Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Hoàn thiện công tác quản lý chi phí các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố phủ lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (962.61 KB, 123 trang )

LỜI CẢM ƠN
Với tất cả sự kính trọng biết ơn sâu sắc nhất, tác giả xin chân thành bày
tỏ lòng biết ơn của mình tới sự hướng dẫn tận tình chu đáo của giáo viên
hướng dẫn PGS-TS Nguyễn Bá Uân và các thầy, cô Khoa Sau đại học, Khoa
Kinh tế và Quản lý cùng tồn thể thầy cơ giáo Trường Đại học Thủy lợi.
Đồng thời tác giả cũng xin cảm ơn các cán bộ Ủy ban nhân dân thành phố
Phủ Lý, một số chun gia có kinh nghiệm trong cơng tác quản lý chí phí đầu
tư xây dựng cơng trình cũng như các đồng nghiệp đã tạo điều kiện cho tác giả
hoàn thành luận văn này.
Do những hạn chế về kiến thức, thời gian, kinh nghiệm và tài liệu tham
khảo nên thiếu sót và khuyết điểm là điều khơng thể tránh khỏi. Vì vậy, tác
giả rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của của các thầy cơ và đồng nghiệp,
đó chính là sự giúp đỡ q báu mà tác giả mong muốn nhất để cố gắng hoàn
thiện hơn trong q trình nghiên cứu và cơng tác sau này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2012
Tác giả

Phạm Thị Hương Thu


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan Đề tài: “Hồn thiện cơng tác quản lý chi phí các dự
án đầu tư xây dựng cơng trình sử dụng vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn
Thành phố Phủ Lý” là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép
của ai. Tất cả các tài liệu tham khảo đều có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Tác giả xin cam đoan tất cả những nội dung trong luận văn tuân thủ theo đúng
đề cương luận văn được phê duyệt. Nếu sai tơi hồn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2012
Tác giả


Phạm Thị Hương Thu


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Diễn giải

BOT

Hợp đồng xây dựng-kinh doanh-chuyển giao

BT

Hợp đồng xây dựng-chuyển giao

BTO

Hợp đồng xây dựng-chuyển giao-kinh doanh

CN-TTCN

Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

ĐTXD


Đầu tư xây dựng

FDI
GDP

Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Gross domestic product
Tổng sản phẩm nội địa

GPMB

Giải phóng mặt bằng

GTGT

Giá trị gia tăng

NSNN

Ngân sách nhà nước

KT-XH

Kinh tế - xã hội

ODA

Official Development Assistant/
nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức


XDCB

Xây dựng cơ bản

XDCT

Xây dựng cơng trình

UBND

Ủy ban nhân dân


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH ........................................................... 5
1.1. Một số khái niệm cơ bản ............................................................................ 5
1.1.1. Chi phí đầu tư xây dựng cơng trình ........................................................ 5
1.1.2. Dự án đầu tư xây dựng cơng trình .......................................................... 5
1.1.3. Vốn ngân sách Nhà nước ........................................................................ 6
1.2. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơng trình ........................................... 10
1.2.1. Quy định chung về quản lý chi phí dự án ĐTXD cơng trình................ 10
1.2.2. Quyền và trách nhiệm của chủ đầu tư trong quản lý chi phí ................ 11
1.2.3. Quyền và trách nhiệm của các nhân và các tổ chức ............................. 13
1.2.4. Nguyên tắc cơ bản về quản lý chi phí ................................................... 14
1.2.5. Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơng trình .......................... 15
1.2.6. Hệ thống các quy định pháp luật về quản lý chi phí............................. 37
1.3. Kinh nghiệm về quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơng trình .................. 38

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơng trình ở một số nước... 38
1.3.2. Thực tiễn quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơng trình ở Việt Nam ...... 40
Kết luận chương 1 ........................................................................................... 42
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CÁC DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở
THÀNH PHỐ PHỦ LÝ .................................................................................. 43
2.1. Giới thiệu khái quát về Thành phố Phủ Lý .............................................. 43
2.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 43
2.1.2. Về kinh tế- xã hội.................................................................................. 44


2.2. Tình hình ĐTXD cơng trình bằng nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn
trong những năm vừa qua................................................................................ 46
2.2.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 46
2.2.2. Những tồn tại trong quản lý đầu tư xây dựng và nguyên nhân............. 52
2.3. Tình hình quản lý chi phí các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà
nước trên địa bàn Thành phố........................................................................... 61
2.3.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 61
2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại ................................. 63
Kết luận chương 2 ........................................................................................... 73
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HỒN THIỆN
CƠNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ PHỦ LÝ ..................................................... 74
3.1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội của Thành phố .............................. 74
3.1.1. Định hướng phát triển Thành phố đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 ... 74
3.1.2. Định hướng phát triển kinh tế, xã hội của Thành phố .......................... 75
3.2. Những cơ hội và thách thức đối với hoạt động đầu tư xây dựng trên địa bàn ... 78
3.2.1. Những cơ hội cho hoạt động đầu tư xây dựng...................................... 78
3.2.2. Những thách thức đối với hoạt động đầu tư xây dựng ......................... 78
3.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơng tác quản lý chi phí đầu tư

xây dựng cơng trình trên địa bàn Thành phố Phủ Lý ..................................... 80
3.3.1. Thống nhất cơ chế quản lý giá vào một đầu mối .................................. 80
3.3.2. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng cơng tác lập, thẩm định dự tốn xây
dựng cơng trình ............................................................................................... 81
3.3.3. Chấn chỉnh và đổi mới trong cơng tác đấu thầu ................................... 84
3.3.4. Tăng cường chất lượng công tác giám sát xây dựng của chủ đầu tư.... 86
3.3.5. Xây dựng quy trình cơng khai cơng tác thanh, quyết tốn cơng trình ...... 88
3.3.6. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý dự án ........ 91


