Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Một số yêu cầu giáo dục đạo đức hồ chí minh cho sinh viên trong dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.36 KB, 7 trang )

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 6, pp. 144-150
This paper is available online at

DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0063

MỘT SỐ YÊU CẦU GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH CHO SINH VIÊN
TRONG DẠY HỌC MƠN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Lê Thị Vân Anh
Khoa Lí luận chính trị, Trường Đại học Tây Bắc
Tóm tắt. Là đỉnh cao của đạo đức truyền thống, đạo đức dân tộc, giáo dục đạo đức Hồ Chí
Minh cho sinh viên (SV) đang là vấn đề cấp thiết hiện nay. Vấn đề này có thể được thực
hiện bằng nhiều con đường khác nhau như: thông qua dạy học, sinh hoạt tập thể, lao động
sản xuất và hoạt động xã hội. Mỗi hình thức giáo dục nói trên đều có những ưu thế nhất
định, tuy nhiên, dạy học luôn được xác định là con đường cơ bản, hiệu quả nhất trong giáo
dục đạo đức Hồ Chí Minh cho SV. Trong dạy học mơn tư tưởng Hồ Chí Minh, giảng viên
(GV) có thể áp dụng nhiều biện pháp khác nhau, song nắm vững các yêu cầu nâng cao chất
lượng giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cũng là một nội dung quan trọng cần đề cập tới.
Từ khóa: Giáo dục, đạo đức Hồ Chí Minh, sinh viên, dạy học, mơn tư tưởng Hồ Chí Minh.

1.

Mở đầu

Luận bàn minh triết và minh triết Việt, cố giáo sư Hoàng Ngọc Hiến có khẳng định:
“. . . trong nền minh triết Việt có nhiều nguồn, có minh triết lục giáo, có minh triết đạo thờ cúng tổ
tiên. . . có minh triết văn hóa các dân tộc anh em. Trong thời đại Hồ Chí Minh, minh triết Hồ Chí
Minh với sức thấm sâu và lan tỏa rộng trong lòng dân là nguồn trung tâm trong đa nguồn minh
triết Việt” [2; 49-50]. Ông nhấn mạnh “minh triết chính trị của Hồ Chí Minh là một kho báu vô
giá” [2; 41]. Đặc trưng của minh triết Hồ Chí Minh nói chung, đạo đức Hồ Chí Minh nói riêng
là Người gộp bội thành cơng nhiều ý tưởng tinh hoa của nhân loại, đặc biệt của các vị tiền nhân


phương Đông mà dân tộc ngưỡng mộ, cô đúc thành thông điệp mang tâm thức Việt để giáo dục
cho nhân dân Việt Nam. Vì thế, đạo đức Hồ Chí Minh là điểm nhấn, trung tâm phát ra năng lượng,
định hướng giá trị đạo đức trong thời đại mới.
Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho SV trong dạy học mơn tư tưởng Hồ Chí Minh cần phải
quán triệt sự đồng bộ cả mục tiêu, nội dung, phương pháp (PP), hình thức tổ chức dạy học, trong
đó, nắm vững các yêu cầu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho SV cũng
là nội dung căn cốt giảng viên cần lưu ý. Đó là các yêu cầu: đảm bảo tính khoa học, tính tư tưởng
của môn học; phải thực hiện một cách sinh động, hấp dẫn, gắn lí luận với thực tiễn; cần nhạy bén,
bám sát tình hình đất nước, khu vực; phát huy tính tích cực, chủ động của sinh viên trong học tập
mơn tư tưởng Hồ Chí Minh; người thầy phải là tấm gương đạo đức.
Ngày nhận bài: 15/12/2014. Ngày nhận đăng: 15/3/2015.
Liên hệ: Lê Thị Vân Anh, e-mail:

144


Một số yêu cầu giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên trong dạy học...

2.
2.1.

