Trang
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………….
1
1. Lý do chọn đề tài………………………………………………………….
1
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………………...
1
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu……………………………………………
2
4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………..
2
5. Lịch sử nghiên cứu đề tài………………………………………………….
2
PHẦN NỘI DUNG………………………………………………………….
4
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về việc vận dụng kiến thức địa lí
MỤC LỤC
địa phương…………………………………………………………………..
4
1.1. Cơ sở lý luận…………………………………………………………….
1.2. Cơ sở thực tiễn…………………………………………………………..
Chương 2. Vận dụng kiến thức địa lí địa phương trong dạy học Địa lí
4
4
10 nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh………………………………
2.1. Vì sao vận dụng kiến thức địa lí địa phương tạo hứng thú trong học tập
2.2. Xác định mức độ cần vận dụng kiến thức địa lí địa phương vào bài dạy
2.3. Quy trình vận dụng kiến thức địa lí địa phương trong dạy học Địa lí 10
2.4. Một số phương pháp vận dụng kiến thức địa lí địa phương……………
2.4.1. Phương pháp đàm thoại ………………………………………………
2.4.2. Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan…………………….
2.4.3. Phương pháp điều tra, sưu tầm……………………………………….
2.4.4. Phương pháp cho bài tập vận dụng và nghiên cứu……………………
2.4.5. Sử dụng trò chơi trong dạy học……………………………………….
2.4.6. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo……………………………………….
2.5. Kết quả thực hiện……………………………………………………….
PHẦN KẾT LUẬN …………………………………………………………
1. Ý nghĩa của đề tài………………………………………………………….
2. Một số kiến nghị…………………………………………………………...
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………….
PHỤ LỤC
6
6
6
7
7
8
9
11
12
14
15
17
19
19
19
21
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tại Điều 28 của luật giáo dục đã quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thơng
phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS phù hợp với đặc điểm
của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo
nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem
lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh”. Với phương hướng đổi mới phương pháp
trên, trong dạy học nói chung và dạy địa lý nói riêng, giáo viên khơng chỉ chú ý đến
Vận dụng kiến thức địa lí địa phương trong dạy học Địa lí 10 nhằm tạo hứng
thú học tập cho học sinh
0
việc truyền thụ kiến thức mà phải rèn luyện được kĩ năng và các năng lực hoạt động
cho học sinh, đặc biệt kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Địa lí là bộ mơn khoa học thực nghiệm, có nhiều nội dung kiến thức gắn liền
với thực tiễn đời sống. Vì vậy trong dạy học việc rèn luyện và nâng cao cho HS kĩ
năng vận dụng kiến thức để giải quyết một số vấn đề thực tiễn là rất thiết thực và cần
phải đặc biệt quan tâm. Việc học bộ mơn Địa lí 10 của học sinh vẫn cịn nặng về lí
thuyết, khả năng vận dụng vào thực tế của các em cịn rất hạn chế. Có nhiều cách để
tạo hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học Địa lí, riêng đối với bản thân tơi đã áp
dụng một trong những biện pháp đó là vận dụng kiến thức địa lí địa phương để dạy
học.
Do đó thay vì chỉ nói những nội dung cơ bản trong chương trình và sách giáo
khoa thì giáo viên liên hệ trực tiếp ngay ở địa phương học sinh giúp các em vừa nhanh
hiểu bài vừa có thể vận dụng kiến thức bài học vào thực tế quanh mình.
Xuất phát từ những lý do trên tôi chọn đề tài “Vận dụng kiến thức địa lí địa
phương trong dạy học Địa lí 10 nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh” để nghiên
cứu.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
- Nghiên cứu đề xuất, tìm ra những phương pháp vận dụng kiến thức địa lí địa
phương vào dạy học địa lí lớp 10 nhằm tạo hứng thú học tập mơn Địa lí.
- Góp phần giáo dục tình u q hương, đất nước cho học sinh.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu, chọn lọc, hệ thống hoá cơ sở lý luận của vấn đề vận dụng kiến
thức thực tiễn dạy học địa lý.
- Điều tra, phân tích hiện trạng giảng dạy của giáo viên địa lý ở trường THPT.
- Nghiên cứu xây dựng các phương pháp vận dụng thực tiễn địa phương.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm kiểm chứng những kết quả đã nghiên cứu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Vận dụng kiến thức thực tế Hà Tĩnh vào dạy học Địa lý 10.
Vận dụng kiến thức địa lí địa phương trong dạy học Địa lí 10 nhằm tạo hứng
thú học tập cho học sinh
1
- Học sinh lớp 10.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Áp dụng cho chương trình lớp 10.
- Giới hạn trong việc giáo viên xây dựng và vận dụng kiến thức thực tế địa lí địa
phương vào một số bài dạy.
+ Thời gian: Tiến hành từ tháng 10/2018 đến tháng 4/2019.
+ Không gian: Tại một số lớp 10 trường THPT.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
4.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Thu thập tài liệu về lý luận dạy học Địa lí, giáo dục học, tâm lý học, SGK,
một số tạp chí, báo, tin tức thời sự, Internet... trên cơ sở tổng hợp, chọn lọc, phân tích
để đúc kết, hệ thống hóa kiến thức.
4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp thống kê toán học
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
5. Lịch sử nghiên cứu đề tài
5.1. Điểm mới của đề tài
Đề tài đã được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học và sư phạm địa lý nhưng
chủ yếu đề cập đến nội dung còn chung chung và ở các vùng miền khác nhau, chưa
nhấn mạnh đến Hà Tĩnh. Đề tài mà tơi trình bày ngồi việc đề cập đến vấn đề nghiên
cứu các kiến thức địa lí địa phương tỉnh Hà Tĩnh để giảng dạy phần kiến thức liên
quan cụ thể còn đề cập đến một số phương pháp vận dụng kiến thức địa lí địa phương
này góp phần tạo hứng thú học tập cho HS.
5.2. Kết quả cần đạt
- Hệ thống và khái quát hóa những lý luận cơ bản của vận dụng kiến thức địa lí
địa phương trong giảng dạy Địa lí lớp 10 tạo hứng thú học tập cho HS.
