Tải bản đầy đủ (.docx) (123 trang)

ĐẶC điểm GIẢI PHẪU nụ cười một NHÓM CỘNG ĐỒNG NGƯỜI THÁI ở MIỀN bắc VIỆT NAM có KHỚP cắn LOẠI i năm 2016 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6 MB, 123 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THANH NGA

ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU NỤ CƯỜI MỘT NHÓM
CỘNG ĐỒNG NGƯỜI THÁI Ở MIỀN BẮC
VIỆT NAM CÓ KHỚP CẮN LOẠI I
NĂM 2016-2017

LUẬN VĂN BÁC SỸ NỘI TRÚ BỆNH VIỆN

HÀ NỘI – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOBỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y H NI

NGUYN THANH NGA

ĐặC ĐIểM GIảI PHẫU Nụ CƯờI MộT NHóM
CộNG ĐồNG NGƯờI THáI ở MIềN BắC VIệT
NAM Có KHớP CắN
LOạI I NĂM 2016-2017
Chuyờn ngnh: Rng Hm Mt
Mó s: 62722801

LUẬN VĂN BÁC SỸ NỘI TRÚ BỆNH VIỆN


Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Võ Trương Như Ngọc


HÀ NỘI – 2017
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Trương Mạnh Dũng, Viện trưởng
Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Đại học Y Hà Nội, Chủ nhiệm đề tài cấp nhà
nước “'Nghiên cứu nhân trắc đầu mặt của người Việt Nam để ứng dụng
trong y học” đã cho phép tôi sử dụng những tư liệu trong luận văn của mình.
Tơi cũng trân trọng cảm ơn các thầy cơ, các anh chị và các bạn đồng nghiệp
trong đoàn đã làm việc nghiêm túc và đầy trách nhiệm để có được những tư
liệu nghiên cứu đầy đủ!
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn, biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Võ Trương
Như Ngọc, người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tơi trong suốt q trình
thực hiện nghiên cứu này. Thầy là tấm gương sáng về tinh thần làm việc đầy
trách nhiệm để tôi cố gắng học tập theo!
Tôi xin chân thành cảm ơn Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt cùng các thầy
cô đã giảng dạy, giúp đỡ và tạo điều kiện học tập cho tôi. Tôi đặc biệt cảm ơn
các thầy cô trong bộ môn Răng Trẻ Em, nơi tôi thực hiện luận văn tốt nghiệp,
đã tạo điều kiện và giúp đỡ tơi hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn hội đồng 20 chuyên gia đánh giá mức độ hài
hịa của nụ cười đã cho tơi những nhận định sắc đáng để tơi có được những phân
tích khách quan. Tôi xin cảm ơn sự trợ giúp hữu ích của nhóm xây dựng phần
mềm VNCeph. Tơi cũng xin cảm ơn các đối tượng nghiên cứu đã hợp tác tốt để
có những tư liệu nghiên cứu quý báu.
Cuối cùng tôi xin ghi nhớ công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, cảm
ơn sựđộng viên, hỗ trợ của gia đình, những người thân yêu luôn là điểm tựa
vững chắc để tơi có được thành quả như ngày hơm nay!
Hà Nội, tháng 10 năm 2017

Nguyễn Thanh Nga


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Thanh Nga, học viên lớp bác sĩ nội trú khóa 39 – Trường
Đại học Y Hà Nội, chuyên ngành Răng hàm mặt, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của PGS. TS. Võ Trương Như Ngọc.
2. Cơng trình này khơng trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hồn tồn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nghiên cứu.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, tháng 10 năm 2017
Người viết cam đoan

Nguyễn Thanh Nga


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

cs
RHM

: Giá trị trung bình
: cộng sự
: Răng hàm mặt

SD
XHD

XHT

: Độ lệch chuẩn
: Xương hàm dưới
: Xương hàm trên
DANH MỤC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH VIỆT

