Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

toàn cầu hoá và tác động của nó đối với các giá trị đạo đức truyền thống việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (694.18 KB, 128 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



TRẦN HOÀNG PHONG

TOÀN CẦU HỐ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NĨ
ĐỐI VỚI CÁC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN
THỐNG VIỆT NAM HIỆN NAY

TP. HỒ CHÍ MINH - 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----000-----

TRẦN HOÀNG PHONG

TOÀN CẦU HỐ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NĨ
ĐỐI VỚI CÁC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN
THỐNG VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: TRIẾT HỌC
Mã số: 60.22.80

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học:


TS. VŨ ĐỨC KHIỂN

TP. HỒ CHÍ MINH - 2012


LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan đây là cơng trình do tôi nghiên cứu. Kết quả
nghiên cứu là trung thực và chưa được ai cơng bố.
Người cam đoan

TRẦN HỒNG PHONG


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ANDEAN: (Andes Area Nations) Các nước vùng núi Andes
APEC: (Asia-Pacific Economic Cooperation) Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu
Á – Thái Bình Dương
ASEAN: (Association of Southeast Asia Nations) Hiệp hội các nước Đông
Nam Á
ASEM: (Asia-Europe Meeting) Diễn đàn hợp tác Á-Âu
CACM: (Central American Common Market) Thị trường chung Trung Mỹ
CEFTA: (Central European Free-Trade Area) Khu vực mậu dịch tự do trung
Mỹ
COMESA: (Common Market for Eastern & Southern Africa) Thị trường chung
Đông và Nam Phi
CUFTA: (Canada-US Free Trade Agreement) Hiệp định tự do thương mại
Mỹ-Canada
EAEC: (East African Economic Community) Cộng đồng kinh tế Đông Phi
EC: (European Community) Cộng đồng châu Âu

ECOWAS: (Economic Community Of West African States) Cộng đồng kinh tế
Tây Phi
EEA: (European Economic Area) Khu vực kinh tế châu Âu
EEC (European Economic Community) Cộng đồng kinh tế châu Âu
EFTA: (European Free Trade Association) Hiệp hội thương mại tự do châu
Âu
EU: (European Union) Liên minh châu Âu
FDI: (Foreign Direct Investment) Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GATT: (General Agreement on Tariffs and Trade) Hiệp ước chung về thuế
quan và mậu dịch
GDP: (Gross Domestic Product) Tổng sản phẩm quốc nội
IMF: (International Monetary Fund) Quỹ tiền tệ quốc tế
ITO: (International Trade Organization) Tổ chức thương mại quốc tế
LAFTA: (Latin American Free Trade Association) Hiệp hội tự do thương mại
Mỹ Latinh
NGO: (Non-Governmental Organization) Tổ chức phi Chính phủ
OAU: (Organization of African Unity) Tổ chức thống nhất châu Phi
ODA: (Official Development Assistance) Viện trợ phát triển chính thức
OECD: (Organisation for Economic Co-operation and Development) Tổ
chức hợp tác và phát triển kinh tế
SAARC: (South Asian Association for Regional Cooperation) Hiệp hội hợp
tác khu vực Nam Á
SEV: (Council of Mutual Economic Assistance) Hội đồng tương trợ kinh tế
SNG: (Sodrujestvo Nezavisimykh Gosudarstv) Cộng đồng các quốc gia độc
lập
UDEAC: (Union Douaniere et Economique de l'Afrique Centrale) Liên minh


UN:
UNCTAD:

UNDP:
UNESCO:
WAEC:
WB:
WTO:

hải quan và kinh tế Trung phi
(United Nations) Liên Hiệp quốc
(United Nations Conference on Trade and Development) Diễn đàn
Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốc
(United Nations Development Programme) Chương trình phát triển
Liên Hiệp quốc
(United Nations Educational Scientific and Cultural Organization)
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc
(West-African Economic Community) Cộng đồng kinh tế Tây Phi
(World Bank) Ngân hàng Thế giới
(World Trade Organization) Tổ chức Thương mại Thế giới


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài .................................................................3
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn.....................................................................7
3.1. Mục đích.......................................................................................................7
3.2. Nhiệm vụ ......................................................................................................7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ...................................................8
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn.......................................8
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ............................................................8

7. Kết cấu của luận văn............................................................................................9
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ TỒN CẦU HỐ VÀ ĐẠO
ĐỨC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM ................................................................10
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TỒN CẦU HỐ VÀ TỒN CẦU HỐ Ở
VIỆT NAM ........................................................................................................... 10
1.1.1. Quan niệm về tồn cầu hố ......................................................................10
1.1.2. Các giai đoạn phát triển của tồn cầu hóa.................................................19
1.1.3. Tính hai mặt của tồn cầu hố trong giai đoạn hiện nay ...........................33
1.1.4. Quá trình tham gia tồn cầu hố của Việt Nam ........................................38
1.2. KHÁI QT VỀ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM ...................... 45
1.2.1. Quan niệm về đạo đức và đạo đức truyền thống Việt Nam.......................46
1.2.2. Hệ giá trị cơ bản của đạo đức truyền thống Việt Nam ..............................48
CHƯƠNG 2: SỰ BIẾN ĐỔI CỦA ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM
DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA TỒN CẦU HỐ – BIỂU HIỆN VÀ GIẢI PHÁP .59
2.1. NHỮNG BIẾN ĐỔI TÍCH CỰC CỦA CÁC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC ................ 60
TRUYỀN THỐNG DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA TỒN CẦU HỐ......................... 60
2.1.1. Sự thích ứng, mở rộng ngoại diên của các giá trị đạo đức truyền thống...........60


2.1.2. Sự bổ sung một số giá trị đạo đức trước yêu cầu hội nhập........................63
2.2. NHỮNG BIẾN ĐỔI TIÊU CỰC CỦA CÁC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN
THỐNG DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA TỒN CẦU HỐ ......................................... 70
2.2.1. Sự thay đổi vị trí của các giá trị đạo đức truyền thống trong thang giá trị
đạo đức..............................................................................................................70
2.2.2. Sự xuống cấp của một số giá trị đạo đức truyền thống..............................74
2.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC
TRUYỀN THỐNG TRONG ĐIỀU KIỆN TỒN CẦU HỐ HIỆN NAY .............. 89
2.3.1. Yêu cầu và thực chất của việc kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức
truyền thống ......................................................................................................89
2.3.2. Một số giải pháp định hướng nhằm kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức

truyền thống trong giai đoạn hiện nay................................................................92
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 113


