Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Thực trạng sử dụng bộ chuẩn trong đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi ở một số trường mầm non quận tân phú, TP HCM​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (827.89 KB, 136 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Đỗ Thị Thúy

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG BỘ CHUẨN
TRONG ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
CỦA TRẺ 5 – 6 TUỔI Ở MỘT SỐ
TRƯỜNG MẦM NON QUẬN TÂN PHÚ,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Đỗ Thị Thúy

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG BỘ CHUẨN
TRONG ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
CỦA TRẺ 5 – 6 TUỔI Ở MỘT SỐ
TRƯỜNG MẦM NON QUẬN TÂN PHÚ,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành : Giáo dục học (Giáo dục Mầm non)
Mã số

: 8140101


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. BÙI THỊ VIỆT

Thành phố Hồ Chí Minh – 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các thông tin, số liệu trong cơng trình nghiên cứu khoa học
là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong đề tài này chưa
từng được công bố trong bất cứ cơng trình nghiên cứu nào.

Tác giả

Đỗ Thị Thúy


LỜI CẢM ƠN
Với tấm lịng thành, tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học
Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và q Thầy Cơ Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ
phụ trách những chuyên đề của lớp Cao học Giáo dục mầm non khoá 27 (2016 –
2018).
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô đã tận tình giảng dạy, hướng
dẫn và giúp đỡ tạo điều kiện trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để tơi hồn
thành được luận văn tốt nghiệp này.
Đặc biệt, tôi vô cùng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Bùi Thị Việt là người hướng
dẫn trực tiếp, tận tình dìu dắt, giúp đỡ, động viên tơi thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và cán bộ Phòng giáo dục & đào tạo,
tổ Mầm non phòng Giáo dục & Đào tạo quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh
Ban Giám hiệu, Giáo viên các trường mầm non: Bông Sen, Hoa Anh Đào,

Nhiêu Lộc, Thiên Lý, Rạng Đông của quận Tân Phú và các bạn đồng nghiệp đã
nhiệt tình cung cấp thơng tin tư liệu quý báu có liên quan đến đề tài luận văn tốt
nghiệp này.
Mặc dù đã hết sức cố gắng, song do điều kiện thời gian và năng lực còn hạn
chế, chắc chắn sẽ cịn nhiều thiếu sót, chưa đầy đủ trong luận văn tốt nghiệp này.
Kính mong được sự chỉ dẫn, góp ý của q Thầy Cơ trong Hội đồng bảo vệ cùng
các bạn đồng nghiệp để luận văn này hoàn thiện hơn.
Tân Phú, tháng 02 năm 2019

Đỗ Thị Thúy


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan 
Lời cảm ơn 
Mục lục 
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt 
Danh mục các bảng 
Danh mục biểu đồ 
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN
THỂ CHẤT CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI THEO BỘ
CHUẨN PHÁT TRIỂN TRẺ EM NĂM TUỔI ............................... 7 
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................... 7 
1.1.1. Trên thế giới ................................................................................................. 7 
1.1.2. Tại Việt Nam .............................................................................................. 10 
1.2. Sự phát triển thể chất của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ............................................. 12 
1.2.1. Khái niệm sự phát triển trẻ em .................................................................. 12 
1.2.2. Sự phát triển thể chất trẻ 5 – 6 tuổi ........................................................... 12 

1.2.3. Đặc điểm phát triển thể chất trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ................................ 13 
1.3. Những vấn đề chung về đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ mầm non ........ 16 
1.3.1. Khái niệm đánh giá sự phát triển của trẻ .................................................... 16
1.3.2. Chức năng đánh giá trong giáo dục mầm non ............................................ 17
1.3.3. Phân loại đánh giá ...................................................................................... 17
1.3.4. Phương pháp đánh giá trẻ ........................................................................... 20
1.4. Sử dụng bộ chuẩn trong đánh giá sự phát triển thể chất trẻ mẫu giáo
5 – 6 tuổi ............................................................................................................. 28 
1.4.1. Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi Việt Nam ......................................... 28
1.4.2. Bộ công cụ đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ năm tuổi ..................... 32
1.4.3. Bộ công cụ đánh giá sự phát triển trẻ em 5 tuổi do Sở GD&ĐT
Thành phố Hồ Chí Minh triển khai ........................................................... 40


Tiểu kết chương 1 ................................................................................................... 42 
Chương 2. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG SỬ DỤNG BỘ CHUẨN
TRONG ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CỦA
TRẺ 5 – 6 TUỔI

Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON

QUẬN TÂN PHÚ, TP.HCM .............................................................. 44 
2.1. Tổ chức điều tra thực trạng ................................................................................ 44 
2.1.1. Khái quát về tình hình giáo dục mầm non của Quận Tân Phú, TP.Hồ
Chí Minh .................................................................................................... 44
2.1.2. Vài nét về đối tượng và cách thức khảo sát ............................................... 50
2.2. Kết quả khảo sát thực trạng ............................................................................... 55 
2.2.1. Kết quả khảo sát nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên mầm non
về việc sử dụng bộ chuẩn trong đánh giá sự phát triển thể chất trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non quận Tân Phú .......................... 55

