Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Hoàn thiện công tác quản lý ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực giao thông vận tải đường thủy nội địa của cục đường thủy nội địa việt nam tại khu vực miền bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (824.41 KB, 117 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực
và chưa được sử dụng ở bất kỳ cơng trình khoa học nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã nhận được
lời cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2016
Tác giả

Lê Đức Nam

i


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện đề tài, tơi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ rất nhiệt
tình và có hiệu quả từ Cục Đường thủy Nội địa và các phịng ban có liên quan.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể các cán bộ trong Cục Đường
thủy nội địa Việt Nam. Đặc biệt bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến PGS. TS
Nguyễn Trọng Hoan, người đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong việc hoàn
thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2016
Tác giả

Lê Đức Nam

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii


MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................. vii
DANH MỤC HÌNH VẼ ...................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... ix
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... x
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHẰM GIẢM
THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG
ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA ..................................................................................... 1
1.1 Những cơ sở lý luận về quản lý ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực giao thông vận
tải ..................................................................................................................................... 1
1.1.1 Khái niệm quản lý ô nhiễm môi trường ................................................................. 1
1.1.2 Khái niệm giao thông Đường thủy nội địa ............................................................. 1
1.1.3 Ô nhiễm môi trường trong giao thông ĐTNĐ........................................................ 2
1.1.4 Quản lý môi trường trong giao thông ĐTNĐ ......................................................... 2
1.2 Những văn bản về quản lý ô nhiễm môi trường trong giao thông ĐTNĐ ................ 2
1.3 Những quy chuẩn, tiêu chuẩn đánh giá công tác quản lý ô nhiễm môi trường trong
giao thông ĐTNĐ ............................................................................................................ 3
1.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý môi trường trong giao thông ĐTNĐ ... 4
1.5 Nội dung quản lý ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực Giao thông vận tải đường
thủy .................................................................................................................................. 9
1.5.1 Quản lý ô nhiễm môi trường đối với thiết bị thủy nội địa, tàu biển ....................... 9
1.5.2 Quản lý ô nhiễm môi trường đối với cảng, bến thủy nội địa ............................... 10
1.5.3 Bảo vệ môi trường đối với cơ sở đóng mới, hốn cải, sửa chữa phục hồi phương
tiện ................................................................................................................................. 11
1.6 Những bài học kinh nghiệm về quản lý môi trường trong giao thông ĐTNĐ ........ 12
1.6.1 Kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới ............................................................. 12
1.6.2 Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.......................................................... 16
iii



1.7 Những cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ............................................ 18
1.7.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới ....................................................................... 18
1.7.2 Tình hình nghiên cứu trong nước ......................................................................... 19
Kết luận chương 1 ......................................................................................................... 22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ Ô NHIỄM MÔI
TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐTNĐ CỦA CỤC
ĐTNĐ TẠI KHU VỰC MIỀN BẮC GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2015
....................................................................................................................................... 23
2.1 Giới thiệu khái quát về Cục ĐTNĐ Việt Nam ........................................................ 23
2.1.1 Quá trình hình thành ............................................................................................. 23
2.1.2 Sơ đồ tổ chức ........................................................................................................ 24
2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ ........................................................................................ 25
2.2. Tổng quan về tình hình hoạt động Giao thơng vận tải ĐTNĐ tại khu vực Miền
Bắc ................................................................................................................................. 29
2.2.1 Khái quát tình hình phát triển lĩnh vực đường thủy nội địa tại khu vực miền Bắc
....................................................................................................................................... 29
2.2.2 Tuyến đường thủy nội địa tại khu cực miền Bắc ................................................. 30
2.2.3 Cảng bến thủy nội địa tại khu vực miền Bắc ....................................................... 31
2.2.4 Phương tiện thủy nội địa tại khu vực miền Bắc ................................................... 33
2.2.5 Cơ sở đóng mới, sửa chữa, hốn cải phương tiện thủy nội địa tại khu vực miền
Bắc ................................................................................................................................. 34
2.3. Công tác quản lý việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường của phương tiện,
cảng, bến, cơ sở đóng mới, hốn cải, phục hồi phương tiện trong hoạt động giao thông
thủy nội địa .................................................................................................................... 35
2.3.1 Công tác tuyên truyền .......................................................................................... 35
2.3.2 Kết quả thực hiện ................................................................................................. 35
2.4. Nguồn phát sinh chất thải từ hoạt động giao thông vận tải thủy khu vực miền Bắc .
...................................................................................................................................... 42
2.4.1. Nguồn thải phát sinh do hoạt động giao thông đường thuỷ nội địa .................... 42
2.4.2 Các nguồn chất thải phát sinh do hoạt động của cảng, bến thuỷ nội địa ............. 46

2.4.3 Ô nhiễm từ các bến bãi và nhà xưởng phục vụ cho hoạt động GT thủy .............. 47
iv


