Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Tiểu luận xử lý tình huống xây dựng không phép, lấn chiếm đất công tại xã kim thư, huyện thanh oai, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.12 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG TP HÀ NỘI
LỚP BỒI DƯỠNG NGHẠCH CHUYÊN VIÊN K2A-2015

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP

Tên đề tài: Xử lý tình huống xây dựng khơng phép, lấn
chiếm đất công tại Xã Kim Thư, huyện Thanh Oai, Hà Nội

Họ và tên học viên: Lê Hoài Thu
Chức vụ: Chun viên
Đơn vị cơng tác: Phịng Quản lý đơ thị huyện Thanh Oai

Hà Nội, tháng 11 năm 2015

1


MỤC LỤC

TT
I

Nội dung

Trang

Lời nói đầu.................................................................................................................................... 3

II. Phần nội dung............................................................................................................................. 5
2.1 Mơ tả tình huống......................................................................................................................... 5
2.2 Xác định mục tiêu xử lý tình huống.................................................................................. 7


2.3 Phân tích ngun nhân, hiệu quả........................................................................................ 8
2.4 Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống...............12
2.5 Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn....................................... 19
III. Phần kết luận và kiến nghị................................................................................................ 20
3.1 Kết luận........................................................................................................................................... 20
3.2 Kiến nghị........................................................................................................................................ 21
Tài liệu tham khảo................................................................................................................ 22

2


LỜI NÓI ĐẦU
Vấn đề cải cách bộ máy nhà nước, cải cách nền hành chính quốc gia là
một trong những yêu cầu cấp bách trong công cuộc đổi mới, đặc biệt là trong
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước ta hiện nay. Đây là một trong
những chương trình quan trọng của Chính phủ nhằm phát triển nhanh chóng nền
kinh tế xã hội, phục vụ lợi ích nhân dân, hàng loạt điều kiện đảm bảo công cuộc
cải cách nền hành chính quốc gia đều được coi trọng, đặc biệt nhân tố con người
đóng một vai trị có tính quyết định đến sự thành cơng của sự nghiệp đổi mới.
Xét đến cùng, hiệu lực của bộ máy nhà nước nói chung và hệ thống hành chính
nhà nước nói riêng được quyết định bởi phẩm chất, năng lực và hiệu suất công
tác của đội ngũ cán bộ công chức, chính là con người. Đây cũng chính là vấn đề
được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm.
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển năng động của nền kinh tế thị
trường, ngành xây dựng cơ bản, đặc biệt là lĩnh vực xây dựng dân dụng ngày
càng phát triển sôi động. Chưa bao giờ việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, nhà
cửa, các khu chế xuất, các cơng trình cơng cộng lại được mọi ngành, mọi giới,
các tổ chức cá nhân và tập thể chú ý đặc biệt và nhận được sự quan tâm như bây
giờ.
Đô thị với tốc độ đơ thị hóa ngày càng cao là một xu thế tất yếu của các

quốc gia trên thế giới. Trong sự phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội của mỗi quốc
gia, các Đơ thị đóng vai trị như những hạt nhân quan trọng.
Quản lý và sử dụng đất đai một cách có hiệu quả là nhiệm vụ cấp thiết của
Đảng và Nhà nước ta. Bởi đất đai là vốn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi
quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, đất đai chiếm một vị trí quan trọng trong
mơi trường sống, các cơ sở kinh tế - văn hoá - xã hội - an ninh và quốc phòng
đồng thời mọi cư dân đều nhờ đất mà sinh sống và phát triển.
Việc đưa ra những quyết định hành chính liên quan đến vấn đề đất đai
trong q trình quản lý địi hỏi cũng phải rất thận trọng, chính xác trên cơ sở cân
nhắc kỹ những vấn đề, nội dung liên quan; gắn liền với đó là việc tiến hành xây
dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức tham gia vào q trình quản lý đất đai có trình
3


độ chuyên môn cao để tham mưu kịp thời cho các cấp quản lý đưa ra những
quyết định hành chính đúng đắn nhằm giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân
liên quan đến vấn đề đất đai trong quá trình quản lý xã hội.
Chính vì vậy, trong tiểu luận này tơi muốn đề cập tới một tình huống cụ
thể về vấn đề quản lý đất đai và trật tự xây dựng của cấp quản lý hành chính tại
chính quyền cơ sở, đó là việc xử lý tình huống xây dựng không phép, lấn chiếm
đất công tại xã Kim Thư, huyện Thanh Oai, Hà Nội đối với hộ gia đình bà Phạm
Thị Nga trú tại xã Kim Thư, Thanh Oai, Hà Nội.
Bố cục tiểu luận: gồm 3 phần
- Phần I : Lời mở đầu
- Phần II : Nội dung
- Phần III: Kết luận và kiến nghị
Với trình độ cịn hạn chế cũng như thời gian có hạn, có thể cịn nhiều
thiếu sót nhất định. Tơi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cơ giáo
và tồn thể các bạn để bài tiểu luận của tơi được hồn chỉnh Xin trân thành
cảm ơn!


