Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

(Khóa luận tốt nghiệp) - Nghiên cứu khả năng sản xuất trứng của vịt TC thương phẩm nuôi thả vườn tại Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 64 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––

PHẠM ĐÔNG
Tên đề tài:

“NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SẢN XUẤT TRỨNG CỦA VỊT TC
THƯƠNG PHẨM NI THẢ VƯỜN TẠI THÁI NGUN”

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chun ngành: Chăn ni Thú y
Khoa:

Chăn ni Thú y

Khố học:

2014 – 2018

Thái Ngun, năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––



PHẠM ĐÔNG
Tên đề tài:

“NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SẢN XUẤT TRỨNG CỦA VỊT TC
THƯƠNG PHẨM NI THẢ VƯỜN TẠI THÁI NGUN”

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chun ngành:

Chăn ni Thú y

Lớp:

K46 - CNTY - N01

Khoa:

Chăn ni Thú y

Khố học:

2014 – 2018

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Trần Thanh Vân


Thái Nguyên, năm 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập lý thuyết tại trường, thực tập tốt nghiệp là
khoảng thời gian rất cần thiết với mỗi sinh viên. Đây là khoảng thời gian để
cho tất cả sinh viên có cơ hội đem những kiến thức đã tiếp thu được trên ghế
nhà trường ứng dụng vào thực tiễn sản xuất. Sau thời gian tiến hành nghiên cứu
nay tơi đã hồn thành bản khóa luận tốt nghiệp. Để hồn thành được bản khóa
luận này ngồi sự nỗ lực của bản thân, tơi ln nhận được sự giúp đỡ chu đáo,
tận tình của các cơ quan, các cấp lãnh đạo và các cá nhân. Để đáp lại tình cảm
đó, qua đây tơi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc và kính trọng tới tất cả các tập thể,
cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu.
Trước tiên, tơi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ
nhiệm Khoa Chăn nuôi Thú y cùng tập thể các thầy cô giáo trong khoa, Ban
lãnh đạo và cán bộ xã Quyết Thắng – Thành phố Thái Nguyên. Tôi cũng xin
gửi lời cảm ơn tới gia đình thầy PGS. TS. Trần Thanh Vân và cô PGS. TS.
Nguyễn Thị Thúy Mỵ đã tận tình quan tâm, giúp đỡ chỉ bảo và hướng dẫn tôi
trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp và hồn thành bản khóa luận tốt nghiệp này.
Cuối cùng tôi xin trân trọng gửi tới các Thầy giáo, Cô giáo trong hội
đồng chấm báo cáo lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày

tháng

Sinh viên


Phạm Đông

năm 2018


ii

LỜI NĨI ĐẦU
Với phương châm “Học đi đơi với hành”, “Lý thuyết gắn liền với thực
tiễn”, thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cuối cùng trong chương trình đào tạo của
các trường đại nói chung và Trường Đại học Nơng Lâm, Đại học Thái Nguyên
nói riêng. Mỗi sinh viên đều phải trải qua đợt thực tập tốt nghiệp, đây là
khoảng thời gian cần thiết để sinh viên tiếp cận với sản xuất, nhằm nâng cao
kiến thức đã được học trong nhà trường đồng thời giúp sinh viên có được
những kinh nghiệm thực tế. Từ đó nâng cao được trình độ chuyên môn, rèn
luyện cho sinh viên kỹ năng tổ chức, triển khai các hoạt động, ứng dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tạo cho mình tác phong làm việc nghiêm
túc đúng đắn, đáp ứng được nhu cầu xã hội góp phần xây dựng nền nơng
nghiệp nước nhà ngày càng phát triển.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự đồng ý của Nhà trường,
Ban Chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y – Trường Đại học Nông Lâm, Đại học
Thái Nguyên cùng với sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS.TS.
Trần Thanh Vân và cô giáo PGS.TS. Nguyễn Thị Thúy Mỵ, em đã tiến
hành đề tài: “Nghiên cứu khả năng sản xuất trứng của vịt TC thương phẩm
nuôi thả vườn tại Thái Nguyên”. Do bước đầu làm quen với công tác nghiên
cứu khoa học, kiến thức chuyên môn chưa sâu, kinh nghiệm thực tế chưa
nhiều và thời gian thực tập ngắn nên bản khóa luận của em khơng tránh khỏi
những hạn chế, thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của
các thầy cô giáo cùng các bạn đồng nghiệp để bản khóa luận của em được

hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái nguyên, ngày tháng
Sinh viên

Phạm Đông

năm 2018


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ................................................................. 23
Bảng 3.2. Dinh dưỡng của vịt thí nghiệm .................................................... 23
Bảng 4.1a. Lịch sử dụng vắc-xin cho gà tại trại ............................................ 29
Bảng 4.1b. Kết quả phục vụ sản xuất............................................................ 32
Bảng 4.2. Tỷ lệ hao hụt cộng dồn của vịt mái thí nghiệm (%) ...................... 33
Bảng 4.3. Tuổi đẻ đầu, 25%, 50% và đỉnh cao của vịt TC (ngày tuổi) .......... 34
Bảng 4.4. Năng suất trứng/tuần của vịt thí nghiệm (quả/mái) ....................... 35
Bảng 4.5. Tỷ lệ đẻ của vịt thí nghiệm (%) .................................................... 37
Bảng 4.7. Một số chỉ tiêu chất lượng trứng qua khảo sát (n = 30) ................. 40
Bảng 4.8. Tiêu thụ thức ăn của vịt thí nghiệm (g/con/ngày) .............................. 42
Bảng 4.9. Tiêu tốn thức ăn trên 10 quả trứng của vịt thí nghiệm (kg) ........... 43
Bảng 4.10. Tiêu tốn TĂ/1 kg trứng của vịt thí nghiệm (kg)............................ 44
Bảng 4.11. Tiêu tốn CP và ME cho 10 quả trứng........................................... 45
Bảng 4.11. Sơ bộ hạch tốn chi phí trực tiếp cho 10 quả trứng của vịt
thí nghiệm (đồng) ......................................................................... 46



iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Biểu đồ tỷ lệ đẻ của vịt thí nghiệm................................................ 37
Hình 4.2. Biểu đồ khối lượng trứng của vịt thí nghiệm................................. 39


