Tải bản đầy đủ (.docx) (92 trang)

ĐẶC điểm dẫn TRUYỀN THẦN KINH CHI TRÊN ở NGƯỜI BÌNH THƯỜNG và BỆNH NHÂN mắc hội CHỨNG cổ VAI TAY lứa TUỔI 40 60

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y H NI

TH HU

ĐặC ĐIểM DẫN TRUYềN THầN KINH CHI TRÊN
ở NGƯờI BìNH THƯờNG Và BệNH NHÂN
MắC HộI CHứNG Cæ VAI TAY LøA TUæI 40 - 60

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN BÁC SỸ NỘI TRÚ

Hà Nội – 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ


TRNG I HC Y H NI

TH HU

ĐặC ĐIểM DẫN TRUYềN THầN KINH CHI TRÊN
ở NGƯờI BìNH THƯờNG Và BệNH NHÂN
MắC HộI CHứNG Cổ VAI TAY LứA TUổI 40 - 60
Chuyên ngành : Sinh lý học
Mã số

: NT 62720405



ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN BÁC SỸ NỘI TRÚ
Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Nguyễn Văn Hướng
2. TS. Lê Đình Tùng

Hà Nội – 2017
LỜI CẢM ƠN


Nhân dịp hồn thành luận văn, tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn
sâu sắc đến TS. Lê Đình Tùng, chủ nhiệm Bộ mơn Sinh lý học, giảng viên
Trường Đại học Y Hà Nội, người Thầy đã tiếp bước tôi từ những bước đầu
tiên đến với nghiên cứu khoa học, đồng thời cũng là người hướng dẫn, giúp
đỡ và tạo mọi điều kiện cho tơi trong q trình học tập và nghiên cứu.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Văn Hướng, Phó
trưởng khoa Khoa khám bệnh, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã chỉ bảo,
hướng dẫn tơi trong suốt q trình tiến hành nghiên cứu đề tài làm luận văn
tốt nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý và đào
tạo Sau đại học, Trường Đại học Y Hà Nội, cùng toản thể các thầy cô và các
anh chị ở Bộ môn Sinh lý học, Trường Đại học Y Hà Nội đã tạo điều kiện tốt
nhất cho tơi trong q trình học tập tại Bộ mơn.
Tơi vơ cùng biết ơn cha mẹ tơi và gia đình đã luôn bên cạnh tôi, động
viên và giúp đỡ để tôi có được thành quả ngày hơm nay.
Hà Nội, ngày 10 tháng 08 năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu do chính tơi thực

hiện. Những số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa
từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả

Đỗ Thị Huệ


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH


7

ĐẶT VẤN ĐỀ
Chẩn đoán điện được xem như một phương pháp chuyên sâu, mở rộng
của thăm khám thần kinh (TK). Phương pháp này giúp cho việc định vị tổn
thương, chẩn đốn, phân loại lâm sàng các bệnh lí TK cơ hiệu quả hơn. Từ
đó, có phương pháp điều trị và theo dõi diễn biến của bệnh được tốt hơn.
Chẩn đoán điện gồm nhiều kỹ thuật, trong đó khảo sát dẫn truyền TK và ghi
điện cơ kim là hai kỹ thuật cơ bản và chính yếu nhất[1],[2],[13].
Nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy giá trị của các thông số về thời
gian tiềm, biên độ và tốc độ dẫn truyền thần kinh phụ thuộc vào rất nhiều yếu
tố, như nhiệt độ, tuổi, chiều cao, kỹ thuật đo,…[2],[3],[4]. Các chỉ số này
cũng khác nhau tùy thuộc vào dây thần kinh được khảo sát[5]. Sự dẫn truyền
thần kinh ở đoạn gần gốc chi nhanh hơn ở đoạn xa gốc chi[1]. Do đó, cần xác
định chỉ số tham chiếu tiêu chuẩn riêng cho từng nhóm đối tượng, tuổi, giới,

… với mong muốn có giá trị tham chiếu chính xác giúp phát hiện sớm các tổn
thương thần kinh do các bệnh lý gây ra trong bệnh viêm đa rễ, dây thần kinh,
hội chứng ống cổ tay, hội chứng cổ vai cánh tay...
Hội chứng cổ vai cánh tay (cervical scapulohumeral syndrome), còn gọi là hội
chứng vai cánh tay (scapulohumeral syndrome) hay bệnh lý rễ tủy cổ
(cervical radiculopathy), là một nhóm các triệu chứng lâm sàng liên quan đến
các bệnh lý cột sống cổ có kèm theo các rối loạn chức năng rễ, dây thần kinh
cột sống cổ và/hoặc tủy cổ, không liên quan tới bệnh lý viêm. Biểu hiện lâm
sàng thường gặp là đau vùng cổ, vai và một bên tay, kèm theo một số rối loạn
cảm giác và/hoặc vận động tại vùng chi phối của rễ dây thần kinh cột sống cổ
bị ảnh hưởng. Nguyên nhân thường gặp nhất (70-80%) là do thối hóa cột
sống cổ, thối hóa các khớp liên đốt và liên mỏm bên làm hẹp lỗ tiếp hợp, hậu


