện
trường, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
c) Chánh án, Phó Chánh án Tịa án nhân dân và Chánh án, Phó
Chánh án Tịa án qn sự các cấp, hội đồng xét xử;
d) Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều
tra của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh
sát biển, Kiểm ngư ... quy định tại Khoản 2 Điều 35 BLTTHS
2015.
Như vậy, thẩm quyền ra lệnh khám xét được trao rộng cho
người tiến hành tố tụng của cả 3 cơ quan: Cơ quan điều tra,
Viện kiểm sát, Tòa án nhằm đảm bảo hiệu quả của biện pháp
điêu tra này.
Tuy nhiên, do khám xét là biện pháp ảnh hưởng trực tiếp đến
các quyền cơ bản của công dân, nhà làm luật cũng quy định,
lệnh khám xét của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra
1 Khoản 3 Điều 194 BLTTHS 2015

8


các cấp và người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt
động điều tra của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực
lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư ... quy định tại khoản 2 điêu 35
Bộ luật Tố tụng hình sự phải được Viện kiểm sát có thẩm quyền
phê chuẩn trước khi thi hành.
Tại Khoản 2 Điều 193 BLTTHS 2015 cũng quy định những
người có quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp

quy định tại Khoản 2 Điều 110 BLTTHS có quyền ra lệnh khám
xét trong trường hợp khẩn cấp, bao gồm:
a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;
b) Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương,
Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chi huy trưởng Biên phòng Cửa
khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương, Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng Bộ
đội biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội
phạm Bộ đội biên phịng, Đồn trưởng Đồn đặc nhiệm phòng,
chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng; Tư lệnh vùng lực
lượng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật lực
lượng Cảnh sát biên, Đồn trường Đồn đặc nhiệm phịng,
chống tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sát biên; Chi cục trưởng
Chi cục Kiêm ngư vùng;
c) Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời
khỏi sân bay, bển càng.
Như vậy, trong trường hợp khẩn cấp nếu không tiến hành khám
xét thì bị can sẽ tiêu hủy chứng cứ, tài liệu có ý nghĩa đối với
việc giải quyệt vụ án, người bị truy nã sẽ bỏ trốn hoặc những
người phạm tội sẽ di chuyển nạn nhân bị bắt cóc. Trong thời
hạn 24 giờ kể từ khi khám xét xong, người ra lệnh khám xét
9


phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc
Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm
sát điều tra vụ việc, vụ án.
Tại Khoản 3 Điều 193 BLTTHS 2015 cũng đã quy định rõ về
việc kiểm sát hoạt động khám xét:
Khám xét là biện pháp điều tra có tính cưỡng chế và tác động

trực tiếp tới các quyền cơ bản hiến định của cơng dân. Do đó,
biện pháp này phải được kiểm sát chặt chẽ bởi Viện kiểm sát.
Điều luật quy định trước khi tiến hành khám xét, Điều tra viên
phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp về thời gian và địa
điểm tiến hành khám xét để cử Kiểm sát viên kiêm sát việc
khám xét, trừ trường hợp khám xét khẩn cấp. Kiểm sát viên
phải có mặt để kiểm sát việc khám xét. Nếu Kiểm sát vắng mặt
thì ghi rõ vào biên bản khám xét.
Đồng thời tại Khoản 4 Điều 193 BLTTHS 2015 quy định mọi
trường hợp khám xét đều được lập biên bản theo quy định tại
Điều 178 của Bộ luật Tố tụng hình sự và đưa vào hồ sơ vụ án.
5. Khám xét người
Hoạt động điều tra khám xét người là biện pháp điều tra thu
thập chứng cứ cần thiết và quan trọng trong việc chứng minh
vụ án hình sự, tuy nhiên nó động chạm đến quyền bất khả xâm
phạm về thân thể được quy định trong Hiến pháp nên chỉ được
khám xét khi có đầy đủ những căn cứ do pháp luật quy định.
Trước khi tiến hành khám xét người, điều tra viên phải nghiên
cứu kĩ hồ sơ vụ án, nhân thân người cần khám, chuẩn bị những
phương tiện khám xét cần thiết, định thời gian, địa điểm khám,
mời người chứng kiến cùng giới với người cần khám và lập kế
hoạch khám xét. Việc khám xét người chỉ được tiến hành khi có
10


