Tải bản đầy đủ (.pdf) (232 trang)

Ứng dụng lý thuyết của piaget vào phát triển tư duy logic cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi trong hoạt động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.94 MB, 232 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Đỗ Thị Quỳnh Ngọc

ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT CỦA PIAGET
VÀO PHÁT TRIỂN TƯ DUY LOGIC CHO TRẺ
MẪU GIÁO 5- 6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG
LÀM QUEN VỚI TOÁN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Đỗ Thị Quỳnh Ngọc

ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT CỦA PIAGET
VÀO PHÁT TRIỂN TƯ DUY LOGIC CHO TRẺ
MẪU GIÁO 5- 6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG
LÀM QUEN VỚI TOÁN
Chuyên ngành : Giáo dục học (Giáo dục mầm non)
Mã số

: 60 14 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ HỒNG PHƯỢNG

Thành phố Hồ Chí Minh – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các
thông tin, số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng,
cụ thể. Kết quả nghiên cứu trong luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ cơng
trình nghiên cứu nào trước đây.
Tác giả

Đỗ Thị Quỳnh Ngọc


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn tốt nghiệp,
tơi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và động viên rất quý báu của q
thầy/cơ, gia đình, bạn bè và anh/chị đồng nghiệp.
Trước hết tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và tri ân sâu sắc đến TS. Nguyễn
Thị Hồng Phượng, người hướng dẫn khoa học đã dành nhiều tâm sức giúp đỡ, chỉ
dẫn khoa học và động viên tơi hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, q thầy/cơ, anh/chị cơng tác ở
các Khoa, Phịng, Ban trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Trân trọng cảm ơn các thầy/cơ là chun viên phịng giáo dục, cán bộ quản
lý, giáo viên các trường Mầm non trong địa bàn Q.12, TP. HCM đã tạo điều kiện
cho tôi trong q trình thu thập dữ liệu và thử nghiệm.
Tơi cũng xin cảm ơn trường Đại học Thủ Dầu Một cùng các đồng nghiệp đã
luôn hỗ trợ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.

Sau cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, khích lệ
tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp. Luận văn sẽ
không tránh khỏi thiếu sót, tơi rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô, anh
chị em đồng nghiệp và các bạn.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2018
Tác giả
Đỗ Thị Quỳnh Ngọc


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT CỦA
PIAGET VÀO PHÁT TRIỂN TƯ DUY LOGIC CHO TRẺ
MẪU GIÁO 5- 6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN
VỚI TOÁN ...............................................................................................11
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................11
1.1.1. Những cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước về q trình dạy
học nhằm phát triển tư duy logic cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi .......................11
1.1.2. Những cơng trình nghiên cứu trong và ngoài nước về biện pháp phát
triển tư duy logic trong hoạt động làm quen với toán cho trẻ mẫu giáo
5- 6 tuổi. .......................................................................................................12
1.2. Lý thuyết của Piaget. ..............................................................................................14
1.2.1. Khái niệm công cụ của đề tài .......................................................................14
1.2.2. Các thuật ngữ trong lý thuyết của Piaget có liên quan đến vấn đề

nghiên cứu ....................................................................................................16
1.2.3. Vấn đề phát triển tư duy logic cho trẻ trước 7 tuổi trong lý thuyết của
Piaget ............................................................................................................17
1.2.4. Giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm” .................................................................21
1.2.5. Học qua trải nghiệm .....................................................................................23
1.2.6. Nguyên tắc vận dụng lý thuyết của Piaget vào giáo dục trẻ em ..................26
1.3. Quá trình dạy trẻ Mẫu giáo 5- 6 tuổi LQVT có chủ đích phát triển tư duy
logic ......................................................................................................................28
1.3.1. Mục đích của q trình dạy trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi LQVT ..........................28


1.3.2. Nhiệm vụ của quá trình dạy trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi LQVT ..........................29
1.3.3. Nội dung chương trình hình thành biểu tượng toán ban đầu cho trẻ
mẫu giáo 5- 6 tuổi ........................................................................................29
1.3.4. Phương pháp hướng dẫn trẻ mầm non LQVT .............................................31
1.3.5. Hình thức tổ chức hoạt động cho trẻ mầm non LQVT. ...............................33
1.3.6. Phương tiện dạy trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi LQVT ............................................34
1.3.7. Đánh giá .......................................................................................................35
1.4. Giải pháp phát triển tư duy logic trong hoạt động LQVT ......................................37
1.4.1. Tổng hợp những nội dung toán học nhằm phát triển tư duy logic ở trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi .........................................................................................37
1.4.2. Tạo mơi trường chất lượng khuyến khích trẻ trải nghiệm và lập luận
toán học ........................................................................................................38
1.4.3. Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực hướng đến việc dạy học
“lấy trẻ làm trung tâm”.................................................................................41
1.5. Tiêu chí đánh giá sự phát triển tư duy logic của trẻ 5- 6 tuổi trong hoạt động
LQVT ...................................................................................................................42
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................44
Chương 2. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT CỦA PIAGET
VÀO PHÁT TRIỂN TƯ DUY LOGIC CHO TRẺ MẪU GIÁO

