Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Giáo dục giới tính ở tuổi vị thành niên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.35 KB, 7 trang )

GIÁO DỤC GIỚI TÍNH Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
BS. HỒ MẠNH TƯỜNG
(Theo
Contraception and Sexuality in Adolescence của K.E. Sapire
)
Một phần ba dân số thế giới ở vào độ tuổi từ 10 đến 24 tuổi; và 4 phần 5 dân số này
hiện sống ở các nước đang phát triển. Từ trước đến nay, các chương trình về sức khỏe
của đối tượng thanh niên trẻ ít khi được định hướng ưu tiên, bởi vì hầu hết các thống
kê về y tế đều cho thấy tỷ lệ bệnh tật và tử vong có khuynh hướng thấp đối với thanh
niên. Gần đây, với quan niệm rộng hơn và có chiều sâu hơn về sự phát triển về nhân
cách vị thành niên và các hậu quả lâu dài của nó đã đặt ra nhiều tranh cãi, đòi hỏi phải
ưu tiên cho những chương trình phục vụ các yêu cầu bức thiết đảm bảo sự phát triển
lành mạnh về thể chất và tinh thần của lứa tuổi này.
Vị thành niên là một giai đoạn phát triển rất nhanh về thể chất, tâm sinh lý và tinh thần. Nhiều
vấn đề về sức khỏe ở người lớn xuất phát từ những thói quen dung nhập trong giai đoạn vị
thành niên, như hành vi tình dục, rượu chè, ma túy... Trong thời buổi bùng nổ thông tin như hiện
nay, các giá trị văn hóa phương Tây xâm nhập vào từng thành phố, làng mạc ở các nước thứ ba,
làm thay đổi và ảnh hưởng rất nhiều đến suy nghĩ và hành vi của lứa tuổi vị thành niên. Các em
đi kiếm tìm những giá trị từ bố mẹ, thầy cô, bạn bè cùng lứa, ngôi sao điện ảnh, ngôi sao nhạc
nhẹ... để tự khẳng định mình. Trong bối cảnh đó, sức khỏe vị thành niên là một trong những
thách thức nghiêm trọng nhất đối với những nhà hoạch định chiến lược phát triển. Bên cạnh
những đặc điểm về số lượng dân số của lứa tuổi này, về tính cấp thiết và đặc thù của các nhu
cầu sức khỏe của các em, chúng ta phải nhìn thấy rằng tương lai của trẻ vị thành niên là tương
lai thật sự của nhân loại.
Người ta ước tính trên thế giới có khoảng 500 triệu trẻ vị thành niên sẽ đối mặt với sự chọn lựa
hành vi tình dục vào năm 2000. Nhiều triệu trong số đó bước vào tuổi hoạt động tình dục với
nguy cơ có thai ngoài ý muốn, AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục (BLTĐTD) khác.
Rất nhiều lớn không chấp nhận một thực tế là con cái họ đang ở tuổi hoạt động tình dục, mặc dù
nhiều nghiên cứu cho thấy rằng bất chấp ràng buộc về văn hóa, tập tục, tôn giáo, phần lớn đều
bắt đầu có hoạt động tình dục, dưới các hình thức khác nhau, trước tuổi 20. Ở hầu hết các quốc
gia, trường học, chính phủ và bố mẹ vẫn chưa cung cấp cho trẻ vị thành niên những thông tin


cần thiết để chúng có thể có những quyết định và hành vi đúng đắn, ảnh hưởng đến tương lai về
sức khỏe sinh sản của chính mình.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tình dục của trẻ vị thành niên
Có sự khác biệt giữa lứa tuổi từ 13 đến 17 và lứa tuổi trên 18 về hành vi tình dục, ngừa thai và
sự chấp nhận nguy cơ. Lứa tuổi dưới 17 có khuynh hướng ít chú ý đến những ảnh hưởng lâu dài
do hành động của mình gây ra. Lứa tuổi này thường thiếu kiến thức về các phương pháp ngừa
thai, dễ có thai ngoài ý muốn, dễ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục. Đồng thời lứa tuổi
này cũng dễ bị chấn động về tâm lý.