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
CRD

Ý nghĩa
Bệnh viêm đường hơ hấp mãn tính ở gà

CP

Protein thơ

Cs

Cộng sự

E

Eimeria

KC


Khaki Campbell

KHKT

Khoa học Kỹ thuật

ME

Năng lượng trao đổi

Nxb

Nhà xuất bản



Thức ăn

TT

Tuần tuổi

TTTA

Tiêu tốn thức ăn


vi

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ i
LỜI NÓI ĐẦU .............................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH............................................................................ iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................. v
MỤC LỤC ................................................................................................... vi
Phần 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................. 1
1.3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................. 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................. 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ..................................................... 3
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................... 3
2.1.1. Lai giống và tạo giống mới ở gia cầm ................................................... 3
2.1.2. Cơ sở khoa học về khả năng sinh sản của gia cầm ................................ 5
2.1.3. Đặc điểm của một số giống vịt nguyên liệu tạo nên vịt TC ................. 14
2.1.4. Tình hình sử dụng vịt lai hướng trứng ở Việt Nam ............................. 18
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước ............................................ 19
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ........................................................ 19
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngồi nước ....................................................... 20
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 22
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 22
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................. 22
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 22


vii


3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi .................................. 22
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm............................................................ 22
3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi ........................................................................... 24
3.4.3. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu ...................................................... 24
3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................. 27
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 28
4.1. Kết quả phục vụ sản xuất ....................................................................... 28
4.2. Kết quả thực hiện đề tài nghiên cứu....................................................... 32
4.2.1. Tỷ lệ hao hụt và sức sinh sản của vịt thí nghiệm ................................. 32
4.2.2. Khả năng chuyển hóa thức ăn cho sản xuất trứng của vịt thí nghiệm .. 41
4.2.3. Chi phí trực tiếp cho 10 quả trứng ..................................................... 45
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................... 47
5.1. Kết luận ................................................................................................. 47
5.2. Đề nghị .................................................................................................. 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 48


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây ngành chăn ni có xu hướng phát triển mạnh
mẽ đặc biệt là ngành chăn nuôi gia cầm. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê đến
tháng 04/2017 nước ta có 347,1 triệu gia cầm, trong đó có 71,4 triệu vịt, 29,9 triệu
vịt đẻ trứng, sản xuất được 2,07 tỷ quả trứng và 106,1 nghìn tấn thịt, đóng góp
một phần phần quan trọng vào phát triển kinh tế của cả nước.
Hiện nay, ở nước ta đang có xu hướng đầu tư, phát triển mạnh chăn nuôi
thủy cầm. Với sự tiến bộ của khoa học, nhiều giống gia cầm mới được ra đời
do sự lai tạo của các nhà chọn và nhân giống, vịt TC là một trong các đối

tượng đó. Vịt TC do Viện chăn nuôi lai tạo và đã được công nhận giống vào
ngày 14/6/2011. Được lai tạo giữa vịt Triết Giang và vịt Cỏ cánh sẻ, qua
nhiều thế hệ chọn lọc tạo thành giống mới, ổn định về đặc điểm ngoại hình và
khả năng sản xuất, đây là một giống vịt chuyên trứng với năng suất cao phù
hợp với điều kiện chăn nuôi tại Việt Nam. Theo Trung tâm nghiên cứu vịt Đại
Xun, Viện Chăn ni, vịt TC có lông màu cánh sẻ, mỏ và chân màu vàng
nhạt, cổ thon dài, tuổi đẻ là 17 - 19 tuần tuổi, khối lượng vịt vào đẻ 1,2 - 1,4
kg/con, năng suất trứng từ 270 - 290 quả/mái/năm, khối lượng trứng 60 - 65
gam/quả.
Nhằm có thêm sở cứ khoa học đánh giá khả năng sản xuất của giống vịt TC
ở các điều kiện khác nhau, đồng thời giúp người chăn nuôi vịt chuyên trứng tại
Thái Nguyên có thể tham khảo, lựa chọn phương thức chăn nuôi phù hợp chúng
tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu khả năng sản xuất trứng của vịt TC
thương phẩm nuôi thả vườn tại Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
Đánh giá được khả năng sản xuất trứng của vịt TC theo phương thức nuôi
cạn, thả vườn từ đó xây dựng quy trình ni và khuyến cáo với các nông hộ để
phát triển chăn nuôi vịt TC tại Thái Nguyên, khi nguồn nước để cho vịt tắm bơi
rất hạn chế.


2

Đánh giá hiệu quả kinh tế khi nuôi vịt TC trong sản xuất.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Các kết quả nghiên cứu đạt được là những tư liệu khoa học về khả năng
sản xuất trứng của vịt TC nuôi tại trại gia cầm VM, xã Quyết Thắng, Tp.Thái
Nguyên phục vụ cho nghiên cứu, học tập của giảng viên và sinh viên trong
lĩnh vực chăn nuôi thủy cầm.

Có thể so sánh sức sản xuất với các giống vịt chuyên trứng khác đã từng
nuôi cùng phương thức ở Thái Nguyên.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Giúp sinh viên làm quen với cơng tác nghiên cứu khoa học và tích lũy
kinh nghiệm trong việc chăn nuôi thủy cầm tại các cơ sở sản xuất. Từ đó giúp
sinh viên củng cố và nâng cao được kiến thức chuyên môn.
Kết quả của đề tài là cơ sở thực tiễn quan trọng giúp các trang trại và
người chăn ni có biện pháp ni dưỡng, chăm sóc phù hợp với điều kiện
thực tế nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế trong chăn ni giống vịt
này với điều kiện ở nơi khơng có nước cho vịt bơi, tắm.
Góp phần vào việc phát triển chăn ni vịt chun trứng ở Thái Ngun
nói riêng và Miền Bắc nói chung.


