Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

THỰC TRẠNG CHẾ độ THÙ LAO LAO ĐỘNG tại NGÂN HÀNG VIETTINBANK THANH hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.34 KB, 12 trang )

Choose one from following subjects for your individual final assignment:
Analyze a current situation of one of the following activities in your organization:
1. Recruitment
2. Human resources training and development
3. Performance appraisal
4. Compensation
Base on those analyses, describe some disadvantages and propose the solutions.
you address them?


BÀI LÀM
Sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc khai thác
và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực: vốn, cơ sở vật chất, tiến bộ khoa học kỹ thuật,
người lao động, các yếu tố này có mối quan hệ mật thiết với nhau và tác động lại với
nhau. Những yếu tố như: máy móc thiết bị, của cải vật chất, cơng nghệ kỹ thuật đều có
thể mua được, học hỏi được, sao chép được, nhưng con người thì khơng thể. Vì vậy có
thể khẳng định rằng quản trị nhân sự có vai trò thiết yếu đối với sự tồn tại và phát triển
của doanh nghiệp .
Con người, với khả năng sáng tạo, lao động cần cù siêng năng của mình, đã phát
minh ra những dụng cụ từ ban đầu là thô sơ cho đến phát triển công nghệ cao, khoa học
kỹ thuật cao như ngày nay đã phục vụ được nhu cầu bản thân và phát triển xã hội.
Quản trị nhân sự góp phần vào việc giải quyết các mặt kinh tế xã hội của vấn đề
lao động. Đó là một vấn đề chung của xã hội, mọi hoạt động kinh tế nói chung đều đi đến
một mục đích sớm hay muộn là làm sao cho người lao động hưởng thành quả do họ làm
ra.
Mỗi hình thái kinh tế xã hội đều gắn liền với một phương thức sản xuất nhất định,
xu hướng của quản trị ngày càng phức tạp cùng với sự phát triển ngày càng cao của nền
kinh tế xã hội. Trên thị trường ngày nay, các doanh nghiệp đang đứng trước thách thức
phải tăng cường tối đa hiệu quả cung cấp các sản phẩm dịch vụ của mình. Điều này địi
hỏi phải có sự quan tâm tới chất lượng sản phẩm và dịch vụ, tới các phương thức
Marketing và bán hàng tốt cũng như các quy trình nội bộ hiệu quả. Các doanh nghiệp


hàng đầu thường cố gắng để tạo sự cân bằng giữa tính chất nhất quán và sự sáng tạo. Để
đạt được mục tiêu này, họ dựa vào một số tài sản lớn nhất của mình đó chính là “nguồn
nhân lực”.

I - THÙ LAO LAO ĐỘNG TRONG TỔ CHỨC LÀ GÌ ?

1. Khái niệm: Thù lao lao động là tất cả các "khoản" mà người lao động nhận được
thông qua quan hệ thuê mướn giữa người lao động với người sử dụng lao động.
2. Các thành phần của thù lao lao động gồm: Thù lao tài chính và thù lao phi tài chính


2.1. Thù lao tài chính:
- Thù lao tài chính trực tiếp: Là tiền công nhận được dưới dạng lương tuần, lương tháng,
tiền thưởng, hoặc tiền hoa hồng.
- Thù lao tài chính gián tiếp : Bảo hiểm, trợ cấp xã hội, phúc lợi, an sinh xã hội.
2.2. Thù lao phi tài chính: Là sự thoả mãn mà một người nhận được từ bản thân công
việc hoặc từ môi trường tâm lý và hoặc vật chất nơi họ làm việc.

II - THỰC TRẠNG CHẾ ĐỘ THÙ LAO LAO ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CƠNG
THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THANH HĨA.

