Tải bản đầy đủ (.pdf) (161 trang)

xây dựng bài tập tâm vận động phát triển khả năng vận động theo nhạc cho trẻ 3 4 tuổi ở trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.68 MB, 161 trang )

Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO
TRƯờNG đạI HọC SƯ PHạM Hà NộI

--------
--------

NGUYN THY DAO CHNG

XÂY DựNG BàI TậP TÂM VậN ĐộNG
PHáT TRIểN KHả NĂNG VậN ĐộNG THEO NHạC
CHO TRẻ 3-4 TUổI ở trờng mầm non
Chuyên ngành: Giáo dục học (Giáo dục Mầm non)
MÃ số: 60.14.01.01

Luận văn thạc sĩ khoa học GIáO DụC

Ngi hng dn khoa hc:
PGS.TS Nguyễn Thị Nh Mai

Hà NéI - 2012


LỜI CẢM ƠN

Bằng lịng kính trọng , tơi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
PGS. TS Nguyễn Thị Như Mai – giáo viên hướng dẫn, cô đã tận tình giúp
đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu để tơi có thể hồn thành luận văn này.
Tơi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, Phịng quản lý
sau Đại học, các thầy giáo, cơ giáo khoa Giáo dục Mầm non trường Đại
học Sư phạm Hà Nội, các thầy giáo, cô giáo trong Hội đồng bảo vệ luận
văn đã tận tình giảng dạy, góp ý, tạo điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu


và bảo vệ luận văn.
Tơi kính gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, tập thể giáo
viên, các cháu trường Mầm non Hoa Hồng, Mầm non Sen Hồng, Mầm non
Tân Mỹ, Mầm non Tân Khánh Trung, Mầm non Tân Phú Trung, Mẫu giáo
Thạnh Lợi đã hợp tác, giúp đỡ tôi trong suốt q trình khảo sát, thực nghiệm.
Một lần nữa tơi xin chân thành cảm ơ


ERROR: undefined
OFFENDING COMMAND: x
STACK:
[27 0 ]
(n!)


BẢNG VIẾT TẮT

VĐTN

:

Vận động theo nhạc

TB

:

Trung bình

TC


:

Tiêu chí

BT

:

Bài tập

TN

:

Thực nghiệm

ĐC

:

Đối chứng



:

Mức độ

MN


:

Mầm non

MG

:

Mẫu giáo

TKT

:

Trường Mầm non Tân Khánh Trung

TPT

:

Trường Mầm nonTân Phú Trung


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ý nghĩa của hoạt động vận động theo nhạc đối với trẻ Mầm non:
Ở tuổi mầm non, âm nhạc được xem như một yếu tố quan trọng trong việc
hình thành và phát triển nhân cách tồn diện cho trẻ. Trong đó, vận động theo
nhạc là một nội dung quan trọng không thể thiếu trong chương trình giáo dục

âm nhạc cho trẻ mầm non. Vận động theo nhạc là hoạt động được trẻ yêu
thích, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, có vai trò quan trọng trong
việc giáo dục trẻ.
Vận động theo nhạc được thực hiện thông qua hoạt động của các cơ, các
khớp theo tiết tấu âm nhạc nhất định. Đối với trẻ, trong giai đoạn các cơ quan
chưa hoàn toàn thuần thục, vận động theo nhạc chính là phương pháp hiệu
quả để hoàn thiện các chức năng, lấy được sự cân bằng cho cơ thể, giúp phát
triển tâm lý. Vận động theo nhạc tạo cơ hội cho trẻ được tự do trải nghiệm và
thể hiện những cung bậc tình cảm mà trẻ cảm nhận được từ âm nhạc bằng vận
động của cơ thể. Bản thân vận động theo nhạc không chỉ là để diễn đạt ý của
bản thân mình, thỏa mãn nhu cầu riêng của mình mà vận động theo nhạc còn
chuyển tải nội dung nhất định của tác phẩm âm nhạc dưới sự cảm nhận của trẻ
và thể hiện ra bằng cơ thể. Vận động theo nhạc mang tính mềm dẻo, linh hoạt,
không cứng nhắc, rập khuôn, phù hợp với tâm lý tuổi mầm non. Thông qua
vận động theo nhạc trẻ lĩnh hội những kiến thức từ cuộc sống một cách nhẹ
nhàng, thoải mái và thể hiện sự lĩnh hội đó qua hoạt động của cơ thể dưới tiết
tấu và giai điệu của âm nhạc.
Vai trò của bài tập tâm vận động đối với việc phát triển khả năng vận
động theo nhạc của trẻ:
Từ lâu, các nhà giáo dục đã vận dụng các biện pháp khác nhau để phát
triển khả năng vận động theo nhạc của trẻ mầm non như sử dụng trò chơi, các

1


bài tập vận động,...Trong đó, giáo dục tâm vận động được xem là một biện
pháp quan trọng. Theo các nhà nghiên cứu tâm vận động thì có mối quan hệ
phụ thuộc qua lại giữa chức năng vận động và chức năng tâm lý. Nhờ vận
động của cơ thể đứa trẻ mà các chức năng tâm lý được hình thành và phát
triển. Với việc tự kiểm soát cả về cảm xúc và cơ thể, trẻ học cách chịu trách

nhiệm về bản thân, ngày càng trở nên tự chủ hơn, hình thành và phát triển
lịng tự tin, tự trọng, biết tơn trọng bạn bè, quan hệ hài hòa hơn với người
khác. Giáo dục tâm vận động giúp phát triển toàn diện tâm lí, nhân cách của
đứa trẻ, giúp trẻ có thể bước vào cuộc sống và học tập một cách thuận lợi.
Chính vì vậy, giáo dục tâm vận động là nhiệm vụ cần thiết trong giáo dục trẻ
hiện nay. Giáo dục tâm vận động nhấn mạnh vai trò của cơ thể, giúp trẻ hiểu
rõ cơ thể mình, được tiến hành dưới nhiều hình thức như trị chơi tâm vận
động, bài tập tâm vận động, chính là hoạt động chứa đựng những yếu tố đáp
ứng được yêu cầu mà vận động theo nhạc đòi hỏi ở trẻ. Đây được xem như là
một phương tiện hiệu quả để phát triển khả năng vận động theo nhạc cho trẻ
mầm non.
Thực trạng giáo dục khả năng vận động theo nhạc cho trẻ ở trường
Mầm non:
Tuy nhiên, ở trường Mầm non hiện nay, phát triển khả năng vận động theo
nhạc cho trẻ chưa được quan tâm đúng mức. Vận động theo nhạc là một nội
dung trong giáo dục âm nhạc cho trẻ ở các độ tuổi từ nhà trẻ đến mẫu giáo.
Song nhìn chung, trẻ được rèn luyện khả năng vận động theo nhạc chủ yếu
vào giờ hoạt động âm nhạc có chủ đích và tích hợp trong các hoạt động khác
với thời lượng rất hạn chế từ 3 – 7 phút trong mỗi hoạt động. Khả năng vận
động theo nhạc của từng cá nhân trẻ chưa được giáo viên quan tâm rèn luyện,
trẻ chủ yếu thực hiện các vận động minh họa theo bài hát với mẫu là vận động
của giáo viên nên khả năng vận động theo nhạc của trẻ còn hạn chế, phụ
thuộc nhiều vào khả năng của cơ và năng khiếu sẵn có của trẻ. Bên cạnh đó,