Tuổi dậy thì diễn ra với các thay đổi về nội tiết, dinh dưỡng và cơ thể nói chung. Dậy thì hiện nay
diễn ra ngày càng sớm, làm tăng khoảng thời gian sinh sản của người phụ nữ. Khả năng có con
về mặt sinh học diễn ra sớm hơn khi các em chưa trưởng thành về mặt trí tuệ, tâm lý và xã hội
để có thể làm mẹ.
Thông tin đại chúng hiện nay ngày càng nhiều hình ảnh về sex, bạo lực, hút thuốc, uống rượu,
ma túy... Thời trang và các buổi biểu diễn thời trang, thi hoa hậu... trình bày những kiểu thời
trang theo khuynh hướng khêu gợi, ở trang phục cũng như cách biểu diễn. Thông tin đại chúng
cần hướng từng cá nhân chú ý xây dựng cho mình những giá trị tinh thần bên trong hơn là hình
thức bên ngoài.
Thông tin đại chúng thường tránh né các vấn đề về tình dục vị thành niên, dẫn đến những thông
tin nhiều mâu thuẫn và không rõ ràng. Do đó thông tin đại chúng không đáp ứng được nhu cầu
của lứa tuổi vị thành niên và sức khỏe sinh sản.
Các yếu tố liên quan đến gia đình có tác động xấu đến hành vi tình dục của trẻ vị thành niên bao
gồm: trình độ học vấn thấp, gia đình đông con thiếu chăm sóc, tình trạng văn hóa xã hội thấp,
nghiện rượu, gia đình có người có thai trước hôn nhân (mẹ, chị), cha mẹ ly hôn...
Trẻ vị thành niên thành công trong học vấn, có kế hoạch lâu dài cho việc học tập, say mê công
việc thường có khuynh hướng chú ý đến hệ quả của hành vi tình dục; có kế hoạch cho việc lập
gia đình, có con.
Giáo dục giới tính
Giáo dục giới tính tốt nhất là từ cha mẹ, nếu cha mẹ yêu thương, tôn trọng lẫn nhau, hòa hợp
trong cuộc sống gia đình, cởi mở và chân tình với con cái.
Giáo dục giới tính là một quá trình lâu dài để có được những thông tin chính xác, nó giúp hình

thành thái độ, niềm tin và những giá trị về bản ngã, về các mối quan hệ tình cảm. Giáo dục giới
tính bao gồm nhiều nội dung: sự phát triển của giới tính, sức khỏe sinh sản, các mối quan hệ cá
nhân, tình cảm, về ngoại hình, về vai trò của giới. Giáo dục giới tính giúp trẻ vị thành niên có một
quan điểm tích cực về tình dục, đồng thời cung cấp các thông tin và kỹ năng để trẻ vị thành niên
có được thái độ và hành vi đúng, hiểu biết và có trách nhiệm về những quyết định của mình. Các
chương trình giáo dục giới tính cần sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
Một số quan điểm lo ngại rằng nếu cung cấp cho trẻ vị thành niên những thông tin và giúp
chúng phòng ngừa có thai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục sẽ vô tình thúc đẩy trẻ có
hoạt động tình dục sớm và bừa bãi. Tuy nhiên, thực tế thực hiện giáo dục giới tính ở nhiều nước
cho thấy hoàn toàn ngược lại. Tổ chức y tế thế giới đã khảo sát 19 chương trình giáo dục giới
tính trường học ở nhiều nước, tất cả đều cho thấy trẻ vị thành niên có hoạt động tình dục trễ
hơn, giảm hoạt động tình dục, biết cách sử dụng các biện pháp ngừa thai một cách hiệu quả, và
hoàn toàn không thúc đẩy trẻ có hoạt động tình dục sớm và nhiều hơn. Giáo dục giới tính hiệu
quả nhất khi thực hiện trước khi trẻ bước vào tuổi hoạt động tình dục. Các bước tích cực này sẽ
giúp khuyến khích trẻ không hoạt động tình dục sớm và biết cách sinh hoạt tình dục một cách an
toàn, giảm thiểu thai ngoài ý muốn ở các em.
