Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Grabfood

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (31.94 KB, 2 trang )

Kiến nghị và đề xuất

Tính hữu ích
Từ kết quả nghiên cứu trong chương 2 cho thấy “Nhận thức về sự hữu ích” có tác động
tích cực tới ý định sử dụng dịch vụ của các đối tượng tham gia khảo sát. Tuy nhiên, nhận
thức về sự hữu ích của khách hàng đối với tính năng GrabFood chỉ ở mức trung bình khá.
Do đó, GrabFood cần tập trung cải thiện dịch vụ của mình nhằm đem lại giá trị cảm nhận
lớn hơn cho khách hàng. Tính hữu ích có thể cải thiện trên bằng cách rút ngắn thời gian
giao hàng, qua đó rút ngắn thời gian mà khách hàng phải chờ đợi tài xế. Ngoài ra,
GrabFood cũng nên mở rộng mạng lưới kết nối với các nhà hàng, quán ăn nhằm đáp ứng
đầy đủ mọi nhu cầu của mọi phân khúc khách hàng từ cao cấp tới bình dân.

Nhận thức dễ sử dụng
Nhận thức dễ sử dụng cũng là một yếu tố có ý nghĩa trong việc dự đốn ý định sử dụng
của khách hàng đối với GrabFood. Ứng dụng càng dễ sử dụng và giao diện càng thân
thiện với người dùng, tỉ lệ người dùng sẵn sàng chấp nhận cài đặt và sử dụng dịch vụ trên
ứng dụng càng cao. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những khách hàng lớn tuổi, khi
họ thường có xu hướng ít có sự chấp nhận về công nghệ hơn so với giới trẻ. Do đó,
GrabFood nên tập trung vào việc nghiên cứu, phát triển phần mềm của mình qua đó đơn
giản hóa các thao tác và tối ưu hóa trải nghiệm của người dùng. Bỏ bớt các bước không
cần thiết trong quy trình đặt hàng sẽ giúp người dùng dễ dàng sử dụng ứng dụng hơn.
Đồng thời, mỗi khi tích hợp thêm các tính năng mới trên ứng dụng, GrabFood nên đưa ra
bản trải nghiệm và thu thập nhận xét từ người dùng, đặc biệt là nhận xét từ phân khúc
khách hàng trung- cao tuổi để có những điều chỉnh kịp thời và hợp lý.
Đánh giá trực tuyến


Đánh giá trực tuyến cũng là một trong những nhân tố có ảnh hưởng tới hành vi của khách
hàng. Do đó, GrabFood cần dành nhiều sự quan tâm hơn trong việc phân tích các đánh
giá của khách hàng và đưa ra chiến lược chăm sóc khách hàng hợp lí. Đối với những
đánh giá trung lập hoặc tiêu cực, cần có nhân viên chăm sóc khách liên hệ trực tiếp với


khách hàng để tìm hiểu vấn đề, qua đó đưa ra các chiến lược và phương án giải quyết cụ
thể sao cho hài hịa được lợi ích giữa các bên và vẫn đảm bảo được sự hài lịng của khách
hàng. Ngồi ra, cũng cần khuyến khích người dùng để lại đánh giá cho dịch vụ và ứng
dụng trên cửa hảng ứng dụng Google Play hay App Store hoặc các trang mạng xã hội,
qua đó giúp thu hút người dùng mới tải ứng dụng. GrabFood có thể đưa thêm các chương
trình khuyến mãi hoặc tích điểm khi người dùng để lại đánh giá hợp lệ.

Thiết kế trực quan
Việc đảm bảo được tính thẩm mĩ trong thiết kế giao diện của ứng dụng cũng có ảnh
hưởng đáng kể tới ý định sử dụng của người dùng. Người dùng thường ưu tiên những
ứng dụng có tính thẩm mĩ tốt, trình bày đơn giản, font chữ hợp lý và màu sắc hài hòa.
Tuy nhiên, khi đánh giá về thiết kế trực quan của GrabFood, người dùng chỉ đánh giá ở
mức trung bình khá. Điều này có nghĩa là người dùng hiện nay đang có kì vọng cao hơn
trong việc thiết kế giao diện của ứng dụng. Trong nghiên cứu này, do hạn chế về kinh phí,
thời gian nghiên cứu cũng như quy mơ khảo sát, nghiên cứu vẫn chưa thể chỉ rõ từng hạn
chế trong việc thiết kế trực quan của ứng dụng GrabFood, do đó, tác giả đề xuất cho
GrabFood nên đầu tư thêm vào công tác nghiên cứu thị trường, đặc biệt là thị hiếu thẩm
mĩ của khách hàng thông qua các kỹ thuật phân tích kháo sát, phỏng vấn sâu, thảo luận
nhóm,… qua đó đẩy mạnh việc thiết kế thị giác cho ứng dụng.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×