Tải bản đầy đủ (.docx) (138 trang)

Văn xuôi của nguyễn trí dưới góc nhìn phê bình sinh thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (570.51 KB, 138 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Quỳnh Thư

VĂN XI CỦA NGUYỄN TRÍ
DƯỚI GĨC NHÌN PHÊ BÌNH SINH THÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƠN NGỮ, VĂN HỌC
VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM

Thành phố Hồ Chí Minh - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Quỳnh Thư

VĂN XI CỦA NGUYỄN TRÍ
DƯỚI GĨC NHÌN PHÊ BÌNH SINH THÁI
Chun ngành : Lí luận Văn học
Mã số

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƠN NGỮ, VĂN HỌC
VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ THANH XUÂN

Thành phố Hồ Chí Minh - 2018




LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Mọi số liệu,
nội dung trình bày trong luận văn là kết quả làm việc của tôi và chưa được công bố
ở bất cứ công trình nào.
Học viên

Nguyễn Thị Quỳnh Thư


LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành vào tháng 9 năm 2018 dưới sự hướng dẫn khoa
học của PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Xn.
Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng, biết ơn chân thành và sâu sắc đến người

hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Xuân đã tận tình chỉ bảo, giúp
đỡ để tơi nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn tới các thầy cô giáo trong Ban giám hiệu
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, phịng Sau đại học và các
phịng ban chức năng, cùng các thầy cơ giáo trong khoa Ngữ văn, những người đã
giúp đỡ tôi trong q trình học tập và nghiên cứu.
Tơi xin chân thành cảm ơn Thư viện trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ
Chí Minh, Thư viện Khoa học tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, những nơi đã tạo
điều kiện giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Tơi xin cảm ơn sự động viên và giúp đỡ tận tình của các thầy cơ giáo, gia
đình và bạn bè trong thời gian tôi học tập và nghiên cứu.
TP. HCM, tháng 9 năm 2018
Tác giả


Nguyễn Thị Quỳnh Thư


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
Chương 1. PHÊ BÌNH SINH THÁI VÀ HIỆN TƯỢNG VĂN XI
NGUYỄN TRÍ

9

1.1. Khái qt về phê bình sinh thái.............................................................. 9
1.1.1. Phê bình sinh thái: Khái niệm, phương pháp và ứng dụng..............9
1.1.2. Văn học sinh thái trong văn học Việt Nam sau 1975.....................15
1.2. Văn chương và sinh thái trong văn xuôi Nguyễn Trí..........................28
1.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trí..........................................28
1.2.2. Quan điểm sáng tác của Nguyễn Trí.............................................. 28
1.2.3. Dấu ấn sinh thái trong văn xi Nguyễn Trí..................................30
Tiểu kết chương 1...................................................................................... 33
Chương 2.

SINH THÁI TỰ NHIÊN TRONG VĂN XI

CỦA

NGUYỄN TRÍ


34

2.1. Dấu ấn sinh thái tự nhiên trong văn xi của Nguyễn Trí....................34
2.1.1. Tự nhiên là nơi cưu mang con người............................................ 34
2.1.2. Tự nhiên là nơi con người ra sức tàn phá......................................38
2.1.3. Tự nhiên là nơi trừng phạt con người............................................51
2.1.4. Mối quan hệ giữa con người với con người trong q trình bóc
lột tự nhiên 54
2.1.5. Thông điệp về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên.............60
2.2. Phương thức biểu hiện sinh thái tự nhiên trong văn xi của
Nguyễn Trí..........................................................................................63
2.2.1. Nghệ thuật xây dựng không gian bối cảnh.....................................63


2.2.2. Ngơn ngữ mang tính cá thể hóa cao...............................................66
Tiểu kết chương 2..........................................................................................77
Chương 3. SINH THÁI NHÂN VĂN TRONG VĂN XUÔI

CỦA

NGUYỄN TRÍ

78

3.1. Hiện trạng đơ thị hố trong văn xi của Nguyễn Trí..........................78
3.1.1. Cái nhìn phản lãng mạn về nơng thơn............................................78
3.1.2. Thơng điệp về tình người trong cuộc sống đơ thị..........................99
3.2. Nghệ thuật biểu hiện sinh thái nhân văn trong văn xi
Nguyễn Trí..........................................................................................104
3.2.1. Nghệ thuật trần thuật....................................................................104

3.2.2. Giọng điệu trần thuật....................................................................111
Tiểu kết chương 3........................................................................................125
KẾT LUẬN..................................................................................................126
TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ TRÍCH DẪN............................................128


1

MỞ ĐẦU
1.

Lí do chọn đề tài
Trong thế kỉ XX, con người đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ sinh thái

như vấn đề khí hậu, mất cân bằng sinh thái, q trình đơ thị hóa, áp bức lao
động, áp bức phụ nữ.... Vì cuộc sống nhân loại đang bị đe doạ, văn học cũng

góp phần trách nhiệm của mình. Vì thế, khuynh hướng văn học sinh thái ra
đời đáp ứng yêu cầu của thời đại. Ở Việt Nam, ý thức sinh thái đã được nhiều
tác giả văn xuôi sau năm 1975 đề cập đến.
Trong số những gương mặt tiêu biểu của văn xi đương đại, Nguyễn
Trí là “cây bút mới” nhưng lại gây được tiếng vang lớn, và là đại diện tiêu
biểu cho mảng văn xuôi sinh thái sau 1975. Bằng những trải nghiệm của bản
thân, Nguyễn Trí đã đưa vào văn chương những đề tài “gai góc”, mới lạ.
Đồng thời, vấn đề sinh thái tự nhiên, sinh thái nhân văn trong văn xi
Nguyễn Trí có dấu ấn rõ nét. Với những đóng góp của mình, Nguyễn Trí là
tác giả đáng được quan tâm và nghiên cứu.
Cho tới nay, đã có một số cơng trình khoa học nghiên cứu về nghệ thuật
văn xi của Nguyễn Trí một cách hệ thống. Tuy nhiên, dựa vào lý thuyết phê
bình sinh thái để làm rõ văn xi Nguyễn Trí thì chưa thấy có luận văn nào đề

cập tới. Việc phản ánh về vấn đề sinh thái trong văn học không phải là sự
ngẫu nhiên, xa lạ mà đang là một vấn đề mang tính tồn cầu và cũng là một
chủ đề mới của văn học đương đại. Nguyễn Trí đã có những tác phẩm góp
chung tiếng nói vào mảnh đất mới này. Chính bởi những lí do trên, chúng tơi
chọn đề tài: Văn xi của Nguyễn Trí dưới góc nhìn phê bình sinh thái để
nghiên cứu và tìm hiểu thêm về một tác giả trên cảm hứng sáng tác mới.