2.2.2. Kết quả khảo sát thực trạng việc sử dụng bộ chuẩn trong đánh giá sự
phát triển thể chất trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non quận
Tân Phú ...................................................................................................... 59
2.2.3. Nhận định về kết quả khảo sát thực trạng sử dụng bộ chuẩn trong
đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ 5 – 6 tuổi ở các trường mầm
non quận Tân Phú ...................................................................................... 68
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng bộ chuẩn trong đánh giá sự phát
triển trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại các trường mầm non quận Tân Phú............... 69 
2.3.1. Các yếu tố chủ quan ................................................................................... 70
2.3.2. Các yếu tố khách quan................................................................................ 70
2.4. Đánh giá thực trạng............................................................................................ 72 
2.5. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng bộ chuẩn trong đánh giá sự
phát triển thể chất trẻ 5 – 6 tuổi ở các trường mầm non quận Tân Phú,
TP.HCM ............................................................................................................. 76 
2.5.1. Cơ sở đề xuất biện pháp ............................................................................ 76


2.5.2. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng bộ chuẩn trong đánh
giá sự phát triển thể chất của trẻ 5 – 6 tuổi ở các trường mầm non
quận Tân Phú, TP. HCM ........................................................................... 78
2.5.3. Khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất .................... 86
Tiểu kết chương 2 ................................................................................................... 94 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 97 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 101 
PHỤ LỤC 


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT


CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ

01

BGH

Ban giám hiệu

02

CBQL

Cán bộ quản lý

03

ĐT

Đào tạo

04

GD

Giáo dục

05




Hoạt động

06

GV

Giáo viên

07

GDMN

Giáo dục mầm non

08

GVMN

Giáo viên mầm non

09

BC PTTENT

Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi

10


KQTH

Kết quả thực hiện

11

MĐTH

Mức độ thực hiện

12

MG

Mẫu giáo

13

MN

Mầm non

14

TB

Trung bình

15


TP

Thành phố

16

XH

Xếp hạng


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.

Thống kê số lớp, số học sinh lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi quận Tân
Phú các năm học từ 2016 đến 2018 .................................................... 45 

Bảng 2.2.

Số liệu cán bộ quản lý, giáo viên 5 trường khảo sát ........................... 52 

Bảng 2.3.

Tổng quan về đối tượng khảo sát ........................................................ 52 

Bảng 2.4.

Đánh giá của GV về mức độ cần thiết của việc sử dụng bộ chuẩn
trong đánh giá sự phát triển thể chất trẻ MG 5-6 tuổi tại trường
mầm non.............................................................................................. 55 


Bảng 2.5.

Đánh giá của CBQL về mức độ cần thiết của việc sử dụng bộ
chuẩn trong đánh giá sự phát triển thể chất trẻ MG 5-6 tuổi tại
trường mầm non ................................................................................. 56 

Bảng 2.6.

Ý nghĩa việc sử dụng bộ chuẩn trong đánh giá sự phát triển thể
chất của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non (N=94) .............. 57 

Bảng 2.7.

Mục đích tiến hành sử dụng bộ chuẩn trong đánh giá sự phát
triển thể chất trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non (N= 94) ........ 58 

Bảng 2.8.

Các căn cứ để giáo viên xây dựng kế hoạch đánh giá sự phát
triển thể chất trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non (N= 74) ........ 59 

Bảng 2.9.

Mức độ sử dụng các phương pháp đánh giá sự phát triển thể chất
trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo bộ chuẩn PTTENT Việt Nam ở trường
mầm non.............................................................................................. 62 

Bảng 2.10.


Mức độ khả thi của các phương pháp đánh giá sự phát triển thể
chất trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo bộ chuẩn PTTENT Việt Nam ở
trường mầm non .................................................................................. 63 

Bảng 2.11.

Mức độ sử dụng các thời điểm để sử dụng bộ chuẩn trong
đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường
mầm non.............................................................................................. 65 

Bảng 2.12.

Hình thức/quy mơ sử dụng bộ chuẩn trong đánh giá sự phát triển
thể chất trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non .............................. 67 

Bảng 2.13.

Tần suất sử dụng bộ chuẩn trong đánh giá sự phát triển thể chất
trẻ MG 5-6 tuổi ở trường mầm non ................................................... 68 


Bảng 2.14.

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng bộ chuẩn trong đánh giá
sự phát triển thể chất trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non ......................... 71 

Bảng 2.15.

Những yếu tố thuận lợi cho việc sử dụng bộ chuẩn trong đánh
giá sự phát triển thể chất của trẻ 5 – 6 tuổi ở các trường mầm non

quận Tân Phú thành phố Hồ Chí Minh ............................................... 72 

Bảng 2.16.

Bảng xếp hạng các khó khăn GV gặp phải khi triển khai thực
hiện việc sử dụng bộ chuẩn trong đánh giá sự phát triển thể chất
trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non ............................................ 74 

Bảng 2.17.

Ý kiến của cán bộ quản lý về tính cần thiết và khả thi của các
biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng bộ chuẩn trong đánh giá
sự phát triển thể chất trẻ 5 – 6 tuổi ở các trường mầm non quận
Tân Phú thành phố Hồ Chí Minh ........................................................ 86 

Bảng 2.18.