5- 6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN .........45
2.1. Mục tiêu và nhiệm vụ khảo sát thực trạng ứng dụng lý thuyết của Piaget
vào phát triển tư duy logic cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi trong hoạt động
LQVT tại một số trường MN ở quận 12 ...............................................................45
2.1.1. Mục tiêu của khảo sát ..................................................................................45
2.1.2. Nhiệm vụ của khảo sát ................................................................................46
2.2. Vài nét về địa bàn khảo sát và đối tượng khảo sát .................................................46
2.2.1. Địa bàn khảo sát ..........................................................................................46
2.2.2. Đối tượng khảo sát. .....................................................................................47
2.3. Phương pháp khảo sát thực trạng ...........................................................................47
2.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu .....................................................................47


2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu. ..........................................................................52
2.4. Kết quả tìm hiểu thực trạng: ...................................................................................52
2.4.1 Thực trạng hiểu biết của GVMN và CBQL về Lý thuyết của Piaget. ........52
2.4.2. Thực trạng hình thức GVMN tiếp cận lý thuyết của Piaget ........................58
2.4.3. Thực trạng hiểu biết của GVMN và CBQL về tầm quan trọng của
nhiệm vụ phát triển tư duy logic cho trẻ 5- 6 tuổi trong hoạt động
LQVT ...........................................................................................................59
2.4.4. Thực trạng hiểu biết của GVMN VÀ CBQL về mức độ cần thiết của
việc ứng dụng lý thuyết của Piaget vào phát triển tư duy logic cho trẻ
mẫu giáo 5- 6 tuổi trong hoạt động LQVT ..................................................60
2.4.5. Thực trạng mức độ tư duy logic của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt
động LQVT theo các tiêu chí .......................................................................61
2.4.6. Thực trạng mức độ các nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng tư duy
logic của trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi trong hoạt động LQVT .............................63
2.4.7. Thực trạng mức độ sử dụng các hình thức cho trẻ LQVT nhằm phát
triển tư duy logic ..........................................................................................66
2.4.8. Thực trạng mức độ sử dụng các phương pháp phát triển tư duy logic

cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi trong hoạt động LQVT ......................................67
2.4.9. Thực trạng thuận lợi và khó khăn khi tổ chức hoạt động làm quen với
toán nhằm phát triển tư duy logic của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. ...................70
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................72
Chương 3. THỬ NGHIỆM ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT CỦA PIAGET
VÀO PHÁT TRIỂN TƯ DUY LOGIC CHO TRẺ MẪU GIÁO
5- 6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN
Ở TRƯỜNG MẦM NON HỌA MI 1, QUẬN 12, TP. HỒ CHÍ
MINH ......................................................................................................73
3.1. Mục đích thử nghiệm ..............................................................................................73
3.2. Các nhiệm vụ thử nghiệm.......................................................................................73
3.3. Bối cảnh thử nghiệm...............................................................................................74
3.3.1. Trường Mầm non Họa Mi 1 ..........................................................................74


3.3.2. Lớp Lá 1 ........................................................................................................74
3.4. Định hướng xây dựng phương án thử nghiệm ứng dụng lý thuyết của Piaget
vào phát triển tư duy logic cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi trong hoạt động ...............75
3.4.1. Cơ sở khoa học của việc xây dựng phương án thử nghiệm ..........................75
3.4.2. Trình tự tiến hành phương án thử nghiệm. ...................................................84
3.5. Tổ chức thử nghiệm phương án ứng dụng lý thuyết của Piaget vào phát triển
tư duy logic cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi trong hoạt động LQVT tại trường
MN Họa Mi 1 .......................................................................................................86
3.5.1. Tổ chức thử nghiệm sơ bộ phương án ứng dụng lý thuyết của Piaget
vào phát triển tư duy logic cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi trong hoạt động
LQVT tại lớp Lá 2, trường MN Họa Mi 1 ...................................................87
3.5.2. Tổ chức thử nghiệm chính thức phương án ứng dụng lý thuyết của
Piaget vào phát triển tư duy logic cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi trong hoạt
động LQVT tại lớp Lá 1, trường MN Họa Mi 1 ..........................................89
3.6. Đánh giá kết quả thử nghiệm................................................................................103

3.6.1. Phương pháp đánh giá kết quả thử nghiệm................................................103
3.6.2. Nội dung đánh giá tính hiệu quả và khả thi của phương án thử nghiệm ...103
3.7. Kết quả thử nghiệm ..............................................................................................104
3.7.1. Kết quả đánh giá tính hiệu quả và khả thi của các giải pháp đã đề xuất ...104
3.7.2. Kết quả mức độ tư duy logic của trẻ trước và sau thử nghiệm theo các
tiêu chí ........................................................................................................106
Tiểu kết Chương 3 .....................................................................................................109
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................110
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................113
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ

Viết tắt

Cán bộ quản lý

: CBQL

Giáo viên

: GV

Giáo viên mầm non

: GVMN

Giáo dục mầm non


: GDMN

Hiệu trưởng

: HT

Hiệu phó chun mơn

: HPCM

Làm quen với tốn

: LQVT

Mầm non

: MN

Nhóm đối chứng

: NĐC

Nhóm thực nghiệm

: NTN


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.


Tiêu chí đánh giá khả năng tư duy logic của trẻ 5- 6 tuổi trong hoạt
động LQVT ................................................................................................ 42

Bảng 2.1.

Đối tượng khảo sát ..................................................................................... 47

Bảng 2.2.

Tóm tắt thành tích các trường mầm non .................................................... 48

Bảng 2.3.

Tóm tắt về đối tượng phỏng vấn và nội dung phỏng vấn. ......................... 49

Bảng 2.4.

Tóm tắt các trường, lớp và nội dung quan sát ........................................... 51

Bảng 2.5.

Bảng khảo sát trình độ và thâm niên của GVMN và CBQL ..................... 52

Bảng 2.6.