Nội dung nghiên cứu
Đảm bảo tính khoa học, tính tư tưởng của mơn học

Khoa học là hệ thống tri thức về tự nhiên, xã hội và tư duy, được tích lũy trong q trình lịch
sử, được thực tiễn chứng minh, phản ánh những quy luật khách quan của thế giới bên ngoài cũng
như hoạt động tinh thần của con người, giúp con người giải thích và cải tạo thế giới hiện thực.
Trước khi đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã mang trong mình tư duy của
một nhà khoa học. Điều đó thể hiện ngay khi ở trong nước, Người đã phân tích được nguyên nhân
thất bại của phong trào cứu nước từ khi Thực dân Pháp xâm lược. Đó là do những người yêu nước

đương thời chưa tìm được con đường cứu nước phản ánh đúng thực tế phát triển của xã hội Việt
Nam. Nhưng phải đến khi bắt gặp ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh mới thực sự
chuyển mình từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa cộng sản, từ một chiến sĩ giải phóng dân tộc
trở thành một chiến sĩ cộng sản [1]. Từ đó, chất cách mạng, khoa học hịa quyện vào nhau và ngày
càng phát triển, hoàn thiện trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tính khoa học trong mơn tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện: Người biết lựa chọn, kế thừa và
kết hợp các quan điểm tiến bộ trên thế giới, nhất là học thuyết Mác - Lênin, đồng thời vận dụng
sáng tạo vào thực tiễn Việt Nam. Tính khoa học trong mơn tư tưởng Hồ Chí Minh xuất phát từ tính
khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin và quan điểm, đường lối của Đảng.
Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh đảm bảo tính khoa học nghĩa là phải biết lựa chọn, kế thừa
những nội dung phù hợp với thực tiễn hiện nay để giáo dục cho SV.
Tính tư tưởng thể hiện ở mục tiêu môn tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm giúp cho SV: về kiến
thức (hiểu được khái niệm, nguồn gốc, quá trình hình thành và nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ
Chí Minh, hiểu được những giá trị khoa học, cách mạng, nhân văn trong cuộc đời, sự nghiệp, tư
tưởng Hồ Chí Minh, góp phần xây dựng nền tảng đạo đức con người mới); về kĩ năng (rèn luyện
năng lực tư duy lí luận, kĩ năng trình bày, thuyết trình một số vấn đề lí luận, có kĩ năng vận dụng
lí luận, PP và PP luận của Hồ Chí Minh để nghiên cứu, phân tích các vấn đề chính trị, xã hội của
Việt Nam và thế giới); về thái độ (góp phần củng cố trong SV lòng tin vào con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội ở nước ta, nâng cao lòng tự hào dân tộc và tình cảm đối với Đảng, với Bác Hồ, góp
phần đào tạo SV trở thành những con người có phẩm chất đạo đức mới).
Để đảm bảo tính khoa học, tính tư tưởng của mơn học trong giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh
cho SV, cần lưu ý những vấn đề sau:
Thứ nhất, giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho SV cần gắn với tình hình, nhiệm vụ đất nước
ngày nay, làm cho những kiến thức mà họ thu nhận được có ý nghĩa và tác dụng thiết thực. Đó là
thực hiện ngun lí nhà trường với xã hội, học đi đôi với hành. . .
Thứ hai, cần hiểu rõ đối tượng giáo dục, đây là thế hệ trẻ được kế thừa những di sản tư
tưởng, truyền thống của cha anh, song lại có những biến đổi khác biệt nhất định do điều kiện cụ
thể của cuộc sống chi phối, ảnh hưởng. Khơng thể vận dụng những hình thức, tổ chức giáo dục
trong điều kiện chiến tranh, trong cơ chế bao cấp đối với thế hệ trẻ ngày nay không trải qua chiến
tranh, trong cơ chế thị trường, vừa có tác động tích cực, vừa có mặt tiêu cực, hạn chế.