2.4.4. Hoạt động đóng mới, sửa chữa, phá dỡ phương tiện thuỷ nội địa ...................... 48
2.5.Thực trạng công tác quản lý ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực Giao thông vận tải
Đường thủy nội địa khu vực miền Bắc của Cục đường thủy nội địa ............................ 50
2.5.1 Công tác tổ chức quản lý ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực giao thông vận tải
đường thủy nội địa ......................................................................................................... 50
2.5.2 Những chính sách và quy định về bảo vệ mơi trường trong lĩnh vực giao thông
vận tải đường thủy nội địa ............................................................................................. 53
2.5.3 Hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực giao thông vận tải đường
thủy nội địa .................................................................................................................... 54
2.5.4 Các công cụ kinh tế và kỹ thuật trong quản lý môi trường đường thủy nội địa
được Cục ĐTNĐ áp dụng .............................................................................................. 57
2.5.5. Công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra ................................................................. 67
2.5.6. Về đào tạo nguồn nhân lực .................................................................................. 68
2.6. Đánh giá chung về công tác quản lý ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực Giao
thông vận tải Đường thủy nội địa tại khu vực miền Bắc giai đoạn 2010-2015 ............ 70
2.6.1 Những kết quả đạt được ....................................................................................... 70
2.6.2 Những hạn chế và nguyên nhân ........................................................................... 72
Kết luận chương 2 ......................................................................................................... 74
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ Ô NHIỄM
MÔI TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐTNĐ CỦA
CỤC ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TẠI KHU VỰC MIỀN BẮC ĐẾN NĂM 2020 .. 76
3.1. Quan điểm và định hướng công tác quản lý môi trường trong lĩnh vực giao thông
vận tải đường thủy nội địa của Cục đường thủy nội địa tại khu vực miền Bắc ............ 76
3.1.1. Bối cảnh hiện nay và những vấn đề đặt ra đối với công tác quản lý môi trường
trong lĩnh vực Giao thông vận tải ĐTNĐ ...................................................................... 76
3.1.2 Quan điểm và mục tiêu của Cục đường thủy nội địa Việt Nam trong công tác

quản lý ô nhiễm môi trường giao thông đường thủy nội địa tại khu vực miền Bắc ..... 87
3.1.3 Định hướng cơ bản nhằm hồn thiện cơng tác quản lý mơi trường trong lĩnh vực
Giao thông vận tải đường thủy nội địa tại khu vực miền Bắc ....................................... 88
3.2 Đề xuất giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý mơi trường trong lĩnh vực giao
thông vận tải của Cục ĐTNĐ Việt Nam tại khu vực miền Bắc đến năm 2020 ............ 90
v


3.2.1. Giải pháp về tổ chức nhân sự cho công tác quản lý môi trường giao thông vận tải
ĐTNĐ ............................................................................................................................ 90
3.2.2 Giải pháp về việc tổ chức thực hiện các luật định về quản lý môi trường trong
lĩnh vực giao thông ĐTNĐ............................................................................................ 92
3.2.3 Giải pháp về tuyên truyền phổ biến và giáo dục pháp luật bảo vệ môi trường .......... 93
3.2.4 Giải pháp áp dụng khoa học kỹ thuật trong quản lý môi trường giao thông vận tải
ĐTNĐ ............................................................................................................................ 95
3.2.5 Giải pháp hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực giao thông vận tải
ĐTNĐ ............................................................................................................................ 99
Kết luận chương 3 ......................................................................................................... 99
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 102

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Hiện trạng một số cảng thủy nội địa chính ................................................... 32
Bảng 2.2. Bảng thống kê công tác bảo vệ môi trường các cảng thủy nội địa ............... 37
Bảng 2.3. Lượng thải tối thiểu của một người trên tàu trong một ngày đêm ................ 44
Bảng 2.4. Tải lượng ô nhiễm gây ra từ bến bãi và nhà xưởng thuộc hoạt động vận tải
giao thông ĐTNĐ .......................................................................................................... 47

Bảng 2.5. Mức thuế áp dụng đối với từng nhóm hàng hóa ........................................... 58
Bảng 2.6: Mức phí BVMT đối với nước thải công nghiệp ........................................... 61
Bảng 2.7. Danh mục các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án giảm thiểu ô nhiễm môi
trường thuộc phạm vi quản lý của Cục (xếp theo thứ tự thời gian) .............................. 63
Bảng2.8 Đánh giá kết quả công tác về phát triển nhân lực giai đoạn 2010-2015 ......... 69
Bảng 2.9 Thống kê các khóa đào tạo về công tác bảo vệ môi trường ĐTNĐ qua các
năm ................................................................................................................................ 70

vii


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức của Cục đường thủy nội địa Việt Nam ........................ 24