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tồn cầu hố là q trình kinh tế - xã hội khách quan được phát sinh và phát
triển từ chính sự phát triển của lực lượng sản xuất và những thành tựu của khoa học
cơng nghệ. Tồn cầu hố với tư cách là một quá trình tất yếu, khách quan, một xu
thế phát triển hợp quy luật và không thể đảo ngược đã ngày càng được đẩy mạnh
với tốc độ ngày càng cao cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại,
nhất là trong lĩnh vực tin học và viễn thơng.
Kể từ khi khái niệm tồn cầu hố trở nên phổ biến từ những năm 70 của thế kỷ
XX, cho đến nay, tồn cầu hố với sức hút mạnh mẽ của nó đã lơi cuốn hầu hết các
nước vào vịng xốy của mình.
Ngày nay, tồn cầu hố đã và đang có những tác động một cách mạnh mẽ đến
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Tồn cầu hố đã tạo ra những mối liên kết, gắn bó
ngày càng chặt chẽ và có tính ràng buộc ngày càng cao giữa các nền kinh tế, thúc
đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, mở rộng thị trường trao đổi tài chính,
thương mại, tăng cường sự phân cơng lao động quốc tế…
Nói cách khác, tồn cầu hố đã dẫn đến sự hình thành và là tác nhân vận hành
“nền kinh tế toàn cầu” trên một phạm vi rộng lớn và phát triển với một tốc độ và
cường độ nhanh chưa từng thấy.
Tất cả những điều đó đã tạo ra những điều kiện thuận lợi và cơ hội cho nhiều
quốc gia có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn, tri thức khoa học, công nghệ và kinh
nghiệm quản lý tiên tiến nhất để phát triển một cách nhanh nhất có thể.
Tồn cầu hố hiện nay, có thể nói, về thực chất khơng phải là q trình hồn

tồn mới. Nó là hình thức biểu hiện mới trong hoàn cảnh lịch sử mới của q trình
quốc tế hố mà nhân loại đã từng chứng kiến trước đó.
Nói về điều này, trong “Tun ngơn của Đảng Cộng sản”, các nhà sáng lập
chủ nghĩa Mác đã dự báo: “Do bị thúc đẩy bởi những nhu cầu về nơi tiêu thụ sản


2

phẩm, giai cấp tư sản đã “xâm lấn khắp toàn cầu” đồng thời làm cho quá trình sản
xuất và tiêu dùng của các nước ngày càng “mang tính chất thế giới”.
Khi phân tích sự phát triển của nền sản xuất xã hội, các ông đã đưa ra dự báo
về sự thay thế tình trạng sản xuất biệt lập và tính chất tự cung tự cấp của các nền
sản xuất đơn lẻ bằng sự phát triển của những mối quan hệ phổ biến và sự phụ thuộc
phổ biến giữa các quốc gia, các dân tộc trên phạm vi toàn thế giới. Cùng với q
trình đó, những thành quả trong hoạt động tinh thần của các quốc gia, dân tộc sẽ trở
thành tài sản chung của tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới, tính chất đơn
phương, phiến diện dân tộc ngày càng không thể tồn tại được nữa và do đó, từ
những nền văn hố dân tộc mn hình muôn vẻ sẽ dẫn đến sự ra đời và thay thế
bằng một nền văn hố tồn cầu.
Đưa ra dự báo về sự biến động của các giá trị văn hoá tinh thần dân tộc và sự
hình thành các giá trị văn hoá tinh thần nhân loại trước xu thế phát triển của tồn
cầu hố, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác cũng đề cập đến sự biến động, những thay
đổi trong các giá trị đạo đức vốn được coi là những giá trị truyền thống của các
quốc gia, dân tộc. Theo đó, khi các giá trị đạo đức truyền thống đã có sự thay đổi
cùng với q trình hình thành những giá trị đạo đức mới, mang tính tồn cầu thì
quan niệm của con người về đạo đức, về các giá trị đạo đức cũng có sự thay đổi.
Nhận định về xu thế biến đổi và phát triển của thế giới trong thế kỷ XXI, Đại
hội Đảng lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Toàn cầu hố kinh
tế là một xu thế khách quan, lơi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia; xu thế này
đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi

phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có
hợp tác vừa có đấu tranh”.
Trong bối cảnh tồn cầu hố, Việt Nam đã chủ động thực hiện quá trình hội
nhập ngày càng sâu rộng vào mọi mặt đời sống quốc tế và bước đầu đã đạt được
những thành tựu khả quan. Bên cạnh việc đem lại những cơ hội lớn để có thể tranh
thủ những nguồn lực cho phát triển, theo kịp sự phát triển của các nước trong khu


3

vực và trên thế giới, tồn cầu hố cịn tất yếu đem đến cho nước ta khó khăn, thách
thức và nhiều vấn đề cần giải quyết. Một trong những vấn đề nổi lên trong giai đoạn
hiện nay là vấn đề sự biến đổi, suy thoái và thoái hoá các giá trị đạo đức truyền
thống của dân tộc. Sự tác động của tồn cầu hố bên khả năng cạnh đem lại những
sự thay đổi theo hướng điều chỉnh và bổ xung nội dung các phạm trù và giá trị đạo
đức cho phù hợp với sự thay đổi của hoàn cảnh và tình hình mới cũng đã làm xói
mịn nhiều giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Vì vậy, việc nghiên cứu
những tác động của q trình tồn cầu hoá với các giá trị đạo đức truyền thống, kể
cả mặt tích cực lẫn tiêu cực, là một vấn đề cần thiết và đòi hỏi phải được xem xét
một cách nghiêm túc và khoa học.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Tồn cầu hố là một q trình có sức hút mạnh mẽ và lơi cuốn tất cả các quốc
gia trên thế giới vào vịng xốy của nó. Dù là nước nghèo hay giàu, phát triển hay
đang phát triển, tồn cầu hố vẫn đang hàng ngày hàng giờ tác động và len lỏi vào
cuộc sống của mỗi chúng ta. Tồn cầu hố đã tác động đến mọi ngõ ngách của cuộc
sống nhân loại, từ kinh tế, chính trị, đến văn hoá, lối sống, cách làm, cách nghĩ, đạo
đức, mơi trương…. Chính vì vậy, nghiên cứu về tồn cầu hố nói chung hay về
những tác động của nó trên từng lĩnh vực cụ thể cũng đã được nhiều nhà khoa học
trong nước cũng như nước ngoài quan tâm. Khái qt lại, các cơng trình nghiên cứu
này có thể chia thành hai nhóm theo hai hướng nghiên cứu chính.