Thứ ba, tôn trọng đối tượng giáo dục, tránh việc giảng dạy công thức, giáo điều, áp đặt mà
phải chú ý phát huy trí thơng minh, tư duy sáng tạo, kết hợp lí trí với tình cảm.
Thứ tư, người dạy phải làm gương cho người học về mặt lao động khoa học, tư cách, phẩm
chất cần thiết của nhà giáo dục, khơi dậy ở họ ý thức tìm tịi, vươn tới mũi nhọn của tình hình
nghiên cứu khoa học, ý thức về phát triển tài năng, học tập, làm theo những điều Bác Hồ dạy và
theo gương của Người.
Thứ năm, phải nhận thức cho đúng thực chất giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho SV là một
cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị xã hội, đấu tranh chống những luận điểm sai trái,
145


Lê Thị Vân Anh

chống các âm mưu, hành động “giành giật thanh niên” của kẻ thù [7].
Như vậy, quá trình giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học mơn tư tưởng Hồ Chí
Minh cần căn cứ vào những điều kiện chủ quan và khách quan, từ đó áp dụng PP, sử dụng phương
tiện kĩ thuật dạy học hiện đại, tn theo u cầu, quy trình bộ mơn và lựa chọn hình thức tổ chức
một cách khoa học, hợp lí. Đó là những yếu tố đảm bảo tính khoa học và tính tư tưởng của mơn
học góp phần định hướng giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho SV.

2.2.

Thực hiện một cách sinh động, hấp dẫn, gắn lí luận với thực tiễn

Nhận thức đúng và giải quyết hợp lí mối quan hệ biện chứng giữa lí luận và thực tiễn, dùng
lí luận làm kim chỉ nam cho hoạt động thực tiễn, tổng kết thực tiễn để phát triển lí luận, chủ nghĩa
Mác - Lênin đã chỉ ra rằng, mọi lí luận chân chính đều bắt nguồn từ thực tiễn, phản ánh đúng thực
tiễn và trở lại phục vụ thực tiễn. Lí luận, xét tới cùng là từ thực tiễn. Khơng có thực tiễn thì khơng
có lí luận. Lí luận và thực tiễn có mối quan hệ hữu cơ, gắn bó với nhau, tác động qua lại lẫn nhau.
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh luôn bám sát thực tiễn dân

tộc và thế giới, coi trọng tổng kết thực tiễn như một biện pháp không chỉ để nâng cao năng lực hoạt
động thực tiễn, mà cịn là điều kiện để nâng cao trình độ lí luận. Đồng thời, Người cũng đặc biệt
coi trọng kết hợp lí luận với thực tiễn, lời nói đi đơi với việc làm khi khẳng định: thực tiễn khơng
có lí luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng, dễ mắc chủ quan; lí luận mà khơng liên hệ với
thực tiễn là lí luận sng. Hơn thế, Hồ Chí Minh ln xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, vận dụng
và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và những tư tưởng tiến bộ của nhân loại, đề ra đường
lối cách mạng đúng đắn, lãnh đạo nhân dân vượt qua mn vàn khó khăn, thử thách, giành được
những thắng lợi vẻ vang.
Khi truyền bá học thuyết Mác - Lênin và đường lối, chính sách của Đảng, Hồ Chí Minh đề
cập vấn đề lí luận và trình bày chúng khơng gị bó, phụ thuộc vào câu chữ, khái niệm mà hết sức
thực tế, linh hoạt, mềm dẻo, dễ hiểu, dễ nhớ, phù hợp với trình độ của nhân dân. Người đã chú
trọng sử dụng cách tun truyền có hình tượng, đặc biệt là dùng phép so sánh, trên cơ sở hai sự vật
có những nét tương đồng nhất định nào đó đem chúng đối chiếu với nhau, để gợi ra những hình ảnh
cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức của người tiếp nhận. Điều đáng lưu ý, những hình
ảnh mà Hồ Chí Minh đem ra so sánh bao giờ cũng gần gũi, thân quen, gắn liền với đời sống hằng
ngày của nhân dân. Chẳng hạn, khi đề cập bản chất ăn bám, bóc lột của bọn đế quốc với người lao
động ở chính quốc và thuộc địa, Hồ Chí Minh đã dùng hình ảnh con đỉa hai vịi; khi luận giải về
vấn đề dân chủ, chuyên chính và mối quan hệ giữa dân chủ, chuyên chính, Bác dùng hình ảnh cái
hịm đựng của cải thì phải có cái khóa; khi kêu gọi đồn kết để chống giặc, Bác dùng hình ảnh hịn
đá, con cáo và tổ ong; khi giải thích yêu cầu thống nhất giữa lí luận và thực tiễn, Bác so sánh lí
luận như cái tên (hoặc viên đạn), thực hành như cái đích để bắn, có tên khơng bắn hoặc bắn lung
tung thì cũng như khơng có tên. . . Thơng qua những hình ảnh so sánh đó, vấn đề trừu tượng trở
nên cụ thể, vấn đề cụ thể càng trở nên cụ thể hơn, vấn đề khó hiểu trở thành dễ hiểu. Cách tuyên
truyền này phù hợp với đặc điểm quá trình nhận thức của đối tượng mà vẫn khơng xa rời những
ngun lí khoa học. Đây cũng chính là sự kế thừa sáng tạo cách nói ví von của người Việt Nam.
Sự gắn kết giữa lí luận và thực tiễn phản ánh trong đạo đức Hồ Chí Minh, đó là đạo đức
trong hành động, lấy hiệu quả thực tế làm thước đo. Hồ Chí Minh đã khẳng định đạo đức là nguồn
nuôi dưỡng và phát triển con người, như gốc của cây, ngọn nguồn của sơng suối. Người nói: “cũng
như sơng thì có nguồn mới có nước, khơng có nguồn thì sơng cạn. Cây phải có gốc, khơng có gốc
thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, khơng có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không