1. Lịch sử hình thành và phát triển NHCT Thanh Hóa.
Chi nhánh ngân hàng cơng thương Thanh Hóa lá chi nhánh trực thuộc Ngân hàng TMCP
cơng thương Việt Nam, có trụ sở đặt tại số 17 Phan Chu Trinh, Phường Điện Biên, Thành
phố Thanh Hóa. Chi nhánh được thành lập vào năm 1990, với phương châm "Vì sự
thành đạt của mọi người, mọi nhà, mọi doanh nghiệp", hoạt động chủ yếu của chi nhánh
NHCT Thanh Hóa là kinh doanh tiền tệ. Từ chỗ chỉ là 1 NHTM quốc doanh tách ra từ
NHNN ban đầu cơ sở vật chất nghèo nàn, nhân sự ít, trình độ nghiệp vụ cịn hạn chế.
Nhưng sau 20 năm hoạt động và không ngừng phát triển, đến nay quy mô của Ngân hàng
đã lớ mạnh gấp nhiều lần. Hiện nay chi nhánh có mạng lưới rộng bao gồm: 9 phòng GD

loại 1, 5 PGD loại 2 được trải rộng khắp thành phố và 1 số huyện trên địa bàn tỉnh (không
kể 2 chi nhánh Sầm Sơn và Bỉm Sơn được tách ra trực thuộc Trung ương). Đến tháng
9/2010, nguồn vốn huy động của ngân hàng đã đạt 2.611 ngàn tỷ đồng, dư nợ đạt gần
2.272 tỷ đồng. Ngân hàng đã chủ động kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng phù hợp với
nguồn vốn và khả năng kiểm sốt rủi ro tín dụng dưới mức cho phép. Cùng với kết quả
kinh doanh, là việc tuân thủ chặt chẽ các quy định pháp luật, tính minh bạch trong hoạt
động, hài hồ lợi ích của cán bộ, khách hàng đã tạo cho ngân hàng những bước đi vững
chắc hướng tới mục tiêu phát triển bền vững lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước chỉ
riêng 9 tháng đầu năm 2009 đã đạt 8,3 t ỷ đồng. Hiện nay chi nhánh NHCT Thanh Hóa
có 178 cán bộ, phần lớn có trình độ Thạc sỹ, Đại học, Cao đẳng; cùng với hệ thống máy
móc phục vụ cơng việc hiện đại cũng như lịng nhiệt tình trách nhiệm với cơng việc,
CBCNV ngân hàng cơng thương Thanh Hóa khơng ngừng học hỏi nhằm nâng cao kiến
thức và hoàn thiện nghiệp vụ để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn. Ngân hàng đang


dần tự khẳng định được vị thế của mình, hồ chung vào dịng chảy của tồn hệ thống, để
tạo ra một ngân hàng có uy tín trong lịng khách hàng và xứng đáng là 1 trong những
ngân hàng lớn trên địa bàn, và đặc biệt đang hoàn thiện để đạt chuẩn ISO.
2. Các hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng
2.1. Huy động nguồn vốn:
- Nhận các loại tiền gửi thanh toán:
- Nhận các loại tiền gửi tiết kiệm:
- Phát hành các giấy tờ có giá trị như kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn...với lãi suất
hấp dẫn và phương thức thanh tốn linh hoạt.
2.2. Hoạt động tín dụng :
- Tài trợ vốn cho các cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước nhằm đáp ứng nhu cầu tài
chính cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh hàng hoá dịch vụ;
- Cho vay sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế gia đình;
- Cho vay mua, sửa chữa và xây dựng mới nhà cửa;
- Cho vay mua ô tô trả góp;

- Cho vay cầm cố các giấy tờ có giá;
- Cho vay cán bộ cơng nhân viên theo lương;
- Hạn mức thấu chi, cho vay tiêu dùng, tín dụng khác...
2.3. Hoạt động ngân quỹ và dịch vụ thanh tốn:
- Mua bán các giấy tờ có giá;
- Thu hộ và chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ;
- Chi trả lương cho cán bộ công nhân viên qua tài khoản tại Ngân hàng;
- Thanh toán uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, thanh tốn séc, thanh tốn thơng qua thị trường
liên Ngân hàng;
- Kiểm tiền, đổi tiền rách hỏng.
2.4. Dịch vụ:
- Dịch vụ thẻ: phát hàng và thanh toán thẻ ghi nợ ATM


- Dịch vụ thanh toán thẻ VISA, MASTER, POS
- Chuyển séc du lịch
- Dịch vụ SMS Banking, Internet Banking;...
3. Cơ cấu tổ chức
3.1.Mơ hình tổ chức của Ngân hàng TMCP cơng thương Việt Nam, chi nhánh Thanh Hóa