2

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Vận dụng lí thuyết phê bình sinh thái để nghiên cứu văn xi Nguyễn Trí,
chủ yếu là truyện ngắn và tiểu thuyết làm đối tượng khảo sát chính. Từ đó để
thấy sự phản ứng của văn học trước những khủng hoảng sinh thái đang diễn ra.

2.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu khía cạnh phê bình sinh thái trong văn xi

Nguyễn Trí qua một số tác phẩm văn xuôi:
Bãi vàng, đá quý, trầm hương - tập truyện ngắn, NXB Trẻ, 2013
Đồ tể - tập truyện ngắn, NXB Trẻ, 2014
Thiên đường ảo vọng - tiểu thuyết, NXB Trẻ, 2015
Ảo và sợ - tập truyện ngắn - NXB Trẻ, 2016
Bay cao thì mặc bay cao - tập truyện ngắn, NXB Văn học, Hà Nội, 2016
3.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3.1. Nghiên cứu về phê bình sinh thái
Phê bình sinh thái đang là một hướng nghiên cứu giàu tiềm năng và đang


còn nhiều vấn đề gây tranh cãi. Thời gian qua, chúng ta đã có nhiều cơng
trình, hơi thảo liên quan đến chủ đề môi trường và phát triển bền vững, trong
đó nổi bật lên một số nghiên cứu sau:
Bài “Phê bình sinh thái-cội nguồn và sự phát triển” (2012) của Đỗ Văn
Hiểu đã tổng hợp, giới thiệu phong trào phê bình sinh thái trên thế giới, đồng
thời chỉ ra: “Triết học sinh thái là khởi điểm lí luận và căn cứ của phê bình
sinh thái”. Bên cạnh khẳng định phê bình sinh thái là cội nguồn tư tưởng của
các nhà triết học phương Tây làm tiền đề xuất hiện phê bình sinh thái, tác giả
cịn cho rằng phê bình sinh thái đang dần lan rộng trên tồn thế giới (Đỗ Văn
Hiểu, 2016).
Trong bài viết “Mùa xuân, sinh thái và văn chương” (2013), từ gợi dẫn
truyện ngắn Muối của rừng, Huỳnh Như Phương nhấn mạnh đến sự tương tác


3

giữa môi trường tự nhiên với con người; đồng thời tác giả cũng chỉ ra vấn đề
sinh thái khơng cịn đơn thuần của riêng ngành khoa học nào nữa mà đã trở
thành vấn đề tồn cầu trong đó có trách nhiệm của văn chương, đó vừa là vấn đề
đạo đức, vừa là vấn đề thẩm mỹ. Sự suy thoái hệ sinh thái của một quốc gia
không chỉ quy trách nhiệm cho những người quản lý đất nước mà cả cho sự thờ
ơ của từng cơng dân, trong đó có những nhà văn (Huỳnh Như Phương, 2013).

Chuyên luận phê bình sinh thái Rừng khô, suối cạn, biển độc… và văn
chương (2017) của Nguyễn Thị Tịnh Thy đã cảnh báo những hậu quả nhân
loại phải gánh chịu vì những hành vi thơ bạo, hám lợi, vơ ý thức. Cơng trình
giới thiệu giới thiệu những lý thuyết làm cơ sở lý luận cho văn học sinh thái
và phê bình sinh thái ở thế giới và Việt Nam từ “khởi thủy” đến hôm nay.
Đồng thời ứng dụng lí thuyết phê bình sinh thái để nghiên cứu văn chương,

thể hiện sự tương thích của lí thuyết trong việc phân tích những thể loại, tác
phẩm, tác gia văn học cụ thể (Nguyễn Thị Tịnh Thy, 2017).
Cuốn sách phê bình sinh thái là gì? (2017) Do Hồng Tố Mai (chủ biên)
gồm những bài dịch và tổng thuật một số cơng trình nghiên cứu của các nhà
khoa học về phê bình sinh thái để độc giả Việt Nam có thể mường tượng một
cách cụ thể hơn về phê bình sinh thái, từ bản chất, đặc trưng, đối tượng,
phương pháp cho đến mục tiêu nghiên cứu (Hoàng Tố Mai, 2017).
Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Phê bình sinh thái: tiếng nói bản địa - tiếng nói
tồn cầu (2017), đã tổng hợp những kiến thức về sinh thái từ những bài tham
luận của các tác giả trong và ngoài nước. Cơng trình giới thiệu những nghiên
cứu và tổng thuật nghiên cứu phê bình sinh thái từ các nền văn học nghệ thuật
khác nhau. Đồng thời, nghiên cứu phê bình sinh thái trên cơ sở chất liệu văn
học Việt Nam và văn học nước ngoài. Kỷ yếu là tư liệu cần thiết phục vụ cho
việc nghiên cứu phê bình sinh thái trong văn học (Nguyễn Đăng Điệp, et al,.
2017).


4

Từ vận dụng lí thuyết phê bình sinh thái, đã có những cơng trình nghiên
cứu sinh thái trong những tác phẩm, tác giả cụ thể. Tác giả Đặng Thị Thái Hà
vận dụng lí thuyết phê bình sinh thái để nghiên cứu những tác phẩm, tác giả
cụ thể như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Ngọc Tư trong
luận văn thạc sĩ của mình (Đặng Thị Thái Hà, 2014).
Trong bài viết “Những ngọn gió Hua Tát của Nguyễn Huy Thiệp nhìn từ
lí thuyết phê bình sinh thái” (2014), Vũ Minh Đức đã phát hiện ra trong tập
truyện ngắn những triết lí sinh thái về cái chết của tự nhiên thông qua các mô
tuýp săn bắn, những thông điệp Nguyễn Huy Thiệp đưa ra qua nhân vật nữ,
qua biểu tượng từ gợi dẫn sinh thái nữ quyền (Vũ Minh Đức, 2016).
Tác giả Trần Thị Ánh Nguyệt đã vận dụng lí thuyết phê bình sinh thái để