3.4. Các giải pháp hỗ trợ ................................................................................. 92
3.4.1. Hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư có chất
lượng, kịp thời, khoa học và đồng bộ ............................................................. 92
3.4.2. Xác định rõ chủ trương đầu tư, làm tốt công tác lập kế hoạch và phân
bổ vốn đầu tư................................................................................................... 94
3.4.3. Những giải pháp khắc phục góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án
đầu tư xây dựng giúp chủ đầu tư quản lý tốt hơn. .......................................... 95
3.4.4. Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát công tác quản lý dự án đầu tư
xây dựng .......................................................................................................... 98
3.4.5. Áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý dự án đầu tư xây dựng ....... 98
Kết luận chương 3 ......................................................................................... 100
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .......................................................................... 101


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Tình hình thu chi ngân sách trên địa bàn Thành phố Phủ Lý giai
đoạn 2006-2011............................................................................................... 48
Bảng 2.2.Tổng hợp tình hình nợ thanh tốn vốn xây dựng cơ bản trên địa bàn
Thành phố Phủ Lý đến 31/12/2011................................................................. 58
Bảng 2.3: Tổng hợp dự án chưa có hồ sơ quyết toán trên địa bàn Thành phố

Phủ Lý đến 31/12/2011 ................................................................................... 59
Bảng 3.1. Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu đến năm 2015 trên địa bàn
Thành phố Phủ Lý ........................................................................................... 75


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1. Bản đồ hành chính Thành phố Phủ Lý............................................ 43
Hình 3.1. Bản đồ quy hoạch tổng thể Thành phố Phủ Lý............................... 74
Hình 3.2. Dự án khu Đô thị Bắc Châu Giang – TP. Phủ Lý........................... 77


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Đầu tư xây dựng có vai trị quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, là
nhân tố hàng đầu tạo dựng cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động khác nhau
của toàn xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến nhịp độ tăng trưởng kinh tế của mỗi
quốc gia.
Hàng năm Nhà nước ta đầu tư hàng ngàn tỷ đồng vào các dự án đầu tư
phát triển để xây dựng các cơng trình hạ tầng kỹ thuật, các cơng trình phục vụ
quốc kế dân sinh. Vốn ngân sách Nhà nước là tiền và cơng sức của tồn dân
đóng góp. Vì thế, quản lý tốt và nâng cao hiệu quả nguồn vốn này là trách
nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước và của toàn xã hội.
Thành phố Phủ Lý là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hố xã hội của tỉnh
Hà Nam, là một thành phố trẻ đang trên con đường xây dựng và phát triển, cơ
sở hạ tầng của Thành phố được đầu tư xây dựng từng bước đồng bộ và ngày
càng hoàn chỉnh, nhất là hệ thống giao thơng, cấp thốt nước, cơng trình phúc
lợi cơng cộng,…diện mạo đơ thị có nhiều khởi sắc, cảnh quan đơ thị được cải
thiện nhờ công tác đầu tư xây dựng cơ bản được quan tâm, chú trọng, bình
quân hàng năm đầu tư 810,7 tỷ đồng, năm 2010 đầu tư 1.308,4 tỷ đồng. Nhiều

dự án lớn được triển khai như: Nhà máy chế biến phân hữu cơ từ rác thải sinh
hoạt, hệ thống đường vành đai nối với đường cao tốc, đường Lê Công Thanh
kéo dài, sân vận động thành phố, kè Sơng Châu Giang, hệ thống thốt nước
và xử lý nước thải, cầu qua sông Châu Giang, Khu đền thờ tưởng niệm các
anh hùng liệt sỹ tỉnh Hà Nam và Đài tưởng niệm 10 cô gái xã Lam
Hạ….Tổng mức đầu tư các dự án theo phân cấp từ 2005 - 2010 là 2.086,1 tỷ
đồng, trong đó dự án tập trung là 1.915,2 tỷ đồng,….
Do đặc điểm hoạt động xây dựng ln hàm chứa tính chất phức tạp, đa
dạng, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều chủ thể, do đó cơng tác quản lý nhà