P.KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP

P.KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN

P.GIAO DỊCH
LOẠI 2

P.KẾ TỐN TÀI CHÍNH
P.TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
P.TIỀN TỆ KHO QUỸ

BAN
GIÁM ĐỐC

P.KẾ HOẠCH TỔNG HỢP
P.THƠNG TIN ĐIỆN TOÁN
P.GIAO DỊCH LOẠI 1

3.2. Chức năng và nhiệm vụ cơ bản của các phịng ban
Mỗi phịng ban có chức năng và nhiệm vụ riêng biệt, nhưng cùng hỗ trợ, phối hợp với
nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ mà ban giám đốc giao trách nhiệm.


+ Phòng Khách hàng Doanh nghiệp: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách
hàng để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ là các doanh nghiệp nhà nước, công ty
TNHH...thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng
phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT Việt Nam, Thực hiện
nghiệp vụ tài trợ thương mại. Thực hiện các nghiệp vụ khác do giám đốc giao.
+ Phòng Khách hàng cá nhân: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng
để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ là các doanh nghiệp tư nhân, hộ cá thể, thực hiện
các nghiệp vụ liên quan đến cho vay cá nhân, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với
chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT Việt Nam. Ngồi ra phịng còn quản lý
các phòng GD loại 2 và điều hành tất cả các nghiệp vụ cũng như nhân sự của các phòng
GD loại 2. Thực hiện các nghiệp vụ khác do giám đốc giao.
+ Phịng kế tốn tài chính: Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với
khách hàng, các nghiệp vụ và công việc khác liên quan đến cơng tác quản lý tài chính, chi
tiêu nội bộ; Cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý
hoạch toán các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiêm đối với hệ thống giao dịch trên
máy, quản lý quỹ tiển mặt đến từng giao dịch viên theo qui định của Nhà nước và của
NHCT Việt Nam. Thực hiện nhiệm vụ tư vấn theo qui định của nhà nước và của NHCT
Việt Nam. Lập kế hoạch cân đối vốn kinh doanh quí, năm.

Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm ngân hàng.
Thực hiện công tác liên quan đến thanh toán bù trừ, thanh toán điện tử, thanh tốn liên
ngân hàng.
+ Phịng Tổ chức - Hành chính: Là phịng làm nhiệm vụ thực hiện cơng tác tổ chức cán
bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của nhà nước và quy định
của NHCT Việt Nam, có trách nhiệm tham mưu cho giám đốc về tổ chức bộ máy kinh
doanh, bố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu của chi nhánh .Thực hiện cơng tác quản trị và
văn phịng phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
Thực hiên công tác lễ tân,tiếp khách của chi nhánh. Chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để
hội họp, hội thảo sơ kết...và BGĐ tiếp khách.
Thực hiện một số công việc khác do giám đốc giao.


+ Phịng Kế hoạch tổng hợp: Là phịng có nhiệm vụ làm công tác tham mưu cho ban
giám đốc, lên các kế hoạch; chỉ tiêu nguồn vốn, dư nợ, thi đua khen thưởng, ngồi ra
phịng cịn kiêm ln cơng tác phát triển các dịch vụ sản phẩm của ngân hàng như: bảo
hiểm, chứng khốn...vv
+ Phịng Thơng tin - Điện tốn: Đây là phịng có nhiệm vụ quản trị hệ thống cơng nghệ
thơng tin, máy móc thiết bị vi tính, hệ thống mạng, hệ thống máy chủ, hệ thống ATM và
là đầu mối làm việc với TT CNTT của NHCT Việt Nam. Ngồi ra thực hiện các cơng tác
khác do ban giám đốc giao.
+ Phòng tiền tệ - kho quỹ: Là phịng nghiệp vụ quản lý an tồn kho quỹ, quản lý quỹ
tiền mặt theo qui định của NHNN và NHCT Việt Nam; ứng và thu tiền cho giao dịch
viên, các phòng giao dịch, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt
lớn.;Thực hiện một số cơng tác khác do giám đốc giao.
+ Phòng giao dịch loại 1: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch tiền gửi, cho vay với
khách hàng là cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội, để khai thác nguồn vốn
và đáp ứng các nhu cầu giao dịch của khách hàng ...Phịng giao dịch loại 1có con dấu
riêng do cơ quan có thẩm quyền cấp để hoạt động, thực hiện giao dịch 1 cửa, nối mạng
trực tuyến với trụ sở chính của chi nhánh. Phịng giao dịch loại 1 mơ hình hoạt động như

