Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.7 KB, 27 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

PHAN VĂN MINH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
CÁC DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Mã số: 834 04 10

Đà Nẵng - Năm 2020


Cơng trình được hồnh thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Người hướng dẫn KH: TS. Nguyễn Hiệp

Phản biện 1:………………………………………
Phản biện 2:………………………………………

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại trường Đại học kinh tế, Đại học Đà
Nẵng vào ngày …….tháng ……năm 2020.

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
-


Trung tâm thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng.

-

Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong các năm qua, khu vực kinh tế tư nhân đã có những đóng
góp tích cực trong sự phát triển của nền kinh tế nước ta, góp phần tạo
ra việc làm, nâng cao mức thu nhập người dân, mạnh dạn đi đầu
trong nhiều lĩnh vực kinh doanh, sản xuất mới.
Tại thành phố Đà Nẵng có gần 90% doanh nghiệp tư nhân
đang hoạt động trên địa bàn là những doanh nghiệp có quy mơ vừa
và nhỏ, trong đó hoạt động tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực thương
mại, dịch vụ (gần 69%). Phần lớn những DN có vốn lớn là những
doanh nghiệp thuộc khu vực đầu tư nước ngồi và cơng ty cổ phần.
Sự phát triển ổn định của doanh nghiệp thời gian qua một mặt
là do bối cảnh chung của phát triển KTXH trong và ngồi nước, một
mặt là do vai trị to lớn của QLNN. Trong quá trình phát triển,
DNTN cũng bộc lộ các hạn chế như sản xuất kinh doanh trái pháp
luật, kinh doanh không đúng đăng ký, trốn lậu thuế... đã ảnh hưởng
nghiêm trọng đến môi trường sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó,
DNTN cịn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong tiếp cận những nguồn
vốn ưu đãi, tiếp cận công nghệ hay kiến thức và kinh nghiệm quản lý
dẫn đến năng lực cạnh tranh chưa cao.
Từ các khó khăn, hạn chế của các DNTN, vấn đề đặt ra là cần

nâng cao hơn nữa vai trò của Nhà nước trong việc giúp các DNTN
tháo gỡ những khó khăn, qua đó định hướng DNTN của thành phố
hoạt động hiệu quả theo định hướng và mục tiêu phát triển KTXH
mà thành phố đã đề ra. Xuất phát từ yêu cầu thực tế của QLNN các
DNTN trên địa bàn và điều kiện, bối cảnh phát triển DNTN của
thành phố Đà Nẵng, việc chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối với
các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” làm


2
đề tài luận văn tốt nghiệp là phù hợp bởi tính cần thiết và cấp bách
của vấn đề nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Đánh giá xác thực thực trạng quản lý DNTN trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng và đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm
tăng cường công tác QLNN đối với các DNTN trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng.
Mục tiêu cụ thể
- Tổng quan các kết quả nghiên cứu, hệ thống hóa những lý
luận cơ bản trong hoạt động QLNN các DNTN.
- Đánh giá thực trạng về QLNN đối với các DNTN trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng.
- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà
nước đối với DNTN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng QLNN các DNTN trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng hiện nay như thế nào?
- Để tăng cường quản lý nhà nước đối với DNTN trong bối
cảnh hiện nay cần có những giải pháp hữu hiệu nào?

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân (gọi tắt là
DNTN) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Các nội dung quản lý nhà nước đối với DNTN trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Các hoạt động quản lý nhà nước đối với các hoạt


3
động của các đối tượng là doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư
nhân trong đó chủ thể quản lý là chính quyền địa phương cấp tỉnh.
Về khơng gian: Các DNTN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Về thời gian: Giai đoạn từ năm 2014 – 2018.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
a. Dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp là những số liệu được thu thập từ các sở, ban,
ngành và các cơ quan có liên quan đến quản lý DN.
b. Dữ liệu sơ cấp
Để thu thập dữ liệu sơ cấp, tác giả sử dụng phương pháp điều
tra khảo sát thông qua bảng câu hỏi.
4.2. Phương pháp phân tích
a. Sàng lọc dữ liệu
b. Xử lý dữ liệu
c. Phương pháp phân tích: tiếp cận thực chứng và chuẩn tắc.
5. Bố cục của luận văn
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với các
doanh nghiệp tư nhân.

Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với các doanh
nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Chương 3. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với các
doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Các sách, luận văn, bài viết tạp chí, tài liệu về QLNN nói
chung, quản lý doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp
vừa và nhỏ... của các tác giả đã nghiên cứu về vấn đề này.