4


II. PHẦN NỘI DUNG TÌNH HUỐNG
2.1. Mơ tả tình huống:
Tình huống vụ việc xảy ra vào cuối năm 2010, hộ gia đình bà Phạm Thị
Nga Xã Kim Thư, Thanh Oai, Hà Nội đã lấn chiếm đất công, xây dựng trái phép
dẫn đến việc chính quyền cơ sở đã tiến hành cưỡng chế. Trong quá trình cưỡng
chế, các thành viên trong gia đình bà Phạm Thị Nga đã có hành vi xô sát và
chống đối quyết liệt với đội Trật tự quản lý xây dựng đơ thị, buộc chính quyền
sở tại phải sử dụng
đến lực lượng công an để phối hợp giải quyết và tiến hành xử phạt vi
phạm hành chính đối với một số thành viên trong gia đình bà Phạm Thị Nga.
Vụ việc mặc dù đã được giải quyết song vẫn cịn có những ý kiến khác
nhau của dư luận xã hội; qua tìm hiểu và nghiên cứu kết quả giải quyết, bản thân
tơi vẫn cịn thấy có vấn đề bất cập và theo suy nghĩ của tơi có thể đưa ra các cách
giải quyết khác có thể sẽ hợp lý đúng đắn hơn.
Bản thân bà Phạm Thị Nga ngun là cơng nhân quốc phịng đã nghỉ chế
độ, tồn bộ gia đình gồm ba thế hệ có 12 nhân khẩu sinh sống trên tổng diện tích
60m2, trong đó có 45 m2 nhà là được phân, 15 m 2 lấn chiếm bao gồm sân, bếp
ăn và khu vệ sinh phía trước nhà được gia đình sử dụng ổn định trong thời gian
dài khơng có sự tranh chấp.
Gia đình bà Phạm Thị Nga được cấp cho 01 căn hộ với diện tích 45 m 2,
tại Xã Kim Thư, Thanh Oai, Hà Nội. Bà Phạm Thị Nga đã về nghỉ chế độ từ
năm 1990 với đồng lương hưu thấp, chồng mất do bệnh nặng, có bố mẹ đẻ và
hai con trai đã xây dựng gia đình cùng các con nhỏ ở cùng, nhưng chưa có cơng
ăn việc làm ổn định nên cuộc sống sinh hoạt của gia đình gặp rất nhiều khó
khăn.
Ngơi nhà cấp 4 mà hiện gia đình bà đang sống đã được xây dựng thời gian

từ khá lâu, sau nhiều năm sử dụng không được tu sửa đã bị hư hỏng nặng tường
đã xuất hiện nhiều vết rạn nứt, tình trạng ngơi nhà xuống cấp nghiêm trọng có
nguy cơ sụp đổ bất cứ lúc nào. Chính vì vậy, gia đình bà đã quyết định dồn tiền
5


và vay mượn thêm của người thân và bạn bè để phá dỡ nhà cũ và xây lại ngôi
nhà để đảm bảo cho việc ăn ở và sinh hoạt của gia đình.
Ngày 12/10/2010, bà Phạm Thị Nga làm đơn gửi ra UBND xã sở tại xin
sửa chữa nhà ở. Sau khi nhận được đơn, UBND xã sở tại đã cử cán bộ đến kiểm
tra thực tế hiện trạng ngôi nhà của gia đình của bà Phạm Thị Nga . Đây là ngôi
nhà được xây dựng từ khá lâu, nhà mái ngói cấp 4 diện tích 45 m 2 đã bị xuống
cấp nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng bất cứ lúc nào nên
cán bộ chuyên trách đã hướng dẫn gia đình bà tiến hành các trình tự, thủ tục xin
cấp giấy phép xây dựng.
Sau đó, gia đình bà đã tự động phá bỏ ngơi nhà cũ để xây dựng lại ngôi
nhà mới nhưng không tiến hành các thủ tục xin giấy cấp phép xây dựng theo
đúng trình tự thủ tục như đã hướng dẫn của cán bộ chuyên trách.
Việc phá bỏ nhà cũ của gia đình bà đã gây sự bức xúc và ảnh hưởng
không nhỏ đến các hộ gia đình liền kề. Vì vậy, ngày 18/10/2010 các hộ dân sống
liền kề đã gửi đơn ra UBND xã trình báo và yêu cầu UBND xã giải quyết.
Ngày 25/10/2010, Tổ quản lý trật tự xây dựng xã đã đến kiểm tra tình hình
thực tế và phát hiện gia đình bà Phạm Thị Nga đã tự ý dỡ bỏ ngơi nhà cũ khi
chưa có giấy phép xây dựng nhà ở, đang làm móng để chuẩn bị xây dựng nhà
mới với diện tích 60 m2 (gồm 45 m 2 đã được phân cấp và 15 m 2 lấn chiếm). Tổ
quản lý trật tự xây dựng xã đã lập biên bản hình vi vi phạm hành chính về quản
lý trật tự xây dựng. Đồng thời, Tổ quản lý trật tự xây dựng xã sở tại đã tiến hành
kiểm tra hồ sơ, giấy tờ nhà đất và phát hiện gia đình bà Phạm Thị Nga có biểu
hiện giả mạo, gian lận giấy tờ, làm sai lệch hồ sơ trong việc cấp giấy chứng nhận
quyền sở hữu đối với nhà ở vì vậy đã lập biên bản vi phạm và yêu cầu gia đình

bà Phạm Thị Nga ngừng ngay việc xây dựng để chính quyền xem xét xử lý. Tuy
nhiên, gia đình bà Phạm Thị Nga đã phản kháng kịch liệt và có biểu hiện chống
đối lại những người thi hành cơng vụ, dẫn đến xô sát giữa các thành viên trong
gia đình với Tổ quản lý trật tự xây dựng của xã. Vụ việc kéo dài gần 03 giờ, cho
đến khi chính quyền phải cử lực lượng cơng an đến để phối hợp giải quyết.

