Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Quản lý hoạt động lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên theo hướng đảm bảo chất lượng tại học viện an ninh nhân dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 142 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

HOÀNG TRUNG HIẾU

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG LẤY Ý KIẾN PHẢN HỒI CỦA SINH VIÊN
VỀ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN THEO HƢỚNG
ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG TẠI HỌC VIỆN AN NINH NHÂN DÂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

HOÀNG TRUNG HIẾU

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG LẤY Ý KIẾN PHẢN HỒI CỦA SINH VIÊN
VỀ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN THEO HƢỚNG
ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG TẠI HỌC VIỆN AN NINH NHÂN DÂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số

: 8 14 01 14

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGHIÊM THỊ ĐƢƠNG


HÀ NỘI – 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan
Luận văn sử dụng những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau,
các thông tin đã được chon lọc, phân tích, tổng hợp, xử lý và đưa
vào luận văn đúng quy định. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong
luận văn này hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ
một học vị nào.
Hà Nội, tháng 7 năm 2020
Tác giả luận văn

Hoàng Trung Hiếu

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài “Quản lý hoạt động lấy ý kiến phản
hồi của sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên theo hướng đảm
bảo chất lượng tại Học viện An ninh nhân dân”, tôi đã nhận được rất nhiều
sự giúp đ , t o điều kiện của tập thể an Giám hiệu, các đ n vị ph ng chức
năng, các thầy cô giáo viên tham gia giảng d y. Tôi xin bày tỏ l ng cảm n
chân thành về sự giúp đ đó.
Tơi xin bày tỏ l ng kính trọng và biết n sâu sắc tới TS. Nghiêm Thị
Đư ng - người trực tiếp hướng dẫn khoa học và chỉ bảo cho tôi hồn thành
luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong thực hiện đề tài nhưng chắc chắn
rằng đề tài sẽ c n có những h n chế, thiếu sót. Tơi rất mong nhận được sự góp

ý chân thành của quý thầy cô, đồng nghiệp và những người quan tâm để luận
văn hoàn thiện h n.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn

Hoàng Trung Hiếu

ii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ANND:

An ninh nhân dân

GD&ĐT:

GD&ĐT

GV:

Giảng viên

LYKPH:

Lấy ý kiến phản hồi

SV:


Sinh viên

YKPH:

Ý kiến phản hồi

iii


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan .......................................................................................................... i
Lời cảm n ............................................................................................................ ii
Danh mục các từ viết tắt....................................................................................... iii
Danh mục bảng, biểu đồ, hình………………………………………………….ix
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG LẤY Ý
KIẾN PHẢN HỒI CỦA SINH VIÊN VỀ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY
CỦA GIẢNG VIÊN THEO HƢỚNG ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG Ở
TRƢỜNG ĐẠI HỌC ........................................................................................... 8
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .............................................................. 8
1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới ........................................................ 8
1.1.2. Những nghiên cứu t i Việt Nam ..................................................... 10
1.2. Một số khái niệm cơ bản .................................................................... 13
1.2.1. Quản lý ............................................................................................ 13
1.2.2. Ý kiến phản hồi và ho t động lấy ý kiến phản hồi ......................... 15
1.2.3. Ho t động giảng d y của giảng viên............................................... 16
1.2.4. Chất lượng và đảm bảo chất lượng ................................................. 17
1.2.5. Quản lý ho t động lấy ý kiến phản hồi ........................................... 19
1.2.6. Quản lý ho t động lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về ho t động

giảng d y của giảng viên theo hướng đảm bảo chất lượng ...................... 20
1.3. Hoạt động lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về hoạt động giảng dạy
của giảng viên theo hƣớng đảm bảo chất lƣợng ..................................... 21
1.3.1. Vai trò của ho t động lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về ho t
động giảng d y của giảng viên ................................................................. 21
1.3.2. Mục tiêu, yêu cầu, nguyên tắc ho t động lấy ý kiến phản hồi của
sinh viên về ho t động giảng d y của giảng viên ..................................... 22
1.3.3. Nội dung lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về ho t động giảng d y
của giảng viên ........................................................................................... 23
1.3.4. Cơng cụ, hình thức lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về ho t động
giảng d y của giảng viên .......................................................................... 24
1.3.5. Quy trình tổ chức lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về ho t động
giảng d y của giảng viên .......................................................................... 25

iv


1.3.6. Sử dụng kết quả lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về ho t động
giảng d y của giảng viên .......................................................................... 27
1.4. Nội dung quản lý hoạt động lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về
hoạt động giảng dạy của giảng viên theo hƣớng đảm bảo chất lƣợng .. 27
1.4.1. Xây dựng kế ho ch lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về ho t động
giảng d y của giảng viên .......................................................................... 27
1.4.2. Tổ chức triển khai lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về ho t động
giảng d y của giảng viên .......................................................................... 28
1.4.3. Chỉ đ o ho t động lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về ho t động
giảng d y của giảng viên .......................................................................... 32
1.4.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả ho t động lấy ý kiến phản hồi của sinh
viên về ho t động giảng d y của giảng viên. ............................................ 33
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động lấy ý kiến phản hồi

của sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên theo hƣớng đảm
bảo chất lƣợng ............................................................................................ 35
1.5.1. Yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục đào t o trong tình hình mới .............. 35
1.5.2. Quy định, hướng dẫn, chỉ đ o của lãnh đ o các cấp trong quản lý
ho t động lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về ho t động giảng d y của
giảng viên .................................................................................................. 35
1.5.3. Nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên, sinh
viên ............................................................................................................ 38
1.5.4. Trình độ, năng lực, kinh nghiệm của các lực lượng tham gia lấy ý
kiến phản hồi của sinh viên về ho t động giảng d y của giảng viên........ 38
1.5.5. Các điều kiện đảm bảo cho công tác tổ chức lấy ý kiến phản hồi của
sinh viên về ho t động giảng d y của giảng viên. .................................... 39
Tiểu kết Chƣơng 1 ............................................................................................. 41
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG LẤY Ý KIẾN PHẢN
HỒI CỦA SINH VIÊN VỀ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN
THEO HƢỚNG ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG TẠI HỌC VIỆN AN NINH
NHÂN DÂN ......................................................................................................... 42
2.1. Khái quát về Học viện An ninh nhân dân ........................................ 42
2.1.1. Lịch sử hình thành .......................................................................... 42
2.1.2. Sứ m ng của Học viện .................................................................... 42
2.1.3. Quy mô đào t o ............................................................................... 43
2.1.4. C cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ ................................................... 44
2.1.5. Hệ thống c sở vật chất................................................................... 44
v


2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng .............................................................. 45
2.2.1. Mục đích khảo sát ........................................................................... 45
2.2.2. Đối tượng khảo sát .......................................................................... 45
2.2.3. Nội dung khảo sát ........................................................................... 45

2.2.4. Phư ng pháp khảo sát ..................................................................... 45
2.2.5. Tiêu chí và thang đánh giá .............................................................. 46
2.3. Thực trạng hoạt động lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về hoạt
động giảng dạy của giảng viên theo hƣớng đảm bảo chất lƣợng tại Học
viện An ninh nhân dân .............................................................................. 48
2.3.1. Đánh giá của cán bộ quản lý, giảng viên về ho t động lấy ý kiến
phản hồi của sinh viên về ho t động giảng d y của giảng viên theo hướng
đảm bảo chất lượng ................................................................................... 48
2.3.2. Đánh giá của sinh viên về ho t động lấy ý kiến phản hồi của sinh
viên về ho t động giảng d y của giảng viên theo hướng đảm bảo chất
lượng ......................................................................................................... 56
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về
hoạt động giảng dạy của giảng viên theo hƣớng đảm bảo chất lƣợng tại
Học viện An ninh nhân dân....................................................................... 64
2.4.1. Đánh giá của cán bộ quản lý, giảng viên về quản lý ho t động lấy ý
kiến phản hồi của sinh viên về ho t động giảng d y của giảng viên theo
hướng đảm bảo chất lượng ....................................................................... 64
2.4.2. Đánh giá của sinh viên về quản lý ho t động lấy ý kiến phản hồi
của sinh viên về ho t động giảng d y của giảng viên theo hướng đảm bảo
chất lượng.................................................................................................. 69
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động lấy ý kiến
phản hồi của sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên theo
hƣớng đảm bảo chất lƣợng tại Học viện An ninh nhân dân .................. 71
2.6. Đánh giá chung .................................................................................... 72
2.6.1. Ưu điểm .......................................................................................... 72
2.6.2. H n chế ........................................................................................... 73
2.6.3. Nguyên nhân tồn t i, h n chế ......................................................... 74
Tiểu kết chƣơng 2 .............................................................................................. 76
CHƢƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG LẤY Ý KIẾN
PHẢN HỒI CỦA SINH VIÊN VỀ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG

VIÊN THEO HƢỚNG ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG TẠI HỌC VIỆN AN
NINH NHÂN DÂN .............................................................................................. 77
vi


3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp..................................................... 77
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo quán triệt sâu sắc các quan điểm, đường lối,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về GD&ĐT ..................... 77
3.1.2. Nguyên tắc bám sát mục đích, hướng tới đảm bảo và đổi mới, nâng
cao chất lượng giáo dục đào t o t i Học viện ........................................... 78
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ trong quản lý ho t
động lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về ho t động giảng d y của giảng
viên t i Học viện An ninh nhân dân. ........................................................ 79
3.1.4. Nguyên tắc phát huy tối đa vai tr , trách nhiệm của các lực lượng
tham gia trong quản lý ho t động lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về
ho t động giảng d y của giảng viên ......................................................... 80
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn và bám sát
điều kiện đặc thù của một c sở giáo dục đ i học trong lực lượng Công an
nhân dân .................................................................................................... 81
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động lấy ý kiến phản hồi của sinh viên
về hoạt động giảng dạy của giảng viên theo hƣớng đảm bảo chất lƣợng
tại Học viện An ninh nhân dân ................................................................. 82
3.2.1. Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ
quản lý, giảng viên và sinh viên về ho t động lấy ý kiến phản hồi của sinh
viên về ho t động giảng d y của giảng viên ............................................. 82
3.2.2. Chỉ đ o tiếp tục xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp lý
quy định về ho t động lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về ho t động
giảng d y của giảng viên theo hướng đảm bảo chất lượng ...................... 86
3.2.3. Tổ chức đào t o, bồi dư ng nâng cao năng lực chuyên môn cho đội
ngũ cán bộ chuyên trách thực hiện ho t động lấy ý kiến phản hồi của sinh

viên về ho t động giảng d y của giảng viên. ............................................ 89
3.2.4. Chỉ đ o đẩy m nh ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình
thực hiện lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về ho t động giảng d y của
giảng viên. ................................................................................................. 93
3.2.5. Chỉ đ o xây dựng và thực hiện kế ho ch cải tiến chất lượng sau
ho t động lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về ho t động giảng d y của
giảng viên. ................................................................................................. 97
3.2.6. Đảm bảo các nguồn lực và điều kiện cần thiết cho ho t động lấy ý
kiến phản hồi của sinh viên về ho t động giảng d y của giảng viên theo
hướng đảm bảo chất lượng. ...................................................................... 99
3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất 102
3.3.1. Qui trình khảo nghiệm .................................................................. 102
vii