phân tích những hiện tượng văn học cụ thể như Con người và tự nhiên trong
văn xuôi Việt Nam sau 1975 dưới góc nhìn phê bình sinh thái (2016). Tác giả
đã khái quát lý thuyết phê bình sinh thái, đồng thời làm rõ biểu hiện của phê
bình sinh thái trong văn xuôi Việt Nam sau 1975 ở phương diện nội dung và
nghệ thuật. Cơng trình đã chỉ rõ tư tưởng đối thoại sinh thái trên phương diện
điểm nhìn, mơ típ, nhân vật, cốt truyện... của văn xi sau 1975 với giai đoạn
văn xi trước đó (Trần Thị Ánh Nguyệt, Lê Lưu Oanh, 2014). Như vậy, phê
bình sinh thái đã được đặt lên bàn nghị sự, tuy nhiên có thể coi những nghiên
cứu này là “những nốt dạo đầu”.
Kỷ yếu Hội thảo Phê bình sinh thái: Lý luận và ứng dụng của trường đại
học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh, 30/1/2018 gồm 3 bài viết về lý luận phê bình
sinh thái và 10 bài viết về ứng dụng hướng nghiên cứu phê bình sinh thái trong
sáng tác của các tác giả sau 1975 như Trang Thế Hy, Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn
Trí, Lê Văn Thảo, Trần Đức Tiến… Bên cạnh đó cịn có những bài viết nghiên
cứu sinh thái trên phương diện thể loại như truyện ngắn đương đại, tản văn. Hội
thảo đã có những phân tích và đánh giá bước đầu văn xi Nam Bộ từ góc nhìn
phê bình sinh thái. Hội thảo góp phần làm sáng tỏ thêm mối quan hệ hài hoà


5

giữa con người với môi trường tự nhiên, xã hội trên tinh thần nhân văn hiện
đại vì sự phát triển bền vững của vùng đất Nam Bộ trong trong hiện tại và
tương lai (Nhiều tác giả, 2008).
3.2. Nghiên cứu về tác giả Nguyễn Trí
Qua q trình khảo sát, nghiên cứu tổng thể về tác giả và tác phẩm của
nhà văn Nguyễn Trí chúng tơi nhận thấy: Hiện nay nghiên cứu, phê bình văn
học về tác giả Nguyễn Trí mới chỉ dừng lại ở gần 40 bài báo viết về nhà văn
Nguyễn Trí và các sáng tác của ơng, trong đó có hơn 20 bài báo viết về hai tập
truyện ngắn Bãi vàng, đá quý, trầm hương và Ảo và sợ của nhà văn Nguyễn

Trí.
Phần lớn các bài báo nghiên cứu hoặc giới thiệu kỹ lưỡng hơn về thành
tựu, giá trị nội dung của Nguyễn Trí, được thể hiện trong tác phẩm của ơng
trên phương diện phân tích, bình luận về đề tài, chủ đề, hình ảnh con người,
quan niệm nghệ thuật và thế giới con người của nhà văn. Nhà văn Hồ Anh
Thái - Người đầu tiên phát hiện ra tài năng Nguyễn Trí đã có những chia sẻ
khi viết lời giới thiệu “Sự hấp dẫn của đời sống” cho tập truyện Bãi vàng, Đá
quý, Trầm hương: “Cái tên Nguyễn Trí thì cịn lạ lẫm, nhưng một trang đầu
đã chứng tỏ người viết có chữ và biết dùng chữ, có chuyện và biết kể chuyện.
Văn có khơng khí và có màu sắc. Chất Nam Bộ. Văn cũng rất riêng và có ý
thức làm cho độc đáo. Cái khơng lạ mà lạ của lời ăn tiếng nói thơng thường”
(Hồ Anh Thái, 2013).
Lê Minh Khuê cũng có những đánh giá cao về tập truyện Đồ tể của
Nguyễn Trí. Trong lời giới thiệu “Đẹp và Thiện” cho tập truyện ngắn Đồ tể,
Lê Minh Khuê viết: “Đồ tể hấp dẫn ở cốt truyện, ở cách kể. Như nhiều truyện
ngắn của Trí. Đọc rồi mới thấy tác giả là người có tình, nghĩ ngợi thâm sâu,
nhân hậu, có cái run sợ khi sống và hành xử với đời” (Lê Minh Khuê, 2015).
Bên cạnh một số bài báo viết về vấn đề trên cịn có cơng trình nghiên cứu
về Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Trí của Đào Thị Lan Anh; Nghệ thuật tự sự


6

của Nguyễn Trí qua tập Bãi vàng, đá quý, trầm hương của Chu Thị Thu
Hồng. Trong kỷ yếu hội thảo phê bình sinh thái: lý luận và ứng dụng có bài
viết của tác giả Nguyễn Thị Hồng Minh đã chỉ ra dấu ấn sinh thái tự nhiên
trong sáng tác Nguyễn Trí. Tuy nhiên chưa có cơng trình nào chỉ ra sự hòa kết
độc đáo giữa văn chương và sinh thái trong sáng tác của Nguyễn Trí một cách
hệ thống, do đó chúng tơi chọn đề tài Văn xi của Nguyễn Trí dưới góc
nhìn phê bình sinh thái để thực hiện luận văn của mình.

4. Phương pháp nghiên cứu
Ngồi những phương pháp phổ thơng như thống kê - phân loại, phân
tích, tổng hợp, so sánh (đồng đại, lịch đại), chúng tôi còn sử dụng các phương
pháp nghiên cứu nghiên cứu chuyên ngành sau: Phê bình sinh thái, Thi pháp
học, Cấu trúc- hệ thống.
4.1. Phương pháp nghiên cứu liên ngành
Phê bình sinh thái là một hướng nghiên cứu liên ngành như kinh tế, văn
hóa, địa lý, sinh học, để phân tích tác phẩm văn chương nhằm rút ra những
cảnh về môi trường.
4.2. Phương pháp tiếp cận thi pháp học
Khảo sát các yếu tố nghệ thuật thể hiện chủ đề, tư tưởng, thi pháp sinh
thái như: không gian, thời gian nghệ thuật, ngôn ngữ, giọng điệu, …
4.3. Phương pháp cấu trúc - hệ thống
Phương pháp này giúp xem xét mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên
hệ thống mà cụ thể là những dấu hiệu lặp lại có tính quy luật của những yếu tố
ấy. Trên cơ sở hệ thống hóa các yếu tố, tính chỉnh thể sẽ được bộc lộ rõ.

5.