4
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
1.1. KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DNTN
1.1.1. Một số khái niệm
Doanh nghiệp
DN là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch,
được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích
kinh doanh.
Doanh nghiệp tư nhân
DNTN trong nghiên cứu của tác giả được hiểu là các DN mà
xét về vốn đều là vốn tự có hoặc đi vay của cá nhân hoặc nhóm cá
nhân mà không phải là của nhà nước, bất kể DNTN đó hoạt động
dưới hình thức cơng ty TNHH, cơng ty hợp danh, công ty cổ phần
hay DNTN. Đây là các DN thuộc sở hữu tư nhân, không phải sở hữu
của nhà nước, quyền sở hữu này được pháp luật thừa nhận và bảo vệ.
Cá nhân hay nhóm cá nhân được quyền tổ chức hoạt động cho DN
thuộc sở hữu của mình và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm về
hoạt động của DN theo những gì pháp luật quy định

Quản lý
Quản lý là sự tác động có định hướng và tổ chức của chủ thể
quản lý lên đối tượng quản lý bằng các phương pháp nhất định để đạt
tới những mục tiêu nhất định.
Quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do
các cơ quan nhà nước tiến hành đối với tất cả mọi cá nhân và tổ chức
trong xã hội, trên tất cả các mặt của đời sống xã hội bằng cách sử
dụng quyền lực nhà nước có tính cưỡng chế đơn phương nhằm mục


5
tiêu phục vụ lợi ích chung của cả cộng đồng, duy trì ổn định, an ninh
trật tự và thúc đẩy xã hội phát triển theo một định hướng thống nhất
của Nhà nước.
Quản lý nhà nước đối với DN
QLNN đối với DN là sự tác động của Nhà nước lên nền kinh
tế nói chung và các DN nói riêng bằng hệ thống pháp luật, chính
sách tổ chức, các chế tài về kinh tế - tài chính và cơng cụ quản lý để
thực hiện chức năng QLNN với nền kinh tế, nhằm thúc đẩy nền kinh
tế tăng trưởng, ổn định tình hình chính trị - xã hội của đất nước.
Quản lý nhà nước đối với DNTN
QLNN đối với DNTN là sự tác động có chủ đích, có tổ chức
bằng pháp quyền của Nhà nước và thơng qua một số hệ thống các
chính sách kinh tế với các công cụ kinh tế lên hệ thống DN thuộc sở
hữu tư nhân, tạo lập môi trường pháp lý trong nền kinh tế quốc dân
nhằm sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực của khu vực kinh tế tư
nhân để đạt được các mục tiêu phát triển KT-XH của đất nước.
1.1.2. Vai trò của DNTN
Nơi trực tiếp tạo ra sản phẩm cho xã hội, đáp ứng cho nhu cầu

của con người.
Giải quyết việc làm và tạo thu nhập cho lao động.
Đóng góp vào sự nỗ lực phân bổ nguồn lực kinh tế, điều chỉnh
cơ cấu đầu tư theo quy hoạch phát triển ngành, vùng lãnh thổ.
Tạo giá trị gia tăng, nộp thuế nuôi dưỡng bộ máy nhà nước,
đóng góp vào nguồn thu ngân sách nhà nước.
1.1.3. Ý nghĩa của quản lý nhà nước đối với các DNTN
Giúp các doanh nhân giải quyết các vấn đề sản xuất kinh
doanh, đáp ứng nhu cầu của họ, hỗ trợ cho các DN phát triển.
Làm trung gian để giải quyết, cân bằng mối quan hệ giữa các


6
DN, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các DN.
Ổn định chính trị xã hội, góp phần tạo nên một cơ chế thị
trường lành mạnh cho các DNTN.
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CÁC DNTN
1.2.1. Xây dựng, ban hành, tuyên truyền và thực thi pháp
luật, chính sách về phát triển DNTN
Việc xây dựng, ban hành, tuyên truyền và thực thi các văn bản
pháp luật, chính sách của Nhà nước cho các DN là nội dung quản lý
nhằm nâng cao hiểu biết và tiếp cận các văn bản pháp luật của Trung
ương cũng như của địa phương đến các DN.
Hồn thiện khung pháp lý, tun truyền, phổ biến chính sách,
qui định và phạm vi hỗ trợ DNTN phát triển trong nước, hội nhập
quốc tế.
1.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý DNTN
Xây dựng bộ máy quản lý DN bao gồm: Xây dựng tổ chức bộ
máy, xây dựng cơ cấu bộ máy, xác định nhiệm vụ, chức năng, quyền
hạn, xây dựng đội ngũ làm công tác QLNN đối với DN.