Cha mẹ, tham vấn ở học đường, thầy cô, bác sĩ, y tá, đoàn thể thanh niên, thông tin đại chúng là
những đối tượng sẽ phối hợp một cách tích cực trong các chương giáo dục giới tính cho trẻ. Vì
hầu hết người lớn chưa có được những kỹ năng để tham vấn chính xác và có hiệu quả, cần có
những chương trình huấn luyện cho các đối tượng trên về các vấn đề liên quan đến tình dục ở
trẻ vị thành niên, biết cách
giáo tiếp
một cách cởi mở, chân thành, tôn trọng và có hiệu quả với
trẻ.
Thách thức trong tương lai
Để thật sự giúp đỡ thanh niên ngăn ngừa có thai ngoài ý muốn, cần phải tạo điều kiện cho trẻ vị
thành niên hiểu biết về tình dục, về nguy cơ có thai, cách thức ngăn ngừa có thai ngoài ý muốn,
và biết những nơi có thể tham vấn về tình dục trước khi chúng bắt đầu sinh hoạt tình dục. Việc
cung cấp dịch vụ ngừa thai cần được tổ chức để có thể đến được đối tượng thanh niên trẻ. Tình
trạng có thai sớm ngoài ý muốn phần lớn có thể dự phòng và giảm đáng kể nếu chúng ta chấp

nhận rằng vị thành niên là đối tượng bắt đầu hoạt động tình dục và cung cấp cho các em đầy đủ
thông tin và phương tiện để ngừa thai. Bằng không, việc có thai ngoài ý muốn và tình trạng phá
thai ở thanh niên trẻ sẽ tiếp tục gia tăng với những hệ lụy nguy hiểm cho từng cá nhân và xã
hội.
Cuộc sống hoàn toàn không dễ dàng đối với trẻ vị thành niên, nhất là trong hoàn cảnh kinh tế xã
hội hiện nay, đặc biệt đối với những trẻ không được chuẩn bị đầy đủ để đối mặt với các vấn đề
đặc thù của lứa tuổi. Thực trạng hiện nay đã và đang cho thấy điều đó. Nếu chúng ta mong đợi
trẻ vị thành niên những quyết định đúng đắn, có trách nhiệm trước những cạm bẫy và thách
thức của xã hội, chúng ta phải đảm bảo trẻ vị thành niên được cung cấp đầy đủ thông tin, kỹ
năng và phương tiện để quyết định và các giá trị chúng cần tôn trọng và thực hiện. Chúng ta cần
nhận thức rằng đã đến lúc để đặt kế hoạch cho tương lai và chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện
được điều đó. Giáo dục giới tính cho vị thành niên: Chậm trễ là có tội
24/07/2009 10:23 (GMT +7)
Một nửa dân số Việt Nam ở độ tuổi dưới 25, thụ hưởng một cuộc sống tốt hơn so với bố
mẹ chúng nhưng hành trang vào đời vẫn còn một lỗ hổng kiến thức lớn về giới tính.
Một nghiên cứu của Trung ương Đoàn TNCSHCM cho thấy phần đông lớp trẻ không được học
các vấn đề về giới tính, SKSS khi ngồi trên ghế nhà trường, vì thế giới trẻ đang đứng trước rất
nhiều nguy cơ.
Đa số thanh niên Việt Nam biết ít nhất một biện pháp tránh thai nhưng có tới 80% số thanh niên lại
không sử dụng bao cao su trong lần quan hệ tình dục đầu tiên – 65% những ca HIV mới nhiễm ở
Việt Nam ở độ tuổi 15 – 19. Bộ giáo dục và đào tạo thông báo bắt đầu từ năm 2006 – 2007
chương trình giáo dục dân số, SKSS chính thức được đưa vào nhà trường từ lớp 1 đến lớp 12.