viii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

BPP

Nguyên tắc người hưởng lợi phải trả tiền

2


PPP

Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền

3

BVMT

Bảo vệ môi trường

4

CCKT

Công cụ kinh tế

5

CNH - HĐH

Cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa

6

CTR

Chất thải rắn

7


ĐTNĐ

Đường thủy nội địa

8

GTVT

Giao thông vận tải

9

NSNN

Ngân sách nhà nước

10

OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế châu Âu

11

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

12


TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

13

TN & MT

Tài nguyên và môi trường

14

UBND

Ủy ban nhân dân

15

LVS

Lưu vực sông

16

GTVT

Giao thông vận tải

17


HTQT

Hợp tác quốc tế

STT

ix


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giao thơng vận tải đường thuỷ nội địa đã có q trình phát triển lâu đời do điều kiện sông
nước tự nhiên phong phú và sự tiện dụng của bản thân phương thức vận tải này. Trong suốt
chiều dài lịch sử hoạt động vận tải thuỷ nội địa luôn gắn liền với các giai đoạn phát triển
kinh tế, xã hội của đất nước và góp phần tích cực vào hoạt động giao thơng vận tải chung
tồn quốc. Sản lượng của vận tải thuỷ luôn chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 30%) trong tổng sản
lượng giao thơng vận tải nội địa chung của tồn quốc. Vận tải thuỷ khơng những vận
chuyển có hiệu quả các loại hàng lớn, hàng cồng kềnh, vận chuyển phục vụ xây dựng các
cơng trình trọng điểm, các khu cơng nghiệp... mà còn phục vụ các hoạt động giao lưu rất đa
dạng và phong phú cho dân sinh của các vùng ven sông, đặc biệt là đồng bằng sông Hồng
và đồng bằng sông Cửu Long.
Thời gian gần đây, vận tải thuỷ phát triển nhanh cả về cơ sở hạ tầng và lực lượng sản
xuất vận tải, hỗ trợ đắc lực cho các phương thức vận tải trên bộ. Do tác động của cơ
chế thị trường, cùng với việc tăng nhanh khối lượng vận tải hàng hoá và hành khách
theo nhiều hình thức với nhu cầu phục vụ tăng cao, lực lượng phương tiện vận tải thuỷ
cũng phát triển và đa dạng hoá với rất nhiều chủng loại.
Tuy nhiên, với nhu cầu tăng trưởng vận tải thuỷ ngày càng cao để đáp ứng nhu cầu của
người dân và bắt kịp tiến độ phát triển kinh tế, không tránh khỏi các tác động tiêu cực đến
mơi trường, từ đó cũng gây ra những tác động ngược lại đối với đời sống cũng như phát

triển kinh tế - xã hội. Đường thủy nội địa là nơi diễn ra các hoạt động giao thông và các hoạt
động khác đồng thời cũng là nơi chứa đựng chất thải do các hoạt động đời sống con người
gây ra. Sự tác động của con người làm cho sơng ngịi trở nên ơ nhiễm, nhiều lúc, nhiều nơi
đã vượt quá giới hạn tự phục hồi của các dòng sông, gây ra những biến đổi nghiêm trọng về
lượng nước, luồng lạch, làm hủy hoại nguồn thủy sản và ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường
sống, sức khoẻ của cộng đồng...Đặc biệt là tại khu vực miền Bắc.
Nhận thức được vai trị của mơi trường đối với đời sống và sự phát triển bền vững của
một quốc gia và nói rộng hơn là của tồn nhân loại. Trong khi đó, sự hiểu biết về pháp
luật và môi trường của các đối tượng tham gia giao thông trên đường thủy nội địa nói
riêng cịn thấp; bảo vệ mơi trường trong giao thông đường thuỷ nội địa đang trở thành
vấn đề bức xúc cần có các giải pháp kịp thời.
x


Giải pháp quản lý môi trường trong lĩnh vực giao thông vận tải đường thủy nội địa là
yêu cầu cấp thiết đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước, mơi trường trên cả
nước nói chung và phát triển bền vững lĩnh vực giao thông vận tải đường thủy nội địa
khu vực Miền Bắc nói riêng trong thời kỳ hội nhập kinh tế Quốc tế hiện nay và sự phát
triển trong tương lai. Nhận thức được vấn đề trên tác giả luận văn chọn đề tài, " Hồn
thiện cơng tác quản lý ơ nhiễm mơi trường trong lĩnh vực Giao thông vận tải
Đường thủy nội địa của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tại khu vực miền Bắc
" làm đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp hồn thiên cơng tác quản lý ô nhiễm môi trường
trong lĩnh vực Giao thông vận tải Đường thủy nội địa của Cục đường thủy nội địa tại
khu vực Miền Bắc.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng hoạt động quản lý môi trường của Cục đường thủy nội địa Việt
Nam trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa và đề xuất các giải pháp nhằm giảm

thiểu tác động đối với môi trường trong lĩnh vực giao thông vận tải đường thủy nội địa
tại khu vực miền Bắc.
b. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Công tác quản lý ô nhiễm môi trường của Cục đường thủy nội
địa Việt Nam trong lĩnh vực giao thông vận tải Đường thủy nội địa tại khu vực miền
Bắc.
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý ô nhiễm môi trường
của Cục đường thủy nội địa Việt Nam trong lĩnh vực giao thông vận tải Đường thủy
nội địa tại khu vực miền Bắc.
- Phạm vi về thời gian: Đánh giá thực trạng công tác quản lý ô nhiễm môi trường của
Cục đường thủy nội địa Việt Nam trong lĩnh vực giao thông vận tải Đường thủy nội
địa tại khu vực miền Bắc giai đoạn 2010 ÷ 2015; đề xuất giải pháp hồn thiện cơng tác
quản lý trong thời gian tới.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp hệ thống hóa;
xi