Trong công tác tổ chức bộ máy QLNN đối với DN cần được tổ
chức một cách khoa học, quy định rõ chức năng nhiệm vụ của các cơ
quan liên quan trong việc tham gia QLNN, hoặc cơ quan có trách
nhiệm phối hợp nhằm tránh tình trạng chồng chéo trong việc thực hiện.
1.2.3. Khuyến khích, hỗ trợ tạo mơi trường hoạt động cho
DNTN
Cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho hoạt động
của DN. Cải cách hành chính hướng tới xây dựng một nền hành
chính phục vụ chuyên nghiệp, tạo thuận lợi cho các DN, đáp ứng yêu
cầu QLNN, góp phần quan trọng trong phát triển KTXH.
1.2.4. Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm DNTN


7
Thanh tra, kiểm tra là một trong những giai đoạn quan trọng
trong quy trình QLNN, là phương thức bảo đảm pháp chế xã hội chủ
nghĩa, tăng cường kỷ luật và nâng cao hiệu quả QLNN. Hoạt động
thanh tra mang tính quyền lực nhà nước là sự xem xét, phát hiện và
ngăn chặn những gì trái với quy định.
1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QLNN ĐỐI VỚI DNTN
1.3.1. Hệ thống pháp luật, chính sách của Nhà nước có liên
quan đến DNTN
Hệ thống pháp luật hoàn thiện và sự nghiêm minh trong thực
thi pháp luật sẽ tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các DN,
hạn chế tình trạng sản xuất kinh doanh trái pháp luật, trốn lậu thuế…
Độ ổn định về chính trị và luật pháp của một quốc gia cho
phép DN có thể đánh giá được mức độ rủi ro của môi trường kinh
doanh và sự ảnh hưởng của nó đến DN.
1.3.2. Đặc điểm các DNTN
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh cịn ít kinh nghiệm; chưa

tạo được tiếng vang trên thương trường.
Các DNTN đều có khả năng tài chính hạn hẹp, chưa phát huy
hết thế mạnh, hoạt động cịn mang tính nhỏ lẻ. Trình độ khoa học kĩ
thuật chưa tiên tiến.
Trình độ quản lý cịn nhiều hạn chế, những hiểu biết về nghiệp
vụ kinh doanh sơ sài, kiến thức về pháp luật, thông tin thị trường
trong nước và quốc tế của các DNTN đa số còn nhiều thiếu sót.
1.3.3. Năng lực QLNN đối với DNTN
Quản lý nhà nước các DNTN là hoạt động của cán bộ công
chức trong các cơ quan quản lý nhằm tác động vào đối tượng quản
lý. Trình độ của các cán bộ cơng chức là yếu tố quan trọng trong việc
nâng cao chất lượng công tác QLNN trong tất cả các lĩnh vực.


8
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1. KHÁI QUÁT VỀ DNTN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1.1. Khái quát về thành phố Đà Nẵng
a. Điều kiện tự nhiên
Thành phố Đà Nẵng nằm trên trục giao thông Bắc - Nam về
đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không; nằm trong
vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm là 25,7
độ C, diện tích tự nhiên 1284,88 km2, gồm 6 quận, 2 huyện.
b. Dân số và lao động
Đến năm 2018, dân số trung bình của thành phố Đà Nẵng là
1080,7 nghìn người, mật độ 841 người/km2. Lực lượng lao động xã
hội năm 2018 của thành phố là 577,9 nghìn người, chiếm 53,5% dân

số, trong đó số lao động có việc làm là 555,12 nghìn người (chiếm
96,1% lực lượng lao động).
c. Cơ cấu kinh tế
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2018 ước tính tăng
7,86% so với năm trước, cao hơn mức tăng 7,03% của năm 2017 và
mức tăng 7,54% của 6 tháng đầu năm 2018.
Về cơ cấu nền kinh tế năm 2018, khu vực nông, lâm nghiệp và
thủy sản chiếm tỷ trọng 1,83% GRDP, giảm 0,03% so với năm 2017;
khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 29,32%, tăng 0,15% so với
năm 2017, trong đó riêng công nghiệp chiếm 22,24%; khu vực dịch
vụ chiếm 56,17%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm
12,68% (cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2017 là: 56,21%;
12,75%).


