Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 và đề xuất biện pháp giảm thiểu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 54 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------------------

PHẠM THU HẰNG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN SÓC SƠN NĂM 2018 VÀ ĐỀ XUẤT
BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành

: Khoa Học Mơi Trường

Khoa

: Mơi Trường

Khóa học

: 2015 – 2019

Thái Nguyên, năm 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------------------

PHẠM THU HẰNG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN NĂM 2018 VÀ ĐỀ XUẤT
BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chun ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giảng viên hướng dẫn

: Chính quy
: Khoa học mơi trường
: K47 – KHMT
: Môi trường
: 2015 - 2019
: TS. Trần Hải Đăng

Thái Nguyên, năm 2019


i


LỜI CẢM ƠN
Bác Hồ đã dạy “Lý luận phải đem ra thực hành, thực hành phải nhằm
theo lý luận”. Chính vì vậy, muốn hồn thành tốt chương trình đào tạo trong
nhà trường với phương châm học đi đôi với hành, thời gian thực tập… Trên
thực tế khơng có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ,
giúp đỡ… Trong suốt thời gian bắt đầu học tập ở giảng đường Đại học đến
nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cơ, gia
đình và bạn bè. Đặc biệt, được sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trường, ban
chủ nhiệm khoa Môi Trường trường Đại học nông lâm Thái Nguyên em đã
được phân công về thực tập tại Viện Kỹ Thuật Và Công Nghệ Môi Trường
với đề tài nghiên cứu: “Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa
bàn huyện Sóc Sơn năm 2018 và đề xuất biện pháp giảm thiểu.”
Kết thúc thời gian thực tập, hoàn thành đề tài tốt nghiệp cũng là hồn
thành khóa học, với lịng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi tới quý thầy cô khoa
Môi Trường đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình đề truyền đạt vốn
kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường và
thời gian thực tập vừa qua. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Trần Hải
Đăng đã tận tâm hướng dẫn em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này. Bản thân em
trong suốt thời gian qua đã có cố gắng, xong kiến thức của em còn hạn chế,
do vậy khơng tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô và bạn bè để kiến thức của em trong
lĩnh vực này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày …tháng … năm 2019
Sinh viên

Phạm Thu Hằng


ii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Phân bố và dạng của nước trên trái đất ....................................... 10
Bảng 3.1: Vị trí và tọa độ nước mặt huyện Sóc Sơn năm 2018 .................. 14
Bảng 3.2: Các chỉ số phân tích đánh giá chất lượng nước .......................... 15
Bảng 4.1: Diễn biến cơ cấu giá trị sản xuất ngành nơng nghiệp ................. 22
huyện Sóc Sơn giai đoạn 2014-2018 ........................................................... 22
Bảng 4.2: Chất lượng nước mặt trên các sơng, hồ,suối,ao huyện Sóc Sơn 31
năm 2018 ..................................................................................................... 31


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1 : Biểu đồ dân số trung bình của Huyện Sóc Sơn giai đoạn 20142018 ..........................................................................................................................24
Hình 4.2: Giá trị pH trong nước mặt của huyện Sóc Sơn năm 2018 ................32
Hình 4.3: Hàm lượng BOD5 trong nước mặt huyện Sóc Sơn năm 2018 .........32
Hình 4.4: Hàm lượng TSS trong nước mặt huyện Sóc Sơn năm 2018 ............33
Hình 4.5: Hàm lượng Clorua trong nước mặt huyện Sóc Sơn năm 2018 ........34
Hình 4.6: Hàm lượng Amoni trong nước mặt huyện Sóc Sơn năm 2018 ........34
Hình 4.7: Hàm lượng Nitrat trong nước mặt huyện Sóc Sơn năm 2018 ..........35
Hình 4.8: Hàm lượng Phosphat trong nước mặt huyện Sóc Sơn năm 2018 ....35
Hình 4.9: Hàm lượng Coliform trong nước mặt huyện Sóc Sơn năm 2018 ....36


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BOD


: Nhu cầu oxy sinh hóa

BTNMT

: Bộ tài ngun mơi trường

BVMT

: Bảo vệ mơi trường

BVTV

: Bảo vệ thực vật

COD

: Nhu cầu oxy hóa học

DO

: Nồng độ oxy hịa tan

ĐTM

: Đánh giá tác động mơi trường

HĐND

: Hội đồng nhân dân


QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam



: Quyết định

TCCP

: Tiêu chuẩn cho phép

TNMT

: Tài nguyên môi trường

TSS

: Tổng chất rắn

UBND

: Ủy ban nhân dân


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i

DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................v
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .....................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu của đề tài ...............................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................2
1.3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học.................................................3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ...............................................................................................3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................................4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................................4
2.1.1. Một số khái niệm về môi trường, ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường
nước, tiêu chuẩn môi trường. ......................................................................................4
2.1.2. Nguồn gốc và các dấu hiệu nhận biết nước bị ô nhiễm ....................................5
2.1.3. Đánh giá chất lượng nước ................................................................................6
2.1.4. Các dạng ô nhiễm nước thường gặp .................................................................7
2.2. Cơ sở pháp lý .......................................................................................................8
2.3. Cơ sở thực tiễn .....................................................................................................9
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........13
3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu.....................................................13
3.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................13


vi

3.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................13
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ............................................................13