3

PHẦN 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Lai giống và tạo giống mới ở gia cầm
Trước kia hầu hết các nước có ngành chăn ni phát triển đều sử dung
gia cầm lai giữa giống. Gần đây để có ưu thế lai người ta dùng phương pháp
lai giữa các dòng để tạo ra những gia cầm lai nhiều dòng phối hợp. Kết quả
của việc lai giữa dịng cho ta nhiều gia cầm lai có năng suất cao hơn dòng
thuần cũng như so với gia cầm lai giữa giống. Ưu thế lai giữa các dòng thể
hiện tên nhiều mặt, thế hệ con lai hơn hẳn bố mẹ về tốc độ sinh trưởng, khả
năng sống, chuyển hóa thức ăn, chất lượng thịt và những đặc tính kinh tế có
lợi khác góp phần tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi (Bùi Quang Tiến và
cs, 1995 [21]).
Theo tác giả Trần Thị Thu Hằng (2015) [5]: Lai kinh tế còn được gọi là

lai cơng nghiệp vì chỉ dùng F1 làm sản phẩm, nên sản phẩm có thể sản xuất
nhanh hàng loạt, có chất lượng lại quay vịng ngắn (Trần Đình Miên và
Nguyễn Văn Thiện, 1995). Người ta tiến hành lai kinh tế là để sử dụng ưu
thế lai làm tăng nhanh mức độ trung bình tính trạng giữa hai giống gốc, hai
dịng thuần, con lai có thể mang những đặc tính trội của giống gốc bố, mẹ
hoặc cũng có thể phối hợp được những đặc tính của hai giống đó. Tuy
nhiên con lai có thể vẫn cịn giữ ngun tính bảo thủ của một trong hai giống
gốc, như tính địi ấp của gà Rhoderi được biểu hiện rõ rệt theo mùa vụ. Để
việc lai kinh tế có hiệu quả phải chọn lọc tốt các dịng thuần, trong đó các cá
thể dị hợp tử sẽ giảm đi và các cá thể đồng hợp tử sẽ tăng lên. Sự khác biệt
của mỗi dịng, giống về kiểu gen chính là yếu tố quyết định sẽ làm xuất hiện
ưu thế lai. Vì vậy phải chọn lọc các dòng trong các giống hoặc các dòng
trong cùng một giống có khả năng kết hợp. Gia cầm lai không những chỉ thể
hiện được chất lượng tổ hợp lai của những dòng thuần mà còn đạt được hiệu
quả ưu thế lai 5 – 20 %.


4

- Sử dụng phương pháp lai kinh tế trong chăn ni gia cầm có thể lai
đơn hoặc lai kép.
+ Lai đơn: lai đơn thường được dùng khi lai giữa giống địa phương và
giống nhập nội cao sản. Phương pháp này phổ biến và được sử dụng nhiều
trong sản xuất gia cầm kiêm dụng trứng thịt hoặc thịt trứng, nhằm tận dụng
khả năng dễ nuôi, sức chống chịu cao của gia cầm địa phương và khả năng
lớn nhanh, sức đẻ trứng cao, ấp nở tốt, khối lượng trứng cao của gà nhập nội.
Điển hình như sử dụng gà Rhode Island Red lai với gà Ri, kết quả gà lai cho
khối lượng cơ thể, sản lượng trứng, khối lượng trứng cao hơn gà Ri.
+ Lai kép: là phương pháp lai phổ biến để tạo con thương phẩm và được
sử dụng nhiều trong chăn ni cơng nghiệp. Mỗi cơ sở giống đều có nhiều

dòng khác nhau và khi lai giữa các dòng riêng biệt sẽ tạo ra những con lai
thương phẩm năng suất cao. Trên thế giới người ta đã tạo ra con lai thương
phẩm gà hướng trứng có gà lai 4 dịng như Goldline 54, ISA Brown, Hy-lire,
Brownick…, gà hướng thịt có BE88, AA, Cobb500, Ross308…con lai được
tạo ra có năng suất cao thường vượt các dòng thuần.
Ở Indonesia, người ta cho lai giống vịt Alabio với vịt Bắc Kinh để tạo
con lai phát huy được những đặc điểm tốt của cả hai giống.
Ở Việt Nam, nhiều tác giả đã cho lai vịt Bắc Kinh với vịt Cỏ, vịt Anh
Đào với vịt Cỏ hoặc vịt Bầu. Phạm Văn Trượng (1995) [30] đã cho lai vịt CV.
Super với vịt Anh Đào Hung và vịt Anh Đào Tiệp đã cho năng suất siêu trội
vượt so với trung bình bố mẹ chúng từ 4,19 – 5,48 %.
- Sự biểu hiện của ưu thế lai trong chăn nuôi
Sự biểu hiện ưu thế lai trên cơ thể lai trong chăn nuôi rất đa dạng,
khác nhau ở các tính trạng.
+ Con lai F1 của những cơng thức lai xa khác giống vượt trội bố mẹ về
thể chất, tuổi thọ, sức làm việc, nhưng mất một phần hay mất hồn tồn khả
năng sinh sản, điển hình trường hợp này là con la hay con Mullard (con lai
giữa vịt và ngan).


5

+ Con lai F1 vượt hơn trung bình bố mẹ về khối lượng cơ thể và sức
sống, có khả năng sinh sản bình thường hoặc tốt hơn bố mẹ. Kết quả thực tế
lai giữa một số giống bò thịt hoặc một số giống lợn mà ở Việt Nam nhiều nhà
khoa học đã nghiên cứu thành công đem lại hiệu quả kinh tế trong sản xuất
chăn ni.
+ Con lai F1 có khối lượng cơ thể chỉ ở mức trung gian, song khả năng
sinh sản, sức sống cao hơn hẳn bố mẹ. Điển hình là kết quả lai giữa gà
Leghorn trắng với gà New Hampshire, gà Plymouth rock với gà Australorp.

+ Con lai F1 biểu hiện ưu thế lai đặc biệt là trường hợp nếu xét về một
tính trạng riêng lẻ thì có kiểu di truyền trung gian nhưng sản phẩm cuối cùng
một mặt nào đó lại vượt trung bình bố mẹ. Trường hợp này có thể xảy ra ở
bị, lợn, gà. Nhiều cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới đã
khẳng định khi chọn đúng cặp bố mẹ cho giao phối, con lai có sức sống phơi
và hậu phơi, sản lượng trứng tăng và chi phí thức ăn giảm. Do vậy để có ưu
thế lai thì phải chọn cặp bố mẹ có khả năng phối hợp. Khả năng đó có sẵn ở
gen con trống, con mái và được các nhà chọn giống có nhiều kinh nghiệm
phát hiện và chọn phối. Để xác định được khả năng phối hợp đó, dùng
phương pháp cho phối giống giữa các dịng rồi kiểm tra đánh giá chất lượng
thế hệ sau (Trần Thị Thu Hằng, 2015 [5]).
2.1.2. Cơ sở khoa học về khả năng sinh sản của gia cầm
Khả năng sinh sản của gia cầm được thể hiện thông qua các chỉ tiêu như
tuổi thành thục sinh dục, năng suất trứng, khối lượng trứng, hình dáng, chất
lượng trứng, khả năng thụ tinh, khả năng ấp nở.
Khả năng sinh sản của gia cầm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Yếu
tố di truyền, giống, dịng, thức ăn, chăm sóc ni dưỡng, chế độ chiếu sáng,
phương thức nuôi,...
2.1.2.1. Cơ sở giải phẫu cơ quan sinh dục gia cầm
Khác với với gia súc và các lồi động vật khác, các nhà phơi thai học đã
nghiên cứu và chỉ ra rằng: Trứng của gia cầm là một tế bào sinh sản khổng lồ,
bao gồm lòng đỏ, lịng trắng, màng vỏ và vỏ. Buồng trứng có chức năng hình