6


2.2. Mục tiêu xử lý tình huống
Việc tự ý phá dỡ nhà cũ để cải tạo, xây dựng nhà mới mà khơng xin phép
trình báo các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (mà trực tiếp là trình báo ra Uỷ
ban nhân dân xã) là một trường hợp vi phạm khá phổ biến trong công tác quản
lý trật tự xây dựng ở đơ thị hiện nay. Có những khu tập thể của cơ quan nhà
nước, số gia đình vi phạm quy định pháp luật theo hình thức này chiếm tới 85 90 %.
Việc phản kháng kịch liệt và có hành vi dùng bạo lực chống đối lại những
người thi hành công vụ. Đây là một vấn đề nan giải mà các cơ quan chức năng
và chính quyền sở tại gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc khi giải quyết các
trường hợp như trên. Cụ thể ở đây, những người thi hành cơng vụ đứng trước hai
khả năng rất khó lựa chọn:
(1)- Nếu những người thi hành công vụ nếu cứ kiên quyết tiến hành lệnh
cưỡng chế phá dỡ thì chắc chắn sẽ xảy ra xung đột.
(2)- Nếu những người thi hành công vụ không kiên quyết cưỡng chế, lại
ngừng tiến hành lệnh cưỡng chế phá dỡ – Tức là huỷ bỏ quyết định cưỡng chế
phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, dẫn đến tạo ra một tiền lệ là hễ ở
đâu: cơng dân có biểu hiện chống đối gay gắt, kịch liệt đối với những người thi
hành cơng vụ thì phải chăng chính quyền sẽ lùi bước, vơ hình chung tự đánh mất
vai trị và hiệu lực của chính quyền cơ sở.
Khơng những thế, dư luận từ nhân dân ở xã cịn cho rằng: đã có những
biểu hiện về cán bộ, công chức của Xã nhận hối lộ của nhân dân; nhân dân đề

nghị cấp trên cần kiểm tra, để phát hiện, xử lý nghiêm khắc những trường hợp
lợi dụng chức quyền, nhận hối lộ, vi phạm những quy định pháp luật về vấn đề
quản lý nhà đất, về quyền sử dụng nhà ở của công dân, nhằm đảm bảo tính
nghiêm minh của pháp luật.
Đây là một vấn đề nan giải mà chính quyền sở tại gặp rất nhiều khó khăn,
vướng mắc khi giải quyết các trường hợp như trên. ở khá nhiều nơi, chính quyền
địa phương xem như không biết đến những vụ việc như vậy, nếu như thế lại là
việc bng lỏng quản lí trật tự xây dựng ở đô thị.
7


Vậy phải làm như thế nào để không buông lỏng cơng tác quản lí trật tự
xây dựng đơ thị, nhằm giải quyết một cách triệt để, vừa có tình vừa có lý trong
những trường hợp vi phạm về trât tự xây dựng đơ thị như vậy.
2.3. Phân tích ngun nhân, hiệu quả
Cơ sở pháp pháp lí - lý luận
- Luật nhà ở được Quốc hội Khoá XI ban hành ngày 29 tháng 11 năm
2005;
-

Luật Xây dựng, đã được Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003.
-

Luật Đất đai đã được Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003.
- Nghị định số 90/2006/NĐ-CP, Chính phủ ban hành ngày 06 tháng 9
năm

2010, Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở.
-

Nghị định số 181/2004/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 29/10/2004

hướng dẫn thi hành Luật đất đai.
-

Nghị định số 127/2005/NĐ-CP, của Chính phủ ban hành ngày 10 tháng

10 năm 2005, hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 23/2003/QH11, ngày 26 tháng
11năm 2003 của Quốc hội và Nghị quyết số 755/2005/QH -UBTVQH11 ngày 02
tháng 4 năm 2005 của ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định việc giải quyết đối
với một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong q trình thực hiện các chính sách
quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7
năm 1991;
- Luật Nhà ở năm 2005,
2.3.1. Nguyên nhân tình huống
Theo Luật Nhà ở năm 2005 thì gia đình bà Phạm Thị Nga đã vi phạm các
quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 5, Điều 8 và pháp luật về xây dựng trong
phát triển nhà ở :
- Hành vi xây dựng nhà ở không có giấy phép;
-

Có biểu hiện giả mạo, gian lận giấy tờ, làm sai lệch hồ sơ trong việc cấp

giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở;
8



-

Chiếm dụng diện tích nhà ở trái pháp luật, lấn chiếm khơng gian và các

bộ phận cơng trình thuộc sở hữu chung (lấn chiếm 15m2 đất thuộc sở hữu
chung).
Bà Phạm Thị Nga là người có đủ điều kiện thuê, thuê mua nhà ở xã
hội theo quy định của Điều 25, khoản 2, 3, 4 Nghị định số 90/2006/NĐ-CP
của Chính phủ ban hành ngày 06/9/2006:
“Người được thuê, thuê mua nhà ở xã hội phải đảm bảo các điều kiện sau
đây:
1.
2.

Thuộc đối tượng quy định tại Điều 24 Nghị định này.

Chưa có sở hữu nhà ở và chưa được thuê hoặc mua thuê mua nhà ở

thuộc sở hữu nhà nước; có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích bình
qn trong hộ gia đình dưới 5m2 sàn/người; có nhà ở thuộc sở hữu của mình
nhưng là nhà ở tạm, hư hỏng hoặc dột nát.
3.

Có mức thu nhập bình qn hàng tháng của hộ gia đình khơng vượt q

5 lần tổng số tiền thuê nhà ở xã hội phải trả hàng tháng đối với căn hộ có diện
tích tối đa là 60m2 sàn và không thấp hơn 4 lần số tiền th phải trả đối với căn
hộ có diện tích tối thiểu là 30m2 sàn, tính theo mức giá thuê do Uỷ ban Nhân
dân cấp tỉnh quy định.
4.


Người được thuê mua quỹ nhà ở xã hội ngoài các điều kiện quy định tại

khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này còn phải thanh toán lần đầu 20% giá trị của nhà
ở được thuê mua.
Điều 138 Luật Đất đai đã được Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003
quy định về: “Giải quyết khiếu nại về đất đai
1.
Người sử dụng đất có quyền khiếu nại quyết định hành chính
hoặc hành

vi

hành chính về quản lý đất đai.
2.

Việc giải quyết khiếu nại được thực hiện như sau:...