3.3.2. Phương pháp khảo sát thực địa ......................................................................13
3.3.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu về môi trường nước ............13
3.3.4. Phương pháp kế thừa ......................................................................................15
3.3.5. Phương pháp xử lý số liệu...............................................................................15
3.3.6. Phương pháp so sánh kết quả với các chỉ tiêu môi trường nước. ..................16
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................17
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Sóc Sơn ....................................17
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................17
4.1.2. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội................................................................22
4.1.3. Kết luận về thực trạng phát triển kinh tế xã hội của huyện Sóc Sơn ..............27
4.2. Đánh giá chất lượng nước mặt ...........................................................................28
4.2.1. Tài nguyên nước mặt lục địa ...........................................................................28
4.3. Đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm .........................................................38
4.3.1. Hiện trạng ô nhiễm và suy thối mơi trường nước của huyện........................38
4.3.2. Ngun nhân và hậu quả của việc ô nhiễm môi trường nước ........................39
4.3.3. Dự báo và quy hoạch phát triển liên quan đến môi trường nước...................41
4.3.4. Đề xuất các biện pháp bảo vệ nguồn tài nguyên nước huyện Sóc Sơn ...........41
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................44
5.1. Kết luận ..............................................................................................................44
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................46


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Môi trường đã trở thành vấn đề chung của nhân loại, được toàn Thế
giới quan tâm. Nằm trong khung cảnh chung của Thế giới, môi trường Việt

Nam đang xuống cấp cục bộ, có nơi bị hủy hoại nghiêm trọng gây nên nguy
cơ mất cân bằng sinh thái, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên làm ảnh hưởng
đến chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững của đất nước. Trong đó chất
lượng mơi trường nói chung và mơi trường nước nói riêng tại các vùng kinh
tế đang là một trong những vấn đề được quan tâm. Sóc Sơn là huyện ngoại
thành ở phía bắc Thủ đô Hà Nội. Trung tâm huyện cách trung tâm Hà Nội gần
30 km, là đầu mối giao thông thuận tiện nối Thủ đô với sân bay Nội Bài, với
các khu công nghiệp, các trung tâm dịch vụ lớn của vùng kinh tế trọng điểm
Bắc Bộ; với các tỉnh phía Bắc và Đông Bắc nước ta qua hệ thống quốc lộ như
quốc lộ 2 đi Tuyên Quang, Hà Giang…, quốc lộ 3 đi Thái Nguyên, Bắc
Cạn…, đường cao tốc Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai; quốc lộ 18 đi một số
tỉnh phía Bắc và Quảng Ninh; các tuyến đường sắt, đường thuỷ đi các tỉnh
phía Bắc... Đây là một trong những lợi thế quan trọng của Sóc Sơn trong lưu
thơng hàng hố, hành khách, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã
hội. Huyện Sóc Sơn có 3 tuyến sơng chính chảy qua, sơng Cà Lồ chảy qua
phía Nam Huyện với chiều dài 20 km; sơng cầu bao quanh phía Đơng của
Huyện từ KM 17 đến KM 28 + 828 dài 11.828 mét với điểm đầu ở Trung Giả
(sông Công nhập vào) đến điểm cuối ở Việt Long, tồn bộ tuyến đê đã được
cứng hố bê tơng với mặt rộng 5m. Sơng Cơng chảy qua phía Bắc Huyện với
chiều dài 11km, nhập với sông Cầu tại Trung Giã. Ngồi ra, Huyện cịn có
nhiều hồ ở vùng đồi gị, trong đó có một số hồ lớn như Hàm Lợn, Đồng Đị,
Đồng Quan, Cầu Bãi... Hệ thống sơng ngịi tạo điều kiện cho Sóc Sơn có khả