lãnh đạo được nhân dân” [3; 292-293].
Tấm gương đạo đức của Người là đỉnh cao đặc trưng con người mới. Đó là: suốt đời hy sinh
cho dân tộc khơng một chút riêng tư, hết lịng u thương nhân dân, lấy dân làm gốc; chí cơng vơ
tư, cần kiệm liêm chính; giản dị, khiêm tốn; suốt đời học tập rèn luyện. Người cũng hết lịng vì sự
146


Một số yêu cầu giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên trong dạy học...

nghiệp giải phóng đồng bào bị đau khổ, nhân loại bị áp bức không phân biệt màu da, chủng tộc. . .
yêu con người, tin vào sức mạnh con người và đem lịng chí công vô tư để đối xử với con người.
Trong dạy học, GV lí luận chính trị có nhiệm vụ trang bị cho SV những kiến thức cơ bản về
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp
luật của Nhà nước, định hướng để SV vận dụng vào hoạt động thực tiễn nhất là trong giai đoạn
nâng cao chất lượng giảng dạy, đổi mới nội dung, PP, ứng dụng công nghệ thông tin như hiện nay.
Do vậy, trong giảng dạy, GV cần gắn lí luận với thực tiễn. Khi trình bày các nguyên lí lí luận, GV
cần phải lựa chọn các vấn đề liên hệ cho ngun lí đó phải sát với hoạt động thực tiễn của xã hội.
Nếu làm được thế thì những vấn đề từ phức tạp, trừu tượng sẽ trở nên dễ hiểu, dễ tiếp thu hơn đối
với SV. Việc lựa chọn tư liệu minh họa cho bài giảng phải xuất phát từ mục đích làm sáng tỏ vấn
đề lí luận đưa ra. Các số liệu, sự kiện có thể tìm trong sách nghiên cứu, tạp chí, báo và có thể khảo
sát trong thực tế. Muốn có kiến thức thực tiễn để liên hệ cho nội dung lí luận của bài giảng đòi hỏi
rất nhiều ở GV nhất là GV trẻ, phải năng động tìm hiểu và thâm nhập thực tiễn. Hình thức thâm
nhập thực tiễn rất phong phú như: điều tra, khảo sát, phỏng vấn trực tiếp. . . sẽ giúp ích rất nhiều
trong việc bổ sung kiến thức cho bài giảng thêm sinh động và góp phần quan trọng giúp SV vận
dụng những tri thức được học vào thực tiễn cuộc sống.