Mức độ hiểu biết của GVMN về quan điểm giáo dục “lấy trẻ làm
trung tâm” .................................................................................................. 53

Bảng 2.7.


Mức độ hiểu biết của GVMN về “Học qua trải nghiệm” .......................... 57

Bảng 2.8.

Hình thức GVMN tiếp cận lý thuyết của Piaget ........................................ 58

Bảng 2.9.

Hiểu biết của GVMN và CBQL về tầm quan trọng của nhiệm vụ phát
triển tư duy logic cho trẻ 5- 6 tuổi trong hoạt động LQVT ....................... 59

Bảng 2.10. Hiểu biết của GVMN VÀ CBQL về mức độ cần thiết của việc ứng
dụng lý thuyết của Piaget vào phát triển tư duy logic cho trẻ mẫu giáo
5- 6 tuổi trong hoạt động LQVT ................................................................ 60
Bảng 2.11. Mức độ tư duy logic của trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi trong hoạt động LQVT
theo các tiêu chí ......................................................................................... 62
Bảng 2.12. Mức độ đồng ý với các nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng tư duy
logic của trẻ. ............................................................................................... 64
Bảng 2.13. Mức độ sử dụng các hình thức tổ chức hoạt động cho trẻ LQVT ............. 66
Bảng 2.14. Mức độ sử dụng các phương pháp phát triển tư duy logic cho trẻ MG
5-6 tuổi trong hoạt động LQVT ................................................................. 67
Bảng 2.15. Thuận lợi và khó khăn khi tổ chức hoạt động LQVT nhằm phát triển
tư duy logic của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. ................................................... 70
Bảng 3.1.

Nội dung toán học phát triển tư duy logic ở trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi .......... 76

Bảng 3.2.


Trình tự thực hiện phương án thử nghiệm sơ bộ ....................................... 87

Bảng 3.3.

Trình tự thực hiện phương án thử nghiệm chính thức ............................... 89


Bảng 3.4.

Mức độ tư duy logic của trẻ nhóm A (N=10) tại lớp Lá 2, trường MN
Họa Mi 1 trước và sau thử nghiệm .......................................................... 106

Bảng 3.5.

Mức độ tư duy logic của trẻ NĐC và NTN trong hoạt động LQVT
trước thử nghiệm. ..................................................................................... 107

Bảng 3.6.

Mức độ tư duy logic của NĐC và NTN tại trường mầm non Họa Mi 1
sau thử nghiệm ......................................................................................... 108

Bảng 3.7.

So sánh mức độ tư duy logic của trẻ NĐC và NTN tại trường mầm
non Họa Mi 1 sau khi tiến hành phương án thử nghiệm ......................... 108


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Mơ hình học tập và phát sinh nhận thức của Piaget. .....................................24

Hình 3.1. Phân loại chéo trong bảng 4 ơ theo dấu hiệu hình dạng và màu sắc .............81
Hình 3.2. Phân loại chéo trong bảng 9 ơ theo dấu hiệu hình dạng và màu sắc .............81
Hình 3.3. Hai con xoay được sử dụng trong trị chơi kết hợp hai chữ số......................82


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xuất phát điểm của việc nghiên cứu đề tài này là hai hướng vấn đề sau đây:
Hướng thứ nhất,
Tư duy được xem là có vai trò quan trọng trong nhân cách. Một trong những mảng
nghiên cứu của Piaget là hành trình giải quyết các vấn đề trong học tập và cả trong đời
sống xã hội. Theo ông, trẻ thường phải trải qua nhiều bước: mã hố các tín hiệu đến,
diễn giải các tín hiệu này, tìm kiếm các đáp ứng có thể, quyết định các đáp ứng nào
được thực hiện, cuối cùng hành động theo đáp ứng đó.
Theo học thuyết phát triển nhận thức của Piaget, độ tuổi từ 0 – 6 bao hàm 2 thời
kỳ, đó là thời kỳ giác động (trước 2 tuổi) và thời kỳ tiền thao tác (từ 2- 7 tuổi):
 Trong thời kỳ giác động, thế giới chỉ tồn tại khi trẻ hành động trên đối tượng
hoặc khi trẻ nhận cảm về nó; rồi trẻ nhận ra rằng đối tượng tồn tại mà không cần đến
hành động của trẻ hay cảm nhận của trẻ. Ngay trong thời kỳ giác động đã tìm thấy
những hành vi có tổ chức, sự khái quát hoá và phân biệt hoá…
 Thời kỳ tiền thao tác cho thấy có các chức năng biểu tượng (gọi là biểu tượng
hố), điển hình là ngơn ngữ phát triển nhanh và khả năng bắt chước, dùng một vật hay
sự kiện thay cho một cái khác- gọi là chức năng ký hiệu; tuy nhiên, trẻ trước 6 tuổi có
khuynh hướng tin tưởng theo nghĩa đen các điều mà trẻ nhìn thấy, thấy “khác biệt là
phải khác biệt”- Piaget gọi đây là sự bảo thủ, là sự cứng nhắc của tư duy với xu hướng
tập trung vào những trạng thái, tình trạng hiện tại của sự vật hiện tượng hơn là vào sự
biến đổi liên kết các tình trạng đó. Sự hiểu biết của trẻ về nguyên nhân của sự vật hiện
tượng còn bị giới hạn.