2


giáo viên chưa có nhận thức đầy đủ về vai trò của các bài tập tâm vận động
đối với việc phát triển khả năng vận động theo nhạc cho trẻ nên việc vận dụng
các bài tập tâm vận động vào việc phát triển khả năng vận động theo nhạc cho

trẻ còn hạn chế.
Nhận thấy việc xây dựng các bài tập tâm vận động phục vụ cho việc phát
triển khả năng vận động theo nhạc cho trẻ là việc cần thiết và phù hợp với tâm
lý tuổi Mầm non, đề tài “Xây dựng bài tập tâm vận động phát triển khả
năng vận động theo nhạc cho trẻ 3 - 4 tuổi ở trường Mầm non” được lựa
chọn nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích xây dựng các bài tập tâm vận động để
phát triển khả năng vận động theo nhạc cho trẻ 3 - 4 tuổi ở trường Mầm non.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1 . Đối tượng nghiên cứu
Bài tập tâm vận động phát triển khả năng vận động theo nhạc cho trẻ 3 4 tuổi ở trường Mầm non.
3.2 . Khách thể nghiên cứu
- Quá trình tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 3 - 4 tuổi ở
trường Mầm non, trọng tâm hướng dẫn trẻ vận động theo nhạc.
- Trẻ 3 - 4 tuổi trường Mầm non trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
- Giáo viên phụ trách lớp 3 - 4 tuổi.
4. Giả thuyết khoa học
Các yếu tố của tâm vận động và các yếu tố của vận động theo nhạc có mối
quan hệ tương hỗ, ảnh hưởng lẫn nhau, tác động vào mặt này có thể thúc đẩy
mặt kia phát triển. Giáo dục tâm vận động qua các bài tập tâm vận động có thể
phát triển khả năng vận động theo nhạc cho trẻ 3 - 4 tuổi ở trường Mầm non.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống một số vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài.

3


- Nghiên cứu thực trạng khả năng vận động theo nhạc của trẻ 3 - 4 tuổi và
các biện pháp phát triển khả năng vận động theo nhạc cho trẻ ở trường Mầm

non.
- Xây dựng và thử nghiệm các bài tập tâm vận động giúp trẻ 3 - 4 tuổi phát
triển khả năng vận động theo nhạc.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Giáo dục tâm vận động thông qua bài tập tâm vận động có nhiều nội
dung, đề tài này chọn nghiên cứu xây dựng các bài tập giúp trẻ 3 - 4 tuổi hiểu
biết về cơ thể, cấu trúc hóa không gian, định hướng thời gian nhằm phát triển
khả năng vận động theo nhạc.
- Nghiên cứu được thực hiện trên trẻ 3 - 4 tuổi ở một số trường Mầm non
thuộc tỉnh Đồng Tháp.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu, phân tích, hệ thống hóa một số quan điểm, phương pháp luận
của các tài liệu: sách, tạp chí, cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát
Quan sát, ghi biên bản nhằm tìm hiểu và đánh giá các mức độ biểu hiện
về khả năng vận động theo nhạc của trẻ 3 - 4 tuổi.
7.2.2. Phương pháp thực nghiệm
Thực nghiệm để phát hiện khả năng vận động theo nhạc của trẻ và để
đánh giá, kiểm nghiệm tính khả thi của các bài tập về tâm vận động phát triển
khả năng vận động theo nhạc cho trẻ 3 - 4 tuổi. Cụ thể gồm:
a. Phương pháp thực nghiệm phát hiện
Sử dụng phương pháp thực nghiệm phát hiện nhằm đánh giá khả năng
vận động theo nhạc cho trẻ 3 - 4 tuổi, từ đó xây dựng các bài tập tâm vận
động giúp trẻ phát triển khả năng vận động theo nhạc.

4



b. Phương pháp thực nghiệm tác động sư phạm
Thực nghiệm các bài tập tâm vận động trên trẻ 3 - 4 tuổi nhằm đánh giá
hiệu quả của chúng đối với việc phát triển khả năng vận động theo nhạc của trẻ.
7.2.3. Phương pháp điều tra viết
Sử dụng phương pháp này nhằm thu thập các ý kiến đánh giá của giáo
viên Mầm non đã và đang dạy lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi về khả năng vận động
theo nhạc, về việc xây dựng, áp dụng các bài tập tâm vận động phát triển khả
năng vận động theo nhạc cho trẻ.
Đối tượng điều tra: Tiến hành điều tra giáo viên đã và đang dạy lớp mẫu
giáo 3 - 4 tuổi ở trường Mầm non thuộc địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Nội dung điều tra là các vấn đề có liên quan đến đề tài: Các ý kiến của
giáo viên xung quanh vấn đề giáo dục tâm vận động, khả năng vận động theo
nhạc của trẻ.
7.2.4. Phương pháp trò chuyện
Trò chuyện với giáo viên nhằm thu thập thơng tin có liên quan đến đề
tài và làm sáng tỏ những thông tin nhận được từ việc điều tra bằng phiếu.
7.3. Phương pháp thống kê tốn học
Dùng các cơng thức thống kê tốn học để xử lí các số liệu nghiên cứu thu
thập được.
8. Những đóng góp mới của đề tài
- Vận dụng các quan điểm lý luận và phương pháp nghiên cứu khoa học để
xây dựng các bài tập tâm vận động về sơ đồ cơ thể, cấu trúc hóa khơng gian, định
hướng thời gian nhằm phát triển khả năng vận động theo nhạc cho trẻ 3 - 4 tuổi.
- Phân tích và đánh giá kết quả về mức độ biểu hiện hiểu biết về cơ thể,
định hướng không gian, thời gian của trẻ 3 - 4 tuổi ở trường Mầm non tỉnh
Đồng Tháp thông qua vận động theo nhạc.