Ý kiến của giáo viên về tính cần thiết và khả thi của các biện
pháp nâng cao hiệu quả sử dụng bộ chuẩn trong đánh giá sự phát
triển thể chất trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở các trường mầm non quận
Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh ....................................................... 90 


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Trình độ chun mơn cán bộ quản lý, giáo viên mầm non,
giáo viên lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi, giáo viên lớp mẫu giáo
5 – 6 tuổi trường mầm non công lập quận Tân Phú, thành phố
Hồ Chí Minh ....................................................................................... 47



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là
nền tảng cho các bậc học tiếp theo và còn là thời kỳ vàng để phát triển nhân cách và
trí tuệ cho trẻ. Đây là bậc học đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức,
tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em. Những kiến thức, kỹ năng mà trẻ tiếp thu
được qua chương trình chăm sóc giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho việc học tập
và thành công sau này của trẻ. Do vậy, phát triển giáo dục mầm non, tăng cường
khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ là yếu tố quan trọng trong việc phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao cho mỗi quốc gia.
Trong đó yếu tố sức khỏe được xác định là yếu tố quan trọng đối với tất cả
con người và đặc biệt đối với trẻ, điều đó chứng tỏ việc phát triển thể chất là điều
kiện tiên quyết nên nội dung này được đề cập đến đầu tiên trong chương trình Chăm
sóc - giáo dục trẻ mầm non. Vì phát triển thể chất khơng chỉ có mối quan hệ mật
thiết với phát triển nhận thức, ngơn ngữ, tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mỹ mà
còn là cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ phát triển tồn diện các mặt cịn lại, góp
phần quan trọng trong việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ bước vào những cấp học cao
hơn cũng như học tập suốt đời.
Quyết định 149/2006/QĐ-TTg về Đề án phát triển giáo dục mầm non giai
đoạn 2006 – 2015 được Thủ tướng chính phủ phê duyệt xác định rõ quan điểm chỉ
đạo là “Từng bước thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục mầm non
theo nguyên tắc đảm bảo đồng bộ, phù hợp, tiên tiến, gắn với đổi mới giáo dục phổ
thông, chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp một, góp phần tích cực nâng cao chất lượng
giáo dục”. Đặc biệt Quyết định số 239/2010/QĐ – TTg của Thủ tướng chính phủ
ngày 9/2/2010 phê duyệt đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi đã nhấn
mạnh “Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu
trong giáo dục mầm non nhằm chuẩn bị tốt cho trẻ em vào lớp 1 đối với tất cả các
vùng miền trong cả nước”.



2

Ngày 23 tháng 7 năm 2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư
số 23/2010/TT-BGDĐT quy định về Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi
(BCPTTENT). BCPTTENT giúp làm rõ những mong đợi của cha mẹ, nhà giáo dục,
cộng đồng, xã hội, tạo sự đồng thuận trong cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ, thiết lập
cơ sở cho việc theo dõi, đo lường. Trên cơ sở đó có những tác động phù hợp đối với
trẻ, tạo tiền đề những bước tiếp theo cho việc chuẩn bị đến trường của trẻ 5 tuổi.
BCPTTENT là cơ sở để xây dựng BCC theo dõi, đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu
giáo 5 tuổi.
Bộ GD&ĐT đã ban hành công văn số 481/BGDĐT – GDMN ngày 29 tháng
01 năm 2011 để hướng dẫn triển khai thực hiện BCPTTENT, chỉ đạo Sở GD&ĐT
các tỉnh, thành phố và Ban phụ nữ Quân đội tổ chức tuyên truyền, phổ biến trong
các cơ sở giáo dục mầm non và cộng đồng về mục đích, ý nghĩa, nội dung
BCPTTENT. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện BCPTTENT theo từng năm
học.
Ngày 17 tháng 6 năm 2016 Thủ tướng chính phủ ký Quyết định 1076/QĐTTg, quyết định phê duyệt đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao
trường học giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025, trong đó nêu rõ quan
điểm: “Giáo dục thể chất và thể thao trường học là bộ phận quan trọng, nền tảng
của nền thể dục, thể thao nước nhà; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tồn diện
cho trẻ em”.
Từ những thơng tin trên cho thấy ở nước ta, Đảng và Nhà nước cũng ln coi
trọng GDMN. Các cơ quan giáo dục đã có nhiều quy định, quyết định, hướng dẫn tổ
chức thực hiện và đánh giá trẻ thực hiện BCPTTENT. Để đánh giá sự phát triển của
trẻ 5 tuổi, giáo viên mầm non cần sử dụng BCPTTENT. Dựa vào kết quả đánh giá
trẻ theo BCPTTENT, giáo viên thiết kế và điểu chỉnh kế hoạch tổ chức hoạt động
giáo dục phù hợp với nhu cầu và sự phát triển của trẻ nhằm nâng cao chất lượng
chăm sóc giáo dục trẻ.

Tại thành phố Hồ Chí Minh sau 7 năm thực hiện BCPTTENT, việc theo dõi,
đánh giá sự phát triển của trẻ 5 tuổi mà đặc biệt là lĩnh vực phát triển thể chất của