- Nắm được thực trạng dạy học địa lí 10 qua điều tra mức độ nhận thức và cách
thức giảng dạy, học tập của giáo viên, học sinh ở các trường THPT.
Vận dụng kiến thức địa lí địa phương trong dạy học Địa lí 10 nhằm tạo hứng
thú học tập cho học sinh
2
- Đưa ra được một số phương pháp vận dụng kiến thức thực tế địa lí địa phương
vào dạy học địa lí 10 giúp cho các giáo viên có thể tham khảo để đạt kết quả cao nhất
trong dạy học, tạo hứng thú trong học tập cho học sinh, góp phần nâng cao ý thức,
trách nhiệm của học sinh trong việc xây dựng, phát triển địa phương mình, từ đó thêm
yêu quê hương, đất nước.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG KIẾN
THỨC THỰC TẾ ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG
1.1. Cơ sở lý luận
Kiến thức địa lý địa phương bao gồm kiến thức địa lý một tỉnh (hoặc thành
phố trực thuộc Trung ương), thành phố trực thuộc tỉnh, quận, huyện, phường, xã,
thơn, xóm của tỉnh đó.
Trên thế giới, có những nước trang bị kiến thức địa lý địa phương cho học sinh
Vận dụng kiến thức địa lí địa phương trong dạy học Địa lí 10 nhằm tạo hứng
thú học tập cho học sinh
3
từ lớp tiểu học và soạn thành một giáo trình riêng, sau đó tiếp tục được nâng cao ở
các lớp trên. Trong khi ở nước ta kiến thức địa lý địa phương cịn q ít, chỉ được
dạy một số tiết ở lớp 9 - THCS và lớp 12 – THPT b ở i có nhiều khó khăn như: khó
sắp xếp về mặt thời gian giảng dạy, tài liệu tham khảo thiếu, đồ dùng dạy học
không đủ…Tuy nhiên, giáo viên vẫn có thể linh động, sáng tạo bằng cách ngồi các
tiết dạy địa lý địa phương theo quy định của Bộ GD&ĐT, chúng ta có thể cung cấp
và bổ sung kiến thức đó vào các tiết dạy địa lý ở lớp thơng qua các ví dụ, các chứng
minh, các câu hỏi gợi mở, thậm chí là các bài tập, các bài kiểm tra có liên hệ đến địa
phương. Giáo viên khơng chỉ yêu cầu HS lấy các kiến thức địa lý địa phương ở
phạm vi cấp tỉnh (huyện) mà còn khuyến khích lấy các ví dụ gần nơi các em sinh
sống càng tốt. Điều đó sẽ giúp cho việc dạy và học địa lý trở nên hấp dẫn, hiệu
quả, thiết thực hơn nhờ vào tính tích cực học tập của HS khi GV biết khơi dậy vốn
kiến thức thực tế.
1.2. Cơ sở thực tiễn
- Trong những năm giảng dạy tại trường THPT tơi nhận thấy học sinh, kể cả
học sinh có học lực khá, giỏi nắm được kiến thức cơ bản nhưng khi vận dụng kiến thức
đó để trả lời câu hỏi liên quan đến những vấn đề trong cuộc sống hằng ngày thì lúng
túng, khó khăn.
- Địa lí là một mơn học mang tính tổng hợp cả về tự nhiên và kinh tế - xã hội
nhưng nội dung lại rất gần gũi, gắn bó với thực tế. Tuy nhiên, trong bài dạy khi hỏi học
sinh về một vấn đề nào đó thì phần lớn các em thường dựa vào SGK để trả lời chứ
chưa thể hiểu từ ngay trong cuộc sống quanh mình để trả lời hay giải thích cho bài học.
- Đối với những nội dung khó phải vận dụng, tư duy ở mức độ cao hơn thì hầu
như học sinh rất khó hiểu bài nếu như giáo viên chỉ giảng những đơn vị kiến thức có
trong sách giáo khoa mà khơng lấy ví dụ mở rộng hoặc liên hệ thực tế.
- Hà Tĩnh là địa phương thuộc vùng Bắc Trung Bộ có đặc điểm tự nhiên, kinh tế
- xã hội khá đa dạng vì vậy việc vận dụng vào bài dạy địa lí là khơng khó. Tuy nhiên,
qua thực tế khi đi dự giờ đồng nghiệp tôi thấy giáo viên ít khai thác lợi thế địa lí địa
phương, làm cho bài dạy nặng về lí thuyết học sinh tiếp thu bài khó và khả năng vận
dụng kiến thức vào thực tế còn hạn chế.
Vận dụng kiến thức địa lí địa phương trong dạy học Địa lí 10 nhằm tạo hứng
thú học tập cho học sinh
4
Việc vận dụng kiến thức địa lí địa phương vào giảng dạy địa lí trong nhà trường
khơng phải là q mới mẻ, xa lạ. Hiện nay với chủ trương đổi mới nền giáo dục, việc
vận dụng giáo dục địa lí địa phương vào dạy học Địa lí 10 có vai trị quan trọng, khơng
chỉ vì nó bổ sung, hồn chỉnh chương trình tổng thể mà nó cịn thể hiện rõ nhất, cụ thể
nhất các xu hướng tích hợp liên mơn, xu hướng dạy học gắn với thực tiễn.
CHƯƠNG 2. VẬN DỤNG KIẾN THỨC ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG TRONG DẠY
HỌC ĐỊA LÍ 10 NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH
2.1. Vì sao vận dụng kiến thức địa lí địa phương tạo hứng thú trong học tập
Usinxki cho rằng: “Trong học tập khơng có hứng thú mà chỉ dùng sức mạnh của
sự cưỡng ép, nó sẽ làm cho óc sáng tạo của người ta ngày thêm mai một, nó sẽ làm cho
người ta ngày một thờ ơ với loại hình hoạt động này”. Sự hứng thú biểu hiện trước hết
ở sự tập trung chú ý cao độ, sự say mê của người học sinh. Trong bất cứ lúc nào nếu có
Vận dụng kiến thức địa lí địa phương trong dạy học Địa lí 10 nhằm tạo hứng
thú học tập cho học sinh
5
hứng thú học tập học sinh sẽ có cảm giác dễ chịu với hoạt động học của mình, làm nẩy
sinh sự mong muốn hoạt động một cách sáng tạo.
