Tải bản đầy đủ (.pdf) (229 trang)

Truyện Cổ Dân Gian Có Yếu Tố Phật Giáo Của Việt Nam Và Myanmar Nghiên Cứu Theo Hướng Tiếp Cận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 229 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Hữu Nghĩa

TRUYỆN CỔ DÂN GIAN CĨ YẾU TỐ PHẬT GIÁO
CỦA VIỆT NAM VÀ MYANMAR
NGHIÊN CỨU THEO HƯỚNG TIẾP CẬN BỐI CẢNH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM

Thành phố Hồ Chí Minh - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Hữu Nghĩa

TRUYỆN CỔ DÂN GIAN CĨ YẾU TỐ PHẬT GIÁO
CỦA VIỆT NAM VÀ MYANMAR
NGHIÊN CỨU THEO HƯỚNG TIẾP CẬN BỐI CẢNH

Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số

: 62 22 01 21

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. Hồ Quốc Hùng


2. PGS.TS. Phan Thị Thu Hiền

Thành phố Hồ Chí Minh - 2018


LỜI CAM ĐOAN

Nghiên cứu sinh xin cam đoan luận án này là cơng trình nghiên cứu của
cá nhân. Các minh chứng và số liệu, các phân tích và kết luận khoa học được
trình bày trong luận án là trung thực. Trong đó, có một số nội dung nghiên cứu
đã được công bố trong các bài báo khoa học của tác giả, các nội dung còn lại
trong luận án chưa từng được cơng bố dưới bất kì hình thức nào.
Tơi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Tác giả

Nguyễn Hữu Nghĩa


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục các kí hiệu, chữ viết tắt
DẪN NHẬP .......................................................................................................... 1 
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 2 
3. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2 
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 15 
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 18 

6. Đóng góp của luận án .................................................................................. 20 
7. Bố cục của luận án ...................................................................................... 21 
NỘI DUNG......................................................................................................... 22 
Chương 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ...................................................... 22 
1.1. Cơ sở khoa học của hướng nghiên cứu bối cảnh ..................................... 22 
1.1.1. Nghiên cứu folklore và sự ra đời của hướng nghiên cứu
bối cảnh ........................................................................................... 22 
1.1.2. Nghiên cứu bối cảnh: một số định hướng mang tính
phương pháp luận............................................................................ 33 
1.2. Những nét chính về văn hóa của Myanmar và Việt Nam ........................ 41 
1.2.1. Văn hóa tộc người ............................................................................. 41 
1.2.2. Văn hóa Phật giáo ............................................................................. 43 
1.3. Vấn đề tư liệu về đối tượng nghiên cứu ................................................... 47 
1.3.1. Nguồn tư liệu ..................................................................................... 47 


1.3.2. Nguyên tắc tiếp cận tư liệu diễn xướng ............................................ 50 
1.3.3. Vị trí – vai trị của tư liệu văn bản .................................................... 51 
1.3.4. Vấn đề phân loại đối tượng nghiên cứu ............................................ 52 
Chương 2. BỐI CẢNH VĂN HÓA DÂN TỘC - CÁC ĐỀ MỤC
BẢO LƯU TRUYỆN CỔ DÂN GIAN CÓ YẾU TỐ
PHẬT GIÁO ................................................................................. 64 
2.1. Người kể chuyện và vốn truyện kể .......................................................... 64 
2.1.1. Người kể chuyện ............................................................................... 64 
2.1.2. Vốn truyện kể .................................................................................... 68 
2.2. Văn bản ghi chép và sự kiện kể chuyện ................................................... 70 
2.2.1. Văn bản ghi chép ............................................................................... 70 
2.2.2. Sự kiện kể chuyện ............................................................................. 72 
2.3. Sinh hoạt đời thường và hoạt động văn nghệ........................................... 74 

2.3.1. Sinh hoạt đời thường ......................................................................... 74 
2.3.2. Hoạt động văn nghệ .......................................................................... 78 
2.4. Một số hiện tượng trong thực tế bảo lưu truyện kể theo các chủ đề
của Phật giáo ........................................................................................... 83 
2.4.1. Việc nhấn mạnh chủ đề răn ác khuyến thiện và qui luật vô
thường của kiếp người – một mẫu số chung của TCDGCYTPG
ở Myanmar và Việt Nam ................................................................ 83 
2.4.2. Việc đề cao giới đức trong truyện kể của người Myanmar gắn
liền với sự tơn vinh hình tượng người đàn ơng .............................. 85 
2.4.3. Việc đề cao thiên tính trong truyện kể của người Việt Nam gắn
liền với việc tơn vinh hình tượng người phụ nữ ............................. 87 
Chương 3.

BỐI CẢNH DIỄN XƯỚNG - ĐẶC ĐIỂM VÀ MỐI
QUAN HỆ GIỮA TRUYỆN CỔ DÂN GIAN CÓ YẾU
TỐ PHẬT GIÁO VỚI CÁC YẾU TỐ CỦA TÌNH
HUỐNG GIAO TIẾP ................................................................. 96 


3.1. TCDGCYTPG từ văn bản cố định hóa đến văn bản diễn hóa trong
bối cảnh diễn xướng ................................................................................ 96 
3.1.1. Từ tiềm năng nghĩa đến tiềm năng bối cảnh của truyện kể ............ 96 
3.1.2. Từ cấu trúc tự sự được biên soạn lại đến cấu trúc tự sự trong
ngôn bản diễn kể thực tế ............................................................... 107 
3.1.3. Từ khả năng bao quát hạn hẹp theo tiêu chuẩn chung của
bối cảnh văn hóa cộng đồng đến sự diễn hóa qua các sự kiện
giao tiếp cụ thể .............................................................................. 111 
3.2. TCDGCYTPG với các nhân tố tham gia giao tiếp ................................ 118 
3.2.1. Truyện kể với vai trò sáng tạo của người kể chuyện ...................... 118 
3.2.2. Truyện kể trong mối tương tác giữa người kể chuyện và

người tham dự ................................................................................. 131 
Chương 4. MỘT VÀI MẪU PHÂN TÍCH BỐI CẢNH DIỄN XƯỚNG
CỤ THỂ CỦA TRUYỆN CỔ DÂN GIAN CÓ YẾU TỐ
PHẬT GIÁO ............................................................................. 141 
4.1. Tiết mục diễn xướng truyện kể Tên tướng cướp vô não ........................ 143 
4.1.1. Hồ sơ dữ liệu tiết mục diễn xướng ............................................... 143 
4.1.2. Phân tích sự kiện kể chuyện ......................................................... 144 
4.1.3. Phân tích diễn biến các tương tác xã hội và vai trò của
truyện kể trong sự kiện giao tiếp .................................................. 147 
4.1.4. Một vài ghi nhận về người cung cấp thông tin và tiết mục ......... 152 
4.2. Tiết mục diễn xướng truyện kể Lòng hiếu của chim oanh vũ................ 154 
4.2.1. Hồ sơ dữ liệu tiết mục diễn xướng ............................................... 154 
4.2.2. Phân tích sự kiện kể chuyện ......................................................... 155 
4.2.3. Phân tích diễn biến các tương tác xã hội và vai trò của
truyện kể trong sự kiện giao tiếp .................................................. 159 
4.2.4. Một vài ghi nhận về người cung cấp thông tin và tiết mục ......... 164 
4.3. Tiết mục diễn xướng truyện kể Chim công thuyết pháp ........................... 166 