một chi nhánh con, trực thuộc chi nhánh Tỉnh. Ngoài ra thực hiện các nhiêm vụ khác do
giám đốc chi nhánh giao.
4. Đặc điểm nguồn nhân lực:
- Ngân hàng Cơng thương Thanh Hóa là ngân hàng nằm trên địa bàn tỉnh lớn, đất rộng
người đông, nên nhân lực đông, cơ cấu về độ tuổi tương thích và đáp ứng đủ nhu cầu
cơng việc, hiện nay chi nhánh đang trẻ hoá đội ngũ cán bộ bằng cách tuyển dụng cán bộ
trẻ có năng lực trình độ, học vấn, và động viên cán bộ cao tuổi, gần đến tuổi nghỉ hưu về
nghỉ chế độ sớm, một phần là để hiệu quả trong công việc, một phần là theo chỉ tiêu nhân
sự của Ngân hàng công thương Việt Nam giao.
5. Phân tích thực trạng chế độ thù lao lao động tại Ngân hàng Cơng thương Thanh
Hố.
Như chúng ta đã biết: Thù lao lao động là tất cả các “khoản” mà người lao động
nhận được thông qua quan hệ thuê mướn giữa họ với tổ chức. Cán bộ công nhân viên


NHCT Thanh Hóa cũng được hưởng thù lao lao động dưới hai dạng đó là (Thù lao tài
chính và thù lao phi tài chính).
5.1 Thù lao tài chính:
Hiện tại chi nhánh NHCT Thanh Hóa thực hiện chi trả lương cho CBCNV theo quy định
chung của NHTMCP Công Thương Việt Nam (Theo quyết định số 126/QĐ-HĐQT –
NHCT2 ngày 04/02/2008 của Chủ tịch HĐQT NHTMCP Công thương Việt Nam v/v ban
hành quy định chi trả tiền lương trong hệ thống NHCTVN)
Hình thức trả lương: là trả lương theo thời gian gắn với chức danh, vị trí cơng việc, phù
hợp với hiệu quả kinh doanh và hiệu quả công việc.
Nguyên tắc chi trả lương :
- Đảm bảo quyền lợi người lao động theo chế độ tiền lương của nhà nước quy định.
- Phân phối tiền lương đến từng đơn vị theo kết quả hiệu quả kinh doanh, giao đơn giá
tiền lương theo định hướng cơ chế thị trường.
- Thực hiện chi trả tiền lương đến người lao động theo 3 lần:
+ Lần 1: Tiền lương theo chế độ nhà nước quy định (lương cơ bản)

+ Lần 2: Tiền lương kinh doanh trả theo hệ số lương kinh doanh do NHCT quy định hệ số
này xác định theo vị trí cơng việc, năng suất , chất lượng, hiệu quả công việc.
+ Lần 3: Tiền lương Kinh doanh cuối năm tuỳ thuộc và mức độ hoàn thành của từng chi
nhánh (Thực chất đây là tiền lương hàng tháng mà chi nhánh giữ lại % lương hàng tháng
của mỗi cán bộ)
Một phần thu nhập nữa là tiền thưởng với người lao động hoàn thành tốt và xuất sắc
nhiệm vụ, vượt mức khối lượng công việc được giao.
- Gắn chính sách tiền lương với chính sách đãi ngộ lao động có trình độ tay nghề cao, lao
động giỏi.
- Đảm bảo công khai, dân chủ, minh bạch, trong quá trình phân phối chi trả tiền lương
đến người lao động.
Trên cơ sở đơn giá tiền lương NHCT Việt nam giao chi nhánh tính ra tổng quỹ
lương được hưởng (theo kết quả kinh doanh của mình) và trong tổng quỹ lương đó 2 lần
đó là “lần 1” và “ lần 2”