3

GVMN gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế. Đội ngũ giáo viên của nhiều trường
chưa đồng bộ, các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục còn thiếu nhất là về cơ sở
vật chất, trang thiết bị phát triển thể chất cho trẻ. Nhiều giáo viên vẫn chịu ảnh
hưởng nặng nề của phương pháp đánh giá cũ. Giáo viên thiếu khả năng quan sát và
đánh giá trẻ theo yêu cầu của chương trình mới. Trong những năm gần đây năng lực
đánh giá trẻ của đội ngũ giáo viên mầm non ngày càng được nâng lên, bước đầu đáp
ứng yêu cầu đổi mới đánh giá trong giáo dục mầm non. Tuy nhiên, trước nhu cầu
phát triển mạnh mẽ của hệ thống giáo dục quốc dân nói chung, giáo dục mầm non
nói riêng, cơng tác đánh giá trẻ chưa tương xứng. Công tác đánh giá trẻ ở các
trường không liên tục, thiếu những cơ sở lý luận vững chắc nên còn nhiều hạn chế
và khó khăn.
Quận Tân Phú thành phố Hồ Chí Minh là một trong những quận thành lập
sau, giáp danh vùng ven thành phố. Tình hình kinh tế - xã hội cịn nhiều khó khăn,
dân nhập cư đơng, số trẻ nhiều từ đó cũng ảnh hưởng khơng nhỏ đến chất lượng
giáo dục của địa phương. Khơng nằm ngồi thực trạng chung của cả hệ thống giáo
dục quốc gia, địa phương cũng gặp nhiều bất cập trong bậc học giáo dục mầm non,
đó là tình trạng thiếu trường, thiếu lớp, thiếu giáo viên, cơ sở vật chất còn nhiều hạn
chế, chất lượng giáo viên chưa cao, năng lực chuyên môn nghiệp vụ chưa cao đặc
biệt là năng lực đánh giá trẻ.
Xuất phát từ những cơ sở lí luận và thực tiễn trên, chúng tôi chọn đề tài:
“Thực trạng sử dụng bộ chuẩn trong đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ mẫu
giáo 5 – 6 tuổi ở một số trường mầm non quận Tân Phú, TP.HCM” để nghiên
cứu.
2. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng sử dụng bộ chuẩn trong đánh giá sự phát triển thể chất
của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tuổi ở một số trường mầm non quận Tân Phú, trên cơ sở
đó đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động đánh giá sự phát
triển thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non.


4

3. Giới hạn đề tài
3.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng giáo viên sử dụng bộ chuẩn trong đánh giá sự phát
triển thể chất của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
3.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ khảo sát thực trạng sử dụng bộ chuẩn trong đánh giá sự phát triển
thể chất của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại 5 trường mầm non quận Tân Phú Thành phố
Hồ Chí Minh gồm:
- Trường mầm non Bông Sen
- Trường mầm non Nhiêu Lộc
- Trường mầm non Hoa Anh Đào
- Trường mầm non Thiên Lý
- Trường mầm non Rạng Đông
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi theo Bộ
chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi
5. Giả thuyết nghiên cứu
Việc đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi theo
BCPTTENT hiện nay chưa hiệu quả, còn mang tính hình thức, thiếu chính xác,

khoa học; Giáo viên đánh giá theo cảm tính, nhiều giáo viên chưa nắm bắt được
cách sử dụng BCPTTENT và phương pháp đánh giá trẻ.
Nếu sử dụng hợp lý, linh hoạt, đúng mục đích các chuẩn thuộc lĩnh vực phát
triển thế chất trong “Bộ Chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi “ để đánh giá sự phát triển
thể chất cho trẻ Mẫu giáo 5 - 6 tuổi thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả phát triển
toàn diện đặc biệt là lĩnh vực thể chất cho trẻ Mẫu giáo 5 - 6 tuổi, chuẩn bị tốt cho
trẻ vào học lớp Một.


5

6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tập trung giải quyết những nhiệm vụ chính sau đây:
6.1.Hệ thống hóa cơ sở lý luận
- Đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ 5 – 6 tuổi.
- Chuẩn phát triển thể chất trong Bộ CPTTENT
6.2. Nghiên cứu thực trạng
Thực trạng việc sử dụng “Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi” trong đánh
giá sự phát triển thể chất cho trẻ Mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
6.3. Đề xuất một số biện pháp cho GVMN trong việc tổ chức đánh giá sự phát
triển thể chất cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi.
7. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu cụ thể
7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Nghiên cứu phân tích, tổng hợp các cơng trình nghiên cứu, tài liệu chun
ngành, giáo trình, bài báo khoa học, văn bản quy định của Bộ, Sở, Phòng Giáo dục
về cơ sở lý luận liên quan, từ đó hệ thống, khái quát hóa lịch sử nghiên cứu vấn đề
và các khái niệm công cụ làm cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát

Quan sát việc tổ chức đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ Mẫu giáo 5 - 6
tuổi của giáo viên mầm non trong các hoạt động giáo dục phát triển thể chất của trẻ
ở trường mầm non.
Quan sát kế hoạch thực hiện, công cụ (phiếu) đánh giá sự phát triển thể chất
của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi (So sánh, đối chiếu kết quả đánh giá và thực tế trẻ thực
hiện các chỉ số, các chuẩn lĩnh vực thể chất theo BCPTTENT).
7.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Sử dụng phiếu điều tra ý kiến 20 cán bộ quản lý và 74 giáo viên trực tiếp dạy
trẻ 5 - 6 tuổi để tìm hiểu nhận thức về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức


6

đánh giá, những thuận lợi, khó khăn, đề xuất của họ về việc sử dụng Bộ chuẩn trong
đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ 5 - 6 tuổi.
7.2.3. Phương pháp phân tích hồ sơ
Phân tích hồ sơ giáo dục, kế hoạch của giáo viên, nghiên cứu thực trạng sử
dụng “Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi” trong tổ chức đánh giá hoạt động phát
triển thể chất của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi (Các văn bản hướng dẫn thực hiện
BCPTTENT, bộ công cụ đánh giá, các kế hoạch chỉ đạo đánh giá của trường, kế
hoạch đánh giá trẻ của giáo viên, các phiếu đánh giá từng trẻ của giáo viên).
7.2.4. Phương pháp phỏng vấn
Mục đích hỗ trợ để kiểm chứng, chính xác hóa thơng tin thu thập được từ các
phương pháp khác.
Phỏng vấn 24 giáo viên lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi, 10 CBQL và 2 chuyên viên
phòng GD&ĐT quận Tân Phú.
7.2.5. Phương pháp chuyên gia
Xin ý kiến chuyên gia về các nội dung liên quan: Các cán bộ phòng GD&ĐT,
Ban giám hiệu các trường và các nhà giáo có kinh nghiệm.
7.3. Phương pháp thống kê tốn học