Những đóng góp của đề tài
Thực hiện đề tài Văn xi của Nguyễn Trí dưới góc nhìn phê bình sinh

thái, chúng tơi mong có một số đóng góp như sau:


7
-

Giới thiệu khái quát về phê bình sinh thái.


-

Khảo sát những bình diện khác nhau của khuynh hướng văn xi sinh

thái. Chỉ ra những đặc điểm của văn xuôi sinh thái như là một xu hướng văn
học có tầm quan trọng xã hội thẩm mĩ và chứa đựng những nhân tố cách tân
nghệ thuật.
-

Khảo sát các tác phẩm văn xuôi sinh thái của Nguyễn Trí; phân tích các

tác phẩm dưới góc nhìn của phê bình sinh thái. Đưa ra một cái nhìn tồn diện
về phê bình sinh thái trong văn xi của Nguyễn Trí thơng qua hai bình diện
sinh thái tự nhiên và sinh thái nhân văn; Cùng một số phương thức nghệ thuật
nổi bật mà tác giả xây dựng cảm quan sinh thái như: ngôn ngữ nghệ thuật,
giọng điệu, nghệ thuật xây dựng nhân vật...
Qua việc khảo sát, nghiên cứu, phân tích, đánh giá một tác phẩm dưới
góc nhìn phê bình sinh thái, chúng tơi mong muốn khẳng định giá trị của tác
phẩm và đóng góp của Nguyễn Trí cho nền văn xuôi Việt Nam đương đại.
6.

Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm (138 trang), ngoài phần mở đầu (8 trang) và kết luận 1

trang) luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Phê bình sinh thái và hiện tượng văn xi của Nguyễn Trí (25
trang)
Trong chương này, chúng tơi trình bày khái quát về phê bình sinh thái và
giới thiệu về phê bình sinh thái
Chương 2: Sinh thái tự nhiên trong văn xi của Nguyễn Trí (44 trang)

Chương này tập trung tìm hiểu sinh thái tự nhiên trong văn xi Nguyễn
Trí. Những khơng gian thiên nhiên đậm sắc thái vùng miền, những hiểm họa
từ môi trường, những thông điệp về mối quan hệ giữa con người với môi
trường tự nhiên; các biểu hiện nghệ thuật nhằm thể hiện sinh thái tự nhiên
trong văn xi Nguyễn Trí.
Chương 3: Sinh thái nhân văn trong văn xi của Nguyễn Trí (48 trang)


8

Chương này tìm hiểu sinh thái nhân văn trong văn xi Nguyễn Trí,
chuyển biến trong quan hệ giữa người với người. Thông điệp cảnh tỉnh con
người trong cuộc sống đô thị; Phương thức biểu hiện cảm quan sinh thái trong
văn xi của Nguyễn Trí. Nghệ thuật trần thuật và giọng điệu. Vai trị của
phương thức nghệ thuật trong việc hình thành cảm quan sinh thái.


9

Chương 1. PHÊ BÌNH SINH THÁI VÀ HIỆN TƯỢNG VĂN
XI NGUYỄN TRÍ
Trong bối cảnh tồn cầu hố, phê bình sinh thái nhanh chóng lan truyền khắp
các quốc gia và trở thành hướng nghiên cứu giàu tiềm năng. Tuy nhiên, phê
bình sinh thái còn nhiều vấn đề từ định nghĩa, phương pháp cho đến ứng dụng
nên cần sự chung sức của giới nghiên cứu và giảng dạy văn học. Việt Nam là
một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng của phê bình sinh thái. Sau 1975,
đã có rất nhiều tác phẩm viết về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, văn
học và mơi trường. Sáng tác của Nguyễn Trí là một minh chứng về sự nhạy
cảm, bản lĩnh, cái tâm và trách nhiệm công dân của nhà văn đối với thực trạng
xã hội hiện nay.

1.1. Khái quát về phê bình sinh thái
1.1.1. Phê bình sinh thái: Khái niệm, phương pháp và ứng dụng
a. Khái niệm phê bình sinh thái
Với tư cách là một khuynh hướng phê bình văn hóa và văn học, phê bình
sinh thái (Ecocriticism), được hình thành ở Mĩ vào giữa những năm 90 của thế kỉ
XX. Có nhiều thuật ngữ tương cận Phê bình sinh thái (Ecocriticism) như Nghiên
cứu văn học và môi trường (Studies of literature and environment), Sinh thái học
văn học (Literary Ecology), Thi pháp sinh thái (Ecopoetics), Phê bình văn học
mơi trường (Environmental literary criticism), Phê bình xanh (Green studies),
Phê bình văn hố xanh (Green cutural studies). So với văn học sinh thái, thuật
ngữ phê bình sinh thái ra đời muộn hơn và gây nhiều tranh cãi. Người dùng thuật
ngữ phê bình sinh thái lần tiên có lẽ là nhà phê bình Hoa Kỳ William Rueckert
vào năm 1987. Và ông định nghĩa rằng: “Sinh thái học văn học là kết hợp văn
học và sinh thái học, cung cấp khái niệm sinh thái học cho việc đọc, giảng dạy
và sáng tác văn học để từ đó phát triển thành mơn văn


10

học sinh thái” (Nguyễn Thị Tịnh Thy, 2017). Chery Glotfelty cho rằng định
nghĩa này cịn hạn hẹp vì q chú trọng đến khoa học sinh thái.
James S.Hans đưa ra định nghĩa về phê bình sinh thái: “Phê bình sinh thái là
nghiên cứu văn học (và các ngành nghệ thuật khác) từ bối cảnh xã hội và địa
cầu. Văn học không phải một lĩnh vực tồn tại riêng và cách biệt với thể giới bên
ngồi. Vì vậy, nếu chúng ta nghiên cứu văn học trong bản thân nó thì sẽ làm cản
trở mối liên hệ rất quan trọng của văn học với các hệ thống khác, mà chính
những mối liên hệ đó đã kết hợp sự biểu đạt quan niệm giá trị của chúng ta”
(Nguyễn Thị Tịnh Thy, 2017). Định nghĩa này của James S.Hans nói rõ giới hạn
của phê bình sinh thái không chỉ nằm trong nội tại của tác phẩm văn học mà còn
xuất phát từ bối cảnh xã hội, không chỉ là mối quan hệ giữa con người với tự

nhiên mà còn là mối quan hệ giữa con người với sinh thái trên trái đất này. Tuy
nhiên hạn chế của định nghĩa này là chưa xác định rõ nghiên cứu văn học trong
phê bình sinh thái dựa vào tư tưởng và tiêu chí nào, chưa chỉ ra bản chất đặc
trưng bản chất của phê bình sinh thái. Đồng thời, định nghĩa chưa đề cập quan
niệm và tiêu chí mĩ học của phê bình sinh thái.