Gia đình bà Phạm Thị Nga “có nhu cầu bức thiết về nhà ở”, gia đình có 12
nhân khẩu, bà Phạm Thị Nga lại thuộc diện đối tượng được hưởng lương từ ngân
sách nhà nước, gia đình bà lại thuộc diện đối tượng khó khăn, cần được
9


hưởng chính sách xã hội. Nhưng khơng phải từ việc gia đình đơng nhân khẩu,
phải chịu cảnh chật chội (12 nhân khẩu/45 m2) mà gian lận, lấn đất của công.
Như vậy, mặc dù các quy định pháp luật của Nhà nước, mà cụ thể ở đây là
Luật Nhà ở, Luật Đất đai, Nghị định số 90/2006/ NĐ-CP, Quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở; Nghị định số 181/2004 /NĐ-CP do Chính phủ

ban hành ngày 29/10/ 2004 hướng dẫn thi hành Luật đất đai đã định ra những
quy định về thủ tục hành chính, về phân cấp quản lí nhà - đất giữa các cơ quan
quản lí hành chính các cấp, những quy định ràng buộc về trách nhiệm giữa các
bên rất chặt chẽ, nhưng vẫn còn một số người trong đó có cả một số cán bộ,
cơng chức nhà nước tìm mọi sơ hở trong các văn bản pháp luật để vụ lợi.
Từ hoạt động quản lý của nhà nước:
Hạn chế từ thể chế hành chính về quản lí xây dựng và quản lí nhà đất
Mặc dù các quy định pháp luật của Nhà nước, mà cụ thể ở đây là Luật
Nhà ở, Luật Đất đai, Nghị định số 90/2006/ NĐ-CP, Quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành Luật Nhà ở; Nghị định số 181/2004/NĐ-CP do Chính phủ ban hành
ngày 29/10/ 2004 hướng dẫn thi hành Luật Đất đai đã định ra những quy định về
thủ tục hành chính, về phân cấp quản lí nhà - đất giữa các cơ quan quản lí hành
chính các cấp, những quy định ràng buộc về trách nhiệm giữa các bên rất chặt
chẽ, nhưng trải qua những năm tháng biến động của lịch sử nước ta, nhiều quy
định của Nhà nước khác nhau, chồng chéo về nội dung, đã gây khơng ít khó
khăn cho các cơ quan quản lí nhà nước, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lí đất đai,
nhà ở... vì vậy, đã dẫn đến hậu quả là trong hơn 5 năm qua, cả nước có hơn một
vạn vụ khiếu kiện về nhà - đất, các cơ quan chức năng mới chỉ giải quyết được
60% số vụ việc.
Từ những hạn chế của chính quyền địa phương:
Những mặt đã làm tốt: Uỷ ban Nhân dân và các cơ quan chuyên môn
thuộc UBND đã thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về nhà ở trên địa bàn;
đã chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra công tác quản lý nhà ở trên địa bàn;
đã tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân chấp hành các quy định của
pháp luật về công tác quản lý và phát triển nhà ở;
10


Những hạn chế sau:
-


Thiếu sót trong tổ chức, hoạt động quản lý trật tự xây dựng ở đô thị,

trong quản lí nhà đất; Thấy một số dân lấn chiếm đất, nhưng chính quyền địa
phương khơng có ý kiến can thiệp.
- Thiếu sót về tinh thần trách nhiệm, về năng lực về nghị lực của cán
bộ,
công chức liên quan đến vụ việc. Họ đã không kiên quyết thực hiện Lệnh cưỡng
chế phá dỡ nhà xây dựng trái phép chính là một biểu hiện bng lỏng quản lí,
hành vi đó cũng tương tự như dung túng, bao che cho hành vi vi phạm pháp luật
về xây dựng; Mặt khác, phong cách làm việc, tiếp dân của một số cán bộ quản lý
chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới của cải cách hành chính.
Hạn chế của người dân
-

Nhiều cơng dân đã khơng nắm vững các quy định pháp luật của Nhà

nước, mà cụ thể ở đây là Luật Nhà ở, Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Nghị định số
90/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, Nghị định
số 181/2004/NĐ-CP,.... do đó đã vi phạm các quy định pháp luật của Nhà nước
về nhà ở, đất đai, xây dựng.
-

Một số cơng dân, trong đó có cả một số cán bộ, công chức nhà nước đã

thiếu trung thực khi đưa ra lý do không nắm vững các quy định pháp luật của
Nhà nước về nhà ở, đất đai, xây dựng. Mặt khác, họ còn lợi dụng các kẽ hở
trong nhiều văn bản pháp luật chồng chéo do nhiều ngành, nhiều cấp ban hành
để vụ lợi, dành lợi ích cho bản thân.
-


Một số cơng dân, dù có những hiểu biết nhất định về các quy định pháp

luật của Nhà nước, nhưng vẫn cố tình vi phạm các quy định pháp luật của Nhà
nước về nhà ở, đất đai, xây dựng.
2.2.3. Hậu quả của tình huống
-

Nếu vụ việc trên khơng được giải quyết thoả đáng, những người thi hành

công vụ không kiên quyết, lại ngừng tiến hành lệnh cưỡng chế phá dỡ, thì sẽ làm
vơ hiệu hố một quyết định cơ quan nhà nước có thẩm quyền, từ đó sẽ tạo ra một
sự coi thường pháp luật từ phía những người dân, sẽ tạo ra một tiền lệ là hễ

11


ở đâu: cơng dân có biểu hiện chống đối gay gắt, kịch liệt đối với những người
thi hành công vụ, phải chăng chính quyền sẽ phải lùi bước.
-

Nếu những người thi hành cơng vụ của chính quyền cơ sở cứ kiên quyết

tiến hành lệnh cưỡng chế phá dỡ thì chắc chắn sẽ xảy ra xung đột; hành vi của
những người trong gia đình bà P ban đầu có thể chỉ nhằm mục đích đe doạ hoặc
gây sức ép, nhưng cũng có thể là những hành vi manh động, do bị dồn nén, thì
có thể dẫn đến hậu quả nguy hiểm, khó có thể lường trước được.
-