8

quả là gây chèn ép rễ/dây thần kinh cột sống cổ tại các lỗ tiếp hợp. Thoát vị
đĩa đệm cột sống cổ (20-25%), đơn thuần hoặc phối hợp với thoái hóa cột
sống cổ. Các ngun nhân ít gặp khác gồm chấn thương, khối u, nhiễm trùng,
loãng xương, bệnh lý viêm cột sống, bệnh lý phần mềm cạnh cột sống. Trong
một số trường hợp hội chứng cổ vai cánh tay là do bản thân bệnh lý của cột
sống cổ gây đau cổ và lan ra vai hoặc tay, mà khơng có bệnh lý rễ dây thần
kinh cổ.
Theo Kramer Jurgen, tỷ lệ mắc bệnh đĩa đệm cột sống cổ chiếm 36,1%, đứng
thứ hai sau bệnh lý đĩa đệm cột sống thắt lưng. Ở các trung tâm chuyên khoa
thần kinh, chứng đau vùng cổ vai chiếm tới 18,2% của cơ cấu mặt bệnh điều
trị nội trú. Tại các phòng khám đa khoa, tỷ lệ bệnh nhân đau cổ – vai đến
khám khoảng 28 – 35%. Tỷ lệ bệnh nhân đau cổ – vai – cánh tay điều trị tại
khoa Thần kinh – Bệnh viện 103 trong 10 năm từ 1990 – 1999 chiếm 23,1%.
Vì vậy, nghiên cứu và tìm hiểu nguyên nhân các chứng bệnh đau cổ – vai,

đồng thời điều trị và dự phòng các chứng bệnh này là một yêu cầu cấp thiết
đối với sức khỏe con người. Để chẩn đoán, ngoài những triệu chứng lâm sàng
như hội chứng cột sống cổ, hội chứng rễ thần kinh, hội chứng tủy cổ,… kết
quả một số xét nghiệm như chụp X quang cột sống cổ, xét nghiệm máu, chụp
cắt lớp vi tính cột sống cổ cũng góp phần vào chẩn đốn ngun nhân và chẩn
đốn phân biệt. Điện cơ có thể giúp phát hiện tổn thương nguồn gốc thần kinh
và phân biệt bệnh lý tủy cổ với bệnh lý rễ và dây thần kinh ngoại biên và góp
phần chẩn đốn sớm các tổn thương từ đó đưa ra hướng điều trị sớm và thích
hợp [2].
Tại Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu đưa ra các chỉ số tham chiếu dẫn truyền
thần kinh, tuy nhiên chưa có cơng bố về dẫn truyền thần kinh vận động, cảm
giác của dây thần kinh giữa, trụ, quay ở các đoạn chi khác nhauu và các nhóm


9

tuổi khác nhau, đồng thời cũng chưa có tác giả nào nghiên cứu đặc điểm điện
cơ trên bệnh nhân mắc hội chứng cổ vai tay. Do đó, để giúp chẩn đoán, theo
dõi và tiên lượng tốt hơn các tổn thương thần kinh ở bệnh nhân này chúng tôi
tiến hành đề tài: “Đặc điểm dẫn truyền thần kinh chi trên ở người bình
thường và bệnh nhân mắc hội chứng cổ vai tay lứa tuổi 40 – 60” với mục
tiêu:
1. Đánh giá tốc độ dẫn truyền vận động, tốc độ dẫn truyền cảm giác,
thời gian tiềm sóng F, tần số xuất hiện sóng F ở người bình thường lứa
tuổi 40-60.
2. Đánh giá tốc độ dẫn truyền vận động, tốc độ dẫn truyền cảm giác,
thời gian tiềm sóng F, tần số xuất hiện sóng F ở bệnh nhân mắc hội chứng
cổ vai tay.