4.3.1. Hồ sơ dữ liệu tiết mục diễn xướng ............................................... 166 
4.3.2. Phân tích sự kiện kể truyện ........................................................... 166 
4.3.3. Phân tích diễn biến các tương tác xã hội và vai trò của
truyện kể trong sự kiện giao tiếp .................................................. 169 
4.3.4. Một vài ghi nhận về người cung cấp thông tin và tiết mục ......... 173 
4.4. Tiết mục diễn xướng truyện kể Khổ....................................................... 173 
4.4.1. Hồ sơ dữ liệu tiết mục diễn xướng ............................................... 173 
4.4.2. Phân tích sự kiện kể truyện ........................................................... 174 
4.4.3. Phân tích diễn biến các tương tác xã hội và vai trò của
truyện kể trong sự kiện giao tiếp .................................................. 177 
4.4.4. Một vài ghi nhận về người cung cấp thơng tin và tiết mục ......... 180 

4.5. Một phân tích tổng hợp về vai trò sáng tạo của người kể chuyện
trong các pháp thoại Phật giáo ...................................................... 181 
4.5.1. Việc kiến tạo mơ hình tâm lý của tình huống giao tiếp ................ 182 
4.5.2. Khả năng điều tiết các tương tác thẩm mỹ trong sự kiện
giao tiếp ......................................................................................... 187 
4.5.3. Kỹ năng phát huy vai trị các yếu tố trợ ngơn tạo sức hấp dẫn
cho tiết mục ................................................................................... 191 
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 198 
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ .................................... 201 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 203 


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Danh mục tác phẩm thuộc khu vực nội điển .................................... 53 
Bảng 1.2. Danh mục tác phẩm thuộc khu vực ngoại điển................................. 55 
Bảng 1.3. Danh mục tác phẩm có thể xác định yếu tố Phật giáo
trên văn bản ....................................................................................... 58 
Bảng 1.4. Danh mục tác phẩm không thể xác định yếu tố Phật giáo
trên văn bản ....................................................................................... 60 
Bảng 2.1. Điều kiện tiếp cận truyện kể theo các chủ đề của Phật giáo
ở người trẻ - Người kể chuyện .......................................................... 66 
Bảng 2.2. Điều kiện tiếp cận truyện kể theo các chủ đề của Phật giáo
ở người trẻ - Nhóm truyện kể ........................................................... 68 
Bảng 2.3. Điều kiện bảo lưu TCDGCYTPG – Văn bản ghi chép .................... 72 
Bảng 2.4. Điều kiện bảo lưu TCDGCYTPG – Sinh hoạt kể chuyện ................ 74 
Bảng 2.5. Điều kiện bảo lưu TCDGCYTPG – Các hình thức tự sự
ngoài văn học .................................................................................... 79 



DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

YTPG

:

yếu tố Phật giáo

TCDGCYTPT

:

truyện cổ dân gian có yếu tố Phật giáo

VBCĐH

:

văn bản cố định hóa

VBTBC

:

văn bản trong bối cảnh

SKGT

:


sự kiện giao tiếp

SKKC

:

sự kiện kể chuyện

NKC

:

người kể chuyện

NTD

:

người tham dự

TLPV

:

tư liệu phỏng vấn

PL

:


Phụ lục

HN

:

Hà Nội

TP. HCM

:

thành phố Hồ Chí Minh

tr.

:

trang

Nxb:

:

Nhà xuất bản


1

DẪN NHẬP

1. Lí do chọn đề tài
Truyện cổ dân gian có yếu tố Phật giáo1 chiếm khối lượng đáng quan tâm
và được duy trì, bảo tồn bởi các sinh hoạt thực hành Phật giáo và sinh hoạt đời
sống của cư dân Đông Nam Á. Bộ phận truyện cổ này bên cạnh những thuộc
tính dân gian cịn chứa đựng nhiều khía cạnh đặc thù của văn hóa Phật giáo ở
mỗi nước.
Mang những yếu tính của sáng tác folklore, TCDGCYTPG vừa là một hiện
tượng hữu cơ gắn liền với bối cảnh văn hóa dân tộc vừa mang tính chất xun
văn hóa trong các bối cảnh sinh hoạt thực hành diễn xướng. Kết hợp nghiên cứu
sự tồn tại của chúng trong bối cảnh rộng của văn hóa dân tộc và trong bối cảnh
hẹp của các hình thức sinh hoạt và các tình huống diễn xướng cụ thể sẽ đưa lại
những khám phá khoa học thú vị trong lĩnh vực nghiên cứu văn hóa, văn học và
tôn giáo.
Trên thực tế, do nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan, khác với
những gì giới học thuật nhận thức về đối tượng, tình hình nghiên cứu văn học
dân gian ở Việt Nam lâu nay chủ yếu vẫn lấy văn bản tác phẩm làm đối tượng
độc lập, tối ưu mà ít chú ý đến hướng tiếp cận và khảo sát tác phẩm - mà lẽ ra
phải được đặt lên hàng đầu - trong những tình huống sinh hoạt cụ thể của đời
sống. Nghiên cứu đề tài này, chúng tơi muốn góp một phần cơng sức vào việc
nghiên cứu tác phẩm văn học dân gian trong bối cảnh tồn tại thực tế của nó, ở cả
hai cấp độ: bối cảnh văn hóa dân tộc và bối cảnh diễn xướng.
Myanmar, trong lịch sử và ngay ở thời điểm hiện tại, là một trong số rất ít
quốc gia có sự phát triển Phật giáo Theravada ổn định và vững vàng. Lựa chọn
quốc gia này làm đối tượng nghiên cứu trên tinh thần so sánh với Việt Nam,
chúng tôi muốn đối chiếu và phân tích những tương đồng về văn hóa ở hai dân