3.3.2. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện
pháp đề xuất ............................................................................................ 103
Tiểu kết chƣơng 3 ............................................................................................ 110
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 111
1. Kết luận ................................................................................................. 111
2. Kiến nghị ............................................................................................... 114
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào t o...................................................... 114
2.2. Đối với Bộ Công an ......................................................................... 114
2.3 Đối với Học viện An ninh nhân dân ................................................. 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 116
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 120

viii



DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH
Hình 1. 1. Quy trình Tổ chức LYKPH của SV về ho t động giảng d y của GV
......................................................................................................................... 25
ảng 2. 1. Ý nghĩa giá trị trung bình .............................................................. 47
iểu đồ 2. 2. Thực tr ng nhận thức về tầm quan trọng của ho t động LYKPH
của SV về ho t động giảng d y của GV ......................................................... 48
ảng 2. 3. Thực tr ng thực hiện mục tiêu ho t động LYKPH của SV về ho t
động giảng d y của GV ................................................................................... 49
ảng 2. 4. Thực tr ng thực hiện nội dung LYKPH của SV về ho t động ...... 51
ảng 2. 5. Thực tr ng về hình thức tổ chức ho t động LYKPH của SV về ... 52
ảng 2. 6. Thực tr ng quy trình tổ chức ho t động LYKPH của SV về ho t
động giảng d y của GV ................................................................................... 53
ảng 2. 7. Thực tr ng về sử dụng kết quả ho t động LYKPH của SV về ho t
động giảng d y của GV ................................................................................... 55
iểu đồ 2. 8. Nhận thức của SV về tầm quan trọng của ho t động LYKPH của
SV về ho t động giảng d y của GV ................................................................ 57
ảng 2. 9. Thực tr ng thực hiện mục tiêu ho t động LYKPH của SV về ho t
động giảng d y của GV (khảo sát SV) ............................................................ 58
ảng 2. 10. Thực tr ng thực hiện nội dung LYKPH của SV về ho t động
giảng d y của GV (khảo sát SV) ..................................................................... 59
ảng 2. 11. Thực tr ng về hình thức tổ chức ho t động LYKPH của SV về
ho t động giảng d y của GV (khảo sát SV) .................................................... 60
ảng 2. 12. Thực tr ng về quy trình tổ chức ho t động LYKPH của SV về
ho t động giảng d y của GV (khảo sát SV) .................................................... 61
iểu đồ 2. 13. Thực tr ng sử dụng kết quả LYKPH của sinh viên về ho t
động giảng d y của giảng viên (khảo sát SV) ................................................ 63
ảng 2. 14. Thực tr ng về xây dựng kế ho ch ho t động LYKPH của SV về
ho t động giảng d y của GV ........................................................................... 64
ảng 2. 15. Thực tr ng về tổ chức triển khai thực hiện ho t động LYKPH của
SV về ho t động giảng d y của GV ................................................................ 65

ảng 2. 16. Thực tr ng chỉ đ o ho t động LYKPH của SV về ho t động giảng
d y của GV ...................................................................................................... 67
ảng 2. 17. Thực tr ng về kiểm tra, đánh giá ho t động LYKPH của SV về
ho t động giảng d y của GV ........................................................................... 68
ảng 2. 18. Thực tr ng về tổ chức triển khai thực hiện ho t động LYKPH của
SV về ho t động giảng d y của GV (khảo sát SV) ......................................... 69
ảng 2. 19. Thực tr ng về các yếu tố ảnh hưởng đến ho t động LYKPH của
SV về ho t động giảng d y của GV ................................................................ 71

ix


ảng 3. 1. Ý nghĩa giá trị trung bình mức độ cấp thiết và mức độ khả thi ... 102
ảng 3. 2.Tính cấp thiết của các biện pháp quản lý ho t động lấy ý kiến phản
hồi của sinh viên về ho t động giảng d y của giảng viên ............................. 103
ảng 3. 3. Tính khả thi của các biện pháp quản lý ho t động lấy ý kiến phản
hồi của sinh viên về ho t động giảng d y của giảng viên ............................. 105
ảng 3. 4. Mối tư ng quan về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp
được đề xuất .................................................................................................. 107
iểu đồ 3. 5. Mối tư ng quan giữa mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của
các biện pháp được đề xuất ........................................................................... 108

x


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Đối với mỗi quốc gia, dân tộc, GD&ĐT đóng một vai tr quan trọng, là
động lực thúc đẩy, nguồn lực căn bản cho sự phát triển bền vững. T i Việt