6

thành lịng đỏ. Cịn các phần khác được hình thành trong q trình trứng theo
ống dẫn trứng ra ngồi, trước hết là lòng trắng tiếp là màng vỏ và cuối cùng là
vỏ. Nhiều tác giả đã nghiên cứu và cho rằng, ở gia cầm trong q trình phát
triển của phơi thai thì bên trái và bên phải đều có buồng trứng phát triển,

nhưng sau khi nở ra buồng trứng bên phải teo đi chỉ còn buồng trứng bên trái.
Một số tác giả cũng cho rằng, ở một số trường hợp cá biệt thì gia cầm mái cao
sản có buồng trứng phát triển ở cả hai bên.
Sau khi trứng chín, trứng rụng vào loa kèn là phần đầu tiên trong ống
dẫn trứng. Ở đây trứng dừng lại khoảng 20 phút, nếu gặp tinh trùng sẽ xảy ra
quá trình thụ tinh. Và lớp lịng trắng đầu tiên được hình thành ở cổ phễu, bao
bọc xung quanh lòng đỏ, do lòng đỏ chuyển động xoay tròn theo trục dọc, lớp
lòng trắng xoắn lại tạo thành dây chằng lịng đỏ và hồn chỉnh khi đến tử
cung. Sau loa kèn đến đoạn ống tiết lòng trắng, ở đây trứng dừng lại khoảng 3
tiếng để hình thành tiếp lịng trắng. Sau khi lịng trắng gần hồn thiện, trứng
tiếp tục di chuyển theo chiều xoay tròn đến bộ phận eo. Tại đây, tế bào trứng
tiếp tục được hồn thiện lịng trắng và tạo màng dưới vỏ. Trứng dừng lại ở
đoạn này khoảng 70 – 75 phút. Màng dưới vỏ được hình thành, trứng di
chuyển xuống tử cung. Tử cung có hình túi, dài khoảng 8 – 10 cm. Phía ngồi
màng dưới vỏ bắt đầu hình thành vỏ cứng, mới bắt đầu là sự lắng đọng những
hạt rất nhỏ trên bề mặt của màng dưới vỏ, sau đó tăng lên nhờ quá trình hấp
thu muối canxi. Muối canxi lắng đọng được hịa lẫn với một ít lịng trắng tạo
thành những núm gai rất vững. Những núm gai này gắn chặt với nhau nhưng
giữa chúng có các khoảng trống có tác dụng trao đổi khí (gọi là lỗ khí). Biểu
mơ tử cung cịn tiết ra một số chất tạo thành lớp màng mỏng phủ lên trên vỏ
cứng. Thời gian trứng qua tử cung mất 19 – 20 giờ. Sau khi trứng được hoàn
thiện, trứng chuyển động qua âm đạo và qua lỗ huyệt ra ngoài (Trần Thanh
Vân và cs, 2015 [33]).
2.1.2.2. Năng suất trứng
Năng suất trứng hay sản lượng trứng là số lượng trứng của một gia cầm
mái đẻ ra trên một đơn vị thời gian. Đối với gia cầm thì đây là chỉ tiêu quan
trọng, nó phản ánh trạng thái sinh lý và khả năng hoạt động của hệ sinh dục.


7


Năng suất trứng là một tính trạng số lượng nên nó phụ thuộc nhiều vào điều
kiện ngoại cảnh. Năng suất trứng phụ thuộc nhiều vào loài, giống, hướng sản
xuất, mùa vụ và đặc điểm của cá thể. Năng suất trứng được đánh giá qua sự
phụ thuộc vào cường độ đẻ và thời gian kéo dài sự đẻ, Fairful và cs (1990)
[39] cho biết: Khi điều kiện mơi trường thích hợp (nhiệt độ, ánh sáng, dinh
dưỡng…) nhiều gen tham gia điều khiển quá trình liên quan đến sinh sản đều
phát huy tác dụng, cho phép gia cầm phát huy được đầy đủ tiềm năng di
truyền của chúng.
Theo Hoàng Thị Lan và cs (2009) [9] hệ số di truyền năng suất trứng
vịt CV Super M của dòng trống T5 là 0,46; T1 là 0,43 và của dòng mái T6
là 0,55; T4 là 0,52.
Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất trứng
* Các yếu tố di truyền cá thể
Có 5 yêu tố di truyền ảnh hưởng đến năng suất trứng của gia cầm đó là
tuổi thành thục sinh dục, cường độ đẻ trứng, tính nghỉ đẻ mùa vụ, thời gian
kéo dài chu kỳ đẻ trứng và tính ấp bóng.
- Ảnh hưởng của tuổi thành thục về tính
Tuổi thành thục có liên quan chặt chẽ tới năng suất trứng. Thành thục
sớm là một tính trạng mong muốn. Song phải chú ý đến khối lượng cơ thể.
Tùy vào từng giống để nuôi gia cầm giai đoạn hậu bị sao cho tuổi đẻ và
khối lượng vào đẻ phù hợp.
- Ảnh hưởng của cường độ đẻ trứng
Cường độ đẻ trứng có tương quan chặt chẽ với năng suất trứng trong một
năm, nhất là cường độ đẻ trứng trong 3 - 4 tháng đầu tiên. Vì vậy để đánh giá
năng suất trứng của gia cầm người ta thường kiểm tra cường độ đẻ trứng của 34 tháng đầu để có những phán đốn sớm, kịp thời trong cơng tác chọn giống.
- Ảnh hưởng của thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng
Chu kỳ đẻ trứng của gia cầm được tính từ khi gia cầm đẻ quả trứng đầu
tiên đến khi gia cầm nghỉ để thay lông (đây là một bản năng của gia cầm và