9
2.1.2. Thực trạng DNTN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
a. Số lượng DN đăng ký kinh doanh giai đoạn 2014-2018
Năm 2014, có 10.028 doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn,
trong đó có 9.795 doanh nghiệp dân doanh (chiếm 97,7%). Năm
2018, có 5.147 doanh nghiệp, chi nhánh và văn phịng đại diện thành
lập mới. Lũy kế trên địa bàn thành phố năm 2018 có 27.301 doanh
nghiệp, chi nhánh và văn phòng đại diện đang hoạt động với tổng số
vốn đăng ký đạt 194,2 nghìn tỷ đồng. Giai đoạn 2014-2018, tốc độ
tăng trưởng của nguồn vốn của DN giảm chỉ còn khoảng 12,6%/năm.
Bảng 2.2 Số lượng DN hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Năm
Tổng số
Khu vực DN Nhà
nước

Khu vực DN ngồi
Nhà nước
+ DN Tập thể
+ DN Tư nhân
+ Cơng ty Hợp
danh
+ CT TNHH tư
nhân, CT TNHH có
vốn NN
+ CT cổ phần có
vốn Nhà nước <
50%
+ CT cổ phần
khơng có vốn Nhà
nước
Khu vực DN có vốn
đầu tư nước ngồi

2014
10.02
8

Đơn vị tính: Doanh nghiệp
2016
2017
2018
13.28
27.30
11.514
15.127

5
1
2015

75

69

59

56

102

9.795

11.25
9

12.92
1

14.633

64
1.022

1.004

980


912

26.40
6
0
1.646

2

4

3

5

8

6.991

8.405

9.751

11.367

20.51
5

51


46

41

40

71

1.665

1.800

2.146

2.309

4.166

158

186

305

438

793



10
Nguồn: Cục Thống kê Đà Nẵng, 2019
b. Loại hình và quy mô doanh nghiệp
Số lượng các DN hoạt động theo hình thức các cơng ty trách
nhiệm hữu hạn và các công ty cổ phần ngày càng chiếm tỷ lệ cao
(tăng từ 57,55% năm 2014 lên đến 75,14% vào năm 2018), trong khi
đó, tỷ trọng các DNTN giảm đi rõ rệt. Tuy nhiên nhìn chung, khối
DNTN (khu vực DN ngồi nhà nước) vẫn chiếm tỷ trọng đến
96,72% số lượng doanh nghiệp với quy mô vốn đạt 76,29% (năm
2018) trong tổng số DN đang hoạt động trên địa bàn thành phố.
Theo quy mô lao động, đến ngày 31/12/2018 trong số 15.127
doanh nghiệp dân doanh có đến 10.896 doanh nghiệp siêu nhỏ, 3.803
doanh nghiệp nhỏ. Theo quy mô vốn, cơ cấu DNTN trên đại bàn Đà
Nẵng cũng có đặc điểm tương tự.
c. Vai trò của DNTN đối với sự phát triển kinh tế của thành phố
Bảng 2.6 Tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn phân theo
loại hình kinh tế
Năm
GRDP
Nhà nước
Ngồi Nhà nước

2014
8,53
11,64
7,39

+ Tập thể

-15,46


+ Tư nhân

2,39

2015
8,72
8,10
6,75
69,71
6,85

11,82

+ Cá thể

9,82

7,50

-2,3

Khu vực có vốn đầu
tư nước ngoài
Thuế sản phẩm trừ
trợ cấp sản phẩm

14,2
9,51 7,18
2

10,2 10,5
16,79 13,65
7,21
7
8
Nguồn: Cục Thống kê Đà Nẵng, 2019
-0,28

14,02

2016
8,75
7,49
7,81

Đơn vị tính: %
2017 2018
7,03 7,86
5,64 7,29
6,10
8,4
34,0
7,81
3
6,55 5,76
19,5
4,75
9

6,67



11
Năm 2018, thu ngân sách trên địa bàn là 29.331 tỷ đồng, đạt
102,5% dự toán giao. Cùng với sự phát triển của các doanh nghiệp,
khu vực dân doanh là khu vực có tỷ lệ đóng góp lớn nhất vào nguồn
thu ngân sách thành phố với trên 2.020 tỷ đồng trong năm 2014, tăng
gấp 2,15 lần so với năm 2007; bình quân chiếm trên 40% nguồn thu
ngân sách từ khu vực DN. Trong đó tỷ lệ đóng góp của các DNTN có
sự tăng trưởng rõ rệt, từ 2,39% năm 2014 đã tăng lên 11,82% vào
năm 2016, sau đó tuy có giảm xuống nhưng vẫn đạt mức đóng góp
trung bình 6,67%/năm. Những con số thống kê phần nào cho thấy vai
trò của khu vực kinh tế tư nhân đối với sự phát triển kinh tế của
thành phố.
2.2. THỰC TRẠNG QLNN ĐỐI VỚI CÁC DNTN TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.2.1. Thực trạng về công tác xây dựng, ban hành, tuyên
truyền và thực thi pháp luật, chính sách phát triển DNTN
Bên cạnh việc thành phố thường xuyên quán triệt, kịp thời
triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước thì
thành phố cũng đã chú trọng công tác xây dựng, ban hành các quy
định, cơ chế chính sách của thành phố liên quan đến việc triển khai
thực hiện các quy định của pháp luật và quản lý nhà nước về đầu tư,
quản lý doanh nghiệp trên địa bàn thành phố và các quy định xuất
khẩu, xúc tiến thương mại, xây dựng ISO... đã tạo nên mơi trường
kinh doanh bình đẳng, minh bạch, thơng thống, thuận lợi cho hoạt
động sản xuất kinh doanh của các DNTN trên địa bàn thành phố
trong nhiều năm qua.
2.2.2. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý DNTN
Hiện nay, bộ máy quản lý phát triển DN khá ổn định, việc phối