Nhóm thứ nhất là các cơng trình nghiên cứu về q trình hình thành và tác
động của tồn cầu hố, với những ảnh hưởng chủ yếu trên lĩnh vực kinh tế, chính trị
trên quy mơ lớn. Theo hướng này, có thể kể đến các cơng trình chủ yếu sau:
Thứ nhất, là cơng trình “Chiếc Lexus và cây Ơliu” (The Lexus and the Olive
tree-xuất bản lần đầu vào năm 1999 bằng tiếng Anh) của nhà báo, biên tập viên
chuyên mục ngoại giao và kinh tế của tờ New York Times, Thomas L. Friedman
(người dịch Lê Minh), do nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản năm 2005. Là một
cây bút chuyên bình luận về quan hệ quốc tế cứng tay của một tờ báo danh tiếng, đã


4

từng đoạt nhiều giải thưởng báo chí, có điều kiện đi khắp thế giới, tiếp xúc với đủ
loại người, chứng kiến nhiều biến cố quan trọng của lịch sử thế giới, Friedman đã
dùng ngịi bút của mình với lối viết lôi cuốn, kèm theo nhiều dẫn chứng thuyết phục
là các câu chuyện có thật để trình bày về một vấn đề khơng mới, đó là vấn đề tồn
cầu hố nhưng theo một phong cách mới, thật sự lôi cuốn và dễ hiểu. Cuốn sách chủ
yếu tập trung làm rõ cách hiểu về tồn cầu hố, những tác động của tồn cầu hố lên
các nền kinh tế và chính trị của các nước trên thế giới. Cuốn sách thực sự đem đến
cho ta một cái nhìn mới lạ về tồn cầu hố thơng qua các khái niệm mang tính hình
tượng cao như “vịng kim cơ”, “bầy thú điện tử”, “chiếc áo nịt vàng”… Thơng qua
hình ảnh chiếc xe Lexus - một hình ảnh đại diện cho nền cơng nghiệp hiện đại và
sức hút mạnh mẽ của tồn cầu hố và cây ơliu – hình ảnh đại diện cho tính đa dạng
của các nền văn hoá đơn lẻ hay bản sắc văn hố của các dân tộc trên thế giới,
Friedman đã nói lên tượng sự xung đột không thể tránh khỏi giữa tính dân tộc với
q trình tồn cầu hố. “Chiếc Lexus và cây Ơliu” thực sự là một cơng trình trình
bày một cách dễ hiểu về tồn cầu hố và những tác động của nó đến nền kinh tế
cũng như văn hố trên phạm vi tồn thế giới đồng thời đưa ra những nhận định và
hướng đi của các nền kinh tế nhỏ nhằm thích nghi với q trình tất yếu và rộng lớn
này. Ngồi ra, cơng trình này cịn cho ta một cái nhìn tổng thể về diện mạo nền kinh

tế và bức tranh chính trị thế giới trong giai đoạn hiện nay một cách hết sức sinh
động và hấp dẫn.
Thứ hai, là cơng trình “Tính hai mặt của tồn cầu hoá” của Tiến sĩ Trần Văn
Tùng, nhà xuất bản Thế Giới, năm 2000. Có thể nói, đây là một cơng trình được
biên soạn nhằm tổng kết lại những tác động, cả tích cực lẫn tiêu cực của q trình
tồn cầu hoá trong giai đoạn từ 1985 đến 1995. Tuy nhiên, khác với các cơng trình
trước đó, chủ yếu bàn về khía cạnh tích cực, ở cơng trình này, tác giả tập trung làm
rõ mặt tiêu cực và hạn chế của tồn cầu hố tác động đến các nước, chủ yếu là các
nước nghèo và đang phát triển qua việc phân tích những cơ hội và thách thức của
các nước đang phát triển trong tồn cầu hố, tình trạng khủng hoảng nợ, tổn thất tài
nguyên, sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo. Tác giả dành hẳn một chương để nói


5

về những thách thức với Việt Nam trong xu thế tồn cầu hố. Rõ ràng, đây là một
cơng trình khái quát về những thách thức chính mà những nước nghèo và đang phát
triển như Việt Nam gặp phải trong bối cảnh tồn cầu hố, đồng thời cho ta một cái
nhìn thực tế hơn về những mặt trái của nó.
Nhóm thứ hai là các cơng trình nghiên cứu về bản chất và những tác động của
tồn cầu hố ở phạm vi hẹp và chuyên sâu, trên các lĩnh vực văn hoá, tư tưởng, lối
sống, đạo đức...của từng quốc gia dân tộc hay từng nhóm xã hội nhất định. Theo
hướng này, có thể kể đến các cơng trình chủ yếu sau:
Thứ nhất, là cơng trình “Tồn cầu hố, “nguy cơ tha hố” và vấn đề định
hướng giá trị văn hoá tinh thần” của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Hữu Tồn, đăng
trên Tạp chí Triết học, số 5 (180), tháng 2 năm 2006.
Qua việc trình bày những nét chính của q trình tồn cầu hố trong xu thế
hiện nay, tác giả đã phân tích, làm rõ sự chuyển biến của các giá trị đạo đức và văn
hoá của các dân tộc, sự khó khăn trong việc xác định thang giá trị đạo đức trong
thời đại tồn cầu hố hiện nay, nguy cơ tha hoá của các giá trị văn hoá tinh thần…

Từ đó, tác giả đi đến kết luận rằng, việc định hướng các giá trị văn hố tinh thần nói
chung, giá trị đạo đức nói riêng cho các thế hệ người Việt Nam trong bối cảnh tồn
cầu hố là một vấn đề có ý nghĩa lớn và hết sức bức thiết nhằm tạo ra hệ thống
chuẩn mực đạo đức cho con người Việt Nam làm cơ sở cho chúng ta vượt qua
những thách thức do tồn cầu hố đặt ra trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị
đạo đức truyền thống, tránh hiện nguy cơ tha hoá và đánh mất bản sắc dân tộc, xây
dựng thành công xã hội Việt Nam công bằng, dân chủ, văn minh.
Thứ hai, là cơng trình “Đạo đức xã hơi ở nước ta hiện nay-vấn đề và giải
pháp” do Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Duy Quý chủ biên, nhà xuất bản Chính trị quốc
gia, xuất bản năm 2006. Cơng trình được thực hiện với ba nội dung chính được
trình bày rõ ràng trong ba chương. Trước tiên, tác giả phân tích và làm rõ những
vấn đề lý luận chung về đạo đức xã hội và những tác động của nền kinh tế thị
trường đối với vấn đề đạo đức ở nước ta trong thời kì hiện nay. Phần thứ hai, tác giả


