Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

công tác xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt từ thực tiễn tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 101 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN VĂN LUẬN

CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ EM CĨ HỒN CẢNH
ĐẶC BIỆT TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG THÁP
Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 60 90 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
P GS.TS. PHẠM HỮU N GHỊ

Hà Nội, năm 2014


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 5
1.Lý do chọn đề tài ........................................................................................................... 5
2. Tình hình nghiên cứu đề tài .......................................................................................... 6
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................. 10
4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ................................................ 10
5. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 14
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ........................................................................................ 15
7. Kết cấu của Luận văn ................................................................................................ 16
NỘI DUNG ................................................................................................................... 17
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI
TRẺ EM CĨ HỒN CẢNH ĐẶC BIỆT ................................................................. 17
1.1. Về một số khái niệm .............................................................................................. 17


1.2. Nội dung công tác xã hội đối với trẻ em có hồn cảnh đặc biệt.......................... 19
1.3. Khái qt về cơng tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em hiện nay ở Việt Nam ............... 28
Tiểu kết chương 1 ......................................................................................................... 34
Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ EM CĨ
HỒN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở TỈNH ĐỒNG THÁP ................................................ 35
2.1. Bối cảnh nghiên cứu ở tỉnh Đồng Tháp ............................................................... 35
2.2. Thực trạng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở tỉnh Đồng Tháp ............................. 37
2.3. Thực trạng cơng tác xã hội với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Đồng Tháp ..... 41
Tiểu kết chương 2 ......................................................................................................... 65
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÃ HỘI
ĐỐI VỚI TRẺ EM CĨ HỒN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở TỈNH ĐỒNG THÁP ......... 66
3.1. Nghiên cứu sửa đổi bổ sung và hoàn thiện hệ thống chính sách về bảo vệ
trẻ em......... .......................................................................................................... 66
3.2. Truyền thông, giáo dục, vận động xã hội ............................................................. 66
3.3. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ trẻ em và cộng
tác viên....... .......................................................................................................... 67

1


3.4. Xây dựng và phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em ................... 67
3.5. Xây dựng và nhân rộng các mơ hình trợ giúp trẻ em có hồn cảnh đặc biệt dựa
vào cộng đồng ............................................................................................................... 68
3.6. Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra ............................................ 72
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................... 76
PHỤ LỤC

2



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BVTE

: Bảo vệ trẻ em

BVCSTE

: Bảo vệ chăm sóc trẻ em

CTXH

: Cơng tác xã hội

NVXH

: Nhân viên xã hội

LĐ-TB&XH

: Lao động -Thương Binh và Xã hội

NGO

: Non-governmental organization
(Các tổ chức phi chính phủ)

PLAN

: Plan international (Tổ chức bảo vệ trẻ em)


QTE

: Quyền trẻ em

TEHCĐB

: Trẻ em có hồn cảnh đặc biệt

UBND

: Ủy ban nhân dân

UNICEF

: United Nations Children's Fund
(Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc)

3


DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 1.1

Bậc thang nhu cầu của Maslow

11

Bảng 2.1


Nguồn lực tài chính dành cho cơng tác bảo vệ trẻ em

56

Bảng 2.2

Số lượng cán bộ làm cơng tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em

59

Biểu đồ 2.1

Mức độ hài lòng về những hỗ trợ hiện nay các em được hưởng

42

Biểu đồ 2.2

Tình trạng sức khỏe của trẻ em có hồn cảnh đặc biệt

44

Biểu đồ 2.3

Tần suất các em được đi khám sức khỏe định kỳ

45

Biểu đồ 2.4


Số trẻ hiện nay vẫn đang được đi học

46

Biểu đồ 2.5

Trình độ học vấn của trẻ

47

Biểu đồ 2.6

Lý do các em không được đi học

48

Biểu đồ 2.7

TECHCĐB được sinh hoạt vui chơi giải trí

49

Biểu đồ 2.8

Địa điểm vui chơi giải trí của trẻ

50

Biểu đồ 2.9


TECHCĐB biết đường dây nóng bảo vệ và tư vấn trẻ em

53

Biểu đồ 2.10 Cán bộ áp dụng các kiến thức kỹ năng CTXH

60

Biểu đồ 2.11 Đánh giá về sự cần thiết phải có sự giúp đỡ chuyên nghiệp

61

Biểu đồ 2.12 Đào tạo CTXH cần thông qua những hình thức

62

Biểu đồ 2.13 Nhận biết của trẻ về CTXH và các dịch vụ tư vấn, tham vấn

63

Biểu đồ 2.14 Mức độ tin tưởng của trẻ đối với nhân viên xã hội

64

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chính phủ Việt Nam đã và đang thực hiện hàng loạt chương trình và chính

sách nhằm hỗ trợ việc thực hiện Cơng ước quốc tế về Quyền trẻ em và bảo vệ các
QTE. Các chương trình này khơng chỉ hướng tới việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện
các QTE, mà còn nhằm giảm thiểu sự cách biệt giữa các vùng miền, các nhóm xã
hội, nhóm dân tộc và trẻ em có hồn cảnh đặc biệt. Một bước đáng chú ý là lần đầu
tiên Chính phủ đã đưa QTE vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia
giai đoạn 2006-2010. Cùng với các mục tiêu phát triển khác, đã có hai mục tiêu mới
về phát triển xã hội được đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, đó là “70% số
xã/phường được công nhận là phù hợp với trẻ em” và “90% số TECHCĐB được
chăm sóc và bảo vệ”. Điều này cho thấy sự thừa nhận ngày càng tăng đối với tầm
quan trọng của các QTE trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Trong giai đoạn 2001 -2010, Chính phủ đưa ra nhiều Chương trình mục tiêu
quốc gia đã trực tiếp hoặc gián tiếp hỗ trợ việc thực hiện QTE và bảo vệ các QTE.
Các chương trình có liên quan trong lĩnh vực giảm nghèo gồm có: các Chương trình
mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2006-2010; Chương trình mục tiêu quốc
gia về phát triển kinh tế - xã hội của các xã đặc biệt khó khăn tại các vùng dân tộc
thiểu số và miền núi (Chương trình 135 - II); Chương trình 62 huyện nghèo nhất (Nghị
quyết 30A).
Tại tỉnh Đồng Tháp, ngày 27/3/2009, Bộ LĐTB&XH có cơng văn số
925/LĐTB&XH-BVCSTE về việc triển khai thí điểm Hệ thống Bảo vệ trẻ em dựa
vào cộng đồng. Được sự chấp thuận của UBND tỉnh Đồng Tháp, Sở LĐTB&XH đã
xây dựng kế hoạch triển khai thí điểm Hệ thống BVTE dựa vào cộng đồng ra tồn
tỉnh. Có thể nói cơng tác chăm sóc, giáo dục và BVTE ln được chính quyền tỉnh
hết sức quan tâm. Chính quyền tỉnh Đồng Tháp ln nhấn mạnh quan điểm bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em nói chung và TECHCĐB nói riêng khơng chỉ là trách
nhiệm của mỗi gia đình mà cịn của tồn xã hội. Tuy nhiên, hiện nay trong q trình
thực hiện, nhìn từ các góc độ khác nhau vẫn còn những hạn chế nhất định. Cơ chế
quản lý còn cứng nhắc, nhiều cán bộ trong q trình thực hiện cơng tác với