1

Từ đây về sau xin viết tắt là TCDGCYTPG



2

tộc cùng chia sẻ một khơng gian địa lí cũng như cùng tiếp thu một vài ảnh
hưởng quan trọng của các nền văn minh lớn trong châu lục nhưng do một số nét
riêng trong điều kiện tự nhiên cũng như trong lịch sử hình thành và phát triển
cộng đồng nên có những dị biệt đáng kể.
Trên đây là những động lực chính thơi thúc chúng tơi thực hiện đề tài luận
án: “Truyện cổ dân gian có yếu tố Phật giáo của Việt Nam và Myanmar
nghiên cứu theo hướng tiếp cận bối cảnh”.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Tiếp cận TCDGCYTPG của Việt Nam và Myanmar theo hướng nghiên cứu
bối cảnh, luận án là một thử nghiệm bước đầu nghiên cứu đời sống đích thực
của một nhóm đối tượng folklore trong sự bảo lưu sống động của nhân dân. Việc
làm này cũng thể hiện mong muốn góp phần khắc phục phần nào những bất cập
và bổ sung những khoảng trống của hướng nghiên cứu văn bản truyền thống.
Đặt trong bối cảnh văn hóa và bối cảnh diễn xướng, luận án phân tích diện
mạo của đối tượng nghiên cứu trong thực tế bảo lưu vốn văn nghệ truyền thống
của nhân dân, sự diễn hóa của tác phẩm qua các sinh hoạt giao tiếp xã hội. Từ
đó, có thể thấy được vị trí, vai trò cũng như sự tương tác giữa folklore với mơi
trường văn hóa truyền thống, những vẻ đẹp và giá trị cụ thể, sống động của sáng
tác truyền miệng trong đời sống thực tế của nhân dân.
3. Lịch sử vấn đề
3.1. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Cho đến cuối thế kỷ XX, TCDGCYTPG chưa bao giờ được giới khoa học
chọn làm đối tượng nghiên cứu chuyên biệt và độc lập. Tuy nhiên, hầu như
khơng có một cơng trình nghiên cứu lịch sử văn học dân gian Việt Nam nào
không đề cập đến bộ phận truyện kể này. Do vậy, có thể khẳng định, song song
với thành tựu chung về nghiên cứu lịch sử văn học, việc nghiên TCDGCYTPG
cũng đạt được những kết quả đáng ghi nhận trên hai phương diện: khảo cứu đặc

điểm dân tộc học và phân tích đặc điểm loại hình.


3

Trên thực tế, những nét đặc thù của đối tượng dễ tạo ra tâm lí dè dặt từ phía
những người làm công tác nghiên cứu khi xem xét chúng như một bộ phận sáng
tác tự sự truyền miệng của nhân dân, cụ thể là hoài nghi chất dân gian của
chúng. Do đó, xoay quanh bộ phận truyện kể có yếu tố Phật giáo có hai loại vấn
đề cần giải quyết: (1)- Xác định tư cách truyện cổ dân gian; (2)- Làm rõ nội hàm
khái niệm và phân loại. Hai vấn đề này chúng tôi sẽ lần lượt làm rõ trong quá
trình trình bày lịch sử vấn đề.
Đầu tiên, vấn đề đặt ra là bộ phận truyện kể này có đủ tiêu chuẩn để được
xem là truyện cổ dân gian hay khơng? Nếu có thì tính chất cổ và chất dân gian
của chúng thể hiện như thế nào? Có hai tiêu chuẩn quan trọng mà nhà nghiên
cứu Nguyễn Đổng Chi và nhà nghiên cứu Chu Xuân Diên xác lập đối với truyện
cổ dân gian là tính chất cổ [12, tr.66-67] hay chất liệu dĩ vãng [26, tr.59-61] và
chất dân gian hay tính gần gũi, khơng xa lạ với đời sống nhân dân.
Thứ nhất, về vấn đề chất dân gian, theo chúng tơi, có hai khúc mắc cần làm
rõ để xác định tư cách bộ phận truyện kể có yếu tố Phật giáo. Một là, rất có khả
năng quan niệm “dân gian” hay “nhân dân” của một số tác giả đồng nhất với
khu vực văn hóa “nơng dân” nên những gì ngồi khu vực ấy bị cho là “ngoại
đạo”, là “phản dân gian”. Theo quan điểm này, truyện dân gian chỉ phản ánh
những vấn đề cuộc sống và đấu tranh của nông dân. Với quan điểm mang tính
“kiểm duyệt” như vậy, nhiều truyện kể mang chủ đề tôn giáo bị loại khỏi khu
vực truyện cổ dân gian. Về khía cạnh này, Alan Dundes cho rằng: “ngồi nơng
dân cịn có nhiều nhóm dân gian hoạt động tích cực khác như dân tộc, tơn giáo,
nghề nghiệp” [189, tr.13]. Song song với quan điểm ấy, các khái niệm về “vốn
truyện kể” của Barbara Krishenblat - Grimblett [150, tr.666], các hình thức
“giao tiếp theo nhóm nhỏ” hay “người truyền bá truyền thống tích cực” và

“người truyền bá truyền thống thụ động” của Robert A. Georges [196, tr.62-67.],
v.v.. đã góp phần xác định nội hàm khái niệm dân gian. Do vậy, truyện kể có
yếu tố Phật giáo có thể được nhìn nhận như là một nhóm truyện kể dân gian đặc


4

thù, được truyền bá trong một phạm vi hạn chế so với những truyện dân gian
thuần túy. Hai là, có tác giả đứng trên góc nhìn lí tưởng tuyệt đối về lập trường
tư tưởng lành mạnh của nhân dân cho rằng những truyện kể truyền bá chủ nghĩa
yếm thế hay mê tín là sản phẩm của nhà chùa nên rất xa lạ với quan điểm
của nhân dân. Trên thực tế, những truyện như vậy khá ít ỏi [xem TL số 42, tr.51,
61, 143 và TL số 82, tr.297-298]. Phải chăng, tư tưởng của nhân dân có thể nào
là một thứ bảo vật tồn bích - khơng hề gợn chút bi quan, đặc biệt là sự mê tín?
Về khía cạnh này, có thể khẳng định đại đa số truyện kể có yếu tố Phật giáo tồn
tại cho đến ngày nay đều gần gũi với tâm tư, tình cảm của nhân dân ở cả mặt
tích cực và hạn chế của nó và được đơng đảo nhân dân ủng hộ, lưu truyền. Chỉ
có điều, tùy theo điều kiện lịch sử cụ thể mà chúng được truyền bá tích cực hay
thụ động mà thơi.
Thứ hai, về chất liệu dĩ vãng, truyện kể có yếu tố Phật giáo hoặc là thoát
thai từ những kiểu mẫu tư duy và kiểu mẫu tự sự trong kinh điển Phật giáo thì có
thể khẳng định tính chất cổ của nó; hoặc là đã qua sự nhào nặn và biến đổi cho
phù hợp với nếp sống, nếp nghĩ truyền thống của nhân dân thì hồn cốt văn hóa
bản địa đã thay thế những yếu tố vay mượn, du nhập từ bên ngồi. Phải chăng,
trong khi nghi ngờ về tính chất cổ của bộ phận truyện kể này, nhiều nhà nghiên
cứu đã cân nhắc sức nặng của chúng trên cán cân văn hóa bản địa-văn hóa du
nhập? Nếu như sự đồng nhất giữa khái niệm “dân gian” với khái niệm “nông
dân” là lí do để khơng thừa nhận truyện kể có yếu tố Phật giáo là truyện dân
gian thì sự đồng nhất giữa “chất liệu dĩ vãng” với “văn hóa bản địa” là lí do để
phủ nhận tính chất cổ của nhóm đối tượng này.