2.3.

Nhạy bén, bám sát tình hình đất nước, khu vực


Với chủ trương đổi mới đã giúp Việt Nam hòa nhập vào dòng chảy chung của nhân loại
và đưa đất nước từ một nền kinh tế nghèo nàn đến một trong những nước có tăng trưởng kinh tế
cao ở châu Á. Tiến trình hội nhập được cụ thể hóa qua việc Việt Nam trở nên thành viên của khối
ASEAN, tham gia APEC, gia nhập WTO. Việt Nam cũng đã thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều
quốc gia, tham gia vào nhiều tổ chức quốc tế và thu hút đầu tư của nhiều tập đoàn nước ngoài.
Xã hội ngày càng trở nên năng động, sáng tạo hơn. Kinh tế thị trường kích thích tính năng động
cá nhân và xã hội. Đồng thời, thị trường cũng là mảnh đất nảy sinh lối sống tiêu dùng, chủ nghĩa
cá nhân, thực dụng và những tác động can thiệp phá vỡ những chuẩn mực đạo đức, giá trị truyền
thống.
Trong khi đó, những tranh chấp về chủ quyền trên Biển Đơng giữa các nước Trung Quốc,
Philippin, Việt Nam, Hàn Quốc... cũng làm tình hình chính trị, ngoại giao trong khu vực có phần
căng thẳng. Điều này đã và đang ảnh hưởng đến sự ổn định của khu vực cũng như làm gia tăng bất
đồng quan điểm giữa các quốc gia trong việc giải quyết tranh chấp, thách thức tới việc hiện thực
hóa Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN vào năm 2015.
Trước những diễn biến phức tạp về kinh tế, chính trị trong nước cũng như khu vực, việc giáo
dục đạo đức Hồ Chí Minh cho SV càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Khi giáo dục đạo đức
Hồ Chí Minh cho SV, GV cần giải thích rõ ràng mối quan hệ giữa những chuẩn mực đạo đức Hồ
Chí Minh với nền kinh tế thị trường, q trình hội nhập quốc tế hiện nay ở nước ta. Những chuẩn
mực đạo đức đó khơng hề mâu thuẫn với nền kinh tế thị trường và xu hướng hội nhập, toàn cầu
hoá. Thực tiễn cho thấy, cần giáo dục đạo đức cách mạng cho SV qua tư tưởng và cuộc đời hoạt
động của Hồ Chí Minh, bởi vì đạo đức sẽ quyết định mục đích cuộc sống, động lực phấn đấu, tình
cảm cũng như hành vi đạo đức của mỗi người. Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh để SV có được ý
thức và trách nhiệm cộng đồng, tinh thần mình vì mọi người, lịng khoan dung, tự giác trong học
tập và cuộc sống, tạo cái nhìn đúng đắn về những biến đổi của đời sống kinh tế - xã hội đang diễn
ra. Tích cực ủng hộ cái đúng, nghiêm khắc đấu tranh với tiêu cực, hiểu sâu sắc về những mặt trái
của xã hội đang diễn ra, nguy cơ xuống cấp đạo đức của một số SV và cội nguồn của sự xuống
cấp đó, để đấu tranh chống lại và rèn luyện bản thân. Từ đó, giúp SV suy nghĩ và hành động đúng
đắn góp phần thực hiện lẽ sống của Bác Hồ, vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ,
cơng bằng, văn minh, góp phần khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh có giá trị trường tồn, nền tảng
tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

147


Lê Thị Vân Anh

2.4.