Hàng tháng người lao động được nhận đầy đủ “lần 1” theo chế độ Nhà nước. lần
còn lại (tổng quỹ lương trừ đi lần 1) được phân phối theo kết quả cơng việc, bình bầu
xếp loại danh hiệu A,B,C (A: được hưởng 100%, B: được hưởng 90%, C: được hưởng
80%). Đầu tháng sau cuộc họp giao các phòng về giao chỉ tiêu kế hoạch cho từng cá
nhân, cuối tháng trên cơ sở cơng việc đạt được các phịng tổ chức họp bình bầu xếp loại
A,B,C cho cán bộ phịng mình và gửi kết quả về hội đồng lương chi nhánh để xem xét lần
cuối trước khi trả lương cho người lao động. Kết quả A, B, C của các tháng cũng được sử
dụng để xem xét khen thưởng hàng năm hoặc nhân dịp các ngày lễ tết và là cơ sở để đánh
giá xếp loại cán bộ…Tuy nhiên “lần 2” - Lương kinh doanh: được chia làm 2 bảng lương
riêng biệt đó là bảng lương theo chức năng lãnh đạo và bảng lương nhân viên. Hai bảng
lương này đã thể hiện rõ ràng và nó đã phân định trách nhiệm và trả cho từng vị trí cơng
việc (ví dụ: cũng là trưởng phịng nhưng nếu quản lý cơng việc phức tạp có tính rủi ro
cao thì hệ số lương cao hơn và ngược lại). Tính ưu việt của cơ chế tiền lương này nó đã
khuyến khích người lao động cùng hăng say làm việc và phần nào đã khắc phục được hạn

chế: Làm việc lâu năm thì lương cao, sống lâu lên lão làng.
Ngồi việc tính chi trả thù lao tài chính trực tiếp chi nhánh cũng đảm bảo mọi chế độ như
bảo hiểm Y tế, bảo hiểm xã hội đầy đủ cho CBCNV…
Hàng năm trên cơ sở kết quả đạt được chi nhánh được quyền trích lập các quỹ như quỹ
khen thưởng, quỹ phúc lợi …Việc sử dụng các quỹ này cũng rất phù hợp và đảm bảo
công bằng ( chỉ sử dụng quỹ này vào các công việc cụ thể như khen thưởng cho những ai
có thành tích xuất sắc, hoặc quỹ phúc lợi phục vụ cho CBCNV đi thăm quan nghỉ mát,
học hỏi kinh nghiệm , những ai không đi không được hưởng - Không chi trực tiếp bằng
tiền…).Đây cũng là một nét chung của hệ thống Ngân hàng TMCP công thương Việt
Nam đã áp dụng đối với CBCNVC.
5.2 Thù lao phi tài chính:
Chi nhánh NHCT Thanh Hóa trực thuộc Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam - Là
cơ quan trung ương đóng trên địa bàn nên về thương hiệu cũng được đánh giá là tốt trên
địa bàn vì vậy những cán bộ làm việc ở đây cũng tự hào về cơ quan của mình. Ngồi ra
mơi trường làm việc tại hệ thống Vietinbank hết sức thuận lợi, cơ sở vật chất khang trang,
đồng nghiệp phần lớn là những người có trình độ, và có chính sách đãi ngộ thoả đáng…
Bản thân tôi thiết nghĩ cán bộ Ngân hàng Cơng thương Thanh Hóa khơng những được


hưởng một mức thù lao tài chính cơng bằng cịn được hưởng thù lao phi tài chính cũng
khá “lớn” so với các cơ quan tổ chức khác trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.
6. Những hạn chế và nguyên nhân liên quan đến chế độ thù lao lao động tại Ngân
hàng TMCP cơng thương Việt Nam chi nhánh Thanh Hố.
Tuy nhiên bên cạnh những ưu việt trên thì cơ chế thù lao lao động của Ngân hàng Cơng
thương Thanh Hóa vẫn bộc lộ những hạn chế :
- Nó phụ thuộc rất lớn vào việc đánh giá thực hiện công việc; Đánh giá thực hiện cơng
việc là một q trình phức tạp và chịu nhiều ảnh hưởng bởi tình cảm của con người vì nó
dựa trên sự đánh giá chủ quan của người đánh giá kể cả khi tổ chức đã xây dựng và sử
dụng một hệ thống các tiêu chuẩn khách quan của thực hiện cơng việc nên tính cơng bằng
ở đây cũng bị hạn chế.