Commissure smile
Cupid smile
Complex (full-dental; gummy) smile
Dental components
Display zone
Gingival components
Gingival scaffold
Lateral negative space
Lip line
Malocclusion
Mandibular
Maxillary
Normal occlusion
Occlusal frontal plane
Smile arch
Smile symmetry
Upper lip curvature

Cười khóe miệng
Cười răng nanh
Cười hoàn toàn
Cấu trúc răng
Khoảng hiện thị

Cấu trúc lợi
Khung lợi
Khoảng âm tính
Đường cười
Sai khớp cắn
Hàm dưới
Hàm trên
Khớp cắn bình thường
Mặt phẳng cắn phía trước
Cung cười
Sự cân đối của nụ cười
Độ cong môi trên

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN...........................................................................3
1.1. Giải phẫu cơ quanh miệng......................................................................3


1.1.1. Cơ vịng miệng..................................................................................3
1.1.2. Cơ nâng mơi trên cánh mũi...............................................................3
1.1.3. Cơ nâng mơi trên...............................................................................5
1.1.4. Cơ gị má nhỏ....................................................................................5
1.1.5. Cơ gị má lớn.....................................................................................5
1.1.6. Cơ nâng góc miệng...........................................................................5
1.1.7. Cơ hạ mơi dưới.................................................................................5
1.1.8. Cơ hạ góc miệng...............................................................................5
1.1.9. Cơ cười..............................................................................................6
1.1.10. Cơ mút.............................................................................................6

1.1.11. Cơ cằm............................................................................................6
1.2. Giải phẫu, phân loại nụ cười và quan niệm về nụ cười hài hòa..............7
1.2.1. Giải phẫu nụ cười..............................................................................7
1.2.2. Phân loại nụ cười............................................................................10
1.2.3. Quan niệm về nụ cười hài hòa........................................................15
1.3. Phân loại khớp cắn và vai trò khớp cắn trong giải phẫu nụ cười..........20
1.3.1. Phân loại khớp cắn..........................................................................20
1.3.2. Đặc điểm khớp cắn loại I và khớp cắn bình thường.......................21
1.3.3. Vai trị khớp cắn trong giải phẫu nụ cười........................................23
1.4. Tổng quan các nghiên cứu về giải phẫu nụ cười trong nước và trên thế
giới........................................................................................................24
1.4.1. Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới..........................................24
1.4.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước............................................26
1.5.Vài nét về đặc điểm và sự phân bố của dân tộc Thái trên lãnh thổ Việt
Nam.......................................................................................................27
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........29
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................29


2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn........................................................................29
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ..........................................................................29
2.1.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu...................................................29
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................30
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.........................................................................30
2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu..............................................................30
2.3. Các bước nghiên cứu tiến hành nghiên cứu..........................................31
2.4. Phương tiện nghiên cứu........................................................................33
2.4.1. Vật liệu và trang thiết bị nghiên cứu...............................................33
2.4.2. Nguyên tắc chụp ảnh chuẩn hóa nụ cười miễn cưỡng....................34
2.5. Các mốc giải phẫu và chỉ số trong nghiên cứu.....................................36

2.5.1. Các mốc tham chiếu trên ảnh nụ cười chuẩn hóa...........................36
2.5.2. Các chỉ số........................................................................................39
2.5.3. Các tỉ lệ...........................................................................................41
2.5.4. Bảng thống kê các biến số...............................................................46
2.6. Xử lý số liệu..........................................................................................48
2.7. Sai số và cách khắc phục.......................................................................48
2.7.1. Sai số...............................................................................................48
2.7.2. Khắc phục.......................................................................................48
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu.....................................................................49
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................50
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu...........................................50
3.1.1. Tỉ lệ giới tính...................................................................................50
3.1.2. Tỉ lệ hài hịa của nhóm nghiên cứu.................................................51
3.2. Đặc điểm giải phẫu nụ cười trên ảnh chuẩn hóa...................................52
3.2.1. Các khoảngcách trên mặt phẳng ngang..........................................52
3.2.2. Các tỉ lệ...........................................................................................54