5



TECHCĐB vẫn chưa nắm vững về các chính sách liên quan đến trẻ, cơng tác tun
truyền vận động cịn nhiều hạn chế chưa đạt hiệu quả cao, nhiều bật cha mẹ không
hiểu rõ về quyền trẻ em…dẫn đến việc phần lớn các em chưa được tôn trọng, nhiều
trẻ chưa được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ cần thiết…Xuất phát từ những lý do trên,
để tìm hiểu cụ thể thực trạng CTXH đối với trẻ em nói chung và TECHCĐB nói
riêng tại Đồng Tháp trong thời gian qua, đồng thời đề ra những phương hướng để
hoàn thiện hơn trong thời gian tới góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội tại địa
phương một cách ổn định và công bằng, tôi đã chọn thực hiện đề tài: “Công tác xã
hội đối với trẻ em có hồn cảnh đặc biệt từ thực tiễn tỉnh Đồng Tháp” làm luận
văn thạc sĩ của mình. Đến nay, tỉnh Đồng Tháp chưa có đề tài khoa học hay cơng
trình nghiên cứu nào về lĩnh vực này, tác giả chọn nghiên cứu tại tỉnh Đồng Tháp,
vì ở đây thời gian qua là một nơi đã và đang thực hiện thí điểm các chính sách an
sinh xã hội trẻ em và xây dựng hệ thống bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Một số nghiên cứu về trẻ em trên thế giới
Trong nghiên cứu “Social Welfare Policy And Social Programs” (Chính sách
phúc lợi xã hội và chương trình xã hội) của tác giả Alizabeth A. Segal vào năm 2010 tại
Mỹ đã chỉ ra những nội dung cơ bản như sau: các khái niệm về chính sách phúc lợi xã
hội, lý do tại sao cần phải có hệ thống phúc lợi xã hội, sự phân chia các dịch vụ phúc lợi
trong xã hội… Một nội dung rất quan trọng tác giả đã nêu lên là hệ thống phúc lợi trẻ
em trong xã hội Mỹ. Hệ thống phúc lợi trẻ em đó bao gồm: giáo dục, dịch vụ bảo vệ trẻ
em, chăm sóc sức khỏe, chăm sóc về dinh dưỡng và hỗ trợ về thu nhập cho gia đình và
cho trẻ [39].
Pundarik Mukhopadhaya thuộc Trường Đại học Quốc gia Singapore có một
ấn phẩm tên là “A Generalized Social Welfare Function, Its Decomposition and
Application” (Chức năng tổng quát của phúc lợi xã hội, phân tích và ứng dụng của
nó). Nghiên cứu đã chỉ ra rằng: khi một nhà hoạch định các chính sách xã hội cần
quan tâm đồng thời cả phúc lợi xã hội và tài sản xã hội. Tài sản xã hội dù nhỏ nhưng
vẫn cần thiết phải xem xét để đảm bảo phúc lợi xã hội. Tuy nhiên, nguyên tắc này có

một số bất lợi như sau: nếu một người giàu trở nên giàu hơn do một số thay đổi

6


chính sách phù hợp với người giàu thì xã hội vẫn phải chấp nhận. Số người có thu
nhập trung bình và cận nghèo được hưởng lợi từ chính sách này nhiều hơn người
nghèo thì có thể làm giảm đi tác dụng của các chính sách xã hội. Nhưng điều này
vẫn được chấp nhận theo chức năng tổng quát của phúc lợi xã hội. Nghiên cứu này
đã đề cập đến các nguyên tắc khi hoạch định chính sách xã hội. Phúc lợi xã hội là
một phần quan trọng trong chính sách an sinh xã hội nói chung. Tuy nhiên, nghiên
cứu này chưa đề cập các chính sách an sinh xã hội và chính sách an sinh xã hội trẻ
em [44].
Trong nghiên cứu của Judith Streak và Sasha Poggenpoel vào năm 2005 có
tên là “Towards social welfare services for all vulnerable children in South Africa”
(Hướng tới dịch vụ phúc lợi xã hội cho toàn thể trẻ em dễ bị tổn thương ở Nam Phi).
Nghiên cứu đã cho thấy rằng tất cả các trẻ em và những người dễ bị tổn thương do
hoàn cảnh của họ cần phải được can thiệp dành riêng cho họ để đảm bảo rằng họ
được bảo vệ khỏi các tác hại, hỗ trợ họ trong và sau khi bị tổn thương và tạo cơ hội
để phát triển. Nhà nước có thể có nhiều cơ quan cung cấp các dịch vụ bảo vệ và thúc
đẩy sự phát triển của trẻ em dễ bị tổn thương nhưng các ban ngành của địa phương
có vai trị rất quan trọng vì các cơ quan địa phương là người trực tiếp cung cấp các
dịch vụ hỗ trợ xã hội [45].
2.2. Những nghiên cứu về trẻ em trong nước
Nghiên cứu “Một số vấn đề cơ bản về trẻ em Việt Nam” của tác giả Đặng Bích
Thủy đã chỉ ra những vấn đề xã hội mang tính gay gắt mà trẻ em đang phải đối mặt
như bất bình đẳng trong tiếp cận các cơ hội chăm sóc, bảo vệ, lao động sớm, bị xâm
hại, bị bỏ rơi... Qua nghiên cứu, tác giả lý giải, phân tích bối cảnh, nguyên nhân của
các vấn đề trẻ phải đối mặt từ góc độ chính sách, nhận thức, hành vi, hành động xã
hội đồng thời dự báo xu hướng, đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2010-2020 nhằm

góp phần hạn chế và giải quyết các vấn đề của trẻ em [27].
Bài viết “Kinh nghiệm của một số nước về hệ thống bảo vệ trẻ em” của tác giả
Nguyễn Hải Hữu cho thấy ở Australia, Thuỵ Điển, Hồng Kông, việc hình thành hệ
thống BVTE liên quan rất nhiều đến các quy định của pháp luật và chính sách hiện

7


hành. Một trong những điểm mới trong bài viết là khái niệm “tư pháp thân thiện với
trẻ em”. Khi trẻ em vi phạm pháp luật thì áp dụng các hình thức điều tra, xét hỏi, xử
lí tại tồ án như thế nào để không gây tổn hại cho trẻ em đặc biệt là trong trường
hợp trẻ em là nạn nhân của các hành vi bạo lực, xâm hại [14].
“Một số kinh nghiệm quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với việc phát triển
các dịch vụ công tác xã hội trong công tác bảo vệ trẻ em” của tác giả Đỗ Thị Ngọc
Phương nhận định tại Anh, Mĩ, Úc, Philippines, Thái Lan, Singapore, Nhật Bản,
Trung Quốc, việc cung cấp dịch vụ xã hội chủ yếu là trách nhiệm của các bộ và cơ
quan nhà nước. Tại các quốc gia này, cán bộ xã hội vẫn thực hiện chức năng tham
vấn tâm lý xã hội, nhưng lồng ghép với đánh giá các nhu cầu phúc lợi xã hội và
quản lý việc tiếp cận với các dịch vụ xã hội đa dạng khác nhau. Dịch vụ xã hội cũng
có thể bao gồm việc xem xét các nhu cầu phát triển của trẻ em, gia đình, cộng đồng
và lồng ghép với sự tham gia của cộng đồng [31].
Cơng trình “Chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn: cơ
sở lý luận và thực tiễn pháp lý về dân sự ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Dương
Hải Yến đã tìm hiểu và phân tích các quy định hiện hành về BVCSTE có hồn cảnh
đặc biệt trên cơ sở nghiên cứu bản chất của QTE trong pháp luật dân sự, để từ đó
đưa ra một số phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả
của hoạt động BVCSTE có hồn cảnh đặc biệt trong thực tiễn [15].
“Chăm sóc trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng –
Những cơ sở xã hội và thách thức” là bài viết đồng tác giả Nguyễn Hồng Thái và
Phạm Đỗ Nhật Thắng đã tìm hiểu sự chuyển đổi cách tiếp cận trẻ em truyền thống