2

năng phát triển vận tải thuỷ và đáp ứng được một phần nhu cầu nước tưới cho
sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên là Huyện có diện tích đồi gị lớn nhất Thành
phố, nên hiện trạng cung cấp nước tưới cho sản xuất nơng nghiệp cịn gặp
nhiều khó khăn. Trong những năm trở lại đây hịa nhịp cùng với q trình

phát triển chung của đất nước, sự phát triển kinh tế của huyện diễn ra khá
nhanh. Cùng với sự tăng dân số ở huyện này là những tác động tích cực đến
phát triển kinh tế - xã hội đồng thời cũng gây ra những áp lực rất lớn đến môi
trường, điều này có thể lại là rào cản cho sự phát triển kinh tế - xã hội đi
ngược lại với mục tiêu “phát triển bền vững”. Trong các vấn đề môi trường
hiện nay tại huyện, ô nhiễm nước đang là một vấn đề thu hút rất nhiều sự
quan tâm của các cơ quan quản lý và người dân. Hiện nay huyện đang đứng
trước một thực trạng là gia tăng dân số, đơ thị hóa và cơng nghiệp hóa dấn
đến sự ra tăng nhu cầu sử dụng nước. Trong khi đó diện tích đất nơng nghiệp,
diện tích đất hồ ao đầm lại bị thu hẹp. Xuất phát từ hiện trạng môi trường trên
và yêu cầu thực tế về đánh giá hiện trạng mơi trường nước của huyện, từ đó
đưa ra các giải pháp góp phần giảm thiểu ơ nhiễm và cải thiện chất lượng môi
trường nước của huyện trong thời gian tới, cùng với sự hướng dẫn của
TS.Trần Hải Đăng, em tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi
trường nước mặt trên địa bàn huyện Sóc Sơn năm 2018 và đề xuất biện
pháp giảm thiểu”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
- Đánh giá chất lượng và diễn biến mơi trường nước mặt huyện Sóc
Sơn, giúp cơ quan địa phương theo dõi chất lượng nước.
- Đề xuất các biện pháp, kỹ thuật quản lý môi trường phù hợp nhằm
giảm thiểu ô nhiễm và nâng cao chất lượng mơi trường nước huyện Sóc Sơn.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Sóc Sơn.


3

- Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt huyện Sóc Sơn.
- Đề xuất các biện pháp, kiểm tra, quản lý môi trường phù hợp nhằm

giảm thiểu ô nhiễm và nâng cao chất lượng mơi trường nước huyện Sóc Sơn.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Vận dụng và phát huy những kiến thức đã học tập vào nghiên cứu.
- Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút kinh nghiệm thực tế phục vụ cho
nghiên cứu sau này.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường, các đánh giá chung nhất về
chất lượng môi trường nước mặt, là cơ sở giúp các cơ quan quản lý nhà nước
có biện pháp quản lý, xử lý nhằm nâng cao chất lượng nước của địa phương.
- Làm cơ sở khoa học phục vụ cho công tác quy hoạch phát triển kinh
tế, xã hội.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Một số khái niệm về môi trường, ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi
trường nước, tiêu chuẩn môi trường.
- Khái niệm môi trường:
“Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có
tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.” (Luật Bảo
vệ môi trường, 2014).
- Khái niệm ơ nhiễm mơi trường:
“ Ơ nhiễm mơi trường là sự biến đổi của thành phần môi trường
không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường
gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật’’ (Luật Bảo vệ môi trường, 2014).
- Khái niệm ô nhiễm mơi trường nước:

“Ơ nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi của các tính chất vật lý
- hóa học - sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm
cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa
dạng sinh học trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ơ
nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất” (Hoàng Văn Hùng, 2008).
-Theo hiến chương châu Âu về nước đã định nghĩa:
“Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất
lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công
nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật ni và các
lồi hoang dã” [Lê Văn Khoa (chủ biên), Hoàng Xuân Cơ, Nguyễn Xuân Cự
cùng cộng sự, 2001).
- Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì ‘‘Ơ nhiễm mơi trường là sự
đưa vào môi trường các chất thải nguy hại hoặc năng lượng đến mức ảnh


5

hưởng tiêu cực đến đời sống sinh vật, sức khỏe con người hoặc làm suy thối
chất lượng mơi trường’’.
* Nước Mặt: Theo khoản 2 điều 3 Luật Tài nguyên nước được Quốc
hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 3 thơng
qua ngày 20/5/1998, “Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải
đảo”.
* Chất thải: Theo khoản 10 điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam
năm 2005, “Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra ngoài từ
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác”.
- Khái niệm về tiêu chuẩn môi trường:
Theo khoản 5 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam năm 2005:
“Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép các thông số về chất lượng môi
trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được

cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ
môi trường”.
Theo khoản 6 điều 3 Luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2014:
‘‘Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi
trường xung quanh, hàm lượng các chất gây ơ nhiễm có trong chất thải, các
yêu cầu kĩ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và tổ chức công bố
dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường’’
2.1.2. Nguồn gốc và các dấu hiệu nhận biết nước bị ô nhiễm
* Nguồn gốc của ô nhiễm môi trường nước
Mơi trường nước rất dễ bị ơ nhiễm, có thể do từ môi trường tự nhiên
hoặc nhân tạo :
- Môi trường tự nhiên: các nguồn ơ nhiễm từ khơng khí, đất; do mưa,
tuyết tan, bão , lũ lụt.... đưa vào mơi trường nước các chất bẩn, các sinh vật có
hại kể cả xác chết của chúng.