Cuối tuổi mẫu giáo, trẻ chuẩn bị bước sang thời kỳ thao tác cụ thể (kéo dài từ 7- 11
tuổi) - hiểu được thế giới theo cách lý luận hơn là sự tri giác ngây thơ, mà dấu hiệu
bước ngoặc là trẻ có được ý niệm rằng đối tượng cịn duy trì định dạng của chúng mặc
dù có sự thay đổi về bề ngồi. Hành trình phát triển trí tuệ này tiếp tục với thời kỳ thao
tác chính thức (từ 12 tuổi), trẻ khái quát hố các ý tưởng và cấu trúc hóa những điều
trừu tượng, đưa ra kết luận từ những giả thuyết hơn là dựa hoàn toàn vào quan sát thực
tế, được gọi là suy nghĩ suy diễn- giả thuyết.


2
Có thể thấy rằng các thao tác nêu trên đều mang tính logic. Rõ ràng là việc chuẩn
bị năng lực nhận thức đòi hỏi chuẩn bị tư duy logic cho trẻ từ sớm.
Một mảng nghiên cứu khác của Piaget rất quan trọng cho việc giải quyết câu hỏi
này- đó là sự cân bằng giữa đồng hoá và điều ứng. Đồng hố được hiểu như là sự
thống nhất thơng tin mới vào cấu trúc tinh thần đang có sẵn, cịn điều ứng là sự thay
đổi một cấu trúc tinh thần để thu nhận thơng tin mới. Sự phát triển bình thường được
đặc trưng bởi sự cân bằng giữa đồng hoá và điều ứng, nhưng sẽ là một vấn đề nếu
đồng hoá và điều ứng có thể loại trừ lẫn nhau – như:
 Nếu khơng đồng hố được thì khó học các điều mới, làm cho trẻ có những giả
định sai lầm và nhận thông tin mới nhưng không xếp thành hệ thống với các khái niệm
đang có trong trí não.
 Mặt khác, nếu q dựa vào sự đồng hố thì trẻ có thể bị lạc trong các huyễn
tưởng, cố gắng bẻ cong thế giới theo ước muốn chủ quan.
 Nếu không sử dụng điều ứng có thể làm cho trẻ thu nhiều thơng tin, nhưng khó
“nhận” chúng thực sự vì khơng xếp chúng vào hệ thống ý niệm của mình.
 Ngược lại nếu trẻ sử dụng điều ứng quá mức có thể sẽ thiếu cảm nhận gắn kết
với bản thân vì thay đổi bản thân quá mức cần thiết- làm phá vỡ hệ thống ý niệm đang
có.
Với tầm quan trọng lớn lao của học thuyết phát triển nhận thức của Piaget, cùng
với thực tế đào tạo giáo viên mầm non Việt Nam là lý thuyết này được truyền tải trong

nhiều học phần của chương trình đào tạo, có thể bức thiết đặt ra câu hỏi:
Liệu rằng trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi có được giáo viên ứng dụng học thuyết phát triển
nhận thức của Piaget vào phát triển tư duy logic hay khơng và nếu có thì trong những
chừng mực nào?
Hướng thứ hai
Liên quan tới vấn đề nêu ra trên đây, cần lưu ý đến thực tế xu hướng phụ huynh và
các trường mầm non Việt Nam chăm lo chuẩn bị cho trẻ vào lớp một, đặc biệt trong
hoạt động “học toán” và “học đọc học viết”. Càng cần chú ý rằng hoạt động làm quen
với tốn có thể là hình thức tổ chức dạy học hiệu quả để giúp trẻ được phát huy tiềm
năng tư duy logic đang có ở trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi. Những thuận lợi tìm thấy cho vấn


3
đề này là:
 Ở Việt Nam cũng có nhiều cơng trình nghiên cứu về tư duy cho trẻ em Mẫu
giáo. Các cơng trình nghiên cứu về trí tuệ trẻ em của Nguyễn Khắc Viện và Nguyễn
Thị Nhất [5]; Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Thị Như Mai, Đinh Thị Kim Thoa [4]; Đinh
Thị Tứ, Phan Trọng Ngọ [2]… tìm ra nhiều đặc điểm phát triển trí tuệ của trẻ em, đưa
ra những định hướng chung phát triển tư duy cho trẻ.
 Chương trình Giáo dục mầm non hiện nay được xây dựng theo hướng tích hợp
dần bộc lộ nhiều kết quả tích cực với quan điểm dạy học lấy người học làm trung tâm
và dựa trên sự trải nghiệm của trẻ [1].
 Truyền thống phụ huynh ủng hộ việc chăm sóc tư duy toán học cho con em.
Kết hợp hai hướng vấn đề đã nêu, chúng tôi cho rằng cần nghiên cứu nghiêm túc học
thuyết phát triển nhận thức của Piaget để làm rõ cơ sở khoa học cho giải pháp của các vấn
đề sau đây:
 Đánh giá nhận thức giáo viên mầm non về học thuyết phát triển nhận thức của
Piaget và thực trạng ứng dụng nó vào phát triển tư duy logic cho trẻ mẫu giáo 5- 6
tuổi;
 Hoạt động làm quen với toán và những cơ hội cho trẻ MG 5- 6 tuổi tư duy logic;

những biện pháp tổ chức và những biện pháp phát triển tư duy logic ở trẻ mẫu giáo 5- 6
tuổi trong hoạt động làm quen với toán và các điều kiện vận dụng những biện pháp
này.
Từ những lý do trên chúng tôi nghiên cứu đề tài “Ứng dụng lý thuyết của Piaget
vào phát triển tư duy logic cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi trong hoạt động làm quen với
tốn”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu ứng dụng thuyết phát triển nhận thức của Piaget nhằm đề xuất giải
pháp phát triển tư duy logic cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi trong hoạt động làm quen với
toán.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Việc ứng dụng thuyết phát triển nhận thức của Piaget vào quá trình dạy trẻ mẫu