Tuổi vị thành niên là giai đoạn phát triển đặc biệt của cuộc đời con người, là độ
tuổi chịu ảnh hưởng rất mạnh của các điều kiện văn hoá, giáo dục của gia đình
và xã hội
Việc soạn thảo chương trình đã bắt đầu từ những năm 1980. Nhiều khó khăn được nêu lên khi
thực hiện chương trình này, phụ huynh chưa nhất trí cao về việc giảng dạy môn này, “vẽ đường
cho hươu chạy”, giáo viên cũng e ngại khi lên lớp – điểm yếu nhất hiện nay là vị thành niên (VTN)
ít được tiếp cận với thông tin về SKSS hoặc thông tin không đầy đủ, khi gặp khó khăn họ không
biết tìm sự trợ giúp ở đâu.

Thật ngạc nhiên khi hiểu biết của VTN về SKSS được mô tả như trên nhưng một quan chức
ngành giáo dục lại cho rằng GDGT phải 20 năm nữa mới thực hiện được. Dù chương trình GDGT
đưa vào nhà trường có chậm nhưng còn hơn là không bao giờ hoặc quá chậm trễ. Nên nhớ rằng
những số liệu về tình hình SKSS VTN nói trên đã có ngay từ khi chương trình GDGT chưa đưa
vào nhà trường, là hậu quả của việc để trẻ lớn lên tự nhiên như vây cỏ, không có hiểu biết để tự
bảo vệ.
Khủng hoảng tâm lý tuổi VTN
Con người ngày nay sống thọ hơn và cũng trưởng thành sớm hơn. Xã hội tiến nhanh đến mức tạo
ra giữa các thế hệ một khoảng cách về tâm lý, sở thích, lối sống, các giá trị… và hậu quả là càng ít
hiểu nhau hơn. Cha mẹ cần hiểu về lứa tuổi VTN nhiều hơn, đó là cách tốt nhất giúp VTN vượt
qua những khủng hoảng của lứa tuổi và để giảm bớt sự cách biệt giữa các thế hệ.
Người ta vẫn thường định nghĩa tuổi VTN là độ tuổi từ 10 – 19. Nhưng tuổi trưởng thành thường
đến chậm hơn tuổi VTN khoảng 5 năm, chứ không phải ngay sau tuổi 19. Nhiều nước có những
nghi thức ở đánh dấu sự kết thúc tuổi VTN (phải thực hiện một thử thách của cộng đồng hay được
xăm trên mình, hay bị cắt bao quy đầu, cắt âm vật). Nhiều nước phương Tây công nhận đã qua
tuổi VTN bằng nhiều hình thức, nhiều giai đoạn, ví dụ VTN Mỹ có thể được phép lái xe ở tuổi 16
nhưng chưa được đi bỏ phiếu; được bỏ phiếu vào tuổi 18 nhưng chưa được phép uống rượu;
được phép uống rượu vào tuổi 21 nhưng không nhất thiết phải sống độc lập.
Những biến đổi quan trọng ở tuổi VTN: Những biến đổi thể chất và tinh thần luôn song hành, tuổi
VTN bản thân nó là một “giai đoạn khổ ải”. Cơ thể thay đổi và VTN phải chống chọi với nhiều áp
lực có tính xung năng – nhất là xung năng tính dục và hầu hết các em ở lứa tuổi luôn băn khoăn,
xao động về hình ảnh bản thân.
Quá trình khám phá bản thân là quá trình hình thành nhân cách, chính trong giai đoạn này nhiều
khi VTN rơi vào tình trạng hoang mang, dao động, mất phương hướng đến mức có thể xem tuổi
VTN về bản chất như là tuổi hay có những rối nhiễu tâm trí: Hoài nghi, coi thường các giá trị, lo hãi
nhưng cũng bộc lộ con người thật và muốn tự khẳng định. VTN cần phá cách để xây dựng, muốn
từ bỏ tuổi thơ để tạo lập một phương thức quan hệ mới với xã hội.