- Phương pháp khảo sát thực tế;
- Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích số liệu;
- Phương pháp phân tích, đánh giá;
- Phương pháp kế thừa và một số phương pháp kết hợp khác.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
a. Ý nghĩa khoa học của đề tài:
Nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học, cơng cụ hữu ích cung cấp cho các cơ quan
quản lý thực hiện chức năng quản lý, giám sát việc bảo vệ môi trường trong lĩnh vực
Đường thủy nội địa tại khu vực miền Bắc nói riêng cũng như các miền khác trong
nước ta nói chung.
b. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
Kết quả nghiên cứu phân tích của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho cán bộ

quản lý trong lĩnh vực giao thông vận tải Đường thủy nội địa, nhất là các cán bộ ở Cục
đường thủy nội địa Việt Nam.
6. Kết quả dự kiến đat được
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về môi trường và công tác quản lý Nhà nước
về môi trường, làm cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác quản lý ô nhiễm môi trường
giao thơng ĐTNĐ;
- Phân tích đánh giá thực trạng quản lý ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực giao thông
vận tải ĐTNĐ của Cục đường thủy nội địa tại khu vực miền Bắc trong thời gian vừa
qua, qua đó đánh giá nêu những tồn tại cần khắc phục;
- Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp có cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc hồn
thiện cơng tác quản lý môi trường trong lĩnh vực giao thông vận tải ĐTNĐ của Cục
đường thủy nội địa VIệt Nam tại khu vực miền Bắc nhằm góp phần cải thiện mơi
trường trong hoạt động giao thông vận tải ĐTNĐ Miền Bắc trong giai đoạn tới.
7. Nội dung của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn gồm có 3 chương nội dung chính
sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường
trong lĩnh vực giao thông ĐTNĐ
xii


Chương 2: Thực trạng về quản lý ô nhiễm môi trường giao thông ĐTNĐ của Cục
đường thủy nội địa tại khu vực miền bắc giai đoạn từ năm 2010 đến 2015
Chương 3: Giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý ô nhiễm môi trường giao thông
ĐTNĐ của Cục đường thủy nội địa tại khu vực miền Bắc đến năm 2020

xiii




CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHẰM GIẢM
THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG
ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
1.1 Những cơ sở lý luận về quản lý ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực giao thông
vận tải
1.1.1 Khái niệm quản lý ô nhiễm môi trường
- Môi trường
Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự
tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.
- Ơ nhiễm mơi trường
Ơ nhiễm mơi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với
quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con
người và sinh vật.
- Quản lý ô nhiễm môi trường
Quản lý ô nhiễm môi trường là việc phân vùng môi trường để bảo tồn, phát triển và
thiết lập hệ thống hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường gắn với hệ thống giải pháp bảo
vệ môi trường trong sự liên quan chặt chẽ với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội nhằm bảo đảm phát triển bền vững.
1.1.2 Khái niệm giao thông Đường thủy nội địa
- Đường thủy nội địa (ĐTNĐ)
ĐTNĐ là luồng, âu tàu, các cơng trình đưa phương tiện qua đập, thác trên sông, kênh,
rạch hoặc luồng trên hồ, đầm, phá, vụng, vịnh, ven bờ biển, ra đảo, nối các đảo thuộc
nội thủy của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức quản lý, khai
thác giao thông vận tải.
- Hoạt động giao thông vận tải ĐTNĐ
Hoạt động giao thông vận tải ĐTNĐ gồm hoạt động của người, phương tiện tham gia
giao thông vận tải trên ĐTNĐ; quy hoạch phát triển, xây dựng, khai thác, bảo vệ kết
cấu hạ tầng giao thông ĐTNĐ; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ giao thơng ĐTNĐ và quản
lý nhà nước về giao thông ĐTNĐ.

1



1.1.3 Ơ nhiễm mơi trường trong giao thơng ĐTNĐ
Theo các con số thống kê cho thấy, trong 5 năm, tổng số phương tiện thủy nội địa đã
tăng từ gần 12 nghìn phương tiện (2007) lên hơn 26 nghìn phương tiện (năm 2012).
Lượng hàng vận chuyển cũng tăng từ gần 6,3 triệu tấn/năm lên hơn 12 triệu tấn/năm
và số người tham gia giao thông bằng loại phương tiện này tăng từ gần 370 nghìn
người (năm 2007) lên gần 540 nghìn người (năm 2012). Theo đó, số lượng phương
tiện vẫn liên tục tăng cả về số lượng và công suất. Và với xu hướng này trong tương
lai sẽ còn tiếp tục tăng do nhu cầu vận tải và do yêu cầu xã hội phát triển.
Việc tăng số người, số phương tiện tham gia hoạt động vận tải thủy nội địa một cách
nhanh chóng góp phần phát triển KT-XH nói chung. Tuy nhiên, hoạt động này cũng
gây nguy cơ ô nhiễm môi trường. Các nguồn có khả năng gây ơ nhiễm bao gồm: Dầu,
hóa chất trên tàu; các loại hàng nguy hiểm vận chuyển bằng tàu; rác thải, nước thải;
sơn chống hà sử dụng cho thân tàu; các vật liệu độc hại dùng để đóng tàu (amiăng, kim
loại nặng, hóa chất); hoạt động cắt phá tàu cũ....
1.1.4 Quản lý môi trường trong giao thông ĐTNĐ
Là việc quản lý hoạt động của người, phương tiện tham gia giao thông vận tải trên
ĐTNĐ; quy hoạch phát triển, xây dựng, khai thác, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thơng
ĐTNĐ; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ giao thông ĐTNĐ và quản lý nhà nước về giao
thông ĐTNĐ nhằm hạn chế tối đa các hoạt động gây ô nhiễm môi trường.
1.2 Những văn bản về quản lý ô nhiễm môi trường trong giao thông ĐTNĐ
- Thông tư 50/2014/TT-BGTVT ngày 17/10/ 2014 về quản lý cảng, bến thủy nội địa
do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.
- Quyết định 1873/QĐ-BGTVT ngày 08/8/ 2012 phê duyệt Đề án Nâng cao chất lượng
công tác đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và thủy nội địa góp phần
giảm thiểu tai nạn giao thơng và ơ nhiễm môi trường do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận
tải ban hành.
- Luật Giao thông ĐTNĐ sửa đổi 2014
- Chỉ thị 01/CT-CTUBND ngày 23/01/2014 về việc tăng cường thực hiện công tác

quản lý và bảo vệ môi trường trong hoạt động giao thơng ĐTNĐ trên địa bàn tỉnh Sóc
Trăng.