Vậy làm thế nào để tạo ra được hứng thú cho người học? Trong dạy học Địa lí
có rất nhiều cách, cịn bản thân tôi nhận thấy khi dạy phần nội dung kiến thức địa lí mà
giáo viên lồng ghép với kiến thức địa lí địa phương thì trong q trình tư duy học sinh
sẽ có sự gắn kết các kiến thức vừa dễ hiểu và vừa dễ nhớ, tăng thêm phần thuyết phục
cho bài học, tạo hứng thú học tập cho HS.
2.2. Xác định mức độ cần vận dụng kiến thức địa lí địa phương vào bài dạy
- Trước hết, giáo viên cần xác định nội dung cần vận dụng địa lí địa phương vào
từng bài dạy phù hợp vừa đảm bảo nội dung, thời gian hợp lí vừa giúp học sinh dễ hiểu
và có thể vận dụng bài học vào thực tế.
- Cùng một đơn vị kiến thức có thể lấy nhiều ví dụ để làm phong phú và rõ thêm
kiến thức nhưng chúng ta khơng lấy q nhiều, vì điều đó sẽ làm lỗng kiến thức
mà nên chọn những ví d ụ điển hình, có tác dụng minh hoạ, giải thích rõ nhất cho
kiến thức bài học.
- Khơng nên thay thế hay loại bỏ hồn tồn các ví dụ có trong SGK bằng các
kiến thức địa lý địa phương, vì đây là những ví dụ rất điển hình, đặc trưng và nổi
tiếng trên thế giới, trong nước.
- Các kiến thức địa lý địa phương đưa vào bài phải phản ánh đúng thực tế của
địa phương, cập nhật được tình hình mới nhất, giáo dục được tấm lịng u q
hương, đất nước đ ể h ọ c s i nh thấy được trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây
dựng quê hương, đất nước giàu đẹp.
2.3. Quy trình cụ thể về vận dụng kiến thức địa lí địa phương trong dạy học Địa lí
10
Để mang lại hiệu quả cao nhất việc vận dụng các kiến thức địa lí địa phương
vào bài học, giáo viên có thể sử dụng các bước sau:
- Bước 1: Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa Địa lí 10 và phân loại bài học có nội
dung có thể vận dụng kiến thức địa lí địa phương.
- Bước 2: Xác định các kiến thức địa lí địa phương sẽ được vận dụng vào trong
bài học.
Vận dụng kiến thức địa lí địa phương trong dạy học Địa lí 10 nhằm tạo hứng
thú học tập cho học sinh
6
- Bước 3: Xác định các hình thức tổ chức và phương pháp dạy học để vận dụng
kiến thức địa lí địa phương vào bài học. Tùy từng nội dung bài học, từng đối tượng HS
và điều kiện học tập cụ thể của từng lớp mà giáo viên có thể lựa chọn các hình thức và
phương pháp dạy học cho phù hợp nhất.
- Bước 4 (nếu cần): Chủ động chuẩn bị thiết bị, đồ dùng dạy học trực quan về địa
lí địa phương khi lên lớp để nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh.
2.4. Một số phương pháp vận dụng kiến thức địa lí địa phương trong dạy
học địa lí 10 nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh
Trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm này tôi chỉ giới thiệu một số phương
pháp cơ bản để vận dụng kiến thức địa lí địa phương Hà Tĩnh vào một số bài học Địa lí
10 với tính chất gợi ý cịn trong q trình dạy học tùy theo trình độ và nghệ thuật của
mỗi giáo viên, tuỳ theo đối tượng HS có thể sử dụng nhiều hình thức và phương pháp
khác nhau.
Đánh giá việc nắm kiến thức bài học có vận dụng địa lí địa phương của HS qua
tiết học có hiệu quả ở các mức độ khác nhau:
- Mức độ nhận biết: HS nhận biết, trình bày được những vấn đề về địa lí địa
phương Hà Tĩnh được giáo viên đề cập tới trong bài.
- Mức độ hiểu: thơng qua các đối tượng địa lí thể hiện trong nội dung SGK,
phần liên hệ của giáo viên, học sinh có thể nhận xét, giải thích, phân tích được một số
đặc điểm địa lí địa phương Hà Tĩnh.
- Mức độ vận dụng: HS vận dụng kiến thức đã học, đưa ra được một số giải
pháp phát huy thế mạnh, khắc phục những hạn chế, khó khăn cịn tồn tại ở Hà Tĩnh.
2.4.1. Phương pháp đàm thoại
Đối với việc liên hệ kiến thức giữa bài học chính với kiến thức địa lí địa phương
thì phương pháp đàm thoại gợi mở được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất.
Quá trình đàm thoại thường tập trung vào hai yêu cầu: học sinh so sánh hai sự
vật, hiện tượng địa lí đã biết; dựa vào cái đã biết để tìm ra cái đang cần biết. Để thực
hiện được hai yêu cầu này học sinh phải vận dụng các kiến thức đã học, để tìm ra kiến
thức mới và để liên hệ với thực tế, nếu hệ thống câu hỏi tốt thì vừa phát triển tư duy học
Vận dụng kiến thức địa lí địa phương trong dạy học Địa lí 10 nhằm tạo hứng
thú học tập cho học sinh
7
sinh, vừa giúp HS vận dụng được kiến thức vào thực tế của địa phương mình.
Ví dụ 1. Bài 9: “Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất”
Khi dạy xong, giáo viên có thể đặt câu hỏi liên hệ: “Hãy kể tên những dạng địa
hình ở Hà Tĩnh. Ở tỉnh chúng ta, khu vực ven biển phổ biến nhất dạng địa hình nào? Vì
sao?”
- HS trả lời và GV chuẩn kiến thức: Hà Tĩnh có 4 dạng địa hình: vùng núi cao ở
phía Tây, vùng trung du và bán sơn địa, vùng đồng bằng, vùng ven biển. GV nhấn mạnh
vùng ven biển Hà Tĩnh địa hình được tạo bởi những đụn cát, các vùng trũng được lấp
đầy trầm tích hay phù sa được hình thành do các dãy đụn cát chạy dài ngăn cách bãi
biển. Ngoài ra vùng này còn xuất hiện các dãy đồi núi sót chạy dọc ven biển do kiến tạo
của dãy Trường Sơn Bắc, nhiều bãi ngập mặn được tạo ra từ nhiều cửa sơng, lạch.