Nam, quan điểm này đã được thấm nhuần, trở thành chính sách quan trọng
hàng đầu, được dành sự quan tâm đặc biệt trong suốt chiều dài lịch sử, từ thời
phong kiến với tuyên ngôn nổi tiếng “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia.
Nguyên khí mạnh thì thế nước cường. Ngun khí suy thì thế nước tàn”, tới
thời kì xây dựng đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội với nhấn m nh của Chủ
tịch Hồ Chí Minh “Bây giờ xây dựng kinh tế, khơng có cán bộ khơng làm
được. Khơng có giáo dục, khơng có cán bộ thì cũng khơng nói gì đến kinh tế,
văn hóa. Trong việc đào tạo cán bộ, giáo dục là bước đầu”. Do đó, yêu cầu
tất yếu đối với các quốc gia trên thế giới nói chung và với Việt Nam nói riêng
là cần có sự đầu tư thích đáng để phát triển GD&ĐT.
Ngày 4 tháng 11 năm 2013, Hội nghị Trung ư ng 8 (khóa XI) đã thông
qua Nghị quyết số 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, tồn diện GD&ĐT, đáp
ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Nghị quyết 29 đã đánh giá
khách quan, toàn diện các thành tựu và h n chế của GD&ĐT sau khi triển
khai thực hiện Nghị quyết Trung ư ng 2 khóa VIII và các chủ trư ng của
Đảng, Nhà nước về định hướng chiến lược phát triển giáo dục-đào t o trong
thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đ i hóa. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, với
sự phát triển m nh mẽ của khoa học cơng nghệ, hình thành xã hội tri thức
cũng như tác động của xu thế toàn cầu hóa đã đặt ra u cầu khơng nhỏ về đổi
mới GD&ĐT để đáp ứng những yêu cầu và đ i hỏi của thời đ i mới.
1


Với mục tiêu đổi mới GD&ĐT nhằm thích ứng với những biến chuyển
của tình hình mới, Nghị quyết 29 cũng đã đưa ra các nhóm nhiệm vụ và giải
pháp, đặc biệt là “Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo
đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ
sở giáo dục, đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng”. Một trong những nội
dung quan trọng của nhóm giải pháp này đó là “Đổi mới cơ chế tiếp nhận và

xử lý thông tin trong quản lý giáo dục, đào tạo. Thực hiện cơ chế người học
tham gia đánh giá hoạt động giáo dục, đào tạo; nhà giáo tham gia đánh giá
cán bộ quản lý; cơ sở giáo dục, đào tạo tham gia đánh giá cơ quan quản lý
nhà nước...”. Thực tiễn đã chỉ ra rằng, trong thời đ i ngày nay, ho t động lấy
ý kiến phản hồi của các bên liên quan đóng một vai tr quan trọng đối với
tồn Ngành Giáo dục nói chung và với mỗi c sở giáo dục nói riêng. Đây là
những thơng tin quý giá để các c sở giáo dục hoàn thiện các mặt cơng tác
của mình, có kế ho ch cải tiến để cung cấp cho cộng đồng những sản phẩm
đào t o có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của xã hội. H n nữa, ho t động
lấy ý kiến phản hồi c n thể hiện tính dân chủ trong giáo dục khi các bên liên
quan có thể đưa ra những ý kiến đánh giá của mình cho các dịch vụ giáo dục
được thụ hưởng. Có thể khẳng định, ho t động lấy ý kiến phản hồi là một mặt
công tác quan trọng giúp các c sở giáo dục triển khai có hiệu quả nội dung
đổi mới giáo dục.
Trong lực lượng Công an nhân dân, để triển khai thực hiện có hiệu quả
Nghị quyết 29, ngày 28/10/2014 Đảng ủy Công an Trung ư ng đã ban hành
Nghị quyết số 17-NQ/ĐUCA (Nghị quyết 17) và ộ trưởng

ộ Công an ký

ban hành Chỉ thị số 13/CT- CA (Chỉ thị 13) về đổi mới căn bản, tồn diện
GD&ĐT trong Cơng an nhân dân. Nghị quyết số 17 và Chỉ thị 13 đã xác định
rõ quan điểm chỉ đ o, những mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể và các nhiệm
vụ, giải pháp c bản nhằm đổi mới căn bản, toàn diện công tác GD&ĐT trong
Công an nhân dân.
2


Với vai tr là trường trọng điểm của ộ Công an, Học viện ANND đã
xác định GD&ĐT là nhiệm vụ quan trọng cần phải hoàn thành để thực hiện sứ

m ng của mình: “Học viện ANND có sứ mệnh cung cấp cho ngành Công an
và xã hội các sản phẩm đào tạo, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển
giao công nghệ phục vụ sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an
tồn xã hội và góp phần vào cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong
xu thế hội nhập quốc tế...”. Thực hiện theo tinh thần của Nghị quyết 29 cũng
như các văn bản chỉ đ o của cấp trên, Học viện ANND đã tiến hành các ho t
động, các mặt công tác trên nhiều lĩnh vực của Nhà trường, với mục tiêu đổi
mới tồn diện, căn bản về GD&ĐT. Trong đó, Học viện đã triển khai ho t
động LYKPH của SV về ho t động giảng d y của GV để phục vụ cho quá
trình cải tiến chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai ho t
động lấy ý kiến phản hồi, Học viện ANND c n gặp nhiều khó khăn, tồn t i,
đ i hỏi cần phải giải quyết kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của
công tác này, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong xu thế hiện nay.
Xuất phát từ những lý do trên, học viên đã lựa chọn nghiên cứu đề tài
“Quản lý hoạt động lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về hoạt động giảng
dạy của giảng viên theo hướng đảm bảo chất lượng tại Học viện An ninh
nhân dân”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên c sở lý luận và thực tr ng về quản lý ho t động LYKPH của SV
về ho t động giảng d y của GV t i Học viện ANND, luận văn đề xuất một số
biện pháp quản lý ho t động LYKPH của SV về ho t động giảng d y của GV
theo hướng đảm bảo chất lượng đào t o t i Học viện ANND nhằm nâng cao
chất lượng đào t o của Học viện, đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu

3


Ho t động LYKPH của SV về ho t động giảng d y của GV theo hướng

đảm bảo chất lượng.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý ho t động LYKPH của SV về ho t động giảng d y của GV theo
hướng đảm bảo chất lượng t i Học viện ANND.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Cần có biện pháp nào để quản lý ho t động LYKPH của SV về ho t động
giảng d y của GV theo hướng đảm bảo chất lượng t i Học viện ANND đem
l i hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng đào t o của Học viện ANND?
5. Giả thuyết khoa học
Ho t động LYKPH của SV về ho t động giảng d y của GV là công tác
quan trọng, đã được triển khai t i Học viện ANND trong nhiều năm và đã
đem l i những kết quả nhất định. Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu của đổi mới
giáo dục nhằm đảm bảo chất lượng của ho t động d y học thì ho t động
LYKPH của SV về ho t động giảng d y của GV t i Học viện ANND c n có
những h n chế nhất định. Nếu đề xuất và áp dụng các biện pháp quản lý ho t
động LYKPH của SV về ho t động giảng d y của GV theo hướng đảm bảo
chất lượng phù hợp h n sẽ góp phần nâng cao chất lượng q trình đào t o
t i Học viện.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích trên, nhiệm vụ của luận văn là:
- Hệ thống hóa c sở lý luận về quản lý ho t động LYKPH và LYKPH
của SV về ho t động giảng d y của GV theo hướng đảm bảo chất lượng.
- Khảo sát, đánh giá thực tr ng ho t động LYKPH và quản lý ho t động
LYKPH của SV về ho t động giảng d y của GV theo hướng đảm bảo chất
lượng t i Học viện ANND.

4


- Đề xuất một số biện pháp quản lý ho t động LYKPH của SV về ho t

động giảng d y của GV theo hướng đảm bảo chất lượng t i Học viện ANND.
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
7.1. Đối tượng khảo sát
Cán bộ quản lý, giảng viên Học viện; sinh viên Học viện thuộc các khóa:
D48 (2016), D49 (2017), D50 (2018), D51 (2019) và tham khảo một số ý
kiến của các chuyên gia. Các đối tượng được lựa chọn khảo sát có sự đa
d ng về chức vụ lãnh đ o, quản lý, chức danh, học hàm, học vị, chuyên
môn, chuyên ngành, độ tuổi và thâm niên công tác… Tổng số đối tượng
khảo sát bao gồm 250 người, trong đó có 170 lãnh đ o, cán bộ quản lý,
giảng viên và 80 sinh viên.
7.2. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 9 năm học 2017 - 2018 đến nay.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài sử dụng kết hợp các phư ng
pháp nghiên cứu sau:
8.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Mục đích: nhằm thu thập những thơng tin về các vấn đề có liên quan đến
đề tài làm c sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu.
- Công cụ: Thông tin, số liệu, tài liệu của các nghiên cứu trong và ngoài
nước đã cơng bố.
- Cách thức tiến hành: tìm hiểu, thu thập, đọc, nghiên cứu, phân tích, tổng
hợp, khái qt hóa các tài liệu có liên quan ở trong và ngồi nước.
8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
8.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

5


Tác giả xây dựng các mẫu phiếu trưng cầu ý kiến nhằm thu thập thông tin
từ cán bộ quản lý, GV, SV Học viện ANND về thực tr ng ho t động LYKPH

của SV và quản lý ho t động LYKPH của SV về ho t động giảng d y của
GV, từ đó tìm ra những ưu điểm, h n chế và nguyên nhân của thực tr ng.
ảng hỏi được xây dựng với các câu hỏi đóng và mở để khảo sát ý kiến
các cán bộ quản lý, GV và SV Học viện ANND.
8.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Trao đổi trực tiếp với một số cán bộ quản lý, GV, SV của Học viện nhằm
bổ sung thêm các thông tin thu được từ phư ng pháp điều tra.
8.2.3. Phương pháp quan sát
Quan sát các ho t động và kỹ năng thực hiện các phư ng pháp và kĩ thuật
LYKPH của SV về ho t động giảng d y của GV của cán bộ chuyên trách làm
nhiệm vụ LYKPH t i Học viện ANND.
8.2.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Tiến hành nghiên cứu, tiếp thu các kinh nghiệm quản lý ho t động LYKPH
của SV về ho t động giảng d y của GV của các trường đ i học trong nước và
quốc tế, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho việc quản lý đ t hiệu quả.
8.2.5. Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia
Tác giả hỏi ý kiến chuyên gia bằng các phiếu hỏi với các nhà khoa học,
các chuyên gia về giáo dục học, tâm lý học, quản lý giáo dục... Việc lấy ý
kiến chuyên gia tổ chức theo cách trao đổi trực tiếp và xin ý kiến đóng góp
bằng văn bản.
8.3. Phương pháp bổ trợ
Sử dụng thống kê toán học để xử lý các kết quả nghiên cứu về định lượng
(lập bảng phân phối tần số, tính điểm trung bình cộng) và định tính.
Sử dụng các phần mềm tin học.