2


- Thông tư số 32/2015/TT-BGTVT ngày 24/7/2015 của Bộ GTVT quy định về bảo vệ
môi trường trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông;
- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
về quản lý chất thải nguy hại;
- Thông tư liên tịch số 21/2013/TTLT-BGTVT-BTNMT ngày 22/8/2013 của Bộ Giao
thông vận tải và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về quản lý và bảo vệ môi
trường trong hoạt động giao thông vận tải đường thuỷ nội địa;
1.3 Những quy chuẩn, tiêu chuẩn đánh giá công tác quản lý ô nhiễm môi trường
trong giao thông ĐTNĐ
Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mức, giới hạn cho phép, được quy định dùng
làm căn cứ để quản lý mơi trường". Vì vậy, tiêu chuẩn mơi trường có quan hệ mật thiết
với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Hệ thống tiêu chuẩn môi trường là một
cơng trình khoa học liên ngành, nó phản ánh trình độ khoa học, cơng nghệ, tổ chức
quản lý và tiềm lực kinh tế - xã hội có tính đến dự báo phát triển.
Quy chuẩn môi trường là văn bản pháp quy kỹ thuật quy định về mức giới hạn, yêu
cầu tối thiểu, các ngưỡng, các mục bắt buộc phải tuân thủ để đảm bảo sức khỏe con
người, bảo vệ mơi trường. Do cơ quan có thẩm quyền ban hành dưới dang văn bản để
bắt buộc áp dụng.
Cơ cấu của hệ thống tiêu chuẩn môi trường trong giao thông ĐTNĐ bao gồm các
nhóm chính sau:
- TCVIỆT NAM 5945:2005 Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải
- TCVIỆT NAM 6772:2000 Chất lượng nước - Nước thải sinh hoạt giới hạn ô nhiễm
cho phép
- TCVIỆT NAM 6980:2001 Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải

vào lưu vực nước sông dùng cho cấp nước sinh hoạt
- TCVIỆT NAM 6981:2001 Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải
vào lưu vực nước hồ dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt
- TCVIỆT NAM 6982:2001 Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải
vào lưu vực nước sông dùng cho mục đích thể thao và giải trí dưới nước
- TCVIỆT NAM 6983:2001 Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải
vào lưu vực nước hồ dùng cho mục đích thể thao và giải trí dưới nước
3


- TCVIỆT NAM 6987:2001 Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải
vào vùng nước biển ven bờ dùng cho mục đích thể thao và giải trí dưới nước
Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường trong lĩnh vực giao thông ĐTNĐ:
- QCVIỆT NAM 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
mặt;
- QCVIỆT NAM 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
ngầm;
- QCVIỆT NAM 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng khơng
khí xung quanh.
- QCVIỆT NAM 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc
hại trong khơng khí xung quanh.
- QCVIỆT NAM 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh
hoạt.
- QCVIỆT NAM 19: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải cơng
nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.
- QCVIỆT NAM 20:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải cơng
nghiệp đối với một số chất hữu cơ.
- QCVIỆT NAM 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
- QCVIỆT NAM 27: 2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.
- QCVIỆT NAM 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công

nghiệp.
- QCVIỆT NAM 25: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của
bãi chôn lấp chất thải rắn.
1.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý môi trường trong giao thông
ĐTNĐ
- Nhân tố nội hàm
Ý thức thực thi trách nhiệm công vụ về bảo vệ môi trường của nhiều cán bộ các cấp ở
trung ương cũng như địa phương trong điều hành, chỉ đạo và thực hiện cơng việc cịn
chưa tốt; dẫn tới tình trạng bỏ qua hoặc không tuân thủ đầy đủ các qui định pháp luật
về bảo vệ môi trường.

4


Công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về bảo vệ mơi trường tới cộng
đồng dân cư cịn hạn chế; việc thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ mơi trường cịn
chưa nghiêm, hiệu lực, hiệu quả chưa cao.
- Ý thức của người dân
Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng và thờ ơ của người dân. Nhiều
người cho rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường.
Một số người lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của
các cấp chính quyền...trong khi số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ơ nhiễm thì
có làm gì cũng "chẳng ăn thua", và ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng đến
mình nhiều. Và chính những suy nghĩ này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục
cũng như tư duy bảo vệ môi trường của các thế hệ trẻ về sau.
- Các doanh nghiệp thiếu trách nhiệm, quan liêu, thiếu chặt chẽ
Nguyên nhân thứ hai gây ra ô nhiễm môi trường chính là sự thiếu trách nhiệm của các
doanh nghiệp. Do đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, khơng ít doanh nghiệp đã vi
phạm quy trình khai thác, góp phần gây ơ nhiễm mơi trường đáng kể.
Mặt khác, hệ thống xử lý nước thải tại một số khu công nghiệp chưa hoạt động hiệu