Nếu vụ việc trên khơng được giải quyết thoả đáng, công minh, dứt


điểm, đúng quy định của pháp luật thì sẽ gây mất đồn kết, mất niềm tin của
nhân dân vào cơ quan công quyền. Gây dư luận xấu trong nhân dân, vì đã khơng
xử lý nghiêm khắc những trường hợp lợi dụng chức quyền, nhận hối lộ,
vi phạm những quy định pháp luật về vấn đề quản lý nhà đất, về quyền sử dụng
nhà ở của công dân, không bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của cơng
dân; sẽ khơng bảo vệ được những quyền lợi hợp pháp, theo đúng chế độ đãi ngộ
của Nhà nước đối với gia đình có cơng với cách mạng; qua đó lấy lại niềm tin
trong nhân dân đối với chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước.
2.4. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết
tình huống
2.4.1. Mục tiêu của xử lý tình huống:
-

Giải quyết vấn đề tranh chấp nhà đất trên một cách nhanh chóng, cơng

minh, dứt điểm, đúng quy định của pháp luật trong công tác quản lý trật tự xây
dựng, không để vụ việc khiếu kiện kéo dài mà các cơ quan chức năng khơng giải
quyết thấu tình đạt lý gây mất đoàn kết, mất niềm tin của nhân dân vào cơ quan
công quyền.
-

Xử lý nghiêm minh, khách quan, khoa học, đúng pháp luật đối với

những trường hợp vi phạm những quy định pháp luật về đất đai, về quyền được
xây dựng và sử dụng nhà ở của công dân .
- Xử lý nghiêm khắc những trường hợp lợi dụng chức quyền, nhận hối
lộ,
vi phạm những quy định pháp luật về vấn đề quản lý nhà đất, về quyền sử dụng
nhà ở của cơng dân, nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.

12


-

Bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đặc biệt là bảo

vệ những quyền lợi hợp pháp, theo đúng chế độ đãi ngộ của Nhà nước đối với
gia đình có cơng với cách mạng; Đảm bảo lợi ích của Nhà nước và của các cấp,
các ngành, lấy lại niềm tin trong nhân dân đối với chính quyền địa phương, cơ
quan nhà nước.
-

Tăng cường vai trò quản lý nhà nước của chính quyền cơ sở trong vấn

đề quản lý nhà, đất, về công tác quản lý trật tự xây dựng, về quyền sử dụng nhà
ở nhằm tăng cường pháp chế XHCN ở địa phương, thắt chặt kỷ luật, kỷ cương
trong xã hội.
2.4.2. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án khả thi
a. Đối với phần xây dựng trong khn viên đất được cơ quan có thẩm
quyền cấp cho sử dụng
Phương án 1
Để tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của hộ gia
đình bà Phạm Thị Nga, mặt khác lại chiếu cố đến đối tượng gia đình khó khăn;
Uỷ ban nhân dân xã chỉ xử lý phạt vi phạm hành chính và cho tiếp tục xây dựng,
không cưỡng chế phá dỡ, nhưng u cầu chủ cơng trình phải hồn chỉnh thủ tục
xin phép xây dựng trước khi tiến hành thi công tiếp.
Ưu điểm
-


Giải quyết hướng thiên về tình cảm, xét đến phần nhiều đến đời sống

sinh hoạt của người dân, góp phần cải thiện đời sống vật chất cho người dân.
-

Giải quyết được tình trạng các nhà cổ, nhà ổ chuột nhà xuống cấp do xây

dựng từ lâu, hiện nay đã mục nát khơng đảm bảo an tồn về tài sản và tính mạng
cho người sử dụng.
-

Tạo điều kiện thuận lợi để người dân tự sửa nhà cửa góp phần làm cho

đơ thị ngày càng hiện đại văn minh, sạch đẹp.
-

Thực hiện đúng chính sách ưu tiên đối với đối tượng là những gia đình

khó khăn;
Nhược điểm

13


-

Không thực hiện đúng các qui định của pháp luật hiện hành về quản lý

trật tự xây dựng. Cơ quan quản lý nhà nước đã cố tình làm sai pháp luật, dung
túng cho hành vi vi phạm pháp luật của công dân.

-

Xử lý theo phương án này quá thiên về tình cảm sẽ tạo ra một tiền lệ xấu

đối với các trường hợp người dân cố tình vi phạm.
-

Dễ dẫn tới tình trạng người dân coi thường pháp luật, lợi dụng tự ý tiến

hành xây dựng không phép; Dẫn tới việc không thực hiện được mục tiêu tăng
cường pháp chế xã hội chủ nghĩa; không xử lý nghiêm minh, khách quan, khoa
học, đúng pháp luật đối với những trường hợp vi phạm những quy định pháp
luật về đất đai.
Phương án 2
Tổ quản lý TTXD đến hiện trường kiểm tra tình hình thực tế và lập biên
bản về vụ việc xây dựng nhà ở khơng có giấy phép, u cầu gia đình tự phá dỡ
phần thi cơng vi phạm trật tự xây dựng đô thị. Đồng thời, áp dụng các biện pháp
ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước và các dịch vụ khác liên quan đến xây
dựng cơng trình; cấm các phương tiện vận tải chuyên chở vật tư, vật liệu, cơng
nhân vào xây dựng cơng trình. Gia đình phải chịu trách nhiệm về tồn bộ chi phí
phá dỡ và chi phí tổ chức cưỡng chế.
Ưu điểm
-

Giải quyết hợp lý đúng với quy định của pháp luật hiện hành quy định

về xử lý cơng trình xây dựng khơng có giấy phép
-

Đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về quản lý


trật tự xây dựng đô thị tại địa phương.
Nhược điểm
- Cần sự phối hợp của nhiều cơ quan chức năng.
-

Xử lý đúng theo quy định của pháp luật tuy nhiên do hiểu biết của người

dân có hạn có thể gây ra sự phản kháng, mâu thuẫn giữa người dân và cơ quan
chức năng.
- Việc đình chỉ thi cơng làm cho tiến độ cơng trình bị chậm.