4
giáo 5-6 tuổi làm quen với toán nhằm phát triển tư duy logic.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Giải pháp phát triển tư duy logic (theo quan điểm của Piaget) cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi trong hoạt động làm quen với toán.
4. Giả thuyết khoa học
Thuyết phát triển nhận thức của Piaget có thể được ứng dụng thành cơng trong việc
phát triển tư duy logic cho trẻ mẫu giáo Việt Nam 5- 6 tuổi trong hoạt động làm quen
với tốn. Trong đó, giải pháp chính là:
a/ Lấy tâm lý học làm cơ sở cho việc thiết kế và tổ chức hoạt động cho trẻ.
b/ Đảm bảo dạy học “lấy người học làm trung tâm” và “giáo dục trải nghiệm”.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.
5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận: làm rõ các nội dung sau đây
5.1.1. Khái niệm công cụ và thuật ngữ.
- Khái niệm công cụ của đề tài: tư duy (theo quan điểm của Piaget), tư duy logic,

biểu tượng/biểu tượng hóa- khái niệm, dạy học lấy người học làm trung tâm, học qua
trải nghiệm.
- Các thuật ngữ trong học thuyết của Piaget có liên quan vấn đề nghiên cứu, đó là:
đồng hóa, điều ứng, cân bằng, thích nghi, thao tác.
5.1.2. Vấn đề phát triển tư duy logic cho trẻ trước 7 tuổi trong học thuyết phát
triển nhận thức của Piaget:
- Quan điểm của Piaget về tư duy và tư duy logic.
- Sự phát triển tư duy logic của trẻ trước 7 tuổi.
5.1.3. Quá trình dạy trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi làm quen với tốn có chủ đích phát
triển tư duy logic.
- Những vấn đề chung về quá trình dạy trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi làm quen với toán
(mục đích- nhiệm vụ- nội dung- phương pháp- hình thức tổ chức- phương tiện dạy trẻ
làm quen với toán - đánh giá).
- Đặc điểm tư duy logic của trẻ 5- 6 tuổi (theo chương trình GDMN Việt Nam).
- Giải pháp phát triển tư duy logic trong hoạt động LQVT như một hình thức dạy
học.


5
5.1.4. Nguyên tắc ứng dụng dụng lý thuyết của Piaget vào giáo dục trẻ em.
5.1.5. Tiêu chí đánh giá sự phát triển tư duy logic của trẻ 5- 6 tuổi trong hoạt
động LQVT.
5.2. Nghiên cứu thực trạng:
Tìm hiểu nhận thức của GVMN về thuyết phát triển nhận thức của Piaget, về việc
tổ chức phát triển tư duy logic của trẻ 5 -6 tuổi; các phương pháp được GV sử dụng để
phát triển dạng tư duy này trong hoạt động LQVT trong giờ học và ngoài giờ học cho
trẻ MG 5- 6 tuổi; những thuận lợi/khó khăn của GVMN.
5.3. Nghiên cứu ứng dụng thuyết phát triển nhận thức của Piaget vào phát
triển tư duy logic cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi:
- Thiết kế chương trình phát triển tư duy logic ở trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động làm

quen với toán có định hướng:
a/ Lấy tâm lý học làm cơ sở.
b/ “Lấy trẻ làm trung tâm” trong dạy học và giáo dục trải nghiệm
Chương trình được thiết kế với hai mảng nội dung: dạy trên giờ học và ngoài giờ
học. Chương trình được tổ chức và thực hiện bằng hai nhóm phương pháp: nhóm
phương pháp tổ chức và nhóm phương pháp thực hiện chương trình.
- Thử nghiệm trên mẫu nghiên cứu nhỏ (gọi tên là nhóm A- số lượng: 10 trẻ) nhằm
đánh giá sơ bộ hiệu quả của các giải pháp đã đề xuất. Điều chỉnh nếu có nhân tố gây
nhiễu (nhưng vẫn đảm bảo các nguyên tắc ứng dụng thuyết phát triển nhận thức của
Piaget).
- Thử nghiệm trên mẫu nghiên cứu 60 trẻ (gọi tên là nhóm B1 thực nghiệm và nhóm
B2 đối chứng; mỗi nhóm có 30 trẻ được chọn đảm bảo tương đương)1 để làm rõ hơn
hiệu quả của giải pháp đề xuất trên trẻ MG 5- 6 tuổi.
- Xử lí kết quả, đánh giá định tính và định lượng.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
6.1. Về nội dung nghiên cứu
Đề tài chỉ nghiên cứu lý thuyết của Piaget nhằm đề xuất giải pháp phát triển tư duy
logic ở giai đoạn tiền thao tác cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động làm quen với
1

Thành viên của nhóm B khác của nhóm A.