Trong khi đó, phê bình sinh thái được Scott Slovic định nghĩa:
“Phê bình sinh thái là chỉ hai phương diện nghiên cứu: Vừa có thể sử
dụng bất kì một phương pháp nào để nghiên cứu lối viết tự nhiên, vừa có
thể khảo sát cặn kẽ hàm nghĩa sinh thái và mối quan hệ giữa con người
với tự nhiên trong bất cứ văn bản văn học nào, cho dù những văn bản ấy
thoạt nhìn có vẻ rõ ràng miêu tả thế giới phi nhân loại”
(Nguyễn Thị Tịnh Thy, 2017).

Từ định nghĩa này có thể thấy, Scott Slovic trộn lẫn văn học sinh thái với
“lối viết tự nhiên”, trong khi đó “lối viết tự nhiên” rất giới hạn về mặt đối
tượng, các tác phẩm phản ánh nguy cơ sinh thái thuộc các loại tiểu thuyết,


11

kịch, thơ ca, không được xếp vào “lối viết tự nhiên”. Hơn nữa định nghĩa
này cũng chưa phơi bày được nguy cơ sinh thái và phê phán những tư
tưởng phản sinh thái. Những đặc trưng thẩm mỹ của văn học phê bình
sinh thái cũng chưa được tác giả đề cập trong định nghĩa.
Cheryll Glotfelty đã đưa ra định nghĩa về phê bình sinh thái như sau:
“Nói đơn giản, phê bình sinh thái là nghiên cứu mối quan hệ giữa văn
học và mơi trường tự nhiên. Cũng giống như phê bình nữ quyền xem xét
ngơn ngữ và văn học từ góc độ giới tính, phê bình Marxit mang lại ý
thức của phương thức sản xuất và thành phần kinh tế để đọc văn bản,

phê bình sinh thái mang đến phương pháp tiếp cận trái đất là trung tâm
(earth-centered approach) để nghiên cứu văn học”
(Cheryll Glotfelty, 1996 )

Định nghĩa này của bà được nhiều học giả trên thế giới chấp nhận vì nó
nói rõ được sứ mệnh cuả phê bình sinh thái là truy tìm nguồn gốc, nguy cơ
của sinh thái. Nếu như Scott slovic chưa làm rõ được ý thức phi nhân loại là ý
thức nào thì đến với định nghĩa này, Cheryll Glotfelty đã cho thấy khuynh
hướng chủ yếu của bà là chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái. Bà còn bổ sung thêm:
“Tồn bộ phê bình sinh thái chia sẻ những giả thuyết cơ bản mà văn hóa
con người kết nối với tự nhiên, ảnh hưởng tới nó và chịu ảnh hưởng của nó.
Phê bình sinh thái đặt vấn đề quan hệ nối kết giữa tự nhiên và văn hóa, đặc
biệt là sự tạo tác văn hóa của ngơn ngữ và văn học làm chủ đề. Như một
quan điểm phê bình, phê bình sinh thái đặt một chân ở văn học và chân kia
trên mặt đất, như là một diễn ngơn lí thuyết, phê bình sinh thái dàn xếp
giữa con người (human) và (thế giới) phi nhân loại (nonhuman)
(Nguyễn Thị Tịnh Thy, 2017).

Theo bà, phê bình sinh thái cần được chú ý ở hai khái cạnh tư tưởng chủ


12
nghĩa chỉnh thể sinh thái và thẫm mỹ sinh thái. Phê bình sinh thái đứng một chân ở
văn học tức là nói đến tính thẩm mỹ và tính nghệ thuật trong nội tại tác phẩm. Một
chân đứng ở trái đất tức là đứng ở góc độ của tồn bộ sinh thái để suy xét vấn đề.
Định nghĩa này cũng chỉ rõ mục đích của lý luận phê bình sinh thái là thúc đẩy mối
quan hệ hài hoà giữa con người và môi trường. Tuy nhiên, nếu sử dụng định nghĩa
ở trang 18 trong tuyển tập thì sẽ ngắn gọn, hàm súc nhưng thiếu đi tính nghệ thuật

của phê bình sinh thái. Nếu sử dụng thêm phần diễn giải ở trang 19 thì định nghĩa


lại q dài. Đó là một điều hạn chế trong định nghĩa của Cheryll Glotfelty.
Khác với các định nghĩa của các học giả phương Tây, Vương Nặc cho
rằng phê bình sinh thái cần được được chú ý ở ba phương diện: giá trị cốt lõi của
phê bình sinh thái, tính học thuật và logic, thẩm mỹ sinh thái. Từ đó, tác giả này
đưa ra định nghĩa như sau: “Phê bình sinh thái là phê bình văn học nghiên cứu
mối quan hệ giữa văn học và tự nhiên từ định hướng tư tưởng của chủ nghĩa
chỉnh thể sinh thái. Nó phải phơi bày nguồn gốc văn hố tư tưởng của nguy cơ
sinh thái được phản ánh trong tác phẩm văn học, đồng thời khám phá thẩm mỹ
sinh thái và biểu hiện nghệ thuật của nó trong tác phẩm” (Nguyễn Thị Tịnh Thy,
2017). Có thể thấy định nghĩa này của Vương Nặc khác với các học giả phương
Tây là chú ý đến đặc trung thẩm mỹ sinh thái của phê bình sinh thái. Tuy nhiên,
hạn chế của định nghĩa này là dài dòng bởi “nghiên cứu mối qua hệ giữa văn học
và tự nhiên” đã bao hàm việc “phơi bày nguồn gốc văn hoá tư tưởng của nguy
cơ sinh thái được phản ánh trong tác phẩm văn học”.
Đối tượng trung tâm của chủ nghĩa phê bình sinh thái khơng phải là tự nhiên
với tư cách là một đối tượng sinh học thuần túy, mà tập trung vào vị trí của con
người và tự nhiên trong một chỉnh thể sinh thái cân đối cũng như các hoạt động
của con người tác động đến tự nhiên (kể cả tích cực và tiêu cực). Con người,
trong cái nhìn của sinh thái học, vốn đã quá tự tin vào nền khoa học công nghệ
của mình đến nỗi xem tự nhiên như một đối tượng thấp kém để cải tạo và chinh
phục. Những gì thuộc về tự nhiên bị xem như thuộc về thế giới vô