sang tiếp cận trên cơ sở QTE hiện nay. Theo đó, cách tiếp cận truyền thống là tiếp
cận dưới góc độ trẻ em là đối tượng cần được hỗ trợ và bảo vệ từ trên xuống mang
nặng tính từ thiện, bao cấp, còn tiếp cận trên cơ sở quyền trẻ em nhìn nhận trẻ em là
chủ thể của quyền, có quyền được chăm sóc, bảo vệ. Trước bối cảnh số lượng trẻ
em đặc biệt cần được bảo vệ ngày càng gia tăng trong khi các hình thức chăm sóc
tập trung đã và đang vượt quá nhu cầu đầu vào thì hình thức chăm sóc, bảo vệ trẻ
em dựa vào cộng đồng ngày càng trở lên phù hợp hơn. Tác giả đã rất cố gắng khi

8


chỉ ra những bất cập, trở ngại trong việc chăm sóc, bảo vệ TECHCĐB dựa vào cộng
đồng song vẫn chưa chú trọng đến các giải pháp để khắc phục những hạn chế, bất
cập đó [26].
Tóm lại, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu trong nước và quốc tế về trẻ em
và các chính sách an sinh xã hội liên quan đến trẻ em. Nhìn chung các cơng trình
nghiên cứu này đã phân tích được một số vấn đề mang tính hệ thống, toàn diện nêu
lên được những giải pháp trong đó có các giải pháp nhằm đảm bảo an sinh xã hội
trẻ em ở Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, ở tỉnh Đồng Tháp chưa có 1 nghiên cứu
nào cụ thể về CTXH với trẻ em. Do vậy rất cần thiết phải có những nghiên cứu ở
tỉnh Đồng Tháp, nghiên cứu này mang tính chất địa phương để thấy được bối cảnh
kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội có tác động đến việc thực hiện các hoạt động
BVCSTE như thế nào.
2.3. Câu hỏi nghiên cứu
Dựa vào mục đích nghiên cứu, đề tài đưa ra các câu hỏi nghiên cứu như sau:
- Công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân và cán
bộ các cấp, các ngành ở Đồng Tháp về CTXH với TECHCĐB thời gian qua ra sao?
- Kết quả chủ yếu trong CTXH với TECHCĐB: hoạt động trợ giúp xã hội,
hoạt động y tế, hoạt động giáo dục học nghề, vui chơi giải trí và các can thiệp sớm
như thế nào?

- Đóng góp của các ngành, đoàn thể và các tổ chức xã hội dân sự là như thế nào?
- TECHCĐB nhận thức như thế nào về CTXH và nhân viên xã hội?
- Trình độ, kiến thức chuyên môn về CTXH của cán bộ làm cơng tác bảo vệ
chăm sóc trẻ em là như thế nào?
2.4. Giả thuyết nghiên cứu
- Công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân và
cán bộ các cấp, các ngành ở Đồng Tháp về CTXH với TECHCĐB thời gian qua đạt
nhiều hiệu quả tuy nhiên vẫn chưa mang tính đồng bộ, nặng về hình thức.
- Kết quả thực hiện CTXH đối với TECHCĐB có nhiều chuyển biển tích cực,
nhiều trẻ được tiếp cận các dịch vụ tuy nhiên vẫn cịn khá đơng trẻ chưa được tiếp cận
hoặc chưa đáp ứng được nhu cầu cơ bản của trẻ em.

9


- Các ngành, đoàn thể và các tổ chức xã hội dân sự cũng có nhiều đóng góp
nhưng chưa đáng kể.
- TECHCĐB còn chưa tin tưởng và chưa biết nhiều về CTXH và NVXH.
- Hiện nay cán bộ làm công tác BVCSTE trẻ em thực hiện nhiệm vụ chức
năng của mình cịn nhiều hạn chế. Chưa được đào tạo chun sâu về CTXH, chưa
có nhiều kiến thức kỹ năng CTXH với trẻ em.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm phân tích, đánh giá thực trạng CTXH đối với TECHCĐB,
tìm ra nguyên nhân của thực trạng, từ đó đưa ra những kiến nghị mang tính định
hướng nhằm cải thiện và nâng cao quyền lợi của TECHCĐB.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về CTXH đối với trẻ em trên thế giới và
Việt Nam.
- Tìm hiểu thực trạng kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội và thực trạng

TECHCĐB ở Đồng Tháp.
- Mô tả và đánh giá việc thực hiện CTXH đối với TECHCĐB hiện nay ở
Đồng Tháp.
- Đưa ra những đề xuất mang tính giải pháp, để giúp chính quyền địa
phương, cán bộ các cấp thuận lợi trong việc thực hiện thực hiện CTXH đối với
TECHCĐB.
4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở phương pháp luận
Các lý thuyết tiếp cận:
* Lý thuyết nhu cầu
Thuyết nhu cầu của A. Maslow là thuyết quan trọng trong việc nhận dạng
các nhu cầu tự nhiên của con người. Theo lý thuyết này, nhu cầu của trẻ em là được
đảm bảo an sinh xã hội đây là một nhu cầu ở mức thấp và khi đã đảm bảo được các
nhu cầu này thì sẽ xuất hiện nhu cầu an sinh xã hội ở mức cao hơn. Các nhu cầu ở

10


mức cao đó là các dịch vụ xã hội cung cấp cho trẻ em để các em được kính mến, thể
hiện sự tự trọng và tiếp theo là sự hoàn thiện về thể chất và trí tuệ.
Theo thuyết A. Maslow, nhu cầu tự nhiên của con người được chia thành các
thang bậc khác nhau từ "đáy” lên tới “đỉnh”, phản ánh mức độ "cơ bản” của nó đối
với sự tồn tại và phát triển của con người vừa là một sinh vật tự nhiên, vừa là một
thực thể xã hội.
Việc sắp xếp nhu cầu theo thang bậc từ thấp đến cao cho thấy độ “cơ bản”
của con người giảm dần.
Bảng 1.1: Bậc thang nhu cầu của MASLOW
Nhu cầu về sự tự hồn thiện
Mức cao


Nhu cầu về sự kính mến và lịng tự trọng
Nhu cầu về quyền sở hữu và tình cảm (được yêu thương).