6
toán.
6.2 Giới hạn địa bàn nghiên cứu.
Khảo sát thực trạng được thực hiện trên 3 lớp mẫu giáo 5-6 tuổi từ 3 trường: trường
Mầm non Họa Mi 1, Mầm non Họa Mi 2, Mầm non Tư thục Hoa Mai 2 tại Quận 12,
TP. Hồ Chí Minh.
7. Phương pháp nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, phối hợp cả nghiên cứu định tính và nghiên cứu
định lượng. Trong đó nghiên cứu định tính là chính.
7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Tìm hiểu tài liệu, phân tích, hệ thống hóa nội dung lý thuyết, bàn luận và rút ra
quan điểm nghiên cứu.
7.2. Phương pháp lấy số liệu:
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
- Sử dụng phiếu điều tra bằng bảng hỏi dành cho 60 giáo viên dạy trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi, trong đó có 30 giáo viên của ba trường: trường Mầm non Họa Mi 1, Mầm non
Họa Mi 2, Mầm non Tư thục Hoa Mai 2 để khảo sát nội dung: Tìm hiểu nhận thức của
GVMN về thuyết phát triển nhận thức của Piaget, về việc tổ chức phát triển tư duy
logic của trẻ 5 -6 tuổi; các phương pháp được GV sử dụng để phát triển dạng tư duy
này trong hoạt động làm quen với toán dưới cả 2 hình thức dạy học (trên giờ học và
ngồi giờ học) cho trẻ MG 5- 6 tuổi; đánh giá của GV về cơ hội và phương pháp phát
triển tư duy logic trong hoạt động làm quen với toán; những thuận lợi, khó khăn của
GV và những hạn chế của trẻ.
- Sử dụng bảng hỏi ý kiến GV (phiếu đánh giá tư duy logic của trẻ) nhằm đánh giá
chung về tư duy logic của lớp, của một số trẻ đại diện thuộc mẫu nghiên cứu.
7.2.2. Phương pháp nghiên cứu hồ sơ:
Nghiên cứu hồ sơ GVMN (về kế hoạch GD năm, tháng, tuần và giáo án; một số
biên bản họp chuyên môn của khối lớp, chương trình BDTX của GV và khối lớp lá)
nhằm tìm hiểu cơ hội và khả năng GV khai thác cơ hội phát triển tư duy logic trong
các hoạt động làm quen với toán của trẻ MG 5- 6 tuổi.


7
7.2.3. Phương pháp phỏng vấn:
- Thảo luận tay đôi cán bộ quản lý nhằm khảo sát sơ bộ việc vận dụng lý thuyết của
Piaget vào phát triển tư duy logic của trẻ 5- 6 tuổi trong hoạt động làm quen với toán
nhằm điều chỉnh, bổ sung thang đo. Thảo luận tay đôi (face to face interview) là kỹ

thuật thu thập dữ liệu thông qua việc thảo luận giữa hai người: nhà nghiên cứu và đối
tượng thu thập dữ liệu [16].
- Phỏng vấn sâu GVMN để làm rõ các vấn đề chưa xác định từ kết quả điều tra qua
bảng hỏi ý kiến và nghiên cứu hồ sơ.
- Phỏng vấn sâu CBQL: 6 CBQL trường Mầm non Họa Mi 1, Mầm non Họa Mi 2,
Mầm non Tư thục Hoa Mai 2 (hiệu trưởng, hiệu phó chun mơn) về cơng việc tổ
chức, chỉ đạo và quản lý hoạt động làm quen với tốn của các lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi
nhằm lí giải những nguyên nhân sâu xa của vấn đề nghiên cứu.
7.2.4. Phương pháp quan sát:
- Dự giờ, quan sát cách tổ chức và tiến hành hoạt động LQVT dưới cả 2 hình thức
dạy học.
+ Hình thức giờ học: dự giờ 5 hoạt động cho trẻ LQVT trên một lớp: Hình thành
biểu tượng số lượng, phân loại, định hướng không gian, kích thước, thời gian.
+ Hình thức cho trẻ LQVT mọi lúc mọi nơi: dự giờ 1 hoạt động vui chơi trong lớp,
1 hoạt động vui chơi ngoài trời. Quan sát giờ sinh hoạt, hoạt động chiều.
- Mục đích quan sát: nhằm ghi nhận khách quan và đánh giá các biện pháp tổ chức
và các biện pháp phát triển dạng tư duy này.
7.3. Phương pháp thử nghiệm:
Thử nghiệm nhằm kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của giải pháp đã đề xuất:
- Xây dựng phương án thử nghiệm ứng dụng thuyết phát triển nhận thức của Piaget
vào phát triển tư duy logic cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi.
- Thử nghiệm trên nhóm nhỏ (nhóm A), gồm 10 trẻ MG 5- 6 tuổi, chọn mẫu ngẫu
nhiên. Nhằm kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của phương án thử nghiệm.
- Thử nghiệm trên nhóm thử nghiệm (nhóm B1), gồm 30 trẻ MG 5- 6 tuổi, là mẫu
ngẫu nhiên.
- Quan sát, ghi chép mô tả, quay video để thu thập số liệu, xử lí số liệu và nhận xét


8
định tính (chủ yếu) và đánh giá định lượng (dựa trên bảng tiêu chí đã xác định trong

