Tải bản đầy đủ (.docx) (93 trang)

ĐÁNH GIÁ kết QUẢ PHỤC hồi CHỨC NĂNG hô hấp ở BỆNH NHÂN GIÃN PHẾ QUẢN điều TRỊ tại TRUNG tâm hô hấp BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN MINH THÙY

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG HÔ HẤP
Ở BỆNH NHÂN GIÃN PHẾ QUẢN ĐIỀU TRỊ TẠI
TRUNG TÂM HÔ HẤP BỆNH VIỆN BẠCH MAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC


HÀ NỘI – 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN MINH THÙY

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG HÔ HẤP
Ở BỆNH NHÂN GIÃN PHẾ QUẢN ĐIỀU TRỊ TẠI
TRUNG TÂM HÔ HẤP BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Chuyên ngành: Nội khoa
Mã số: 60720140
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:


1. PGS. TS. Lương Tuấn Khanh
2. GS. TS. Ngô Quý Châu


HÀ NỘI – 2018
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến:
Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học và Bộ môn Nội tổng hợp
trường Đại học Y Hà Nội, Ban giám đốc, phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh
viện Bạch Mai đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong q trình học tập
và hồn thành luận văn này.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Lương Tuấn Khanh –
Giám đốc trung tâm Phục hồi chức năng bệnh viện Bạch Mai người Thầy đã
trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo giúp đỡ tơi rất nhiều trong q trình thực hiện
luận văn này.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Ngơ Q Châu - Phó
giám đốc bệnh viện Bạch Mai - Giám đốc Trung tâm hô hấp – Chủ nhiệm bộ
môn Nội trường đại học y Hà Nội người Thầy đã trực tiếp hướng dẫn cho tôi
những bài học sâu sắc về tinh thần trách nhiệm, niềm say mê nghiên cứu khoa
học trong quá trình học tập và thực hiện đề tài này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong hội đồng thông qua
đề cương, các thầy cô trong hội đồng chấm luận văn đã cho tôi những ý kiến quý
báu để tơi có thể hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ nhân viên
Trung tâm hô hấp bệnh viện Bạch Mai đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tạo điều
kiện tốt nhất cho tơi trong q trình học tập và thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong
gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt q trình
học tập và hồn thành luận văn.
Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 2018



Nguyễn Minh Thùy
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Minh Thùy, cao học khóa 25, Trường Đại học Y Hà Nội, tơi
xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới hướng dẫn của
PGS.TS. Lương Tuấn Khanh, GS.TS. Ngơ Q Châu.
2. Cơng trình này khơng trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hồn tồn chính xác,
trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi
nghiên cứu.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về những cam kết này.
Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Minh Thùy


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BN

: Bệnh nhân

CLCS - SK

: Chất lượng cuốc sống liên quan đến sức khỏe.

CNHH


: Chức năng hô hấp.

COPD

: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

FEV1

: Thể tích thở ra gắng sức trong giây đầu tiên.

FEV1/FVC

: Chỉ số Geansler, là % của FEV1 / dung tích sống gắng sức.

FVC

: Dung tích sống gắng sức.

GPQ

: Giãn phế quản.

HRCT

: Chụp cắt lớp vi tính độ phân giải cao

KC

: Khoảng cách


MRC

: Medical Research Council. Hội đồng nghiên cứu y khoa.

PHCNHH

: Phục hồi chức năng hô hấp.

SGRQ

: St George’s Respiratory Questionnaire.
Bộ câu hỏi về hô hấp mang tên St George’s.

WHO

: Tổ chức y tế thế giới.