8

do yếu tố di truyền). Sau đó gia cầm lại tiếp tục đẻ chu kỳ thứ hai. Năng suất
trứng của gia cầm phụ thuộc vào thời gian này kéo dài chu kỳ đẻ thứ nhất,
thời gian này càng dài thì sản lượng trứng gia cầm càng cao. Tùy thuộc vào
giống gia cầm mà thời gian này là khác nhau. Sản lượng trứng phụ thuộc vào
thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng (Kushner, 1994 [8]).
- Ảnh hưởng của tính nghỉ đẻ mùa đông
Vào mùa đông nhiệt độ xuống thấp cơ thể gia cầm sử dụng thức ăn ăn
vào để chống rét, do đó nhiều giống gia cầm giảm tỷ lệ đẻ dẫn đến ảnh hưởng
năng suất trứng. Tuy nhiên, ngày nay nhiều giống gia cầm được tạo ra thì tính
nghỉ đẻ rất ngắn hoặc là khơng có. Tính nghỉ đẻ có tương quan nghịch với
năng suất trứng. Tính nghỉ đẻ càng dài thì năng suất trứng càng thấp.
- Tính ấp bóng
Gia cầm nói chung đều có tính ấp bóng, đây là bản năng tự nhiên của
gia cầm nhằm duy trì nịi giống. Đây là phản xạ khơng điều kiện có liên quan
đến năng suất trứng của gia cầm.
* Yếu tố giống, dòng ảnh hưởng đến năng suất trứng gia cầm
Các giống, dịng gia cầm khác nhau thì năng suất trứng khác nhau.
Những giống, dòng được chọn lọc một cách nghiêm ngặt cho năng suất trứng
cao hơn các giống, dịng khơng được chọn lọc. Những giống gia cầm hướng
trứng có năng suất cao hơn các giống gia cầm chuyên thịt và kiêm dụng.
Theo Nguyễn Đức Trọng và cs (2009) [28] vịt Triết Giang là vịt chuyên
trứng có năng suất trứng/mái/52 tuần đẻ ở thế hệ xuất phát là 251,3 quả, thế
hệ 1 là 251,89 quả, thế hệ 2 là 259,71 quả, tương ứng tỷ lệ đẻ trung bình là
68,85 %, 69,20 %, 71,35 %.
Theo Nguyễn Thị Minh và cs (2007) [ 14] năng suất trứng của vịt Cỏ màu
cánh sẻ là 235,2 quả/mái/52 tuần đẻ. Lê Thị Phiên và cộng sự (2006) [15] cho biết
năng suất trứng của vịt Khaki Campell đạt 253,8 quả/mái/52 tuần đẻ.

* Ảnh hưởng của tuổi gia cầm


9

Tuổi gia cầm càng già thì năng suất trứng càng thấp. Thường năm thứ 2
giảm 15 % - 20 % so với năm thứ nhất.
* Ảnh hưởng của bệnh tật
Thông qua việc làm giảm đầu con, giảm khả năng đẻ trứng.
* Ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ:
Mùa vụ có ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất trứng của gia cầm. Ở nước ta,
mùa hè sức đẻ trứng của gia cầm giảm xuống nhiều so với mùa xuân và mùa thu.
Theo tác giả Bùi Đức Lũng và cs (2001) [10]: Vào mùa đông nhiệt độ môi
trường xuống thấp (dưới 15 oC) và nhiệt độ cao mùa hè (trên 30 oC) sẽ ảnh
hưởng lớn đến sức đẻ trứng, khối lượng trứng và làm tăng tỷ lệ hao hụt.
* Ảnh hưởng của phương thức nuôi nhốt
Phương thức nuôi đối với gia cầm khơng có ảnh hưởng nhiều, song đối
với thủy cầm thì phương thức ni lại có ảnh hưởng lớn đến năng suất và hiệu
quả kinh tế.
Nguyễn Hồng Vĩ và cs (2001) [37] nghiên cứu khả năng đẻ trứng của vịt
Khaki Campell nuôi theo hai phương thức là : Nuôi khô không cần nước bơi
lội và ni có nước bơi lội, cho biết ở phương thức nuôi khô không cần nước
bơi lội năng suất trứng của vịt là 251,6 quả/mái/năm, trong khi đó phương
thức ni có nước bơi lội đạt 258 quả/mái/năm.
Nguyễn Đức Trọng và cs (1997) [25] cho biết vịt CV-Super M trong điều
kiện ni khơng có nước bơi lội, dịng ông đạt năng suất trứng là 154 quả/mái/40
tuần đẻ, tỷ lệ đẻ cao nhất đạt 82 %, dòng bà đạt 171 quả/mái/40 tuần đẻ, tỷ lệ đẻ
cao nhất đạt 91 % trong khi đó khi ni trong điều kiện ni có nước bơi lội thì
năng suất trứng của dịng ơng là 164 quả/mái/40 tuần đẻ, tỷ lệ đẻ cao nhất đạt 79
%; và dòng bà là 176 quả/mái/40 tuần đẻ, tỷ lệ đẻ cao nhất là 87 %.

* Ảnh hưởng của yếu tố thức ăn dinh dưỡng
Thức ăn và dinh dưỡng là yêu tố quan trọng có liên quan chặt chẽ đến
năng suất trứng của gia cầm. Để đạt được năng suất và chất lượng trứng tốt