Xử lý các số liệu thông tin thu được bằng thống kê toán học: Sử dụng phần
mềm SPSS và các phép thống kê phù hợp.
8. Dự thảo nội dung nghiên cứu
Luận văn gồm có 3 phần chính:
Phần I: MỞ ĐẦU
Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


7

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN
THỂ CHẤT CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI THEO BỘ CHUẨN
PHÁT TRIỂN TRẺ EM NĂM TUỔI
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1.Trên thế giới
Lịch sử nghiên cứu về đánh giá lĩnh vực thể chất của trẻ em trên thế giới được
một số nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu với những kết quả tiêu biểu như nhà tâm
lí học người Pháp Alfred Binet cùng một đồng nghiệp tên là T.Simon đã xây dựng
một loạt các bài tập để kiểm tra một cách có hệ thống các kĩ năng vận động, từ
vựng, giải quyết vấn đề và rất nhiều các quá trình suy luận ở mức độ cao khác.
Cơng cụ này có thể xác định các dạng khả năng trí tuệ riêng biệt của từng trẻ ở
nhiều độ tuổi khác nhau từ 3-15 tuổi. Đó chính là thang đo lường trí tuệ Binet –
Simon mà ngày nay cịn sử dụng trong nghiên cứu tâm lí trẻ em. Trắc nghiệm này
được tiêu chuẩn hóa đều tiên khơng chỉ về sự thống nhất hóa các bài tập và cách
thức thực hiện mà cả việc đánh giá các tài liệu thu được (Nguyễn Thị Kim Anh,
2015)
Nhóm tác giả xây dựng trắc nghiệm Denver là William K.Pranken Burg,
Josian B.Doss và Alma W.Fandal thuộc trung tâm Y học Denver (Colorado Hoa
Kỳ). Tên đầy đủ của test Den ver là Denver Developmental Screening Test (viết tắt

là DDST). Trắc nghiệm Denver còn được gọi là rắc nghiệm đánh giá sự phát triển
tâm lí – vận động cho trẻ nhỏ. Trắc nghiệm này được áp dụng lần đầu tiên vào năm
1967, được tiêu chuẩn hóa trên 20 quốc gia. Trắc nghiệm Denver kiểm tra khả năng
của trẻ trên 4 lĩnh vực cơ bản: cá nhân – xã hội, vận động tinh, ngôn ngữ và vận
động thô. Các chỉ số của các lĩnh vực theo trục hoành và đường tuổi biểu hiện theo
trục tung. Nếu trẻ không làm được các chỉ số bên trái đường tuổi của mình có nghĩa
là trẻ có dấu hiệu chậm phát triển (Nguyễn Thị Kim Anh, 2015).
Trắc nghiệm Bayley-III là một trong những cơng cụ đánh giá tồn diện nhất về
sự phát triển của trẻ 1-42 tháng tuổi ở Hoa kỳ hiện nay. Trắc nghiệm bao gồm 5
thang đo, đánh giá sự phát triển của trẻ về 5 phương diện: Nhận thức, ngôn ngữ, vận


8

động, cảm xúc-xã hội, và hành vi thích ứng. Trắc nghiệm Bayley-III hiện được sử
dụng với mục đích phát hiện sớm và hỗ trợ lập kế hoạch can thiệp đối với những trẻ
chậm phát triển. Bộ trắc nghiệm đã được dịch, chuẩn hóa và sử dụng ở nhiều quốc
gia như Nga, Hà Lan, Czech, Malaysia (http:// ngocentre.org.vn/ pipermail/
disabilityvn/ attachments/ 20130619/98657422/ attachment.pdf, 2016).
Bộ chuẩn học tập và phát triển trẻ em của Mỹ được xem xét và ban hành vào
năm 2005. Những chuẩn này thể hiện các mục tiêu cho sự phát triển của trẻ mà
phản ánh cách nhìn nhận, đánh giá và được đề nghị thực hiện của phần lớn người
dân, tổ chức và cộng đồng trong tiểu bang Washington. Bộ chuẩn nhấn mạnh rằng
việc học của trẻ nhỏ là đa chiều; đó là bởi vì trẻ lớn lên về cả về thể lực, tình cảm, kĩ
năng xã hội, ngơn ngữ, nhận thức … cùng một lúc, tất cả các mặt của việc học rất
quan trọng. Nội dung của bộ chuẩn được chia thành năm lĩnh vực:
- Phát triển thể lực, sức khỏe và vận động: Lĩnh vực này đề cấp đến sức
khỏe thể lực và khả năng tham gia các hoạt động hàng ngày của trẻ.
- Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội
- Phương pháp tiếp cận việc học

- Nhận thức và kiến thức chung
- Ngôn ngữ, khả năng đọc viết và giao tiếp
Trong đó yếu tố về thể lực, sức khỏe và vận động phát triển được xem là
yếu tố quyết định toàn bộ hoạt động học tập của trẻ và là nền tảng cho hoạt động
sống và sức sống của con người. Vì thể chất và vận động là yếu tố quan trọng chi
phối việc phát triển trí tuệ của trẻ, có ảnh hưởng nhất định đến các mặt, các lĩnh vực
phát triển khác.Với mục đích của các chuẩn học tập và phát triển của Mỹ, lĩnh vực
thể chất sức khỏe và phát triển vận động có 4 phần: phát triển vận động, phát triển
thể chất, sức khỏe và chăm sóc; an tồn bản thân.
Phát triển vận động có 3 phần khác nhau: các kỹ năng vận động thô, kỹ
năng vận động tinh và kỹ năng cảm giác vận động. Kỹ năng vận động thô được thể
hiện bởi những vận động của toàn bộ cơ thể hay phần lớn cơ thể và bao gồm các
khả năng lộn vòng, đi, chạy, nhảy, bật, lò cò và leo trèo.