MỤC LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


DANH MỤC HÌNH



9

ĐẶT VẤN ĐỀ
Giãn phế quản (GPQ) là tình trạng tăng khẩu kính phế quản liên tục,
vĩnh viễn khơng hồi phục của một hoặc nhiều phế quản có đường kính trên
2mm. GPQ được chia thành: GPQ hình túi, GPQ hình trụ và GPQ hình tràng
hạt. Bệnh gây ra do sự phá hủy tổ chức của thành phế quản [1].
GPQ là bệnh khá thường gặp trong lâm sàng, đặc biệt tại các nước đang
và kém phát triển với tỉ lệ mới mắc và chết hàng năm còn ở mức cao [2]. Hiện
nay GPQ chiếm 6% của các bệnh phổi [3].
Theo C. B. Wilson và CS [4], trong giai đoạn bùng phát của bệnh, chất
lượng cuộc sống của bệnh nhân bị sụt giảm nghiêm trọng, khi bệnh ổn định,
chất lượng cuộc sống của bệnh nhân GPQ tuy có cải thiện hơn nhưng vẫn bị
ảnh hưởng bởi các triệu chứng ho, khạc đờm nhiều, khó thở mạn tính và hạn
chế hoạt động thể lực.
Việc điều trị bệnh GPQ trong giai đoạn bùng phát cần dùng nhiều biện
pháp trong đó có phương pháp phục hồi chức năng hô hấp bằng cách ho khạc
đờm, vỗ rung lồng ngực kết hợp dẫn lưu theo tư thế. Đây là phương pháp đơn
giản có kết quả tốt và bệnh nhân cần làm hàng ngày ngay cả khi khơng có bội
nhiễm phế quản [1], [5]. Mục tiêu của điều trị là cải thiện sự tắc nghẽn đường
thở do chất tiết thông qua phục hồi chức năng hô hấp để hạn chế nhiễm trùng
do vi khuẩn, giảm viêm đường hô hấp, ngăn ngừa đợt cấp, duy trì được hoạt
động thể lực và cải thiện chất lượng cuộc sống [6].
Trên thế giới đã có những nghiên cứu liên quan tới phương pháp phục
hồi chức năng hô hấp (PHCNHH) cho bệnh nhân GPQ. Tuy nhiên các nghiên
cứu về PHCNHH chưa thống nhất có sự khác biệt lớn giữa các quốc gia về
chương trình phục hồi chức năng, bệnh nhân cụ thể, tỉ lệ hoàn thành các bài
tập phục hồi chức năng, phương thức đánh giá hiệu quả [7].



10

Ở Việt Nam cũng đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu về phục hồi
chức năng hô hấp đối với sức khỏe nói chung và với một số bệnh hơ hấp nói
riêng như COPD, nhưng trên đối tượng bệnh nhân GPQ thì chúng tơi chưa tìm
thấy. Phục hồi chức năng hô hấp gồm nhiều thao tác cơ học bên ngoài, chẳng
hạn như vỗ rung lồng ngực, dẫn lưu tư thế, kết hợp với các bài tập thở hoành, thở
chúm môi và ho hữu hiệu. Đây là kỹ thuật được sử dụng để đào thải chất tiết
lỏng trong phổi và đường thở ra ngoài [8]. Điều này đặc biệt hữu ích cho bệnh
nhân GPQ bị xuất tiết nhiều, ứ đọng các chất tiết, bệnh nhân khơng có khả năng
ho khạc để tống hết ra được hay ho khạc không hiệu quả do đờm dãi ở q sâu.
Vì vậy chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm 2 mục tiêu:
1. Đánh giá kết quả phục hồi chức năng hô hấp ở bệnh nhân giãn
phế quản.
2. Đánh giá chất lượng cuộc sống - sức khỏe của bệnh nhân giãn
phế quản trước và sau phục hồi chức năng hô hấp.


11

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cương giãn phế quản
1.1.1. Sơ lược lịch sử
Bệnh GPQ được Cayol thông báo vào năm 1808, sau đó được Laennec
mơ tả đầu tiên từ năm 1819 với các đặc điểm lâm sàng ho, khạc nhiều đờm,
ho khạc máu đỏ tươi [9], [10].
Trước đây chẩn đốn GPQ dựa vào chụp phế quản có cản quang, hiện