10

nhất không những phải cung cấp cho gia cầm những khẩu phần ăn đầy đủ mà
còn phải chú ý đến tỷ lệ các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn.
Theo Hoàng Văn Tiệu và Lương Tất Nhợ (1996) [23] nghiên cứu trên vịt
Khaki Campell cho biết giai đoạn vịt hậu bị trong 1 kg thức ăn cần đạt 13 %
protein thô, 2400 kcal/kg TĂ, đến giai đoạn vịt đẻ protein thô là 17 % và năng
lượng là 2800 kcal/kg TĂ.
* Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh
Ngoài những yếu tố trên, sức đẻ trứng của gia cầm còn phụ thuộc vào rất
nhiều yếu tố ngoại cảnh khác như: Nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, chăm sóc ni
dưỡng,...
Nhiệt độ thích hợp để gia cầm đẻ trứng từ 14 oC – 22 oC. Khi nhiệt độ
môi trường thấp hơn nhiệt độ giới hạn thấp gia cầm phải huy động năng
lượng để chống rét, khi nhiệt độ môi trường cao hơn nhiệt độ giới hạn trên gia
cầm thải nhiệt nhiều do đó ảnh hưởng đến sức đẻ trứng.
Thời gian chiếu sáng và cường độ chiếu sáng tối ưu cho vịt đẻ là 16-18
giờ/ngày với cường độ chiếu sáng là 3-3,5 w/m2.
Ngày nay cùng với sự phát triển về khoa học kỹ thuật, dù là cơ sở chăn
ni nhỏ hay lớn với sự hồn thiện về con giống cũng như thức ăn và quy
trình chăn ni thì yếu tố con người đóng vai trị quan trọng đến năng suất và
chất lượng các đàn giống gia cầm.
2.1.2.3. Chất lượng trứng
Chất lượng trứng bao gồm: Chất lượng bên trong và chất lượng bên ngoài.
Chất lượng bên ngồi bao gồm các chỉ tiêu: Khối lượng trứng, hình dạng

trứng, chất lượng vỏ (gồm: khối lượng vỏ, màu sắc, độ dày vỏ, độ chịu lực vỏ
và mật độ lỗ khí).
Chất lượng bên trong bao gồm các chỉ tiêu về lòng đỏ, lòng trắng, giá trị
dinh dưỡng, màu sắc và mùi vị, các chỉ số hình thái của lịng đỏ và lịng trắng.
a. Chất lượng bên ngồi
*Khối lượng trứng


11

Sau năng suất trứng thì khối lượng trứng là chỉ tiêu quan trọng để cấu
thành năng suất của đàn giống gia cầm. Khối lượng trứng phụ thuộc vào khối
lượng cơ thể, giống, tuổi đẻ, tác động dinh dưỡng tới gia cầm sinh sản. Đồng
thời khối lượng trứng lại quyết định tới chất lượng trứng giống, tỷ lệ ấp nở,
khối lượng và sức sống của gia cầm con. Nó là chỉ tiêu không thể thiếu của
việc chọn lọc con giống.
Theo Robests (1998) [17] giá trị trung bình khối lượng trứng đẻ ra trong
một chu kỳ là một tính trạng do nhiều gen có tác động cộng gộp quy định. Khối
lượng trứng là một tính trạng có hệ số di truyền cao, do đó người ta có thể cải
thiện di truyền bằng cách chọn lọc giống.
Ngoài các yếu tố di truyền, khối lượng trứng còn phụ thuộc vào nhiều
yếu tố ngoại cảnh khác như: thức ăn, chăm sóc ni dưỡng, mùa vụ, tuổi gia
cầm, giống gia cầm, ... Trong đó ảnh hưởng của dinh dưỡng đối với khối
lượng trứng của gia cầm rất rõ. Trong khẩu phần ăn của gia cầm đẻ nếu thiếu
vitamin B sẽ ảnh hưởng đến sản lượng trứng, thiếu vitamin D sẽ ảnh hưởng
đến chất lượng vỏ (Vũ Duy Giảng, 1998 [8]). Tùy vào từng giống mà khối
lượng trứng có khác nhau. Nguyễn Thị Minh và cs (2006) [13] nghiên cứu trên
vịt Cỏ màu cánh sẻ cho biết khối lượng trứng vịt Cỏ là 64,3 g.
* Chỉ số hình thái trứng
Trứng gia cầm thường có hình oval, hoặc hình e-lip: Một đầu lớn và một

đầu nhỏ. Hình dạng trứng thường mang đặc điểm của từng cá thể. Chỉ số hình
thái của trứng có ý nghĩa kinh tế trong vận chuyển, đóng gói. Trứng càng dài
càng dễ vỡ.
Trứng mỗi loại gia cầm đều có chỉ số hình dạng riêng. Theo Nguyễn Hồi
Tao và cs (1985) [18] thì chỉ số hình thái của trứng gà biến thiên từ 1,34 đến
1,36 và của trứng vịt là 1,57 - 1,64. Chỉ số hình thái có ý nghĩa quan trọng khơng
chỉ trong việc đóng gói, vận chuyển mà cịn liên quan đến tỷ lệ ấp nở của trứng
gia cầm, những trứng quá dài hoặc quá tròn đều cho tỷ lệ ấp nở kém.
* Chất lượng vỏ trứng


12

Màu sắc vỏ, khối lượng vỏ, độ dày vỏ, độ chịu lực, mật độ lỗ khí là các
chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng vỏ trứng.
Khối lượng có ý nghĩa quan trọng trong quá trình ấp nở gia cầm. Trứng
mới đẻ có vỏ dày hơn trứng của gia cầm đẻ đã lâu, trứng có vỏ dày khó nở
hơn trứng vỏ mỏng. Trứng vỏ mỏng dễ dập vỡ, quá trình bay hơi nước nhanh
dẫn đến phơi kém phát triển, tỷ lệ chết phơi cao. Trứng có vỏ dày làm cho q
trình trao đổi khí qua vỏ của phơi kém, phơi yếu, khi nở gia cầm con gặp khó
khăn để đạp vỏ, do đó tỷ lệ chết phơi cao và tỷ lệ trứng tắc cao.
Theo Nguyễn Đức Trọng và cs (1998) [26] cho biết một số chỉ tiêu chất
lượng vỏ trứng vịt CV-Super M như sau: Dịng ơng có khối lượng vỏ trứng là
10,98 g (chiếm 13,07 %), độ dày vỏ là 0,45 mm, độ chịu lực là 4,13 kg/cm2,
mật độ lỗ khí là 85,07 lỗ/cm2. Dịng bà có các chỉ tiêu tương ứng là 10,61 g
(12,96 %), 0,43 mm, 4,10 kg/cm2 và 86,23 lỗ/cm2.
Cũng theo Nguyễn Đức Trọng (1997) [25] cho biết độ dày vỏ trứng vịt
CV-Super M ở 2 phương thức chăn ni khác nhau như sau: Dịng ông, dòng
bà ở phương thức nuôi khô là 0,43 mm và 0,42 mm. Cịn ở phương thức ni
nước tương ứng là 0,39 mm và 0,38 mm.

b. Chất lượng bên trong
* Lòng trắng trứng
Lòng trắng của trứng bao gồm lòng trắng lỗng và lịng trắng đặc, được
cấu tạo chủ yếu là Albumin, một số khống chất và nước. Chất lượng lịng
trắng trứng được xác định bằng đơn vị Haugh và chỉ số lòng trắng.
Chỉ số lòng trắng cũng là một chỉ tiêu để đánh giá chất lượng lòng trắng,
chỉ số này được tính bằng tỷ lệ % giữa chiều cao lịng trắng đặc so với trung
bình cộng đường kính lớn và đường kính nhỏ của nó.
* Lịng đỏ trứng
Lịng đỏ trứng là thành phần quan trọng nhất của trứng gồm nước, protit,
lipit, gluxit, các axit amin không thay thế và các vitamin nhóm B, ADE làm
nhiệm vụ cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi phát triển.