13

tri, ngu muội. Các nhà phê bình sinh thái đề xuất quan niệm về một vị trí khác
cho con người: con người chỉ là một bộ phận của thế giới tự nhiên.
Như vậy phê bình sinh thái ra đời đã và đang khẳng định được ý nghĩa tích cực
trong hệ thống lý thuyết phê bình văn học hiện đại. Phê bình sinh thái mang sứ

mệnh nhìn nhận lại văn hố nhân loại, đánh thức trách nhiệm của con người trước
nguy cơ sinh thái. Phê bình sinh thái đã bổ sung cho những khiếm khuyết của
nghiên cứu văn học. Nhà nghiên cứu không chỉ đơn thuần là nghiên cứu học thuật
mà cịn gánh vác trách nhiệm của một nhà văn hố, một nhà xã hội có ý thức trách
nhiệm phổ cập ý thức sinh thái, góp phần xây dựng văn minh sinh thái. Có thể thấy:
sự xuất hiện của phê bình sinh thái không chỉ mở ra một khuynh hướng tiếp
cận mới, làm phong phú thêm công cụ nghiên cứu, phê bình văn học, mà
cịn góp phần quan trọng đưa văn học áp sát hơn với đời sống và những
vấn đề của con người. Phê bình sinh thái phần nào đã phá tan sự hoài nghi
của một bộ phận về vai trị của văn học đối với đời sống, góp phần khẳng
định cái gọi là “giá trị thực tiễn”, “giá trị ứng dụng”…mà lâu nay người ta
thường đặt ra như một tiêu chí bắt buộc cho tất cả mọi nghiên cứu cơ bản”
(Nguyễn Đăng Điệp, 2017)
b.

Phương pháp và ứng dụng thực tiễn

Phê bình sinh thái là hướng tiếp cận văn chương theo chủ đề. Vấn đề
sinh thái trong tác phẩm, quan điểm sinh thái, trách nhiệm sinh thái của nhà
phê bình là mục đích chính. Vì thế phương pháp nghiên cứu không quá phức
tạp và khác biệt so với đặc điểm chung của nghiên cứu văn học. Trước hết,
cần xác định đối tượng nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu để đưa ra phương
pháp thích hợp. Phê bình sinh thái có thể ứng dụng những phương pháp sau:
Phương pháp hệ thống giúp phân tích mối quan hệ thống nhất và đối
lập giữa con người với tự nhiên.


14

Phương pháp so sánh giúp so sánh một hiện tượng văn học vớ các hiện

tượng văn học cùng loại kể cả những hiện tượng đối lập để làm nổi bật
bản chất của hiện tượng được đem ra so sánh.
Phương pháp trực giác là phương pháp giúp nhận thức phương thức
nghệ thuật bằng trực giác thế giới tự nhiên, bản chất của hiện thực.
Phương pháp thống kê giúp tăng sự thuyết phục cho các nhận định và
kết luận thông qua số liệu cụ thể.
Phương pháp loại hình giúp xác định loại hình để có thể đánh giá các
loại hình văn học trong hệ quy chiếu của nó.
Phương pháp liên ngành giúp nhận định vấn đề sinh thái thông qua các
ngành khoa học liên quan. Phê bình sinh thái cần phải kết hợp văn học với
các ngành khoa học khác như sinh thái học, sinh vật học, địa lí học, tâm lí
học, nhân loại học, mỹ học, văn hoá học, sử học, tơn giáo học…để làm
phong phú thêm thực tiễn phê bình sinh thái. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả
cao nhất cần sử dụng tổng hợp các phương pháp nói trên.
Hiện nay, đã có khơng ít các bài nghiên cứu hình tượng thiên nhiên
trong tác phẩm theo lối phê bình truyền thống với những đề tài có gắn yếu tố
“phê bình sinh thái” dẫn đến kết cục “bình mới rượu cũ” và “mơ hồ sinh
thái”. Vì vậy cần có các bước tiến hành phê bình sinh thái như sau:
Chọn đối tượng nghiên cứu: hiện nay, việc vận dụng phê bình sinh thái
một cách tràn lan, như một “mốt” trong nghiên cứu với những đề tài, chủ
điểm hời hợt, không tiêu biểu hoặc mở rộng biên độ qua các thời kì văn học.
Vì vậy, xem xét lại việc lựa chọn đối tượng nghiên cứu có chọn lọc và sàng
lọc kỹ là việc làm cần thiết.
Khảo sát các yếu tố biểu hiện sinh thái và quan niệm sinh thái như:
hình tượng thiên nhiên, quan hệ hoà hợp hay xung đột giữa con người với tự
nhiên, hành động và tư tưởng bảo vệ hoặc phá hoại tự nhiên, nguyên nhân
nguy cơ sinh thái.


15


Khảo sát các yếu tố nghệ thuật thể hiện tư tưởng chủ đề, thi pháp sinh
thái và phong cách sáng tác của nhà văn. Đây là điểm đáng lưu ý đề phê bình
sinh thái khơng xa rời bản chất mỹ học của bộ môn nghệ thuật ngôn từ. Người
nghiên cứu không nên chỉ chú trọng đến nội dung, tư tưởng của tác phẩm nghệ
thuật mà bỏ qua giá trị nghệ thuật văn chương. Văn học có thể trùng lắp về đề
tài, chủ đề nhưng có mn vàn phương tiện nghệ thuật để làm nên sự khác biệt
giữa các tác giả. Khơng thể đi tìm ý nghĩa nhân sinh mà bỏ qua yếu tố thẫm mỹ
của tác phẩm. Điều này sẽ khiến phê bình sinh thái trở nên khơ khan, đơn điệu.
Vì vậy, Phê bình sinh thái cần cân bằng giữa giá trị sinh thái và giá trị nghệ thuật
của tác phẩm. Có như thế văn học sinh thái mới có thể khơi gợi nơi người đọc
tình yêu tự nhiên và ý thức trách nhiệm đối với thế giới tự nhiên.
Từ những khảo sát đã có được, người nghiên cứu cần lí giải vấn đề. Ví dụ
lí giải nguy cơ sinh thái, cảnh báo và đưa ra thông điệp về nguy cơ sinh thái.