Nếu giải tỏa được những khúc mắc nói trên, có lẽ, bộ phận truyện kể có yếu
tố Phật giáo đang được khảo sát có đủ cơ sở và tiêu chuẩn về tính chất cổ và
chất dân gian để được xem là truyện cổ dân gian và các thuật ngữ “truyện cổ
dân gian về Phật giáo”2, “truyện dân gian mang màu sắc Phật giáo” hay “truyện
dân gian có yếu tố Phật giáo” chỉ là những tên gọi khác nhau của bộ phận truyện
2

Theo chúng tôi, từ “về” không diễn đạt chính xác về nghĩa khi sử dụng trong trường hợp này.


5

kể này mà thôi. Đi vào lịch sử nghiên cứu đối tượng, chúng ta sẽ làm rõ những
khúc mắc kể trên.
Các khảo cứu dân tộc học chủ yếu thuộc về các cơng trình nghiên cứu
trong khoảng năm thập kỉ cuối thế kỷ XX của các chuyên gia đầu ngành folklore
Việt Nam như: Nguyễn Đổng Chi (1915-1984), Bùi Văn Nguyên (1923-2003),
Đinh Gia Khánh (1924-2003), Cao Huy Đỉnh (1927-1975), Nguyễn Tấn Đắc
(1931), Chu Xuân Diên (1934), Vũ Ngọc Khánh (1926-2012).v.v..
Viện chứng về mốc thời gian lịch sử, các nhà nghiên cứu thống nhất quan
điểm cho rằng Phật giáo truyền từ Ấn Độ và lan tỏa ảnh hưởng vào truyện cổ
dân gian Việt Nam từ rất sớm: từ buổi “bình minh của lịch sử” (Trần Văn Giàu)
[52, tr.15], “cuối thời Bắc thuộc”, từ thời “Khâu Đà La” (Cao Huy Đỉnh)
[42, tr.40, 74], từ “thời Hùng Vương”(Lê Mạnh Thát) [141, tr.96], từ “thế kỷ thứ
nhất trước công nguyên”(Hồ Liên) [97, tr.85].v.v..
Viện chứng về gốc rễ Phật giáo trên từng tác phẩm cụ thể, những khảo cứu
của giới nghiên cứu đưa lại những kết quả đáng ngạc nhiên. Nếu góp nhặt những
cơng bố rải rác từ các cơng trình nghiên cứu trong khoảng 50 năm trở lại đây,
chúng ta có được một danh sách khá dài các truyện cổ dân gian có cội nguồn xa
xưa từ trong nội điển Phật giáo. Cao Huy Đỉnh xác định những truyện: Bốn anh

mù sờ voi, Con cò, Con cua và đàn cá tép, Mèo lại hoàn mèo, Cứu vật vật trả
ơn, cứu người người trả oán,.v.v. truyền vào nước ta từ đầu công nguyên cùng
với Phật giáo [42, tr.70]. Đinh Gia Khánh nhận định “Nhiều Phật thoại đã tách
khỏi kinh Phật, hoặc lời thuyết giáo của sư sãi để trở thành truyện ngụ ngơn
hoặc truyện cổ tích của nhân dân ta. Đó là những truyện ngụ ngơn như Sẩm sờ
voi, Mèo lại hồn mèo, hoặc truyện cổ tích Cây nêu ngày Tết...” [82, tr.128]. Tác
giả Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam xác định truyện Bính và Đinh có nguồn
gốc từ Tạp bảo tạng kinh. Bên cạnh đó, tác giả khẳng định hình tượng rắn hóa
thành vàng (hay ngược lại vàng hóa rắn khi lọt vào tay kẻ xấu) lưu hành ở một
số dân tộc trong một số motif giới hạn, chẳng hạn gần gũi với ta ở vùng Đông


6

Nam Á thì có các bản của người Kinh, Mường, Tày, Miến Điện (Myanmar). Tác
giả khẳng định “chúng đều tiếp thu từ một “bản gốc”: bản trong Tạp bảo tạng
kinh, vốn được dịch ra chữ Hán từ năm 472. Có nghĩa là về mặt thời gian, “bản
gốc” được nhập tịch theo lối truyền miệng vào các dân tộc nói trên, có thể
cịn sớm hơn nữa, mà cội nguồn phát sinh phải là nơi ra đời của đạo Phật.”
[12, tr.1678].
Mặc dù không đặt ra mục tiêu nghiên cứu văn học, trong cơng trình Lịch sử
Phật giáo Việt Nam (1999), khi so sánh đối chiếu 200 truyện cổ tích trong Kho
tàng truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi, Lê Mạnh Thát nhận thấy
các truyện: Sự tích dưa hấu (số 1), Sự tích con dã tràng (số 15), Của trời trời
lại lấy đi, giương đôi mắt ếch làm chi được trời (số 61) và truyện Hai con cò và
con rùa (số 143) có thể truy một phần hay tồn bộ cốt truyện vốn có mặt trong
Cựu tạp thí dụ kinh. Tác giả nhận định rằng đấy là những văn bản truyện kể xưa
nhất hiện biết của lịch sử văn học Việt Nam – trong khoảng từ thế kỷ III đến thế
kỷ I [141, tr.113-116].
Trong luận văn Thạc sĩ: “Truyện dân gian Việt Nam về Phật giáo nhìn từ

góc độ loại hình”, tác giả Đỗ Văn Đăng đã xác định các truyện: Cứu vật vật trả
ơn, cứu nhơn nhơn trả oán, Hai con cị và con rùa, sự tích cá he, Của trời trời
lại lấy đi, giương đôi mắt ếch làm chi được trời, Sự tích sơng Nhà Bè ,.v.v.. xuất
phát từ Lục độ tập kinh, Cựu tạp thí dụ kinh và kinh Đại bảo tích [40, tr.40, 41].
Ngồi ra, theo tác giả, các truyện trong Jataka 546 có cốt truyện giống với hệ
thống truyện trạng nhí của Việt Nam [40, tr.43].
Viện chứng quan trọng hơn cả chính là những dấu hiệu cổ xưa của văn hóa
bản địa thể hiện ở chiều sâu cấu trúc và nghĩa lí của tác phẩm.
Từ các trường hợp Tứ pháp trong Phật điện Sơn Môn Dâu, Man Nương,
Quan Âm Thị Kính v.v.. Cao Huy Đỉnh đã xác định mơ thức Phật bà trong các
tích truyện của người Việt. Theo tác giả, đó là biểu hiện mạnh mẽ nhất của tinh
thần trọng nữ trong cơ tầng văn hóa nơng nghiệp trồng lúa nước của cư dân bản