5



CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ BÀI TẬP TÂM VẬN ĐỘNG PHÁT TRIỂN
KHẢ NĂNG VẬN ĐỘNG THEO NHẠC CHO TRẺ 3 - 4 TUỔI
Ở TRƯỜNG MẦM NON
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài
Kể từ năm 1844, người sáng lập ra khoa Thần kinh - Tâm bệnh học Wilhelm Griesinger đưa ra thuật ngữ “Tâm vận động” lần đầu tiên. Đến đầu
thế kỷ XX, trong một bài diễn văn Dupré lại nhắc đến khái niệm “Tâm vận
động”. Cũng từ đây, phạm trù tâm vận động được quan tâm nghiên cứu và
phát triển mạnh mẽ trên thế giới.
Do phạm trù tâm vận động được xác định là gắn liền với quan niệm con
người về cơ thể của mình, vì thế mà lịch sử của nó cũng khơng tách rời với
lịch sử phát triển quan niệm về mối quan hệ giữa tâm lý và cơ thể.
Trước khi thuật ngữ tâm vận động xuất hiện, cũng đã có những nghiên
cứu nhắc đến mối quan hệ giữa cơ thể và tâm lý, nhưng chưa cho thấy một cái
nhìn đầy đủ và trọn vẹn về tâm vận động. Như các nhà Triết học Hy Lạp cổ đại
Platon, Aristote, quan điểm của các ông đưa ra cho chúng ta thấy sự phụ thuộc
giữa cơ thể và tâm hồn. Dẫn theo tác giả Nguyễn Thị Như Mai, Aristote viết
rằng: “Có lẽ mọi trạng thái của tâm hồn đều có liên quan với cơ thể” [20; 13]
Thế kỷ thứ XVII, bằng luận điểm “Tôi tư duy tức là tôi tồn tại” - R.
Descartes đã cho ta thấy mối liên hệ giữa tư duy và cơ thể. Nhưng ơng khơng
cho rằng sự suy nghĩ đó thuộc về con người, cơ thể không biết suy nghĩ. Như
vậy cịn có một cá thể tồn tại song song với cơ thể nữa, và ơng đã tìm ra mối
quan hệ giữa tâm hồn và cơ thể, tâm hồn là vật suy nghĩ còn cơ thể là cái chứa
đựng tâm hồn, cả hai tồn tại không tách rời nhau. Về mặt vận động, ơng cho
rằng có được là do sự phối hợp giữa các khớp, cơ bắp, những đường thần kinh
và hoạt động dưới sự điều khiển của ý thức có ý chí.

6



Đầu thế kỷ XIX, sự ra đời của “Tâm lý học hoạt động” - Maine De
Biran đã chỉ ra mối quan hệ giữa vận động và tâm lý. Vận động khẳng định
“cái tôi” của cấu trúc tâm lý. Với quan điểm của ơng thì vận động cũng chính
là một phần của nhân cách.
Năm 1949, sự ra đời của tác phẩm “Những nguyên nhân của tính cách trẻ
em”, mối quan hệ của những hành động vận động và xúc cảm đã được H.Wallon
đào sâu nghiên cứu. Trong tác phẩm “Đứa trẻ hiếu động” ông cũng đã đề cập
đến những giai đoạn rối loạn phát triển tâm vận động và trí tuệ của trẻ.
J. Piaget chỉ ra rằng: Giai đoạn đầu tiên của sự phát triển trí tuệ ở trẻ có
sự phối hợp của những sơ cấu cảm giác - vận động. Điều này khẳng định
thơng minh có từ cảm giác vận động [9]
S.Freud cho rằng: Sự hình thành vơ thức - thành phần chủ yếu của đời
sống tâm lý con người có sự tham gia đặc biệt của cơ thể. Cơ thể chính là
nguồn gốc của mọi xung động. Theo Freud, cái tơi có ngun nhân từ cơ thể.
[20;18] Freud đã phát hiện trong lúc nghiên cứu những chứng bệnh nhiễu
tâm: Từ một căn nguyên tâm lý chuyển sang thành một triệu chứng về cơ thể,
đó là cơ chế chuyển hốn thường gặp trong những căn bệnh hystêri (tê liệt
thần kinh, cấm khẩu, đau dạ dày, đau đầu... )
Trong nghiên cứu của Phạm Minh hạc có đoạn viết: Osho - một tác giả
người Nhật nổi tiếng trong tâm lý học thiền, đã viết một cuốn sách dày 245
trang về vấn đề cấu trúc con người theo lập trường “cái tâm lý” và “cái sinh
lý” là một. Có đoạn ơng viết “Thân thể và linh hồn là các bộ phận của cùng
một tồn thể”; “Thân thể là linh hồn thấy được, cịn linh hồn là thân thể không
thấy được” [11; 83]. Theo thuyết này của ơng thì ơng đã đồng nhất giữa phần
cơ thể và tâm lý của con người (nếu ta nói theo ngơn ngữ khoa học). Diễn
biến tâm lý của con người sẽ được cụ thể hóa thơng qua chất liệu đầu tiên và
duy nhất là vận động của cơ thể.

7



Nửa đầu thế kỷ XX, khoa sinh lý học thần kinh và thần kinh bệnh lý
trong quá trình nghiên cứu về lịch sử thần kinh bệnh học và thần kinh học đã
cho thấy sự ảnh hưởng của tâm vận động đến lĩnh vực nghiên cứu. Thuật ngữ
“Tâm vận động” được nhắc đến bởi những nhà thần kinh bình thường và
những nhà thần kinh bệnh lý như: Dupré, Charcot, Shilder, Head...
Vào những năm 60 của thế kỷ XX, Ajuriaguerra làm rõ: hình ảnh về cơ
thể có được là nhờ sự tạo dựng dần dần của tập hợp những kinh nghiệm về tri
giác, vận động và tình cảm.
Merleau Ponty với câu nói: “Tôi nhận thức thế giới bằng cơ thể tôi” đã
làm thay đổi sâu sắc cái nhìn về tâm vận động. Từ đây, tâm vận động đã có sự
đầy đủ, trọn vẹn hơn thoát khỏi quan niệm nhị nguyên buổi ban đầu, khẳng
định mối quan hệ phụ thuộc giữa cơ thể và tâm lý.
Như vậy dù mới xuất hiện nhưng tâm vận động đã được sự quan tâm
của nhiều nhà khoa học. Và không chỉ dừng lại trên lý thuyết nếu chúng ta
tìm hiểu thêm thì sẽ thấy có những ứng dụng vào cuộc sống nhất là vào trong
các lĩnh vực trị liệu.
Cùng với tâm vận động thì vận động theo nhạc cũng có bề dày lịch sử
nghiên cứu khơng kém.
Loại hình này từ lâu đã hiện diện trong sinh hoạt văn hóa của cộng đồng
các tộc người với một tên gọi khác là múa. Nó là một nhu cầu cần thiết và gắn
bó với con người từ thời nguyên thủy. Trải qua tiến trình nghệ thuật múa phát
triển ngày một cao, hồn thiện tính thẩm mỹ, thực hiện đầy đủ chức năng văn
hóa và phát triển cùng với lịch sử văn hóa và văn minh của lồi người.
Cuối thập niên 70 của thế kỷ XX, thơng qua cơng trình nghiên cứu sách
và thực tế giảng dạy của Liên Xô và các nước Đơng Âu, các nhà nghiên cứu
mới tìm ra khái niệm tương đối rõ ràng của hoạt động này ở trường Mầm non
là vận động theo nhạc.