2
nước về xây dựng cũng rất đa dạng và vô cùng khó khăn, đặc biệt trong lĩnh
vực quản lý chi phí. Đó cũng chính là những ngun nhân dẫn đến hiệu quả
đầu tư của nhiều dự án trong thời gian vừa qua chưa cao, thất thốt, lãng phí,
tiêu cực trong đầu tư xây dựng cơ bản còn là một vấn đề nhức nhối, nổi cộm.
Thực trạng trên cho thấy rằng, việc tìm ra những giải pháp tăng cường cơng
tác quản lý chi phí các dự án đầu tư xây dựng cơng trình trên địa bàn Thành
phố Phủ Lý thực sự trở thành một vấn đề hết sức quan trong cấp bách.
Để góp phần cùng với các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương tìm ra
giải pháp khắc phục thực trạng nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Hồn
thiện cơng tác quản lý chi phí các dự án đầu tư xây dựng cơng trình sử dụng
vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn Thành phố Phủ Lý” làm luận văn tốt
nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu:
Thơng qua việc tổng quan lý luận về quản lý chi phí các dự án đầu tư
xây dựng cơng trình và những phân tích đánh giá thực trạng quản lý chi phí
các dự án đầu tư xây dựng cơng trên địa bàn Thành phố Phủ Lý trong thời
gian vừa qua. Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích tìm ra những giải pháp hữu
hiệu, nhằm hồn thiện cơng tác quản lý chi phí các dự án đầu tư xây dựng

cơng trình sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn Thành phố trong thời gian
tới.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
a. Ý nghĩa khoa học:
Đóng góp khoa học của đề tài thể hiện ở việc, đã hệ thống được những
vấn đề lý luận có cơ sở khoa học và biện chứng về quản lý chi phí các dự án
đầu tư xây dựng cơng trình một cách hiệu quả. Những nghiên cứu này đóng
vai trị thành tố trong việc góp phần hồn thiện hệ thống lý luận về quản lý dự
án đầu tư xây dựng cơng trình.


3
b. Ý nghĩa thực tiễn:
Những kết quả nghiên cứu lý luận, phân tích đánh giá và các giải pháp
mà đề tài đạt được là những tài liệu tham khảo hữu ích đối với cơng tác quản
lý chi phí nói riêng, công tác quản lý dự án dự án đầu tư xây dựng cơng trình
nói chung trên địa bàn Thành phố Phủ Lý.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
a. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề có liên quan đến hoạt
động triển khai và q trình quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng cơng trình.
b. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của luận văn được tập trung vào các hoạt động
quản lý chi phí đầu tư xây dựng của các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách
Nhà nước trên địa bản Thành phố Phủ Lý trong suốt quá trình chuẩn bị và
thực hiện đầu tư các dự án này.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Để giải quyết các nội dung và nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu, tác giả
luận văn đã áp dụng phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp điều tra khảo
sát; phương pháp thống kê; phương pháp phân tích so sánh; phương pháp

phân tích tổng hợp, hệ thống hóa và một số phương pháp phân tích kinh tế
khác có liên quan.
6. Kết quả dự kiến đạt được:
Với kết toàn bộ nội dung nghiên cứu được trình bày trong 3 chương
chính, đề tài dự kiến đạt được những kết quả nghiên cứu sau đây:
- Hệ thống những cơ sở lý luận cơ bản về chi phí và quản lý chi phí các
dự án đầu tư xây dựng cơng trình sử dụng vốn ngân sách Nhà nước;
- Phân tích thực trạng bức tranh đầu tư và quản lý chi phí các dự án đầu
tư xây dựng cơng trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn Thành


4
phố Phủ Lý trong thời gian vừa qua, từ đó rút ra được những mặt được, những
vấn đề còn tồn tại cần khắc phục;
- Nghiên cứu đưa ra những giải pháp có cơ sở khoa học và có tính khả
thi, phù hợp với thực tiễn, nhằm hồn thiện cơng tác quản lý chi phí các dự án
đầu tư xây dựng cơng trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn TP.
Phủ Lý.
7. Nội dung của Đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn được cấu trúc với 3
chương chính, gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng
cơng trình
Chương 2: Thực trạng cơng tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng các dự
án sử dụng vốn ngân sách nhà nước ở Thành phố Phủ Lý
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơng tác quản lý
chi phí đầu tư xây dựng cơng trình trên địa bàn Thành phố Phủ Lý


5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHI PHÍ
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Chi phí đầu tư xây dựng cơng trình
Chi phí đầu tư xây dựng cơng trình là tồn bộ chi phí cần thiết để xây
dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng cơng trình xây dựng.
Do đặc điểm của quá trình sản xuất và đặc điểm của quá trình xây dựng
nên mỗi dự án đầu tư xây dựng cơng trình có chi phí riêng được xác định theo
đặc điểm, tính chất kỹ thuật và yêu cầu cơng nghệ của q trình xây dựng.
Chi phí dự án đầu tư xây dựng cơng trình được biểu thị qua tổng mức
đầu tư, tổng dự tốn, dự tốn cơng trình, giá thanh tốn và quyết tốn vốn đầu
tư khi kết thúc xây dụng đưa cơng trình vào khai thác sử dụng.
1.1.2. Dự án đầu tư xây dựng cơng trình
Dự án là một quá trình đơn nhất, gồm một tập hợp các hoạt động có
phối hợp và kiểm sốt, có thời hạn bắt đầu vào kết thúc, được tiến hành để đạt
được mục tiêu phù hợp với các yêu cầu quy định, bao gồm cả các ràng buộc
về thời gian, chi phí và nguồn lực
Dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ
vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm
đạt đựơc sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất
lượng sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định.
Dự án xây dựng là cách gọi tắt của Dự án đầu tư xây dựng cơng trình,
được giải thích trong Luật Xây dựng Việt Nam ngày 26-11-2003 như sau:
Dự án đầu tư xây dựng cơng trình là tập hợp các đề xuất có liên quan
đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơng trình xây
dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng cơng trình hoặc
sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định. Dự án đầu tư xây dựng công