1.1.2. Văn học sinh thái trong văn học Việt Nam sau 1975
a. Khái niệm văn học sinh thái
Văn học sinh thái có nhiều tên gọi khác như: Văn học sinh thái học
(Ecological literature), Văn học môi trường (Environmental literature), Văn
học tự nhiên (Natural literature), Văn học xanh ( Green literature), lối viết,
văn bản tự nhiên ( Nature writing). Tuy nhiên, ở lĩnh vực văn học, các học giả
đều dùng thuật ngữ Văn học sinh thái (Ecoliterature).
Trong hội thảo quốc tế Trung – Nhật diễn ra ở Ichikawa ngày 26/5/2010,
các học giả đã đưa ra khái niệm Văn học sinh thái “là tác phẩm có đề tài về động
vật hoang dã”. Tuy nhiên định nghĩa này được cho là cịn hạn chế và khiếm
khuyết vì phạm vi đề cập hạn hẹp. Ở Trung Quốc, Vương Nặc là người đầu tiên
đưa ra khái niệm Văn học sinh thái. Theo ông “Văn học sinh thái là loại văn học
lấy chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái làm cơ sở tư tưởng, lấy lợi ích chỉnh thể của hệ
thống sinh thái làm giá trị cao nhất để khảo sát và biểu hiện mối quan hệ giữa
con người với tự nhiên và truy tìm nguồn gốc xã hội của nguy



16

cơ sinh thái” (Nguyễn Thị Tịnh Thy, 2017). Hay nói cách khác văn học sinh
thái là cách gọi đối với những tác phẩm văn học ra đời trong bối cảnh môi
trường ngày càng xấu đi, nội dung của những tác phẩm văn học này nhằm thể
hiện trách nhiệm của người viết đối với vấn đề môi trường và xã hội. Một tác
phẩm được xem là văn học sinh thái cần có những đặc trưng nhất định như:
phê phán chủ nghĩa nhân loại trung tâm, kêu gọi tinh thần “chủ nghĩa sinh
thái nhân văn”; nhấn mạnh nơi chốn và ý thức về nơi chốn; kết hợp “tính
khoa học” và “tính văn học”; có trách nhiệm sinh thái, phê phán mặt trái của
văn minh, thể hiện lý tưởng sinh thái và cảnh báo nguy cơ sinh thái.
Các nhà nghiên cứu thường cho rằng Mùa xuân im lặng (1962) của nhà
sinh vật học hải dương Richel Carson là cột mốc đánh dấu sự mở đầu của phong
trào bảo vệ môi trường của phương Tây hiện đại, đồng thời mở đầu của thời đại
văn học sinh thái. Tác phẩm cảnh báo con người cần thay đổi thái độ sống, thay
đổi quan niệm về tự nhiên. Theo bà, nguy cơ sinh thái không chỉ là nguy cơ mơi
trường mà cịn là nguy cơ đạo đức, nguy cơ tư tưởng, nguy cơ văn hoá. Trên thế
giới có những tác phẩm văn học sinh thái tiêu biểu như: Frankenstein (1918) của
Marry Shelley, Walden (1854) của Henry David Thoreau Niên giám xứ cát
(1949) của Aldo Leopold, Ryx và Crake (2003) của Margaret Atwood.

b. Văn xuôi sinh thái trong văn học Việt Nam sau 1975
Hiện nay, ở Việt Nam chưa một nhà văn nào tự định danh tác phẩm của
mình là văn học sinh thái, các nhà phê bình cũng không thể chỉ ra đâu là tác
phẩm văn học sinh thái trong giai đoạn này. Tuy nhiên, nhiều tác giả đã bắt đầu
đề cập đến mạch ngầm sinh thái, mối quan hệ giữa con người và thế giới tự nhiên
bằng việc phản ánh thực trạng biến đổi cảnh quan, ô nhiễm môi trường, sự khai
thác và chiếm đoạt không gian hoang dã, ảnh hưởng của đô thị, tệ nạn xã hội,

những cuộc đời tang thương, số phận bi thảm của con người trong thảm hoạ
thiên tai, dịch bệnh… Tất cả được nhà văn đưa vào tác phẩm của mình như
những mảnh ghép của số phận. Từ những đề tài đó, văn học đưa ra những cảnh


17

báo môi trường và xã hội. Cho nên dễ dàng nhận thấy, trong dòng chảy chung
của văn học Việt Nam đương đại, có một khuynh hướng văn xi sinh thái
đang dần hình thành vừa lặng lẽ, vừa mãnh liệt và mang tính thời sự cao. Các
tác giả đã thể hiện đậm nhạt được yếu tố sinh thái trong tác phẩm của mình.
Khuynh hướng này đang dần lớn mạnh và quy tụ được nhiều cây bút.
Văn xi sinh thái đã có những tác phẩm đáng ghi nhận khi viết trực
diện về mối quan hệ của văn học và môi trường và đưa đến cho văn xuôi sinh
thái Việt Nam nhiều vấn đề mới lạ. Có thể thấy, các tác phẩm văn xi sinh
thái sau 1975 đã có những đặc trưng cần có của văn học sinh thái là lấy chủ
nghĩa chỉnh thể sinh thái làm cơ sở tư tưởng, lấy lợi ích chỉnh thể của hệ
thống sinh thái làm giá trị cao nhất để khảo sát và biểu hiện mối quan hệ giữa
con người với tự nhiên và truy tìm nguồn gốc xã hội của nguy cơ sinh thái.
Trong cái nhìn so sánh lịch đại, có thể khẳng định rằng văn xuôi sinh
thái Việt Nam sau 1975 đã trở thành một khuynh hướng. Và tư duy đối thoại
sinh thái của văn xuôi sau 1975 với văn xuôi truyền thống khá rõ nét qua các
phương diện điểm nhìn, cốt truyện, cảm hứng chủ đạo.
Về điểm nhìn, có sự thay đổi trong điểm nhìn của văn xi sau 1975,
chuyển từ “con người là trung tâm” sang “trái đất là trung tâm”. Tự nhiên trong
văn xuôi sinh thái trước 1975 xuất hiện là cái cớ, cái nền cảnh cho con người
xuất hiện, là phương tiện để biểu hiện tính cách, tâm hồn của con người. Đoàn
Giỏi (Đất rừng phương Nam) chọn một cậu bé thành phố lưu lạc về miền sông
nước làm nhân vật chính, lấy con mắt chiêm ngưỡng, lạ lùng, tị mị của người
thành phố để nhìn vẻ đẹp sơng nước mênh mơng, giàu có. Hương rừng Cà Mau

của Sơn Nam thể hiện khả năng chinh phục của tự nhiên của con người như các
truyện bắt sấu, bắt rắn, lấy ong, lấy mật. Nếu như văn xuôi trước 1975 viết về tự
nhiên là để nói con người, lấy con người làm trung tâm để mơ tả, biểu hiện đánh
giá tự nhiên thì văn xi sau 1975 nhìn nhận sinh thái là trung tâm. Khác với văn
xuôi truyền thống, các tác phẩm văn xi sau 1975 khơng chỉ nói