Ví dụ 2. Bài 12: “Khí áp. Một số loại gió chính”
Khi dạy mục II (Một số loại gió chính), giáo viên có thể nêu câu hỏi liên hệ:
- Hãy cho biết ở địa phương em có những loại gió nào hoạt động?
- Khi dạy nội dung gió mùa, giáo viên đặt câu hỏi “Tại sao về mùa hè Hà Tĩnh
thường có thời tiết khơ nóng và oi bức?” sau đó hỏi: “Tại sao cùng thuộc tỉnh Hà Tĩnh
nhưng vùng biển Lộc Hà ln có mưa nhiều hơn vùng Hương Khê, Hương Sơn?”. Học
sinh dựa vào kiến thức về gió mùa trả lời, đặc biệt là việc xác định hướng gió mùa mùa
hạ, gió mùa mùa đơng để giải thích câu hỏi liên hệ thực tế của giáo viên.
- Khi dạy phần gió địa phương, GV có thể nêu vấn đề: “Em hãy cho biết các ngư dân
ven biển Lộc Hà, Kỳ Anh, Nghi Xuân… đã lợi dụng gió để ra khơi đánh bắt hải sản như
thế nào?” HS dựa vào kiến thức được học và thực tế để trả lời.
Ví dụ 3. Bài 15: “Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông.
Một số sông lớn trên Trái Đất”
Khi học xong mục II (Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông), Giáo
viên nêu câu hỏi: “Kể tên các con sông ở Hà Tĩnh mà em biết? Hãy cho biết chế độ
nước sông của Hà Tĩnh chịu ảnh hưởng bởi nhân tố nào? Vì sao?”
HS trả lời và GV bổ sung thêm: Một số sông ở Hà Tĩnh: sông La, sông Ngàn Sâu,
sông Ngàn Phố, sông Rào Cái, sông Rào Trổ… chế độ nước sông chịu tác động trực tiếp
của chế độ mưa. Vị trí Hà Tĩnh nằm ở Bắc Trung Bộ, mùa mưa diễn ra chủ yếu vào mùa
Vận dụng kiến thức địa lí địa phương trong dạy học Địa lí 10 nhằm tạo hứng
thú học tập cho học sinh
8
thu đông nên sông thường đầy nước, gây lũ lụt.
2.4.2. Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan
Là phương pháp mà GV sử dụng các phương tiện trực quan như: bản đồ, biểu
đồ, sơ đồ, tranh ảnh, video...để dạy học. Phương tiện trực quan bao giờ cũng có hai
chức năng: nguồn tri thức và đồ dùng minh hoạ. Có hai cách sử dụng phương tiện trực
quan để liên hệ và lồng ghép kiến thức địa lí địa phương:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức về địa lí địa phương từ phương
tiện trực quan thơng qua hệ thống câu hỏi gợi mở.
- Giáo viên dùng phương tiện trực quan để minh hoạ và chứng minh cho một hiện
tượng, một vấn đề thực tế xảy ra ở địa phương
Ví dụ 1. Bài 24: “Phân bố dân cư. Các loại hình quần cư. Đơ thị hóa”
Khi dạy mục I (Phân bố dân cư), giáo viên có thể sử dụng bản đồ phân bố dân
cư tỉnh Hà Tĩnh (2018) và yêu cầu HS khai thác kiến thức thông qua các câu hỏi như:
- Dân cư Hà Tĩnh phân bố như thế nào?
- Để đánh giá sự phân bố dân cư người ta thường sử dụng tiêu chí nào? Tiêu
chí đó có ý nghĩa tuyệt đối hay tương đối, vì sao? Nêu dẫn chứng cụ thể theo bản đồ.
- Tại sao sự phân bố dân cư ở Hà Tĩnh có đặc điểm như vậy?
Học sinh quan sát bản đồ và trả lời các câu hỏi của giáo viên. Dân số Hà Tĩnh
hiện nay phân bố không đều. Dân cư tập trung đông nhất ở thành phố Hà Tĩnh (chiếm
khoảng 1/3 dân số tồn tỉnh), trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh. Các huyện
miền núi có mật độ dân số tương đối thấp là Vũ Quang, Hương Sơn, Hương Khê…
Ví dụ 2. Bài 28: “Địa lí ngành trồng trọt”
Khi dạy bài này ở phần khởi động, giáo viên sử dụng một số mẫu vật là các
loại nông sản của Hà Tĩnh như: gạo, ngơ, khoai lang, mía, lạc, đậu, sắn, ổi, cam,
bưởi... Sau đó, giáo viên yêu cầu học sinh:
- Sắp xếp các loại nơng sản theo nhóm cây lương thực, cây ăn quả và cây công
nghiệp.
- Cho biết vì sao Hà Tĩnh có thể trồng được những loại cây trồng đó?
- Giá trị kinh tế của từng nhóm sản phẩm là gì?
Học sinh sắp xếp các sản phẩm theo yêu cầu của giáo viên. Các em trả lời câu
Vận dụng kiến thức địa lí địa phương trong dạy học Địa lí 10 nhằm tạo hứng
thú học tập cho học sinh
9
hỏi và bước đầu hình dung được mỗi loại cây trồng đều có vai trị, đặc điểm sinh thái
và sự phân bố khác nhau.
Hình ảnh về việc sử dụng mẫu vật tại lớp học
Ví dụ 3. Bài 37: “Địa lí các ngành giao thông vận tải”
Khi dạy bài này, giáo viên có thể sử dụng một số hình ảnh minh họa về các loại
hình giao thơng vận tải ở Hà Tĩnh như: Quốc lộ 1A, Đường Hồ Chí Minh, Cảng nước
sâu Vũng Áng, Đèo Ngang, Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo…
Qua đó học sinh thấy được những điều kiện thuận lợi, khó khăn đối với sự phát
triển giao thơng vận tải đồng thời đề xuất một số giải pháp khắc phục khó khăn, phát
huy thế mạnh đối với ngành giao thông vận tải Hà Tĩnh.