- Các bộ phận khác nhau thì có chỉ tiêu đánh giá khác nhau, và vì thế nếu bộ phận nào
giao chỉ tiêu chặt chẽ và đánh giá nghiêm túc thì bộ phận đó nhiều cán bộ bị xếp loại B,C
và ngược lại...
- Tại chi nhánh có một bộ phận (khoảng 40%) làm ra 80% lợi nhuận nhưng những người
này chỉ được hưởng mức lương như những người khác và nếu có hơn thì cũng khơng
đáng kể so với công sức mà họ bỏ ra...
7. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chế độ thù lao lao động tại Ngân hàng TMCP
công thương Việt Nam chi nhánh Thanh Hoá.
- Xây dựng một hệ thống các tiêu chuẩn khách quan dựa vào các chỉ tiêu đánh giá dõ
dàng, để làm căn cứ đánh giá, hạn chế đến mức thấp nhất phải sử dụng những chỉ tiêu mà
đánh giá dựa vào lý trí...
- Người đứng đầu (Giám đốc) muốn đánh giá các bộ phận khác nhau một cách cơng bằng
thì phải giao các chỉ tiêu cho từng bộ phận; cuối kỳ đánh giá nếu bộ phận đó tốt thì được
bao nhiêu % xếp loại A, trên cơ sở đó bộ phận mới về xếp loại A,B,C cho các cá nhân
trong bộ phận phịng ban của mình thì các bộ phận này mới đánh giá nghiêm túc kết quả
đóng góp của từng thành viên (chắc chắn lúc này người làm nhiều phải được xếp loại A
và ai làm ít phải xếp loại B,C)


KẾT LUẬN
Quản trị nhân sự gắn liền với mọi tổ chức, bất kỳ một cơ quan tổ chức nào cũng
cần phải có bộ phận nhân sự. Quản trị nhân sự là một thành tố quan trọng của chức năng
quản trị, nó có gốc rễ và các nhánh trải rộng khắp nơi trong mọi tổ chức. Quản trị nhân sự
hiện diện ở khắp các phòng ban, bất cứ cấp quản trị nào cũng có nhân viên dưới quyền vì
thế đều phải có quản trị nhân sự. Cung cách quản trị nhân sự tạo ra bầu khơng khí văn
hố cho một doanh nghiệp. Đây cũng là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành
bại của một doanh nghiệp.
Công tác quản trị nhân sự giúp tìm kiếm, phát triển và duy trì đội ngũ nhân viên và
quản lý chất lượng - những người tham gia tích cực vào sự thành cơng của công ty. Các
tổ chức trônng mong vào các nhà chuyên môn về quản trị nhân sự giúp họ đạt được hiệu

quả và năng suất cao hơn với một hạn chế về lực lượng lao động. Một trong những yêu
cầu chính của quản trị nhân sự là tìm ra đúng người, đúng số lượng và đúng thời điểm
trên các điều kiện thỏa mãn cả doanh nghiệp và nhân viên mới. Khi lựa chọn được những
người có kỹ năng thích hợp làm việc ở đúng vị trí thì cả nhân viên lẫn cơng ty đều có lợi.

Tài liệu tham khảo:

- Tài liệu môn học “Quản trị nguồn nhân lực” trong chương trình GaMBA của Đại
học Griggs – Hoa Kỳ.
- Cuốn “Quản trị nhân sự” của NXB Lao động – Xã hội. Tác giả Nguyễn Hữu Thân.
- Cuốn ‘Chiến lược và kế hoạch của giám đốc mới” – Tác giả: Th.S Nguyễn Văn
Dung - NXB Giao Thông Vận Tải – 2009.
- Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994; Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002;
- Nghị định số 114/2002/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 31/12/2002 quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về tiền lương;


- Quản trị nhân sự theo quan điểm tổng thể - TP.HCM: NXB Thống kê, 2000



×