nghiên cứu này).
- Biện luận, đánh giá kết quả ứng dụng thuyết phát triển nhận thức của Piaget vào
phát triển tư duy logic cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi.
7.4. Nhóm phương pháp xử lý dữ liệu:
7.4.1. Phương pháp xử lý dữ liệu định tính:
- Áp dụng kỹ thuật phân tích dữ liệu dạng chữ nhằm phân tích những từ ngữ, đoạn
văn bản quan trọng trong hoàn cảnh cụ thể.
- Phương pháp nghiên cứu tình huống: Được sử dụng như là phương pháp luận tiếp
cận kết hợp một số biện pháp thu thập dữ liệu (dự giờ hoạt động LQVT trên cả hai
hình thức) nhằm trả lời những câu hỏi “như thế nào?”, “vì sao?” .
- Phương pháp đo lường kín đáo nhằm phân tích hành vi của giáo viên qua việc
thiết kế mơi trường trong và ngồi lớp học, tài liệu tập huấn giáo viên, hồ sơ chuyên
môn. “Phương pháp đo lường kín đáo (unotrucsive measures) là phương pháp nghiên
cứu hành vi con người mà không hỏi họ một cách trực tiếp như là phỏng vấn hay quan
sát họ (cũng như thực hiện quan sát đối tượng tham gia nghiên cứu)” [16].
7.4.2. Phương pháp xử lý dữ liệu định lượng:
- Phương pháp tốn học tính phần trăm.
- Phương pháp phân tích đơn biến, nhị biến bằng phần mềm SPSS để phân tích
thực trạng dựa vào số liệu thu thập được từ bảng hỏi. Đồng thời đánh giá hiệu quả của
Phương án thử nghiệm.


9

7.5. Quy trình nghiên cứu của đề tài

8. Những đóng góp của luận văn.
8.1. Về lý luận.
- Làm rõ những nội dung của thuyết phát triển nhận thức của Piaget ứng dụng được
vào phát triển tư duy logic cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi trong hoạt động làm quen với

tốn, dưới cả hai hình thức tổ chức dạy học (trên giờ học, ngoài giờ học).
- Kế thừa các nguyên tắc ứng dụng học thuyết này vào giáo dục trẻ em.


10
- Thiết kế bảng tiêu chí đánh giá sự phát triển tư duy logic của trẻ cuối thời kỳ tiền
thao tác trong hoạt động làm quen với toán.
- Đề xuất giải pháp phát triển tư duy logic cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt
động làm quen với toán.
8.2. Về thực tiễn.
Nghiên cứu thực trạng vấn đề ứng dụng lý thuyết của Piaget; kết hợp với nhóm
giáo viên tham gia thực nghiệm trong thực hành thiết kế môi trường và tổ chức hoạt
động cho trẻ LQVT theo hướng giải pháp đề xuất.


11

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC ỨNG DỤNG
LÝ THUYẾT CỦA PIAGET VÀO PHÁT TRIỂN TƯ DUY
LOGIC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5- 6 TUỔI
TRONG HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TỐN
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước về q trình dạy học
nhằm phát triển tư duy logic cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi
Ở Việt Nam có nhiều cơng trình nghiên cứu về tư duy cho trẻ Mẫu giáo. Các
cơng trình nghiên cứu về trí tuệ trẻ em của Nguyễn Khắc Viện và Nguyễn Thị Nhất
(1989) [5]; Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Thị Như Mai, Đinh Thị Kim Thoa [4]… tìm
ra đặc điểm phát triển trí tuệ của trẻ em, đưa ra những định hướng chung nhằm phát
triển tư duy cho trẻ. Theo Đinh Thị Tứ, ở trẻ 5- 6 tuổi đã xuất hiện một số yếu tố của
tư duy logic và đưa ra những định hướng nhằm phát triển dạng tư duy này [2].

Theo Nguyễn Khắc Viện và Nguyễn Thị Nhất khả năng tư duy trừu tượng ở trẻ
Mẫu giáo được hình thành tương đối đầy đủ ở mức ban đầu là khi trẻ có khả năng sử
dụng thao tác để giải quyết nhiệm vụ tư duy ở các phương diện số, không gian, thời
gian, quan hệ nguyên nhân- kết quả [5].
Theo Ellen Booth Church, trẻ 5-6 tuổi đang ở ranh giới của những kinh nghiệm
cụ thể và kinh nghiệm trừu tượng [72]. H. P. Ginsburg (2008) khẳng định trong toán
học, ở một vài cách, tư duy của trẻ nhỏ thì tương đối cụ thể tuy nhiên, trong một số
cách khác, tư duy của trẻ thì rất trừu tượng [30]. S. Lazarus đã khẳng định trong giai
đoạn này trẻ có thể lập luận và đưa ra chuỗi suy nghĩ hợp lý [42]. Nhóm tác giả M.A.
Hurst và S. Cordes, đã chứng minh rằng trẻ 5- 6 tuổi có thể thành cơng trong giải
quyết những nội dung tốn học địi hỏi khả năng lập luận theo tỉ lệ [34].
Qua cơng trình thực nghiệm, Irina Pogozhina (2014) đã chứng minh trẻ mầm
non có khả năng hiểu được nguyên tắc bảo toàn khi tham gia vào các nhiệm vụ đòi hỏi
sự vận dụng thao tác phân loại và xếp dãy thứ tự [60].
Từ các cơng trình nghiên cứu trên cho thấy, trẻ 5-6 tuổi đã có khả năng giải
quyết các vấn đề địi hỏi khả năng lập luận và sử dụng các biểu tượng trừu tượng thay