10

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Lịch sử phát triển phương pháp thăm dị chức năng dẫn truyền xung
động thần kinh
Chẩn đốn điện được xem như một phương pháp chuyên sâu, mở rộng
của thăm khám thần kinh. Phương pháp này giúp cho việc định khu tổn
thương, chẩn đoán, phân loại lâm sàng các bệnh lí thần kinh cơ hiệu quả hơn.
Từ đó, có phương pháp điều trị và theo dõi diễn tiến của bệnh được tốt hơn.
Chẩn đoán điện gồm nhiều kỹ thuật, trong đó khảo sát dẫn truyền thần kinh và
ghi điện cơ kim là hai kỹ thuật cơ bản và chính yếu nhất [3].
Năm 1791, Galvani là người đặt nền móng đầu tiên cho phương pháp
chẩn đoán điện qua việc phát hiện dây thần kinh có thể phát ra điện và gây co
cơ [4].
Năm 1822, Magendie lần đầu tiên thực hiện kích thích điện vào dây
thần kinh bằng điện cực kim. Đến năm 1851, DuBois-Reymond sử dụng các
bình chứa dịch làm điện cực và ghi điện thế hoạt động từ bắp cơ khi đang co
cơ chủ ý [5],[6]. Cơng trình của ông đặt nền móng cho phương pháp ghi điện
cơ bằng kim sau này. Vào năm 1850, Helmholtz là người đầu tiên ghi được
vận tốc dẫn truyền vận động và cảm giác trên người [5].
Người đầu tiên sử dụng kích thích điện gây co cơ như một phương
pháp chẩn đoán là Meyer vào năm 1869. Cuối thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20,
điện cơ kim và các kỹ thuật kích thích dây thần kinh bắt đầu phát triển. Phản
xạ H được Hoffman mô tả đầu tiên vào năm 1910. Đến năm 1941 phương
pháp kích thích thần kinh lặp lại được Harvey và Masland trình bày [3],[4].
Từ năm 1960 đến nay, kỹ thuật ghi điện cơ và đo dẫn truyền thần kinh
phát triển nhanh chóng ở Mỹ và Tây Âu. Từ sau Đại hội quốc tế đầu tiên về



11

chẩn đoán điện tổ chức tại Pavia năm 1961, ngày càng có nhiều phương pháp
chẩn đốn điện mới ra đời.
Magladery và McDougal phát triển nghiên cứu sóng F, Kugelberg phát
triển phản xạ chớp mắt (eye blink) [7]. Dawson phát triển phương pháp ghi
điện thế gợi cảm giác còn kỹ thuật điện cơ sợi đơn độc được nghiên cứu đầu
tiên bởi Ekstedt [5].
Tại Việt Nam, vào năm 1992, tác giả Nguyễn Hữu Công là một trong
những người người đầu tiên thực hiện chẩn đoán điện tại Bệnh viện 175,
Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1996, tác giả Vũ Anh Nhị đã nghiên cứu bệnh
lý thần kinh ngoại biên do đái tháo đường bằng phương pháp chẩn đoán điện
[8]. Năm 1999, tác giả Lê Quang Cường nghiên cứu biểu hiện thần kinh ngoại
vi ở người trưởng thành đái tháo đường bằng ghi điện cơ và đo tốc độ dẫn
truyền thần kinh [9]. Năm 2008, Nguyễn Trọng Hưng và cộng sự nghiên cứu
đặc điểm điện cơ trên bệnh nhân suy thận mạn biến chứng thần kinh [10].
Cho đến nay, phân ngành này đang được quan tâm và ngày càng phát triển
mạnh.
1.2. Đặc điểm giải phẫu thần kinh cánh tay
1.2.1.Giải phẫu đám rối thần kinh cánh tay
Cấu tạo
Theo mơ tả giải phẫu được trình bày ở sách giải phẫu đám rối thần kinh
cánh tay được cấu tạo bởi ngành trước của dây thần kinh sống cổ V, cổ VI, cổ
VII, cổ VIII và ngực I gọi là các rễ (radices) của đám rối. Trước hết các rễ này
hợp lại thành ba thân:
− Thân trên: do ngành trước của dây thần kinh cổ V, và cổ VI (dây cổ V
đã nhận thêm một nhánh nhỏ của dây cổ IV) nối với nhau thành.
− Thân giữa: do riêng ngành trước của dây cổ VII tạo nên.
− Thân dưới: do ngành trước của dây thần kinh cổ VIII hợp với ngành
trước của dây thần kinh ngực I tạo nên.



12

Mỗi thân lại chia thành 2 ngành trước và sau, rồi các ngành này lại hợp
với nhau thành 3 bó, được gọi tên theo liên quan với động mạch nách, ở chỗ
động mạch bắt chéo sau cơ ngực bé:
− Bó ngoài: do ngành trước của thân trên nối với ngành trước của thân
giữa tạo nên.
− Bó trong: do riêng ngành trước của thân dưới tạo nên.
− Bó sau: do ngành sau của cả ba thân hợp lại.
Như vậy, về cấu tạo, nguyên ủy, chi phối:
− Bó sau mang các sợi thần kinh cho phần sau chi trên, đến từ các dây
thần kinh sống vổ V đến ngực I.
− Bó ngồi gồm những sợi thần kinh cho phần trước chi trên, đến từ các
dây thần kinh sống từ cổ V đến cổ VII.
− Bó trong mang những sợi thần kinh cho phần trước chi trên, đến từ các
thần kinh sống từ cổ VIII đến ngực I.
Từ ba bó này sẽ tách ra một số ngành bên và tất cả các ngành cùng của
đám rối thần kinh cánh tay sẽ như mô tả dưới đây: (Hình 1)
Vị trí và liên quan
Các thân và bó của đám rối cánh tay phần lớn nằm ở cổ (phần trên đòn)
và phần nhỏ ở nách (phần dưới địn). Chỉ có phần cuối của các bó xuống tới
nách và phân chia thành các ngành cùng ở sau cơ ngực bé.
Ngành cùng:
− Bó ngồi: tách ra hai ngành, kể từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong là:
+ Thần kinh cơ bì (dây hỗn hợp)
+ Rễ ngồi thần kinh giữa (dây hỗn hợp)
− Bó trong: tách ra 4 ngành lớn, lần lượt từ trên xuống dưới từ trong ra
ngồi:

+ Thần kinh bì cánh tay trong (dây cảm giác)
+ Thần kinh bì cẳng tay trong (dây cảm giác)
+ Thần kinh trụ (dây hỗn hợp)
+ Rễ trong thần kinh giữa (dây hỗn hợp)
− Bó sau: tách thành hai ngành:


13

+ Thần kinh nách, thần kinh quay (dây hỗn hợp)
Ngành bên:
− Phần trên địn: có 4 ngành chính tách ra chủ yếu từ các rễ và thân trên
của đám rối:
+ Thần kinh vai sau hay lưng vai
+ Thần kinh ngực dài
+ Thần kinh dưới đòn
+ Thần kinh trên vai
− Phần dưới địn: có 5 ngành tách từ đám rồi của thần kinh vánh tay
+ Thần kinh ngực trong: tách từ bó trong cho cơ ngực bé và một phần
cơ ngực lớn.
+ Thần kinh ngực ngồi: tách từ bó ngồi cho cơ ngực lớn. Các thần
kinh ngực ngoài và ngực trong nối với nhau ở trước dộng mạch
nách tạo thành quai ngực.
+ Các thần kinh dưới vai trên và dưới: gồm hai nhánh tách từ bó sau
cho phần trên và phần dưới.
+ Thần kinh ngực lưng: tách từ bó sau, đi cùng động mạch ngực lưng
cho cơ lưng rộng [11].
Trong đề tài này chúng tôi tập trung nghiên cứu 3 dây thần kinh chính:
thần kinh giữa, thần kinh trụ và thần kinh quay. Do đó dưới đây tơi xin trình
rõ bày về 3 dây thần kinh này.



14

Hình 1.1. Giải phẫu đám rối thần kinh cánh tay
Sách Atlas của Frank H.Netter, MD, tiếng Việt, Nhà xuất bản Y học 2007
1.2.2.Thần kinh giữa
Nguyên ủy: Thần kinh giữa có 2 rễ bắt nguồn từ các bó ngồi và trong
của đám rối cánh tay.
Đường đi và liên quan: Thần kinh giữa đi từ nách đến tận gan tay, qua
tất cả các đoạn của chi trên.
− Ở nách, hai rễ của thần kinh giữa vây quanh đoạn dưới cơ ngực bé của động
mạch nách rồi hợp lại ở ngoài động mạch nách.
− Ở cánh tay, thần kinh giữa đi cạnh động mạch cánh tay, trước tiên nằm ở
ngoài động mạch, tiếp đó bắt chéo trước động mạch ở chỗ bám tận của cơ quạ
cánh tay rồi đi xuống trong động mạch tới tận hố khuỷu.
− Ở hố khuỷu, nó nằm trong rãnh nhị đầu trong, ngay sau cân cơ nhị đầu và
trước cơ cánh tay.
− Ở cẳng tay, thần kinh giữa đi qua cẳng tay theo đường giữa cẳng tay. Nó


15

thường đi vào cẳng tay giữa 2 đầu của cơ sấp tròn và được ngăn cách với
động mạch trụ bởi đầu sâu của cơ này. Tiếp đó, nó đi sau cầu gân nối đầu
cánh tay-trụ và đầu quay của cơ gấp các ngón nơng rồi đi xuống ở sau cơ gấp
các ngón nơng và trước cơ gấp các ngón sâu. Ở trên hãm gân gấp khoảng 5
cm, nó lộ ra ở bờ ngồi cơ gấp các ngón nơng và khi tới cổ tay thì đi qua ống
cổ tay, ở sau hãm gân gấp và trước các gân gấp nông, vào bàn tay [11].
Sự phân nhánh:

− Các nhánh bên ở cẳng tay: Lúc đi qua cẳng tay, thần kinh giữa lần lượt tách ra
các nhánh cơ, thần kinh gian cốt trước, nhánh nối với thần kinh trụ và nhánh
gan tay.
− Các nhánh tận ở gan tay: Thần kinh giữa tận cùng ở bờ dưới hãm gân gấp
bằng cách chia thành một nhánh cơ tới các cơ mô cái và các nhánh gan ngón
tay.
− Nhánh cơ là nhánh ngồi cùng, phân phối vào cơ gấp ngón cái ngắn (đầu
nơng), cơ giạng ngón cái ngắn và cơ đối chiếu ngón cái.
− Các nhánh gan ngón tay bao gồm các thần kinh gan ngón tay riêng và các
thần kinh gan ngón tay chung. Các nhánh này chạy về phía xa ở sâu dưới
cung gan tay nông và các nhánh của cung này, trước các gân gấp. Các nhánh
gan ngón tay sắp xếp như sau:
− Hai thần kinh gan ngón tay riêng (tách riêng hoặc từ một thân chung) đi tới
hai bờ ngón tay cái.
− Thần kinh gan ngón tay riêng tới bờ ngồi ngón trỏ; thần kinh này còn chi
phối cho cả cơ giun thứ nhất.
− Hai thần kinh gan ngón tay chung chia ra nhánh bên ngoài phân nhánh vào cơ
giun thứ hai rồi chia thành hai thần kinh gan ngón tay riêng đi tới các bờ kề
nhau của ngón trỏ và ngón giữa, nhánh bên trong tiếp nhận một nhánh nối từ
thần kinh gan ngón tay chung của thần kinh trụ rồi chia thành hai thần kinh
gan ngón tay riêng đi vào các bờ kề nhau của ngón giữa và ngón nhẫn. Tại bờ
các ngón tay, các thần kinh ngón tay riêng nằm trước các động mạch. Các


16

thần kinh gan ngón tay riêng tới các ngón trỏ, giữa và nhẫn cho nhánh cảm
giác cho mu đốt 2 và 3 của các ngón này [11],[12].

Hình 1.2. Thần kinh giữa

Sách Atlas của Frank H.Netter, MD, tiếng Việt, Nhà xuất bản Y học 2007
1.2.3.Thần kinh trụ
Nguyên ủy: Thần kinh trụ tách ra từ bó trong của đám rối cánh tay.
Đường đi và liên quan: Thần kinh trụ đi xuống qua nách, cánh tay,


17

khuỷu, cẳng tay, cổ tay rồi tận cùng ở gan tay. Ở nách, nó nằm trong động
mạch nách, giữa động mạch nách và tĩnh mạch nách. Từ nách nó đi xuống
vào ngăn mạc trước của cánh tay đến tận giữa cánh tay và nằm trong động
mạch cánh tay; từ đây nó cùng động mạch bên trụ trên xuyên qua vách gian
cơ trong rồi tiếp tục đi xuống ở trước đầu trong cơ tam đầu tới tận khuỷu. Nó
đi từ khuỷu vào ngăn mạc cẳng tay trước ở giữa hai đầu cơ gấp cổ tay trụ. Ở
cẳng tay, lúc đầu nó đi xuống dọc theo bờ trong cẳng tay dưới mặt sâu của cơ
gấp cổ tay trụ và trên mặt nông của cơ gấp các ngón sâu; nửa dưới của đoạn
đi qua cẳng tay của thần kinh trụ nằm ngoài cơ gấp cổ tay trụ, dưới sự che phủ
của da và mạc. Nó đi sát bờ trong động mạch trụ ở 2/3 dưới cẳng tay nhưng ở
1/3 trên thì ở xa động mạch. Ở cổ tay, nó cùng động mạch trụ đi trước hãm
gân gấp, ngoài xương đậu và chia thành các nhánh tận nông và sâu ngay khi
đi vào gan tay.
Các nhánh bên
− Các nhánh khớp cho khuỷu.
− Các nhánh cơ: Thường có hai nhánh tách ra ở gần khuỷu, một cho cơ gấp cổ
tay trụ một cho nửa trong cơ gấp các ngón sâu.
− Nhánh gan tay: Nhánh này tách ra ở khoảng giữa cẳng tay, đi xuống trước
động mạch trụ và xuyên qua mạc để tận cùng ở da mô út.
− Nhánh mu tay: Nhánh này tách ra ở khoảng 5 cm trên cổ tay; nó đi xuống và
ra sau, ở dưới gân cơ gấp cổ tay trụ, và chia thành 2 hoặc 3 thần kinh mu ngón
tay, một đi vào bờ trong ngón 5, một phân nhánh vào các bờ kề nhau của các

ngón tay 4 và 5, và một (nếu có) phân nhành vào các bờ kề nhau của các ngón
tay 3 và 4.
Các nhánh tận
− Nhánh nông: Nhánh này tách ra một nhánh cho cơ gan tay ngắn và chia thành
hai thần kinh gan ngón tay. Một thần kinh gan ngón tay đi vào bờ trong ngón
út, cịn lại là thần kinh gan ngón tay chung. Thần kinh gan ngón chung tách ra


18

một nhánh tới thần kinh giữa và chia thành hai thần kinh gan ngón tay riêng
cho các bờ kề nhau của các ngón tay IV và V.
− Nhánh sâu: Cùng với nhánh sâu của động mạch trụ, nhánh này đi giữa cơ
giạng ngón út và cơ gấp ngón út sau đó xuyên qua cơ đối chiếu ngón út để đi
theo cung động mạch gan tay sâu ở sau các gân gấp. Nó phân nhánh vào các
cơ của mơ út, các cơ gian cốt, các cơ giun III và IV, và tận cùng bằng các
nhánh tới cơ khép ngón cái và đầu sâu cơ gấp ngón cái ngắn [11],[12].