18

về thế giới con người mà cịn nói về mng thú có tình cảm, tính cách và số
phận. Tự nhiên có sinh mệnh độc lập, tồn tại ngồi ý thức của con người.
Trong Cái nhìn khắc khoải (Nguyễn Ngọc Tư) con Vịt Cộc được xem như
một người bạn để chuyện trị, tâm sự, giãi bày, an ủi với ơng Già. Nương và
Điền trong Cánh đồng bất tận lang thang trên khắp các cánh đồng, bạn của họ
là gà với vịt, chim muông, tự nhiên là nơi con người nương tựa vào để mà
sống. Muông thú trở thành những người bạn thân thiết của con người chứ
khơng đơn giản là lồi vật được nhìn nhận qua con người. Thậm chí chúng
cịn được sánh ngang với con người. Con chó và vụ li hơn của Dạ Ngân gây
bất ngờ vì ngun nhân người vợ viết đơn li dị là vì con chó. Giữa “chọn chó
hay chọn chồng”, cơ đã chọn con chó. Cán cân loài vật và con người được đặt
ngang hàng nhau, thậm chí sự đối trọng có phần nghiêng về chú chó. Các lồi
vật trong văn xi sinh thái sau 1975 có cá tính thật sự, có sự thơng thái, hiểu
biết, và tình cảm sâu nặng. Con Chó Bi (Đời lưu lạc - Ma Văn Kháng) chung
thuỷ với ông Toản, luôn đi theo và sẵn sàng bảo vệ cho người bạn của mình.
Hay con chim bìm bịp (Biển người mênh mơng - Nguyễn Ngọc Tư) cũng có
cảm xúc nhớ q hương giống như con người. Không chỉ là người chia sẻ nỗi
buồn cùng ơng già, Bìm bịp cũng mang trong mình những tâm tư nỗi niềm
riêng. Bìm bịp nhớ về nơi mình đã sinh ra và lớn lên, mỗi lần nhớ sống nó đều
cất lên tiếng kêu buồn thiu, thảm thiết.
Phê bình sinh thái chỉ ra chính tư tưởng sùng thượng con người một cách

thâm căn cố đế trong tư tưởng nhân loại dẫn đến sự khủng hoảng của con người
thời hiện đại. Con người phải từ bỏ cái trung tâm luận là chính mình để soi vào
vạn vật và nhận ra vẻ đẹp vô tư, không vụ lợi của tự nhiên, bằng cái nhìn bình
đẳng, nhận ra tạo vật và một sự thật mà bấy lâu nay vì thói tự phụ, con người
quên mất: tự nhiên có trước và là chuẩn mực cho vẻ đẹp của con người.
Về cốt truyện: Văn xuôi trước 1975 viết về tự nhiên để ca ngợi sự chinh
phục của con người. Ở đó, thiên nhiên cũng luôn được đề cao và trở thành


19

nguồn cảm hứng bất tận của văn xuôi. Sơn Nam, đã phác thảo bức tranh sinh
động của đời sống miệt vườn, với những giậu mồng tơi, những rừng đước, rừng
mắm, rừng tràm… Nhà văn cũng dựng lại nhiều hình ảnh con người va chạm
thiên nhiên qua những lần tìm tổ ong, bắt rùa, bẫy rắn trong Hương rừng Cà
Mau, Bắt sấu rừng U Minh hạ, Biển cỏ miền Tây… Đất rừng phương Nam của
Đoàn Giỏi miêu tả những rừng tràm bạt ngàn, dải sông mênh mông, cánh đồng
bát ngát, tôm cá đầy ghe, qua các địa danh sông Tiền, sông Hậu đến Kiên Giang
-

Rạch Giá, rồi xuống tận rừng U Minh, đất mũi Cà Mau. Nguyễn Quang Sáng

khắc hoạ thiên nhiên như bà mẹ vĩnh cữu, luôn rộng mở, che chở cho người dân
thốt khỏi vịng vây kẻ thù. Vì vậy, văn xi trước 1975 nhìn nhận thiên nhiên
vừa hoang sơ, khắc nghiệt nhưng vơ cùng trù phú và hồ hợp với con người.
Thiên nhiên được nhìn nhận trong mối quan hệ tương hỗ với con người, chinh
phục thiên nhiên gắn liền với cải tạo thiên nhiên. Sau 1975, văn xi nhìn nhận
tự nhiên và con người trong sự xung đột. Vì vậy, cốt truyện của văn xi chủ yếu
là cốt truyện về những cuộc khai thác, đi săn, sự cỗi cằn.
Cốt truyện nói về việc khai thác tự nhiên: Trong văn xuôi trước 1975,

các tác phẩm miêu tả tả khai thác thiên nhiên trong sự hồ hợp. Ví dụ trong các
sáng tác của các tác giả Nam Bộ như Đoàn Giỏi, Nguyễn Quang Sáng, Hồ Biểu
Chánh, Sơn Nam, … người dân Nam Bộ vận dụng điểm mạnh yếu của dòng
nước vào lao động sản xuất. Họ chủ động hơn trong cơng việc của mình. Tùy
theo trạng thái của dịng nước, con người có thể lựa chọn cơng việc thích hợp,
giảm bớt sức lao động của con người, hay tiến hành cơng việc thuận lợi. Chẳng
hạn nước lớn thì giăng câu, câu cắm, cịn nước rịng thì đào ao, vét bùn, … hoặc
theo chế độ dòng chảy hoặc theo chế độ dịng chảy mà cho thuyền xi ngược
giảm sức chèo chống. Dựa vào chế độ bán nhật triều, người Việt ở Nam Bộ xác
định thời điểm con nước để tận dụng khoảng thời gian quan trọng ấy vào các
hoạt động của mình. Tận dụng chu kỳ con nước hàng ngày (ví như nước lớn,
nước rịng) để đi lại bằng ghe xuồng là vấn đề thiết yếu của cư dân nơi đây.


×