Phát huy tính tích cực, chủ động của sinh viên trong học tập mơn tư tưởng
Hồ Chí Minh

Hoạt động học tập của SV vừa là sự tiếp nối của q trình học tập bậc phổ thơng vừa là sự
khởi đầu cho một giai đoạn mới có tính chất nghiên cứu chuyên sâu vào một lĩnh vực chuyên môn
nghề nghiệp nhất định. Mặc dù vậy, hoạt động học tập của SV ở đại học không thể tách rời hoạt
động nhận thức để khám phá, chiếm lĩnh và sáng tạo tri thức, qua đó phát triển các năng lực tương
ứng. Mức độ thể hiện vai trò chủ thể trong học tập phản ánh tính tích cực học tập của SV. Nói cách
khác, tính tích cực của SV được xem như là sự thể hiện vai trò chủ thể nhận thức trong hoạt động
học tập, là một dạng thể hiện tính tích cực của cá nhân trong hoạt động nhận thức. Vì vậy, chúng
có liên quan mật thiết đến các yếu tố trong bản thân người học như ý thức về mục tiêu học tập; nhu
cầu, hứng thú nhận thức trong quá trình học tập; cách thức học tập. . .
Tính tích cực học tập của SV là một trong những phẩm chất tâm lí nhưng đồng thời lại được
hình thành, phát triển và thể hiện thông qua các hoạt động trong những điều kiện, hồn cảnh và
mơi trường xã hội cụ thể. Trong xu thế đào tạo theo hệ thống tín chỉ hiện nay, tính tích cực, chủ
động trong học tập của SV lại càng trở nên quan trọng quyết định chất lượng giáo dục của SV và
nhà trường.
Tuy nhiên, một số SV vẫn thụ động trong học tập. Nhiều SV tỏ ra lúng túng trong việc lập
kế hoạch học tập và đăng kí học phần. Để đạt hiệu quả cao trong việc học tập mơn tư tưởng Hồ
Chí Minh nói chung, giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh nói riêng, bản thân SV cần:
Một là, có động cơ học tập đúng đắn, kế hoạch học tập khoa học.
Trong học tập, người học phải xác định cho mình động cơ học tập đúng đắn, học để mở
rộng hiểu biết, để làm việc, hoàn thiện bản thân và quan trọng hơn là cải tạo cuộc sống. Từ việc

xác định được động cơ đúng đắn, người học phải xây dựng cho mình kế hoạch học tập, nghiên cứu
một cách khoa học. Người học phải tự sắp xếp, phân bổ thời gian hợp lí giữa hoạt động học và các
hoạt động khác. Khi xác định được động cơ học tập đúng đắn, xây dựng được kế hoạch học tập
khoa học, để có kết quả cao người học phải học tập với tinh thần tích cực, chủ động, sáng tạo và tự
giác.
Hai là, SV phải ý thức được vai trị, vị trí và nhiệm vụ của môn học.
Một trong những yếu tố tạo hứng thú cho SV đó là việc hiểu được vai trị, vị trí và nhiệm
vụ mơn học, hay nói cách khác học mơn học đó có tác dụng gì đối với người học. Cùng với mơn
học Những ngun lí cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, môn tư tưởng Hồ Chí Minh trang bị thế
giới quan, PP luận khoa học và nhân sinh quan cho người học, giúp họ nhìn nhận về thế giới, đề ra
cách làm, thái độ ứng xử đúng đắn, xây dựng cuộc sống tốt đẹp.
Ba là, SV phải có ý thức tổ chức, kỉ luật.
Dạy học là một quá trình tương tác giữa người dạy và người học, trong đó người dạy đóng
vai trị hướng dẫn, định hướng và tổ chức các hoạt động giúp người học hồn thành nhiệm vụ.
Người học đóng vai trị tích cực, chủ động, sáng tạo và tự giác trong học tập, trong việc lĩnh hội
và khám phá tri thức mới, song người học phải tuân thủ những quy định theo sự định hướng của
người dạy. Vậy nên, SV phải có thái độ tích cực, có ý thức tổ chức, kỉ luật cao để hoạt động học
tập đạt kết quả tốt nhất.

2.5.