Giới hạn “bình thường” và bệnh lý của hành vi ở tuổi VTN: Điều không “bình thường” lại chính là
những biểu hiện vượt quá mức bình thường: Nói luôn miệng, bốc, tình cảm quá khích, trứng cá
đầy mặt… Tuổi VTN là tuổi rất dễ tự ái và nhạy cảm với mọi ánh mắt và lời nói của người xung

quanh, nhất là của bạn bè. Nhu cầu hoà nhập với nhóm bạn chuyển thành ý chí muốn vượt qua
tính rụt rè, nhút nhát và để được bạn khác giới yêu mến. Con trai hay tỏ ra trịch thượng, coi
thường con gái và con gái thì hay làm dáng rất lộ liễu. Mọi biểu hiện đó đều là bình thường, kể cả
tính hung hăng, gây gổ vì giai đoạn này các em đang dồi dào sức sống. Tuy nhiên, khi hành vi
vượt quá mức bình thường thì có thể là một triệu chứng bệnh lý.
Nhận biết triệu chứng bệnh lý: Khi nhận thấy VTN có những rối loạn như mỏi mệt, mất ngủ, nhức
đầu, ăn quá nhiều, dị ứng, cả những trạng thái như khi thì lo sợ khi thì liều lĩnh, sợ bị cô lập, không
chịu đến trường, hay gây chuyện, hiếu động, hung bạo hoặc lặng lẽ, ít nói… nhưng triệu chứng
đáng ngại nhất lại là những biểu hiện trì trệ, thiếu năng động.
Trong sự phát triển của tuổi dậy thì (về sinh lý, tâm trí và thể chất ranh giới của trạng thái bình
thường và bệnh lý nhiều khi khó xác định. Nguyên nhân của những biến đổi bệnh lý không bắt
nguồn từ quá trình dậy thì mà từ các yếu tố bẩm sinh, cấu tạo tinh thần và sức nặng di truyền.
Những cá thể chịu áp lực của những yếu tố đó không thể đối phó được với những đòi hỏi của một
cơ thể đang phát triển cho nên cuối cùng đã phát sinh các biểu hiện bệnh lý.
Ví dụ, trầm cảm thường được coi là một trạng thái bình thường của tuổi dậy thì lại có thể báo hiệu
bệnh sa sút trí tuệ sớm nhưng bệnh lý này có thể qua đi khi chấm dứt giai đoạn biến động gay gắt
nhất của tuổi dậy thì. Trong cuốn sách “Bệnh học giới tính” Hirschfeld đã nói về những khủng
hoảng của tuổi dậy thì, nêu lên những rối nhiễu thần kinh và tâm lý. Theo ông, những bất thường
đo liên quan trực tiếp đến giai đoạn khủng hoảng của tuổi dậy thì với nhiều biểu hiện từ nhẹ đến
nặng như tính ăn cắp vặt, thích đi lang thang, thích đốt nhà, thích đặt chuyện hoang đường và cả
tự tử.
Khi các bậc cha mẹ nhận thấy con cái có những biểu hiện bất thường đừng vội hốt hoảng, lắng
nghe ý kiến của chúng chứ không vội phản đối, tôn trọng sự khác biệt kể cả khi chúng sống không
ngăn nắp lắm, phòng bừa bộn, ăn mặc như bụi đời hay như siêu sao. Bị áp đặt một lối sống do
người lớn đặt ra là điều khó chịu với VTN và dễ gây phản ứng. Ngược lại quá quan tâm cũng làm
cho VTN cảm thấy gò bó vì nhân cách đang còn biến động và chính VTN cũng chưa hiểu nổi mình.
Không coi nhẹ mọi vấn đề của VTN, làm sao để các em giữ được lòng tin vào cha mẹ vì lúc này
các em vẫn cần có cảm giác an toàn. Chúng cần cảm thấy sự hiện diện của cha mẹ nhưng không
muốn cha mẹ quá sốt sắng với cuộc sống của chúng.
Một số đặc tính của vị thành niên đối với hành vi tính dục: Ngay từ thời cổ đại, nhà hiền triết Hi Lạp

Aristote đã có nhận xét đáng ngạc nhiên về tuổi VTN (đại ý): “Đó là những người có xu hướng ham
muốn đó thành hành động. Trong số những ham muốn thể chất thì ham muốn tình dục dễ giải toả
và phóng túng nhất. VTN là tuổi luôn biến đổi và ham muốn của họ cũng thất thường, mạnh mẽ,
sôi nổi nhưng không kiên định…”.

×