13

Chất lượng lòng đỏ được xác định bằng chỉ số lòng đỏ. Chỉ số lòng đỏ là
tỷ số giữa chiều cao lịng đỏ so với đường kính của nó. Trứng có chỉ số lịng
đỏ càng lớn thì chất lượng trứng càng tốt.
Một số nghiên cứu về các chỉ tiêu chất lượng trứng
Theo Nguyễn Đức Trọng và cs (2009) [28] cho biết trứng vịt Triết Giang
ở thế hệ xuất phát có khối lượng 59,93 g, chỉ số hình thái là 1,39, chỉ số lòng
trắng là 0,44, chỉ số lòng đỏ là 0,08, tỷ lệ lòng đỏ là 33,52 %, độ dày vỏ là
0,349 mm và đơn vị Haugh là 91,27.
Theo Lê Thị Phiên và cs (2006) [15] cho biết khối lượng trứng vịt Khaki
Campell từ 69,7 - 71,1 g, chỉ số hình thái 1,34 - 1,38, tỷ lệ lịng đỏ 34,5 - 35,4
% và đơn vị Haugh là 87,2 - 88,8.
2.1.2.5 Cơ sở khoa học về tiêu tốn thức ăn
Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng là tỷ lệ chuyển hóa thức ăn để đạt
được tốc độ tăng trọng. Đây là chỉ tiêu hết sức quan trọng trong chăn ni, vì

chỉ tiêu này có liên quan chặt chẽ tới hiệu quả kinh tế trong chăn ni gia cầm
nói riêng và chăn ni nói chung.
Đối với gia cầm sinh sản, thường tính tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng
hoặc cho 1kg trứng. Hiện nay nhiều nước trên thế giới đã tính tiêu tốn thức ăn
từ khi gia cầm mới nở cho đến khi gia cầm kết thúc 1 năm đẻ. Tiêu tốn thức
ăn là chỉ tiêu quan trọng do đó nó chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố mà
trước hết là giống, dịng, tính biệt, phương thức ni, chăm sóc nuôi dưỡng, ...
Một số nghiên cứu về tiêu tốn thức ăn của gia cầm:
Theo Nguyễn Đức Trọng và cs (2008) [27] cho biết tiêu tốn thức ăn/kg
tăng khối lượng của vịt SM3SH ở 7 tuần tuổi là 2,41 kg và 8 tuần tuổi là 2,85
kg; tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng của mái B là 4,14 kg và của mái D là 3,49
kg và của mái CD là 3,45 kg trong 42 tuần đẻ.
Nguyễn Công Quốc và cs (1995) [16] cho biết tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng
của vịt Khaki Campell thế hệ 1 ở dịng ơng là 4,84 kg, ở dòng bà là 3,26 kg.


14

2.1.3. Đặc điểm của một số giống vịt nguyên liệu tạo nên vịt TC
a. Giống vịt Cỏ
Nguồn gốc:
Vịt Cỏ (hay còn gọi là vịt đàn, vịt đồng, vịt chạy đồng) là giống vịt
nhà có nguồn gốc ở Việt Nam, đây là một trong những giống vịt được nuôi
phổ biến rộng rãi ở vùng nông thôn Việt Nam. Từ năm 1985, Lê xuân Đồng
và cs [3], cho biết rằng, vịt Cỏ được nuôi phổ biến trên khắp mọi miền nước
ta và công bố số liệu điều tra cơ bản vịt Cỏ tại các tỉnh Hà Nam Ninh, Thái
Bình, Vĩnh Phú, Thanh Hóa, Hà Sơn Bình, Hải Hưng, Hà Bắc, Nghĩa Bình,
Phú Khánh, các tỉnh Đông Nam bộ và một số tỉnh Tây Nam bộ.
Đặc điểm ngoại hình:
Vịt Cỏ từ những năm 1985 đến nay vẫn giữ màu sắc lông ổn định, lúc 1

ngày tuổi có đặc điểm: Mắt viền đen có kẻ trắng, trơng rất linh lợi, dưới ức có
quầng lơng màu sáng, lưng đen có 4 chấm trắng (vịt con 4 chấm), số rất ít cịn
lại có 1 chấm, 2 chấm, hoặc khoang, hoặc trắng tuyền. Chân và mỏ vịt mới nở
có màu trắng hồng, đen, hoặc loang trắng (Lê Xuân Đồng, 1994 [2]).
Chân và mỏ vịt Cỏ trưởng thành có màu vàng, xám hoặc loang lổ, vịt Cỏ
trống trưởng thành có màu lơng đen hoặc xanh đen, lơng đầu, cổ và lơng cánh
có màu xanh biếc (màu cổ vịt), có con xanh tối, đi có 2 đến 5 lơng cong.
Các tác giả thống nhất quan điểm cho rằng giống vịt Cỏ thuần là vịt có màu
lơng cánh sẻ, đặc điểm vịt trống ở nhóm màu lơng này vẫn giữ được màu sắc
của tổ tiên là vịt Trời truyền lại (Nguyễn Thị Minh và cs, 2005 [12]).
Vịt Cỏ có thân hình nhỏ, khi đứng, cơ thể chếch 40 – 45o so với mặt đất
và ln có tư thế thể hiện rõ loại hình đẻ trứng. Đầu thanh, mắt xếch sáng linh
lợi, mỏ dẹt, khỏe và dài, mỏ thường có màu vàng hoặc xám, có con mỏ xanh
hoặc xám tro; cổ dài thanh tú, mình thon nhỏ, ngực lép; chân màu vàng, nâu
xám hoặc xám đen, hơi dài so với thân. Dáng đi nhanh nhẹn, hơi lúc lắc sang
hai bên nhưng khơng nặng nề. Vịt Cỏ có khối lượng nhỏ, tầm vóc phù hợp
với việc kiếm ăn luồn lách trong các ruộng lúa, phù hợp với phương thức nuôi