Người thầy phải là tấm gương đạo đức

Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho SV đạt hiệu quả cần phải có sự kết hợp của nhiều tổ
chức và cá nhân, trong gia đình, nhà trường và tồn xã hội. Một điều khơng thể phủ nhận đó là đạo
đức của người thầy - GV ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức
của SV. Từ xưa, Khổng Tử đã nói: người thầy khơng chỉ dạy chữ cho trò mà còn dạy cho trò bằng
148



Một số yêu cầu giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên trong dạy học...

toàn bộ nhân cách của mình. Học trị khơng chỉ học chữ ở thầy mà còn học cả cách sống, cách đối
nhân xử thế của thầy [5].
“Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao q”, trong đó, vai trị của người
thầy chính là “lái đị qua sơng” dìu dắt thế hệ trẻ làm người. Bởi đặc trưng của nghề dạy học là
nghĩa vụ gắn với tình thương, trách nhiệm. Dạy học là nghề đào tạo con người, là nghề lao động
nghiêm túc và vơ cùng gian nan. Nó địi hỏi người thầy những phẩm chất đạo đức và năng lực
chuyên mơn rất cao. Bên cạnh đó, lí tưởng nghề nghiệp của GV cũng có ảnh hưởng sâu sắc đến
việc hình thành nhân cách của SV, biểu hiện bằng lòng say mê, lương tâm nghề nghiệp, sự tận tụy
với SV, với cơng việc, tác phong làm việc nghiêm túc, có trách nhiệm và lối sống giản dị, chân
tình. . .
Hơn ai hết, cách ứng xử của người thầy phải có tính giáo dục. Đứng trên bục giảng, người
thầy không chỉ dạy kiến thức mà còn là tấm gương để SV noi theo, từ tri thức, vốn sống, lời ăn,
tiếng nói, cử chỉ đến hành động. . . Thông qua dạy chữ, thầy còn phải dạy người, dạy cách làm
người. Nhân cách của người học là “hình ảnh” phản chiếu nhân cách của người thầy. Nó địi hỏi
thầy khơng chỉ là “rao giảng” về đạo đức mà bản thân thầy phải thực hành về đạo đức, phải tôn
trọng người học.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao đội ngũ giáo viên: cịn gì vẻ vang hơn là nghề đào
tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội? Người thầy giáo tốt - thầy
giáo xứng đáng là thầy giáo, là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không
được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vơ danh. Người
cũng phân biệt rõ vị trí khác nhau của người thầy trong xã hội cũ và xã hội mới. Xưa nghề thầy
giáo là gõ đầu trẻ để kiếm cơm ăn, nay là sự nghiệp quan trọng “trăm năm trồng người”, để thực
hiện nhiệm vụ nặng nề và cao cả đó, người thầy phải có năng lực, phẩm chất, phải có lịng u
nghề, u trẻ, phải “làm kiểu mẫu về mọi mặt: tư tưởng, đạo đức, lối làm việc”.
Trong q trình nghiên cứu vấn đề, chúng tơi đã tiến hành điều tra, khảo sát thực trạng đạo
đức SV. Bên cạnh mặt tích cực, chúng tơi nhận thấy một số hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức
trong SV như: thiếu tôn trọng thầy cô giáo, thiếu lễ phép khi gặp người lớn, nói tục, chửi thề, thích
sống hưởng thụ ăn chơi, lười học, thiếu ý thức rèn luyện bản thân, đánh nhau, cờ bạc, trộm cắp, hút