6

tập trung phân tích về những biểu hiện thay đổi của đạo đức trong xã hội Việt Nam
hiện nay qua các giai cấp và tầng lớp tiêu biểu như cán bộ, đảng viên, thanh niên...
Cuối cùng, tác giả tập trung chỉ ra một cách khái quát về thực trạng và nguyên nhân
suy thoái đạo đức trong xã hội hiện nay đồng thời đưa ra những phương hướng và
giải pháp chính cho quá trình xây dựng đạo đức ở nước ta hiện nay. Với tinh thần
nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, xem hiện trạng suy thoái đạo đức xã hội ở
nước ta trong bối cảnh đổi mới, hội nhập và mở cửa là một tình huống đáng lo ngại.
Bằng những trải nghiệm và phân tích sâu sắc của mình, tác giả đã chỉ rõ rằng,
chính những yếu kém trong quản lý, những sơ hở bất cập trong cơ chế, chính sách,
luật pháp, việc xem nhẹ cơng tác giáo dục đạo đức và tư tưởng chính trị, khơng chú
trọng thực hành và rèn luyện đạo đức... đã làm giảm mối quan tâm của toàn xã hội
về vấn đề đạo đức. Từ những sự suy giảm quan tâm đó, cộng với những yếu kém và
lạc hậu trong công tác giáo dục đạo đức và thực hành đạo đức đã tạo điều kiện cho

những mặt trái của kinh tế thị trường trong thời kỳ hội nhập và tồn cầu hố phát
huy ảnh hưởng của nó dẫn đến sự suy giảm một cách tất yếu và nhanh chóng những
giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc trong một thời gian ngắn. Theo tác giả, đây là
một nguy cơ có thật và vẫn còn tiềm tàng, hiển hiện trong xã hội ta ngày nay.
Về cơ bản, đây là một cơng trình nghiên cứu một cách nghiêm túc và hệ thống
về sự biến đổi của đạo đức xã hội nói riêng và các giá trị văn hố tinh thần nói chung
trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay cũng trong thời đại ngày nay.
Ngồi ra, cịn có thể kể đến các cơng trình có liên quan như: cơng trình “Lối
sống người Việt Nam dưới tác động của tồn cầu hố hiện nay” của Phó Giáo sư,
Tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên, Tạp chí Triết học số 12 (151), tháng 12 năm 2003;
cơng trình “Phát huy tinh thần dân tộc trong bối cảnh tồn cầu hố ở Việt Nam hiện
nay” của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Văn Đức, Tạp chí Triết học số 9 (160), tháng 9
năm 2004; cơng trình “Giữ gìn và phát huy giá trị văn hố truyền thống ở Việt Nam
trước tác động của tồn cầu hố” của Tiến sĩ Nguyễn Đình Tường, Tạp chí Triết
học số 5 (180), tháng 5 năm 2006; cơng trình “Vấn đề bảo vệ và phát huy bản sắc


7

văn hố dân tộc trong xu thế tồn cầu hố hiện nay” của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm
Duy Đức, in trong kỷ yếu hội thảo khoa học “60 năm đề cương văn hố và phát
triển ở Việt Nam hơm nay”; cơng trình “Kế thừa tinh thần u nước truyền thống
của dân tộc ta trong bối cảnh tồn cầu hố” của Thạc sĩ Mai Thị Quý, Tạp chí Triết
học số 12 (151), tháng 12 năm 2003; cơng trình “Chủ nghĩa u nước truyền thống
trước thách thức của tồn cầu hố” của tác giả Phạm Xn Hồng, Tạp chí Khoa
học xã hội số 06 (94) năm 2006; cơng trình “Triết học, đạo đức và tơn giáo Việt
Nam trong bối cảnh tồn cầu hố” của Giáo sư Vũ Khiêu, Tạp chí Triết học số 6
(181), tháng 6 năm 2006…
Nhìn chung, các cơng trình đã cung cấp một cái nhìn khái quát về q trình
tồn cầu hố và những tác động của nó, cả tích cực lẫn tiêu cực. Tuy nhiên, cho đến

nay vẫn chưa có một cơng trình nào trình bày và phân tích một cách hệ thống về nội
dung, bản chất của tồn cầu hố và những tác động của nó đối với các giá trị đạo
đức truyền thống của người Việt Nam. Vì vậy, đây là một vấn đề cần phải được tìm
hiểu và làm rõ thêm.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Trên cơ sở là làm rõ những ảnh hưởng và tác động của toàn cầu hoá với các
giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam, luận văn đưa ra các giải pháp có tính định
hướng trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống đó trong giai
đoạn hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện được mục đích đó, luận văn phải hoàn thành các nhiệm vụ sau:
- Làm rõ khái niệm, tính hai mặt của q trình tồn cầu hố hiện nay.
- Xác định các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc ta trong giai đoạn hiện nay.


8

- Phân tích những ảnh hưởng và tác động của q trình tồn cầu hố với các
giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc ta. Từ đó kiến nghị một số giải pháp định
hướng nhằm giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống đó.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Toàn cầu hố là vấn đề có phạm vi rộng lớn, bao quát và chi phối mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội, đạo đức…) Trong khuôn
khổ của luận văn này, tác giả chỉ đề cập đến khái niệm, quá trình phát triển và tính
chất hai mặt của tồn cầu hố hiện nay.
Văn hố, văn hoá truyền thống, các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc
Việt Nam cũng là một lĩnh vực khá rộng, luận văn chỉ đề cập đến những giá trị đạo
đức truyền thống cơ bản và nổi bật của con người Việt Nam chịu sự tác động và
biến đổi mạnh mẽ dưới tác động của tồn cầu hố hiện nay.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn được thực hiện trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tuân thủ nguyên tắc thống
nhất giữa logic và lịch sử trong việc nghiên cứu lịch sử của tồn cầu hố và các giá
trị đạo đức truyền thống.
Đồng thời, trong luận văn cũng thường xuyên sử dụng các phương pháp cụ thể
như phân tích và tổng hợp, so sánh, chứng minh, khái quát hoá, trừu tượng hoá,
điều tra… để làm sáng tỏ các vấn đề mà nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn góp phần làm rõ những ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực của
q trình tồn cầu hoá đối với các giá trị đạo đức truyền thống ở Việt Nam hiện nay.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho những cán
bộ, các nhà nghiên cứu văn hoá trong việc xây dựng và hoạch định chính sách phát
triển văn hố cũng như xác định những định hướng và nội dung giáo dục đạo đức
truyền thống cho thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay.