hợp giữa UBND các cấp, sở, ban, ngành trong việc quản lý DN được


12
ban hành thành những quy chế, quy định cụ thể. Thành phố Đà Nẵng
vận hành có hiệu quả Trung tâm hành chính cơng, tiếp tục đổi mới,
cải cách thủ tục hành chính. Các chính sách được ban hành đều có
phân công tổ chức thực hiện cho từng sở, ban, ngành cụ thể.
2.2.3. Thực trạng cơng tác khuyến khích, hỗ trợ tạo môi
trường hoạt động cho DNTN
a. Về thủ tục, giao dịch hành chính
Thành phố đã xây dựng phương án mở rộng phạm vi thực hiện
cơ chế một cửa liên thông và liên kết giữa các sở, ban, ngành, cơ
quan Trung ương trên địa bàn thành phố đối với một số thủ tục hành
chính. Năm 2014, thành phố Đà Nẵng đã triển khai và chính thức
đưa vào ứng dụng Hệ thống thơng tin chính quyền điện tử.
b. Hỗ trợ xúc tiến mở rộng thị trường
UBND thành phố đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, Cổng thông
tin KTXH thành phố đăng tải kịp thời tất cả các thông tin về các văn
bản pháp luật liên quan đến hoạt động của DN, các chính sách,
chương trình trợ giúp phát triển DNVVN, các thơng tin hỗ trợ hoạt
động kinh doanh của DN trên cổng thông tin điện tử thành phố và
trên các website chuyên ngành.
Hoạt động xúc tiến thương mại trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, đem đến cho
DN thêm nhiều cơ hội phát triển kinh doanh, mở rộng quy mô sản
xuất, tăng khả năng cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu của Hội nhập kinh
tế quốc tế.
c. Các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh
UBND thành phố đã chỉ đạo củng cố các Hiệp hội doanh

nghiệp trên địa bàn. Hiện nay, thành phố có hơn 15 tổ chức Hiệp hội,
Câu lạc bộ hoạt động hiệu quả.


13
d. Hỗ trợ tài chính, tín dụng
Lũy kế đến hết năm 2018, đã có gần 50 DN vay vốn tại Quỹ
Đầu tư phát triển thành phố với tổng vốn vay được phê duyệt là trên
2.000 tỷ đồng.
e. Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Thành phố đã ban hành chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tiếp
nhận lao động vào đào tạo nghề và giải quyết việc làm (Quyết định
số 23/2011/QĐ-UBND ngày 22/8/2011) nhằm hỗ trợ vay vốn mở
rộng sản xuất và kinh phí đào tạo nghề ngắn hạn.
f. Thúc đẩy đổi mới khoa học công nghệ
Trong giai đoạn 2011-2015, thành phố đã hỗ trợ 305 triệu
đồng cho 06 DN đổi mới công nghệ theo Quyết định 08/2012/QĐUBND ngày 02/03/2012 (được điều chỉnh tại Quyết định số
16/2014/QĐ-UBND ngày 21/5/2014).
2.2.4. Thực trạng công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi
phạm đối với DNTN
Trong công tác thanh tra, kiểm tra đối với các DN sau đăng ký
kinh doanh, thành phố Đà Nẵng đã có quy định cơ chế phối hợp giữa
các sở, ngành, UBND các quận, huyện trong việc phối hợp QLNN
đối với các DN sau khi thành lập trên địa bàn.
Theo báo cáo kết quả rà soát các cuộc thanh tra KTXH, năm
2018, toàn ngành thanh tra thành phố Đà Nẵng đã triển khai 7.109
cuộc thanh tra, kiểm tra hành chính và chuyên ngành trên các lĩnh
vực. Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện sai phạm và kiến nghị thu
hồi số tiền hơn 42 tỷ đồng và 3.119 m2 đất...
Trong năm, ngành Thuế đã xử phạt vi phạm hành chính về

hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế 4.306 trường hợp với số tiền 2,512
tỷ đồng; xử lý truy thu, truy hoàn và phạt 76,7 tỷ đồng, giảm lỗ 250,9