2.4.3. Phương pháp điều tra, sưu tầm
Phương pháp điều tra, sưu tầm là phương pháp phổ biến ở các lớp bậc
THPT, đặc biệt là đối với mơn Địa lí, GV có thể sử dụng phương pháp mơ tả hoặc
trích dẫn tài liệu là một đoạn văn, một bài viết, bài báo về Hà Tĩnh… giúp học sinh
tìm hiểu, phân tích được những khía cạnh khác nhau về đặc điểm của địa phương có
liên quan đến nội dung bài học.
Ví dụ 1. Bài 23: “Cơ cấu dân số”, khi dạy mục II.1 (Cơ cấu dân số theo lao động),
giáo viên có thể trích dẫn tài liệu về nguồn lao động của Hà Tĩnh:
“Theo kết quả sơ bộ Tổng điều tra, vào thời điểm 0 giờ ngày 1/4/2019, tổng
dân số Hà Tĩnh là 1.288.866 người, chiếm hơn 1,3% dân số cả nước, tăng 61.828
Vận dụng kiến thức địa lí địa phương trong dạy học Địa lí 10 nhằm tạo hứng
thú
học
tập
cho
học
sinh
10
người so với năm 2009. Số người sống tại khu vực thành thị là 251.968 người, chiếm
19,55% và ở khu vực nông thôn là 1.036898 người, chiếm 80,45%. Dân số nam là
640.709 người, chiếm 49,71% và dân số nữ là 648.157 người, chiếm 50,29% tổng
dân số. Tỷ số giới tính 98,9 nam/100 nữ.
Tỷ lệ biết chữ của dân số 15 tuổi trở lên ở Hà Tĩnh được cải thiện đáng kể, đạt
98,5%, khơng có sự khác biệt lớn giữa thành thị và nông thôn, tỷ lệ biết chữ giữa nam
và nữ trong 10 năm qua cũng được thu hẹp. Tỷ lệ hộ có nhà ở thiếu kiên cố và đơn sơ
chỉ chiếm 1,9%. Diện tích bình qn đầu người ở Hà Tĩnh là 26,6 m 2/người, cao hơn
diện tích ở bình qn đầu người tồn quốc” (trích baohatinh.vn)
Qua đoạn tài liệu học sinh thấy được những hạn chế của nguồn lao động Hà
Tĩnh hiện nay. Từ đó nhận thức được trách nhiệm của bản thân các em - những người
lao động trẻ tương lai đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
nhà ngày càng giàu mạnh, văn minh.
Ví dụ 2. Bài 24: “Phân bố dân cư. Các loại hình quần cư. Đơ thị hóa”
Khi dạy mục III (Đơ thị hóa), giáo viên có thể trích dẫn đoạn tài liệu để học
sinh nắm được sự phân bố, số lượng, các loại đô thị ở Hà Tĩnh và sự phát triển đô thị
trong tương lai của tỉnh nhà.
“Đến ngày 1 tháng 8 năm 2018, Hà Tĩnh có ba loại đơ thị: loại II, loại IV và loại V
với 15 đơ thị, trong đó gồm: 1 đơ thị loại II (Ngày 13/2/2019, Thủ tướng Chính phủ
đã ký Quyết định số 175/QĐ-TTg công nhận TP Hà Tĩnh là đô thị loại II trực thuộc
tỉnh Hà Tĩnh), 2 đô thị loại IV (Thị xã Hồng Lĩnh, Thị xã Kỳ Anh) và 12 đơ thị loại
V….” (trích baohatinh.vn)
2.4.4. Phương pháp cho bài tập vận dụng và nghiên cứu
Đối với một số bài học, giáo viên có thể yêu cầu học sinh làm các bài tập vận
dụng và nghiên cứu ở trên lớp hoặc chuẩn bị ở nhà như tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên,
quá trình phát triển kinh tế, dân cư – xã hội, vấn đề môi trường…của địa phương mình.
Muốn thực hiện tốt một bài tập nghiên cứu, giáo viên cần phải chú ý đến các
vấn đề sau:
+ Bài tập đưa ra phải rõ ràng, không đánh đố học sinh.
Vận dụng kiến thức địa lí địa phương trong dạy học Địa lí 10 nhằm tạo hứng
thú
học
tập
cho
học
sinh
11
+ Mục đích, yêu cầu của nghiên cứu phải rõ ràng, dễ hiểu.
+ Quá trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu phải dựa trên những nguyên tắc và
nguyên lí chung, rút ra được những giải pháp, kết luận.
Để tiến hành nghiên cứu, HS phải quan sát tình hình thực tế ở địa phương, thu
thập các tài liệu…nhờ đó rèn luyện được một số kĩ năng địa lí cơ bản, phát triển được
năng lực tư duy, năng lực thực hành và đặc biệt giúp các em hiểu rõ hơn đặc điểm của
địa phương làm cơ sở để sau này các em trở thành những người lao động có ích cho
q hương.
Ví dụ 1. Bài 20:“Lớp vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hồn chỉnh của lớp vỏ
địa lí”.
Để học sinh hiểu được nội dung quy luật, giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh
nghiên cứu trước khi học bài mới:
- Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các em tìm hiểu hậu quả của việc khai thác
rừng quá mức ở tỉnh Hà Tĩnh, kèm theo một số câu hỏi gợi mở như sau:
+ Ở Hà Tĩnh, phần lớn diện tích rừng tập trung ở những huyện nào?
+ Nguyên nhân diện tích rừng của Hà Tĩnh bị suy giảm?
+ Khi diện tích rừng suy giảm sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực như thế nào đến các
thành phần tự nhiên khác và đời sống con người? Liên hệ thực tế.
+ Theo em, cần có giải pháp gì để bảo vệ rừng ở địa phương?
- Học sinh tìm hiểu, thảo luận và vẽ sơ đồ.
