Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

HÀNH VI MUA HÀNG TRỰC TUYẾN GRABFOOD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (435.38 KB, 10 trang )

Đề bài
1) Hãy chỉ ra những đối thủ cạnh tranh trực tiếp và cạnh tranh nhãn hiệu
của GrabFood đã nêu trong bài và trên thị trường.
2) Hãy phân tích điểm mạnh và yếu của các đối thủ cạnh tranh.
3) Hãy chỉ ra những giá trị, lợi ích mà người tiêu dùng đánh giá về dịch
vụ giao hàng thức ăn trực tuyến.
4) Thu thập thêm số liệu để xác định hành vi người tiêu dùng trên thị
trường đặt món qua các ứng dụng giao hàng trực tuyến.


Bài làm
1+2) Đối thủ cạnh tranh của GrabFood:
Cạnh tranh nhãn hiệu là những người bán những sản phẩm và dịch vụ
tương tự cho cùng một thị trường mục tiêu và sử dụng cùng một kiểu chiến lược.
Đây chính là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp nhất. Đối với GrabFood – một
trong những dịch vụ giao nhận thức ăn của Grab, bên cạnh các dịch vụ phổ biến
khác của nhãn hiệu này như GrabCar, GrabBike, Delivery, BillPay…, đã chính
thức gia nhập thị trường vào tháng 6/2018. Mặc dù đi sau những nhãn hiệu tiên
phong như Now.vn hay Foody, nhưng GrabFood cũng nhanh chóng khẳng định
được vị trí của mình trong thị trường và đã có những thành tựu nhất định.
Dưới đây là một số những đối thủ cạnh tranh trực tiếp và cạnh tranh nhãn
hiệu của GrabFood trên thị trường:

1. Now.vn
-

Thực trạng: Đây là đơn vị tiên phong
trong thị trường giao thức ăn. Nhờ dịch vụ
giao hàng mới mẻ và độc quyền, Now thu
về 10.000 đơn hàng mỗi ngày (số liệu
2017). Tuy nhiên, lúc này, ~60% người


bán không sử dụng FoodyPOS, tổng đài
viên phải gọi điện đến cửa hàng đặt món
trước cho shipper và vấn đề rắc rối khi cửa hàng hết món. Hơn nữa đội ngũ shipper
chỉ có nhiệm vụ duy nhất là ship đồ ăn…v.v… Theo đó, mục tiêu “đặt đồ ăn, giao
hàng từ 25 phút” của Now đã không thể thực hiện. Cùng với sự xuất hiện của một
số đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, đến năm 2018, Now đi đến thua lỗ.

-

Dù vậy, Now.vn vẫn có những ưu thế và nhược điểm so với GrabFood:
+ Do xuất hiện từ sớm, phát triển từ nền tảng của Foody đã có từ năm 2012,
lượng đối tác nhà hàng của Now có thể nói là đông nhất trong các app. Do đó, thực
phẩm cũng rất đa dạng.
+ Trên nền tảng Foody – web review đồ ăn nổi tiếng, khách hàng có thể tham
khảo bình luận, review, hình ảnh trước khi đặt món.
+ Thường xuyên có nhiều ưu đãi riêng cho từng quán/trực tiếp vào món ăn,
trong khi GrabFood tung ra rất nhiều mã giảm giá.


+ Khung giờ hoạt động 24/7 – tương tư GrabFood
+ Now chỉ tuyển dụng đối tác giao đồ ăn trong khi Grab họ có sẵn đội ngũ tài
xế GrabBike, GrabExpress là dịch vụ GrrabFood chỉ là dịch vụ đi kèm. Do vậy, tốc
độ giao của GrabFood được đánh giá cao hơn so với Now
+ Phí ship của Now không ổn định, phụ thuộc vào thời điểm cũng như khu vực
giao hàng. Ví dụ như vào giờ cao điểm, phí ship sẽ tăng lên. Trong khi đó, phí ship
của GrabFood khá ổn định.
+ Còn tình trạng lựa đơn. Now đặt phí ship tối thiểu là 15.000d với 5.000d/km,
do đó, shipper Now lựa chọn đơn 1km thay vì 3km, gây tình trạng tồn đơn. Trong
khi đó, GrabFood được đánh giá rất tốt về tinh thần trách nhiệm của shippers.