Hình 1.3. Thần kinh trụ
Sách Atlas của Frank H.Netter, MD, tiếng Việt, Nhà xuất bản Y học 2007


19

1.2.4.Thần kinh quay
Nguyên ủy: Thần kinh quay tách ra từ bó sau của đám rối thần kinh cánh tay.
Đường đi và liên quan: Thần kinh quay đi xuống ở sau đoạn dưới cơ
ngực bé của động mạch nách, trước cơ dưới vai, cơ tròn lớn và cơ lưng rộng;
tới bờ dưới của các gân cơ lưng rộng và cơ tròn lớn, nó cùng động mạch cánh
tay sâu đi chếch ra sau ở giữa đầu dài và đầu trong của cơ tam đầu để vào

ngăn mạc sau của cánh tay. Trong ngăn mạc này, nó đi chếch trong rãnh thần
kinh quay ở mặt sau xương cánh tay, giữa các đầu trong và ngoài của cơ tam
đầu. Khi tới bờ ngoài xương cánh tay, nó cùng nhánh bên quay của động
mạch cánh tay sâu xuyên qua vách gian cơ ngoài để đi vào ngăn mạc cánh tay
trước; tiếp đó, nó đi xuống trong rãnh giữa cơ cánh tay và cơ cánh tay quay
(rãnh nhị đầu ngoài) và, khi tới trước mỏm trên lồi cầu ngồi, chia thành
nhánh tận nơng và sâu.
Các nhánh bên
− Các nhánh cơ: Các nhánh này bao gồm các nhánh cho cơ tam đầu và cơ
khuỷu tách ra ở ngăn mạc sau; các nhánh tới cơ cánh tay quay, cơ duỗi cổ tay
quay dài và phần ngoài cơ cánh tay tách ra ở trước vách gian cơ ngoài.
− Các nhánh bì:
+ Thần kinh bì cánh tay sau tách ra ở nách và phân phối vào vùng da ở
giữa mặt sau cánh tay.
+ Thần kinh bì cánh tay dưới ngồi phân phối vào da của nửa dưới mặt
ngoài cánh tay.
+ Thần kinh bì cánh tay sau phân phối vào vùng da ở giữa mặt sau cẳng tay.
Các nhánh tận
− Nhánh nông: Nhánh này đi xuống dưới sự che phủ của cơ cánh tay quay và
nằm sắt bờ ngoài động mạch quay ở 1/3 giữa cẳng tay. Ở khoảng chỗ nối của
các phần ba giữa và dưới của cẳng tay, nó rời động mạch quay, chạy vịng ra
sau quanh bờ ngồi xương quay ở dưới gân cơ cánh tay quay, xuyên qua mạc


20

và chia thành 4-5 thần kinh mu ngón tay tới hai ngón tay rưỡi hoặc ba ngón
tay rưỡi bên ngồi và một phần mu bàn tay tương ứng; nhánh thứ nhất vào bờ
ngồi ngón cái và vùng mơ cái liền kề, nhánh thứ hai vào bờ trong ngón cái,
nhánh thứ ba vào bờ ngồi ngón trỏ, nhánh thứ tư vào các bờ kề nhau của

ngón trỏ và ngón giữa. Trừ ngón cái, các thần kinh mu ngón tay chỉ chi phối
cho phần gần của mu các ngón tay vì phần xa của mu các ngón tay được chi
phối bởi các nhánh gan ngón tay của các thần kinh giữa và trụ.
− Nhánh sâu: Nhánh này chạy vòng ra sau quanh xương quay nhưng ở giữa hai
lớp cơ ngửa. Nó phân nhánh vào cơ ngửa và khi thoát ra ở bờ dưới cơ này thì
tách ra một số nhánh đi tới cơ duỗi các ngón tay, cơ duỗi ngón tay út, cơ duỗi
cổ tay quay ngắn và cơ duỗi cổ tay trụ. Phần còn lại của nhánh sâu được gọi
là thần kinh gian cốt sau. Nó đi xuống dọc theo động mạch gian cốt sau, chia
nhánh vào tất cả các cơ lớp sâu của cẳng tay sau và tận cùng như một nhánh
tới khớp cổ tay [11],[12].