Mức thấp

Nhu cầu về an toàn và an ninh
Nhu cầu về thể chất và sinh lý

Cấp độ thấp nhất và cơ bản nhất là nhu cầu thể chất hay thể xác của con
người gồm nhu cầu ăn, mặc, ở... Cấp độ tiếp theo là nhu cầu an toàn hay nhu cầu
được bảo vệ. Nhu cầu an toàn có an tồn về tính mạng và an tồn về tài sản. Cao
hơn nhu cầu an toàn là nhu cầu quan hệ như quan hệ giữa người với người, quan hệ
con người với tổ chức hay quan hệ giữa con người với tự nhiên. Con người ln có
nhu cầu u thương gắn bó. Cấp độ nhu cầu này cho thấy con người có nhu cầu
giao tiếp để phát triển. Ở trên cấp độ này là nhu cầu được nhận biết và tôn trọng.
Đây là mong muốn của con người nhận được sự chú ý, quan tâm và tôn trọng từ
những người xung quanh và mong muốn bản thân là một “mắt xích” khơng thể
thiếu trong hệ thống phân cơng lao động xã hội. Việc họ được tôn trọng cho thấy
bản thân từng cá nhân đều mong muốn trở thành người hữu dụng theo một điều giản
đơn là “xã hội chuộng của, chuộng cơng”. Vì thế, con người thường có mong muốn
có địa vị cao để được nhiều người tơn vọng và kính nể. Vượt lên trên tất cả các nhu
cầu đó là nhu cầu sự thể hiện. Đây là khát vọng và nỗ lực để đạt được mong muốn.
Con người tự nhận thấy bản thân cần thực hiện một công việc nào đó theo sở thích

11


và chỉ khi cơng việc đó được thực hiện thì họ mới cảm thấy hài lòng. Thuyết nhu
cầu sắp xếp nhu cầu con người từ thấp lên cao. Những nhu cầu ở cấp cao hơn sẽ
được thỏa mãn khi nhu cầu cấp thấp hơn được đáp ứng.

Con người cá nhân hay con người trong tổ chức, trong cộng đồng chủ yếu hành
động theo nhu cầu. Chính sự thỏa mãn nhu cầu làm họ hài lịng và khuyến khích họ hành
động. Đồng thời việc nhu cầu được thỏa mãn và thỏa mãn tối đa là mục đích hành động
của con người. Theo cách xem xét đó, nhu cầu trở thành động lực quan trọng và việc tác
động vào nhu cầu cá nhân sẽ thay đổi được hành vi của con người [12], [13], [16], [23].
* Lý thuyết hệ thống
T. Parsons xem xã hội như là một hệ thống bao gồm những bộ phận có quan hệ
với nhau tồn tại trong một trạng thái quân bình và trật tự. T. Parsons muốn tìm hiểu
xem mỗi một yếu tố (bộ phận) đóng góp vào sự vận hành xã hội như thế nào? Khác với
Marx hay Weber, điểm đặc biệt của T. Parsons là khẳng định xã hội là một hệ thống có
một sự hội nhập tốt trong đó mỗi khn mẫu xã hội đều có đóng góp bằng chức năng
của mình trong sự vận hành xã hội xét như là một tổng thể. Parsons muốn phân tích
những vấn đề tổng qt nhất, ơng cố giải thích xã hội con người cực kỳ phức tạp đó tồn
tại như thế nào, vận hành ra sao, tại sao biến đổi và biến đổi như thế nào.
Theo lý thuyết hệ thống, thì chính sách an sinh xã hội trẻ em nằm trong hệ
thống an sinh xã hội. Theo T. Parsons, mọi xã hội để tồn tại phải thỏa mãn bốn yêu cầu
chức năng sau đây mà nhiều tác giả gọi nó là sơ đồ AGIL ( Macionis, 1988, Wallace,
Ritzer, 1988).
1. Thích ứng:(Adaptation): cũng như con người, xã hội muốn tồn tại phải
thích ứng với mơi trường. Ơng cho rằng nhiệm vụ đầu tiên của bất cứ xã hội nào
cũng là sản xuất và phân phối nguồn lực vật chất (lương thực, chổ ở ..) cần thiết cho
sự sống còn của các thành viên. Theo Parsons, trong xã hội hiện đại (ví dụ Mỹ)
chức năng này được thực hiện bởi các định chế kinh tế. Vấn đề trung tâm của cức
năng này là sản xuất, tạo ra của cải, tiền bạc.
2. Đạt đến (theo đuổi) các mục tiêu (Goal attainment): xã hội chỉ có thể
vận hành khi hướng đến các mục tiêu nào đó. Sau khi đã thỏa mãn những nhu cầu
vật chất những nhu cầu cơ bản của các thành viên, nhiệm vụ tổng quát thứ 2 là phát

12



triển và đạt được những mục tiêu khác của xã hội. Các mục tiêu này có thể là nâng
cao mức sống, điều hòa các mối quan hệ trong xã hội và các xã hội khác. Một khi
các mục tiêu khác đã được xác định, cần phải được đánh giá và nổ lực tổ chức
nhằm thực hiện chúng. Chức năng này liên quan chủ yếu đến quyền lực.
3. Hội nhập (Intergration): là việc hội nhập các thành viên vào nhóm, vào các
tổ chức tập thể. Để thực hiện bất kỳ mục tiêu nào, một xã hội phải lập ra những
dạng tổ chức nào đó, đặc biệt xã hội hiện đại với rất nhiều người có những hoạt
động chun mơn khác nhau, do đó các nỗ lực của các thành viên trong xã hội phải
được hướng dẫn, phải được phối hợp để hội nhập vào các tổ chức. Vấn đề trung tâm
của yêu cầu chức năng này thực hiện các chuẩn mực hoặc ảnh hưởng.
4. Duy trì khn mẫu, chuẩn mực (Latent pattern maintenance): hội nhập nỗ
lực của mọi người tùy thuộc vào việc động viên các thành viên tuân thủ theo các
khuân mẫu suy nghĩ, hành động đã được thiết lập. Nói cách khác các thành viên của
một xã hội phải chia sẽ và tuân thủ theo những chuẩn mực văn hóa chung. Làm như
vậy sẽ đảm bảo những khn mẫu xã hội được duy trì và ít bị xáo trộn. Vấn đề
trung tâm là cam kết tinh thần thực hiện những giá trị chung. Liên hệ với các chính
sách an sinh xã hội trẻ em, khi chúng ta thực hiện tốt các chính sách này thì sẽ hình
thành một thói quen, hình thành văn hố quan tâm đến trẻ em, phương pháp dạy trẻ
em mà không cần đến bạo lực... [12], [13], [16], [23].
Theo lý thuyết hệ thống thì các chính sách an sinh xã hội được phân chia thành
3 tiểu hệ thống. Tiểu hệ thống thứ nhất là các chính sách mang tính chất phịng ngừa
các vấn đề xã hội hay còn gọi là phòng ngừa sơ cấp. Tiểu hệ thống thứ hai là các
chính sách mang tính chất giảm thiểu tác động của các vấn đề xã hội hay còn gọi là
phòng ngừa thứ cấp. Tiểu hệ thống thứ ba là các chính sách mang tính chất can
thiệp trực tiếp vào các vấn đề xã hội hay còn gọi là phòng ngừa tam cấp (xác định
vấn đề xã hội, can thiệp và chuyển tuyến).
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tổng hợp: với phương pháp này, tơi tiến hành phân
tích một số tài liệu thống kê về trẻ em, các báo cáo thô, các tài liệu liên quan đến