14
tỷ đồng, giảm khấu trừ 2,6 tỷ đồng. Kiểm tra 2.334 đơn vị, đạt 93,6%
kế hoạch; xử lý tăng thu qua kiểm tra 107,3 tỷ đồng, giảm lỗ 196 tỷ
đồng, giảm khấu trừ 13 tỷ đồng, số thuế không được hoàn 63,4 tỷ
đồng. Kiểm tra 18.117 hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế; qua
kiểm tra điều chỉnh 809 hồ sơ với số thuế điều chỉnh tăng 13,9 tỷ
đồng, giảm khấu trừ 9,7 tỷ đồng, giảm lỗ 492,6 tỷ đồng.
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG
2.3.1. Thành công
Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, tạo nên nhiều
thành quả vượt bậc được cấp trên và nhân dân đánh giá rất cao.
Đà Nẵng khơng ngừng đưa ra các chính sách hỗ trợ DN trong
kinh doanh lẫn trong việc tiếp cận với các lợi ích mà chương trình
cải cách hành chính mang lại.
Việc sở hữu một nguồn lao động dồi dào và có trình độ là vơ
cùng quan trọng trong việc thu hút đầu tư từ các DN.
Đội ngũ cán bộ chun nghiệp và nguồn lao động dồi dào có
trình độ cao là hai yếu tố chủ đạo giúp Đà Nẵng đạt được nhiều
thành tựu quan trọng trong công cuộc phát triển KTXH.
2.3.2. Hạn chế
Sự phối hợp giữa các cấp, ngành trong cơng tác nắm tình hình,
theo dõi, quản lý hoạt động và phối hợp kiểm tra, giải quyết khó
khăn vướng mắc để hỗ trợ cho DN trong quá trình hoạt động cịn hạn
chế.
Chưa có một mơi trường thể chế và pháp lý thuận lợi cho công
việc kinh doanh của các DNTN.

Trong q trình phát triển, các DNTN cịn gặp nhiều rào cản,
nhất là các thủ tục pháp lý và hành chính sau đăng ký kinh doanh.
Một số chính sách hỗ trợ ban hành chưa phù hợp với thực tiễn


15
nhu cầu của DN và công tác triển khai các chính sách của Nhà nước
cịn chưa kịp thời.
Hiệu quả triển khai các chính sách hỗ trợ DN cịn hạn chế,
chậm chỉnh sửa, bổ sung, chậm đổi mới cách tiếp cận DN; tiến độ
giải ngân nguồn vốn vay từ Quỹ Đầu tư Phát triển thành phố, Quỹ
Bảo lãnh tín dụng thành phố còn chậm; việc huy động tăng vốn điều
lệ cho Quỹ Bảo lãnh tín dụng DN cịn khiêm tốn.
Việc tổ chức một số hoạt động như hội nghị, hội thảo, tập huấn
còn trùng lặp, chồng chéo gây tâm lý ngần ngại, mất thời gian cho
DN. Ngồi ra, vai trị, vị trí của Hiệp hội DN với cơ quan nhà nước,
với cộng đồng DN cịn nhiều bất cập.
Mặc dù cơng tác phát triển nguồn nhân lực đã được chú trọng
nhưng số lao động được đào tạo phù hợp với nhu cầu sử dụng của
DN vẫn còn thấp.
Chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước
hiện nay chưa thật sự đáp ứng tốt, còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn.
Một bộ phận cán bộ, công chức sa sút về phẩm chất đạo đức, tinh
thần trách nhiệm. Về năng lực xây dựng chính sách, tổ chức điều
hành, thực thi cơng vụ còn hạn chế, còn thiếu những chuyên gia giỏi.
Các qui định luật pháp chưa theo kịp sự phát triển của hoạt
động kinh doanh, các văn bản được ban hành quá nhiều và nhanh,
đôi khi lại thiếu nhất quán, đã gây lúng túng cho các DN trong việc
nhận thức và ứng xử cho phù hợp với những thay đổi của luật pháp.
Trung ương vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về công tác hậu

kiểm, do vậy, việc hậu kiểm chỉ dựa vào khả năng vận dụng sáng tạo
của từng địa phương sao cho không vi phạm quy định pháp luật và
đảm bảo phù hợp với thực tế của từng địa phương.
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế


16
Chưa có sự thống nhất cao về tư tưởng để chỉ đạo thực hiện.
Các hình thức phổ biến, tuyên truyền các chính sách, quy định đối
với DNTN chưa đa dạng và ảnh hưởng sâu sắc đến DNTN. Việc phổ
biến, tuyên truyền đến DN đơi lúc cịn chưa kịp thời.
Việc ban hành thực thi các chính sách quy định chưa thực sự
phù hợp với tình hình của DNTN và tính kịp thời của các văn bản
pháp luật cho các chủ DNTN còn hạn chế.
Các doanh nghiệp còn thụ động trong việc tiếp cận thơng tin
chính sách. Chưa có một hệ thống, trang chuyên biệt về xử lý các
thắc mắc cho DNTN kịp thời.
Các thủ tục thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh, gia
nhập thị trường ở nước ta vẫn còn phức tạp và tốn kém về cả thời
gian và chi phí do sự phối hợp chưa hiệu quả giữa các cơ quan chức
năng liên quan.
Việc tiếp cận nguồn vốn ưu đãi chưa được thơng thống, cịn
nhiều ràng buộc, các DNTN khó hồn thiện được thủ tục hồ sơ để
tiếp cận.
Ngân sách đầu tư cho công tác đào tạo nguồn nhân lực phù
hợp với nhu cầu sử dụng của DN còn hạn chế.
Thành phố đã có được một đội ngũ cán bộ trẻ, có trình độ và
nhiệt huyết nhưng lại cịn non nớt về kinh nghiệm, đời sống chưa ổn
định và thiếu một bản lĩnh chính trị tốt để đương đầu với những
thách thức và cám dỗ tiềm ẩn. Hơn nữa, một số cán bộ có trình độ

cũng địi hỏi một vị trí xứng đáng với khả năng của mình dẫn đến sự
khó khăn trong việc sắp xếp cơng tác. Nếu công tác tổ chức cán bộ
không được làm khéo léo sẽ dẫn đến tình trạng dễ chán nản, mất lịng
tin và cuối cùng là sự “chảy máu chất xám”.
Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong công tác hỗ trợ


17
pháp lý, kiểm tra, thanh tra DN tại các sở, ban, ngành, tổ chức đại
diện cho DN còn nhiều hạn chế về cả số lượng lẫn chất lượng.


18
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
CÁC DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
3.1. CĂN CỨ XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
3.1.1. Định hướng phát triển doanh nghiệp tư nhân
Phát triển dịch vụ du lịch gắn với bất động sản nghỉ dưỡng;
phát triển cảng biển, hàng khơng gắn với dịch vụ logistics.
Duy trì phát triển hài hịa các hoạt động thương mại, tài chính
- ngân hàng, kinh doanh bất động sản, thông tin và truyền thông.
Nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm phục vụ du lịch.
Chú trọng quy hoạch phát triển công nghiệp, các dự án công
nghiệp sạch, thúc đẩy nghiên cứu phát triển, đổi mới cơng nghệ.
Hình thành các khu, vùng nơng nghiệp công nghệ cao, nông
nghiệp sạch để tạo ra các sản phẩm sạch, thân thiện với môi trường.
Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

3.1.2. Mục tiêu phát triển doanh nghiệp
a. Mục tiêu chung
Tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển
kinh tế tư nhân và hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa
cơng nghệ và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao
động.
Phát triển kinh tế tư nhân bền vững về cả mặt số lượng và chất
lượng; hình thành các mơ hình DN hiện đại, gắn kết vào chuỗi giá trị
khu vực và toàn cầu.
Phát triển DN nhanh về số lượng và chất lượng.
Hình thành hoặc thu hút ít nhất một tập đoàn kinh tế tư nhân


19
có trụ sở hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Hoạt động khởi nghiệp được định hướng, thúc đẩy để sơi động
trong các lĩnh vực, ngành nghề có tiềm năng và ưu tiên phát triển của
Đà Nẵng.
b. Mục tiêu cụ thể
Đến cuối năm 2020 thành phố có ít nhất 30 ngàn DN hoạt
động; đến năm 2025 đạt 40.000 đến 45.000 DN. Tăng trưởng kinh tế
giai đoạn 2021-2030 đạt 12%/năm.
Hàng năm có khoảng 20 - 30% DNTN có hoạt động đổi mới
sáng tạo.
Thu hẹp khoảng cách về trình độ cơng nghệ, chất lượng nhân
lực và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp so với khu vực; tăng
nhanh DNTN tham gia mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị khu vực và
toàn cầu.
3.2. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QLNN ĐỐI VỚI CÁC DNTN
3.2.1. Giải pháp về xây dựng, ban hành, tuyên truyền và

thực thi pháp luật, chính sách về phát triển DNTN
Thường xuyên rà soát, điều chỉnh, bổ sung các chủ trương, chế
độ, chính sách cho phù hợp với tình hình thực tế, tránh chồng chéo
giữa các Bộ, ngành nhằm tập trung hiệu quả công tác chỉ đạo, cũng
là cơ sở để các cơ quan chuyên môn triển khai thực hiện.
Xây dựng cơ sở dữ liệu chính xác, đầy đủ về hệ thống chỉ số
thống kê, chỉ số thể hiện chất lượng và hiệu quả hoạt động của DN.
Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO và
các tiêu chuẩn khác về cải cách hành chính, chế độ chính sách, đào
tạo chuyên môn, nghiệp vụ… sẵn sàng đáp ứng tối đa nhu cầu trong
công tác hỗ trợ DNTN.
Xây dựng hệ thống Hiệp hội DN thành phố làm điểm bứt phá,