14


-

Việc phải chịu mọi chi phí ( phá dỡ và cưỡng chế) làm cho gánh nặng tài

chính đối với gia đình bà Phạm Thị Nga trở nên khó khăn hơn
Phương án 3
UBND xã, mà trực tiếp là Tổ quản lý TTXD đến hiện trường kiểm tra tình
hình thực tế và lập biên bản về vụ việc xây dựng nhà ở khơng có giấy phép, sau
đó ra quyết định đình chỉ thi cơng cơng trình và tịch thu phương tiện vi phạm
hành chính, sau đó đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế phá dỡ
phần thi công không phép; yêu cầu phục hồi nguyên trạng nhà hộ gia đình bà
Phạm Thị Nga và có thể xem xét, hỗ trợ hộ gia đình trong trường hợp cần thiết.
Đồng thời hướng dẫn gia đình có đơn đề nghị các cấp chính quyền xin
mua phần đất đã lấn chiếm, khi được giải quyết và khi có giấy phép xây dựng
cơng trình của cơ quan nhà nước nhà nước có thẩm quyền, thì tiếp tục cho thi

cơng cơng trình
Ưu điểm
-

Giải quyết hợp lý đúng với quy định của pháp luật hiện hành trong công

tác quản lý trật tự xây dựng và việc xử lý các cơng trình xây dựng sai phép,
khơng phép, lấn chiếm đất công của người dân. Mà cụ thể ở đây là: Xử lý cương
quyết, dứt điểm với hành vi vi phạm trật tự xây dựng.
-

Góp phần nâng cao ý thức của nhân dân trong việc tuân thủ các quy định

pháp luật của Nhà nước nói chung và quy định về xây dựng nói riêng nhằm khắc
phục tình trạng xây dựng nhà không phép, lấn chiếm đất công của người dân
một cách tràn lan đã và đang diễn ra ở Hà Nội và các thành phố lớn ở nước ta.
-

Đảm bảo thực hiện tính nghiêm túc các quy phạm của pháp luật trật tự

xây dựng của chính quyền cơ sở.
-

Thơng qua hoạt động trên nhằm tăng cường vai trị quản lý nhà nước của

chính quyền cơ sở trong vấn đề quản lý nhà, đất, về công tác quản lý trật tự xây
dựng, về quyền sử dụng nhà ở nhằm tăng cường pháp chế XHCN ở địa phương,
thắt chặt kỷ luật, kỷ cương trong xã hội.
Nhược điểm


15


-

Việc ra quyết định đình chỉ thi cơng cơng trình, cưỡng chế phá dỡ cơng

trình đang xây dựng của hộ gia đình bà Phạm Thị Nga sẽ làm ảnh hưởng đến
q trình tiến độ thi cơng, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, làm thiệt hại về
tiền bạc tài sản của của nhân dân, làm mất mỹ quan môi trường xung quanh và
khơng đảm bảo trật tự an tồn của các hộ dân cư trong khu vực.
-

Xử lý cương quyết, áp dụng các biện pháp cứng rắn theo các quy định

của pháp luật gây ra sự căng thẳng về mặt tâm lý mâu thuẫn giữa chính quyền và
hộ gia đình bà Phạm Thị Nga.
Việc xử lý cứng nhắc sẽ làm cho tâm lý chung của công đồng dân cư sinh
sống trên địa bàn đó sợ pháp luật mà tuân theo chứ khơng thu phục được lịng
dân.
-

Khơng giải quyết được tình trạng nhà xuống cấp nghiêm trọng, không

quan tâm đến đời sống sinh hoạt, đến nhu cầu sửa chữa nhà của người dân.
2.2. Đối với phần xây dựng ngồi khn viên đất được cơ quan có
thẩm quyền cấp cho hộ gia đình
Khi phát hiện hộ gia đình bà Phạm Thị Nga xây dựng không phép trên
phần đất công, không thuộc quyền sử dụng của gia đình, UBND xã kiểm tra lập
biên bản vi phạm hành chính ra quyết định đình chỉ thi cơng, thu hồi các phương

tiện vi phạm hành chính, sau đó sẽ xử lý tiếp theo một trong ba phương án sau:
Phương án 1
Nếu phần đất trên (15m2) được nhà gia đình bà Phạm Thị Nga sử dụng đã
lâu năm ổn định, khơng có tranh chấp khiếu kiện UBND xã sẽ nghiên cứu xem
xét, hướng dẫn hộ gia đình hồn tất thủ tục để xin mua phần diện tích phụ, sau
đó tiến hành thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng.
Ưu điểm
- Xử lý đúng các qui định của pháp luật về quản lý trật tự xây dựng;
-

Thực hiện đúng chính sách ưu tiên đối với đối tượng là những gia đình

khó khăn;
-

Xử lý hợp tình đảm bảo lợi ích kinh tế và chú ý đến đời sống sinh hoạt

của các hộ gia đình trên địa bàn quản lý.
16


-

Tạo điều kiện thuận lợi để hộ gia đình bà Phạm Thị Nga sửa chữa nhà,

góp phần làm cho bộ mặt đô thị ngày càng văn minh hiện đại.
Nhược điểm
-

Việc ra quyết định đình chỉ thi cơng cơng trình sẽ làm chậm tiến độ thi


công, thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của nhân dân và hộ
gia đình người dân.
-

Có thể gây mất vệ sinh chung, khơng đảm bảo an ninh trật tự an tồn

của các hộ trong khu vực.
Phương án 2
Cưỡng chế phần đã xây dựng và buộc khôi phục nguyên hiện trạng phần
đất lưu thông không thuộc quyền sở hữu đang lấn chiếm, trả lại phần đất đó cho
cơ quan quản lý.
Ưu điểm
-