2. Go-Food
-

-

-

Cước phí rẻ hơn so với mặt bằng chung, thường xuyên ưu đãi miễn phí ship trong
phạm vi 5km, song chương trình khuyến mãi không đa dạng. Tuy nhiên, giao diện
app khá đơn giản và dễ sử dụng, lại không hỗ trợ thanh toán ví điện tử, cho nên
Go-Food thích hợp với người lớn tuổi hơn so với GrabFood. Mặt khác, phân khúc
khách hàng này thì vẫn còn hạn chế bởi nhu cầu sử dụng dịch vụ giao đồ ăn phổ
biến hơn ở học sinh, sinh viên, người đi làm, và điều này thì GrabFood làm tốt
hơn.
Đây cũng là dịch vụ được tích hợp trên nền tảng ứng dụng gọi xe. Do đó, cũng như
GrabFood, phí ship Go-Food cũng khá ổn định.
Mặc dù ít khi giao trễ bởi đội ngũ shipper cũng khá đông, nhưng lại xảy ra tình
trạng thường xuyên bị hủy đơn. Khi Now và GrabFood có cách chính sách riêng
dành cho đối tác giao đồ ăn thì GoViet hiện tại vẫn chưa có sự nổi bật. Điều này
khiến các tài xế có thể chỉ chọn chạy Go-Bike mà không chạy kèm thêm Go-Food.
Tài xế chưa được trang bị thùng giữ nhiệt, đôi khi chất lượng món ăn giảm xuống.
Trong khi đó, tài xế Grab được lựa chọn đơn Bike hoặc Food, vì thế cơ số tài xế
GrabFood cũng đã được trang bị thùng giữ nhiệt, song vẫn có những tài xe chưa
được trang bị.

3. Baemin


-


Được đánh giá là có mức độ
khuyến mãi cao (cao hơn
GrabFood), giảm đến 70% cho
đơn hàng đầu tiên và có chính
sách đãi ngộ cho các đối tác vận
chuyển mới. Baemin đã tổ chức
“Hành trình chia sẻ 2019” - buổi
gặp gỡ lần đầu giữa ban lãnh đạo
Baemin và các đối tác tài xế và
nhận được những phản hồi rất
tích cực.

-

Có hình ảnh biểu tượng “mèo mập” được đánh giá là “dễ thương”, tạo nét riêng và
thu hút người dùng, đặc biệt là đối tượng học sinh, sinh viên.
Hỗ trợ thanh toán điện tử và phí ship được đánh giá là ổn định – đây là 1 điểm
tương đồng với GrabFood.
Là đơn vị mới ra mắt, do đó lượng đối tác nhà hàng còn hạn chế, không có hình
ảnh thật của món ăn và phạm vi hoạt động còn khá hẹp. Tại thời điểm 7/2019, ứng
dụng này chỉ mới hoạt động tại quận 1, 3, 4, 10 của TP HCM. Cùng với sự hạn chế
số lượng tài xế, thời gian giao hàng còn khá lâu.
Không có chatbox để liên lạc với shipper. Việc này GrabFood làm rất tốt.
Chưa có chế độ chăm sóc và hậu mãi khách hàng. Việc này GrabFood làm rất tốt.
Khung giờ hoạt động chỉ từ 7h30-22h, trong khi GrabFood hoạt động 24/7.

-

-


Một số đối thủ khác trên thị
trường như:
-

Lixibook
Ahamove
Loship

-

Foody
Lala
…v.v…


-


-

3) Những giá trị, lợi ích mà người tiêu dùng đánh
giá về dịch vụ giao hàng thức ăn trực tuyến:

-

- Dịch vụ giúp tiết kiệm thời gian đáng kể. Thay vì đi lại giữa điều kiện
thời tiết không thuận lợi, xe cộ đông đúc, khách hàng có thể đặt món
thông qua ứng dụng giao đồ ăn. Quá trình để có một bữa ăn đơn giản
chỉ là sử dụng chiếc điện thoại thông minh hoặc máy tính có kết nối
internet lựa chọn, đặt hàng và ngồi chờ món ăn được đưa đến tận tay,

bất kể vào khung thời gian nào, đặc biệt là giới trẻ, nhân viên văn
phòng - những người không có nhiều thời gian đi lại hoặc không muốn
đi lại để ăn uống vì có rất ít thời gian rảnh.

-

- Giảm quá tải cho giao thông tại các thành phố lớn như TP HN, TP
HCM, giảm quá tải cho các nhà hàng, địa điểm ăn uống, do đó nâng
cao đời sống người dân, không chỉ đối với những người sử dụng dịch
vụ giao nhận đồ ăn nhanh mà còn cả những người dân khác trong địa
bàn.