8



Có nhiều quan điểm xoay quanh vấn đề này: một số người hiểu vận
động theo nhạc như là một dạng âm nhạc nhìn thấy bằng mắt, một số khác thì
xem vận động theo nhạc như là một tác phẩm tạo hình, loại thứ ba lại xem
vận động theo nhạc như là biểu hiện của kịch câm, ...
Aristote đã xác định như sau: Một liên hệ của đa số các động tác trong
khi biểu hiện sự say mê, những phong tục và sự vận động. [15]
Platon thì xem vận động theo nhạc như: Sự mô phỏng của tất cả những
điệu bộ và động tác được thực hiện bởi con người [15]
Những nhận xét trên còn phiến diện, chưa đầy đủ và bộc lộ những hạn chế.
Thế nên những nghiên cứu của nhà tâm sinh lý học Đức V.Vun đã bổ
sung thêm rằng ngoài những động tác biểu hiện của cơ thể thì nó cịn được
cách điệu hóa nhiều hoặc ít để phù hợp với lứa tuổi.
Nhà sinh lý học Anh và nhà nghiên cứu nghệ thuật X. E. Hivơ thì chỉ ra
rằng những vận động đó phải tuân thủ nghiêm ngặt tiết tấu, nhịp điệu, qui luật
của hình dáng và sự phụ thuộc giữa các bộ phận của toàn bộ cơ thể.
Đầu thế kỷ XX, trong cuốn Bách khoa toàn thư của Mỹ thì vận động
theo nhạc được nêu như là “những động tác có tiết tấu của cơ thể”.
Dù có sự bổ sung nhưng cho thấy vận động theo nhạc vẫn chưa được
hiểu một cách thấu đáo. Những nhận định đó khó đạt đến một dấu hiệu đặc
trưng rõ rệt và tin cậy. Chính vì vậy, chúng ta cần tìm đến với các nhà nghiên
cứu hiện đại.
Trong cuốn Bách khoa tồn thư sân khấu Xơ Viết, vận động theo nhạc
chính là những động tác của cơ thể con người làm phương tiện để tạo nên
hình tượng mang yếu tố hơi nghệ thuật - I. Môixep - Nhà biên đạo múa.
V.Xtap thì cho rằng vận động theo nhạc có sự liên hệ mật thiết giữa tư
tưởng, tình cảm với động tác và sự liên hệ này mang tính nhịp nhàng.
Nghệ sĩ Balê Anh A. Haxken qua sự trải nghiệm của chính bản thân
mình đã nêu: Đó là phương tiện để phản ảnh những xúc cảm, thông qua sự


9


thay đổi dần dần của động tác phụ thuộc vào một tiết tấu nhất định.[15]
Nhưng sự phản ảnh đó khơng là tất cả, vận động theo nhạc không chỉ phản
ánh cảm xúc. Cùng với điều đó, nó phản ảnh đặc tính của con người trong sự
tác động qua lại lẫn nhau giữa những tư tưởng, tình cảm và những cảm xúc
nhất định. Như vậy, vận động theo nhạc ở đây ngồi sử dụng cơ thể là phương
tiện thì địi hỏi phải có sự điều hành của trí tuệ và tình cảm.
Như vậy, cả hai vấn đề đều cho thấy có sự quan tâm nghiên cứu từ lâu,
có những thành tố tương đối giống nhau. Và đều có sự ảnh hưởng lớn đến sự
phát triển toàn diện của một con người.
Những thành tựu của các nhà nghiên cứu nước ngoài đã đặt nền móng
cho những nghiên cứu của các nhà tâm lý học Việt Nam.
1.1.2. Nghiên cứu ở trong nước
Năm 1972 đến năm 1981, Vũ Thị Chín và các cộng sự thuộc Ủy ban
Bảo vệ bà mẹ và trẻ em trung ương tiến hành cơng trình vận dụng thang phát
triển tâm vận động Brunet - Lézine trên trẻ em Việt Nam. Cơng trình này đã
đưa được thang phát triển vận động Brunet - Lézine “ Việt Nam hóa” [21;9].
Năm 1977, tại bệnh viên Bạch mai bác sĩ Lê Đức Hinh cùng các cộng
sự đã sử dụng test Denver trong chẩn đoán sự phát triển tâm lý - vận động
cho trẻ em. Tiếp tục triển khai nghiên cứu này, cơng trình nghiên cứu về
“Tình hình phát triển tâm lý vận động của trẻ em từ 0 - 6 tuổi ở Việt Nam
theo test Denver” do các cán bộ nghiên cứu thuộc phòng tâm lý Viện nghiên
cứu trẻ em trước tuổi học - Viện Khoa học Giáo dục tiến hành vào những năm
1990 - 1991.[21;9]
Điều này càng khẳng định tâm vận động đã xuất hiện hầu hết các lĩnh
vực trong đời sống. Không chỉ trên lý thuyết mà đã ứng dụng vào thực tế.
Trong cuốn từ điển tâm lý học Nguyễn Khắc Viện, cũng đã có những

giải thích về khái niệm tâm vận động. Ơng cũng là người có nhiều tâm huyết
với trẻ em và mang lại nhiều thành tựu khoa học lẫn y học cho trẻ. Theo sau

10


những nghiên cứu của ông là những Bác sĩ, Tiến sĩ, nhà Tâm lý học... cũng
lấy tâm vận động là đối tượng để nghiên cứu. Mỗi người nghiên cứu ở những
khía cạnh khác nhau nhưng cùng một mục tiêu là giúp trẻ có sự phát triển
hồn thiện nhất.
Từ những năm 1995 - 1997, Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em N - T
đã tiến hành nghiên cứu sự gắn bó mẹ - con ngay sau khi sinh. Nghiên cứu
này cho thấy rõ tầm quan trọng của việc tiếp xúc cơ thể, đây được xem là
những dấu hiệu ngôn ngữ cơ thể quan trọng và hiệu quả nhất. Những tương
tác về mặt cơ thể giúp cho trẻ cảm nhận được sự yêu thương của mọi người,
cơ thể của trẻ cũng nói hộ cảm giác của trẻ khi trẻ chưa biết nói. Người mẹ
phải cảm nhận được những lúc trẻ co cứng, ưỡn người do một tư thế làm trẻ
khó chịu chẳng hạn mà thay đổi cách ẵm bế, vỗ về trẻ, hoặc khi trẻ thư giãn
mềm người, đi vào giấc ngủ mà lỏng tay đặt trẻ nằm yên tĩnh.[21;10]
Qua các nghiên cứu cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa phát triển tâm
lý với phát triển vận động, được xác nhận bởi những nghiên cứu về tâm sinh
lí lâm sàng: Sự hình thành sơ đồ cơ thể và hình ảnh về cơ thể, khả năng định
hướng không gian, hiểu ý nghĩa của khoảng cách và định hướng thời gian phụ
thuộc vào những kinh nghiệm vận động. Những rối loạn tâm vận động có thể
được kết hợp với đời sống tinh thần, tạo ra mối quan hệ nguyên nhân - kết quả
của bệnh [19; 44]. Khả năng vận động của trẻ nhỏ giúp trẻ có thể khám phá
và nhận thức khơng chỉ về bản thân mình mà cịn về thế giới xung quanh.
Từ năm 1998 đến nay, tác giả Nguyễn Thị Như Mai đã nghiên cứu về
tâm vận động và sự phát triển tâm vận động của trẻ em. Bên cạnh đó cịn có
những bài báo đăng trên các tạp chí Giáo dục, tạp chí Tâm lý học...