9

7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được chia làm 02 chương, 05 tiết và 10 tiểu tiết.


10

CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN
VỀ TỒN CẦU HỐ VÀ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TỒN CẦU HỐ VÀ TỒN CẦU

HỐ Ở VIỆT NAM
Thế giới đang bước vào thập niên thứ hai của thế kỷ XXI với những biến đổi
vô cùng lớn lao, nhiều vấn đề mới và phức tạp đang diễn ra và vận động biến đổi
từng ngày. Trong đó, tồn cầu hoá là một vấn đề đang nổi lên và trở thành một
trong những xu hướng nổi bật trong quan hệ quốc tế. Ngay từ khi xuất hiện, tồn
cầu hố luôn là một chủ đề thu hút sự quan tâm của các chính phủ, các thể chế kinh
tế - chính trị, các nhà nghiên cứu và hoạch định chiến lược cũng như của cả những
người dân bình thường và nhanh chóng trở thành vấn đề được bàn luận sơi nổi nhất.
Thực tế đó cho thấy, tồn cầu hố giờ đây khơng cịn là một lí thuyết, một xu hướng
của tương lai mà nó đã thực sự hiện hữu trong cuộc sống, nó đã hàng ngày hàng giờ
tác động lên cuộc sống, suy nghĩ, nhận thức và hành động của mỗi chúng ta dù
chúng ta đang ở đâu, giữ cương vị nào hay làm cơng việc gì.
1.1.1. Quan niệm về tồn cầu hố
Xét về bản chất, q trình tồn cầu hố có thể được xem là giai đoạn phát triển
tiếp theo và cao hơn về chất so với quá trình quốc tế hố đã có từ trước đó. Tồn
cầu hố là một chủ đề rộng và được hiểu dưới nhiều khía cạnh khác nhau, vì vậy,
việc xác định thời điểm xuất hiện khái niệm này cũng có nhiều luồng ý kiến khơng
đồng nhất. Có ý kiến cho rằng thuật ngữ tồn cầu hoá được xuất hiện vào những
năm 50 của thế kỷ XX và được sử dụng một cách rộng rãi từ những năm 90. Lại có
ý kiến cho rằng trước thập niên 1980, thuật ngữ tồn cầu hố được thay thế bằng
thuật ngữ quốc tế hoá. Đến năm 1961, thuật ngữ tồn cầu hố – globalization – xuất
hiện lần đầu tiên trong từ điển tiếng Anh của Webster. Nhưng mãi đến những năm
cuối thập niên 1980 trở lại đây, thuật ngữ này mới được sử dụng một cách rộng rãi.
Dù chưa thực sự thống nhất nhưng điều đó cũng cho thấy, tồn cầu hố khơng phải


11

là một hiện tượng hồn tồn mới. Nó đã có một lịch sử khá dài. Tuy nhiên, xét về
mặt thuật ngữ, khái niệm tồn cầu hố lại là một thuật ngữ tương đối mới.

Từ khi xuất hiện đến nay, toàn cầu hoá trở thành một xu thế lớn trong quan hệ
quốc tế của thời kỳ đương đại, đồng thời nó cũng trở thành một đề tài không ngừng
được đề cập và thảo luận một cách sôi nổi trên nhiều diễn đàn, hội nghị trên khắp
thế giới. Từ chính những cuộc thảo luận này mà các nhà nghiên cứu dưới các góc
độ và hướng tiếp cận cũng như mục đích khác nhau đã đưa ra nhiều quan niệm và
cách hiểu khác nhau về tồn cầu hố. Sở dĩ có hiện tượng trên là vì tồn cầu hố là
một khái niệm mới, nội hàm chưa được xác đinh cụ thể và thống nhất. Bên cạnh đó,
tồn cầu hố cũng là một khái niệm, một thuật ngữ đề cập đến một nội dung rộng
lớn, bao hàm nhiều lĩnh vực, cho nên, việc có nhiều quan niệm khác nhau, thậm chí
đối lập nhau cũng là dễ hiểu. Nhìn chung, các quan niệm về tồn cầu hố trong thời
gian qua có thể được chia thành hai nhóm chính, theo phạm vi mà các khái niệm đó
đề cập: đó là quan niệm rộng và quan niệm hẹp về tồn cầu hố.
Các quan niệm rộng về tồn cầu hố
Trong nhóm này, hầu hết các quan niệm của các tác giả xem tồn cầu hố như
là một hiện tượng, một q trình có sức thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội như kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội… Tiêu biểu trong nhóm này có
thể kể đến quan niệm của một số nhà nghiên cứu, cơ quan, tổ chức sau:
Ban thư ký Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cho rằng: “Toàn cầu hố là
một quan niệm có nhiều mặt vì nó bao quát cả lĩnh vực kinh tế, xã hội và chính trị
và các hậu quả của sự phân phối” [38, tr. 33]. Dưới góc độ của một tổ chức hoạt
động trong lĩnh vực hỗ trợ và xúc tiến thương mại, giao lưu giữa các quốc gia trên
khắp thế giới, Tổ chức Thương mại thế giới đã gợi ý cho chúng ta một cái nhìn ban
đầu, có tính bao qt về tồn cầu hố. Theo đó, tồn cầu hố là một quá trình được
hiểu bao gồm rất nhiều mặt, nhiều lĩnh vực trong cuộc sống con người mà chủ yếu
là ở các lĩnh vực kinh tế, xã hội và chính trị.