3.2.3. Đặc điểm hình dạng đường cong mơi trên khi cười........................55
3.2.4. Sự hiển thị răng hàm lớn thứ nhất hàm trên khi cười.....................56
3.2.5. Mức hiển thị răng hàm dưới khi cười.............................................56
3.2.6. Đặc điểm đường cười......................................................................57
3.2.7. Đặc điểm hình dạng cung cười.......................................................57
3.3. So sánh đặc điểm giải phẫu của nhóm có nụ cười hài hịa và khơng hài
hịa.........................................................................................................58
3.3.1. Tỉ lệ nụ cười hài hịa trong nghiên cứu...........................................58
3.3.2. So sánh các kích thước giữa nhóm hài hịa và khơng hài hịa........58
3.3.3. So sánh các tỉ lệ giữa nhóm hài hịa và khơng hài hịa...................60
3.3.4. So sánh các đặc điểm về hình dạng đường cong môi trên, đường
cười, cung cười và mức độ hiển thì của răng hàm lớn thứ nhất hàm trên,

răng hàm dưới giữa nhóm hài hịa và khơng hài hịa................................61
3.3.5. Tương quan giữa các tỉ lệ kích thước và điểm đánh giá mức độ hài
hòa của nụ cười.........................................................................................63
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN............................................................................67
4.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu...................................................67
4.1.1. Tỉ lệ giới tính...................................................................................67
4.1.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................67
4.1.3. Tỉ lệ nụ cười hài hòa trong nghiên cứu...........................................69
4.2. Đặc điểm giải phẫu nụ cười trên ảnh chuẩn hóa...................................69
4.2.1. Các khoảng cách.............................................................................69
4.2.2. Các tỉ lệ...........................................................................................72
4.2.3. Đặc điểm về hình dạng đường cong mơi trên, cung cười, đường cười,
mức độ hiển thị của răng hàm lớn thứ nhất hàm trên, răng hàm dưới..74
4.3. So sánh đặc điểm giải phẫu nụ cười hài hịa và khơng hài hịa.............76
4.3.1. So sánh đặc điểm về các kích thước và tỉ lệ...................................76


4.3.2. So sánh về các đặc điểm hình dạng đường cong môi trên, đường
cười, cung cười và mức độ hiển thị của răng hàm lớn thứ nhất hàm
trên, răng hàm dưới...........................................................................76
4.3.3. Tương quan giữa các tỉ lệ kích thước và điểm đánh giá mức độ hài
hòa của nụ cười.................................................................................77
KẾT LUẬN....................................................................................................80
KIẾN NGHỊ...................................................................................................82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG


Bảng 2.1.

Các thông số trên mặt phẳng ngang............................................42

Bảng 2.2.

Thống kê các thông số trên mặt phẳng đứng dọc........................44

Bảng 2.3.

Thống kê các tỉ lệ........................................................................45

Bảng 2.4.

Thống kê cá biến định tính..........................................................46

Bảng 3.1.

Các khoảng cách trên mặt phẳng ngang......................................52

Bảng 3.2.

Các khoảng cách trên mặt phẳng đứng.......................................53

Bảng 3.3.

Các tỉ lệ.......................................................................................54

Bảng 3.4.


Tỉ lệ đường cong môi trên dương, âm khi cười..........................55

Bảng 3.5.

Sự hiển thị của răng hàm lớn thứ nhất hàm trên khi cười...........56

Bảng 3.6.

Mức hiển thị răng hàm dưới khi cười.........................................56

Bảng 3.7.

Các loại đường cười ...................................................................57

Bảng 3.8.

Hình dạng cung cười...................................................................57

Bảng 3.9.

Tỉ lệ nụ cười hài hòa trong nghiên cứu.......................................58

Bảng 3.10. Các khoảng cách.........................................................................58
Bảng 3.11. So sánh các tỉ lệ...........................................................................60
Bảng 3.12. Mức hiển thị răng hàm lớn thứ nhất hàm trên.............................61
Bảng 3.13. Mức hiển thị răng hàm dưới khi cười.........................................61
Bảng 3.14. Mức hiển thị lợi hàm trên khi cười.............................................62
Bảng 3.15. Bảng so sánh các loại đường cười ..............................................62
Bảng 3.16. Bảng so sánh hình dạng cung cười.............................................63
Bảng 3.17. Mối tương quan giữa các tỉ lệ kích thước và điểm đánh giá mức

độ hài hịa của nụ cười................................................................63
Bảng 4.1.