căn cứ nhận định trong người của đối tượng bị khám xét có
cơng cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà
có được hoặc đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án.
Hoạt động điều tra khám xét người là việc lục sốt, tìm tịi trong
người, quần áo đang mặc và các đồ vật đem theo của bị can, bị

cáo, người bị bắt giữ trong trường hợp khẩn cấp hoặc người có
mặt ở nơi khám xét để tìm và thu giữ chứng cứ phạm tội trên
thân thể người đó.
Hoạt động điều tra khám xét người thường được tiến hành theo
hai bước: khám xét sơ bộ và khám xét chi tiết.
- Khám xét sơ bộ được tiến hành ngay khi bắt giữ đối tượng
nhằm mục đích tước vũ khí, chất độc và thu giữ vật chứng
dễ tìm. Khi khám xét đối tượng bị bắt, cần kiểm tra ở khu
vực xung quanh, đề phòng đối tượng tẩu tán vũ khí, đồ
vật, tài liệu liên quan đến vụ án ra những nơi đó. Chỉ khi
nào có căn cứ để khẳng định chắc chắn rằng người bị bắt
đã bị tước hết vũ khí, chất độc mới gải về nơi giam giữ.
- Khám xét chi tiết phải được tiến hành ở nơi kín đáo như trụ
sở cơ quan điều tra, một căn phịng, một ngơi nhà nào đó
và khơng để những người khơng có trách nhiệm có mặt tại
nơi này nhằm bảo đảm an toàn cho cuộc khám xét, danh
dự, nhân phẩm cho người bị khám xét.
Dựa theo quy định tại Điều 194 BLTTHS 2015, ta có thể thấy
hoạt động điều tra khám xét phải tuân theo những trình tự, thủ
tục như sau:
Khoản 1 Điều 194 BLTTHS 2015 quy định về khám xét
người, về thủ tục, việc khám xét phải có lệnh. Khi muốn khám
người phải có lệnh, trừ trường hợp bắt người hoặc khi có căn cứ
11


để khẳng định người có mặt tại nơi khám xét giấu trong người
đồ vật cần thu giữ. Khi tiến hành khám xét, phải đọc lệnh khám
và đưa cho đương sự đọc lệnh khám đó: Lệnh khám xét phải
chứa đựng các thơng tin như người có thẩm quyền ra lệnh

khám xét, thời gian ban hành lệnh, thông tin về đối tượng bị
khám xét, giải thích cho đương sự và những người có mặt biết
quyền và nghĩa vụ của họ. Việc này đảm bảo người bị khám xét
biết được việc khám xét là hợp pháp, đúng trình tự, thủ tục theo
pháp luật. Người bị khám xét và những người có mặt khi khám
xét được giải thích quyền và nghĩa vụ.
Trước khi tiến hành khám người, người thi hành lệnh khám yêu
cầu người bị khám đưa ra những đồ vật, tài liệu có liên quan
đến vụ án có ở trong người. Nếu người bị khám đưa ra hết đồ
vật, tài liệu trong người mà cơ quan điều tra thấy đủ thì khơng
cần phải khám nữa. Nếu người bị khám từ chối đưa ra thì tiến
hành khám xét người họ.
Để đảm bảo khơng xâm phạm đến các quyền của người khám
xét thì tại Khoản 2 Điều 194 BLTTHS 2015 đã quy định nguyên
tắc khám xét người là khơng được xâm phạm đến tính mạng,
sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người bị khám xét.
Việc này phải được quán triệt tới toàn thể lực lượng khám xét.
Việc khám xét người phải do người cùng giới thực hiện và có sự
chứng kiến của người khác cùng giới.
Tại Khoản 3 Điều 194 BLTTHS 2015, điều luật cũng quy
định về trường hợp ngoại lệ trong khám xét người. Đó là việc
khám xét người khơng cần lệnh. Căn cứ để khám xét người
không cần lệnh gồm hai trường hợp đó là khi bắt người hoặc khi
có căn cứ để khẳng định người có mặt tại nơi khám xét giấu
12