21

Hình 1.4. Thần kinh quay ở cẳng tay
Sách Atlas của Frank H.Netter, MD, tiếng Việt, Nhà xuất bản Y học 2007
1.3. Đặc điểm cấu trúc, chức năng dây thần kinh ngoại biên
Mỗi một dây thần kinh bao gồm các sợi trục thần kinh (axon) và tổ
chức liên kết. Nhiều sợi trục tập trung lại thành bó sợi thần kinh, và một dây
thần kinh gồm nhiều bó sợi thần kinh. Bao bọc xung quanh mỗi sợi trục là mô
kẽ thần kinh (endoneurium). Bao bọc quanh mỗi bó là bao ngồi bó sợi thần
kinh (perineurium), là tổ chức dạng tạo keo (collagenous) bao gồm các sợi
elastic và các tế bào trung mô (mesothelial cells). Bao ngồi bó sợi thần kinh
tạo nên một hàng rào khuếch tán, và góp phần vào việc điều chỉnh dịch thể


22

trong bó sợi. Nằm ở giữa các bó với nhau là bao ngồi bó thần kinh
(epineurium), bao gồm tổ chức collagen, các sợi elastic và tổ chức mỡ. Bao

ngồi bó thần kinh liên tiếp với màng cứng (dura mater) của rễ tủy sống.
Các mạch máu của dây thần kinh nằm ở trong bao ngồi bó thần kinh,
chia thành các tiểu động mạch đi xun qua bao ngồi bó sợi thần kinh, tạo
thành các nhánh nối thông mao mạch ở bên trong của các bó. Rất có thể là
bao ngồi bó sợi thần kinh đóng vài trị của rào chắn mạch máu - dây thần
kinh (blood - nerve barrier) [3].

Hình 1.5. Dây thần kinh ngoại biên và tổ chức liên kết nâng đỡ
Phạm Thị Minh Đức 2007, Sinh lý học dành cho đối tượng bác sỹ, NXB Y học 2007
Bao ngoài bó thần kinh (epineurium) là tổ chức bao bọc ngồi cùng và
nằm giữa các bó. Bao ngồi bó sợi thần kinh (perineurium) là tổ chức bao
quanh từng bó thần kinh. Mơ kẽ thần kinh (endoneurium) thì bao quanh từng
sợi trục ở bên trong bó thần kinh. Mỗi một dây thần kinh bao gồm những sợi
trục có bao myelin và khơng có bao myelin. Sợi trục có bao myelin là sợi trục
được bao quanh bằng một bao myelin do các tế bào Schwann xoay nhiều
vịng quanh nó tạo ra [3]. Màng tế bào Schwann chứa chất sphingomyelin bao
quanh sợi trục làm nhiều lớp. Sphingomyelin có tính cách điện tốt, ngăn cản
sự khuếch tán của các ion. Các tế bào Schwann dài chừng 1 milimet và không


23

lien tục, giữa các tê bào Schwann có khoảng trống khơng có chất myelin được
gọi là eo Ranvier. Tại eo Ranvier tính thấm của màng với ion cao hơn của
màng khơng có myelin gấp tới 500 lần. Điện thế hoạt động được truyền nhảy
cách từ eo Ranvier này sang eo Ranvier kế tiếp dọc theo chiều dài sợi trục.
Các sợi khơng có bao myelin xung động được truyền từ điểm hưng phấn sang
hai điểm liền kề ở hai bên và cứ thế dọc theo chiều dài của sợi trục. Đối với
các sợi khơng có bao myelin, thì tốc độ dẫn truyền tỉ lệ với căn bậc hai của
đường kính sợi (khoảng 0,5 mét/giây ở những sợi có đường kính nhỏ), chậm

hơn rất nhiều tốc độ dẫn truyền trên sợi có myelin [13].

Hình 1.6. Sợi trục có bao myelin
Nguyễn Hữu Cơng 2013, Chẩn đoán điện và ứng dụng lâm sàng, NXB ĐHQG
TP HCM
Dây thần kinh ngoại biên, cụ thể trong đề tài này, chúng tôi khảo sát
dây giữa, trụ, quay, đều là loại dây thần kinh hỗn hợp (bao gồm cả chức năng
cảm giác và vận động).
Những sợi lớn nhất và có tốc độ dẫn truyền nhanh nhất gồm: sợi cảm
giác ở suốt cơ, thị giác, sợi vận động cơ vân, sợi dẫn truyền cảm giác ở da.
Những sợi khơng có bao myelin và sợi myelin hóa cỡ nhỏ bao gồm: sợi dẫn
truyền cảm giác đau chậm và các sợi sau hạch giao cảm [13].
1.4. Hội chứng cổ vai tay