12

Tồn cầu hố là một q trình lịch sử tự nhiên, là sự hội tụ thế giới trên phạm

vi rộng, dùng để phân biệt với quá trình hội nhập trên phạm vi nhỏ hơn diễn ra
trong phạm vi quốc gia hay địa phương. Đó là quan niệm của Roland Robestson,
một nhà xã hội học người Anh. Theo ơng, q trình tồn cầu hố được khởi đầu từ
khoảng thế kỷ XV tại một số nước châu Âu và được mở rộng ra trên phạm vi toàn
lục địa vào giữa thế kỷ XVIII. Giai đoạn từ những năm 70 thế kỷ XIX đến những
năm 20 của thế kỷ XX là giai đoạn mà tồn cầu hố có sự phát triển nhanh chóng,
tạo nên một sự thiết lập một xã hội toàn cầu. Q trình đó là kết quả của sự phát
triển tổng hợp của kinh tế, chính trị, văn hố và cơng nghệ. Theo đó, lịch sử tồn thế
giới ở giai đoạn hiện nay sẽ đi theo một tiến trình hợp nhất, trên cơ sở việc hình
thành những thực thể xã hội lớn dần, mà lớn nhất là thực thể toàn cầu. [101, tr. 12]
Ở Việt Nam, Giáo sư Lê Hữu Nghĩa lại cho rằng: “Tồn cầu hố xét về bản
chất là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, sự ảnh hưởng, tác động lẫn
nhau của tất cả các khu vực đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của các quốc gia, các
dân tộc trên toàn thế giới”. [73, tr. 27] Như vậy, theo giáo sư Lê Hữu Nghĩa, tồn
cầu hố là một q trình mà dưới tác động của nó, những mối liên hệ, sự ảnh
hưởng, tác động lẫn nhau vốn có của các quốc gia, dân tộc trên thế giới sẽ được
thúc đẩy phát triển một cách mạnh mẽ hơn bao giờ hết và trên cơ sở đó sự liên hệ,
phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia dân tộc sẽ ngày càng được củng cố. Tồn cầu
hố phá vỡ thế cơ lập, đem các nước xích lại gần nhau, trong đó, mỗi quốc gia dân
tộc sẽ đóng vai trị là một mắt lưới trong mạng lưới tồn cầu. Đó cũng là một cách
nhìn nhận khá phổ biến được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước chấp nhận.
Tương tự như vậy, nhà nghiên cứu Mc Gren cũng cho rằng: “Tồn cầu hố là
sự hình thành một chuỗi vô số các liên kết ràng buộc giữa các chính phủ và các xã
hội tạo lập nên một hệ thống thế giới hiện đại. Tồn cầu hố cũng là một q trình
mà ở đó các sự kiện, các quyết định và các hoạt động của một phần thế giới có thể
tác động nghiêm trọng đến các cá nhân và cộng đồng ở các phần khác xa của trái
đất” [5, tr. 69]. Rõ ràng, đây là cách tiếp cận trên phạm vi rộng, tuy nhiên, quan
niệm này cũng chỉ khái qt được bề nổi của tồn cầu hố. Mặc dù tồn cầu hố



13

thúc đẩy sự hình thành và củng cố những mối liên hệ và ràng buộc lẫn nhau giữa
các quốc gia. Trong thời đại tồn cầu hố các quốc gia dân tộc có sự liên hệ và ràng
buộc một cách tương đối bất chấp khoảng cách địa lí, chế độ chính trị. Cho nên, một
sự kiện, một quyết định được diễn ra ở phần này của thế giới về thực chất là có tác
động một cách tương đối và đơi khi là bất khả kháng đến phần còn lại của thế giới.
Nhưng ai là chủ thể của những hoạt động, những quyết định đó hồn tồn khơng
phải đơn giản cũng như hồn tồn khơng phải là ngẫu nhiên hay khơng mục đích.
Đó là những khía cạnh mà Mc Gren vẫn chưa nghĩ đến.
Trong thư gởi Hội nghị Các Bộ trưởng của nhóm G7 họp tại New York vào
tháng 9 năm 1999, Chủ tịch Phiđen Castrơ viết: “Tồn cầu hố là một quá trình lịch
sử đang xác định khung cảnh thế giới cuối kỷ ngun này. Đó là thực tế khơng thể
đảo ngược được, mang đặc trưng của mối quan hệ tương tác về kinh tế và dân tộc
giữa các quốc gia khơng ngừng tăng lên, vì những tiến bộ về khoa học kỹ thuật lớn
lao đã rút ngắn khoảng cách và việc thông tin liên lạc truyền thông giữa các nước ở
bất kỳ nơi nào trên hành tinh trở thành hiện thực” [5, tr. 73]. Như vậy, Chủ tịch
Phiđen Castrô đã đề cập đến tồn cầu hố như một q trình lịch sử tự nhiên khơng
thể đảo ngược. Nó là một trong những nhân tố lớn xác đinh khung cảnh thế giới
ngày nay. Một trong những nhân tố tác động đến sự hình thành và phát triển một
cách nhanh chóng của tồn cầu hố chính là sự phát triển, sự tiến bộ của khoa học
kỹ thuật mà đặc biệt là của ngành truyền thơng.
Theo hướng tiếp cận đó, trong Báo cáo về phát triển con người của Chương
trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) năm 1999 có viết: “Tồn cầu hố khơng mới,
nhưng thời đại hiện nay của tồn cầu hố có các tính chất riêng biệt. Sự hẹp lại của
khơng gian và sự biến mất của các đường biên giới đang gắn kết cuộc sống của mọi
người với nhau một cách sâu sắc, chặt chẽ và trực tiếp hơn bao giờ hết” [75, tr. 123].
Các học giả tư sản tại Hội nghị Lisbon đã đồng nhất tồn cầu hố với tồn bộ
các q trình kinh tế, chính trị, xã hội, tư tưởng, văn hố, đạo đức, lối sống…khi
cho rằng có tổng cộng 7 dạng thức tồn cầu hố gồm: tồn cầu hố tài chính và tư



14

bản, tồn cầu hố thị trường và các chiến lược về thị trường, tồn cầu hố cơng
nghệ, tồn cầu hố các dạng thức đời sống và mơ hình tiêu dùng, tồn cầu hố
quyền điều hành và chức năng của các chính phủ, tồn cầu hố sự thống nhất thế
giới về chính trị và tồn cầu hố những cảm thụ và ý thức toàn cầu” [79, tr. 14-15].
Rõ ràng đây là một quan niệm phiến diện, chủ quan và không thấy được bản chất
thật sự của tồn cầu hố.
Tóm lại, theo cách hiểu rộng, tồn cầu hố được các nhà nghiên cứu cũng như
các tổ chức, các thiết chế kinh tế - chính trị lớn nhìn nhận như là một q trình tất
yếu, bất khả kháng, là đặc trưng và điểm nổi bật trong quan hệ quốc tế của những
thập niên cuối thế kỷ XX và sẽ tiếp tục trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI.
Q trình này có một sức thâm nhập vơ cùng lớn. Nó có thể thâm nhập vào tất cả
các nước không phân biệt thể chế chính trị, ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội
mà trong đó trước tiên và chủ yếu là lĩnh vực kinh tế. Dưới tác động của tồn cầu
hố, sự cách biệt của các quốc gia dân tộc về mặt không gian và biên giới lãnh thổ
dần bị xố nhồ. Các nước trên khắp thế giới sẽ ngày càng trở nên bị ràng buộc và
phụ thuộc lẫn nhau trong một mạng lưới toàn cầu.
Các quan niệm hẹp về tồn cầu hố
Hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất với nhau rằng, xét về bản chất, toàn
cầu hố trước tiên và quan trọng nhất là tồn cầu hố kinh tế. Chính vì vậy, kinh tế là
góc độ đầu tiên và quan trọng nhất được các nhà nghiên cứu đề cập khi đề cập đến
vấn đề này. Theo đó, tồn cầu hố là một khái niệm dùng để chỉ một hiện tượng hay
quá trình thiết lập thị trường toàn cầu trên cơ sở làm gia tăng ngày càng nhiều sự
tương tác và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế của các quốc gia độc lập.
Theo hướng này, Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) nhìn nhận:
“Tồn cầu hố là sự vận động tự do của các yếu tố sản xuất nhằm phân bổ tối ưu
các nguồn lực trên phạm vi toàn cầu… Là một quá trình ly tâm và là một lực lượng