9

Các kỹ năng vận động tinh bao gồm các khả năng phối hợp các cơ nhỏ
như cánh tay, bàn tay, các ngón tay và bao gồm việc cầm nắm, cắt với kéo, gài nút.
Các kỹ năng vận động tinh đòi hỏi khả năng sử dụng các giác quan (thị giác, thính
giác, khướu giác, vị giác, xúc giác) để chỉ ra các vận động. Một trong những mặt
chính của phát triển vận động tinh là sự kết hợp tốt giữa tay và mắt. Kết hợp chúng
với nhau, những kỹ năng này cung cấp nền tảng và năng lực hành vi trong loạt
những khả năng của trẻ mầm non.
Tại Singapore, sự phát triển toàn diện của trẻ bao gồm sự phát triển và tăng
trưởng về thể lực, cái mà có thể làm cho trẻ tăng sự khéo léo trong việc điều khiển
và kéo dài sự vận động, các hoạt động của cơ thể. Từ tuổi ấu nhi, vốn dĩ trẻ đã ưa
thích vận động, chơi và tiếp xúc với môi trường bên ngồi.
Ngay khi các kĩ năng vận động thơ phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của
các vận động tinh, trẻ phải được dạy để điều khiển được cơ thể mình trước khi

chúng phát triển các kĩ năng vận động tinh. Khi giáo viên có kế hoạch nâng cao các
vận động tinh cho trẻ, trẻ sẽ trở nên tự tin hơn, giúp trẻ thích nghi trong việc học ở
trường và trong cuộc sống sau này.
Thường là có sự kết hợp 3 phần trong kế hoạch phát triển kĩ năng vận động
cho trẻ: Các kĩ năng vận động cơ bản (có sự di chuyển vị trí, khơng có sự di
chuyển vị trí, vận động tinh và sự khéo léo); Phát triển các giác quan vận động; Sức
khỏe thể lực. Sự hướng dẫn hoạt động các kĩ năng vận động trong những năm ở
trường mầm non sẽ giúp trẻ trở nên tự tin và thích nghi về thể lực để có thể đáp ứng
những nhu cầu cần thiết cho chúng trong cuộc sống sau này.
Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi tại Singapore với 6 lĩnh vực: Biểu lộ thẩm
mỹ và sáng tạo; Nhận thức về môi trường; Ngôn ngữ và chữ viết; Phát triển kỹ năng
vận động; Số học; Nhận thức về bản thân và xã hội.
Thang đo kiểm tra phát triển Kyoto hiện nay đang được sử dụng phổ biến trên toàn
nước Nhật để đánh giá sự phát triển của trẻ em. Đây là thang đo được Nhật
hóa dựa trên ý tưởng thang kiểm tra phát triển ban đầu của nhà tâm lí học
người Pháp Alfred Binet – người phát minh đầu tiên ra test kiểm tra trí thơng
minh. Kyoto đánh giá và kiểm tra sự phát triển của trẻ trên 3 lĩnh vực: tư thế


10

- vận động (P-M), nhận thức – thích ứng (C-A), ngôn ngữ - xã hội (L-S)
(http:// www.khoahocphothong.com.vn/ danh-gia-tre-em-co-roi-loan-phattrien-bang-thang-kyoto-13296.html, 2016).
Các công trình nghiên cứu về cơng cụ theo dõi, đánh giá sự phát triển của trẻ
em nói chung và sự phát triển thể chất của trẻ em nói riêng trên thế giới rất nhiều và
tập trung vào các công cụ trắc nghiệm. Do xu thế dổi mới trong giáo dục, yêu cầu
cải cách giáo dục mầm non, nhu cầu đánh giá hiệu ích đầu tư cho giáo dục mầm
non, nhu cầu nghiên cứu, so sánh các mô thức giáo dục mầm non và nhu cầu phát
triển tối đa tiềm năng của trẻ mầm non mà trong những năm gần đây việc nghiên
cứu công cụ theo dõi đánh giá trẻ em đang được sự quan tâm của các quốc gia trên

thế giới.
1.1.2. Tại Việt Nam
Lịch sử nghiên cứu về đánh giá sự phát triển trẻ em nói chung cũng như đánh
giásự phát triển thể chất của trẻ em ở Việt Nam được một số nhà nghiên cứu quan
tâm tìm hiểu với những nghiên cứu và ứng dụng một số trắc nghiệm tâm lý như
công cụ hữu hiệu trong HĐ đánh giá sự phát triển trẻ em.
Phân tích cụ thể, tại Việt Nam, Test Denver đã được áp dụng đầu tiên tại Khoa
Thần kinh, bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội từ năm 1997 (gọi là test Denver I) (Lê Đức
Hinh, 1989). Từ năm 2000, khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp tục
nghiên cứu và chuẩn hóa thành trắc nghiệm Denver II từ đó đến nay đã có nhiều
đơn vị khác trong nước tiếp tục triển khai thực hiện (khoa Nhi, 2004). Trắc nghiệm
Denver không phải là loại trắc nghiệm đánh giá phát triển trí tuệ (test IQ), vì các
trắc nghiệm đánh giá về trí tuệ chỉ được áp dụng cho trẻ từ 7 tuổi trở lên. Mục đích
chính của trắc nghiệm Denver II là nhằm đánh giá mức độ phát triển tâm lí - vận
động ở trẻ nhỏ từ sơ sinh đến 6 tuổi và giúp phát hiện sớm những tình trạng chậm
phát triển ngay từ giai đoạn 6 năm đầu đời từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời.
Trắc nghiệm Denver còn được dùng để so sánh sự phát triển của trẻ ở các lĩnh vực
trên với các trẻ khác ở cùng độ tuổi (Nguyễn Thị Kim Anh, 2014).