nay phương pháp được ưa dùng nhất là chụp cắt lớp vi tính độ phân giải cao
với lớp mỏng 1mm giúp cho phát hiện bệnh một cách chắc chắn [11], [12].
1.1.2. Định nghĩa
Bệnh GPQ được định nghĩa dựa trên hình thái học và bệnh lý học bao
hàm tình trạng giãn bất thường cố định, không hồi phục của đường thở. Có
nhiều định nghĩa khác nhau tùy từng tác giả.
Theo Ngơ Quý Châu (2015) [3] GPQ là giãn không hồi phục một phần
của cây phế quản, có thể giãn ở phế quản lớn trong khi phế quản nhỏ vẫn bình
thường hoặc giãn ở phế quản nhỏ trong khi phế quản lớn vẫn bình thường.
1.1.3. Ngun nhân GPQ
Có nhiều ngun nhân gây GPQ. Theo các tác giả M. C. Pasteur và CS
(2000) [13], A.E. O’Donnel (2008) [14], A. Shoemark và CS (2007) [15], G.
A. Anwar và CS (2013) [16], Ngô Quý Châu (2015) [3] nguyên nhân GPQ
được chia thành những nhóm sau:
1.1.3.1. Dị tật bẩm sinh ở cấu trúc phế quản
- Hội chứng Kartagener được mô tả lần đầu tiên năm 1993: GPQ lan tỏa
kèm viêm xoang và đảo ngược phủ tạng. Cơ chế GPQ là do rối loạn hoạt
động của nhung mao phế quản, bệnh có tính chất gia đình.


12

- Hội chứng Mounier - Kuhn: thường gặp ở nam giới tuổi 30 – 40. GPQ
kèm theo phì đại khí quản và viêm xoang sàn, xoang má, thường có viêm mũi
mủ, polyp mũi. Bệnh do khuyết tật cấu trúc tổ chức liên kết thành khí phế quản.
- Hội chứng Williams - Campbell: thường gặp ở trẻ nhỏ do khuyết tật
hoặc khơng có sụn phế quản, gây GPQ.
1.1.3.2. Do viêm hoại tử ở thành phế quản
GPQ sau nhiễm khuẩn phổi như lao, viêm phổi do vi khuẩn, virus sởi, ho
gà, do dịch dạ dày hoặc máu bị hít vào phổi, hít phải khói hơi độc, do nhiễm

khuẩn phế quản tái diễn, chiếm 24% các căn nguyên đã biết [16].
1.1.3.3. Do bệnh xơ hóa kén
GPQ gặp trong 50% các trường hợp xơ hóa kén, thường gặp nhất ở Châu
Âu và Bắc Mỹ. GPQ thường xuất hiện vào giai đoạn muộn của bệnh xơ hóa kén.
1.1.3.4. Do phế quản lớn bị tắc nghẽn
Lao hạch phế quản, hoặc dị vật rơi vào phế quản ở trẻ em, u phế quản hoặc
sẹo xơ gây chít hẹp phế quản sau khi phế quản bị dập vỡ lớn do chấn thương
lồng ngực. Dưới chỗ chít hẹp áp lực nội phế quản tăng lên và dịch tiết phế quản
ứ đọng gây nên nhiễm khuẩn mạn tính tại chỗ rồi phát triển thành GPQ.
1.1.3.5. Do tổn thương xơ hoặc u hạt co kéo thành phế quản
Trong lao xơ phổi, lao xơ hang, áp xe phổi mạn tính, bệnh phế nang viêm
xơ hóa. GPQ sau lao có thể phát triển theo hai cơ chế sau: (1) Do nhu mô phổi bị
phá hủy và xơ hóa dẫn đến co kéo và GPQ khơng hồi phục. (2) Chít hẹp phế
quản do xơ sẹo sau lao nội phế quản cục bộ. Phần lớn tổn thương lao là ở các
phân thùy đỉnh và phân thùy sau của thùy trên nên các triệu chứng thường nghèo
nàn. Ho ra máu là triệu chứng hay gặp ở thể GPQ này.
1.1.3.6. Rối loạn thanh lọc nhầy nhung mao
GPQ có thể phát triển trong:
- Hội chứng rối loạn vận động nhung mao.


13

- Rối loạn vận động nhung mao thứ phát trong bệnh hen phế quản.
Các trường hợp này vi khuẩn phát triển ở đường hô hấp dưới.
1.1.3.7. Rối loạn cơ chế bảo vệ phổi
Suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải như giảm gamma globulin
máu, giảm chọn lọc IgA, IgM, IgG, do dùng thuốc gây độc tế bào, nhiễm
HIV/AIDS, đa u tủy xương, bệnh bạch cầu mạn tính.
1.1.3.8. Do đáp ứng miễn dịch quá mức ở trong bệnh aspergillus phổi phế