7

địa Đơng Nam Á nói chung và của người Việt nói riêng [42, tr.41- 42]. Liên
quan đến đơn vị mẫu cỗ này, Giáo sư Bùi Văn Nguyên (1992) cho rằng:
“Truyện Quan Âm tống tử này có thể coi là truyện Việt Nam trăm phần trăm,
mặc dù tác giả (khuyết danh) nói Thị Kính người nước Cao Ly, và mặc dù, ngay
ở Triều Tiên cũng có Đạo Phật. Truyện này được hư cấu theo mơ-típ cổ tích,
khác với truyện chúa Ba Diệu Thiện lại có liên quan đến một mơ-típ truyền
thuyết về thời cộng đồng Bách Việt cổ” [110, tr.66]. Nhà nghiên cứu Chu Xuân
Diên cũng đã xác định một mẫu đề quan trọng trong Tấm Cám mà theo nhiều
người có liên quan đến triết lí Phật giáo về sự luân hồi: “Trong truyện Tấm Cám,
có nhân vật ơng Bụt và mẫu đề “nhân vật chết đi và sống lại qua nhiều kiếp loài
vật và cây cỏ”. Nhân vật ấy và mẫu đề ấy có nguồn gốc sâu xa ở quan niệm vạn
vật hữu linh, ở tín ngưỡng vật tổ thời cổ và phản ánh sự̣ phổ biến của đạo Phật ở
nước ta” [64, tr.1608 -1609]. Quan niệm vạn vật hữu linh, tín ngưỡng vật tổ mà
tác giả đề cập chính là những dữ kiện dân tộc học về mặt tín ngưỡng của cư dân

Việt cổ.
Chiều sâu của những nghiên cứu dân tộc học nói trên chính là sự khẳng
định sức mạnh nội tại của cơ tầng văn hóa bản địa Đơng Nam Á nói chung và
bản lĩnh, bản sắc dân tộc nói riêng. Theo các tác giả Nguyễn Tấn Đắc và Đức
Ninh, điều đó thể hiện qua xu hướng người Việt “tước bỏ nhiều yếu tố đặc trưng
của vũ trụ văn hoá Ấn Độ và thay đổi một số tiết và motif để cho phù hợp với vũ
trụ quan và quan niệm đạo đức của mình.” Do đó, các bản kể của người Việt
càng xa với bản gốc [37, tr.160-161]. Cụ thể hơn, bản lĩnh và bản sắc Việt thể
hiện ở “tinh thần đấu tranh”của nhân dân theo quan niệm của Giáo sư Đinh Gia
Khánh [81, tr.105], ở “tâm lý hướng thiện thấu đáo của dân tộc”, “tâm lý thể tất
nhân tình truyền thống” và “sự chừng mực về độ” theo sự chiêm nghiệm của
Giáo sư Nguyễn Đổng Chi [12, tr.1370-1371] hay là “triết lý tình thương” theo
nhận định của Giáo sư Bùi Văn Nguyên [110, tr.63, 68]. v.v…
Vì lẽ đó, mặc dù thốt thai từ Phật giáo, hình tượng nhân vật Bụt biểu


8

hiện sâu sắc lối sống, nếp nghĩ, tình cảm của người Việt. Sự dân tộc hóa sâu
đậm đến mức ơng Bụt “chỉ có cái tên làm cho ta nghĩ đến tơn giáo” (Đinh Gia
Khánh) [81, tr.49-50], “là lí tưởng thiện của nhân dân không hơn không kém”
(Cao Huy Đỉnh) [42, tr.61] và “đã được dân gian xếp cao hơn cả Ngọc Hoàng
Thượng Đế” và trở thành “lược lượng cứu tinh cho người cùng khổ” - một sự
“dân tộc hóa triệt để ngay từ tên gọi đến sắc thái tinh thần, tâm lý và tư tưởng
thẩm mỹ.” (Nguyễn Đổng Chi) [12, tr.1609].
Có thể thấy, dù khơng được nghiên cứu như một đối tượng chuyên biệt
nhưng truyện kể có yếu tố Phật giáo luôn được ý thức trong mối quan hệ với
môi trường văn hóa, cụ thể là vấn đề lịch sử tư tưởng Phật giáo trong tổng thể
lịch sử tư tưởng dân tộc. Trên cơ sở đó, đối tượng này được đặt trong mối quan
hệ tam giác: Văn hóa bản địa - Văn học dân gian - Văn hóa Phật giáo. Trong

mối quan hệ giữa truyện kể với tôn giáo, hầu hết các khảo cứu khoa học về bộ
phận truyện kể này đều đặt chúng trong mơi trường văn hóa Phật giáo du nhập
khá sớm, khoảng những thế kỷ đầu công nguyên, và thời kỳ truyện cổ tích phát
triển nở rộ song hành với những giai đoạn huy hoàng của Phật giáo, thời đại Lý
- Trần. Trong mối quan hệ giữa truyện kể với văn hóa dân tộc, giới nghiên cứu
đạt đến sự thống nhất cao trong việc khẳng định: cơ tầng văn hóa bản địa Đơng
Nam Á đã có một bề dày lịch sử kiến tạo nên bản sắc tâm hồn dân tộc Việt Nam
trước thời điểm Phật giáo được du nhập và thâm nhập vào quần chúng nhân dân.
Như vậy, những viện chứng dân tộc học đã làm rõ được hai vấn đề cơ bản,
đúng hơn là hai tiêu chuẩn để xếp truyện kể có yếu tố Phật giáo vào kho tàng
truyện cổ dân gian đó là tính chất cổ và chất dân gian của bộ phận truyện kể
này. Điều này góp phần giải quyết một trong những vấn đề khúc mắc tồn tại lâu
nay trong giới nhiên cứu folklore Việt Nam về đối tượng.
Thành tựu xét trên phương diện thứ hai - các đặc điểm loại hình của nhóm
TCDGCYTPG - chủ yếu thuộc về các cơng trình học thuật trong khoảng 10 năm
trở lại đây. Trước đây, bàn về đặc điểm loại hình của TCDGCYTPG, thuộc lớp


9

nghiên cứu tiền bối hầu như chỉ có cố Giáo sư Nguyễn Đổng Chi là người đưa ra
những nhận định đi vào chi tiết khi ơng phân tích “hình thức phát triển kết cấu
chính-tà” trong cấu tạo cốt truyện và “sự chuyển hóa” để “hướng thiện” của hình
tượng nhân vật trong truyện cổ tích Việt Nam [12, tr.1367-1369]. Từ mục tiêu
nghiên cứu truyện cổ tích Việt Nam, tác giả đã chạm đến một bộ phận truyện kể
“cá biệt” và phát hiện ra những đặc điểm loại hình mang tính loại biệt của đối
tượng này để rồi từ những nét đặc thù ấy, tác giả khái quát thành những chiêm
nghiệm độc đáo về dân tộc tính tiềm ẩn trong cấu trúc bề sâu của tâm thức dân
gian.
Bước sang thế kỷ XXI, hướng nghiên cứu loại hình đối với truyện cổ dân