trong người vũ khí, hung khí, chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan
đến vụ án
Thông thường việc khám người phải có lệnh khám xét, tuy

nhiên trong trường hợp sau đây thì có thể tiến hành khám người
mà khơng phải có lệnh khám xét:
- Bắt người để tạm giữ, tạm giam;
- Bắt người trong trường hợp khẩn cấp;
- Bắt người đang có lệnh truy nã;
- Khi có căn cứ để khẳng định người có mặt tại nơi đang bị
khám xét cất giấu trong người đồ vật, tài liệu có liên quan
đến vụ án cần bị thu giữ
6. Đối tượng bị khám xét người
Không phải ai cũng là đối tượng bị áp dụng biện pháp khám
xét. Đối tượng bị áp dụng biện pháp khám xét có thể là bị can,
bị cáo. Người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội
quả tang hoặc những người mà cơ quan tiến hành tố tụng có tài
liệu, chứng cứ cho rằng trên người họ có mang cơng cụ, phương
tiện phạm tội hoặc vật do phạm pháp mà có hoặc những đồ
vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.
7. Cách thức khám xét người
Khi tiến hành hoạt động điều tra khám xét, phải tuân thủ
những quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục khám xét các
đối tượng cụ thể được quy định tại Điều 194 Bộ Luật tố tụng
hình sự 2015.
Khi tiến hành hoạt động điều tra khám xét, tùy trong từng
trường hợp cụ thể mà bố trí tiến hành hoạt động khám xét cho
phù hợp. Thông thường, khi tiến hành khám xét một đối tượng
thì một người trực tiếp khám xét và một người bảo vệ. Khi cần
13


khám xét nhiều đối tượng thì số lượng cán bộ trực tiếp khám
xét và bảo vệ cuộc khám xét cần ở mức độ đủ để hoạt động

khám xét được tiến hành nhanh chống và hiệu quả. Khi khám
xét đối tượng nguy hiểm cần có những biện pháp bảo vệ
nghiêm ngặt, đề phịng đối tượng chạy trốn, hành hung, tấn
cơng lại cán bộ khám xét.
Khám người được tiến hành theo trình tự từ trên xuống dưới, từ
trước ra sau. Khi khám xét phải được yêu cầu đối tương đứng
im, không được động đậy, hông được bỏ tay vào túi quần, để
mọi đồ vật, tài liệu có ở trong người lên mặt bàn.
Có thể yêu cầu đối tượng cới hết quần, áo đang mặc, giày, dép
để đưa cho cán bộ khám xét. Trong trường hợp này, cần đưa
cho họ một bộ quần áo khác hoặc một mảnh vải để che người.
Cần khám kỹ ở những nơi có hai lần vải hoặc dưới đế giày, dép,
đề phòng trường hợp đối tượng sư dụng những nơi đó làm nơi
cất giấu những đồ vật, tài liệu có kích thước nhỏ như tiền, vàng,
chất độc, giấy tờ, tài liệu…
Khi đối tượng đã cới hết quần áo thì bắt đầu khám thân thể của
họ. Cần khám kỹ ở những nơi kín đáo trên cơ thể, trong các lỗ
tự nhiên.
Đối với những đồ vật mang theo người như va ly, ví, cặp, hịm,
… và những phương tiện đi lại cần được khám xét tỷ mỉ. Chú ý
cả trong và ngồi, đề phịng trường hợp đối tượng sử dụng va
ly, hòm hai đáy; cặp, túi hai thành…
Khi khám xét người phải tôn trọng và bảo vệ danh dự, nhân
phẩm, tài sản của người bị khám. Khơng được có hành vi trái
pháp luật, đạo đức khi khám xét.
8. Khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện
14