quản dị ứng.
Đây là phản ứng miễn dịch bán chậm với sự lắng đọng kháng thể kết tủa
(IgM, IgG) ở thành phế quản, mà hậu quả của phản ứng miễn dịch typ III này
(theo Gell – Coombs) là phát triển GPQ. Đáp ứng miễn dịch quá mức cũng có
thể xảy ra sau ghép phổi.
1.1.3.9. Giãn phế quản vô căn
GPQ vô văn có thể do rối loạn thanh lọc phổi phế quản nhưng bị bỏ qua.
50% GPQ là không rõ nguyên nhân, trong số tìm được nguyên nhân thì nhiễm
khuẩn được coi là căn nguyên quan trọng gây GPQ [12], [13].
1.1.4. Cơ chế bệnh sinh của GPQ
GPQ có thể bẩm sinh do yếu tố di truyền nhưng cũng có thể do yếu tố
mắc phải. Ba cơ chế quan trọng nhất là nhiễm khuẩn, tắc nghẽn phế quản và
xơ hóa quanh phế quản. Bình thường, hệ thống thanh lọc nhầy của lơng
chuyển ở thanh – khí – phế quản có chức năng loại bỏ các vi khuẩn thâm
nhập, bảo vệ bộ máy hô hấp khỏi bị nhiễm khuẩn. Khi hệ thống này bị tổn
thương hoặc bị khuyết tật sẽ dẫn đến tình trạng vi khuẩn dễ kết dính vào biểu
mơ, gây viêm thành phế quản, dần dần làm phế quản bị phá hủy và bị giãn ra
[17] [18], [19].
Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy: tắc nghẽn và nhiễm trùng sau chỗ
tắc nghẽn là hai yếu tố có trước cho sự hình thành GPQ. Thành phế quản bị


14

tổn thương do ảnh hưởng trực tiếp của vi khuẩn và do viêm mãn tính. Hai q
trình này tạo thành vòng xoắn bệnh lý đưa đến tổn thương hệ thống thanh lọc
nhầy của nhung mao, tổn thương thành phế quản không hồi phục và hậu quả
là giãn phế quản, tổn thương phổ tiến triển [20], [21], [22].
* Đường vào: những tác nhân gây viêm phổi có thể theo đường vào sau đây:
- Hít phải vi khuẩn ở mơi trường bên ngồi, trong khơng khí.

- Hít phải vi khuẩn từ các ổ nhiễm khuẩn của đường đường hô hấp trên.
- Vi khuẩn theo đường máu từ các ổ nhiễm khuẩn xa.
- Nhiễm khuẩn do đường tiếp cận của phổi.
1.2. Chẩn đoán GPQ
1.2.1. Triệu chứng lâm sàng.
1.2.1.1. Triệu chứng toàn thân.
GPQ là bệnh đa dạng về triệu chứng, từ khơng có hoặc có ít biểu hiện
lâm sàng hằng ngày cho đến đợt cấp thường xuyên phải nhập viện dẫn đến sự
suy giảm nhanh chức năng của phổi [6], [23], [24].
- Suy hô hấp chỉ xảy ra ở những bệnh nhân có tổn thương GPQ lan tỏa
rộng 2 bên phổi.
- Các triệu chứng kèm theo: GPQ thường kèm theo các bệnh đường hô
hấp trên như viêm mũi xuất tiết, viêm mũi sau (75%), viêm xoang mủ (gặp
30-40%).
Nói chung triệu chứng tồn thân phụ thuộc vào mức độ nguyên nhân và
biến chứng của bệnh.
1.2.1.2. Triệu chứng cơ năng
- Khạc đờm: thường gặp, đờm mủ. Khi để lắng đờm có 3 lớp: lớp trên là
bọt, lớp giữa là nhầy mủ, lớp dưới là mủ đục. Bệnh nhân sốt cao kéo dài,
những đợt cấp thường có sốt và khạc đờm nhiều.


15

- Ho ra máu: thường ho ra máu thể trung bình, tái phát nhiều lần, kéo dài
trong nhiều năm, có khi khơng khạc đờm mà chỉ khạc ra máu, đó là trường
hợp GPQ khô, hay gặp ở thùy trên của phổi.
- Khó thở: biểu hiện của suy hơ hấp.
- Đau ngực: là dấu hiệu sớm của nhiễm khuẩn phổi ở vùng GPQ.
1.2.1.3. Triệu chứng thực thể