So sánh các kích thước với nghiên cứu của Naha Grover..........71

Bảng 4.2.

So sánh kích thước thân răng cửa giữa hàm trên phải với nghiên
cứu khác......................................................................................72

Bảng 4.3.

So sánh tỉ lệ chiều cao/ độ rộng miệng khi cười với các nghiên
cứu khác......................................................................................73

Bảng 4.4.

So sánh các loại đường cười với các nghiên cứu khác...............74


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ nam/ nữ.............................................................................50
Biểu đồ 3.2. Tỉ lệ nụ cười hài hòa trong nghiên cứu.....................................51
Biểu đồ 3.3. Tương quan giữa tỉ lệ chiều cao nụ cười/ Độ rộng miệng khi
cười (SH/SW) và điểm đánh giá mức độ hài hòa của nụ cười..64
Biểu đồ 3.4. Tương quan giữa tỉ lệ độ rộng cung răng bộc lộ khi cười/ Độ
rộng miệng khi cười (SH/SW) và điểm đánh giá mức độ hài hòa
của nụ cười................................................................................65
Biểu đồ 3.5. Tương quan giữa tỉ lệ độ rộng giữa hai răng nanh/ Độ rộng cung

răng bộc lộ khi cười (ICW/VDW) và điểm đánh giá mức độ hài
hòa của nụ cười.........................................................................66


DANH MỤC HÌNH

Hình1.1.

Giải phẫu cơ bám da mặt..............................................................4

Hình 1.2.

Các thành phần nụ cười.................................................................7

Hình 1.3.

Giải phẫu góc miệng.....................................................................7

Hình 1.4.

Cung cười và các yếu tố liên quan theo Ackerman.......................9

Hình 1.5.

Chỉ số Morley..............................................................................10

Hình 1.6.

Phân loại nụ cười theo cảm xúc..................................................11


Hình 1.7.

Minh họa các kiểu cười theo cơ chế thần kinh- cơ.....................13

Hình 1.8.

Minh họa các giai đoạn cười.......................................................13

Hình 1.9.

Minh họa phân loại đường cười theo Tjan..................................15

Hình 1.10. Thang điểm đánh giá mức độ thẩm mỹ của nụ cười trên ảnh
chuẩn hóa nụ cười.......................................................................16
Hình 1.11. Tám yếu tố nụ cười hài hịa theo Roy Sarbi................................17
Hình 1.12. Khớp cắn bình thường và phân loại sai khớp cắn theo Angle.....21
Hình 1.13. A. Đường cong Spee [36]; B. Đường cong Wilson; C. Sáu yếu tố
khớp cắn bình thường theo Andrew............................................23
Hình 2.1.

Ảnh minh họa cách thức đánh giá điểm nụ cười hài hịa............32

Hình 2.2.

Máy ảnh KTS Nikon D700 và ống kính Nikon 105mm f/2.8
VRG............................................................................................33

Hình 2.3.

Minh họa giao diện đo ảnh nụ cười của phần mềm VNCeph.....33


Hình 2.4.

Ảnh chụp chuẩn hóa nụ cười miễn cưỡng..................................34

Hình 2.5.

Các điểm tham chiếu...................................................................36

Hình 2.6.

Các đường thẳng.........................................................................39

Hình 2.7.

Các đường đo trên mặt phẳng ngang..........................................39

Hình 2.8.

Các đường đo trên mặt phẳng đứng dọc.....................................40

Hình 2.9.

Các kích thước trên răng cửa giữa hàm trên...............................40


Hình 2.10. Các tỉ lệ (phần 1).........................................................................41
Hình 2.11. Các tỉ lệ (phần 2).........................................................................42
Hình 4.1.