Dựa theo quy định tại Khoản 1, 3 Điều 194 BLTTHS 2015, ta

có thể thấy:
Khám chỗ ở, địa điểm là lục soát trong phạm vi khu vực chỗ ở
hoặc địa điểm thuộc quyền quản lý, hay thuộc sở hữu của người
bị khám xét.
- Chỗ ở là nơi một hộ hay một người đang cư trú. Chỗ ở có
thể là nhà riêng hoặc là buồng, khu vực trong cơ quan, xí
nghiệp đã phân cho cá nhân làm chỗ ở riêng hoặc các
buồng ở nhà trọ, khách sạn đã được cá nhân thuê để ở
riêng hoặc là phương tiện giao thông vận tải như xe, tàu,
thuvền đang được cá nhân sử dụng để ở.
- Địa điểm có thể là vườn, đất, ruộng thuộc khu vực chỗ ở
hoặc ngoài khu vực chỗ ở mà thuộc quyền quản lý, sở hữu
của cá nhân là đối tượng bị khám xét.
Khi khám chỗ ở, địa điểm phải có mặt người chủ, người đã
thành niên trong gia đình họ, có một đại diện chính quyền xã,
phường, thị trấn và một người láng giềng chứng kiến vì sự có
mặt của những thành phần đó đảm bảo việc khám xét, thu giữ
vật chứng được khách quan và đúng thủ tục do Bộ luật tố tụng
hình sự quy định. Mặt khác, giúp cho người bị khám xét yên
tâm, tin tưởng và khơng phải lo sợ là có những phần tử xấu giả
mạo cơ quan chức năng đến khám xét, xâm phạm tính mạng,
tài sản của họ.
Để bảo đảm thu giữ kịp thời vật chứng, ngăn chặn việc tiêu huỷ
chứng cứ, Điều 195 quy định việc khám chỗ ở, địa điểm được
tiến hành khi vắng mặt chủ nhà trong các trường hợp đương sự
và người trong gia đình họ cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc đi
vắng lâu ngày. Việc khám xét trong các trường hợp nói trên phải
15



có sự chứng kiến của một đại diện chính quyền và hai người
láng giềng.
Dựa theo quy định tại Khoản 2 Điều 194 BLTTHS 2015, ta
có thể thấy:
Khi khám chỗ làm việc của một người thì phải có mặt người đó
và đại diện của cơ quan hoặc tổ chức chứng kiến, trừ trường
hợp người bị khám chỗ làm việc khơng có mặt mà việc khám
khơng thê trì hỗn thì vẫn tiến hành khám, nhưng phải ghi rõ lý
do vào biên bản khám xét. Trường hợp này, khi khám xét cần có
hai người đại diện cơ quan hoặc tổ chức chứng kiến.
Dựa theo quy định tại Khoản 4 Điều 194 BLTTHS 2015, ta có thể
thấy:
Việc khám xét phương tiện phải có mặt chủ sở hữu hoặc
người quản lý phương tiện và người chứng kiến. Trường hợp chủ
sở hữu hoặc người quản lý phương tiện vắng mặt, bỏ trốn hoặc
vì lý do khác họ khơng có mặt mà việc khám xét khơng thể trì
hỗn thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có hai
người chứng kiến. Khi khám xét phương tiện có thể mời người
có chun mơn liên quan đến phương tiện tham gia.
Nhằm mục đích làm rõ các tình tiết cịn uẩn khúc trong vụ án
hình sự và thu thập đầy đủ nhất các chứng cứ để phục vụ cho
quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án, việc quy định thủ tục
khám xét phương tiện của đối tượng tình nghi là hồn tồn hợp
lý và cần thiết. Tuy nhiên, xuất phát từ bản chất của hoạt động
này gây ảnh hưởng đến quyền riêng tư về quyền sở hữu tài sản
hợp pháp của công dân nên hoạt động này chỉ được tiến hành
khi có đủ căn cứ theo quy định pháp luật đồng thời phải được
thực hiện hết sức chặt chẽ theo trình tự, thủ tục luật định.
16