- Khám phổi có thể khơng thấy gì hoặc nghe thấy ran ẩm, ran phế quản ở
những vùng có tổn thương, có khi nghe thấy tiếng thổi hang (thổi hang giả) có
khi khám thấy hội chứng đơng đặc co rút khi có xẹp phổi.
- Khám đường hơ hấp trên: có thể thấy viêm mũi họng mạn tính, viêm
xoang mạn tính (60-80%).
- Móng tay khum, ngón dùi trống.
1.2.2. Cận lâm sàng
* X- quang phổi chuẩn:
Các hình ảnh X-quang thường gặp là:
- Thành phế quản tạo thành các đường song song.
- Thể tích của thùy phổi có GPQ nhỏ lại.
- Có thể thấy hình ảnh viêm phổi tái diễn nhiều lần tại vùng GPQ.
- Hình ảnh giống ngón tay đi găng.
* Chụp cắt lớp vi tính độ phân giải cao (HRCT):
Đây là kỹ thuật hiện đại có thể phát hiện chính xác GPQ. Trong những
năm gần đây, chụp cắt lớp vi tính mỏng độ phân giải cao đã trở thành tiêu
chuẩn vàng để chẩn đoán giãn phế quản, độ nhạy 87% đến 97% và độ đặc
hiệu 93% đến 100% [25].
Các dấu hiệu:
+ Đường kính trong của phế quản lớn hơn động mạch đi kèm.
+ Các phế quản không nhỏ dần được quy định là khi 1 phế quản trên một
đoạn dài 2cm có đường kính tương tự phế quản đã phân chia ra phế quản đó.


16

+ Thấy phế quản ở cách thành ngực dưới 1cm.
+ Thấy phế quản đi sát vào màng phổi trung thất.
+ Thành phế quản dày.
* Thăm dị chức năng hơ hấp:

Một số trường hợp chức năng hơ hấp khơng có gì biến đổi.
Một số trường hợp có thể biểu hiện rối loạn thơng khí tắc nghẽn
Hoặc một số trường hợp có rối loạn thơng khí hỗn hợp:
Khi có biểu hiện suy hô hấp nhất là giai đoạn nặng thấy PaO2 giảm,
PaCO2 tăng trong máu.
* Soi phế quản:
Có thể thấy tình trạng niêm mạc phế quản bị viêm, xuất tiết, phế quản bị
gấp khúc, bị chít hẹp, giúp xác định vị trí chảy máu, và hút dịch phế quản tìm
vi khuẩn.
* Các xét nghiệm khác:
- Các xét nghiệm đờm tìm vi khuẩn, nấm, làm kháng sinh đồ, cần xét
nghiệm nhiều lần để loại trừ lao.
- Khám tai mũi họng: chụp phim xoang để phát hiện hội chứng xoang –
phế quản.
- Làm điện tâm đồ để phát hiện tâm phế mạn.
* Chẩn đoán xác định bệnh GPQ: Dựa vào chụp cắt lớp vi tính ngực lớp
mỏng độ phân giải cao.
1.3. Tởng quan về phục hồi chức năng hô hấp trong bệnh GPQ.
Các khái niệm và nội dung chương trình phục hồi chức năng hô hấp
(PHCNHH) được sửa đổi liên tục và bao hàm rất rộng [26], [27], [28], trong
nghiên cứu này chúng tôi chỉ đề cập tới một phần nhỏ của phục hồi chức năng
hô hấp bao gồm các thao tác cơ học bên ngoài như: phương pháp vỗ rung, dẫn
lưu đờm theo tư thế, ho có kiểm sốt, thở hồnh và đi bộ thể dục [29].


17

1.3.1. Vỗ rung, dẫn lưu tư thế.
Vỗ rung và dẫn lưu tư thế là phương pháp điều trị nhằm giải phóng đờm
dịch ra khỏi phổi nhờ chủ động tác động một lực cơ học và các kỹ thuật trị

liệu hô hấp, giúp cho đường thở thơng thống, góp phần tích cực vào việc phục
hồi chức năng bộ máy hô hấp.
1.3.1.1. Chỉ định
* Mục đích: phịng tích tụ và tống thải dịch, đờm bị ứ đọng ra khỏi phổi.
- Bệnh nhân đang thở máy.
-

Bệnh nhân phải nằm điều trị tại giường lâu ngày, hạn chế hô hấp do
đau, suy kiệt, xẹp phổi do ứ đọng đờm dãi nhiều không khạc được, đặc biệt là
ở người già, những bệnh nhân bất động hoặc bệnh nhân có vết thương ở ngực,
bụng….