Ngồi các tác giả trên thì những tác giả sau cũng có những quan tâm
nhất định đối với lĩnh vực tâm vận động: Ngô Cơng Hồn tác giả cuốn “Tâm
lý học trẻ em”, Nguyễn Thị Nhất trong biên soạn và dịch cuốn “6 tuổi, vào
lớp 1”, Nguyễn Văn Thành chuyển ngữ “Phương pháp tâm vận động” của
Bernard Aucouturies...

11


Điều đó cho thấy khơng chỉ trên thế giới mà vấn đề tâm vận động cũng
được các tác giả nước ta quan tâm và nghiên cứu.
Song song với quá trình tìm hiểu về tâm vận động là những nghiên cứu
về phương pháp dạy trẻ vận động theo nhạc, vấn đề này có một số tác giả
quan tâm, chẳng hạn:
Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết thể hiện sự đồng quan điểm với V.V.
Đavưđốp, A. A. Vetlyghina ( Nhà Tâm lý học) trong cuốn “Giáo dục Mầm
non - những vấn đề lí luận và thực tiễn” xem trọng việc giáo dục trẻ thông
qua nghệ thuật. Theo các tác giả thì nghệ thuật “ln là món ăn tinh thần bổ
ích và lý thú, khơng thể thiếu được của trẻ thơ”.[35; 239]
Từ nhận định trên cho thấy, vận động theo nhạc là một trong những nội
dung không thể thiếu đối với trẻ. Vận động theo nhạc giúp trẻ giải tỏa tâm lý
“có thể nói trẻ em thường sống ở một cung bậc tình cảm cao hơn so với người
lớn, buồn vui yêu ghét mang tính tuyệt đối và cũng thường xuyên phải tìm
cách giải tỏa những ấm ức vướng mắc. Không phải lúc nào cũng giải tỏa được
trong thực tế. May mà ngoài cuộc sống thực tế với thế giới vật chất và xã hội,
trẻ em (và người lớn nói chung) cịn có thể sống trong một thế giới mơ tưởng”
[39; 15]. Thế giới này có thể tìm thấy trong q trình vận động theo nhạc.
Lê Thị Anh Hợp đã coi trọng việc dạy múa cho trẻ. Tác giả nêu lên yêu
cầu đối với giáo viên là nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở từng độ tuổi
để biên đạo động tác cho phù hợp với trẻ.[14]

Trần Minh Trí là một trong những tác giả có tâm huyết đối với việc
nghiên cứu về khả năng vận động theo nhạc của trẻ, trong một cuốn sách của
mình tác giả đã đề cập đến những kiến thức cơ bản về vận động theo nhạc,
đưa ra một số phương pháp dạy trẻ vận động theo nhạc và múa. Tác giả đã
nhận thức vai trò quan trọng của vận động theo nhạc đối với trẻ nhưng tác giả
mới chỉ dừng lại ở việc dạy trẻ vận động theo nhạc, chưa đưa ra các phương
pháp, biện pháp nhằm nâng cao khả năng vận động theo nhạc cho trẻ. [32]

12


Trong bài viết “Một vài suy nghĩ về vấn đề dạy múa cho trẻ ở trường
Mầm non” của tác giả Nguyễn Phương Hiền - Hiệu trưởng trường mẫu giáo
Việt Triều vào tháng 4/2001, tác giả đã tìm ra những ưu điểm do vận động theo
nhạc mang lại cho trẻ là: thỏa mãn, đáp ứng phần nào nhu cầu vận động của trẻ,
phát triển khả năng vận động linh hoạt, nhịp nhàng, phát triển các cơ và sự mềm
dẻo của cơ thể. Vận động theo nhạc luôn kết hợp với lời ca, khi hát trẻ thể hiện
được cảm xúc và vận động của mình. Tác giả cũng đã đưa ra một số nhược điểm
của chương trình đó là: Chương trình dạy vận động theo nhạc cho trẻ mầm non
còn nghèo nàn, thiếu vắng các động tác mang bản sắc dân tộc.
Vấn đề dạy trẻ vận động theo nhạc ở trường Mầm non còn là vấn đề
được các sinh viên quan tâm thể hiện qua việc lựa chọn làm đề tài nghiên cứu
như: Luận văn “Cải biến một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn vận động
theo nhạc” của Ngô Hải Yến; Luận văn “Bước đầu nghiên cứu xây dựng tiết
học múa cho trẻ mẫu giáo lớn trong trường Mầm non” của Nguyễn Hải
Thanh; Luận văn “Một số biện pháp dạy múa cho trẻ mẫu giáo nhỡ” của
Nguyễn Thị Thanh Hằng... Phần lớn các luận văn nghiên cứu nhằm mục đích
nâng cao chất lương dạy múa - vận động theo nhạc ở trường Mầm non. Hầu
hết các luận văn đều nêu ra các biện pháp cổ truyền trong các giáo trình đã
hướng dẫn nhưng thông qua luận văn tác giả chỉ ra cách để sử dụng và phát

huy các biện pháp đó một cách có hiệu quả chứ chưa đưa ra biện pháp mới.
Điều đó cho thấy vận động theo nhạc giữ vai trị quan trọng khơng nhỏ
trong việc hồn thiện nhân cách trẻ. Đưa vận động theo nhạc vào trường Mầm
non là việc cần thiết. Vận động theo nhạc dù là ở một mức độ đơn giản thì
vẫn là một bộ môn nghệ thuật, giáo dục trẻ thông qua nghệ thuật là cách lựa
chọn khôn ngoan.
Qua việc tổng hợp các tài liệu cho thấy vấn đề tâm vận động và giáo
dục tâm vận động đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu. Mỗi
cơng trình nghiên cứu đều thể hiện quan điểm riêng của từng người. Điều đó
trở thành cơ sở cho sự ra đời và phát triển của phạm trù tâm vận động.