6

trình bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở.
1.1.3. Vốn ngân sách Nhà nước
1.1.3.1. Khái niệm nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản và nguồn vốn đầu tư
xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước
- Vốn đầu tư: Là số vốn được sử dụng để thực hiện mục đích đầu tư đã
dự định bao gồm chi phí cho việc khảo sát thiết kế xây dựng, mua sắm, lắp
đặt máy móc thiết bị và các chi phí khác được ghi trong trong mức đầu tư, là
yếu tố tiền đề của mọi quá trình đầu tư.
Vốn đầu tư có những đặc trưng cơ bản sau:
Một là: Vốn được biếu hiện bằng giá trị của nguồn tài sản. Có nghĩa là vốn
phải đại diện cho một lượng giá trị thực của tài sản hữu hình và tài sản vơ hình.
Hai là: Vốn phải gắn với một chủ sở hữu nhất định. Do vậy, nếu ở đâu
không xác định được đúng chủ sở hữu vốn, thì ở đó việc sử dụng vốn sẽ lãng
phí kém hiệu quả.
Ba là: Trong nền kinh tế thị trường, vốn được coi là hàng hố đặc biệt.
Vốn là hàng hố vì: cũng giống như các hàng hố khác, nó có giá trị và giá trị
sử dụng. Có chủ sở hữu và là một giá trị đầu vào của quả trình sản xuất. Nó là
hàng hố đặc biệt vì : Thứ nhất, nó có thể tách rời quyền sở hữu vốn và quyền
sử dụng vốn. Thứ hai, vốn là yếu tố đầu vào phải tính chi phí như các hàng
hố khác; nhưng bản thân nó lại được cấu thành trong đầu ra của nền kinh tế.
Thứ ba, chí phí vốn phải được quan niệm như chi phí khác (vật liệu, nhân
cơng, máy ...) kể cả trong trường hợp vốn tự có bỏ ra.
Bốn là: Vốn có giá trị về mặt thời gian. Ở tại các thời điểm khác nhau
thì giá trị của đồng vốn cũng khác nhau. Đồng tiền càng dàn trải theo thời
gian, thì nó càng bị mất giá, độ rủi ro càng lớn. Bởi vậy khi thẩm định (hay
xác định) hiệu quả của một dự án đầu tư người ta phải đưa các khoản thu và
chi về cùng một thời điểm để đánh giá và so sánh.


7

Năm là: Vốn phải được tích tụ và tập trung đến một lượng nhất định, đủ
sức để đầu tư cho một dự án kinh doanh.
Sáu là: Vốn phải vận động trong đầu tư kinh doanh và sinh lãi. Vốn
được biểu hiện bằng tiền, nhưng chưa hẳn tiền là vốn. Tiền chỉ là dạng tiềm
năng của vốn, để tiền trở thành vốn, thì đồng tiền đó phải vận động trong mơi
trường của hoạt động đầu tư, kinh doanh và sinh lãi.
Từ những phân tích trên đây ta có thể khái niệm về vốn đầu tư như sau:
Vốn đầu tư là giá trị tài sản xã hội (bao gồm tài sản tài chính, tài sản hữu
hình, tài sản vơ hình) được bỏ vào đầu tư nhằm mang lại hiệu quả trong tương lai.
- Nguồn vốn đầu tư:
Nước ta đang trên con đường hội nhập và phát triển. Vốn là yếu tố quan
trọng nhất đối với sự phát triển là tăng trưởng kinh tế. Là một trong những
nhân tố quyết định sự thành công của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.
Vốn đầu tư phát triển kinh tế được hình thành từ hai nguồn: Nguồn vốn
trong nước và nguồn vốn ngoài. Ngày nay, trong điều kiện quốc tế hoá đời
sống KT – XH, mở cửa và hội nhập, hầu hết các quốc gia đều kết hợp huy
động cả hai nguồn vốn trên. Đối với nước ta và các nước đang phát triển khac
có tốc độ tăng trưởng chậm, thu nhập bình quân đầu người thấp, nguồn vốn
tiết kiệm so với GDP còn hạn hẹp, thì việc kết hợp huy động vốn nước ngồi
với vốn trong nước là rất cần thiết, trong đó vốn trong nước giữu vai trị chủ
đạo. Điều đó khơng những khắc phục được tình trạng thiếu vốn mà cịn có
điều kiện tiếp thu được công nghệ hiện đại của nước ngồi; nâng cao trình độ
quản lý và tăng thêm việc làm.
- Nguồn vốn nước ngoài huy động cho đầu tư XDCB thông qua: vay nợ,
nhận viện trợ, hoặc thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) ...
- Nguồn vốn trong nước là toàn bộ nguồn lực của một quốc gia có thể
huy động vào đầu tư, thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội của đất nước.