20
liên kết các hiệp hội DN.
3.2.2. Giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý DNTN trên địa
bàn thành phố
Định kỳ rà soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ
chức và biên chế của các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp
nhà nước. Trên cơ sở đó, phân định chức năng QLNN và sự nghiệp
cơng; xóa bỏ chồng chéo, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan QLNN
trong sạch, vững mạnh, có tâm, có tầm, có khả năng hoàn thành tốt
mọi nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
Đẩy mạnh vai trò của các Hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn,
qua đó phát huy vai trị là cầu nối giữa chính quyền thành phố với
cộng đồng DNTN.
3.2.3. Giải pháp về khuyến khích, hỗ trợ tạo mơi trường
hoạt động cho DNTN

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền; cải cách hành chính.
Có giải pháp cụ thể để nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán
bộ, cơng chức làm cơng tác tham mưu về cải cách hành chính. Hỗ trợ
phát triển nguồn nhân lực cho DNTN.
Tăng cường khả năng tiếp cận tài chính, tín dụng.
Hồn thiện cơ chế, chính sách ưu đãi về hỗ trợ mặt bằng sản
xuất kinh doanh, giá thuê đất, giá thuê dịch vụ đối với các DN, DN
khởi nghiệp tại các khu, cụm công nghiệp.
Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.
Khuyến khích DN phát triển khoa học, công nghệ.
3.2.4. Giải pháp về kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm
đối với DNTN
Công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra là cần thiết nhưng cần


21
tránh tình trạng thanh tra, kiểm tra kéo dài, chồng chéo về nội dung
và mật độ dày. Các cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra cần tăng
cường cơng tác phối hợp để thực hiện nhiệm vụ hiệu quả nhưng
không ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.
Xây dựng Phần mềm Cơ sở dữ liệu thanh tra, liên thông kết
nối với các cơ sở dữ liệu trong ngành Tài chính để thuận lợi trong
việc khai thác thơng tin.
Tổ chức thực hiện tốt các quy định pháp luật về hoạt động
thanh tra, kiểm tra.
Tăng cường đào tạo, tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ chun
mơn và kỹ năng thanh tra góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ, công chức QLNN làm nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra.



22
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Sự phát triển của DNTN sau đăng ký kinh doanh đóng vai trị
rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, có ý nghĩa chiến lược rất
quan trọng và mang tính lâu dài, đặc biệt là trong việc giải quyết việc
làm, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thu hút vốn đầu tư
trong và ngoài nước.
Những năm gần đây, thành phố Đà Nẵng đã có những hỗ trợ
tích cực trong việc xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, điển hình là
Vườn ươm khởi nghiệp DNES được thành lập từ năm 2015. Bên
cạnh đó cịn thiết lập hệ thống các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp như
xây dựng quỹ hỗ trợ khởi nghiệp, hạ tầng phục vụ khởi nghiệp, tăng
cường liên kết giữa công – tư, chính quyền – nhà đầu tư – nhà trường
– đối tượng khởi nghiệp. Từ năm 2016, thành phố cũng đã ban hành
các chính sách hỗ trợ DN đổi mới công nghệ, thành lập Quỹ phát
triển khoa học công nghệ để DN tiếp cận dễ dàng hơn với các
chương trình hỗ trợ. Kết quả của các chính sách, giải pháp hỗ trợ
được thể hiện qua tốc độ tăng trưởng GRDP hàng năm, giai đoạn
2014-2018 trung bình đạt trên 9%/năm.
Đạt được những kết quả đầy khả quan, tuy nhiên, sự phát triển
của DNTN tại Đà Nẵng vẫn đứng trước những khó khăn. Trong tổng
số DN đang hoạt động thì có tới 98% DN vừa và nhỏ, thậm chí siêu
nhỏ, đa số yếu về vốn, công nghệ, kỹ năng quản trị, kinh nghiệm thị
trường…Với mơ hình này sẽ gây bất lợi khi tham gia các tổ chức
quốc tế như Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Hiệp định Thương
mại tự do (FTA), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái
Bình Dương (CPTPP)… Nguyên nhân là do bản thân các DN khơng
nắm vững các quy trình quản lý; chưa tiếp cận đầy đủ và hiểu rõ về
luật pháp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Do hệ thống pháp



×