kinh tế vĩ mơ, tồn cầu hố rút ngắn khoảng cách kinh tế không những giữa các
nước và khu vực, mà cịn giữa các tác nhân kinh tế với nhau. Tồn cầu hố cũng có


15

khuynh hướng làm mất sự ổn định của các tổ chức độc quyền nhóm đã được thiết
lập bằng cách làm thay đổi các “luật chơi” của cuộc đấu tranh giữa các doanh
nghiệp để chiếm lợi thế cạnh tranh trên các thị trường quốc gia cũng như thế giới”
[75, tr. 123]. Rõ ràng ở đây, OECD chỉ chú trọng và đề cập đến khía cạnh đầu tiên
và dễ nhận thấy của tồn cầu hố, đó là kinh tế. Theo đó, tồn cầu hoá là sự phát
triển và phân bổ các nguồn lực một cách tối ưu trên phạm vi toàn thế giới trên cơ sở
kết quả của sự vận động một cách ngẫu nhiên của các yếu tố sản xuất.
Cũng thuộc nhóm quan điểm đó, Thomas L. Friedman trong cuốn “Chiếc
Lexus và cây Ơliu” cho rằng tồn cầu hố “là một sự hội nhập không thể đảo ngược
giữa những thị trường, quốc gia và cơng nghệ, tới mức chưa từng có – theo phương
cách tạo điều kiện cho các cá nhân, tập đồn cơng ty và nhà nước vươn quan hệ đến
nhiều nơi trên thế giới xa hơn, sâu hơn với chi phí thấp hơn bao giờ hết” [35, tr. 46].
Theo tác giả, sự phát triển của khoa học kỹ thuật mà trước hết và quan trọng nhất là
sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông đã làm cho thế giới dường
như nhỏ lại và trở nên “phẳng” hơn. Rào cản về chế độ chính trị cũng như biên giới
giữa các nước giờ đây đã bị xố nhồ. Công nghệ thông tin và truyền thông đã kéo
các nước cũng như cơng dân của nó xích lại gần nhau hơn, nó làm cho khoảng cách
địa lý khơng cịn là sự ngăn cách giữa các nước và mỗi công dân dường như trở
thành một cơng dân tồn cầu với hình ảnh một người kỹ sư ở Niu Đêli (Ấn Độ)
nhưng lại làm việc và hưởng lương cho một công ty mà trụ sở của nó đặt tại Mỹ
quốc. Ơng cho rằng sự hình thành và phát triển từ trước đến nay đã trả qua 3 thời kỳ
lớn tương ứng với 3 giai đoạn và 3 mức độ tồn cầu hố khác nhau đó là: Tồn cầu
hố 1.0 bắt đầu từ năm 1492 cho tới khi Columbus tìm ra châu Mỹ - khoảng năm
1800; tồn cầu hố 2.0 bắt đầu từ năm 1800 đến năm 2000; tồn cầu hố 3.0 bắt đầu

từ năm 2000 cho đến nay. Xuyên suốt quá trình phân tích của Friedman ta có thể
thấy ơng đã có một cái nhìn khá phiến diện về tồn cầu hố khi lấy yếu tố kỹ thuật
và sự phát triển kỹ thuật làm thước đo cho toàn bộ sự phát triển xã hội.
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra định nghĩa: tồn cầu hố là “sự phụ thuộc lẫn
nhau về kinh tế ngày càng tăng lên của tổng thể các nước trên thế giới, do việc gia


16

tăng khối lượng và sự trao đổi xuyên biên giới các sản phẩm và dịch vụ cũng như do
luồng vốn quốc tế đồng thời với việc phổ biến công nghệ ngày càng rộng khắp” [75,
tr. 124]. Có thể thấy rằng, định nghĩa của Quỹ tiền tệ quốc tế, tương tự như quan
niệm của Uỷ ban châu Âu, chỉ bó hẹp trong lĩnh vực kinh tế khi cho rằng tồn cầu
hố là việc hình thành và gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế của các
quốc gia trên cơ sở sự tác động của các yếu tố hàng hố, dịch vụ, vốn và cơng nghệ.
Các nhà nghiên cứu lí luận của Việt Nam cũng có nhiều quan điểm khác nhau
về tồn cầu hố. Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Thạo, cho rằng: “Tồn cầu hố kinh
tế là xu hướng đi tới hình thành một nền kinh tế thế giới thống nhất trên phạm vi
tồn cầu, trong đó có sự tham gia (hay hội nhập) của tất cả các quốc gia trên thế
giới. Các quốc gia liên kết chặt chẽ với nhau, phụ thuộc lẫn nhau trong sự phân
công và hợp tác trên phạm vi tồn cầu, có sự lưu thơng các luồng hàng hố, dịch vụ,
vốn, cơng nghệ, nhân lực trên phạm vi toàn cầu, mọi sự điều tiết của những quy tắc
chung toàn cầu” [89, tr. 8]. Mặc dù chỉ giới hạn ở lĩnh vực kinh tế, nhưng ở đây, tác
giả cũng đã nhấn mạnh được một khía cạnh quan trọng trong sự hình thành của tồn
cầu hố, đó chính là sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến tình trạng phân cơng
lao động trên quy mơ tồn cầu và cùng với nó là sự gia tăng các mối liên hệ và phụ
thuộc lẫn nhau giữa các nước cũng như vai trò điều tiết của những luật chơi chung.
Nhận định về tồn cầu hố mà chủ yếu là tồn cầu hố kinh tế, Đảng Cộng sản
Việt Nam nhấn mạnh: “Tồn cầu hố là một xu thế khách quan lôi cuốn ngày càng
nhiều nước tham gia; xu thế này bị một số nước phát triển và các tập đoàn kinh tế tư

bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực, vừa
có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh.” [24, tr. 64]. Quan niệm này đã
thừa nhận được một tính chất cơ bản của tồn cầu hố, đó là một q trình khách
quan, đồng thời cũng đề cập được tính chất phức tạp của và nhiều mặt của tồn cầu
hố. Hơn nữa, định nghĩa cịn cho ta thấy được bản chất cơ bản của toàn cầu hố
chính là tồn cầu hố kinh tế cùng với cảnh báo sự lũng đoạn và chi phối tồn cầu
hố của các tập đồn kinh tế lớn và các cơng ty xun quốc gia trong việc hướng
tồn cầu hố, mà trước hết là tồn cầu hố kinh tế theo hướng có lợi cho họ.