-

Các bệnh về phổi như: giãn phế quản, xơ phổi, áp xe phổi, viêm phổi…

-

Ở những bệnh nhân giảm phản xạ ho khạc, rối loạn ý thức do ngộ độc
thuốc, u thân não, hôn mê.
* Lưu ý: Không vỗ rung quá mạnh gây đau cho bệnh nhân.
Các trường hợp có bệnh lý xường sườn, chấn thương ngực.
Người bệnh già yếu, ho ra máu.
Thận trọng với người bệnh có tăng huyết áp và bệnh tim mạch.
Khơng thực hiện khi người bệnh đang khó thở hoặc bị trào ngược dạ dày
thực quản.
1.3.1.2. Phương pháp
* Chuẩn bị bệnh nhân
- Làm loãng đờm: Đờm thường nhầy quánh, dính. Làm lỗng đờm có vai
trị quan trọng tạo điều kiện cho việc thải đờm được thuận lợi hơn.

- Xác định vị trí của tắc nghẽn đờm: Trước vỗ rung và dẫn lưu tư thế, bệnh
nhân cần được khám tỉ mỉ để xác định chính xác tư thế cần thiết cho việc vỗ
rung dẫn lưu tư thế với nguyên tắc là vùng định dẫn lưu sẽ ở vị trí trên cao.


18

* Kỹ thuật vỗ rung lồng ngực
-

Bệnh nhân được nằm hoặc ngồi ở tư thế đã chọn tuỳ thuộc vào vị trí tổn
thương. Bệnh nhân phải thư giãn hoặc chùng cơ khi vỗ.

-

Kỹ thuật viên đứng hoặc ngồi ở tư thế thuận tiện. Bàn tay của kỹ thuật
viên chụm vào, các ngón tay khép vào, khi vỗ sẽ tạo ra một đệm khơng khí
giữa tay và lồng ngực.

-

Vai, khuỷu tay, cổ tay kỹ thuật viên ở trạng thái thoải mái, dễ dàng và mềm
mại, không lên gân. Bàn tay luôn ở tư thế chụm lại.

-

Hai tay vỗ nhịp nhàng và di chuyển trên thành ngực của bệnh nhân với lực
đều nhau. Yếu tố thư giãn trên người bệnh là do nhịp điệu và tốc độ khi vỗ.

-


Tốc độ vừa phải, từ nhẹ rồi mạnh dần lên để bệnh nhân thích nghi được với
can thiệp, đến mức độ bệnh nhân chấp nhận được và có cảm giác dễ chịu.

-

Khơng nhất thiết phải vỗ mạnh quá, kỹ thuật có hiệu quả khi vỗ chụm bàn
tay chứ không phải vỗ càng mạnh càng có hiệu quả. Khơng nên gây đau và
khó chịu cho người bệnh.

-

Kỹ thuật viên không nhất thiết phải đứng ở một chỗ cố định để vỗ trong
suốt thời gian điều trị. Bàn tay di chuyển vỗ rung lên trên, xuống dưới hay
xung quanh theo kiểu vòng tròn.

-

Một khi đã bắt đầu vỗ rung thì nên liên tục trong khoảng 3 – 5 phút.
Ghi chú:
- Mỗi lần vỗ, rung cần kéo dài khoảng 15 – 30 phút tuỳ thuộc vào tình
trạng của từng bệnh nhân. Mỗi ngày làm 2 - 3 lần (sáng, chiều, tối).

-

Nếu bệnh nhân gầy thì lót mảnh vải mỏng trên lưng trước khi vỗ rung.
* Dẫn lưu tư thế
- Bệnh nhân được đặt ở tư thế có thể ho khạc đờm, dịch ở trong phổi ra khỏi
phổi bằng đường khí phế quản được thuận lợi nhất. Đặt ở một tư thế phải duy trì ít
nhất từ 5 – 10 phút, nếu bị ứ đọng nhiều thì có thể để lâu hơn 20 - 30 phút.