gian có yếu tố Phật giáo được quan tâm nhiều hơn.
Đầu tiên, có thể điểm qua những nhận định rải rác ở một số bài viết không
nghiên cứu chuyên biệt về đối tượng. Khúc Nhã Vọng (Vũ Ngọc Khánh) nhận
thấy truyện cổ có yếu tố Phật giáo “ít tính cách thần kỳ, gần với cổ tích sinh hoạt
hơn” [174, tr.38]. Nguyễn Quang Vinh phát hiện từ chi tiết thị Mầu lên chùa tìm
cách quyến rũ Kính Tâm motif “chài sư” vốn đã có từ trước trong kho tàng văn
học dân gian Việt Nam [172, tr.108]. Lê Tiến Dũng nhấn mạnh “tính chất đột
biến” trong quá trình tự sự [30, tr.29] trong khi Nguyễn Xuân Đức chỉ ra “hiện
tượng lẫn tuyến” và “đổi tuyến” trong sự phát triển nhân cách nhân vật của
TCDGCYTPG [45, tr.59-62].
Đi sâu hơn trong hướng nghiên cứu này là các tác giả Nguyễn Hữu Sơn và
Lại Phi Hùng. Trong luận án “Khảo sát loại hình tiểu truyện thiền sư trong
Thiền uyển tập anh”, tác giả Nguyễn Hữu Sơn đã dành chương III để khảo sát
các yếu tố folklore và mối quan hệ giữa cốt truyện thiền sư trong Thiền uyển tập
anh với thư tịch cổ và truyện cổ tích. Tác giả đã nêu ra mối quan hệ giữa Phật
giáo và văn học dân gian thông qua việc phân tích các kết cấu, motif trong các
tiểu truyện thiền sư vốn tiếp thu những motif, cốt truyện cổ tích của dân gian;
sau đó, chính những motif này thâm nhập trở lại vào lòng dân gian, trở thành


10

những truyện kể dân gian, điển hình như các câu chuyện về thiền sư Minh
Khơng, Khơng Lộ.v.v. [134, tr.109].
Cùng tính chất với cơng trình trên là bài viết “Cảm quan Phật giáo trong
truyện cổ tích Việt Nam”. Nguyễn Hữu Sơn và Lại Phi Hùng đã lấy Kho tàng
truyện cổ tích Việt Nam gồm 200 truyện làm cơ sở khảo sát và đã thống kê được
29/200 truyện có liên quan xa gần đến cảm quan Phật giáo để xác định 6 biểu
hiện của cảm quan Phật giáo trong các truyện cổ tích khảo sát có thể hiện trên
các cấp độ yếu tố, chi tiết, nhân vật. Các tác giả nhận định: “Tâm thức dân gian

coi trọng Phật giáo và đi đến xây dựng cả một hệ mơ-típ Phật thoại” [133, tr.53].
Theo các tác giả này, motif Phật thoại và “việc Phật giáo hóa những mẫu người
thật, chi tiết sự thật.” Đặc biệt, cơng trình đưa lại một nhận định thú vị về kiểu
dạng cốt truyện của nhóm đối tượng khảo sát: “Các truyện mang cảm quan Phật
giáo hoàn toàn chỉ xuất hiện đậm đặc ở truyện về nguồn gốc sự vật” và “gắn bó
chặt chẽ với nguồn gốc nguyên mẫu”[133, tr.54-55].
Một trong những bài nghiên cứu chuyên sâu phương diện hình thức của
văn bản phải kể đến bài viết “Phương diện kết cấu trong nghệ thuật kể chuyệnthuyết pháp của Jataka (những câu chuyện tiền thân đức Phật)” của tác giả
Phan Thu Hiền. Trong bài viết này, người viết đi sâu phân tích sự gắn kết
phương thức kể chuyện-thuyết pháp độc đáo trong Jataka theo hướng tiếp cận
nghiên cứu tự sự học kết hợp văn học-văn hóa. Trên bình diện tổ chức các cấp
độ truyện kể, tác giả phân tích kết cấu pháp thoại Jataka từ hình thức truyện
chuỗi đến kết cấu lồng khung và kết cấu parapol. Trên phương diện tổ chức hình
thức ngơn từ (cụ thể là về vấn đề thể văn), tác giả khám phá cấu tạo đan xen
giữa truyện kể và thi kệ. Từng hình thức cấu tạo được tác giả mô tả chi tiết và
đúc kết những nhận định khoa học thuyết phục [61].
Tiếp cận chuyên biệt về giá trị thực tiễn của Jataka là bài viết “Ảnh hưởng
của Jataka trong văn hóa Đơng Nam Á” của Phan Thu Hiền và Đỗ Văn Đăng.
Tiếp theo sự khảo sát hệ hình cấu trúc Bổn sinh kinh, các tác giả đã đi sâu khảo


11

sát ảnh hưởng của Jataka ở Đông Nam Á nhằm làm sáng tỏ một số nét đặc thù
trong bản chất Phật giáo Ấn Độ cũng như trong việc tiếp biến văn hóa Phật giáo
của các quốc gia Đơng Nam Á. Bài viết bàn về nguồn gốc ra đời và quá trình
thâm nhập của Jataka vào văn hóa các quốc gia Đơng Nam Á trên cơ sở đối
sánh với q trình này ở Trung Hoa. Từng khía cạnh thâm nhập của Jataka qua
các hình thức tự sự (ngơn từ, hình ảnh, vật thể) đã được tác giả chứng minh cụ
thể. Các q trình đối lưu từ tơn giáo đi vào đời sống, từ tôn giáo đến triết học,

đạo đức của Jataka đã được phân tích khá tỉ mỉ. Bài viết đã tái hiện một bức
tranh sống động của văn hóa Phật giáo Đơng Nam Á, trong đó Jataka đóng một
vai trị đặc biệt quan trọng [63].
Từ năm 2005 đến nay, đã có 3 cơng trình học thuật của các học viên cao
học và nghiên cứu sinh nghiên cứu sâu đặc điểm loại hình của TCDGCYTPG:
luận văn Thạc sĩ “Truyện dân gian Việt Nam về Phật giáo nhìn từ góc độ loại
hình” của Đỗ Văn Đăng (2005), “Truyện cổ dân gian mang màu sắc Phật giáo
của Việt Nam và các nước Đông Nam Á nghiên cứu dưới góc độ so sánh loại
hình” của Nguyễn Hữu Nghĩa (2009) và luận án Tiến sĩ “Truyện cổ Phật giáo
trong truyện dân gian Việt Nam” của Đặng Thị Thu Hà (2013). Có thể thấy, tuy
chưa giải quyết triệt để tình trạng bề bộn trong việc định danh đối tượng vốn tồn
tại dai dẳng bấy lâu nay nhưng các tác giả đã góp phần làm sáng rõ khá nhiều
vấn đề xoay quanh việc định nghĩa, phân loại và phân tích các đặc điểm loại
hình của truyện kể có yếu tố Phật giáo như cấu tạo cốt truyện, hệ thống nhân vật,
quỹ mơ-típ đặc thù.v.v..
Sự xuất hiện với tư cách một đối tượng nghiên cứu đặc biệt trong nhiều tài
liệu của giới folklore học Việt Nam đã chứng minh vị trí quan trọng của
TCDGCYTPG trong kho tàng truyện cổ dân gian của dân tộc.
Về TCDGCYTPG của Myanmar, cho đến nay, phần nhiều chỉ có những
tuyển tập tác phẩm, như Truyện dân gian Miến Điện của Minh Trí, Văn Minh,
Hoàng Hải (1963), Truyện dân gian Miến Điện của Quang Hùng, Trần Văn Phú