8

Nguồn vốn trong nước bao gồm: nguồn tiết kiệm, nguồn nhân lực, nguồn tài
nguyên thiên nhiên và nguồn vốn vô hình.
1.1.3.2. Vị trí vai trị của nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đối với
đầu tư xây dựng cơ bản.
Ngân sách Nhà nước là một phạm trù kinh tế và một phạm trù lịch sử.
Sự hình thành và phát triển của ngân sách Nhà nước gắn liền với sự xuất hiện
và phát triển của nền kinh tế hàng hoá tiền tệ trong phương thức sản xuất của
các cộng đồng và Nhà nước của từng cộng đồng. Nói cách khác sự ra đời của
Nhà nước, sự tồn tại của nền kinh tế hàng hoá tiền tệ là tiền đề cho sự phát
sinh, tồn tại và phát triển của ngân sách Nhà nước.
Nói đến nguồn vốn là nói đến nguồn gốc xuất xứ để có được vốn đó.
Đứng trên giác độ một chủ dự án, để hình thành một dự án đầu tư xây dựng
có thể sử dụng các nguồn vốn sau đây:
- Nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
- Nguồn vốn vay.
- Nguồn vốn tự bổ sung.
- Nguồn huy động trong q trình xây dựng cơng trình.
Nguồn vốn của ngân sách Nhà nước là một bộ phận vốn đầu tư xây dựng
cơ bản được nhà nước tập trung vào ngân sách Nhà nước dùng để đầu tư xây
dựng cơng trình theo mục tiêu phát triển kinh tế của nhà nước cho đầu tư xây
dựng cơ bản. Trong mỗi thời kỳ, tùy vào điều kiện lịch sử cụ thể và nhiệm vụ
phát triển kinh tế – xã hội của đất nước mà nguồn vốn ngân sách Nhà nước bố
trí cho đầu tư xây dựng cơ bản với tỷ lệ khác nhau.
Hiện nay nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước được bố trí trực tiếp cho các
cơng trình văn hố, y tế, giáo dục, quản lý nhà nước, cơ sở hạ tầng và những
cơng trình trọng điểm quan trọng, có ý nghĩa làm thay đổi cơ cấu kinh tế của
cả nước, của vùng lãnh thổ và địa phương.


9

Chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước là quá trình nhà
nước sử dụng một phần vốn tiền tệ đã tập trung được dưới hình thức: Thuế,
phí, lệ phí... để đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, văn hoá xã hội. Các
khoản chi này có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển. Với
ý nghĩa đó người ta coi khoản chi này là chi cho tích luỹ.
Chi đầu tư xây dựng cơ bản là khoản chi được ưu tiên hàng đầu trong
tổng chi ngân sách Nhà nước. Chi đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách Nhà
nước là quá trình sử dụng một phần vốn tiền tệ đã được tập trung vào ngân
sách Nhà nước nhằm thực hiện tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng,
từng bước tăng cường và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế.
Chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước được thực hiện hàng năm
nhằm mục đích để đầu tư xây dựng các cơng trình, kết cấu hạ tầng kinh tế, văn
hố, xã hội, an ninh, quốc phịng, các cơng trình khơng có khả năng thu hồi vốn.
Để quản lý có hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà
nước chúng ta cần tiến hành phân loại khoản chi này. Phân loại các khoản chi
là việc sắp xếp các khoản chi có cùng mục đích, cùng tính chất thành loại chi.
Chúng ta có thể phân loại chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước
theo các tiêu thức sau:
- Xét theo hình thức tài sản cố định, chi đầu tư xây dựng cơ bản gồm:
Chi xây dựng mới: Đó là các khoản chi để xây dựng mới các cơng trình,
dự án mà kết quả là làm tăng thêm tài sản cố định, tăng thêm năng lực sản
xuất mới của nền kinh tế quốc dân. Đây là khoản chi có tỷ trọng lớn.
Chi cải tạo sửa chữa: Đó là khoản chi nhằm phục hồi hoặc nâng cao
năng lực của những cơng trình dự án đã có sẵn.
- Xét theo cơ cấu cơng nghệ vốn đầu tư, chi ĐTXD cơ bản bao gồm:
Chi xây lắp: đó là các khoản chi để xây dựng lắp gép các kết cấu kiến
trúc và lắp đặt thiết bị vào đúng vị trí và theo đúng thiết kế đã được duyệt.


10

Chi thiết bị: đó là các khoản chi cho mua sắm máy móc thiết bị bao gồm
cả chi phí vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, chi phí bảo dưỡng tại kho, bãi ở hiện
trường cũng như các chi phí liên quan về thuế và bảo hiểm thiết bị.
Chi kiến thiết cơ bản khác: đây là khoản chi đảm bảo điều kiện cho quá
trình xây dựng, lắp đặt và đưa dự án đi vào sử dụng. Nó bao gồm các khoản
chi như: chi chuẩn bị đầu tư, chi khảo sát thiết kế, chi quản lý dự án ...
- Xét theo giai đoạn đầu tư, chi đầu tư xây dựng cơ bản bao gồm:
Chi cho giai đoạn chuẩn bị đầu tư: là những khoản chi để xác định sự cần
thiết phải đầu tư, quy mô đầu tư, điều tra khảo sát thăm dò và lực chọn địa điểm
xây dựng, lập dự án đầu tư, thẩm định dự án đầu tư và quyết đinh đầu tư.
Chi phí cho giai đoạn thực hiện và kết thúc xây dựng, đưa dự án vào
khai thác sử dụng. Đây là khoản chi liên quan đến quá trình xây dựng từ khi
khởi cơng đến khi hồn thành dự án đưa vào khai thác sử dụng.
1.1.3.3. Dự án đầu tư sử dụng ngân sách nhà nước
Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước kể cả các dự án
thành phần, Nhà nước quản lý toàn bộ quá trình ĐTXD từ việc xác định chủ
trương đầu tư, lập dự án, quyết định đầu tư, lập thiết kế, dự tốn, lựa chọn nhà
thầu, thi cơng xây dựng đến khi nghiệm thu, bàn giao và đưa cơng trình vào
khai thác sử dụng.
1.2. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơng trình
1.2.1. Quy định chung về quản lý chi phí dự án ĐTXD cơng trình
Chi phí đầu tư xây dựng cơng trình là tồn bộ chi phí cần thiết để xây
dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng cơng trình xây dựng.
Chi phí đầu tư xây dựng cơng trình được biểu thị qua các chỉ tiêu:
- Chỉ tiêu tổng mức đầu tư của dự án ở giai đoạn lập dự án đầu tư xây
dựng cơng trình.
- Dự tốn xây dựng cơng trình ở giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây


11

dựng cơng trình.
- Giá trị thanh tốn, quyết tốn vốn đầu tư khi kết thúc xây dựng, đưa
cơng trình vào khai thác, sử dụng.
Chi phí đầu tư xây dựng cơng trình được lập theo từng cơng trình cụ thể,
phù hợp với giai đoạn đầu tư xây dựng cơng trình, các bước thiết kế, nguồn
vốn sử dụng và các quy định khác của nhà nước.
Việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơng trình phải đảm bảo mục
tiêu đầu tư và hiệu quả dự án, đồng thời phải đảm bảo tính khả thi của dự án
đầu tư xây dựng cơng trình, đảm bảo tính đúng, tính đủ, hợp lý, phù hợp với
điều kiện thực tế và yêu cầu khách quan của cơ chế thị trường.
Nhà nước thực hiện quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng cơng trình,
hướng dẫn phương pháp lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng cơng
trình, cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng công bố định mức, chỉ tiêu kinh
tế - kỹ thuật và các thông tin liên quan để chủ đầu tư tham khảo, xác định phí
phí đầu tư.
Chủ đầu tư xây dựng cơng trình chịu trách nhiệm quản lý chi phí dự án
đầu tư xây dựng cơng trình từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi cơng trình
được đưa vào khai thác, sử dụng. Chủ đầu tư được thuê tư vấn, cá nhân tư vấn
để thực hiện việc lập, thẩm tra và kiểm sốt chi phí dự án đầu tư xây dựng
cơng trình phù hợp với nguồn vốn sử dụng, điều kiện cụ thể của cơng trình
xây dựng.
1.2.2. Quyền và trách nhiệm của chủ đầu tư trong quản lý chi phí
- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm toàn diện về việc quản lý chi phí dự án
đầu tư xây dựng cơng trình.
- Chủ đầu tư có các quyền, trách nhiệm sau:
+ Được phép điều chỉnh và phê duyệt tổng mức đầu tư điều chỉnh trong
các trường hợp điều chỉnh cơ cấu các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu


12

tư hoặc các trường hợp điều chỉnh tổng mức đầu tư nhưng không làm vượt
tổng mức đầu tư đã được phê duyệt;
+ Tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt dự tốn xây dựng cơng trình;
+ Tổ chức lập, quyết định áp dụng các định mức mới chưa có trong hệ
thống định mức đã được công bố hoặc áp dụng, sử dụng các định mức điều
chỉnh, định mức xây dựng tương tự ở các cơng trình khác trừ các định mức
được sử dụng để lập các đơn giá trong các gói thầu sử dụng vốn ngân sách
nhà nước áp dụng hình thức chỉ định thầu thì chủ đầu tư báo cáo người quyết
định đầu tư xem xét, quyết định (riêng cơng trình xây dựng thuộc dự án đầu
tư do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư thì Bộ trưởng Bộ quản lý
ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định);
+ Quyết định việc áp dụng, sử dụng giá vật liệu xây dựng cơng trình, giá
nhân cơng, giá máy và thiết bị thi công làm cơ sở cho việc lập đơn giá xây
dựng, dự tốn xây dựng cơng trình; tham khảo giá do các tổ chức có chức
năng công bố, báo giá của nhà sản xuất, thông tin giá của nhà cung cấp hoặc
giá đã áp dụng cho cơng trình khác có tiêu chuẩn, chất lượng tương tự và mặt
bằng giá thị trường để áp dụng cho công trình;
+ Đề xuất việc lựa chọn hình thức giá hợp đồng, giá gói thầu trong hoạt
động xây dựng trình người quyết định đầu tư;
+ Bao gồm vốn, thanh toán và quyết toán hợp đồng đúng tiến độ và các
quy định trong hợp đồng đã ký kết với nhà thầu.
+ Tổ chức kiểm sốt chi phí đầu tư xây dựng cơng trình theo quy định;
+ Quyết định và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp lý của giá trị đề
nghị cơ quan thanh toán và vốn đầu tư thanh toán vốn cho nhà thầu.
+ Được phép thuê các tổ chức, cá nhân tư vấn cơng tác quản lý chi phí
để thực hiện các cơng việc về quản lý chi phí và chịu trách nhiệm trước pháp
luật về việc lựa chọn các tổ chức, cá nhân tư vấn này;