15

chăn thả hoặc kết hợp vịt-cá-lúa (Nguyễn Thị Minh, 2001 [11] và Lê Xuân
Đồng, 1994 [2], 1985 [3]).
Nguyễn Văn Ban(2002) [1], nghiên cứu trên các nhóm vịt Cỏ trắng cho
biết vịt Cỏ trắng nhanh nhẹn, tính hợp đàn cao, dễ thành lập phản xạ và dễ
thay đổi các phản xạ đã được thành lập, dễ bị stress; vịt Cỏ còn lưu giữ sâu
sắc bản năng của tổ tiên hoang dã, ít chịu tác động của các nhân tố chọn lọc.
Khả năng sinh sản:
Đặc tính sinh sản của vịt Cỏ là đẻ theo mùa, do tập quán chăn thả lâu
đời, dựa theo vụ gặt lúa, nên trong các cơ sở nghiên cứu, hay các trại chăn

nuôi tập trung cho vịt ăn thức ăn công nghiệp và khai thác trứng quanh năm,
thấy hiện tượng cứ đến khoảng 24 – 26 tuần đẻ, năng suất trứng lại bị giảm
đáng kể một cách tự nhiên, vịt có hiện tượng tự rụng lơng sinh lý do đặc tính
của giống và cũng do cơ thể vịt “tàn tạ” không đủ khả năng tiếp tục sinh sản
sau một giai đoạn đẻ trứng khá dài và liên tục.
Vịt Cỏ phát dục vào khoảng 4,5 – 5 tháng tuổi, cá biệt có những con phát
dục sớm hơn. Khi thấy trong đàn vịt có hiện tượng một số con mái quấn qt
xung quanh một con trống, cịn con trống có biểu hiện giao phối là lúc vịt
phát dục chuẩn bị vào đẻ. Thời điểm đẻ trứng đầu (5 % tổng đàn mái) khoảng
5,5 tháng tuổi (Nguyễn Thị Minh, 2001 [11]).
Nguyễn Văn Ban (2000) [1], nghiên cứu trên vịt Cỏ trắng nuôi chăn thả
ở Thanh Liêm, Hà Nam cho biết tuổi đẻ trắng đầu từ 142 - 153 ngày, bình
quân là 147,5 ngày.
Theo Lê Xuân Đồng (1994) [2]: Tác giả Đào Đức Long, Trần Thị Khôi
(1971) cho biết vịt Cỏ nuôi chăn thả ở vùng biển cho năng xuất trứng 150 160 quả/mái/năm; nuôi ở vùng chiêm trũng chỉ đạt 120-130 quả/mái/năm.
Lê Xuân Đồng (1994) [2] cho biết: Vịt Cỏ cánh sẻ đã chọn lọc nuôi bán
chăn thả ở Khuyến Lương (Thanh Trì, Hà Nội) và cho đẻ quanh năm thì tỷ lệ
đẻ tập chung cao ở các tháng 1; 2; 3; 4; 11 và 12; tỷ lệ đẻ tương ứng là 85,30;
94,00; 94,03; 90,05; 82,50 và 85,50 %. Tháng 7 và tháng 8 vịt có hiện tượng
thay lơng theo đặc điểm sinh lý tự nhiên, tỷ lệ đẻ giảm tự nhiên còn 10,40 và


16

16,94 %. Tỷ lệ đẻ trung bình cả năm đạt 68 % = 264,36 quả/mái/năm nhưng
vẫn thấp hơn vịt Cỏ ni theo mùa vụ có dập dựng (sai khác rõ rệt p<0,001).
Vịt Cỏ đại trà điều tra cùng thời điểm có năng xuất trứng 187,89 - 230,36
quả/mái/năm. Vịt Cỏ ni nhốt tại Phú Xuyên cho năng xuất trứng thấp hơn.
Theo Nguyễn Thị Minh (2001) [11] và Nguyễn Văn Ban (2000) [1] cho
biết: Khối lượng trứng vịt Cỏ là khá đồng đều trong suốt thời kỳ đẻ, trứng vịt

Cỏ cánh sẻ và vịt Cỏ trắng xung quanh 64 g; trắng vịt Cỏ cánh sẻ khoang cổ
trắng (C2) biến dộng lớn hơn, từ 63,2 - 68,5 g.
Tác giả Nguyễn Thị Minh (2001) [11] nghiên cứu trên vịt Cỏ cánh sẻ tại
TTNC vịt Đại Xuyên cho biết trứng vịt Cỏ cánh sẻ có chỉ số hình thái trong
khoảng 1,39 - 1,44; Cỏ cánh sẻ khoang cổ trắng (C2) trong khoảng 1,36 - 1,39
cho thấy trứng vịt C2 không dài hơn; đơn vị Haugh của cả 2 loại vịt đều đạt
trên 80.
b. Giống vịt Triết Giang
Nguồn gốc:
Vịt Triết Giang có nguồn gốc từ Trung Quốc được nhập chính thức vào
Việt Nam năm 2005 thơng qua Trung tâm chuyển giao Tiến bộ Kỹ thuật
Nông Lâm nghiệp Hải Ninh, tỉnh Quảng Ninh.
Đặc điểm ngoại hình:
Vịt Triết Giang lúc mới nở có lơng màu vàng nhạt, có phớt đen ở đầu,
đi. Lúc trưởng thành con mái có màu cánh sẻ, 1 - 2 % trắng tuyền, con
trống có lơng ở đầu xám hoặc xanh đen, cổ có khoang trắng, phần thân có
màu nâu đỏ xen lẫn lơng trắng, phần đi có lơng màu xanh đen có 2 - 3 lông
mọc rất cong. Đầu nhỏ, cổ thon nhỏ và rất dài, thân hình rất thon nhỏ, dáng
đứng gần vng góc với mặt đất. Mỏ và chân màu vàng nhạt, có con hơi xám,
xám đen. Qua theo dõi 3 thế hệ thấy rằng màu lông của vịt là ổn định qua các
thế hệ ở cả giai đoạn vịt con và vịt trưởng thành, (Nguyễn Đức Trọng và cs,
2008 [27]).


×