13


CTXH đối với TECHCĐB, phân tích các thơng tin thu thập được qua điều tra từ đó
tổng hợp các thơng tin để làm rõ vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
Điều tra xã hội học nhằm thu thập các thông tin định lượng liên quan đến nội
dung khảo sát. Điều tra viên tiến hành phỏng vấn trực tiếp với trẻ và những cán bộ,
cộng tác viên ở các huyện. Được thiết kế theo hình thức câu hỏi đóng và mở. Thơng
qua việc thu thập, xử lý và phân tích các thơng tin định lượng, cũng như các dữ liệu
thống kê sẵn có trong các tài liệu thứ cấp, đề tài sẽ mô tả thực trạng việc thực hiện
CTXH đối với TECHCĐB trong giai đoạn hiện nay ở Đồng Tháp, để tìm ra những
phương pháp thực hiện đạt kết quả cao và những vấn đề cần khắc phục. Từ đó, có cái
nhìn khái qt về vấn đề nghiên cứu và dự báo xu hướng có thể thay đổi trong tương
lai để thực hiện tốt công tác đối với TECHCĐB ở Đồng Tháp.
- Phương pháp quan sát: trong q trình nghiên cứu và thu thập thơng tin, tơi
ln sử dụng phương pháp quan sát để thu thập thêm thơng tin, đồng thời kiểm tra
độ chính xác của thơng tin qua quan sát đời sống và thái độ của người được điều tra.
5. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
5.1. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung
Nghiên cứu cơng tác xã hội đối với trẻ em có hồn cảnh đặc biệt.
- Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi địa bàn nghiên cứu: Cuộc khảo sát được tiến hành trên địa bàn 12 huyện thị
với dung lượng mẫu là 130 mẫu dành cho trẻ em (Thành phố Cao Lãnh (28), Cao
Lãnh (10), Thành phố Sa Đéc (20), Thị xã Hồng Ngự (17), Hồng Ngự (7), Tân
Hồng (7), Tam Nông (5), Thanh Bình (6), Tháp Mười (6), Lấp Vị (9), Lai Vung
(7), Châu Thành (8) ); và 178 mẫu dành cho cán bộ, cộng tác viên làm công tác trẻ
em trên địa bàn 12 huyện, thị của Đồng Tháp.

+ Phạm vi thời gian nghiên cứu: từ tháng 10/2013 đến tháng 4/2014.
- Khách thể nghiên cứu: Trẻ em có hồn cảnh đặc biệt ở Đồng Tháp.
+ Cơ cấu mẫu

14


Đề tài đã tiến hành nghiên cứu với số mẫu nghiên cứu là 130 trẻ em, cụ thể:
Trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi (46); trẻ lang thang (08); trẻ
em lao động trong điều kiện nặng nhọc độc hại, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc
hại (16); trẻ em khuyết tật, tàn tật (20); trẻ em làm việc xa gia đình (10); trẻ em bị
xâm hại tình dục (08); trẻ em vi phạm pháp luật (22). Đề tài không thực hiện chọn
mẫu đối với trẻ nhiễm chất độc hóa học, trẻ nghiện ma túy và trẻ nhiễm HIV/AIDS
do số lượng trẻ ít. Độ tuổi của các em trải đều từ 7 đến 16 tuổi, đây là độ tuổi đã có
khá đủ nhận thức về các hoạt động xã hội và biết về các trách nhiệm của mình đối
với xã hội.
Ở TECHCĐB, tỷ lệ giới tính được chọn tham gia trả lời tương đối đồng đều
là 60 em nữ (46%) và 70 em nam (54%). Tương tự ở cán bộ làm công tác BVTE, tỷ
lệ giới tính 100 nữ (56%) và 78 nam (44%).
5.2. Đối tượng nghiên cứu
CTXH đối với trẻ em có hồn cảnh đặc biệt từ thực tiễn tỉnh Đồng Tháp.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Nghiên cứu phân tích một cách khoa học việc thực hiện CTXH đối với
TECHCĐB tỉnh Đồng Tháp.
Kết quả nghiên cứu còn là tài liệu tham khảo hữu ích đối với các học giả, nhà
khoa học, nhà nghiên cứu, chuyên gia quan tâm đến đến vấn đề trẻ em. Nghiên cứu
cũng góp phần xây dựng thêm kiến thức môn học an sinh xã hội, CTXH với trẻ em
cho sinh viên ngành CTXH đang được đào tạo để đáp ứng yêu cầu xã hội ở tỉnh
Đồng Tháp nói riêng và cả nước nói chung.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu cung cấp lăng kính tương đối về thực trạng CTXH đối với
TECHCĐB tại tỉnh Đồng Tháp. Trên cơ sở đó sẽ có những định hướng về chính sách
và các giải pháp hợp lý, các nhà hoạch định chính sách có thêm góc nhìn về thực
trạng CTXH đối với TECHCĐB để đưa ra những điều chỉnh về chế độ chính sách,
bồi dưỡng nguồn nhân lực đảm nhận công tác đối với TECHCĐB phù hợp hơn với
điều kiện kinh tế-xã hội.

15


7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục, Luận văn
có 3 Chương.
Chương 1. Những vấn đề lý luận về cơng tác xã hội đối với trẻ em có hồn
cảnh đặc biệt.
Chương 2. Thực trạng công tác xã hội đối với trẻ em có hồn cảnh đặc biệt ở
tỉnh Đồng Tháp
Chương 3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cơng tác xã hội đối với trẻ em
có hồn cảnh đặc biệt ở tỉnh Đồng Tháp

16


NỘI DUNG
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ
CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ EM CĨ HỒN CẢNH ĐẶC BIỆT
1.1. Về một số khái niệm
* Công tác xã hội với trẻ em

Công tác xã hội với trẻ em là một phần trong các lĩnh vực chuyên biệt của
ngành công tác xã hội với mục tiêu đem lại sự hỗ trợ cho TECHCĐB, giúp bảo vệ
trẻ em và góp phần vào nền an sinh cho trẻ em.
Công tác xã hội với trẻ em là sử dụng các kỹ năng chuyên nghiệp để nhằm hỗ
trợ, giúp đỡ những trẻ em có hồn cảnh đặc biệt, khó khăn, mang lại cho trẻ em
niềm tin vào cuộc sống; để các em có thể phát triển một cách đầy đủ [1, tr. 182].
* Trẻ em
Hiện nay, khái niệm “Trẻ em” không đồng nhất tại nhiều quốc gia trên thế
giới. Ở Australia và Anh, trẻ em được quy định là dưới 18. Tại Singapore, trẻ em là
người dưới 14 tuổi. Trong khi đó ở Hồng Kơng, trẻ em là nhóm người dưới 16 tuổi.
Sở dĩ có sự khác nhau này là do có sự khác biệt về điều kiện lịch sử, kinh tế, văn
hóa, xã hội. Một lập luận khác để giải thích về sự khác biệt đó là khả năng của nền
kinh tế của mỗi quốc gia, bởi vì việc quy định về độ tuổi trẻ em bao giờ gắn liền với
trách nhiệm đảm bảo các quyền của trẻ em, ngồi ra cịn đảm bảo quyền cơng dân,
quyền con người nói chung ở mỗi quốc gia.
Theo quan điểm của một số tổ chức quốc tế trực thuộc Liên Hiệp Quốc như
Quỹ Dân số (UNFPA), Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Tổ chức Giáo dục, Khoa
học và Văn hóa (UNESCO) xác định trẻ em là người dưới 15 tuổi.
Theo Điều 1 Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em quy định: “Trẻ em
có nghĩa là mọi người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó
quy định tuổi thành niên sớm hơn”.
Theo Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em số 25/2004/QH11 của Việt
Nam: “Trẻ em quy định trong Luật này là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi” [1, tr. 11].