- Bài làm của các nhóm phải dựa vào các câu hỏi gợi mở để phân tích, tổng hợp
và giúp các em nhận thức được “trong tự nhiên bất cứ lãnh thổ nào cũng gồm nhiểu
thành phần tự nhiên ảnh hưởng qua lại, phụ thuộc lẫn nhau, nếu một thành phần thay
đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần cịn lại và tồn bộ lãnh thổ”.
Ví dụ 2. Bài 33: “Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp”
Để dạy mục II (Một số hình thức của tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp), giáo viên
u cầu HS chia nhóm tìm hiểu và sưu tầm hình ảnh về các hình thức tổ chức lãnh thổ
cơng nghiệp có ở Hà Tĩnh trước khi đến lớp.
Đối với bài tập này, giáo viên có thể gợi ý cho HS tìm hiểu các hình thức tổ
chức lãnh thổ công nghiệp ở Hà Tĩnh:
Vận dụng kiến thức địa lí địa phương trong dạy học Địa lí 10 nhằm tạo hứng
thú
học
tập
cho
học
sinh
12
- Điểm công nghiệp: nhà máy chế biến nước mắm ở Nghi Xuân, Lộc Hà, Kỳ
Anh, nhà máy sản xuất gỗ Vũ Quang, khai thác mỏ sắt Thạch Khê...
- Khu cơng nghiệp tập trung: Vũng Áng, Hạ Vàng, Gia Lách...
Ví dụ 3. Bài 42: “Môi trường và sự phát triển bền vững”
Để HS hiểu rõ hơn về vấn đề môi trường, giáo viên có thể giao bài tập vận dụng
cho các em:“Tìm hiểu thực tế và viết báo cáo ngắn về vấn đề ô nhiễm nguồn nước trên
địa bàn huyện Thạch Hà”. Trong báo cáo phải thể hiện được:
- Địa điểm quan sát nguồn nước: HS có thể chọn một trong các địa điểm sau:
+ Xung quanh các khu chợ (chợ Cày, chợ Già, chợ Mương ...).
+ Khu vực xung quanh sông Cày, Sông Già.....
+ Khu vực nuôi trồng thủy sản ở Thạch Long, Thạch Sơn...
+ Khu vực gần nơi chăn nuôi (trang trại ở Thạch Ngọc, Ngọc Sơn...)...
- Nguồn nước tại các địa điểm quan sát ô nhiễm như thế nào?
- Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ở các địa điểm quan sát trên địa bàn
huyện Thạch Hà gì?
- Giải pháp bảo vệ nguồn nước và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước ở địa
phương.
Giáo viên tổng hợp và đánh giá bài làm của các nhóm HS.
Một số bài báo cáo tìm hiểu về vấn đề mơi trường ở địa phương của HS
2.4.5. Sử dụng trò chơi trong dạy học
Vận dụng kiến thức địa lí địa phương trong dạy học Địa lí 10 nhằm tạo hứng
thú
học
tập
cho
học
sinh
13
“Học mà chơi - chơi mà học”, Trò chơi dạy học là một loại hoạt động giáo dục
do giáo viên tiến hành để dạy học. Trong quá trình dạy học, sử dụng trị chơi kết hợp
với kiến thức địa lí địa phương sẽ tạo được mơi trường, khơng khí học tập vui vẻ, lý
thú, giúp học sinh học và rèn luyện những kỹ năng sống, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xã
hội, kỹ năng cộng tác…Trong chương trình Địa lí 10, tơi áp dụng một số trị chơi như:
- Trị chơi tiếp sức:
Ví dụ 1. Chương VII - Địa lí Nơng nghiệp: GV thiết kế trị chơi “Nhận dạng
sản phẩm nông nghiệp ở Hà Tĩnh”, chia đội chơi theo huyện (3 đội: Thạch Hà,
Hương Khê, Lộc Hà) lần lượt các HS lên bảng viết, đội nào viết đúng và nhanh sản
phẩm huyện mình được phân cơng thì đội đó giành chiến thắng. Trò chơi giúp HS
phân biệt các sản phẩm nơng nghiệp và lí giải được vì sao các vùng lại có sản phẩm
nơng nghiệp khác nhau như vậy.
- Trị chơi đóng vai: Các trị chơi phân vai theo các chủ đề, đóng kịch, trị chơi tập thể,
trị chơi phóng tác những nghề nghiệp…có liên hệ kiến thức địa lí Hà Tĩnh.
Ví dụ 2. Chương X- Mơi trường và sự phát triển bền vững, sau khi học xong,
GV tổ chức cho HS:
+ đóng vai là người lãnh đạo địa phương em đề xuất giải pháp nào để bảo vệ môi
trường địa phương.
+ đóng vở kịch: Một nhóm bạn trên đường đi học về gặp 1 người dân ý thức kém đem
rác ra đổ xuống sơng. Xử lí tình huống của nhóm bạn sẽ như thế nào?
+ đóng vai là một phóng viên truyền hình: trình bày về tình hình mơi trường ở địa
phương em và phỏng vấn một số người dân xã mình …
Vận dụng kiến thức địa lí địa phương trong dạy học Địa lí 10 nhằm tạo hứng
thú
học
tập
cho
học
sinh
14
HS hứng thú với trị chơi “Khi tơi là phóng viên” ở lớp 10A4
2.4.6. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Đây là các hoạt động giáo dục thực tiễn được tiến hành song song với hoạt động
dạy học trong nhà trường phổ thông. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được tổ chức
dưới nhiều hình thức như hoạt động câu lạc bộ, trò chơi, diễn đàn, tham quan dã ngoại,
các hội thi, hoạt động giao lưu, sân khấu hóa …
-Tham quan, dã ngoại là một hình thức tổ chức học tập thực tế hấp dẫn đối với
HS. Mục đích là để học sinh được tìm hiểu, tiếp xúc với các sự vật, hiện tượng ở ngoài
thực tế. Các lĩnh vực tham quan, dã ngoại xung quanh Hà Tĩnh có thể được tổ chức là:
Ví dụ 1. Chương VII - Địa lí nơng nghiệp:
Tham quan một số trang trại chăn nuôi hoặc trồng chè ở Thạch Ngọc, Hương
Khê, trang trại Hoa Hồng …
Ví dụ 2. Chương VIII - Địa lí cơng nghiệp:
Tham quan các cơng trình nhà máy, xí nghiệp: Khu cơng nghiệp Vũng Áng, khu
vực khai thác mỏ sắt Thạch Khê…
Ví dụ 3. Chương IX - Địa lí dịch vụ:
Tham quan các di tích, danh lam thắng cảnh: Ngã Ba Đồng Lộc, Khu di tích
(Trần Phú, Nguyễn Du), Hồ Kẻ Gỗ, bãi biển Thạch Bằng, Thạch Hải, Thiên Cầm…
Tham quan các cơ sở sản xuất, làng nghề: nghề làm nón Thạch Việt, nghề đan lát
Vận dụng kiến thức địa lí địa phương trong dạy học Địa lí 10 nhằm tạo hứng
thú
học
tập
cho
học
sinh
15
Thạch Long, nghề chế biến nước mắm ở Thạch Hải, làng mộc Thái Yên, làng rèn
Trung Lương…
Ví dụ 4. Chương X - Môi trường và sự phát triển bền vững:
Tham quan và dọn vệ sinh xung quanh môi trường biển (Thạch Bằng, Thạch
Hải, Thiên Cầm, Kỳ Anh…), sông (Cày, Hộ Độ, Nghèn…)…. hoặc xung quanh khu
vực mà bản thân HS đang học tập và sinh sống.