17

Dưới góc độ chính trị, Giáo sư Lê Hữu Nghĩa cho rằng: “Tồn cầu hố là một
q trình đấu tranh giai cấp và dân tộc gay gắt, là cuộc đấu tranh của nhân dân lao
động, các lực lượng xã hội tiến bộ, các dân tộc của các nước đang phát triển chống
lại sự nơ dịch, bóc lột, can thiệp, áp đặt, xâm lược của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa
đế quốc, chủ nghĩa thực dân vì sự bình đẳng giữa các quốc gia, dân tộc, vì một trật
tự thế giới mới, mà trong đó mọi quốc gia, dân tộc đều có chủ quyền, đều được bình
đẳng, tự do lựa chọn chế độ kinh tế - xã hội, đều được chung sống hồ bình, hữu
nghị, hợp tác và cùng phát triển” [74, tr. 13].
Ở góc độ xã hội, tập thể tác giả Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam thống
nhất rằng: “Tồn cầu hố là hiện tượng trong đó các quan hệ xã hội được mở rộng
trên toàn thế giới, loại trừ dần tình trạng khép kín, biệt lập giữa các quốc gia, đưa
đến sự chuyển hoá lẫn nhau trong mơi trường quốc tế mà ở đó mỗi nước đều có
những vị trí nhất định trong q trình hình thành, xác lập những quan hệ và ứng xử
cộng đồng, những tiêu chí và luật lệ, cơ chế và trật tự cộng đồng. Sự mở rộng quan hệ
này được tăng cường tới mức nhiều sự kiện xảy ra tại nơi này nhất thiết tác động đến
những sự kiện xảy ra ở nơi khác. Đây là một xu thế khách quan và là một thách thức
đối với nhiều nước, nhất là các nước kém phát triển” [47, tr. 447]. Quan niệm này
nhìn chung khá khái quát và có phần tương đồng với những quan niệm của Mc Gren.

Tuy nhiên, định nghĩa này cũng chưa thể làm rõ được bản chất của toàn cầu hố.
Dưới góc độ văn hố, một số tác giả coi tồn cầu hố là sự hợp nhất các nền
văn hố, trên cơ sở đó hình thành một nền văn minh tồn cầu. Trong q trình đó sẽ
diễn ra q trình hồ nhập lẫn đụng độ giữa các nền văn minh. Chẳng hạn, giáo sư
Wilkinson nhận định: “Ngày nay trên trái đất chỉ có một nền văn minh, một nền văn
minh tồn cầu đơn nhất. Nó bắt nguồn ở Tây Á, Ai Cập và Sumer khoảng 1500 năm
trước Công nguyên. Trung tâm này lan rộng liên tục bao phủ toàn cầu, trước hết
thông qua cầu nối Âu – Á và sau đó thơng qua sự kết nối của châu Phi và châu Mỹ”
Ngồi ra, cịn có những quan niệm khác về tồn cầu hố. Chẳng hạn, đó là
quan niệm cho rằng tồn cầu hố là sự mở rộng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa


18

ra phạm vi toàn cầu; hay quan niệm cho rằng tồn cầu hố là chủ nghĩa tư bản hố
tồn cầu cùng với một số quan niệm cực đoan khi xem tồn cầu hố là Tây hố
thậm chí là Mỹ hố; hoặc có ý kiến cho rằng tồn cầu hố là sự mở rộng và hình
thành một thì trường thế giới thống nhất, đó là nền kinh tế thị trường trên phạm vi
tồn thế giới mà trong đó thị trường và sản phẩm ở các quốc gia ngày càng phụ
thuộc vào nhau nhờ sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ, tài chính và cơng nghệ hết sức
năng động; hoặc có ý kiến cho rằng tồn cầu hố là khuynh hướng gia tăng các sản
phẩm mà các bộ phận của nó được chế tạo ở một loạt quốc gia…
Tóm lại, tồn cầu hố là một q trình rộng lớn, có tác động trên nhiều mặt,
nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Do có sự nhìn nhận và tiếp cận dưới nhiều góc
độ khác nhau nên từ khi ra đời cho đến nay, tồn cầu hố mặc dù đã được nghiên
cứu và bàn luận khá nhiều trên các diễn đàn cũng như hội nghị trong và ngoài nước
nhưng cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa được chấp nhận một cách rộng rãi.
Vì vậy, khá nhiều định nghĩa cũng như cách hiểu khác nhau về tồn cầu hố đã ra
đời. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng quát, các quan niệm về tồn cầu hố từ trước
đến nay tập trung ở hai hướng tiếp cận chính. Hướng thứ nhất, đó là cách tiếp cận

tồn cầu hố theo quan niệm rộng. Theo đó, tồn cầu hố được xem là một q trình
đã có lịch sử từ khá lâu, nó là giai đoạn phát triển cao hơn về chất của q trình
quốc tế hố có từ trước đó. Q trình này là sự hình thành và phát triển những mối
liên kết và ràng buộc của tất cả các quốc gia dân tộc trên thế giới trên cở sở giao
lưu, hợp tác trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội, y tế, giáo
dục… Nhìn chung, cách tiếp cận này đem lại một cái nhìn chung nhất về tồn cầu
hoá. Tuy nhiên, vẫn chưa làm nổi bật được bản chất của tồn cầu hố. Hướng thứ
hai, là cách tiếp cận tồn cầu hố dưới những góc độ, lĩnh vực riêng lẻ như kinh tế,
chính trị, văn hố, khoa học – công nghệ… Theo hướng tiếp cận này, phần lớn các
nhà nghiên cứu thống nhất với nhau rằng toàn cầu hố trước tiên và quan trọng nhất
là tồn cầu hố kinh tế. Tồn cầu hố kinh tế hình thành và phát triển trên cơ sở sự
phát triển mạnh mẽ của q trình lưu thơng thương mại hàng hố, dịch vụ, tài chính,
tín dụng, cơng nghệ trên phạm vi tồn cầu.


×