13


Vận động theo nhạc dù khơng có nhiều nghiên cứu nhưng những
nghiên cứu nêu ra đều có giá trị là nền tảng, động lực để chúng ta tiếp tục tìm
hiểu, khai thác những gì cịn chưa được nghiên cứu.
1.2. Lý luận về khả năng vận động theo nhạc của trẻ 3 - 4 tuổi
1.2.1. Khái niệm về vận động theo nhạc
Vận động theo nhạc xuất hiện ngay từ thời cổ xưa và nó tồn tại trong
suốt thời kỳ lịch sử, trải qua bao thế kỷ. Từ thời nguyên thủy, khi con người
chưa có ngơn ngữ thì vận động đã hình thành để chia sẻ thành quả, niềm vui
và truyền cho nhau những kinh nghiệm bằng những động tác, hòa cùng tiếng
la hét, gõ đập. Vận động theo nhạc đã xuất hiện từ đó.
Từ khi xuất hiện vận động theo nhạc đã trở nên không thể thiếu trong
cuộc sống của con người. Vận động theo nhạc không chỉ là những hoạt động
đơn thuần về hình thể mà cịn là tiền đề cho một quá trình phát triển của loại
hình nghệ thuật múa ngày nay.
Nhà bác học Đức K. Lắc, trong cuốn “Lịch sử múa thế giới” đã nói như
sau: Vận động theo nhạc không chỉ những động tác rời rạc, riêng biệt mà là

những động tác biểu hiện toàn bộ bản chất của mỗi cá nhân và trong mỗi một
thời điểm phản ảnh được đặc tính xung động của hệ thần kinh trung ương.
Nhà bác học Mỹ Alô Mắc, tác giả của cơng trình: “Những phong cách
của những bài hát và văn hóa dân gian” cho rằng: Vận động theo nhạc là bản
phác thảo hoặc là mơ hình của mối liên hệ giao tiếp cần thiết của đời sống, tập
hợp trong bản thân chúng những kiểu mẫu động tác linh hoạt quen thuộc nhất.
Những kiểu mẫu đó được sử dụng thơng thường và có hiệu quả trong đời sống
của một tập đồn người trong một cộng đồng văn hóa nhất định.
Tuy nhiên đó là những định nghĩa chưa đầy đủ.
Vì thế mà E. Karalôva, đã bổ sung và định nghĩa theo cách sau: Vận động
theo nhạc - đó là loại hình nghệ thuật của khơng gian và thời gian, những hình
tượng nghệ thuật của nó được tạo thành bởi những phương pháp của động tác

14


và tư thế được phối hợp có hệ thống với tiết tấu và mang ý nghĩa thẩm mỹ. [15]
Đây là định nghĩa tương đối đầy đủ về đặc thù của vận động theo nhạc. Nhưng
định nghĩa này đã bỏ qua một trong những đặc điểm bản chất của vận động theo
nhạc, đó là tính xúc cảm mạnh mẽ.
Trong cuốn “Bách khoa tồn thư Liên Xơ” của Liên Xơ (cũ) định nghĩa
vận động theo nhạc như sau:
“Vận động theo nhạc là một nghệ thuật phản ảnh cuộc sống bằng hình
thức đặc biệt của nó. Cơ sở của vận động theo nhạc là những điệu bộ, động
tác có quan hệ đến quá trình lao động, sự quan sát thiên nhiên và những ấn
tượng có được từ thế giới chung quanh, những động tác đó được cách điệu
hóa ít nhiều”. [15; 41]
Từ những quan điểm và khái niệm trên, đề tài này có khái niệm sau:
“Vận động theo nhạc là một hình thức nghệ thuật múa, sử dụng động tác,
tư thế, hình thể con người dựa trên nội dung, tiết tấu giai điệu âm nhạc để

biểu hiện tư tưởng, tâm tư, tình cảm”.
Từ khái niệm trên có thể hiểu:
Vận động theo nhạc là một hình thức của múa. Vận động theo nhạc là
mức độ thứ hai trong ba mức độ của múa: Biểu hiện cảm xúc theo giai điệu
âm nhạc, vận động theo nhạc, nhảy múa. Vận động theo nhạc chỉ yêu cầu trẻ
thể hiện động tác ở mức độ đơn giản, phù hợp với khả năng lứa tuổi của trẻ.
Vận động theo nhạc còn theo trẻ xuyên suốt ở các lứa tuổi tiếp theo. Nó là
nền tảng để phát triển lên mức độ nhảy múa.
Trong quá trình vận động theo nhạc, trẻ sẽ sử dụng những động tác
hình thể để diễn tả nội dung nào đó. Những động tác đó khơng phải nguyên xi
những động tác trong sinh hoạt, nó có những yêu cầu và đặc trưng riêng mang
tính nghệ thuật. Vận động theo nhạc cũng khơng phải là loại hình độc lập mà
là sự tổng hợp của các loại hình nghệ thuật như âm nhạc, tạo hình, văn học...
Vì vậy mà tính nghệ thuật của vận động theo nhạc là khơng thể thiếu.

15


Phương tiện mà vận động theo nhạc sử dụng đó chính là cơ thể con
người. Dù là động tác mơ phỏng hay động tác biểu hiện đều đến từ cơ thể. Cơ
thể con người chứa đựng tất cả những yếu tố biểu hiện ra bên ngoài của vận
động theo nhạc. Hình thể con người hịa cùng những xúc cảm sẽ cho ra những
vận động đầy biểu cảm mê đắm lòng người.
Vận động theo nhạc không bao giờ xuất hiện độc lập mà kèm theo nó
bao giờ cũng có giai điệu, tiết tấu của âm nhạc. Âm nhạc góp phần tạo nên
cảm xúc, cảm xúc thúc đẩy sự xuất hiện của động tác. Vận động theo nhạc
thật ra chính là âm nhạc được nhìn thấy bằng mắt, chính là sự cụ thể hóa nội
dung của tác phẩm âm nhạc. Âm nhạc thông qua vận động theo nhạc để
truyền tải tâm tư, ý tưởng của mình đến mọi người.
1.2.2. Khái niệm “khả năng vận động theo nhạc”

Trong Triết học, phạm trù “khả năng” được dùng để chỉ những gì hiện
chưa có, nhưng sẽ có, sẽ tới khi có các điều kiện thích hợp. Dù là "cái hiện
chưa có" nhưng bản thân khả năng với tư cách "cái chưa có" đó lại tồn tại.
Khả năng là cái tiềm tàng hiện hữu trong mỗi con người và theo thời
gian, với những điều kiện thích hợp, nó sẽ bộc lộ và phát triển.
C. Rogers, khẳng định rằng, bản thân con người có nhiều khả năng
khác nhau và khi con người ý thức được, khả năng đó được hiện thực hóa.
Khơng ai “hiện thực hóa” khả năng của mình tốt bằng chính bản thân người
đó. Trẻ phải tự mình hoạt động, tự mình kiểm chứng và phát triển những khả
năng của mình dưới tác động của giáo dục và môi trường sống.
Từ khái niệm “vận động theo nhạc” và “khả năng”, có thể đi đến khái
niệm “khả năng vận động theo nhạc” được sử dụng trong đề tài này như sau
Khả năng vận động theo nhạc là khả năng con người sử dụng động
tác, tư thế, hình thể của mình một cách linh hoạt hịa hợp cùng tiết tấu giai
điệu âm nhạc để biểu hiện tư tưởng, tâm tư, tình cảm”