Hoạt động trải nghiệm của HS tại khu công nghiệp Vũng Áng (Kỳ Anh)
HS dọn vệ sinh môi trường xung quanh trường học
- Xây dựng các chuyên đề dạy học dưới hình thức sân khấu hóa, áp dụng cho
đối tượng tồn khối 10, thể hiện được nội dung kiến thức bài học và có liên hệ thực tế
Vận dụng kiến thức địa lí địa phương trong dạy học Địa lí 10 nhằm tạo hứng
thú
học
tập
cho
học
sinh
16
vấn đề tại địa phương. Trong chuyên đề, GV tổ chức cho HS thi thiết kế video, trò
chơi, diễn thời trang…gây hứng thú đối với HS.
Hình ảnh thực hiện chuyên đề “Chung tay bảo vệ môi trường” tại trường THPT
2.5. Kết quả thực hiện
Trong năm học 2018 – 2019, tôi tiến hành dạy học thực nghiệm vận dụng kiến
thức địa lí địa phương ở lớp 10A4, lớp đối chứng là 10A5. Kết quả thực nhiệm được
thể hiện qua bảng tổng hợp kết quả bài kiểm tra 1 tiết học kì II mơn Địa lí năm học
2018 - 2019:
Lớp
Tổng
số
TN:10A4
lớp
40
ĐC:10A5
40
Yếu – Kém
Kết quả kiểm tra
Trung bình
Khá
( 1- 4 điểm)
Số
Tỉ lệ
( 5 – 6 điểm)
Số
Tỉ lệ
( 7- 8 điểm)
Số
Tỉ lệ
( 9- 10 điểm)
Số
Tỉ lệ
bài
%
bài
%
bài
%
bài
%
1
2,5
10
25,0
18
45,0
11
27,5
3
7,5
18
45,0
14
35,0
5
12,5
Giỏi
Bảng phân phối tổng hợp điểm kiểm tra ở lớp ĐC và TN
50
45
40
35 thức địa lí địa phương trong dạy học Địa lí 10 nhằm tạo hứng
Vận dụng kiến
thú
tập
cho
học
sinh
30 học
TN
17
25
20
15
ĐC
Biểu đồ tổng hợp so sánh kết quả TN và ĐC
* Nhận xét kết quả thực nghiệm: Căn cứ kết quả sau thực nghiệm của hai lớp 10A4
và 10A5, có thể rút ra nhận xét:
- Kết quả đánh giá bài kiểm tra ở các lớp TN cao hơn lớp ĐC, cụ thể: tỉ lệ khá
giỏi ở các lớp TN là 29 bài (chiếm 72,5%) trong khi đó các lớp ĐC là 19 bài (chiếm
47,5%). Ngược lại, tỉ lệ học sinh yếu kém ở các lớp TN ít hơn so với các lớp ĐC. Cụ
thể: Nhóm ĐC có số bài đạt điểm TB trở xuống là 21 bài (chiếm 52,5%), trong khi đó
nhóm TN số bài đạt điểm TB trở xuống là 11 bài (chiếm 27,5%).
- Điểm trung bình chung giữa lớp TN và ĐC cũng có sự chênh lệch. Lớp TN có
điểm trung bình chung cao hơn lớp ĐC. Qua đó chúng ta thấy các lớp tham gia TN có
kết quả tốt hơn lớp ĐC. Điều này chứng tỏ việc dạy học TN bước đầu thu được kết quả
nhất định trong việc vận dụng liên hệ thực tế địa lý địa phương trong giảng dạy.
Qua kết quả trên có thể khẳng định việc dạy học vận dụng địa lí địa phương
giúp học sinh dễ hiểu bài hơn, làm cho tiết học trở nên sinh động hơn, học sinh hứng
thú với những vấn đề liên quan trực tiếp tới cuộc sống hằng ngày. Phần lớn các em có
khả năng trả lời được câu hỏi của bài học sau khi giáo viên đã vận dụng Địa lí địa
phương. Như vậy HS có thể nắm kiến thức bài học lâu hơn và đặc biệt là có khả năng
vận dụng kiến thức bài học vào thực tế dễ dàng hơn.
Vận dụng kiến thức địa lí địa phương trong dạy học Địa lí 10 nhằm tạo hứng
thú
học
tập
cho
học
sinh
18
PHẦN KẾT LUẬN
1.Ý nghĩa của đề tài
Qua việc áp dụng linh hoạt các phương pháp vận dụng kiến thức địa lí địa
phương vào một số bài học thuộc chương trình Địa lí lớp 10, bản thân tơi nhận thấy
học sinh có những chuyển biến tích cực, tư duy sáng tạo, có khả năng tự học, tự nghiên
cứu.
- Việc được tiếp cận, tìm hiểu, trải nghiệm những thơng tin về địa lí địa phương
đã tạo hứng thú cho học sinh từ đó có động cơ học tập đúng đắn, tích cực tiếp nhận
kiến thức mới, có thể vận dụng điều đã học vào lao động sản xuất, thực tiễn sau này.