13

+ Được quyền đòi bồi thường hoặc khởi kiện ra Tịa hành chính hoặc
Tịa kinh tế địi bồi thường các thiệt hại do việc chậm trễ của cơ quan thanh
toán vốn đầu tư;
+ Kiểm soát các thay đổi trong quá trình thi cơng xây dựng cơng trình có
liên quan đến thay đổi chi phí đầu tư xây dựng cơng trình hoặc đẩy nhanh tiến
độ thực hiện xây dựng cơng trình;
+ Các quyền và trách nhiệm khác liên quan đến quản lý chi phí theo quy
định hiện hành của pháp luật.
1.2.3. Quyền và trách nhiệm của các nhân và các tổ chức
1.2.3.1. Quyền và trách nhiệm của các nhà thầu tư vấn quản lý chi phí
- Các nhà thầu tư vấn quản lý chi phí được thực hiện tư vấn các cơng
việc quản lý chi phí theo năng lực và phạm vi hoạt động đã quy định.
- Được yêu cầu chủ đầu tư thanh tốn các khoản chi phí theo hợp đồng
đã ký kết; được thanh toán các khoản lãi vay do chậm thanh tốn, được quyền
địi bồi thường hoặc khởi kiện ra Tịa Hành chính hoặc Tịa Kinh tế địi bồi
thường thiệt hại do việc chậm trễ thanh quyết toán của chủ đầu tư.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về kết quả hoạt động
quản lý chi phí và bồi thường thiệt hại gây ra cho chủ đầu tư (nếu có) theo nội
dung hợp đồng đã ký kết.
- Không được tiết lộ các thông tin, tài liệu có liên quan đến hoạt động
quản lý chi phí do mình thực hiện khi chưa được phép của chủ đầu tư hoặc
cấp có thẩm quyền.
- Các quyền và trách nhiệm khác liên quan đến quản lý chi phí theo quy
định hiện hành của pháp luật.
1.2.3.2. Quyền và trách nhiệm của nhà thầu xây dựng
- Quyết định định mức, đơn giá và các chi phí khác có liên quan đến giá
dự thầu khi tham gia đấu thầu.


14

- Trong giai đoạn thi công xây dựng được thay đổi các biện pháp thi
công sau khi đã được chủ đầu tư hoặc đại diện chủ đầu tư chấp thuận nhằm
đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm chất lượng, an toàn lao động trên cơ sở giá trị
trong hợp đồng đã ký kết.
- Được đề xuất và thỏa thuận với chủ đầu tư về các định mức, đơn giá
cho các công việc phát sinh trong q trình xây dựng cơng trình.
- Được chủ động sử dụng các khoản chi phí xây dựng nhà tạm để ở và
điều hành thi công tại hiện trường, trực tiếp phí khác cho các cơng việc phục
vụ thi cơng.
- Được quyền u cầu thanh tốn các khoản lãi vay do chậm thanh toán;
được bồi thường về những thiệt hại do việc chậm bàn giao mặt bằng và các
thiệt hại khác không do lỗi của nhà thầu.
- Nhà thầu chịu trách nhiệm bồi thường cho chủ đầu tư và các bên có
liên quan những thiệt hại gây ra do lỗi của nhà thầu (nếu có) trong việc thi
công chậm tiến độ quy định.
- Các quyền và trách nhiệm khác liên quan đến quản lý chi phí theo quy
định hiện hành của pháp luật.
1.2.4. Nguyên tắc cơ bản về quản lý chi phí
Quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng cơng trình phải đảm bảo các
ngun tắc sau đây:
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơng trình phải bảo đảm mục tiêu, hiệu
quả dự án đầu tư xây dựng cơng trình và phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường.
- Quản lý chi phí theo từng cơng trình, phù hợp với các giai đoạn đầu tư xây
dựng cơng trình, các bước thiết kế, loại nguồn vốn và các quy định của Nhà nước.
- Tổng mức đầu tư, dự tốn xây dựng cơng trình phải được dự tính theo
đúng phương pháp, đủ các khoản mục chi phí theo quy định và phù hợp độ
dài thời gian xây dựng cơng trình. Tổng mức đầu tư là chi phí tối đa mà chủ
đầu tư được phép sử dụng để đầu tư xây dựng cơng trình.



15
- Nhà nước thực hiện chức năng quản lý chi phí thơng qua việc ban hành,
hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý chi phí.
- Chủ đầu tư xây dựng cơng trình chịu trách nhiệm tồn diện về việc
quản lý chi phí từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc xây dựng đưa
cơng trình vào khai thác, sử dụng.
1.2.5. Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơng trình
Quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơng trình bao gồm các nội dung:
- Quản lý Tổng mức đầu tư;
- Dự tốn xây dựng cơng trình;
- Định mức và giá xây dựng;
- Hợp đồng trong hoạt động xây dựng;
- Thanh tốn, quyết tốn vốn đầu tư xây dựng cơng trình.
Đối với các cơng trình sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(gọi tắt là ODA), nếu Điều ước quốc tế mà cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Na ký kết có những quy định về quản lý
chi phí đầu tư xây dựng cơng trình khác với quy định của các Nghị định của
Chính Phủ thì thực hiện theo các quy định của Điều ước quốc tế đó.
1.2.5.1. Quản lý Tổng mức đầu tư
1. Khái niệm:
Tổng mức đầu tư là toàn bộ chi phí dự tính để đầu tư xây dựng cơng
trình được ghi trong quyết định đầu tư và là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch
và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình. Tổng mức đầu tư
được tính tốn và xác định trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng cơng
trình phù hợp với nội dung dự án và thiết kế cơ sở. Đối với trường hợp chỉ lập
báo cáo kinh tế kỹ thuật thì tổng mức đầu tư được xác định phù hợp với thiết
kế bản vẽ thi công.