Xử lý đúng qui định của nhà nước về quản lý trật tự xây dựng, đảm bảo

mọi vi phạm pháp luật của công dân đều bị xử lý.
-

Tránh cho các cơ quan quản lý TTXD phải giải quyết đơn thư khiếu lại

của các hộ dân khác cũng như cơ quan quản lý nhà đất.
Nhược điểm
-

Xử lý quá cứng nhắc, không linh hoạt; khơng quan tâm đến hồn cảnh,

khơng giải quyết điều kiện sinh hoạt chật chội của người dân.
-


Gây thiệt hại lớn về kinh tế đối với một gia đình cịn nhiều khó khăn

như gia đình bà Phạm Thị Nga, đi ngược lại mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta
đang phấn đấu thực hiện trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện
nay.
Phương án 3
Chính quyền sở tại thành lập đồn cơng tác liên ngành (bao gồm cả một
số tổ chức đoàn thể, tổ chức hội), xuống làm việc tại gia đình người dân, xem
xét cụ thể các khía cạnh từ nhu cầu thực sự của hộ gia đình, cũng như vấn đề
vi phạm lấn chiếm đất cơng. Trên cơ sở đó làm rõ từng vấn đề, thống nhất với
người dân (hộ gia đình bà Phạm Thị Nga) những nội dung sẽ tiến hành xử lý
17


theo đúng quy định của pháp luật, kể cả việc tiến hành cưỡng chế và xử phạt
vi phạm hành chính, đồng thời trao đổi, hiệp thương hỗ trợ những nội dung mà
tự người dân không thể giải quyết được.
Ưu điểm
-

Xử lý đúng qui định của nhà nước về quản lý trật tự xây dựng, đảm bảo

mọi vi phạm pháp luật của công dân đều bị xử lý.
-

Tránh cho các cơ quan quản lý TTXD phải giải quyết đơn thư khiếu lại

của các hộ dân khác cũng như cơ quan quản lý nhà đất.
-


Nhu cầu của người dân được quan tâm, có sự hướng dẫn tận tình của

các cơ quan chức năng. Từ đó sẽ tìm ra cách giải quyết tốt nhất.
-

Việc trao đổi thơng tin làm cho người dân có hiểu biết hơn về các quy

định nhà nước.
Nhược điểm
- Tốn thời gian và công sức.
- Cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan
-

Việc thống nhất phương án giải quyết khó khăn, có thể xảy ra sự bất

đồng quan điểm giữa các bên.
Trên cơ sở đề xuất các phương án được đưa ra xem xét giải quyết như
trên, bản thân đưa ra phương án giải quyết nhằm đáp ứng được tối đa các mục
tiêu đã đề ra, đảm bảo vừa hợp tình vừa hợp lý như sau:
Đối với phần xây dựng trong khuôn viên đất được cơ quan có thẩm quyền
cấp cho sử dụng : Chọn Phương án 3.
Đối với phần xây dựng ngồi khn viên đất được cơ quan có thẩm quyền
cấp cho hộ gia đình: Chọn phương án 3
Thực tế quản lý trật tự xây dựng và chính quyền cấp xã hết sức khó khăn
phức tạp, việc sử lý một tình huống cụ thể được nêu ra trên đây chưa phản ánh
đầy đủ những khó khăn trong cơng tác quản lý. Thơng qua tình huống cụ thể này
tôi muốn đưa ra một phương án giải quyết tốt nhất làm sao vừa đảm bảo tính
chặt chẽ, nghiêm minh của pháp luật, vừa tạo điều kiện cho đời sống của nhân
dân.

18


2.5. Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn
1- Cử cán bộ chuyên trách và các lực lượng phối hợp đến kiểm tra hiện
trạng việc xây dựng khơng phép của hộ gia đình bà Phạm Thị Nga, trên cơ sở
bản đồ địa chính của Uỷ ban nhân dân xã.
2- Sau khi kiểm tra xong, phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong
cơng tác quản lí trật tự xây dựng đô thị, cán bộ chuyên trách quản lý trật tự xây
dựng đô thị tiến hành lập biên bản.
3- Cán bộ chuyên trách họp và báo cáo lại toàn bộ sự việc và xin ý kiến
chỉ đạo của các cơ quan nhà nước hữu quan để giải quyết hành vi vi phạm qui
định trật tự xây dựng đơ thị .
4- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền họp và ra quyết định đình chỉ xây
dựng khơng phép và cưỡng chế phá dỡ phần thi công không phép (đây là giải
pháp có tính tình thế nhằm ngăn chặn hành vi vi phạm của hộ gia đình bà Phạm
Thị Nga);
5- Cán bộ chuyên trách và các lực lượng phối hợp đến thực hiện quyết
định đình chỉ xây dựng khơng phép và cưỡng chế phá dỡ phần thi công không
phép;
6- Cán bộ chuyên trách của Uỷ ban nhân dân xã đến hướng dẫn hộ gia
đình Phạm Thị Nga hồn tất thủ tục xin cấp phép xây dựng tồn bộ lơ đất.
7- Uỷ ban nhân dân Xã chỉ đạo cho công tác điều tra nhằm phát hiện
những cán bộ công chức tham nhũng nhận hối lộ của công dân và ra những
quyết định kỷ luật theo pháp luật.
8- UBND xã cử cán bộ chuyên trách thường xuyên giám sát, đôn đốc hộ
gia đình bà Phạm Thị Nga (sau khi hộ gia đình nhận được giấy phép xây dựng
cơng trình) xây dựng theo đúng các quy định của giấy phép xây dựng. Trong q
trình giám sát đơn đốc cần hết sức quan tâm đến cơng tác hồ giải và việc thực
hiện Qui chế dân chủ ở cơ sở.

Thời gian thực hiện: tháng 10- 12 năm 2010.