24

1.4.1. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
− Nguyên nhân thường gặp nhất (70-80%) là do thối hóa cột sống cổ, thối hóa
các khớp liên đốt và liên mỏm bên làm hẹp lỗ tiếp hợp, hậu quả là gây chèn
ép rễ/dây thần kinh cột sống cổ tại các lỗ tiếp hợp [14].
− Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ (20-25%), đơn thuần hoặc phối hợp với thối
hóa cột sống cổ [2],[14],[16].
− Các nguyên nhân ít gặp khác gồm chấn thương, khối u, nhiễm trùng, loãng
xương, bệnh lý viêm cột sống, bệnh lý phần mềm cạnh cột sống,... [1],[16].
1.4.2. Triệu chứng lâm sàng của hội chứng cổ vai tay
1.4.2.1. Biểu hiện lâm sàng
Tùy thuộc nguyên nhân, mức độ và giai đoạn bệnh, bệnh nhân có thể có
ít nhiều những triệu chứng và hội chứng sau đây:
− Hội chứng cột sống cổ

+ Đau vùng cổ gáy, có thể khởi phát cấp tính sau chấn thương, sau động
tác vận động cổ quá mức, hoặc tự nhiên như sau khi ngủ dậy. Đau cũng
có thể xuất hiện từ từ, âm ỉ, mạn tính.
+ Hạn chế vận động cột sống cổ, có thể kèm theo dấu hiệu vẹo cổ, hay
gặp trong đau cột sống cổ cấp tính
+ Điểm đau cột sống cổ khi ấn vào các gai sau, cạnh cột sống cổ tương
ứng các rễ thần kinh.
− Hội chứng rễ thần kinh
+ Đau vùng gáy lan lên vùng chẩm và xuống vai hoặc cánh tay, bàn tay.
Đau thường tăng lên khi xoay đầu hoặc gập cổ về phía bên đau.
+ Rối loạn vận động, cảm giác kiểu rễ: yếu cơ và rối loạn cảm giác như
rát bỏng, kiến bị, tê bì ở vùng vai, cánh tay, hoặc ở bàn tay và các ngón
tay [16].
+ Một số nghiệm pháp đánh giá tổn thương rễ thần kinh cổ:
● Dấu hiệu chuông bấm: Ấn điểm cạnh sống tương ứng với lỗ tiếp
hợp thấy đau xuất hiện từ cổ lan xuống vai và cánh tay.
● Nghiệm pháp Spurling: Bệnh nhân ngồi hoặc nằm nghiêng đầu về
bên đau, thầy thuốc dùng tay ép lên đỉnh đầu bệnh nhân, làm cho


25

đau tăng lên [1],[17].
● Nghiệm pháp dạng vai: Bệnh nhân ngồi, cánh tay bên đau đưa lên
trên đầu và ra sau, các triệu chứng rễ giảm hoặc mất.
● Nghiệm pháp kéo giãn cổ: Bệnh nhân nằm ngửa, thầy thuốc dùng tay
giữ chẩm và cằm và kéo từ từ theo trục dọc, làm giảm triệu chứng.
− Hội chứng tủy cổ
+ Do lồi hoặc thoát vị đĩa đệm gây chèn ép tuỷ cổ tiến triển trong một
thời gian dài.

+ Biểu hiện sớm là dấu hiệu tê bì và mất khéo léo hai bàn tay, teo cơ hai
tay, đi lại khó khăn, nhanh mỏi. Giai đoạn muộn tùy vị trí tổn thương
có thể thấy liệt trung ương tứ chi; liệt ngoại vi hai tay và liệt trung ương
hai chân; rối loạn phản xạ đại tiểu tiện.
− Các triệu chứng khác
+ Hội chứng động mạch sống nền: Đau đầu vùng chẩm, chóng mặt, ù tai,
mờ mắt, đơi khi có giảm thị lực thống qua, mất thăng bằng, mệt mỏi.
+ Có thể có các rối loạn thần kinh thực vật: Đau kèm theo ù tai, rối loạn
thị lực, rối loạn vận mạch vùng chẩm vai hoặc tay.
+ Khi có các triệu chứng tồn thân như sốt, rét run, vã mồ hôi vào ban
đêm, sụt cân,… cần phải đặc biệt lưu ý loại trừ bệnh lý ác tính, nhiễm
trùng.
1.4.2.2. Triệu chứng cận lâm sàng của hội chứng cổ vai tay
− Chụp X quang thường quy: Cần chụp tư thế trước sau, nghiêng và chếch 3/4.
X quang có thể phát hiện những tổn thương cột sống cổ do chấn thương, thối
hóa, hẹp lỗ tiếp hợp, xẹp đốt sống do lỗng xương, hủy xương do bệnh lý ác
tính, v.v...
− Chụp cộng hưởng từ (MRI): MRI thường được chỉ định khi bệnh nhân đau
kéo dài (> 4-6 tuần), đau ngày càng tăng, có tổn thương thần kinh tiến triển,
có biểu hiện bệnh lý tủy cổ, hoặc các dấu hiệu cảnh báo gợi ý bệnh lý ác tính
hay nhiễm trùng.
− Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan) đơn thuần hoặc kèm chụp tủy cản quang:
Chụp CT đơn thuần có thể được chỉ định khi khơng có MRI hoặc chống chỉ


×