16

2. Thành phần của tổng mức đầu tư
Tổng mức đầu tư bao gồm: chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư
xây dựng; chi phí khác và chi phí dự phịng.
3. Phương pháp xác định tổng mức đầu tư
Có 4 phương pháp được quy định dùng để xác định tổng mức đầu tư, đó là:
- Phương pháp xác định theo thiết kế cơ sở của dự án:
- Phương pháp tính theo diện tích hoặc cơng suất sản xuất, năng lực phục vụ
của cơng trình và giá xây dựng tổng hợp, suất vốn đầu tư xây dựng cơng trình.
- Phương pháp tính trên cơ sở số liệu của các dự án có chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tương tự , là những cơng trình cùng loại, cấp cơng trình xây dựng có
cùng loại, cấp cơng trình, quy mơ, cơng suất ca dõy truyn cụng ngh để xác
định tổng mức đầu t.
- Phng pháp kt hp: Đối với các dự án có nhiều công trình, tuỳ theo
điều kiện, yêu cầu cụ thể của dự án và nguồn số liệu có đợc có thể vận dụng
kết hợp các phơng pháp nêu trên để xác định tổng mức đầu t của dự án đầu
t xây dựng công trình.
Ch u t, t vn lp dự án đầu tư xây dựng cơng trình có trách nhiệm lựa
chọn phương pháp lập tổng mức đầu tư phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của dự án.
Trong trường hợp chủ đầu tư chưa đủ căn cứ để xác định chi phí quản lý dự
án do chưa đủ điều kiện để xác định được tổng mức đầu tư, nhưng cần triển
khai các cơng việc chuẩn bị dự án thì chủ đầu tư lập dự tốn cho cơng việc
này để dự trù chi phí và triển khai thực hiện cơng việc. Chi phí nói trên sẽ
được tính trong chi phí quản lý dự án của tổng mức đầu tư.
Một số khoản mục chi phí thuộc nội dung chi phí quản lý dự án, chi phí
tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác của dự án nếu chưa có quy định hoặc
chưa tính được ngay thì được bổ sung và dự tính để đưa vào tổng mức đầu tư.


17
Chỉ số giá xây dựng dùng để tính chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá

trong tổng mức đầu tư được xác định bằng cách tính bình qn các chỉ số giá
xây dựng của tối thiểu 3 năm gần nhất, phù hợp với loại cơng trình, theo khu
vực xây dựng và phải tính đến khả năng biến động của các yếu tố chi phí, giá
cả trong khu vực và quốc tế.
4. Các căn cứ xác định tổng mức đầu tư xây dựng cơng trình
a. Suất vốn đầu tư xây dựng cơng trình:
Suất vốn đầu tư xây dựng cơng trình là chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tổng
hợp quan trọng trong công tác quản lý, là công cụ trợ giúp các cơ quan quản
lý, chủ đầu tư và nhà tư vấn khi xác định tổng mức đầu tư của dự án, làm cơ
sở để lập kế hoạch, quản lý vốn đầu tư, xác định hiệu quả kinh tế của dự án
đầu tư xây dựng.
Nội dung của suất vốn đầu tư bao gồm các chi phí cần thiết cho việc xây
dựng, mua sắm và lắp đặt thiết bị, quản lý dự án, tư vấn đầu tư xây dựng và
các khoản chi phí khác. Các chi phí được tính cho một đơn vị năng lực sản
xuất hoặc phục vụ theo thiết kế của cơng trình thuộc dự án. Năng lực sản xuất
hoặc phục vụ của cơng trình thuộc dự án là khả năng sản xuất sản phẩm hoặc
phục vụ của công trình theo thiết kế cơ sở của dự án và được xác định bằng
các đơn vị đo thích hợp và được ghi trong quyết định đầu tư.
Phân loại suất vốn đầu tư:
- Theo hình thức đầu tư: Cơng trình xây dựng mới, cơng trình cải tạo,
mở rộng, nâng cấp hoặc cơng trình có u cầu đặc biệt về cơng nghệ.
- Theo loại hình cơng trình: cơng trình dân dụng, cơng trình cơng
nghiệp, cơng trình giao thơng, cơng trình thủy lợi, cơng trình hạ tầng kỹ thuật.
- Theo thành phần chi phí: Suất chi phí xây dựng, suất chi phí thiết bị
Suất vốn đầu tư xây dựng ở nước ta đã 3 lần được biên soạn và giơi
thiệu để tham khảo vào các năm 1993, 1997 và 2005. Suất vốn đầu tư được
giới thiệu vào các năm này còn rất nhiều bất cập, cụ thể:



×