6

- Môi trường nhân tạo: chủ yếu là nguồn thải của các nhà máy, khu
công nghiệp,khu dân cư, giao thông vận tải, các hóa chất từ hoạt động nơng,
lâm nghiệp đưa vào môi trường nước.
* Nguồn nước bị ô nhiễm có các dấu hiệu đặc trưng sau:
- Có xuất hiện các chất nổi trên bề mặt nước và các cặn lắng chìm
xuống đáy nguồn.
- Thay đổi tính chất lý học ( độ trong, màu, mùi , nhiệt độ,...)
- Thanh đổi thành phần hóa học (pH, hàm lượng các chất hữu cơ và vô
cơ, xuất hiện các chất độc hại...)
- Lượng oxy hòa tan (DO) trong nước giảm do các quá trình sinh hóa
để oxy hóa các chất bẩn hữu cơ vừa mới thải vào.
- Các vi sinh vật thay đổi về lồi và số lượng. Có xuất hiện các vi trùng

gây bệnh.
2.1.3. Đánh giá chất lượng nước
Chất lượng nước được đánh giá bởi các chỉ tiêu, thông số sau:
* Các thông số lý học:
- Độ màu, độ đục, nhiệt độ, pH, tổng hàm lượng chất rắn (TS), tổng
hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS), tổng hàm lượng chất rắn hòa tan.
+ Nhiệt độ: Nhiệt độ tác động tới các quá trình sinh hóa diễn ra trong
nguồn nước tự nhiên, sự thay đổi về nhiệt độ sẽ kéo theo các thay đổi về chất
lượng nước, tốc độ, dạng phân hủy các hợp chất hữu cơ, nồng độ oxy hòa tan.
+ pH: Là chỉ số thể hiện axit hay bazơ của nước, là yếu tố môi trường
ảnh hưởng đến tốc độ phát triển và sự giới hạn phát triển của vi sinh vật trong
nước. Trong lĩnh vực cấp nước, pH là yếu tố phải xem xét trong q trình
đơng tụ hóa học, sát trùng làm mềm nước, kiểm sốt sự ăn mịn. Trong hệ
thống xử lý nước thải bằng quá trình sinh học thì pH phải được khống chế
trong phạm vi thích hợp đối với các loại vi sinh vật có liên quan.


7

* Các thơng số hóa học:
- Độ kiềm tồn phần, độ cứng của nước, các kim loại nặng, hàm lượng
oxy hịa tan trong nước (DO), nhu cầu oxy sinh hóa (BOD), nhu cầu oxy hóa
học (COD), (NO2).
+ BOD: Là lượng oxy cần thiết cung cấp để vi sinh vật phân hủy các
chất hữu cơ trong điều kiện tiêu chuẩn về nhiệt độ và thời gian.
+ COD: Là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các hợp chất hóa học trong
nước.
+ NO2: Là sản phẩm cuối cùng của sự phân hủy các chất có chứa nitơ
trong nước thải.
+ Các yếu tố KLN: Các kim loại nặng là những yếu tố mà tỉ trọng của

chúng lớn hơn 5 như Asen, Cacdimi, Fe, Mn v.v... ở hàm lượng nhỏ nhất định
chúng cần thiết cho sự phát triển và sinh trưởng của động vật, thực vật nhưng
khi hàm lượng tăng thì chúng sẽ trở thành độc hại đối với sinh vật và con
người thông qua chuỗi mắt xích thức ăn.
* Các thơng số sinh học:
- Coliform: Là nhóm vi sinh vật quan trọng trong chỉ thị môi trường,
xác định mức ô nhiễm bẩn về mặt sinh học của nguồn nước.
2.1.4. Các dạng ô nhiễm nước thường gặp
- Ô nhiễm chất hữu cơ: là sự có mặt của các chất tiêu thụ oxy trong
nước. Các chỉ tiêu để đánh giá ô nhiễm chất hữu cơ là: DO, BOD, COD.
- Ơ nhiễm các chất vơ cơ: là có nhiều chất vơ cơ gây ơ nhiễm mơi
trường nước, tuy nhiên có một số nhóm điển hình như: các loại phân bón vơ
cơ, các khống axit, cặn, các nguyên tố vết.
- Ô nhiễm các chất phú dưỡng: phú dưỡng là sự tăng hàm lượng Nito,
Photpho trong nước nhập vào các thủy vực dẫn đến sự tăng trưởng của thực
vật bậc thấp (rong, tảo…).