16


Khái niệm này cho thấy:
Khả năng vận động theo nhạc khơng chỉ là khả năng sử dụng mà cịn là sự
điều khiển các bộ phận của cơ thể theo giai điệu của âm nhạc. Nói cách khác là
những động tác biểu hiện cảm xúc của hình thể phải phù hợp với tính chất của
âm nhạc. Khơng những chỉ đúng nhịp mà còn phải đúng chất. Động tác vận
động theo nhạc không chỉ là những động tác minh họa cho lời ca. Nếu có minh
họa thì chỉ là minh họa cho nội dung, ý chính của bài hát. Động tác vận động có
tính khái qt chứ khơng đi vào chi tiết cụ thể. Chính vì vậy địi hỏi ở trẻ khơng
chỉ là việc diễn đạt lại bằng động tác mà còn phải có tư duy sáng tạo và sức
tưởng tượng phong phú.
Khả năng vận động theo nhạc cho phép trẻ thực hiện các động tác vận

động theo nhạc một cách dễ dàng và hiệu quả. Phát huy khả năng vận động theo
nhạc dựa vào mức độ hiện có của kinh nghiệm, kỹ năng, kích thích trẻ tự tìm tịi,
khám phá khả năng của bản thân và vận dụng khả năng đó vào các bài vận động
theo nhạc. Những động tác được chuyển thể ra bên ngồi chính là trẻ đã hiện
thực hóa khả năng của mình. Sự hiện thực hóa đó do bản thân trẻ quyết định,
khơng ai có thể làm thay. Đơi khi những gì bộc lộ ra bên ngồi chưa phải là tất
cả mà những khả năng thật sự vẫn còn tiềm ẩn bên trong mỗi con người. Cần
phải được khơi dậy và tác động thì khả năng mới thật sự phát huy hết nội lực.
Trong một số trường hợp thì khả năng mâu thuẫn với mong muốn của trẻ, trẻ
muốn thế này nhưng không thể thực hiện được là do trẻ chưa biết cách để phát
huy khả năng. Phần lớn khi trẻ ý thức được việc mình muốn làm sẽ “đánh thức”
được khả năng. Nhà giáo dục, phải kích thích, tác động và tạo điều kiện để khả
năng đó được phát huy.
Trẻ 3 - 4 tuổi có thể điều khiển các cơ bắp, các khớp phù hợp với tính
chất, giai điệu âm nhạc ở mức độ nhất định. Trẻ có thể thực hiện được các
động tác vận động theo nhạc một cách nhịp nhàng trong một số điều kiện.
Đây chính là sự cho phép của khả năng hay nói cách khác nằm trong khả năng

17


của trẻ. Tuy nhiên, khả năng không phải ai cũng như nhau, cùng một trẻ khả
năng vận động theo nhạc chưa chắc đã như nhau ở tất cả các động tác, các bài
hát hay thể loại âm nhạc. Có trẻ thể hiện tốt ở động tác mô phỏng nhưng lại kém
trong việc biểu lộ cảm xúc, có trẻ thì biểu cảm tốt nhưng động tác chưa hẳn đã
đẹp. Hay có trẻ thể hiện tốt ở thể loại âm nhạc có tiết tấu nhanh nhưng có trẻ lại
thể hiện tốt ở thể loại âm nhạc có tiết tấu chậm. Cần nắm rõ vấn đề để tránh
những đánh giá sai về khả năng của trẻ.
1.2.3. Những yếu tố cơ bản của khả năng vận động theo nhạc ở trẻ
Để có thể vận động theo nhạc tốt địi hỏi trẻ phải có những yếu tố cơ

bản sau:
- Mô phỏng: Đây là một yếu tố quan trọng, trẻ sẽ không thể thực hiện
được các động tác vận động theo nhạc nếu như không thể mơ phỏng lại. Mơ
phỏng có nghĩa là trẻ phải quan sát và bắt chước động tác vận động theo nhạc
của cơ, của bạn...Với trẻ em thì yếu tố này có vẻ thuận lợi vì khả năng bắt
chước của trẻ vốn dĩ tốt, nhưng cũng còn tùy thuộc vào mức độ thể hiện như
thế nào. Điều này phụ thuộc vào việc trẻ hiểu cơ thể mình đến mức nào và thể
hiện ra bên ngoài bằng hành động ra sao. Nếu trẻ khơng hiểu được cơ thể
mình thì đây thật sự sẽ là trở ngại lớn đối với trẻ. Có những lúc trẻ nhận thức
được tất cả những động tác của cô nhưng bản thân lại không thể thực hiện
đúng như những gì trẻ đã nhận thức. Trẻ bắt chước các dáng thế, động tác của
cơ... biểu hiện đó cho thấy trẻ hiểu ý đồ nhưng trẻ không thực hiện được
giống cô là do trẻ chưa hiểu và chưa vận hành được các bộ phận trên cơ thể
mình. Nếu trẻ hiểu về cơ thể mình thì yếu tố này với trẻ sẽ khơng cịn là thử
thách lớn.
- Khống chế: Là sự điều khiển cơ bắp, hình thể, động tác, tư thế vận
động hòa hợp với âm nhạc. Để tạo được dáng và đường nét phải khống chế
được các bộ phận của cơ thể ở các vị trí, mức độ nhất định. Trẻ phải điều
khiển cơ bắp theo đúng ý muốn và mục đích thể hiện. Yếu tố này có vẻ sẽ gây
khó khăn cho trẻ nhiều vì trẻ vốn dĩ hoặc là thả lỏng cơ thể một cách tự do vô

18


tổ chức hoặc là sẽ gị bó cơ thể một cách q mức đến độ khơng thể giải
phóng được cơ thể. Khống chế là linh hồn của vận động theo nhạc, vận động
theo nhạc có cảm xúc chân thật hay khơng, có “hồn” hay khơng nhờ vào yếu
tố này. Khống chế thể hiện ở chỗ trẻ có thể chế ngự được hay khơng được cơ
thể của mình. Nếu chế ngự tốt cơ thể thì sẽ điều khiển được cơ thể để cơ thể
hòa hợp cùng tiết tấu âm nhạc, thể hiện được mục đích mình muốn truyền tải.