19

- Trước khi dẫn lưu tư thế người bệnh được hướng dẫn ho hữu hiệu, tập
thở để phối hợp thực hiện. Các kỹ thuật vỗ rung lồng ngực sẽ được thực hiện
trên người bệnh trong tư thế dẫn lưu thích hợp đó.
- Sau khi điều trị người bệnh trở lại tư thế cũ hoặc ngồi dậy từ từ.
- Các chất dịch không tống ra ngay trong và sau dẫn lưu mà thường phải
sau 30 – 60 phút, nên nhắc người bệnh chú ý ho khạc đúng quy định.
- Một số tư thế dẫn lưu
Tư thế 1: Thuỳ trên, phần đỉnh phổi.
Bệnh nhân ngồi thẳng người thoải mái thân hơi nghiêng về phía sau, tay
để trên đùi. Thầy thuốc ở phía sau bệnh nhân.

Hình 1.1. Tư thế thùy trên, phần đỉnh phổi [8]


20

Tư thế 2: Thùy trên phần sau
Bệnh nhân ngồi trên giường hoặc ghế, đặt một gối ơm kích thước vừa
phải trên đùi, thân hơi ngả về trước, cẳm tựa nhẹ gối. Thầy thuốc đứng sau
bệnh nhân.

Hình 1.2. Tư thế thùy trên phần sau [8]
Tư thế 3: Thuỳ trên phần trước
Bệnh nhân nằm ngửa trên giường, đầu và phần trên của thân được gối
cao vửa phải, hai tay xuôi hai bên thân, hai chân co nhẹ với gối êm đặt dưới
kheo. Thầy thuốc ngồi phía đầu bệnh nhân.


Hình 1.3. Tư thế thùy trên phần trước [8]


21

Tư thế 4: Thuỳ lưỡi phổi trái
Bệnh nhân nằm nghiêng về bên phải, đầu gối cao bằng vai, tay phải đưa
ra trước, tay trái đưa ra sau, thân và hai chân kê cao, tạo tư thế đầu thấp
nghiêng chếch phải. Thầy thuốc ngồi hoặc đứng sau bệnh nhân.

Hình 1.4. Tư thế thùy lưỡi phổi trái [8]
Tư thế 5: Thùy giữa
Nằm nghiêng chếch trái, đầu gối cao bằng vai, tay trái đưa ra trước, tay
phải đưa lên đầu, thân và hai chân kê cao tạo tư thế đầu thấp nghiêng chếch
trái. Thầy thuốc ngồi hoặc đứng phía trước bệnh nhân.

Hình 1.5. Tư thế thùy giữa [8]


22

Tư thế 6: Thùy dưới phần trước đáy phổi
Bệnh nhân nằm nghiêng phía đối diện đáy phổi bệnh, đầu gối cao bằng
vai, thân và đùi kê cao hơi ngửa ra, hai tay đưa ra phía trước tạo tư thế nghiêng
đầu thấp thân hơi ngửa. Thầy thuốc ngồi hoặc đứng phía sau bệnh nhân.

Hình 1.6. Tư thế thùy dưới phần trước đáy phổi [8]
Tư thế 7: Thuỳ dưới phần sau đáy phổi
Bệnh nhân nằm sấp, tư thế đầu thấp trên gối, hai tay dang thư giãn, thân

và hai chân kê cao trên gối tam giác. Thầy thuốc đứng hoặc ngồi cạnh giường.

Hình 1.7. Tư thế thuỳ dưới phần sau đáy phổi [8]


23

Tư thế 8: Thuỳ dưới phần bên của đáy phổi
Bệnh nhân nằm nghiêng phía đối diện đáy phổi bệnh, đầu gối cao bằng
vai, thân kê cao, hai chân hơi co, hai tay đưa ra phía trước tạo tư thế nằm
nghiêng đầu thấp, thân hơi sấp. Thầy thuốc đứng hoặc ngồi phía trước.

Hình 1.8. Tư thế thuỳ dưới phần bên của đáy phổi [8]
Tư thế 9: Thuỳ dưới phần sau của đáy phổi
Bệnh nhân nằm sấp đầu thấp, kê gối tam giác dưới vùng bụng bẹn tạo tư thế
nằm chổng mông. Thầy thuốc đứng hoặc ngồi bên cạnh bệnh nhân (bên trái).

Hình 1.9. Tư thế thuỳ dưới phần sau của đáy phổi [8]
1.3.2. Ho có kiểm sốt
Ho thơng thường: là một phản xạ bảo vệ của cơ thể nhằm tống những vật
“lạ” ra ngoài. Khi các phế quản bám đầy đờm nhớt, gây phản xạ muốn ho.