chích. . . những điều này đặt ra cho gia đình, nhà trường và toàn xã hội vấn đề cấp bách về giáo dục
phẩm chất đạo đức, lối sống cho SV hiện nay. Bên cạnh việc này, về phía đội ngũ GV cũng khơng
ít người qn đi vai trị, trách nhiệm của mình, tự đánh mất đi vị thế của người thầy, tự làm giảm
uy tín trước trị và dư luận xã hội. Một bộ phận thầy cô nặng về dạy kiến thức chun mơn mà ít
chú trọng đến giáo dục đạo đức cho SV. Trong hoạt động giảng dạy đôi khi thiếu trách nhiệm, bỏ
giờ, đi muộn về sớm, thiếu trung thực trong khoa học. . . Những điều trên đây đã gây những hình
ảnh phản cảm về người thầy, làm cho SV hoang mang, thiếu niềm tin vào những người thầy vốn
được các em hình dung là tấm gương mẫu mực khi bước vào giảng đường. Đây cũng là một rào
cản cho hoạt động giáo dục đạo đức SV trong nhà trường.
Để khắc phục tình trạng trên địi hỏi phải có sự chung tay góp sức của cả ba lực lượng giáo
dục: gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó, nhà trường đóng vai trị chủ đạo, mỗi thầy cơ giáo
phải phát huy vai trị trách nhiệm của mình đối với công tác giáo dục. Giáo viên không chỉ đơn
thuần giỏi về chun mơn mà cịn phải có những phẩm chất đạo đức tốt, là một tấm gương cho
người học noi theo vì những hành động, cử chỉ của người thầy sẽ để lại suy nghĩ và ấn tượng trong
lòng người học. Bởi sản phẩm của giáo dục xã hội chủ nghĩa là những con người phát triển toàn
diện về tài năng, đạo đức, thể lực, thẩm mĩ. . . Để đào tạo những con người hoàn thiện như thế,
điều quan trọng và căn bản nhất là sự dạy dỗ của thầy cô giáo.
Muốn vậy, trong hành trang của người thầy, ngồi kiến thức chun mơn thì tài sản vơ giá là
nhân cách, đó là tấm gương đạo đức có sức thuyết phục đối với SV. Vẻ đẹp trí tuệ chỉ có thể được
tỏa sáng trên nền tảng của một nhân cách, ở đó sự tận tâm của người thầy, cách ứng xử chuẩn mực
149


Lê Thị Vân Anh

và một tấm lịng đơn hậu, vị tha là sức cảm hóa lớn mà khơng có gì có thể thay thế được. GV được
SV mến phục và kính trọng có sức giáo dục lớn, một sự giáo dục “khơng lời” mà đem lại hiệu quả
cao. Vì thế, GV luôn phấn đấu, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức nhà giáo, thì “tự thân” sẽ có đóng góp
vào việc giáo dục đạo đức cho SV.


3.

Kết luận

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả việc giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học mơn tư
tưởng Hồ Chí Minh, trên cơ sở lí luận và tình hình thực tiễn, bài viết đã nghiên cứu những yêu cầu
giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho SV. Những u cầu đó đã đảm bảo tính khoa học, tính tư tưởng
của mơn học, căn cứ vào chủ thể và đối tượng giáo dục, phù hợp với lí luận dạy học nói chung, lí
luận dạy học bộ mơn nói riêng, với tình hình đất nước và khu vực trên thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]
[3]
[4]
[5]
[6]
[7]

Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2013. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh. Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
Hồng Ngọc Hiến, 2011. Luận bàn minh triết và minh triết Việt. Nxb Tri thức, Hà Nội.
Hồ Chí Minh, Tồn tập, Tập 5. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011.
Hồ Chí Minh, Tồn tập, Tập 9. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011.
Phan Ngọc Liên, Nguyên An (biên soạn), 2002. Bách khoa thư Hồ Chí Minh sơ giản, tập 1,
Hồ Chí Minh với giáo dục – đào tạo. Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội.
Võ Văn Lộc, 2011. Tài liệu nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh. Nxb Đại học Quốc
gia thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Văn Sáu, 2005. Nghiên cứu, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời kì đổi mới.
Nxb Lí luận chính trị, Hà Nội.
ABSTRACT


Requirements for students of Ho Chi Minh Ideology in the subject of Ho Chi Minh ethics
In terms of traditional moral values, Ho Chi Minh morality has proved to be of great help in
shaping adolescents’ personality. This is an essential task and therefore it is necessary to educate
students using Ho Chi Minh moral lessons. Students can learn Ho Chi Minh moral lessons in a
classroom teaching and during out of class activities such as while working or engaged in social
activities. Each way has its own strengths. Classroom teaching, however, proves to be the basic
and most effective to educate students through Ho Chi Minh moral lessons. While teaching, the
teachers can apply different methods but they should know how to improve the quality of their
teaching. In this article, the writer looks at this quality of teaching.
Keywords: Education, Ho Chi Minh ethics, students, teaching, Ho Chi Minh ideology
subject.

150



×