6


Sử dụng mơ hình, s đồ, đồ thị để biễu diễn và so sánh…
9. Những đóng góp của đề tài

9.1. Ý nghĩa lý luận
Tổng kết lý luận về quản lý ho t động LYKPH của SV về ho t động
giảng d y của GV theo hướng đảm bảo chất lượng, chỉ ra những thành công
và mặt h n chế, cung cấp c sở lý luận cho đề tài.
9.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn tiến hành điều tra, khảo sát, thu thập thông tin về ho t động
LYKPH của SV về ho t động giảng d y của GV t i Học viện ANND đồng
thời đưa ra nhận xét tổng thể về thực tr ng của ho t động này. Trên c sở đó,
luận văn đề xuất các biện pháp khả thi giúp các nhà quản lý nâng cao chất
lượng ho t động LYKPH của SV về ho t động giảng d y của GV theo hướng
đảm bảo chất lượng t i Học viện ANND.
10. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và
các phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chư ng:
Chƣơng 1: C sở lý luận về quản lý ho t động LYKPH của SV về ho t
động giảng d y của GV theo hướng đảm bảo chất lượng ở trường đ i học.
Chƣơng 2: Thực tr ng quản lý ho t động LYKPH của SV về ho t động
giảng d y của GV theo hướng đảm bảo chất lượng t i Học viện ANND.
Chƣơng 3: Các biện pháp quản lý ho t động LYKPH của SV về ho t
động giảng d y của GV theo hướng đảm bảo chất lượng t i Học viện ANND.

7


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG LẤY Ý KIẾN PHẢN HỒI
CỦA SINH VIÊN VỀ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN
THEO HƯỚNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới

Trong lịch sử GDDH, một số trường đ i học t i châu Âu là những n i
đầu tiên tiến hành ho t động đánh giá của SV về ho t động giảng d y của GV.
T i thời điểm đó, hình thức d y học phổ biến vẫn là thầy đọc – trò chép, ít có
sự tư ng tác qua l i giữa người d y và người học, SV chỉ có hai hình thức chủ
yếu để đánh giá GV. Thứ nhất là phản hồi thông qua một tổ chức do nhà
trường lập ra đó là Ủy ban SV. Sinh viên sẽ theo dõi lịch trình giảng d y của
các giảng viên, nếu thấy hiện tượng không tuân thủ theo lịch giảng sẽ phản
hồi l i tới Ủy ban. Thứ hai là hình thức gián tiếp thơng qua số lượng SV đóng
học phí. Điều này có nghĩa GV nào có nhiều SV lựa chọn chứng tỏ GV đó
được SV đánh giá cao. Có thể nói, chất lượng giảng d y của GV đã được
đánh giá một cách s khai qua hai hình thức này (theo Rashdall, 1936) [34].
Vào khoảng giữa thế kỷ XX, Herman Remmers (đ i học Purdue, Hoa
Kỳ) cùng các cộng sự đã tiến hành một lo t nghiên cứu về ho t động LYKPH
của SV. Các nghiên cứu này đã đặt nền tảng bước đầu về lĩnh vực LYKPH
nói chung và LYKPH của SV về ho t động giảng d y của GV nói riêng [39].
Một số nghiên cứu tiêu biểu của ơng có thể kể đến như: “Mối liên hệ giữa kết
quả học tập của SV và đánh giá GV” (1930), “Độ tin cậy của việc lấy ý kiến
SV để đánh giá GV” (1934), “So sánh sự khác biệt giữa ý kiến của SV tốt
nghiệp và cựu SV” (1951)…
Cuối những năm 1950, một số vấn đề bắt đầu xuất hiện đối với GDĐH.
Chư ng trình đào t o khơng cịn bắt kịp xu hướng của thời đ i, không đáp

8


ứng được yêu cầu sử dụng nguồn nhân lực của các đối tượng tuyển dụng;
phư ng pháp giảng d y cứng nhắc, thụ động của GV làm mất khả năng tự
chủ, sáng t o của SV; sự hỗ trợ của nhà trường khơng đáp ứng được u cầu
của SV… Chính những nguyên nhân này đã thúc đẩy ý thức của SV về vai
trị của mình đối với q trình giảng d y – học tập. Họ yêu cầu những thay

đổi từ phía nhà trường, tăng tính chủ động của sinh viên, cải tiến đổi mới
chư ng trình cho phù hợp với xu thế phát triển của thời đ i cũng như có
quyền tham gia vào ho t động quản lý của nhà trường. Trong đó, ho t động
đóng góp ý kiến về chư ng trình đào t o cũng như chất lượng giảng d y của
GV là một trong những giải pháp chủ đ o thể hiện quyền và trách nhiệm của
sinh viên với ho t động đào t o cũng như đối với chính tư ng lai sau khi ra
trường của mình [30], [34].
Những sự thay đổi trên đã t o được nhiều hiệu ứng tích cực. Tới những
năm 70 của thế kỷ XX, các trường đ i học đã xây dựng được một hệ thống
quản lý khá hoàn chỉnh, trong đó bao gồm quản lý ho t động LYKPH của SV
về ho t động giảng d y của GV. Dựa trên quy mơ và tình hình thực tế của
mỗi c sở giáo dục, ho t động LYKPH của SV về ho t động giảng d y của
GV được tổ chức với nhiều hình thức và nội dung đa d ng. Càng ngày, ho t
động LYKPH của SV về ho t động giảng d y của GV l i càng được các c sở
giáo dục đ i học coi trọng, bởi theo John A. Centra (1993), có ba kênh thông
tin được coi là đáng tin cậy được dùng để đánh giá năng lực của một giảng
viên. Đó là thơng tin từ nhà lãnh đ o, quản lý trực tiếp (Trưởng đ n vị giảng
d y), thông tin từ đồng nghiệp, cộng sự cùng hợp tác và thông tin từ chính SV
theo học. Trong đó, thơng tin phản hồi từ SV được đánh giá là khá chuẩn xác
do SV là người trực tiếp thụ hưởng trong quá trình giảng d y của GV, cũng
như có một thời gian tư ng đối tiếp xúc với GV trong quá trình lên lớp [34].
Căn cứ vào hướng nghiên cứu này, các cơng trình khoa học ở giai đo n sau
tiếp tục đi sâu khai thác và làm rõ thêm cả về mặt lý luận và thực tiễn.
9