quả, nước thải sinh hoạt bị ô nhiễm được thải liên tục ra sông, hồ gây nhiễm độc
nguồn nước
- Sự quan liêu, thiếu chặt chẽ trong công tác quản lý bảo vệ môi trường của Nhà
nước
Theo thống kê của Bộ Tư Pháp, hiện nay có khoảng 300 văn bản pháp luật về bảo vệ
môi trường để điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế, các
quy trình kỹ thuật, quy trình sử dụng nguyên liệu trong sản xuất,... Tuy nhiên, hệ thống
các văn bản này vẫn cịn chưa hồn thiện, thiếu đồng bộ, thiếu chi tiết, tính ổn định
khơng cao, tình trạng văn bản mới được ban hành chưa lâu đã phải sửa đổi, bổ sung là
khá phổ biến, từ đó làm hạn chế hiệu quả điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức,
các hoạt động kinh tế... trong việc bảo vệ môi trường.
Quyền hạn pháp lý của các tổ chức bảo vệ môi trường, nhất là của lực lượng Cảnh sát
môi trường chưa thực sự đủ mạnh, nên đã hạn chế hiệu quả hoạt động nắm tình hình,
phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường. Các cơ sở pháp lý,
chế tài xử phạt đối với các loại hành vi gây ô nhiễm môi trường về các loại tội phạm
5


cịn hạn chế chưa đủ mạnh. Cụ thể, có rất ít trường hợp gây ô nhiễm môi trường bị xử
lý hình sự, cịn các biện pháp xử lý khác như: buộc phải di dời ra khỏi khu vực ơ
nhiễm, đóng cửa và đình chỉ hoạt động của cơ sở gây ô nhiễm môi trường cũng không
được áp dụng nhiều, hoặc có áp dụng nhưng các cơ quan chức năng thiếu kiên quyết
nên doanh nghiệp "lỳ địn" cũng khơng có hiệu quả.
Các cấp chính quyền chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức đối với công tác
bảo vệ môi trường, dẫn đến buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra,
giám sát về mơi trường. Ngồi ra, công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi
trường trong xã hội còn hạn chế.
- Sự phát triển trong sản xuất công nghiệp dịch vụ liên quan đến giao thông vận tải
Sự gia tăng khách du lịch cũng đồng thời với việc gia tăng chất thải (nặng nhất là chất
thải rắn) cùng với sự hư hại các nguồn tài ngun, nếu khơng có các biện pháp quản lý

thích hợp. Khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là các bãi biển, các tuyến du lịch và
lưu trú ngủ đêm (bởi nước thải và rác thải), nhiều vùng đã có dấu hiệu ô nhiễm chất
hữu cơ và vi sinh. Sự suy giảm cảnh quan tự nhiên do hoạt động du lịch khơng gắt
gao, tuy nhiên về lâu dài thì sự thiệt hại là rất lớn. Ơ nhiễm bên ngồi ngành du lịch
cũng đe dọa đến tài nguyên du lịch như các chất thải từ hoạt động sản xuất công
nghiệp…
- Sử dụng tài nguyên nước
Nhu cầu cấp nước cho hoạt động công nghiệp, dịch vụ và cư dân ngày càng tăng đặc biệt là
nước sinh hoạt. Để đáp ứng nhu cầu phát triển cơng nghiệp, du lịch trong tương lai thì các
địa phương sẽ phải nâng cấp và xây dựng thêm các nhà máy nước.
Như vậy đến 2020 lượng nước cần sử dụng là rất lớn. Để có thể khai thác bền vững
lượng nước này cần phải có một chiến lược hợp lý để bảo vệ nguồn tài nguyên này.
- Nhân tố tự nhiên
Bất cứ một hiện tượng nào làm giảm chất lượng nước đều bị coi là nguyên nhân gây ơ
nhiễm nước.Ơ nhiễm nước do mưa, lũ lụt, gió bão… hoặc do các sản phẩm hoạt động
sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng. Cây cối, sinh vật chết đi, chúng bị vi sinh
vật phân hủy thành chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó ăn sâu vào
nước ngầm, gây ơ nhiễm, hoặc theo dòng nước ngầm hòa vào dòng lớn.

6


Lụt lội có thể làm nước mất sự trong sạch, khuấy động những chất dơ trong hệ thống
cống rãnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác, và cuốn theo các loại hoá
chất trước đây đã được cất giữ.
Nước lụt có thể bị ơ nhiễm do hố chất dùng trong nông nghiệp, kỹ nghệ hoặc do các
tác nhân độc hại ở các khu phế thải. Công nhân thu dọn lân cận các công trường kỹ
nghệ bị lụt có thể bị tác hại bởi nước ơ nhiễm hố chất.
Ô nhiễm nước do các yếu tố tự nhiên (núi lửa, xói mịn, bão, lụt,...) có thể rất nghiêm
trọng, nhưng khơng thường xun, và khơng phải là ngun nhân chính gây suy thối