17


* Trẻ em có hồn cảnh đặc biệt
Theo Khoản 1, Điều 3 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thì trẻ em
có hồn cảnh đặc biệt là những trẻ em có hồn cảnh khơng bình thường (về cá nhân

và mơi trường chăm sóc) bao gồm: trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ
rơi; trẻ lang thang; trẻ em lao động trong điều kiện nặng nhọc độc hại, nguy hiểm,
tiếp xúc với chất độc hại; trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em làm việc xa gia đình; trẻ
em bị ảnh hưởng chất độc hoá học; trẻ em bị nhiễm hoặc bị ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em nghiện ma tuý; trẻ em vi phạm pháp
luật [1, tr.12].
* Nhu cầu cơ bản của trẻ em
Nhu cầu là yếu tố tất yếu, cần thiết để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển
của cá nhân. Nếu nhu cầu được thỏa mãn thì sẽ tạo nên cảm giác thoải mái và an
toàn cho sự phát triển và ngược lại, nếu khơng được đáp ứng thì sẽ gây nên sự căng
thẳng và có thể dẫn tới hậu quả nhất định. Theo nghĩa từ, nhu là cần thiết, cầu là đòi
hỏi, mong muốn. Như vậy, “Nhu cầu là một yếu tố cần thiết, tất yếu để đảm bảo cho
sự tồn tại và phát triển của cá nhân”.
Là con người nên trẻ em và người lớn phần lớn đều có những nhu cầu giống
nhau về vật chất (ăn, mặc, ở, học tập, lao động), nhu cầu về tinh thần (vui chơi, giải
trí) và cần sự yêu thương đùm bọc của người thân. Song do trẻ chưa phát triển đầy
đủ về thể chất, tâm lý, tình cảm, thiếu kinh nghiệm sống nên chúng còn phải phụ
thuộc nhiều vào người lớn – vào sự chăm sóc, ni nấng dạy dỗ của người lớn...Vì
vậy nhu cầu của trẻ em bao gồm: nhu cầu vật chất; nhu cầu về mái ấm gia đình; nhu
cầu được vui chơi, học hành, được phát triển trí tuệ; nhu cầu được thừa nhận được
tôn trọng [2].
* Bảo vệ trẻ em
Theo tài liệu về thuật ngữ bảo vệ trẻ em do Bộ LĐ-TB&XH và Quỹ Nhi
đồng Liên hợp quốc xuất bản năm 2009 thì BVTE có năm nội dung chính: (i) phòng
ngừa, ngăn chặn tổn hại xảy ra đối với trẻ em, (ii) giảm thiểu hoặc loại trừ những
yếu tố dẫn đến việc trẻ em bị tổn hại, (iii) trợ giúp, phục hồi cho những trẻ em đã bị
tổn hại, (iv) hỗ trợ gia đình và cộng đồng trong việc chăm sóc cho trẻ em bị tổn hại,

18



(v) trợ giúp phục hồi cho các gia đình và cộng đồng có trẻ em đã hoặc có nguy cơ bị
tổn hại.
Công ước của Liên Hợp quốc về Quyền trẻ em yêu cầu “các quốc gia thành
viên phải thực hiện tất cả các biện pháp lập pháp, hành pháp, tư pháp, xã hội và giáo
dục thích hợp để BVTE khỏi tất cả các hình thức bạo lực về thể chất hoặc tinh thần,
bị tổn thương hoặc lạm dụng, bị bỏ mặc hoặc đối xử sao nhãng, bị ngược đãi hoặc
bóc lột, kể cả lạm dụng tình dục, trong khi trẻ em vẫn nằm trong sự chăm sóc của
cha mẹ, người giám hộ hoặc của bất kỳ người nào khác được giao trách nhiệm chăm
sóc trẻ em” (Điều 19 Cơng ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em) [2], [3], [6].
* Nhân viên xã hội/nhân viên công tác xã hội
Theo Zastrow (1996), Nhân viên xã hội là người được đào tạo về CTXH. Họ
sử dụng kiến thức và kỹ năng để cung cấp các dịch vụ xã hội cho các cá nhân, gia
đình, nhóm, cộng đồng, tổ chức, xã hội. Nhân viên xã hội giúp đỡ con người tăng
cường năng lực đối phó và giải quyết vấn đề, tìm kiếm các nguồn lực cần thiết, tạo
điều kiện cho sự tương tác giữa các cá nhân và giữa con người với môi trường, thúc
đẩy trách nhiệm của xã hội với con người, và tác động đến các chính sách xã hội.
DuBois and Miley (2005) lại nhận định NVXH là những nhà chuyên nghiệp,
có nền tảng kiến thức chun mơn, có kỹ năng cần thiết, tuân thủ những tiêu chuẩn
và đạo đức của nghề CTXH.
Từ NVXH dịch từ tiếng Anh (Social Worker), có trình độ từ cử nhân trở lên.
(Ở Việt nam nhân viên xã hội được quy định là có bằng trung cấp về CTXH hay các
ngành liên quan gần) [7, tr. 50].
1.2. Nội dung công tác xã hội đối với trẻ em có hồn cảnh đặc biệt
1.2.1. Các cách tiếp cận trong dịch vụ công tác xã hội với trẻ em có hồn cảnh
đặc biệt
* Tiếp cận theo nhu cầu
Tiếp cận theo nhu cầu của trẻ là cách tiếp cận dựa trên việc đáp ứng tốt nhất
của các dịch vụ CTXH đối với các nhu cầu của trẻ em. Trước tiên là nhu cầu đảm
bảo cho sự phát triển thể chất của trẻ như được ăn uống, được mặc đủ ấm và vệ