Ảnh minh họa 2 nụ cười có tỉ lệ SH/SW khác nhau...................78

Hình 4.2.

Ảnh minh họa 2 nụ cười có tỉ lệ VDW/SW khác nhau...............78

Hình 4.3.

Ảnh minh họa 2 nụ cười có tỉ lệ ICW/VDW khác nhau.............79


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nụ cười có vai trị quan trọng tạo nên sự hấp dẫn của khuôn mặt và là
phương tiện hiệu quả nhất để diễn tả cảm xúc. Việc tạo ra một nụ cười đẹp là
mục tiêu điều trị quan trọng của nha sỹ nói chung và bác sỹ nắn chỉnh, bác sỹ
phục hình, bác sỹ tạo hình và các chuyên ngành nha khoa khác nói riêng.
Theo Sarver và Ackerman [1],[2] “nghệ thuật của nụ cười” nằm trong khả
năng bác sĩ có thể nhận ra những yếu tố tích cực trong vẻ đẹp của mỗi bệnh
nhân và đề ra chiến lược để tăng cường các đặc điểm chưa đáp ứng các chỉ số
theo quan điểm thẩm mỹ hiện hành.
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu để đưa ra các chỉ số về thẩm mỹ nụ
cười. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ tập trung vào một số chỉ số nhất định.
Hơn nữa, quan điểm thẩm mỹ nói chung và quan điểm thẩm mỹ nụ cười nói
riêng mang tính cá nhân sâu sắc, quan điểm này phụ thuộc vào kinh nghiệm
của cá nhân, ảnh hưởng của xã hội hay nền văn minh nhất định. Quan niệm
thẩm mỹ của người Việt cũng như người Châu Á có những nét đặc trưng riêng
và khác biệt so với các các lãnh thổ hay lục địa khác.
Việt Nam là đất nước có đến 54 dân tộc, trong đó có 4 dân tộc chiếm tỉ

lệ cao nhất là: dân tộc Kinh (85,7274%), dân tộc Tày (1,8945%), dân tộc Thái
(1,806%) và dân tộc Mường (1,4782%), còn các dân tộc khác chiếm tỉ lệ
khoảng 9% [45]. Mỗi dân tộc có những đặc điểm hình thái có đặc trưng riêng.
Trước đây, cha đẻ của ngành chỉnh nha- Edward Angle cho rằng nếu các
răng được đặt trong một khớp cắn chính xác sẽ tạo ra thẩm mỹ tối ưu cho
khuôn mặt. Năm 1967, Burstone [3] cho rằng thẩm mỹ mặt, chức năng và sự
ổn định được chi phối bởi mô mềm. Các tác giả về sau nghiên cứu về thẩm
mỹ khuôn mặt và nụ cười đã đề xuất các yếu tố của nụ cười hài hịa, trong đó


2

răng và cung răng chỉ là một yếu tố.
Nghiên cứu về nụ cười người Việt Nam và đưa ra những chỉ số trung
bình của nụ cười ở Việt Nam cịn ít và hầu hết mới chỉ thực hiện trên các
nhóm cộng đồng nhỏ, hơn nữa, hầu như chưa có nghiên cứu nào thực hiện
trên đối tượng người dân tộc Thái. Do vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: "Đặc
điểm giải phẫu nụ cười một nhóm cộng đồng người Thái ở miền Bắc Việt
Nam có khớp cắn loại I năm 2016-2017”
Với hai mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm giải phẫu nụ cười một nhóm cộng đồng người Thái ở
miền Bắc Việt Nam độ tuổi 18-25 có khớp cắn loại I năm 2016- 2017.
2. So sánh đặc điểm giải phẫu nụ cười hài hịa và khơng hài hịa ở nhóm
đối tượng nghiên cứu trên.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN


1.1. Giải phẫu cơ quanh miệng
Nhóm cơ quanh miệng nằm là một trong năm nhóm cơ mặt (nhóm cơ
trên sọ, nhóm cơ quanh tai, nhóm cơ quanh ổ mắt và mí, nhóm cơ mũi, và
nhóm cơ quanh miệng). Các cơ mặt thường có một đầu bám vào mạc hoặc
các xương ở sọ, một đầu bám vào da. Chính vì có một đầu bám vào da nên
nhóm cơ này làm dịch chuyển da, đem lại các biểu hiện trên nét mặt. Tất cả
các cơ mặt đều do thần kinh mặt (Thần kinh VII) vận động.
Ở mỗi bên mặt, phần lớn các cơ của nhóm cơ quanh miệng tập trung lại
và đan với nhau tại một điểm ở ngang bên ngồi góc miệng tạo nên một trụ
xơ- cơ chắc (modiolus). Trụ này giống như trục bánh xe, nơi mà các cơ bám
đến giống như nan hoa.
Nhóm cơ quanh miệng gồm:
1.1.1. Cơ vịng miệng
Gồm phần bờ và phần mơi, cách nhau tại đường ranh giới môi đỏ và da
- Nguyên ủy: trụ xơ-cơ Modiolus
- Bám tận: Các sợi cơ chạy vào trong, sợi phần bờ đi vào làn môi đỏ, sợi
phần môi đi ở ngoại vi, đan xen với các sợi cơ bên đồi diện rồi bám vào da.
- Động tác: Khép và đưa môi ra trước, ép môi vào răng, thay đổi hình
dạng mơi khi nói.
1.1.2. Cơ nâng mơi trên cánh mũi
- Nguyên ủy: Phần trên mỏm trán xương hàm trên.


4

- Bám tận: Đi xuống, chia thành hai bó. Bó trong đi vào sụn cánh mũi,
bó ngồi đi vào mơi trên.
- Động tác: Bó trong làm nở mũi, bó ngồi làm nâng môi trên.



5

Hình1.1. Giải phẫu cơ bám da mặt[4]
1.1.3. Cơ nâng mơi trên
- Nguyên ủy: Bờ dưới ổ mắt (một phần là xương hàm trên, một phần là
xương gò má), ngay trên lỗ dưới ổ mắt.
- Bám tận: Môi trên, nằm giữa bó ngồi cơ nâng mơi trên cánh mũi và cơ
gị má nhỏ, hòa lẫn với cơ vòng miệng.
- Động tác: Nâng môi trên, làm thay đổi rãnh mũi- môi.
1.1.4. Cơ gị má nhỏ
- Ngun ủy: Mặt ngồi xương gị má, ngay sau khớp gị má-hàm trên.
- Bám tận: Mơi trên, hịa lẫn vào cơ vịng miệng.
- Động tác: Nâng mơi trên, làm lộ các răng hàm trên.
1.1.5. Cơ gò má lớn
- Nguyên ủy: Xương gò má, trước đường khớp gò má- thái dương.
- Bám tận: Trụ xơ- cơ modiolus, hòa lẫn cơ nâng góc miệng và cơ
vịng miệng.
- Động tác: Kéo góc miệng lên trên và ra ngồi khi cười.
1.1.6. Cơ nâng góc miệng
- Nguyên ủy: Hố nanh xương hàm trên, ngay dưới lỗ dưới ổ mắt.
- Bám tận: Trụ xơ-cơ modiolus.
- Động tác: Nâng góc miệng, làm lộ răng khi cười.
1.1.7. Cơ hạ môi dưới


6

- Nguyên ủy: Đường chéo ngoài xương hàm dưới, giữa lỗ cằm và đường
giữa thân xương hàm dưới.