8

- Ơ nhiễm do kim loại nặng và các hóa chất khác: thường gặp trong thủy
vực gần khu công nghiệp, khu vực khai khống, trong khu vực thành phố.
- Ơ nhiễm vi sinh vật.
- Ô nhiễm nước mặt bởi dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón
hóa học.
2.2. Cơ sở pháp lý
Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần quan trọng , là
thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát
triển bền vững của đất nước, mặt khác nước cũng có thể gây nên những tai
họa cho con người và môi trường. Do vậy, việc quản lý tài nước đòi hỏi một

hệ thống các văn bản bảo vệ và khai thác nguồn nước nhằm tạo cơ sở pháp lý
cho cơng tác này. Các biện pháp mang tính chất pháp lý, thiết chế này được
áp dụng cho việc sử dụng và phân phối tài nguyên nước, đảm bảo phát triển
bền vững tài nguyên nước.
Các văn bản pháp lý trong quản lý tài nguyên nước đang có hiệu lực:
- Luật bảo vệ môi trường năm 2014 được Quốc hội nước Cộng hịa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23 tháng 6
năm 2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.
- Luật tài nguyên nước năm 2012 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thơng qua ngày 23 tháng 6 năm
2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.
- Luật số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội về bảo vệ môi
trường
- Nghị định 19/2015/NĐ – CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ về việc
quy định chi tiết thi hành một số điều trong Luật Bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của chính phủ về việc
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ môi
trường.


9

- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP Sửa đổi bổ sung nghị định
80/2006/NĐ-CP về việc quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của
luật Bảo vệ môi trường.
- Nghị định 120/2008/NĐ-CP ngày 01/12/2008 của Chính phủ về quản
lý lưu vực sông.
- Quyết định số 16/2008/QĐ – BTNMT ngày 31 tháng 11 năm 2008 của Bộ
Tài nguyên môi trường ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài nguyên và

Môi trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.
- Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/04/2003 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt “kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng”.
- TCVN 5994:1995 (ISO 5667-4: 1987) – Chất lượng nước – lấy mẫu.
Hướng dẫn lấy mẫu ở ao hồ tự nhiên và nhân tạo.
- TCVN 5996:1995 (ISO 5667-6: 1990) – Chất lượng nước – lấy mẫu.
Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối.
- QCVN 08-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước mặt.
- QCVN 09-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước dưới đất.
2.3. Cơ sở thực tiễn
2.3.1. Hiện trạng nguồn nước trên thế giới
Vấn đề về tài nguyên nước được thực hiện trong tổ chức Liên Hợp
Quốc, các chương tŕnh và các quỹ có vai tṛ đáng kể trong việc giải quyết mối
quan tâm tới nước ngọt của toàn cầu. Tại hội nghị thượng đỉnh thế giới năm
2002 về vấn đề phát triển bền vững và bắt đầu thiên niên kỷ của tài nguyên
nước đã đặt mục tiêu phát triển và hỗ trợ các nước thành viên để đạt được các
mục tiêu và các chỉ tiêu về nước sạch và vệ sinh môi trường. Công việc của tổ


10

chức bao gồm tất cả các khía cạnh của nguồn nước ngọt bao gồm cả tài
nguyên nước và các dòng chảy sơng ngịi, nước ngầm và nước biển.
(Nguồn: Status Report on Integrated Water Resources Management and
Water Efficiency Plans, Prepared for the 16th session of the Commission on
Sustainable Development, Vietnam, 2008).
Tài ngun nước ở trên thế giới theo tính tốn hiện nay là 1,39 tỷ km3,

tập trung trong thuỷ quyển 97,2% (1,35 tỷ km3), cịn lại trong khí quyển và
thạch quyển. 94% lượng nước là nước mặn, 2% là nước ngọt tập trung trong
băng ở hai cực, 0,6% là nước ngầm, cịn lại là nước sơng và hồ. Lượng nước
trong khí quyển khoảng 0,001%, trong sinh quyển 0,002%, trong sông suối
0,00007% tổng lượng nước trên trái đất. Lượng nước ngọt con người sử dụng
xuất phát từ nước mưa (lượng mưa trên trái đất 105.000km3/năm. Lượng
nước con người sử dụng trong một năm khoảng 35.000 km3, trong đó 8% cho
sinh hoạt, 23% cho công nghiệp và 63% cho hoạt động nông nghiệp).
(Nguồn: “Vai trị của nước”
/>ng_như_thế_nào%3F )
Bảng 2.1: Phân bố và dạng của nước trên trái đất
Nguồn nước

Thể tích
nước tính
bằng km3

Đại dương, biển 1.338.000.000
và vịnh
Đỉnh núi băng,
24.064.000
sông băng và
vùng tuyết phủ
vĩnh cửu
Nước ngầm:
23.400.000
Ngọt
10.530.000
Mặn
12.870.000