- Học sinh rèn luyện một số kĩ năng học tập qua đó tự chiếm lĩnh kiến thức. Khi
nghiên cứu, thảo luận, báo cáo, tranh luận tạo khơng khí vui vẻ, sơi nổi trong học tập.
- Có khả năng nhận biết, giải thích một số hiện tượng địa lí nơi mình sinh sống.
- Biết được thế mạnh và hạn chế về điều kiện tự nhiên, thực trạng kinh tế - xã
hội, đưa ra những giải pháp khắc phục hạn chế, phát huy thế mạnh của địa phương, từ
đó định hướng nghề nghiệp sau này cho bản thân.
- Yêu quê hương đất nước, u địa phương mình nhiều hơn, Có niềm tin vào sự
phát triển ở địa phương, nâng cao ý thức xây dựng, bảo vệ quê hương.
2. Một số kiến nghị
2.1. Đối với nhà trường:
- Nhà trường cần đầu tư mua sắm thêm các tài liệu, tranh ảnh, bản đồ… liên
quan đến địa lí địa phương để việc vận dụng và giảng dạy địa lí địa phương được thuận
lợi hơn.
2.2. Đối với tổ chuyên môn:
- Sau mỗi tiết dự giờ giáo viên trong tổ nên có thêm ý kiến góp ý cho phần vận
dụng địa lí địa phương trong bài dạy để bài dạy được hoàn chỉnh hơn và nhân rộng cho
nhiều bài dạy mơn địa lí trong nhà trường ở các khối lớp.
2.3. Đối với bản thân mỗi giáo viên:
- Giáo viên cần nhận thức đúng về tầm quan trọng và sự cần thiết của việc vận
dụng kiến thức thực tế địa lí địa phương trong dạy học.
Vận dụng kiến thức địa lí địa phương trong dạy học Địa lí 10 nhằm tạo hứng
thú
học
tập
cho
học
sinh
19
2.4. Đối với học sinh:
- Học sinh phải ln tìm tòi, quan sát các vấn đề xung quanh địa phương mình
để trả lời các câu hỏi có liên quan trong các tiết học. Đồng thời phải có ý thức tự giác ,
tích cực, chủ động xây dựng và phát triển địa phương mình.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tơi qua q trình dạy học mơn Địa lí
lớp 10. Trong quá trình thực hiện đề tài chắc chắn sẽ khơng tránh khỏi thiếu sót, vì vậy
tơi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của thầy cơ giáo, Hội đồng xét sáng
kiến kinh nghiệm của Sở GD và ĐT để sáng kiến kinh nghiệm được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Vận dụng kiến thức địa lí địa phương trong dạy học Địa lí 10 nhằm tạo hứng
thú
học
tập
cho
học
sinh
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ GD – ĐT (2009), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn địa lí lớp
10, NXB GD Việt Nam.
2. Bùi Thiết (2000), Từ điển Hà Tĩnh, Sở văn hóa thơng tin Hà Tĩnh
3. Đặng Văn Đức, Nguyễn Thu Hằng (2003), Phương pháp dạy học địa lý theo hướng
tích cực, NXB Đại học Sư phạm.
4. Nguyễn Trọng Phúc (2004), Một số vấn đề trong giảng dạy địa lý ở trường phổ
thông, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
5. Nguyễn Đức Vũ, Phạm Thị Sen (2004), Đổi mới phương pháp dạy học địa lý ở
THPT, NXB giáo dục.
6. Hoàng Lê Tạc, Đặng Quang Quỳnh, Nguyễn Ngọc Minh (1999), Tài liệu giúp dạy
tốt môn địa lý, Trung tâm thông tin Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh.
7. Lê Thơng (2003), Địa lí các tỉnh, thành phố Việt Nam, NXB GD Hà Nội.
8. Tham khảo một số sáng kiến đồng nghiệp.
9. Một số tạp chí, trang web: baohatinh.vn, hatinh.gov.vn, dulichhatinh.com.vn.....
Vận dụng kiến thức địa lí địa phương trong dạy học Địa lí 10 nhằm tạo hứng
thú
học
tập
cho
học
sinh
21
PHỤ LỤC
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN VỀ VIỆC VẬN DỤNG KIẾN THỨC ĐỊA LÝ ĐỊA
PHƯƠNG VÀO DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10 NHẰM TẠO HỨNG THÚ CHO HS
Để thực hiện đề tài nghiên cứu về việc vận dụng kiến thức địa lí địa phương
vào dạy học Địa lí 10, kính mong nhận được sự giúp đỡ của các thầy (cô). Thầy
(cô) trả lời các câu hỏi bằng cách đánh dấu (X) vào các ô phù hợp.
Họ và tên:……………………………………………………….
Đơn vị công tác:…………………………………………………
Câu 1: Theo thầy (cô) việc vận dụng kiến thức địa lí địa phương trong dạy học
Địa lí 10 như thế nào?
rất cần thiết
cần thiết
không cần thiết
Câu 2: Thầy (cơ) thường vận dụng kiến thức địa lí địa phương trong dạy học Địa
lí 10 nhằm mục đích gì?
bổ sung kiến thức địa lí địa phương cho HS
giải thích, minh họa cho bài dạy
tạo hứng thú học tập cho HS
giáo dục tình yêu quê hương, đất nước.
Câu 3: Thầy (cô) vận dụng kiến thức địa lí địa phương vào các bài học Địa lí 10
ở mức độ nào?
thường xuyên
thỉnh thoảng
không bao giờ
Câu 4: Thầy (cô) thường sử dụng nguồn tài liệu nào để thu thập kiến thức địa
lí địa phương vận dụng dạy học Địa lí 10?
sách và các tài liệu ĐLĐP
phát thanh, truyền hình, báo chí
internet
kiến thức thực tế của bản thân
Câu 5: Thầy (cô) thường sử dụng phương pháp dạy học Địa lí 10 nào để vận
dụng kiến thức địa lý địa phương tạo hứng thú học tập cho HS?
nhóm các phương pháp truyền thống
nhóm các phương pháp dạy học tích cực
……………HẾT…………..