11

Bảng kết quả đánh giá Tình hình phát triển tâm - vận động của trẻ em từ 0-6
tuổi ở các tỉnh, Việt Nam theo test Denver do phòng tâm lý – Viện nghiên cứu trẻ
em trước tuổi đi học, thuộc Viện khoa học giáo dục thực hiện.
Trong những năm 1972-1975, bác sĩ Vũ Thị Chín và các cộng sự ở phòng
nghiên cứu Ủy ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em Trung ương đã nghiên cứu thang
Brunet-Lezin để đánh giá sự phát triển tâm vận động của trẻ từ 1 tháng đến 3 tuổi.
sau đó, bà và các cộng sự của Trung tâm N-T lại nghiên cứu sử dụng thang này với
trẻ 2,5 tuổi – 5 tuổi trong những năm 1990.

Năm 1995 tác giả Nguyễn Thị Hồng Nga đã nghiên cứu thành công đề tài “Bộ
trắc nghiệm đo lường mức độ sẵn sàng đi học của trẻ 6 tuổi vào lớp 1”.
Năm 2002 tác giả Tạ Thị Ngọc Thanh bảo vệ luận án Tiến sĩ với đề tài “Xây
dựng trắc nghiệm đánh giá sự phát triển tâm lí của trẻ cuối độ tuổi nhà trẻ (Test
TBT)”. Đây là trắc nghiệm đầu tiên ở Việt Nam được xây dựng và kiểm chứng
đúng quy trình của việc xây dựng trắc nghiệm. Trắc nghiệm này tỏ ra có hiệu quả để
đánh giá mức độ phát triển của trẻ ở độ tuổi chuyển tiếp từ nhà trẻ lên mẫu giáo.
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ 1999 “Xây dựng bộ công cụ đánh giá chất
lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non trọng điểm” của các tác giả Tạ
Ngọc Thanh, Phan Lan Anh, Mai Ngọc Liên, Trần Thu Hồng thuộc Viên khoa học
giáo dục. Đề tài đã nghiên cứu lý luận, kinh nghiệm trong và ngồi nước, xây dựng
bộ cơng cụ đánh giá chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non trọng
điểm. Đây là cơng trình nghiên cứu đầu tiên về bộ công cụ đánh giá chất lượng
chăm sóc, giáo dục mầm non ở Việt Nam. Bộ cơng cụ là hệ thống các bài tập, các
phiếu điều tra, các tiêu chuẩn đánh giá và những hướng dẫn cần thiết để điều tra,
đánh giá chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non trọng điểm.
Năm 2010 Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành thông tư số 23/2010/TTBGDĐT, kèm theo Quy định về Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi. Trong Thông tư
quy định rõ phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, mục đích ban hành, cấu trúc nội
dung của Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi.


12

Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi là một cơng trình nghiên cứu khoa học có
ứng dụng thực tiễn cao, được xây dựng theo một quy trình khoa học, công phu,
nghiêm túc với đầy tâm huyết và mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho thế hệ
mầm non của đất nước (Nguyễn Thị Kim Anh, 2015).
Ngày nay, số lượng khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, các
cơng trình nghiên cứu khoa học các cấp về phát triển thể chất cho trẻ và đánh giá sự
phát triển thể chất cho trẻ ngày càng tăng: Thực trạng sử dụng Bộ chuẩn phát triển

trẻ em 5 tuổi trong tổ chức HĐ phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi (2014)
của tác giả Cao Thị Thùy Oanh, …
Đề tài cấp sở KHCN TP. HCM “Xây dựng bộ công cụ theo dõi, đánh giá sự
phát triển của trẻ mẫu giáo 5 tuổi dựa trên Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi Việt
Nam” tác giả Nguyễn Thị Kim Anh (2014) có giá trị thực tiễn rất cao.
1.2. Sự phát triển thể chất của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
1.2.1. Khái niệm sự phát triển trẻ em
Phát triển thể chất được hiểu theo hai nghĩa:
Theo nghĩa rộng: Phát triển thể chất là chất lượng phát triển của cơ thể, hay
nói cách khác là mức độ phát triển của các tố chất thể lực: phản xạ nhanh hay chậm
của cơ thể, mức độ linh hoạt, thích nghi với điều kiện sống mới, sự mềm dẻo và sức
mạnh của toàn thân.
Theo nghĩa hẹp: Phát triển thể chất là mức độ phát triển của cơ thể, được biểu
hiện bằng các chỉ số: chiều cao, cân nặng, chu vi vòng ngực, vòng đầu, vòng tay.
Sự phát triển thể chất phụ thuộc vào yếu tố bẩm sinh di truyền và những quy
luật khách quan của tự nhiên: quy luật thống nhất giữa cơ thể và mơí trường; quy
luật tác động qua lại giữa sự thay đổi cấu trúc và chức năng của cơ thể; quy luật
lượng – chất (lượng đổi dẫn đến chất đổi trong cơ thể...).
1.2.2. Sự phát triển thể chất trẻ 5 – 6 tuổi
Phát triển thể chất là sự phát triển về chất lượng của cơ thể tức là việc trẻ
phát triển về kích thước, chức năng các bộ phận trong cơ thể mà chúng ta có thể