Điều 195 quy định trong trường hợp bình thường thì không
được khám chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp khơng thể trì
hỗn được, xét thấy cần phải khám ngay để ngăn chặn việc
phân tán, tiêu huỷ chứng cứ thì có thể khám vào ban đêm
nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản khám xét.
Dựa theo quy định tại Khoản 5 Điều 194 BLTTHS 2015, ta có
thể thấy:
Trong quá trình tiến hành khám chỗ ở, địa điểm, nơi làm việc
thì những người có mặt khơng được tự ý rời khỏi nơi đang bị
khám xét, nếu có lý do chính đáng cần tạm thời ra ngồi thì
phải được sự đồng ý của người khám xét và sẽ bỊ giám sát chặt
chẽ. Khi khám xét, những người có mặt khơng được liên hệ, trao
đổi với nhau hoặc trao đổi với những người khác cho đến khi
khám xong.
9. Kết thúc hoạt động điều tra khám xét
Khi kết thúc hoạt động điều tra khám xét, trong mọi trường
hợp đều phải lập biên bản. Biên bản khám xét, thu giữ, tạm giữ
đồ vật, tài liệu,... là một văn bản tố tụng, phản ánh toàn bộ
diễn biến và kết quả của cuộc khám xét, được lập theo đúng
quy định tại các Điều 133 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015.
Trong biên bản khám xét phải ghi rõ địa điểm, ngày, giờ tháng,
năm tiến hành khám xét; thời gian bắt đầu và kết thúc cuộc
khám xét; những đồ vật, tài liệu,… đã phát hiện và thu giữ, địa
điểm và thủ đoạn cất giấu chúng; những tình tiết phức tạp xảy
ra trong qua trình khám xét, thái độ của đương sự và những
người có mặt tại khu vưc khám xét, hững yêu cầu và đề nghị
của đương sự… Không được ghi nhận xét chủ quân của điều tra
viên vào biên bản. Đối với những đồ vật, tài liệu thu làm mẫu so
17



sánh cũng cần mơ tả chính xác đặc điểm của nó vào biên bản,
đề phịng trường hợp đương sự phủ nhận sự liên quan của mình
đối với các đồ vật, tài liệu đó. Biên bản khám xét phải được lập
tại nơi tiến hành khám xét và phải được đọc cho mọi người
tham gia việc khám xét, người bị khám xét, người chứng kiến,
cùng ký tên xác nhận và phải giao cho người bị khám xét một
bản.
Trong trường hợp thu giữ nhiều vật chứng và tài liệu có liên
quan đến vụ án thì có thẻ lập bản thống kê kèm theo. Việc lập,
thông qua, ký xác nhận bản thống kê theo đúng quy định của
pháp luật.
KẾT LUẬN

Từ khi các quy định về tố tụng hình sự ở Việt Nam lần đầu
tiên được phát triển hoá trong BLTTHS năm 1988 đế nay, những
nội dung về hoạt động điều tra khám xét luôn được điều chỉnh.
Đặc biệt trong BLTTHS 2015, những quy định về khám xét đã
được ghi nhận khá rõ ràng, cụ thể. Những quy định này một
mặt tạo hành lang pháp lý vững chắc cho các cơ quan có thẩm
quyền thực hiện chức năng, nhiệm vụ, mặt khác tạo cơ sở để
bảo vệ các quyền cơ bản của công dân trước những cuộc khám
xét khơng đảm bảo về tính hợp pháp.

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nguyễn Ngọc Anh (2012), “Sổ tay pháp luật của Điều tra
viên”, NXB Tư pháp, Hà Nội.
2. Khoa luật – Đại học Quốc gia Hà Nội (2014), Giáo trình luật
Tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
3. Quốc hội (2003), Bộ luật Tố tụng hình sự của nước Cộng
hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.
4. Quốc hội (2015), Bộ luật Tố tụng hình sự của nước Cộng
hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.
5. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Tố tụng hình
sự (2020), Nxb Tư Pháp

19



×