12

(1985), Truyện cổ Myanmar của Phạm Văn Nguyên (1994), Truyện cổ Đông
Nam Á - Mianma của Ngô Văn Doanh (1995).v.v.. Các cơng trình nghiên cứu về
TCDGCYTPG của Đơng Nam Á kể ở trên của Phan Thị Thu Hiền, Đỗ Văn
Đăng, Nguyễn Hữu Nghĩa đều có khảo sát truyện kể của Myanmar. Gần đây
nhất là luận án Tiến sĩ của Hà Thị Đan (2017) với đề tài Những biến thể Jataka

trong truyện cổ dân gian Đông Nam Á cũng đi theo hướng nghiên cứu này. Có
thể nói, chưa có cơng trình nào nghiên cứu chuyên biệt TCDGCYTPG của
Myanmar kể cả nghiên cứu văn bản lẫn nghiên cứu bối cảnh.
3.2. Các nghiên cứu quốc tế
Liên quan trực tiếp đến đề tài luận án phải kể đến những cơng trình
nghiên cứu hệ thống tích truyện về các kiếp sinh của đức Phật (Jataka - kinh
Bổn sinh). Hệ thống truyện tích này đã chu du qua nhiều quốc gia và thu hút sự
quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu. Đáng chú ý nhất là q trình bản địa hóa
Jataka ở các quốc gia Phật giáo Đơng Nam Á.
Nhìn chung, các nghiên cứu của các học giả nước ngoài đã được tiến hành
từ khá sớm (bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX, nở rộ vào giữa thế kỷ XX) và đạt được
những thành tựu có giá trị trên ba phương diện: Thứ nhất là việc dịch thuật văn
bản gốc Jataka tiếng Pali sang ngôn ngữ dân tộc (đối với Pannasa Jataka) và
ngôn ngữ quốc tế (đối với Jataka). Thứ hai là nghiên cứu diễn trình lịch sử văn
bản Jataka và những bản phóng tác của nó, tức Pannasa Jataka, q trình
Jataka thâm nhập vào các quốc gia Phật giáo, đặc biệt là các nước Đông Nam Á.
Thứ ba là nghiên cứu những nội dung đạo đức Phật giáo trong Jataka và
Pannasa Jataka và sự tiếp dẫn những giá trị của giáo pháp vào đời sống thực
tiễn của quần chúng.
Cho đến nay, The Jataka or Stories of the Buddha’s Former Births, một
cơng trình dịch thuật công phu thuộc Bộ sưu tập các tác phẩm kinh điển của
UNESCO, do Edwardi Byles Cowell và các đồng sự dày công thực hiện, là một
trong những tài liệu tham khảo có độ tin cậy cao trong giới học thuật. Trong lời


13

giới thiệu, ông xác định rằng “Một số chuyện tiền thân rõ ràng là của Phật giáo
và nội dung của chúng hoàn toàn dựa trên những tập quán và tư tưởng đặc tuyển
của đạo Phật. Tuy nhiên, nhiều truyện là những câu chuyện dân gian từ xa xưa

đã viễn du khắp thế giới như là những tác phẩm văn học khơng có chủ nhân có
thể trơi dạt đến bất cứ nơi đâu và được kể bởi bất kỳ ai [190, tr.XXIII]. Và tác
giả cũng khẳng định “Bản thân Jataka là những bài giảng thú vị của kinh điển
Phật giáo nhưng trên hết chúng hấp dẫn chúng ta bởi cả những mối quan hệ với
văn hóa dân gian và xuyên qua mọi câu chuyện cổ là thứ ánh sáng tỏa chiếu
mạnh mẽ những suy nghĩ và niềm tin vào những điều huyền hoặc của con người
trong buổi bình minh của lịch sử [190, tr.XXV].
Elizabeth Wray, trong cuốn Ten Lives of the Buddha: Siamese Temple
Painting and Jataka tales (1996) đã chỉ ra việc sử dụng từ “Jataka” sớm nhất
được tìm thấy được khắc trên các bia đá ở thánh tích Bharhut vào khoảng thế kỷ
thứ II. Mặc dù đã xác định được thời gian từ “Jataka” được sử dụng là khi nào
nhưng khơng ai biết chính xác nó đã được sáng tác ở đâu và vào thời điểm nào
[221, tr.109].
H. T. Francis và E. T. Thomas trong cơng trình nghiên cứu truyện kể
Jataka nhấn mạnh rằng với kết cấu truyện khung, đức Phật trong kiếp sống hiện
tại đã sáng tạo ra những câu chuyện Jataka nhằm tô đậm những hành vi thiện và
bất thiện như là một sự khiếm khuyết về tri kiến. Các tác giả này nhận định
rằng: “Một số truyện kể có những tính cách phản ánh những điểm thống nhất
chính yếu và rất dễ nhận biết của con người. Những truyện khác có ý nghĩa quan
trọng đối với một nền văn hóa cụ thể và chúng miêu tả lối sống, nhấn mạnh các
giá trị đạo đức xã hội của nền văn hóa cụ thể ấy.” [193, tr.276]
Bên cạnh các nghiên cứu Jataka chính thống, việc tìm hiểu kinh Bổn sinh
phóng tác cũng được đẩy mạnh. Nhoc Theme viết cơng trình The Pannasa
Sankhep vào năm 1963. Trong cơng trình này, tác giả đã tóm tắt các câu chuyện
tiền thân một cách ngắn gọn và dễ hiểu. Ông cũng phát hiện rằng bản Jataka


14

phóng tác của Khmer được tạo ra trong khoảng từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVII

[213, tr.2]. Horner I. B. và Padmanadh S. Jaini là tác giả của công trình
Apocryphal Birth-Stories (The Pannasa Jataka) gồm 2 tập hồn thành vào năm
1985 và 1986. Đây là cơng trình dịch thuật Pannasa Jataka từ tiếng Pàli sang
Anh ngữ. Từ “Aprocryphal”(ngụy kinh), theo các tác giả này, xuất phát từ kinh
điển của Cơ Đốc giáo. Nó được định nghĩa trong từ điển Oxford của Giáo hội
Cơ Đốc giáo [195, tr.VIII-X]. Ginette Terral là tác giả của cơng trình
Samuddaghosa Jataka: conte Pàli tire du Pannasa Jataka, được viết vào năm
1956. Tác giả cho rằng Pannasa Jataka của Thái Lan được du nhập từ Lào và
được dịch và xuất bản ở Thái vào năm 1924 [218, tr.2]. Judith Jacob, trong cơng
trình The tradition al literaure of Cambodia (1996) cho rằng tuyển tập Pannasa
Jataka được viết bởi các nhà sư Lào bằng tiếng Pali từ nhiều thế kỷ trước, sau
đó được truyền sang Campuchia, Myanmar và Thái Lan với sự biến đổi đôi chút
về nội dung [198, tr.37]. Li Theamteng, trong cơng trình Aksar Sàstra Khmer
(Khmer literature) viết năm 1960 khẳng định rằng Pannasa Jataka chia sẻ
những kinh nghiệm sống và bao hàm nhiều bài giảng, đặc biệt là các pháp thoại
của đức Phật về hành vi đạo lý của con người trong xã hội để đạt hạnh phúc.
Theo đó, điều ác sẽ tạo ra quả xấu, điều thiện sẽ tạo ra quả tốt và những ai đi
theo chánh đạo là noi theo những lời Phật dạy [209, tr.121-126].v.v..
Trên đây là tình hình nghiên cứu TCDGCYTPG chủ yếu của các học giả
phương Tây. Ở Myanmar, văn học dân gian không được quan tâm nghiên cứu
đúng mức. Hầu hết tài liệu liên quan đến truyện cổ dân gian đều dưới dạng các
tuyển tập, các sách sưu tầm với một số lượng khá hiếm hoi. Phần lớn những
truyện lưu truyền trong dân gian thuộc về một bộ phận kinh điển Phật giáo. Cho
đến hiện tại, cơng trình nghiên cứu chuyên sâu về truyện dân gian Myanmar là
cuốn Narrative Structures in Burmese Folk Tales của Soe Marlar Lwin, xuất bản
năm 2010 [217]. Đây là cơng trình đầu tiên nghiên cứu cấu trúc truyện cổ dân
gian Myanmar. Soe Marlar Lwin đã tiến hành nghiên cứu ứng dụng lí thuyết


15


hành động chức năng của truyện cổ tích của Vladimir Propp trong cơng trình
Hình thái học của truyện cổ tích để phân tích 27 truyện cổ Myanmar trong tuyển
tập nổi tiếng của tác giả Maung Htin Aung - một học giả nổi tiếng trong lĩnh vực
nghiên cứu văn hóa - lịch sử của Myanmar. Qua những phân tích cấu trúc, cơng
trình cũng trình bày mối quan hệ giữa các bình diện của truyện cổ tích từ hành
động, sự kiện đến cốt truyện và logic tự sự, từ hình thức đến chức năng và nghĩa
lí của truyện kể. Cơng trình này là tư liệu hữu ích trong lĩnh vực nghiên cứu tự
sự, phân loại truyện cổ, văn học dân gian và truyện kể truyền miệng.
Từ lịch sử nghiên cứu trình bày ở trên, có thể khẳng định cho đến nay hầu
như chưa có cơng trình nào nghiên cứu truyện cổ dân gian có yếu tố Phật giáo
của Việt Nam và Myanmar theo hướng tiếp cận bối cảnh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là truyện cổ dân gian được sử
dụng trong các sự kiện giao tiếp theo các chủ đề của Phật giáo. Đối tượng này
khơng mang tính mặc định và quy hoạch dựa trên văn bản cố định hóa
(VBCĐH) mà được thu thập từ các sự kiện giao tiếp xã hội của nhân dân. Các
VBCĐH của những đơn vị tác phẩm được khảo sát được sử dụng dưới dạng tư
liệu đối chiếu.
Khái niệm truyện cổ dân gian được hiểu là toàn bộ những sáng tác tự sự
truyền miệng được lưu hành trong nhiều thành phần nghề nghiệp, nhiều lĩnh vực
khác nhau trong đời sống của nhân dân như là một thành tố của văn hóa truyền
thống. Khái niệm này khơng đồng nhất với khái niệm truyện cổ tích. Tùy theo
ngữ cảnh của luận án mà một đơn vị truyện cổ dân gian sẽ được dùng dưới dạng
các thuật ngữ như “tiết mục”, “bản kể” “truyện kể”, “tác phẩm”.
Trong luận án, chúng tôi cũng đề xuất khái niệm truyện cổ dân gian có yếu
tố Phật giáo để định danh đối tượng. Vấn đề vận dụng truyện kể trong các tình
huống giao tiếp theo các chủ đề Phật giáo thực chất là việc xác định một/một vài



16

yếu tố trong cấu trúc tự sự làm điểm tựa diễn giải/kết nối nghĩa lí liên quan đến
giáo lí.
Về vấn đề thuật ngữ và khái niệm, xoay quanh những truyện kể có liên
quan đến các khía cạnh của tơn giáo (trong đó có Phật giáo), có rất nhiều cách
diễn đạt khác nhau từ những chuyên gia nghiên cứu văn học-văn hố: mang vết
giáo lí của Phật giáo (Cao Huy Đỉnh) [42, tr.70], mang nặng tư tưởng tôn giáo,
dấu ấn tôn giáo (Đinh Gia Khánh) [82, tr.332-333], chủ đề tôn giáo, dấu vết tôn
giáo (Nguyễn Đổng Chi) [12, tr.1367, 1678], dấu ấn tư tưởng triết học Phật
giáo (Vũ Tuyết Loan) [99, tr.115-124], cảm quan Phật giáo (Nguyễn Hữu Sơn Lại Phi Hùng) [133, tr.52-55], màu sắc Phật giáo (Đức Ninh) [48, tr.5-16, 176],
về Phật giáo3(Đỗ Văn Đăng) [40],.v.v.. Điều này cho thấy tính chất bề bộn ở
lĩnh vực nghiên cứu này.
Trong luận văn thạc sĩ (năm 2009), chúng tôi sử dụng khái niệm “màu sắc
Phật giáo” [105]. Để tránh sự mơ hồ về nghĩa, trong luận án này, chúng tôi
quyết định chọn một khái niệm mang tính khoa học xác định hơn là thuật ngữ
“yếu tố Phật giáo”. “Yếu tố” mang hàm nghĩa “phần cốt yếu” cấu tạo nên một
sự vật, hiện tượng [127, tr.1714].
Theo chúng tôi, cần làm rõ khái niệm “yếu tố Phật giáo” (YTPG) trên hai
hình thức tồn tại của truyện kể: trên văn bản và trong bối cảnh diễn xướng. Ở
hình thức tồn tại thứ nhất, YTPG chủ yếu được nhận diện qua những dấu hiệu
hình thức - những chi tiết, hình tượng nghệ thuật chuyển tải các chủ đề Phật
giáo. Đây chủ yếu là những chi tiết miêu tả đời sống tu tập, những nhân vật
thuộc tầng lớp tu sĩ, những motif hay hành động chức năng có liên quan đến các
sinh hoạt thực hành và các nội dung triết học Phật giáo,.v.v… Do tính chất cụ
thể, xác định hiển lộ trên bề mặt cấu trúc ngôn từ nghệ thuật của tác phẩm nên
đây là những dấu hiệu khá dễ nhận diện và hầu hết đều có ý nghĩa mặc định.
Mặt khác, YTPG cịn tồn tại ở dạng tiềm ẩn. Chỉ khi người tham gia giao tiếp,
3


Theo chúng tôi, từ “về” do tác giả Đỗ Văn Đăng sử dụng chưa chính xác về nét nghĩa qui chiếu.


×