Trên thế giới, nhiều học giả, nhà nghiên cứu đã cơng bố các cơng trình
khoa học nghiên cứu về ho t động LYKPH nói chung và ho t động LYKPH
của SV về ho t động giảng d y của GV nói riêng. Tiêu biểu trong số đó có thể
kể đến một số cơng trình như: “The handbook of multisource feedback” của

David W. Bracken, Carol W. Timmreck, Allen H. Church; “The Cambridge
handbook of instructional feedback” của Anastasiya A. Lipnevich và Jeffrey
K. Smith; “Using student feedback to improve teaching, changing practices
in evaluating teaching” của Michele Marincovic. Các nghiên cứu trên đã làm
sáng tỏ những vấn đề lý luận về ho t động LYKPH, chỉ ra vai trò quan trọng
của ho t động LYKPH, cũng như đưa ra nhiều khuyến nghị, giải pháp nâng
cao hiệu quả của ho t động này.
T i Ấn Độ, Hội đồng Đánh giá và Kiểm định Quốc gia (NAAC) ban
hành mơ hình chung cho ho t động LYKPH của SV. Theo đó, các c sở giáo
dục đ i học, tùy thuộc vào tình hình hiện t i của mình, sẽ triển khai ho t động
LYKPH theo mơ hình ba bước của NAAC. ước thứ nhất là thiết kế các bảng
biểu, mẫu hỏi, đưa ra nội dung, mục tiêu và phư ng pháp LYKPH. ước thứ
hai, bộ phận đảm bảo chất lượng của các trường sẽ lên danh sách các giảng
viên được LYKPH, cơng bố thời gian, lịch trình tiến hành. ước thứ ba, ho t
động LYKPH được tổ chức thực hiện, xử lý và công bố thông tin, đồng thời
phản hồi l i thông tin thu thập được tới hai kênh là nhà trường và SV, từ đó
có c sở để đưa ra các giải pháp khắc phục tồn t i, h n chế. Tác giả Arkalgud
Ramaprasad là người tiên phong trong nghiên cứu vấn đề này t i Ấn Độ, tiêu
biểu là những tác phẩm: “On the definition of feedback” và “The role of
feedback in organizational change: A review and redefinition”.
1.1.2. Những nghiên cứu tại Việt Nam
T i Việt Nam, dấu mốc đầu tiên về việc triển khai ho t động LYKPH là
khi Bộ GD&ĐT ban hành Quyết định số 38/2004/QĐ- GD&ĐT năm 2004 về

10


việc ban hành Quy định t m thời về kiểm định chất lượng trường đ i học. Đây
là c sở quan trọng để các c sở giáo dục đ i học t i Việt Nam có những thay
đổi cần thiết trên mọi mặt ho t động, vừa để đáp ứng các tiêu chuẩn, cũng như

bắt kịp với sự biến chuyển của thời đ i. Trong đó, ho t động LYKPH của SV
về ho t động giảng d y của GV đóng một vai trị quan trọng để đánh giá chất
lượng giảng d y của GV, góp phần hồn thành mục tiêu giáo dục.
Song song với việc triển khai ho t động LYKPH của SV về ho t động
giảng d y của GV t i các c sở giáo dục đ i học, các học giả, nhà nghiên cứu
đã tiến hành nhiều nghiên cứu để làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn
của ho t động này. Một trong những cơng trình nghiên cứu đầu tiên là của tác
giả Nguyễn Thị Kim Dung vào năm 1999: “Khảo sát khả năng có thể sử dụng
ý kiến phản hồi của sinh viên trong trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ
Chí Minh”. Trong cơng trình nghiên cứu này, tác giả đã tiến hành khảo sát,
phân tích số liệu và đưa ra các kết quả có liên quan tới giá trị, độ tin cậy của ý
kiến SV trong đánh giá giảng d y của GV. Hầu hết các ý kiến từ các nhà quản
lý và giảng viên cho rằng ý kiến phản hồi của SV là một kênh tham khảo đáng
tin cậy và có giá trị trong việc đánh giá năng lực giảng d y của GV [9].
Vào năm 2004 – 2005, Tiến sĩ Vũ Thị Phư ng Anh, trong đề án “Thí
điểm đánh giá chất lượng giảng dạy bậc đại học tại Đại học Quốc gia Thành
phố Hồ Chí Minh” đã chỉ ra những giá trị quan trọng của ý kiến SV trong
việc đánh giá ho t động giảng d y của GV cũng như vai tr của các ý kiến
này đối với công tác nâng cao chất lượng giảng d y và quản lý ho t động giáo
dục đào t o trong nhà trường [1].
Ho t động này tiếp tục là chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu tiếp tục
tìm tịi, khảo sát, phân tích và đánh giá. Tiêu biểu trong số đó có thể kể đến
những cơng trình như: “Tác động của việc lấy ý kiến phản hồi từ sinh viên tới
hoạt động giảng dạy tại trường Đại học Dân lập Văn Lang” của tác giả