Độ ẩm đất
16.500
Băng chìm và
300.000
băng tồn tại

Thể tích
nước tính
bằng dặm
khối
321.000.000

Phần trăm Phần trăm
của nước
của tổng
ngọt
lượng nước
-

96,5

5.773.000

68,7

1,74

5.614.000
2.526.000
3.088.000

3.959
71.790

30,1
0,05
0,86

1,7
0,76
0,94
0,001
0,022


11

vĩnh cửu
Các hồ:
Ngọt
Mặn
Khí quyển
Nước đầm lầy
Sơng
Nước sinh học
Tổng số

176.400
91.000
85.400
12.900

11.470
2.120
1.120
1.386.000.000

42.320
21.830
20.490
3,095
2.752
509
269
332.500.000

0,26
0,04
0,03
0,006
0,003
-

0,013
0,007
0,006
0,001
0,0008
0,0002
0,0001
100


Như vậy nước trên bề mặt trái đất tồn tại trên biển và đại dương là
nhiều nhất, chiến tới 97,2%.
Về lượng nước ngọt trên thế giới được phân bố ở các dạng như băng
đá, trong sông hồ, nước ngầm
2.3.2. Hiện trạng nguồn nước ở Việt Nam
Việt Nam có 3450 sơng, suối với chiều dài từ 10km trở lên. Các sông
suối này nằm trong 108 lưu vực sông được phân bố và trải dài trên cả nước.
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có
nguồn tài nguyên nước khá phong phú cả về lượng mưa, nguồn nước mặt
trong các hệ thống sông, hồ và nguồn nước dưới đất. Về lượng mưa: lượng
mưa trung bình năm của Việt Nam vào khoảng 1940-1960mm (tương đương
tổng lượng nước khoảng 640 tỷ m3/năm), thuộc số quốc gia có lượng nước
mưa vào loại lớn trên thế giới. Tuy nhiên, lượng mưa của Việt Nam phân bố
rất không đều theo không gian và thời gian. Lượng mưa tập trung chủ yếu
trong 4-5 tháng mùa mưa (chiếm 75-85% tổng lượng mưa năm), lượng mưa
trong mùa khơ chỉ chiếm 15-25%. Khu vực có lượng mưa lớn là các khu vực
phía Đơng Trường Sơn thuộc vùng Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Tây
Nguyên và khu vực trung du, miền núi Bắc Bộ.
Về nước mặt: tổng lượng dịng chảy hàng năm khoảng 830-840 tỷ m3,
trong đó tập trung chủ yếu (khoảng 57%) ở lưu vực sông Cửu Long, hơn 16%
ở lưu vực sơng Hồng-Thái Bình, hơn 4% ở lưu vực sơng Đồng Nai, cịn lại ở


12

các lưu vực sông khác. Tuy nhiên, lượng nước sinh ra ở phần lãnh thổ Việt
Nam chỉ chiếm khoảng 310-315 tỷ m3/năm (khoảng 37%), chủ yếu thuộc các
lưu vực sông Hồng-Thái Bình, Đồng Nai, Cả, Ba, Vũ Gia-Thu Bồn.
(Nguồn: Cục quản lý tài nguyên nước – 2016)
Để đáp ứng các yêu cầu trữ lượng, điều tiết dòng chảy phục vụ cấp

nước trong mùa khơ và phịng, chống và giảm lũ, lụt trong mùa mưa, Việt
Nam đã, đang và tiếp tục phát triển hệ thống các hồ chứa nước. Theo kết quả
thống kê, rà sốt sơ bộ, cả nước có trên 2.900 hồ chứa thủy điện, thủy lợi đã
vận hành, đang xây dựng hoặc đã có quy hoạch xây dựng với tổng dung tích
trên 65 tỷ m3. Trong đó, khoảng 2.100 hồ đang vận hành, tổng dung tích hơn
34 tỷ m3 khoảng 240 hồ đang xây dựng, tổng dung tích hơn 28 tỷ m3 , trên
510 hồ đã có quy hoạch, tổng dung tích gần 4 tỷ m3. Trong số các hồ nêu trên,
có khoảng 800 hồ thủy điện, tổng dung tích trên 56 tỷ m3, gồm 59 hồ đang
vận hành, 231 hồ đang xây dựng và hơn 500 hồ đã có quy hoạch xây dựng và
hơn 2.100 hồ chứa thủy lợi, tổng dung tích hơn 9 tỷ m3, phần lớn là hồ chứa
nhỏ, đã xây dựng xong, đang vận hành. Các lưu vực sơng có số lượng hồ chứa
và tổng dung tích các hồ chứa lớn gồm: sơng Hồng, gần 30 tỷ m3; sông
Đồng Nai, trên 10 tỷ m3, sông Sê San, gần 3,5 tỷ m3; sông Mã, sông Cả, sông
Hương, sông Vũ Gia – Thu Bồn và sông Sêrêpôk có tổng dung tích hồ chứa
từ gần 2 tỷ m3 đến 3 tỷ m3. Có 19 tỉnh có tổng dung tích hồ chứa từ trên 1 tỷ
m3 trở lên.
(Nguồn: Cục quản lý tài nguyên nước – 2016).
Về nước dưới đất: Tiềm năng nguồn nước dưới đất của Việt Nam là
tương đối lớn, ước tính khoảng 63 tỷ m3/năm, tập trung chủ yếu ở các khu
vực đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ và khu vực Tây Nguyên.
(Nguồn: Cục quản lý tài nguyên nước – 2016).