- Bám tận: Trụ xơ-cơ modiolus.
- Động tác: Kéo góc miệng xuống dưới và ra ngoài khi mở miệng, biểu
lộ cảm xác buồn chán.
1.1.8. Cơ hạ góc miệng
- Ngun ủy: Đường chéo ngồi xương hàm dưới.
- Bám tận: Trụ xơ-cơ modiolus.
- Động tác: Hạ góc miệng.
1.1.9. Cơ cười
- Nguyên ủy: Mạc tuyến mang tai, có thể cả cung gị má và mạc cơ cắn.
- Bám tận: Trụ xơ-cơ modiolus.
- Động tác: Thực ra cơ này không tham gia nhiều vào động tác cười, cơ
này có tác dụng kéo góc miệng sang bên như khi ở trạng thái căng thẳng.
1.1.10. Cơ mút
- Nguyên ủy: Mặt ngoài mỏm huyệt răng xương hàm trên và xương hàm
dưới, ngang mức rang hàm lớn và đường chân bướm hàm.
- Bám tận: Các sợi cơ tập trung lại trụ xơ- cơ modiolus, từ đây các sợi
dưới đường chân bướm hàm chạy chéo vào phần trên cơ vòng miệng, các sợi
trên đường đan bướm hàm chạy vào phần dưới cơ vòng miệng.
- Động tác: Ép má vào răng như khi thổi sáo, mút; kéo miệng sang bên;
giúp nhai thức ăn bằng cách giữ thức ăn ở giữa hai hàm răng.


7

1.1.11. Cơ cằm
- Nguyên ủy: Hố răng cửa xương hàm dưới.
- Bám tận: Các bó cơ chạy xuống dưới bám vào da cằm.
- Động tác: Nâng và đưa môi dưới ra trước, nâng và làm nhăn da
cằm.
Nụ cười bắt nguồn từ các chuyển động trên khn mặt. Nhóm cơ

quanh miệng được chia làm ba nhóm nhỏ[5]:
Nhóm I: gồm cơ mút, cơ vịng miệng, cơ nâng góc miệng, cơ hạ góc
miệng, cơ cười, cơ gị má lớn. Nhóm cơ này bám vào trụ xơ –cơ modiolus
Nhóm II: gồm cơ nâng mơi trên, cơ nâng mơi trên cánh mũi, cơ gị má
bé. Nhóm cơ này bám vào mơi trên.
Nhóm III: gồm cơ hạ mơi dưới, cơ cằm, cơ bám da cổ. Nhóm cơ này
bám vào môi dưới.
1.2. Giải phẫu, phân loại nụ cười và quan niệm về nụ cười hài hòa
1.2.1. Giải phẫu nụ cười
Akerman [1] nghiên cứu về giải phẫu nụ cười và cho rằng, khi cười, môi
trên và môi dưới tạo nên giới hạn của nụ cười. Trong khn hình này gồm có
răng và mơ lợi (hình 1.2). Các chỉ số giải phẫu mơ mềm trong khn hình này
gồm độ dày mơi, độ rộng 2 khóe miệng, khoảng cách giữa 2 môi, chỉ số nụ
cười (tỉ lệ chiều rộng/chiều cao), cấu trúc mô lợi. Mặc dù cấu trúc mép môi
tạo thành đường bên giới trong của nụ cười, nhưng mắt vẫn phân biệt được
mép trong và mép ngồi của mơi, tương ứng với vị trí mơi đỏ và cam-đỏ ở
góc miệng (hình 1.3).
Mép mơi trong được hình thành do niêm mạc phủ trên cơ vịng mơi.


8

Hình 1.2. Các thành phần nụ cười [1]

Hình 1.3. Giải phẫu góc miệng [1]
Theo đó, các chi tiết giải phẫu cần quan tâm là:
1. Khoảng tối: Là khoảng hai bên của nụ cười, được tính từ mặt má của
răng hàm sau cùng quan sát được đến mép môi.
2. Cung cười: Là đường cong tạo nên bởi rìa cắn răng cửa hàm trên. Khi
cung cười song song với đường cong môi dưới, cung cười đó được coi là hài

hịa. Cung cười phẳng được coi là kém thẩm mỹ hơn.
Hai yếu tố tạo nên hình dạng cung cười là: độ dốc của mặt phẳng cắn
trên mặt phẳng đứng dọc và hình dạng cung răng (hình 1.4). Tăng góc
nghiêng của mặt phẳng cắn với mặt phẳng Frankfort khi đầu ở tư thế tự