sinh...Tiếp theo là nhu cầu cần được bảo vệ an toàn, ngăn ngừa những nguy cơ gây

19


tổn thương cho trẻ cả về thể chất, tinh thần và tình cảm. Nhu cầu thứ ba là nhu cầu
được vui chơi, giải trí và học tập. Thơng qua những hoạt động này, trẻ em sẽ được
phát triển, được hòa mình vào xã hội được gắn bó và dần tự khẳng định mình. Nhu
cầu thứ tư là nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu cuối cùng là nhu cầu được phát
triển và khẳng định bản thân. Đây là nhu cầu có một số người hiểu sai cho là khơng
quan trọng khi làm việc với trẻ. Khi làm việc với trẻ em NVXH cần phải xác định
rõ nhu cầu nào của trẻ là ưu tiên và cấp bách nhất của trẻ em.
Tiếp cận theo nhu cầu sẽ giúp NVXH tránh được việc “đánh đồng” và “Chủ
quan” khi cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho trẻ em. Thay vào đó NVXH cần tìm kiếm
những nhu cầu thực mà trẻ em đang mong muốn được đáp ứng. Trẻ và nhu cầu của
trẻ cần được đặt vào vị trí trung tâm, chứ không phải ý muốn chủ quan của cơ quan
hỗ trợ hay của NVXH. Cung cấp đúng các dịch vụ mà trẻ mong muốn cũng như các
hỗ trợ cần thiết để giải quyết đúng và hiệu quả vấn đề của trẻ. Tiếp cận theo nhu cầu
là cách tiếp cận mang tính nhân văn. Tính nhân văn thể hiện ở việc coi trọng con
người và những nhu cầu của chính bản thân họ. Tiếp cận theo nhu cầu đặt con
người và những đặc điểm riêng có của họ vào vị trí trung tâm. Tiếp cận theo nhu
cầu giúp NVXH loại bỏ tính chủ quan khi tiếp cận với trẻ. Điều này rất quan trọng
vì nhiều trường hợp mọi người ln nghĩ trẻ cịn ít tuổi, khơng biết gì, chưa có đủ
nhận thức nên không quan tâm nhiều đến suy nghĩ cũng như nhu cầu của trẻ. Từ đó
dẫn đến việc quyết định thay và làm theo những gì mà chủ quan người lớn cho là
đúng. Điều này là khơng tốt vì về lâu dài làm cho trẻ không cảm thấy được tôn
trọng và lệ thuộc vào sự giúp đỡ của NVXH. Hơn nữa nếu cung cấp không đúng với
nhu cầu của trẻ sẽ khiến trẻ chán nản và không tin tưởng vào NVXH. Như vậy, tiến
trình giúp đỡ sẽ khơng hiệu quả. NVXH cần phải lắng nghe để cảm thông một cách
sâu sắc với những mong muốn của trẻ [1, tr. 136].

* Tiếp cận dựa trên quyền trẻ em
Tiếp cận dựa trên đảm bảo các quyền của trẻ em là cách tiếp cận cung cấp các
dịch vụ đảm bảo trẻ được thực hiện đầy đủ các nhóm quyền của trẻ em. Trong Luật
Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thì quyền trẻ em bao gồm 10 nhóm quyền cơ
bản: Quyền được khai sinh và có quốc tịch; Quyền được chăm sóc, ni dưỡng;

20


Quyền sống chung với cha mẹ; Quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể,
nhân phẩm và danh dự; Quyền được chăm sóc sức khỏe; Quyền được học tập; Quyền
được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, du lịch; Quyền
được phát triển năng khiếu; Quyền được có tài sản; Quyền được tiếp nhận thông tin,
bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội. Theo công ước của Liên Hiệp Quốc thì
QTE được chia làm 4 nhóm quyền cơ bản là: Quyền được sinh tồn (Quyền sống còn);
Quyền được bảo vệ; Quyền được phát triển; Quyền được tham gia.
Tiếp cận theo QTE sẽ giúp: hiểu trẻ em là một cá nhân độc lập với đầy đủ
các quyền công bằng như những người khác trong xã hội. Cung cấp kiến thức và
khích lệ các em biết đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của mình; giúp NVXH huy
động nguồn lực và kêu gọi sự quan tâm, chú ý nhiều hơn từ phía các cơ quan tổ
chức và cộng đồng với nhóm trẻ có hồn cảnh đặc biệt để các em được hưởng
những quyền và lợi ích cơ bản của các em; việc tiếp cận theo quyền sẽ giúp đảm
bảo quyền của nhóm trẻ em yếu thế được quan tâm thực thi nhiều hơn. Như vậy sẽ
mang lại sự công bằng trong xã hội, giảm được các tệ nạn và hậu quả xấu do trẻ em
gây ra. Từ đó sẽ góp phần vào việc tăng cường sức mạnh cho các tổ chức địa
phương, cộng đồng và các nhóm. Đây chính là nền tảng cho sự phát triển bền vững;
sự phát triển bền vững này được tăng cường gấp đôi do khi tham gia vào việc thực
hiện các quyền, trẻ em sẽ được tăng cường năng lực và có trách nhiệm hơn với bản
thân, gia đình và xã hội. Trong tương lai, khi các em lớn lên do được tăng cường
năng lực và có nhận thức đúng đắn nên sẽ đóng góp vào sự phát triển nói chung và

việc thực hiện quyền cho trẻ em nói riêng [1, tr. 138].
* Tiếp cận vì lợi ích tốt nhất của trẻ
Tiếp cận theo tôn chỉ đem lợi ích tốt nhất cho trẻ là cách tiếp cận với việc
cung cấp các dịch vụ đảm bảo lợi ích tốt nhất cho trẻ em. Tiếp cận theo nguyên tắc
vì lợi ích tốt nhất cho trẻ có ý nghĩa ở việc ở bất cứ tình huống nào, nhân viên xã
hội phải đặt lợi ích tốt nhất cho trẻ lên hàng đầu [8, tr.19].
1.2.2. Một số đặc điểm tâm lý tiêu cực của trẻ em có hồn cảnh đặc biệt
Khó diễn tả cảm xúc bằng lời: có thể do bị lấn át bởi chính tâm trạng của
mình và muốn đè nén những tâm trạng đó hoặc trẻ chưa bao giờ được khuyến khích

21


để tự nói về mình và khơng có đủ lời để diễn tả tâm trạng; hoài nghi, thiếu tin
tưởng: TECHCĐB thường có đủ lý do ngờ vực. Nhiều trường hợp các em bị ngược
đãi và phải sống trong môi trường rất khắc nghiệt với nhiều cám dỗ, cạnh tranh, lừa
lọc lẫn nhau. Những người lớn mà các em thường gặp có vẻ xa cách với trẻ và
khơng hiểu được những khó khăn này dẫn đến những hành động coi thường hoặc cư
xử không đúng mức. Hoặc nhiều người muốn tiếp cận các em chỉ để lợi dụng...Điều
này dần dần sẽ tạo ra sự nghi ngờ mỗi khi có những người tiếp cận để giúp trẻ; giận
giữ và có ác cảm với mọi người xung quanh: một đứa trẻ thường tỏ thái độ tức giận
người lớn vì bị bạc đãi hoặc khơng được chăm sóc thích đáng; mặc cảm có tội, tự
trách mình: trẻ hổ thẹn vì những gì xảy đến cho mình như bị cưỡng dâm, bị làm
nhục hoặc các em tự trách mình vì đã khơng tự bảo vệ được; khơng nói thật: vì trẻ
ước mơ một hồn cảnh khác, tránh né những đề tài đau thương, sợ bị hậu quả xấu,
trẻ cố gắng muốn lấy lòng người lớn (cố gắng nói ra những điều hay hoặc những
điều mà người lớn muốn nghe), cố ý nói dối để tránh câu chuyện, không muốn tiếp
xúc với người khác hoặc để gây sự chú ý của người nghe [1, tr. 147-148].
1.2.3. Mục đích cơng tác xã hội với trẻ em có hồn cảnh đặc biệt
Giúp trẻ và gia đình trẻ nâng cao năng lực khả năng ứng phó và kỹ năng giải