Nếu đã điều khiển được cơ thể có thể nói trẻ đã hồn tồn chế ngự được cơ
thể mình, chứng tỏ trẻ hiểu cơ thể của mình.
- Mềm dẻo: Được phát triển lên từ yếu tố khống chế, yếu tố này trẻ phải
biết cách điều khiển cơ bắp, các khớp để đáp ứng với mục đích biểu hiện.
Mềm dẻo là một thuộc tính của vận động theo nhạc, trẻ vận động theo nhạc
đẹp hay không cũng một phần nhờ vào yếu tố này. Đây là yếu tố cần có trong
q trình vận động theo nhạc nhưng không phải lúc nào cũng là những động
tác uyển chuyển, mềm mại mà tùy thuộc vào tính chất âm nhạc hay nội dung
cần thể hiện mà yếu tố này xuất hiện hoặc không xuất hiện trong bài vận động
theo nhạc. Vì thế mà trẻ phải kiểm sốt chặt chẽ cơ thể của mình để đáp ứng
với từng thể loại tính chất âm nhạc khác nhau. Cũng như khống chế, yếu tố
này cũng đòi hỏi trẻ phải hiểu cơ thể và kiểm soát tốt cơ thể, vận hành cơ thể
theo ý muốn của bản thân.
- Linh hoạt: là sự hoạt động linh hoạt về biên độ của các khớp. Trong
vận động theo nhạc, biên độ hoạt động của các khớp đòi hỏi mở rộng và linh
hoạt về các hướng. Vì thế buộc trẻ phải có khả năng xác định vị trí của mình
trong khơng gian, có khả năng sắp đặt vị trí của từng bộ phận cơ thể, cấu trúc
hóa dáng thế của cơ thể để có một hình tượng đẹp trong một tổng thể khơng
gian nhất định, trẻ phải kiểm soát được sự hoạt động của các khớp, có khả
năng điều khiển các biên độ theo yêu cầu. Yếu tố này ngoài việc am hiểu về
cơ thể, cịn cần phải có sự phối hợp của những kiến thức về định hướng
không gian.

19


- Nhảy: Là nâng toàn bộ cơ thể lên khỏi mặt đất. Trẻ phải điều khiển
được mũi bàn chân, khống chế toàn thân. Trẻ phải biết tận dụng những điểm
mạnh của cơ thể như chùng đầu gối để lấy đà, dồn sức vào bắp chân và bàn
chân, cách đánh tay tạo lực để nâng cơ thể. Khi tiếp đất phải tiếp đất bằng mũi

chân nhún đệm (chùng đầu gối) để giữ thăng bằng hay giữ một dáng thế nhất
định. Yếu tố này ít gặp ở vận động theo nhạc nhưng khơng hẳn là khơng có vì
tất cả những yếu tố này đều là những yếu tố cơ bản trẻ cần được trang bị trong
suốt các giai đoạn phát triển của múa trong đó có vận động theo nhạc. Vả lại,
bên cạnh tác dụng chính thì yếu tố này giúp trẻ biết phối hợp vận động giữa
tay chân và toàn thân - một trong những yêu cầu phải đạt trong vận động theo
nhạc. Để thực hiện yếu tố này ngoài sự hiểu biết căn bản về cơ thể, trẻ phải có
sự định hướng tốt trong không gian, thiết lập mối quan hệ giữa mình với thế
giới xung quanh. Điều khiển tốt sự hoạt động của nhịp điệu cơ thể với nhịp
điệu của âm nhạc để hoàn thành tốt động tác.
- Quay và xoay: Đây là một trong những yếu tố đòi hỏi trẻ phải có sự
phối hợp giữa tay, chân và tồn bộ thân hình. Phải điều khiển để các bộ phận
chuyển động cùng lúc. Để thực hiện được yếu tố này trẻ phải hiểu về cơ thể,
có khả năng xếp đặt mình trong khơng gian và nắm vững nhịp.
Khơng có những yếu tố trên thì trẻ khơng thể thực hiện được các
động tác vận động theo nhạc. Đó là những yếu tố nền tảng, cơ bản làm nên
các động tác vận động theo nhạc. Tất cả những yếu tố cơ bản của vận động
theo nhạc cho ta thấy có sự liên quan mật thiết đến các yếu tố của tâm vận
động. Đặc biệt là sự hiểu biết về cơ thể, hiểu về cơ thể có thể đạt được những
mục đích khác nhau. Từ việc điều khiển, kiểm soát, chế ngự cơ thể đến việc
sắp xếp vị trí cơ thể một cách hợp lí trong khơng gian, cấu trúc hóa hình dáng,
đường nét cơ thể hay sự luân phiên phát triển động tác, dễ dàng liên kết các
chuỗi động tác lại với nhau theo tiến trình phát triển của bài vận động theo
nhạc. Những yếu tố của tâm vận động hỗ trợ cho sự phát triển các yếu tố cơ

20


bản của vận động theo nhạc. Phải có sự phát triển về tâm vận động mới đảm
bảo hoàn thiện các yếu tố vận động theo nhạc. Vận động theo nhạc nhấn

mạnh tầm quan trọng của sơ đồ cơ thể, việc làm chủ bản thân, hiểu biết về cơ
thể có vai trò quan trọng trong việc củng cố các yếu tố của vận động theo
nhạc. Từ việc hiểu về cơ thể, trẻ có khả năng cấu trúc hóa khơng gian và định
hướng thời gian vận dụng tốt các yếu tố này vào phát triển khả năng vận động
theo nhạc của mình.
Có thể nói trong hầu hết những yếu tố của vận động theo nhạc thì
khơng thể thiếu sự tác động của những yếu tố về tâm vận động nhất là những
yếu tố đã được phân tích, dẫn chứng. Sự tác động đó có thể coi là sự tác động
tương hỗ vì làm tốt mặt này thì mặt kia cũng sẽ phát triển.
1.2.4. Ý nghĩa của vận động theo nhạc đối với sự phát triển của trẻ
Vận động theo nhạc làm thỏa mãn nhu cầu tình cảm của trẻ. Thơng
qua đó, trẻ bộc lộ cảm xúc để giao tiếp với xung quanh, để giải phóng năng
lượng.
Vận động theo nhạc giúp trẻ phát triển cảm giác nhịp điệu, hoàn thiện
các nhiệm vụ giáo dục âm nhạc đồng thời mang lại một hình thể, phong thái,
vóc dáng đẹp cũng như tâm hồn đẹp.
Vận động theo nhạc mang đến cho trẻ phẩm chất vui tươi, hồn nhiên,
hoạt bát, mạnh dạn và tự tin. Vận động theo nhạc là phương tiện góp phần
hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.
* Vận động theo nhạc góp phần giáo dục thẩm mỹ cho trẻ:
Phát triển ở trẻ khả năng cảm thụ, lĩnh hội và hiểu cái đẹp, phân biệt
được cái hay, cái dở, hoạt động độc lập và sáng tạo trong khi tiếp xúc với các
dạng hoạt động âm nhạc khác nhau.
Những vận động theo nhịp điệu giúp trẻ bộc lộ cảm xúc, diễn đạt cảm
xúc. Nhịp điệu rắn rỏi của bản hành khúc gợi cho trẻ niềm vui, hào hứng,
phấn khởi. Bài hát ru em búp bê ngủ cùng động tác vỗ về mềm mại, nhẹ

21



×