11


Hồng Trọng Dũng, “Thực trạng quản lý cơng tác lấy ý kiến SV về hoạt động
giảng dạy của GV tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả

Nguyễn Thị Mỹ Ngọc, “Tác động của YKPH của SV về hoạt động giáo dục
đến công tác quản lý đào tạo đại học ở Đại học Quốc gia Hà Nội” của tác
giả Vư ng Thị Phư ng Thảo. Các cơng trình khoa học này tiếp tục khẳng
định vai trị quan trọng của ho t động LYKPH của SV về ho t động giảng d y
của GV đối với ho t động giáo dục đào t o của mỗi c sở giáo dục đ i học, từ
đó đưa ra nhiều khuyến nghị, giải pháp nâng cao chất lượng đào t o đối với
giáo dục đ i học nói chung và đối với mỗi trường đ i học nói riêng.
Trong lực lượng Công an nhân dân, ho t động LYKPH đã được triển
khai rộng rãi t i các c sở giáo dục đ i học, t o sự chuyển biến nhất định
trong ho t động giáo dục của các nhà trường. Một số hội thảo, tọa đàm, hội
nghị, s kết được tổ chức để đánh giá, nhìn nhận l i quá trình thực hiện
LYKPH nói chung và LYKPH của SV về ho t động giảng d y của GV nói
riêng. T i các hội nghị, hội thảo, các nhà khoa học đã trình bày các nghiên
cứu, bài viết khoa học có giá trị, như trong Kỷ yếu hội nghị “S kết 01 năm
ho t động LYKPH từ người học và Công an các đ n vị, địa phư ng” năm
2017 có các bài viết: “Hoạt động LYKPH từ người học tại Học viện Cảnh sát
nhân dân góp phần thực hiện thành công mục tiêu trở thành cơ sở giáo dục
trọng điểm quốc gia” của GS.TS Nguyễn Xuân Yêm hay “Một số ý kiến về
hoạt động LYKPH góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại Học viện
ANND” của Tiến sĩ Phan Anh Tuấn. Trong Kỷ yếu hội nghị “S kết 03 năm
ho t động LYKPH từ người học và Công an, Cảnh sát Ph ng cháy chữa cháy
các đ n vị, địa phư ng” năm 2018 của Trường Đ i học Ph ng cháy chữa
cháy tập hợp nhiều bài viết tiêu biểu nghiên cứu về ho t động LYKPH nói
chung cũng như LYKPH của SV về ho t động giảng d y của GV nói riêng, có
thể kể đến đó là “LYKPH từ người học và Cơng an, Cảnh sát Phịng cháy
chữa cháy các đơn vị, địa phương đã góp phần nâng cao chất lượng đào tạo
12


của Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy” của PGS.TS Nguyễn M nh Hà,

hay bài viết “Khảo sát ý kiến của sinh viên, cựu sinh viên, đơn vị sử dụng lao
động và công tác đảm bảo chất lượng đào tạo ở trường đại học” của PGS.TS
Ph m Kim Chung. ên c nh các bài viết khoa học đăng trong kỉ yếu hội nghị,
các nhà khoa học trong lực lượng Công an nhân dân đã có nhiều bài báo viết
về ho t động LYKPH của SV về ho t động giảng d y của GV như “Nâng cao
hiệu quả LYKPH của người học về hoạt động giảng dạy của giáo viên tại Học
viện ANND” của tác giả Trần Thị Thanh Nhàn, Chu Tuấn Hưng (2016),
“Nâng cao chất lượng khảo sát LYKPH của học viên và chuẩn đầu ra của
Trường Đại học ANND” của tác giả Ngô Nhất Phong (2017), “LYKPH từ học
viên về hoạt động giảng dạy của GV góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy
tại Học viện ANND” của tác giả Phan Anh Tuấn (2018).
Các cơng trình khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu về ho t động
LYKPH của SV về ho t động giảng d y của GV đã bàn về nhiều khía c nh cả
về lý luận lẫn thực tiễn của ho t động này. Các nghiên cứu này đã đánh giá
những tác động và nhấn m nh tới vai tr , tầm quan trọng YKPH của SV trong
việc nâng cao chất lượng giảng d y của GV cũng như nâng cao chất lượng
giáo dục đ i học t i mỗi nhà trường. Tuy nhiên, xét trên phư ng diện quản lý
ho t động LYKPH của SV về ho t động giảng d y của GV theo hướng đảm
bảo chất lượng, các nghiên cứu vẫn chưa đi sâu phân tích làm thế nào để nâng
cao hiệu quả cho ho t động này, cũng như cần sử dụng kết quả của ho t động
LYKPH của SV về ho t động giảng d y của GV như thế nào cho hợp lý nhằm
nâng cao chất lượng GD&ĐT t i mỗi c sở giáo dục, đặc biệt với các c sở
giáo dục đ i học trong lực lượng Công an nhân dân.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lý
Trong mọi ho t động của đời sống xã hội, con người khơng thể tự mình
hồn thành tất cả nhiệm vụ mà không cần đến sự hỗ trợ của các thành viên
13



×