quyết vấn đề khó khăn của họ; giúp trẻ tiếp cận các nguồn lực hỗ trợ, các dịch vụ xã
hội để cải thiện chất lượng cuộc sống; tăng cường mối quan hệ giữa trẻ với các
thành viên xã hội nhằm phát triển hài hịa giữa trẻ với gia đình và xã hội; góp phần
ngăn ngừa, giải quyết các vấn đề khó khăn của trẻ và gia đình trẻ; bảo đảm công
bằng, tiến bộ xã hội và an sinh xã hôi cho trẻ em [2, tr.195].
1.2.4. Vai trò của nhân viên cơng tác xã hội với trẻ em có hồn cảnh đặc biệt
- Hỗ trợ, giúp đỡ trẻ giải quyết các vấn đề xã hội thơng qua các chính sách xã
hội, dịch vụ, chương trình hoạt động CTXH.
- Tư vấn tâm lý – xã hội, luật pháp nhằm ngăn chặn, phòng ngừa các vấn đề
xã hội xảy ra với trẻ.
- Bảo vệ các quyền lợi của trẻ em thông qua việc huy động các nguồn lực xã
hội, tuyên truyền vận động quần chúng...

22


- Nối kết duy trì một cách hiệu quả mạng lưới các dịch vụ, các cá nhân, tổ
chức xã hội, gia đình và cộng đồng trong việc giúp đỡ trẻ.
- Tham mưu với các cấp lãnh đạo và Nhà nước trong các chiến lược hỗ trợ
giúp đở trẻ em, đào tạo và tuyển dụng cán sự xã hội vào các lĩnh vực hoạt động giúp
đỡ trẻ...[2, tr. 195].
1.2.5. Một số nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội khi làm việc với trẻ em có
hồn cảnh đặc biệt
Các nhiệm vụ chung:
- Trị liệu cho đối tượng: bao gồm nâng cao sự tự trọng, tác động nhằm giảm
những cảm xúc tiêu cực như sự bất lực, vô vọng, các hành vi hiếu chiến và những
hành vi khác như rời bỏ gia đình, sử dụng các chất gây nghiện hoặc có hành vi tự
tử. Những hoạt động này có thể đạt được thơng qua tham vấn cá nhân, trị liệu nhóm
và gia đình.
- Trị liệu cho cha mẹ trẻ: sẽ tập trung hướng tới tăng năng lực cho họ về “các

kỹ năng đối phó, các kỹ năng làm cha me và các kỹ thuật quản lý chăm sóc trẻ”.
Các can thiệp có thể hướng tới như là tham vấn cá nhân và trị liệu gia đình. Có rất
nhiều chun gia tin rằng trị liệu nhóm bao gồm các nhóm cha mẹ tự lực là phương
pháp hiệu quả nhất. Qua những nhóm như vậy cha mẹ có thể hiểu rằng họ khơng
đơn độc và có thể trải nghiệm làm thế nào để các bậc cha mẹ khác vượt qua được sự
căng thẳng.
Các nhiệm vụ cụ thể:
- Quản lý ca (kết nối trẻ với các nguồn lực bên ngồi): thực hiện cơng việc
này, NVXH cần phải biết đánh giá các nhu cầu đích thực của trẻ sau đó cần phải
xác định những nguồn lực phù hợp với nhu cầu của trẻ để từ đó kết nối một cách có
hiệu quả những nhu cầu và nguồn lực đó. Ví dụ đối với trẻ em khuyết tật thì cần
phải xác định các em có nhu cầu phục hồi chức năng hay tìm việc. Sau đó dựa trên
những nguồn lực sẵn có và phù hợp với nhu cầu của trẻ trong thực tế để kết nối
nhằm đáp ứng nhu cầu tốt nhất cho trẻ.
- Tạo điều kiện: NVXH giúp trẻ cùng gia đình hoặc người giám hộ tham gia
tối đa vào tiến trình giải quyết vấn đề để tăng cường năng lực cho đối tượng. Ví dụ

23


như với nhóm trẻ em lang thang thì cần tạo điều kiện để trẻ tham gia ngay vào quá
trình xác định vấn đề để các em hiểu rõ những nguy cơ và hậu quả của việc lang
thang trên đường phố. Tham gia vào các nhóm đồng đẳng hoặc các lớp tập huấn để
trẻ được tăng cường sự hiểu biết từ đó phịng tránh những hiểm họa trên đường phố...
- Giáo dục: nhiệm vụ này thể hiện rất rõ nét khi NVXH làm việc với
TECHCĐB khó khăn. Do các em phần lớn thường hạn chế trong vấn đề học tập, do
đó trình độ nhận thức của các em cịn thấp. Thế nên việc giáo dục cung cấp các
thông tin nhằm nâng cao hiểu biết và phòng ngừa là hết sức quan trọng. Ví dụ với
nhóm trẻ sử dụng ma túy thì nhiều trường hợp các em không nhận thức được mức
độ nguy hiểm của việc sử dụng ma túy hoặc nhiều em muốn cai nghiện thì cũng

khơng biết làm như thế nào? NVXH với vai trò là nhà giáo dục sẽ cung cấp thông
tin để hỗ trợ cho các em.
- Biện hộ: đây cũng là 1 công việc rất quan trọng khi làm việc với nhóm
TECHCĐB vì các em đều là những đối tượng yếu thế và bị tước bỏ nhiều quyền và
lợi ích chính đáng. Trong vai trị này, NVXH sẽ là người đại diện cho nhu cầu của
các em, biện hộ cho các em trong những trường hợp liên quan đến việc bảo vệ
quyền và lợi ích của các em mà đã được pháp luật và xã hội thừa nhận. Ví dụ với
những đối tượng là trẻ em bị lao động nặng nhọc thì NVXH dựa trên các Quyền về
trẻ em về việc được học tập, vui chơi giải trí và khơng bị lạm dụng, bóc lột dưới bất
cứ hình thức nào để bảo vệ các em tránh khỏi những hình thức lao động nặng nhọc
[8, tr. 21].
1.2.6. Các nguyên tắc hành động trong công tác xã hội với trẻ em có hồn cảnh
đặc biệt
Ln lấy trẻ làm trọng tâm: quan tâm đến trẻ trong mọi giai đoạn và mọi
bước của công việc. Quan tâm đến nhu cầu của đứa trẻ, đến gia đình cha ruột hoặc
ni hộ đứa trẻ; cố gắng hiểu thế giới đứa trẻ: bảo đảm rằng tồn bộ bối cảnh của
trẻ sẽ làm cho mình biết cách làm việc với trẻ. Hiểu được ước muốn và cảm xúc từ
chính đứa trẻ; làm việc với trẻ thành cơng cần có sự tham gia tích cực của trẻ và của
gia đình trẻ: tiếp nhận ý kiến với đứa trẻ trước khi có quyết định. Trẻ cần được giải
thích để hiểu rõ về những quyết định khác nhau. Trẻ có thể tham gia trực tiếp qua

24


×