-

- Sự đa dạng nhà hàng và menu món ăn, khách hàng có nhiều sự lựa
chọn (dễ dàng so sánh về giá, về chất lượng thông qua review…), có
những trải nghiệm tốt nhất. Sự đa dạng về các ứng dụng của các đơn vị
khác nhau, người dùng có thể lựa chọn đơn vị có dịch vụ tốt nhất để sử
dụng.

-

- An toàn và chủ động ở mọi tình huống. Tính năng thanh toán ví điện
tử tiện lợi và bảo mật thông tin. Hình thức ship COD – trả tiền sau khi
nhận được hàng cũng rất an toàn và được nhiều người lựa chọn.

-

- Chi phí không cao: Nhiều cửa hàng bán hàng trực tuyến sẵn sàng
giao hàng miễn phí, kể cả ở các khu vực ngoại thành xa một chút, với

những công ty giao hàng có tính phí thì phí giao hàng cũng khá thấp
khi kết hợp với các mã giảm giá, vì vậy nếu xét về mặt chi phí xăng
chạy đi chạy về, công sức bỏ ra thì thực sự việc giao hàng tận nơi chi
phí không hề cao chút nào, đây được coi là dịch vụ hỗ trợ khách hàng
của các công ty bán hàng trực tuyến. Thậm chí có những món ăn giảm
giá đến 50%, phổ biến nhất là trà sữa.

-

- Có nhiều đơn vị chuyển phát có chế độ chăm sóc khách hàng rất tốt,
được đảm bảo chất lượng món ăn. Nhiều ứng dụng đặt món cho phép


đánh giá shipper, đánh giá người bán, đảm bảo quyền lợi của các bên.
Ví dụ như dịch vụ giao hàng tận nơi của Domino, nếu sau 20 phút,
món ăn chưa được ship đến, khách hàng sẽ nhận được 1 suất ăn miễn
phí vào lần mua sau.
4) a. Số liệu chung

-



Tại Đông Nam Á:
-

Với đặc điểm thời
tiết và tình trạng tắc đường
trong giao thông công
cộng ngành giao thực

phẩm nhanh tại Đông Nam
Á tăng trưởng nhanh
chóng. Cụ thể Indonesia
tăng 13 lần, Philippines
tăng 9 lần và Thái Lan là 8
lần trong 4 năm qua theo
số liệu của Google Trends.
-


-

-

Tại Việt Nam:


Số lượng người sử dụng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến trong năm 2018
khoảng 5.3 triệu người, chủ yếu dụng dịch vụ Restaurant – to – Consumer Delivery
(chiếm 92%). Dự báo đến năm 2023, số lượng người sử dụng dịch vụ giao đồ ăn
tăng hơn gấp 2 lần, khoảng 13 triệu người.
-

Tốc độ tăng trưởng hằng năm người sử dụng dịch vụ giao đồ ăn có xu
hướng giảm dần từ 35.1%/năm vào năm 2018 xuống còn 10.2%/năm vào năm
2023. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến tốc độ tăng trưởng doanh số thị trường
này giảm dần.
-

-


b. Số liệu cụ thể:
(Nghiên cứu của Công ty nghiên cứu thị trường GCOMM tại HN và

-

HCM)
-

-

-

Thời gian gọi món phổ biến nhất trong tuần: ăn trưa và ăn tối T2-T6,
ăn tối T7 & CN


-

99% người tham gia khảo sát cho biết sử dụng các dịch vụ đặt thức ăn trực tuyến ít
nhất 2-3 lần/tháng.

-

39% người tham gia khảo sát đặt món thông qua ứng dụng 2-3 lần/tuần.

-

GrabFood dẫn đầu về mức độ hài lòng chung của người dùng, theo sau là
Foody/Now.vn.


-

5 tiêu chí quan trọng nhất được khách hàng xem xét khi quyết định lựa chọn dịch
vụ đặt món, bao gồm: Tốc độ giao hàng nhanh chóng (65%); Món ăn được đóng
gói gọn gàng, sạch sẽ (58%); Món ăn được giao đến với chất lượng đảm bảo
(56%); Món ăn được giao chính xác theo đơn hàng đã đặt (50%); Có nhiều món ăn
với giá cả phải chăng (45%)


-

-

-

6 ứng dụng được biết đến nhiều nhất bao gồm GrabFood, Foody/Now.vn,
GoFood, Lala, Vietnammm và Lixi, theo thứ tự từ cao xuống thấp.

-

Hết bài



×