13

quan sát và đo lường cụ thể thông qua chiều cao, cân nặng, chu vi vòng đầu, vòng
tay, chiều dài chân...
Sự phát triển thể chất là sự phát triển về cơ thể, sức khoẻ giúp bé có khả năng
thực hiện được tốt các hành vi vật lý trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, việc bé
thực hiện được các hành vi đó tốt hay khơng lại phụ thuộc rất nhiều vào tâm thần

vận động của bé. Đặc trưng của quá trình phát triển thể chất có thể khái qt gồm 3
hiện tượng:
Hiện tượng thích nghi: Chủ yếu ở thời kì sơ sinh, là hiện tượng thay đổi hoạt
động chức năng của cơ thể để phù hợp với môi trường sống mới – chuyển từ môi
trường trong bụng mẹ sang thế giới bên ngoài. Hiện tượng này diễn ra trong 6 tháng
đầu đời của bé.
Hiện tượng tăng trưởng: Các cơ quan, bộ phận phát triển vầ kích thước và
chức năng. Có một số cơ quan cơ thể mà các đơn vị cấu tạo chính khơng cịn tăng
thêm về lượng hoặc kích thước sau sinh như thận, não nhưng tế bào vẫn phát triển
về chất. Tăng trưởng là hiện tượng đặc thù của cơ thể bé sau 6 tháng tuổi.
Hiện tượng trưởng thành: Là sự hoàn thiện tới mức cao nhất thường xảy ra vào
thời kì dậy thì. Các nội tiết tố hoạt động mạnh làm các tế bào sinh dục biến đổi cấu
trúc và chức năng, các cơ quan cũng tăng trưởng để trưởng thành. Việc theo dõi sự
phát triển thể chất thường xuyên và định kỳ ở bé sẽ giúp mẹ xác định được tình
trạng sức khoẻ, dinh dưỡng của con, từ đó có những phương pháp hỗ trợ thích hợp
(dinh dưỡng, điều chỉnh lối sống...) để giúp bé phát triển tối đa tiềm năng cơ thể của
mình, đạt được chiều cao cân nặng tối ưu, sức khoẻ tốt khi trưởng thành (Trần Lan
Hương, Trần Thị Nga và Nguyễn Thị Thư, 2010).
1.2.3. Đặc điểm phát triển thể chất trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
1.2.3.1. Đặc điểm phát triển cơ thể của trẻ 5 – 6 tuổi
a) Hệ thần kinh: Sự phát triển của hệ thần kinh ở trẻ mẫu giáo phát triển nhanh
nhưng các chức năng chưa hoàn thiện. Sự trưởng thành của các tế bào thần kinh của
đại não kết thúc. Tuy nhiên, quá trình hưng phấn và ức chế của trẻ chưa cân bằng,
sự hưng phấn mạnh hơn sự ức chế. Do đó, tránh để trẻ phải thực hiện một khối


14

lượng vận động quá sức hoặc kéo dài thời gian vận động vì sẽ làm trẻ mệt mỏi. Trẻ
em từ 4 đến 6 tuổi, q trình ức chế tích cực dần dần phát triển. Trẻ đã có khả năng

phân tích, đánh giá, hình thành kĩ năng, kỉ xảo vận động và phân biệt được các hiện
tượng xung quanh.
Hệ thần kinh có tác dụng chi phối và điều tiết đối với vận động cơ thể, vì vậy
HĐ vận động của trẻ có hai tác dụng: thúc đẩy sự phát triển cơng năng của tổ chức
cơ bắp và thúc đẩy sự phát triển công năng của hệ thần kinh. Vận động cơ thể có thể
cải thiện tính khơng cân bằng của q trình thần kinh ở trẻ. Tuy nhiên, cần chú ý
đến sự luân phiên giữa động và tĩnh trong quá trình vận động của trẻ (Hoàng Thị
Bưởi, 2001).
b) Hệ vận động bao gồm hệ xương và hệ cơ
Nhiệm vụ chính của hệ xương là cùng hệ cơ thực hiện chức năng vận động.
- Xương ở cơ thể của trẻ em có tỉ lệ chất hữu cơ cao hơn vô cơ, nên có tính
đàn hồi cao hơn xương người lớn, xương trẻ dễ bị cong.
- Hệ cơ của trẻ nhỏ phát triển yếu. Cơ bắp, gân và mô liên kết của khớp xương
cịn rất yếu, tỉ lệ nước chiếm nhiều. Vì thế, cho trẻ tập quá sức có thể dẫn đến việc
làm tổn thương các khớp xương và ảnh hưởng đến sự phát triển vận động của trẻ.
Trong thời gian luyện tập phải có xen kẽ giữa vận động và nghỉ ngơi một cách hợp
lí.
c) Hệ tuần hồn
Tim của trẻ nhỏ, mỗi lần co bóp chỉ chuyển đi được một lượng máu rất ít
nhưng mạch đạp nhanh hơn người lớn. Mạch của trẻ em rất dễ thay đổi khi gắng
sức, hay nói cách khác, tim trẻ dễ hưng phấn và chóng mệt mỏi. Nhưng khi thay đổi
HĐ tim rất nhanh hồi tĩnh. Cho nên, cần chú ý không cho trẻ vận động quá lâu; nên
chuyển dần trạng thái động sang trạng thái tĩnh một cách hợp lí để khơng gây tổn
hại cho tim; điều hòa vận động cho trẻ sẽ dần dần hoàn thiện được chức năng của
bộ máy tuần hoàn, đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển của cơ thể.
d) Hệ hô hấp


×