24

Để thay thế những cơn ho thông thường dễ gây mệt, gây khó thở cần
hướng dẫn bệnh nhân sử dụng kỹ thuật ho có kiểm sốt giúp người bệnh khạc
được đờm ra một cách dễ dàng, làm sạch đường thở, tăng thơng khí và giảm
khó thở, tránh viêm nhiễm ứ đọng.
* Chỉ định

Mục đích của ho có kiểm sốt khơng phải để tránh ho mà lợi dụng động
tác ho để làm sạch đường thở.
- Bệnh nhân nằm lâu, COPD, sau cơn hen phế quản, viêm phổi đã ổn định.
- Bệnh nhân có biểu hiện trào ngược vào đường thở, các trường hợp rối
loạn nuốt, sặc nước và thức ăn.
- Bệnh nhân phải cịn tỉnh táo, khơng q khó thở, đủ sức để thực hiện
động tác ho.
* Kỹ thuật ho có kiểm soát
Thời gian tập khoảng 5 phút hoặc lâu hơn tùy tình trạng bệnh nhân, có
thể tập vài lần mỗi ngày, chuẩn bị bô để bệnh nhân khạc nhổ khi ho.
Bệnh nhân ngồi trên giường hoặc ghế thư giãn, thoải mái.
Bước 1: Hít vào chậm và thật sâu.
Bước 2: Nín thở trong vài giây (khoảng 2 giây).
Bước 3: Ho mạnh ra liên tiếp 2 lần, lần đầu để long đờm, lần sau để đẩy đờm
ra ngồi.
Bước 4: Hít vào chậm và nhẹ nhàng. Thở ra chúm môi lại để hơi thở
ra chậm khi thấy thoải mái thì bắt đầu lặp lại động tác ho, có thể lặp lại 1
hoặc 2 lần.
Yêu cầu : hít vào thật sâu, càng sâu càng tốt, cố gắng nín được hơi sau đó
mới ho mạnh ra.
Lưu ý: - Khạc đờm vào lọ để xét nghiệm hoặc khăn giấy bỏ vào thùng
rác tránh lây nhiễm.


25

- Khi có cảm giác muốn ho, đừng cố gắng nín ho mà nên thực hiện kỹ thuật ho
có kiểm sốt để giúp tống đờm ra ngồi.
- Tuỳ lực ho và sự thành thạo kỹ thuật của mỗi người, có khi phải lặp lại vài lần
mới đẩy được đờm ra ngoài.

1.3.3. Các bài tập thở
Từ thời Hypocrat, người ta đã biết đến tác dụng của tập thở trong điều trị
các bệnh mạn tính đường hơ hấp. Cho đến ngày nay đã có nhiều nghiên cứu
về ứng dụng tập thở phục hồi chức năng hô hấp [8].
1.3.3.1. Chỉ định
- Bệnh nhân sau phẫu thuật, sau chấn thương, thở tăng nhưng lưu thơng khí
kém ở những bệnh nhân tắc nghẽn hơ hấp mạn tính, thở khơng hiệu quả trong
các hoạt động hàng ngày cũng như lúc luyện tập, xẹp phổi hoặc thùy phổi.
1.3.3.2. Phương pháp
* Bài tập thở hồnh
- Do tình trạng ứ khí trong phổi nên lồng ngực bị căng phồng làm hạn chế hoạt
động của cơ hoành.
- Cơ hoành là cơ hơ hấp chính, nếu hoạt động kém sẽ làm thơng khí ở phổi kém
và các cơ hơ hấp phụ phải tăng cường hoạt động.
- Tập thở cơ hoành sẽ giúp tăng cường hiệu quả của động tác hô hấp và tiết
kiệm năng lượng.
* Kỹ thuật thở hoành
 Ngồi ở tư thế thoải mái. Thả lỏng cổ và vai.
 Đặt 1 bàn tay lên bụng và đặt bàn tay còn lại lên ngực.
 Hít vào chậm qua mũi sao cho bàn tay trên bụng có cảm giác bụng phình lên.
Lồng ngực khơng di chuyển.
 Hóp bụng lại và thở ra chậm qua miệng với thời gian thở ra gấp đôi thời gian
hít vào và bàn tay trên bụng có cảm giác bụng lõm xuống.


×