chất lượng nước tồn cầu.
Sự suy giảm chất lượng nước có thể do đặc tính địa chất của nguồn nước ví dụ như:
nước trên đất phèn thường chứa nhiều sắt, nhơm. nước lấy từ lịng đất thường chứa
nhiều canxi…
- Gia tăng dân số
Những thách thức về việc gia tăng dân số cũng như tập trung dân số lớn sẽ gây ra áp
lực mạnh mẽ cho các địa phương trong việc giải quyết việc làm, chỗ ở và các tiện ích
cơng cộng, nhất là các tiện ích về bảo vệ môi trường tại địa phương cần phải được đầu
tư thích đáng. Bởi vì q trình gia tăng dân số và tập trung dân cư đồng nghĩa với việc
gia tăng và tập trung chất thải (rác, nước thải sinh hoạt, khí thải do phương tiện giao
thơng, khí thải và chất thải từ quá trình xây dựng, từ các hoạt động dịch vụ…). Ngồi
ra việc quản lý hành chính và cơng tác ngăn ngừa tệ nạn cũng là một áp lực lớn khi có
sự cố gia tăng dân số, dân sinh.
Phát triển giao thông vận tải sẽ làm bùng nổ phương tiện giao thơng cơ giới, thải ra
nhiều bụi khí, dầu nhớt độc hại và tiếng ồn, sẽ gây ra ô nhiễm mơi trường khơng khí
và nước.
Làm tăng nhu cầu khai thác tài nguyên nước phục vụ sinh hoạt, dịch vụ và sản xuất,
làm suy thoái tài nguyên nước.
Dân số tăng nhanh gây ra quá tải đối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật (hệ thống cấp thoát
nước, xử lý nước thải, hệ thống giao thông, vấn đề thu gom và xử lý rác thải…)
Mỗi ngày có một lượng lớn rác thải sinh hoạt thải ra môi trường mà không qua xử lý
bên cạnh đó dân số ngày càng gia tăng dẫn đến lượng rác thải sinh hoạt cũng tăng

7


theo. Ở các nước phát triển, tỷ lệ gia tăng dân số khoảng 5 % trong khi đó tỷ lệ gia
tăng dân số ở các nước đang phát triển là hơn 2 %.
Ở Việt Nam với mức tăng dân số nhanh chóng đã đưa nước ta vào hàng thứ 12 trong
các quốc gia có dân số đơng nhất Thế giới. Trong vòng hơn 50 năm gần đây (19602013), dân số nước ta tăng gần 4 lần từ 30,172 triệu người lên 90 triệu người. Dân số

tăng nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt và phát triển kinh tế tăng lên, các nguồn thải
tăng, sự ô nhiễm môi trường nước cũng tăng lên.
Nước thải sinh hoạt (Domestic wastewater): là nước thải phát sinh từ các hộ gia đình,
bệnh viện, khách sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt,
vệ sinh của con người. Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ
dễ bị phân hủy sinh học (cacbohydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dưỡng (photpho,
nitơ), chất rắn. Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng nước thải cũng như tải lượng
các chất có trong nước thải của mỗi người trong một ngày là khác nhau. Nhìn chung
mức sống càng cao thì lượng nước thải và tải lượng thải càng cao.
Ở nhiều vùng, phân người và nước thải sinh hoạt không được xử lý mà quay trở lại
vịng tuần hồn của nước. Do đó bệnh tật có điều kiện để lây lan và gây ơ nhiễm mơi
trường.
- Q trình cơng nghiệp hóa
Cơng nghiệp hóa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước nói chung và
của từng khu vực cũng như các địa phương nói riêng nhưng q trình phát triển kinh tế
bằng con đường cơng nghiệp hóa địi hỏi các nhu cầu về năng lượng, nguyên liệu ngày
càng tăng, kéo theo chất lượng môi trường sống ngày càng xấu đi.
Việc phát triển các cảng biển mang lại lợi ích kinh tế khá rõ nét. Tuy nhiên, những áp
lực do quá trình phát triển này mang lại khá cao, đặc biệt là áp lực mang tính xã hội,
mơi trường.
Cơng nghiệp hóa làm phát sinh nhiều chất thải gây ơ nhiễm mơi trường nước, khơng
khí, chất thải rắn, trong đó tỷ lệ chất thải nguy hiểm và độc hại sẽ tăng nhanh. Việc
này sẽ ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng, gia tăng áp lực giải quyết
các chất thải này.
Tốc độ đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa ngày càng phát triển kéo theo các khu cơng nghiệp
được thành lập. Do đó lượng rác thải do các hoạt động công nghiệp ngày càng nhiều
8


và chưa được xử lý triệt để thải trực tiếp ra môi trường hay các con sông gây ảnh

hưởng tới chất lượng nước.
1.5 Nội dung quản lý ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực Giao thông vận tải
đường thủy
Ngày 22/8/2013 Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Tài nguyên Môi trường đã ban hành
Thông tư liên tịch số 21/2013/TTLT-BGTVT-BTNMT về việc "Hướng dẫn về quản lý
và bảo vệ môi trường trong lĩnh vực giao thông ĐTNĐ".Đối tượng áp dụng là đối với
các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động giao thông ĐTNĐ. Trong Thông tư đã
quy định :
1.5.1 Quản lý ô nhiễm môi trường đối với thiết bị thủy nội địa, tàu biển
Các phương tiện thủy nội địa (sau đây gọi tắt là phương tiện), tàu biển hoạt động trên
ĐTNĐ phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường như sau:
- Phương tiện phải tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành về quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về ngăn ngừa ô nhiễm, do phương tiện thủy nội địa;
- Tàu biển phải tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành về quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển của tàu;
- Phương tiện, tàu biển hoạt động trên ĐTNĐ phải có thiết bị che chắn, khơng để rơi
hàng hóa, bụi phát tán gây ơ nhiễm mơi trường;
- Không đổ các chất thải ra ĐTNĐ;
- Phương tiện, tàu biển phải có Kế hoạch ứng cứu ơ nhiễm dầu, ô nhiễm hóa chất theo
quy định của pháp luật hiện hành;
- Phương tiện, tàu biển gây sự cố tràn dầu, chủ phương tiện, chủ tàu biển phải thực
hiện việc ứng phó sự cố tràn dầu theo quy định của pháp luật hiện hành.
Ngoài các quy định trên, phương tiện, tàu biển chuyên dùng phải tuân thủ các quy định
sau:
- Phương tiện, tàu biển chở khách: khơng để hàng hóa độc hại, dễ cháy, dễ nổ chung
với hành khách;
- Phương tiện, tàu biển chở khí hóa lỏng thực hiện theo quy định của pháp luật hiện
hành về phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép và bảo đảm an tồn, phịng chống cháy nổ,
bảo vệ mơi trường có liên quan;