13

PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Đối tượng: Mơi trường nước mặt huyện Sóc Sơn – thành phố Hà Nội
- Địa điểm: Viện kỹ thuật và công nghệ môi trường

- Thời gian: 08/06/2018 đến ngày 30/09/2018
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Sóc Sơn.
- Đánh giá chất lượng mơi trường nước huyện Sóc Sơn.
- Đề xuất các biện pháp, kiểm tra, quản lý môi trường phù hợp nhằm
giảm thiểu ô nhiễm và nâng cao chất lượng môi trường nước huyện Sóc Sơn.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Các số liệu thứ cấp được thu thập tại các xã thuộc huyện Sóc Sơn,
phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội và các
nguồn khác như sách, báo, internet…
3.3.2. Phương pháp khảo sát thực địa
Trong quá trình đi quan sát trực tiếp hiện trạng nguồn nước các sơng
suối tại vị trí lấy mẫu giúp cho việc thực hiện đề tài.
3.3.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu về mơi trường nước
3.3.3.1. Phương pháp lấy mẫu nước
* Chuẩn bị dụng cụ
- Thiết bị thu mẫu: Bình chứa mẫu bằng nhựa, thiết bị phân tầng đáy,
thủy sinh. Thiết bị lấy mẫu ở các độ sâu khác nhau, gầu lấy mẫu.
- Bình chứa mẫu có dung tích 1 lít (phân tích các chỉ tiêu lý hóa) phải
sạch, khơ và tráng ít nhất 3 lần bằng chính nguồn nước trước khi lấy mẫu.
Mẫu nước cần lấy đầy bình và đậy kín nắp.


14

- Ghi nhận vào hồ sơ lấy mẫu: Chai lấy mẫu cần được ghi nhãn, ghi
chép đầy đủ những chi tiết liên quan đến việc liên quan như: thời điểm lấy
mẫu, tên người lấy mẫu, vị trí lấy mẫu, loại mẫu, các dữ liệu về thời tiết, mực
nước, dòng chảy, khoảng cách bờ, độ sâu, phương pháp lấy mẫu, chi tiết về

phương pháp lưu giữ mẫu đã dùng.
* Phương pháp lấy mẫu
Bước 1: Lựa chọn và rửa kĩ chai, lọ đựng mẫu.
Bước 2: Tráng bình bằng nước tại nơi lấy mẫu, dùng tay cầm chai nhựa
nhúng vào dòng nước khoảng giữa dòng, cách bề mặt nước khoảng 30– 40cm,
hướng miệng chai lấy mẫu nước về phía dịng chảy tới, tránh đưa vào chai lấy
mẫu các chất rắn có kích thước lớn như rác, lá cây...
Bước 3: Đậy nắp bình, ghi rõ lý lịch mẫu đã thu (thời gian lấy mẫu,
người lấy mẫu..)
Bước 4: Bảo quản theo quy định.
Để đánh giá chất lượng nước mặt trên địa bàn huyện Sóc Sơn, Phịng
Tài ngun và Mơi trường huyện Sóc Sơn đã kết hợp với đơn vị tư vấn – Viện
Kỹ thuật và Công nghệ môi trường tiến hành lấy mẫu tại các xã và phân tích
các chỉ tiêu như: pH; BOD5; TSS; Clorua; Phosphat; Chất hoạt động bề mặt;
Tổng dầu, mỡ ;Coliform, Amoni (NH4 + ), Nitrit (NO2 - ), Nitrat (NO3 - ). Tiến
hành lấy 5 mẫu nước mặt tại 5 xã trên địa bàn huyện Sóc Sơn với các vị trí và
tọa độ như bảng:
Bảng 3.1: Vị trí và tọa độ nước mặt huyện Sóc Sơn năm 2018
TT