9

nhiên sẽ làm tăng độ lộ răng cửa hàm trên và tăng sự hài hịa của cung
cười. Hình dạng cung răng, đặc biệt là vùng răng trước ảnh hưởng lớn đến
độ cong của cung cười. Cung răng rộng sẽ có vùng răng trướcít cong, do
vậy cung cười sẽ phẳng.
3. Độ lộ của răng của hàm trên: Trên mặt phẳng đứng, các yếu tố giải
phẫu nụ cười gồm: độ lộ răng cửa trên (Chỉ số Morley- hình 1.5), nếp gấp mơi
trên và lợi. Ở nụ cười người trẻ, khi cười răng cửa hàm trên lộ 75-100%, tính
từ rìa cắn đến đường tưởng tượng nối hai mép môi [6]. Cả cấu trúc xương và
tương quan răng đều có ảnh hưởng đến yếu tố này.


10

Hình 1.4. Cung cười và các yếu tố liên quan theo Ackerman.
A. Phẫu thuật tạo hình đẩy tiến xương hàm trên xoay xương hàm trên xuống
dưới và thuận chiều kim đồng hồ, chữa sai khớp cắn loại III.
B. Mối tương quan giữa hình dạng cung răng và cung cười [1]


11

Hình 1.5. Chỉ số Morley [6]

1.2.2. Phân loại nụ cười
Có nhiều tác giả đưa ra các cách phân loại nụ cười khác nhau.
1.2.2.1. Phân loại theo cảm xúc khi cười
Cách phân loại này cũng khá phổ biến trong các tài liệu khoa học, theo
nhà tâm lý học người Pháp Amand Duchenne [7] phân loại nụ cười này dựa
trên sự đáp ứng với yếu tố kích thích gây cười gồm nụ cười miễn cưỡng và nụ
cười tự nhiên.
Nụ cười miễn cưỡng: là nụ cười cố tình, khơng phụ thuộc cảm xúc, ví dụ
như khi đề nghị một ai đó cười để chụp ảnh. Nụ cười này có thể tái lập lại
được. Còn được gọi là nụ cười Non- Duchenne, nụ cười “kích thích” hay nụ
cười giả. Hay được nhà thơ người anh Thomas Gray (1716-71) gọi là nụ cười
xã hội [8].
Nụ cười tự nhiên: là nụ cười khơng có chủ ý, thường do cảm xúc. Nó
liên quan đến chuyển động lớn trên khuôn mặt, bao gồm cả vùng mắt, nở


12

cánh mũi và nâng mơi trên tối đa, cịn được gọi là nụ cười Duchenne, hay nụ
cười thực sự.
Có sự khác biệt giữa nụ cười tự nhiên và nụ cười miễn cưỡng, trong đó
tác giả đưa ra sự phân biệt nụ cười từ một ví dụ mơ phỏng: trẻ sơ sinh 5 tháng
tuổi thể hiện nụ cười “có sự co các cơ vòng mắt” khi mẹ đến, nhưng khi tiếp
xúc với một người lạ nụ cười của đứa trẻ sẽ khơng có sự co cơ vịng mắt. Hơn
nữa, khi một nụ cười tự phát được hiển thị ở người lớn, người ta thấy đáp ứng
hưởng thụ đích thực của mơ hình hoạt động của não, đáp ứng này khơng được
tìm thấy khi đề nghị đối tượng cười miễn cưỡng. Để vinh danh Duchenne cho
khám phá này, Paul Ekman [9] đề xuất khái niệm nụ cười tự nhiên đặc trưng
bởi sự nâng mơi trên nhiều hơn, có sự tham gia của cơ gò má lớn và cơ vòng
mắt, được đặt tên là nụ cười Duchenne.


A

B
Hình 1.6. Phân loại nụ cười theo cảm xúc:
A. Nụ cười miễn cưỡng; B. Nụ cười tự nhiên [10]

1.2.2.2. Phân loại theo cách cười


×