9


- Phương tiện thu gom, lưu giữ tạm thời, vận chuyển chất thải nguy hại phải thực hiện
quy định của pháp luật hiện hành về quản lý chất thải nguy hại;
- Phương tiện, tàu biển chở vật liệu nổ công nghiệp, hàng nguy hiểm phải có giấy phép
vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp và hàng nguy hiểm và bảo đảm an toàn trong bảo
quản, vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, hàng nguy hiểm.
Phương tiện, tàu biển hoạt động trong khu vực cảng, bến phải:
- Chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan Cảng vụ hoặc Ban quản lý bến về bảo vệ môi
trường của phương tiện, tàu biển khi làm thủ tục vào, rời cảng, bến;
- Không để rò rỉ, tràn, thấm, phát tán chất thải, hàng hóa ra mơi trường khi phương
tiện, tàu biển xếp, dỡ hàng hóa, cọ rỉ, sơn lại vỏ tàu, rửa sàn máy, làm vệ sinh hàm
chứa hàng hóa độc hại, nguy hiểm;
- Chất thải, chất gây ô nhiễm phát sinh trên phương tiện, tàu biển phải được chủ
phương tiện, tàu biển thu gom, chuyển giao cho tổ chức có chức năng tiếp nhận và xử
lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
1.5.2 Quản lý ô nhiễm môi trường đối với cảng, bến thủy nội địa
Chủ đầu tư cảng, bến thủy nội địa hoặc người thuê khai thác cảng, bến thủy nội địa
(gọi tắt là chủ cảng, bến thủy nội địa) trong q trình hoạt động phải có một trong các
văn bản sau:
- Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung;
- Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường;
- Giấy xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường;
- Văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết về bảo vệ môi trường.
Trách nhiệm của chủ cảng, bến thủy nội địa
- Thực hiện các nội dung tại một trong các văn bản theo quy định, tại khoản 1 Điều
này và các quy định của pháp luật hiện hành khác về bảo vệ môi trường;
- Tổ chức thu gom các chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của cảng, bến và

chất thải từ các phương tiện, tàu biển khi phương tiện, tàu biển neo đậu tại cảng, bến;
phối hợp với tổ chức có chức năng chuyên môn để tiếp nhận, vận chuyển và xử lý theo
quy định của pháp luật hiện hành;
- Có cán bộ thực hiện công tác bảo vệ môi trường;
10


- Đối với các cảng: Chủ cảng xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trình cơ quan
có thẩm quyền phê duyệt.
Chủ cảng, bến thủy nội địa kinh doanh xăng dầu, khí hóa lỏng ngồi việc thực hiện các
nội dung tại các quy định trên còn phải thực hiện:
- Xây dựng phương án phịng chống và ứng phó sự cố từ nguồn trên bờ và từ các
phương tiện, tàu biển đậu, đỗ, làm hàng tại cảng, bến, trình cơ quan có thẩm quyền phê
duyệt theo quy định của pháp luật hiện hành;
- Phương tiện, thiết bị chuyên dùng thu gom, lưu giữ tạm thời, vận chuyển chất thải
nguy hại áp dụng theo quy định hiện hành về quản lý chất thải nguy hại.
1.5.3 Bảo vệ môi trường đối với cơ sở đóng mới, hốn cải, sửa chữa phục hồi
phương tiện
Chủ cơ sở trong quá trình hoạt động phải có một trong các văn bản sau:
- Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung;
- Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường;
- Giấy xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường;
- Văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết về bảo vệ môi trường.
Chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan đăng kiểm về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ
thuật và phịng ngừa ơ nhiễm mơi trường của phương tiện trong q trình đóng mới,
hốn cải, sửa chữa, phục hồi, nâng cấp phương tiện, kể cả việc chế tạo, lắp đặt kết cấu
và các trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm của phương tiện.
Thu gom, xử lý chất thải phát sinh trong q trình sửa chữa, phục hồi, đóng mới
phương tiện, tàu biển đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường trước khi thải ra

môi trường hoặc phối hợp với tổ chức có chức năng chun mơn để tiếp nhận, vận
chuyển và xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
Trong quá trình hoạt động phải bảo đảm tiếng ồn, độ rung nằm trong giới hạn của quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn và độ rung.
Có cán bộ thực hiện cơng tác bảo vệ mơi trường.

11


×