Kí hiệu

1

NM1

2

NM4


3

NM9

4

NM11

5

NM12

Vị trí lấy mẫu
Nước mặt lấy tại Sông Cà
Lồ chảy qua cầu Đị Xo
Nước mặt lấy tại Sơng
Cầu chảy qua thơn Ngơ
Đạo, xã Tân Hương
Nước mặt lấy tại Suối Cầu
Lai, Thôn Lai Sơn
Nước mặt lấy tại ao làng
thơn Thanh Huệ Đình
Nước mặt lấy tại Hồ Mai

Tọa độ
X
2344066

Y
586036


2356893

593157

2361031

586642

2348695

590468

2353330

591752


15

Định-Thơn Phú Tàng
3.3.3.2. Phương pháp phân tích
Các mẫu sau khi lấy được mang về phịng phân tích của Viện kỹ thuật
và công nghệ môi trường
Bảng 3.2: Các chỉ số phân tích đánh giá chất lượng nước
STT

Phương pháp phân tích

Chỉ tiêu

phân tích

1

pH

Dùng máy đo pH

2

Độ đục

Phương pháp khối lượng

3

BOD5

Phương pháp ủ ở 200C trong 5 ngày
(cảm biến sensor)

4

COD

Phương pháp Kalipemanganat

5

NO3


Phương pháp so màu UV – VIS

6

Chất rắn lơ

Pp TCVN 6625-2000 (sấy ở 10500C/1 giờ)

lửng
7

Độ cứng

Máy đo độ cứng

8

Cl-

Máy đo điện giải Combiline

9

Coliform

Pp lên men nhiều ống ( TCVN 6187-2:1996)

3.3.4. Phương pháp kế thừa
- Thu thập các tài liệu khoa học, các tạp chí khoa học, đề tài nghiên cứu

và số liệu các vấn đề cần nghiên cứu.
- Tham khảo, kế thừa các tài liệu, các đề tài đã được tiến hành trước đó
có liên quan đến khu vực tiến hành nghiên cứu.
3.3.5. Phương pháp xử lý số liệu
- Các kết quả phân tích được thể hiện trên các bảng biểu, đồ thị, xử lý
bằng chương trình Microsoft Word.
- Vẽ đồ thị minh họa các chỉ tiêu đo đạc để nhận xét sự thay đổi của các
chỉ tiêu.


16

3.3.6. Phương pháp so sánh kết quả với các chỉ tiêu môi trường nước.
Kết quả được so sánh với QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về chất lượng nước mặt
Cột A: A1 - Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt và các mục
đích khác như loại A2, B1 và B2.
A2 - Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công
nghệ xử lý phù hợp; bảo tồn động thực vật thủy sinh, hoặc các mục đích sử
dụng như loại B1 và B2.
Cột B: B1 - Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích
sử dụng khác có u cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử
dụng như loại B2.
B2 - Giao thơng thủy và các mục đích khác với yêu cầu nước chất
lượng thấp.


17

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Sóc Sơn
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Sóc Sơn là Huyện ngoại thành ở phía bắc Thủ đơ Hà Nội. Trung tâm
Huyện cách trung tâm Hà Nội gần 30 km. Sóc Sơn được định vị trong mối
quan hệ với các địa phương lân cận như sau:
- Phía bắc giáp tỉnh Thái Nguyên.
- Phía đơng giáp tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh.
- Phía tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc.
- Phía nam giáp Huyện Đơng Anh- Hà Nội.
Sóc Sơn là đầu mối giao thơng thuận tiện nối Thủ đô với sân bay Nội
Bài, các khu công nghiệp, các trung tâm dịch vụ lớn của vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ; với các tỉnh phía Bắc và Đông Bắc nước ta qua hệ thống quốc
lộ như quốc lộ 2 đi Tuyên Quang, Hà Giang…, quốc lộ 3 đi Thái Nguyên,
Bắc Cạn…, đường cao tốc Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai; quốc lộ 18 đi một
số tỉnh phía Bắc và Quảng Ninh; các tuyến đường sắt, đường thuỷ đi các tỉnh
phía Bắc... Đây là một trong những lợi thế quan trọng của Sóc Sơn trong lưu
thơng hàng hố, hành khách, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã
hội của Huyện.
4.1.1.2. Địa hình, địa chất
Sóc Sơn là vùng bán sơn địa với 3 loại địa hình chính: vùng đồi gị,
vùng giữa và vùng đồng bằng ven sơng.
a/ Vùng đồi gị của Sóc Sơn là hệ thống núi thấp và đồi gò, là một phần
kéo dài về phía Đơng của dãy núi Tam Đảo, có độ cao trung bình 200-300 m
so với mặt nước biển. Nơi có địa hình cao nhất là núi Hàm Lợn (cao 485m),
núi Đền Sóc (cao 308m),… điểm thấp nhất của vùng này là 20m.



×