12
cho các biểu tượng trực quan, cụ thể.
1.1.2. Những công trình nghiên cứu trong và ngồi nước về biện pháp phát
triển tư duy logic trong hoạt động làm quen với toán cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi.
Vận dụng lý thuyết của Piaget, T. Kato (2010) đã tổng hợp những trò chơi với
thẻ nhằm triển sự tập trung, tư duy logic cho trẻ từ 3- 8 tuổi, những trò chơi này chủ
yếu nhằm giúp tăng cường khả năng nhận diện chữ số, đếm, nhận dạng dãy số, và
nhận biết mối quan hệ về độ lớn giữa hai số tự nhiên [38]. Constance Kami và
Joseph L. L.(2003) đưa ra các biện pháp phát triển khả năng tư duy logic toán cho
trẻ: giáo viên hướng dẫn gián tiếp, khuyến khích trẻ suy nghĩ trong các hoạt động
hàng ngày. Giáo viên đặt các câu hỏi mở để trẻ suy nghĩ, khuyến khích trẻ thảo
luận nhóm để rút ra kết luận. Thay vì làm bài tập, trẻ nên học tập gián tiếp qua

việc tham gia vào các trị chơi tốn học [37]. Hans G. Furth và Harry Wachs (1975)
đã thiết kế và hướng dẫn thực hiện một số dạng trò chơi như: phân loại; xếp thứ tự,
xếp loạt; phân loại chéo… nhằm phát triển tư duy logic cho trẻ [26]. Bobby Ojose
(2008) đã mô tả các giai đoạn phát triển nhận thức với sự nhấn mạnh về tầm quan
trọng của chúng để phát triển toán học, cung cấp các gợi ý cho kế hoạch giảng dạy
toán học. Bài viết đưa ra cách hướng dẫn cho trẻ làm quen với toán. Khi trẻ đang tham
gia vào một vấn đề, giáo viên nên gợi chuyện từ trẻ. Dựa vào câu trả lời, cũng như
hành động của trẻ trên các học liệu, giáo viên có thể suy ra các cơ chế tư duy của trẻ.
Giáo viên nên sử dụng câu hỏi một cách hiệu quả về việc mơ tả các đối tượng. Ví dụ,
khi học sinh tìm hiểu các hình dạng hình học, giáo viên có thể u cầu học sinh tạo
nhóm các hình dạng có đặc điểm tương tự. Những câu hỏi có thể là: "Làm thế nào mà
con quyết định nơi mà mỗi hình thuộc về? Có cách nào khác để đưa những vật này vào
nhóm nữa khơng?" [52]. Cho trẻ tham gia vào các cuộc thảo luận, tương tác có thể tạo
ra sự khám phá bằng nhiều cách khác nhau để có thể tạo các nhóm đồ vật, từ đó giúp
trẻ tư duy về số lượng. Nhóm tác giả Kato, T., Honda, M., Kamii, C. thiết kế trò chơi
“Lining Up the 5s”- một dạng trò chơi với thẻ nhằm phát triển tư duy logic toán học
[39].
Stephen J. Micklo (1995) đã nghiên cứu và thiết kế một số hoạt động nhằm phát
triển khả năng phân loại và tư duy logic cho trẻ. Bằng cách tổ chức cho trẻ khám phá,


13
miêu tả thuộc tính của các đồ vật và tìm điểm giống và khác giữa chúng… Tìm và đặt
vật vào đúng khu vực được tạo bởi 2 vòng tròn sao cho hợp lí. Các trị chơi địi hỏi trẻ
quan sát, hiểu các khái niệm, lập luận để giải quyết vấn đề [46].
David Moshman (2004), nghiên cứu khả năng lập luận hợp lí của trẻ từ 5-10
tuổi cho thấy, trẻ 5 tuổi có khả năng đưa ra các lập luận hợp lí trước khi hiểu được thế
nào là một lập luận hợp lý. Sự phản hồi, hợp tác và tương tác với bạn cùng lứa trong
hoạt động nhóm sẽ tăng cường khả năng này ở trẻ [48].
Cơng trình nghiên cứu của nhóm tác giả Egle Säre, Piret Luik và Tiia Tulviste

(2016) về cải thiện kỹ năng lập luận cho trẻ Mầm non cho thấy trẻ 5- 6 tuổi có khả
năng lập luận bằng lời nói. Khả năng lập luận bằng lời bao gồm: sự so sánh, phân tích,
sự biện hộ, sử dụng từ “bởi vì”, có sự kết nối với ngun nhân của vấn đề khi được
yêu cầu hãy đưa ra lí do cho ý kiến, kết luận của trẻ. Thảo luận nhóm là phương pháp
phát triển những kỹ năng này [62].
Leslie Smith (2000) nghiên cứu về khả năng lập luận quy nạp trong toán học
khẳng định: Lập luận quy nạp trong hoạt động LQVT bằng phương pháp hình thức
(formal method) nằm trong tầm tay của trẻ từ 5– 7 tuổi. Để phát triển khả năng này,
giáo viên cần tổ chức hoạt động đòi hỏi trẻ nắm được cách làm và giải thích được
nguyên nhân của vấn đề. Đồng thời, bằng cách cho trẻ thực hiện lặp đi lặp lại có hệ
thống những phép cộng ở cả hành động với vật thật lẫn thao tác với con số sẽ phát
triển khả năng lập luận quy nạp với những con số trừu tượng [63].
Trong “Toán học và lập luận loại suy ở trẻ em” của Lyn D. English (2004) đã
nhấn mạnh tầm quan trọng của khả năng lập luận loại suy (một dạng lập luận quy nạp)
trong học toán, bằng cách cung cấp những trải nghiệm học tập tối ưu, những thực hành
có hướng dẫn, nhằm thúc đẩy sự phát triển khả năng này ở trẻ em từ 4-7 tuổi [24].
Những công trình nghiên cứu trên đã chỉ ra biện pháp phát triển tư duy logic
trong hoạt động làm quen với toán cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi. Tuy nhiên, việc kế thừa
và vận dụng vào một số trường mầm non tại Việt Nam địi hỏi có thêm những nghiên
cứu đầy đủ và cụ thể hơn.


×