19


III.PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Trong quản lý hành chính nhà nước, tình huống mà tơi đưa ra, tuy khơng
phải là một tình huống phức tạp nhưng lại rất phổ biến trong thực tế quản lý đất
đai và trật tự xây dựng tại các địa phương, đặc biệt là trên địa bàn Thủ đô Hà
Nội.
Hầu hết các trường hợp xây dựng, sửa chữa nhà ở đều xảy ra các vi phạm
các quy định về quản lý đất đai và trật tự xây dựng.
Việc xử lý các trường hợp nếu quá thiên về sự hợp tình sẽ dẫn đến tới tình
trạng người dân coi thường pháp luật, coi thường kỷ cương, coi thường cơ quan
quản lý và rất dễ xảy ra hiện tượng tiêu cực. Nhưng nếu cơ quan quản lý hoặc
người lãnh đạo xử lý quá cứng rắn thì sẽ tạo nên tâm lý căng thẳng, đối kháng
giữa chính quyền và nhân dân.
Những văn bản hiện hành trong quản lý đất đai và trật tự xây dựng còn
chưa đầy đủ, thủ tục xin cấp phép xây dựng còn chưa phù hợp với thực tế sử
dụng đất và nhà ở của nhiều hộ dân hiện nay. Quan điểm xử lý cịn thiếu những
chuẩn mực, cịn có nhiều điểm có thể vận dụng dễ dẫn đến tiêu cực.
Như chúng ta đã biết vấn đề quản lý trật tự xây dựng ở đô thị luôn là vấn
đề nhạy cảm và phức tạp địi hỏi các nhà quản lý phải có trình độ, sáng suốt,
khéo léo, khi giải quyết các trường hợp. Trong tình huống tơi nêu ra trên đây có
rất nhiều phương án giải quyết, mỗi phương án đều có ưu điểm và nhược điểm
giải quyết khác nhau vì vậy cần có các biện pháp giải quyết khác nhau. Việc lựa
chọn một phương án tối ưu (vừa đảm bảo lợi ích của nhà nước vừa đảm bảo lợi
ích của người dân) phụ thuộc rất nhiều vào người lãnh đạo, người quản lý.
Chính vì vậy, như đã nêu ở phần mở đầu “Vấn đề cải cách bộ máy nhà nước, cải

cách nền hành chính quốc gia là một trong những yêu cầu cấp bách trong công
cuộc đổi mới, đặc biệt là trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước ta
hiện nay… Xét đến cùng, hiệu lực của bộ máy nhà nước nói chung và hệ thống
hành chính nhà nước nói riêng được quyết định bởi phẩm chất, năng lực và hiệu
suất công tác của đội ngũ cán bộ cơng chức, chính là con người”./.
20


3.2. Kiến nghị
3.2.1. Kiến nghị chung
Các văn bản pháp luật được ban hành phải có quy định và hướng dẫn thực
hiện một cách cụ thể chi tiết. Bởi công tác quản lý hành chính khơng thể áp dụng
linh hoạt mà phải thực hiện theo các quy định cụ thể của pháp luật.
Đề nghị tăng thêm thẩm quyền, chức năng của chính quyền cấp cơ sở trên
tất cả các mặt cơng tác, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết các công việc.
Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ
quản lý có chế độ đãi ngộ xứng đáng và có chính sách thu hút đội ngũ cán bộ trẻ
có trình độ năng lực tham gia.
Từng bước cải cách hành chính, thực hiện dân chủ hố cơng khai hố các
thủ tục hành chính để mọi người dân biết và thực hiện theo. Một lần nữa đề nghị
các cơ quan cấp trên có những văn bản chỉ đạo phù hợp hơn.
3.2.2. Kiến nghị về lĩnh vực quản lý đất đai và trật tự xây dựng
Những việc đã phân cấp hướng dẫn cho chính quyền cấp cơ sở trong quy
định 19 đã vừa tầm, tuy nhiên cần có hướng dẫn đầy đủ hơn về chế độ thông tin,
báo cáo và thẩm quyền giải quyết.
Cần nghiên cứu để tăng cường thẩm quyền của chính quyền cấp cơ sở để
họ có đủ điều kiện giải quyết các tình huống có khả năng.
Cần nghiên cứu hợp nhất quản lý trật tự xây dựng và địa chính, nhà đất
thành Ban địa chính nhà đất và xây dựng, trong đó mỗi phần việc có một cán bộ
chuyên trách tuy nhiên phải đảm bảo sự phối hợp, giám sát, lẫn nhau.

Cần có chế độ đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ xứng đáng đối với đội ngũ cán
bộ chuyên trách quản lý trật tự xây dựng để họ yên tâm công tác, nhằm tránh
phát sinh những tiêu cực trong hoạt động quản lý.
Tăng cường công tác phổ biến và giáo dục pháp luật nâng cao hiểu biết
của người dân về pháp luật nói chung và các quy định về quản lý đất đai và trật
tự xây dựng nói riêng.

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 (SĐ, BX năm 2001).

NXB chính trị, Hà Nội 2002;
2.

Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng

11 năm 2003; NXB chính trị, Hà Nội 2004;
3.

Luật Nhà ở được Quốc hội Khoá XI ban hành Ngày 29 tháng 11 năm

2005; NXB chính trị, Hà Nội 2005;
4.

Luật Xây dựng, đã được Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa


Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003.
NXB chính trị, Hà Nội 2003;
5.

Luật Đất đai đã được Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003. NXB
chính trị, Hà Nội 2003;
6.

Nghị định số 90/2006/NĐ-CP, Chính phủ ban hành ngày 06 tháng 9

năm 2010, Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở . NXB
chính trị, Hà Nội 2010;
7.

Nghị định số 181/2004/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày

29/10/2004 hướng dẫn thi hành Luật Đất đai. NXB chính trị, Hà Nội 2004;
8.

Nghị quyết số 48/1997/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày

05/5/1997 về sử lý vi phạm hành chính trong quản lý xây dựng, quản lý
nhà và cơng trình kỹ thuật hạ tầng đô thị
9.

Quyết định số 109/2001/QĐ- UB của UBND thành phố Hà Nội ban

hành ngày 8/11/2001 về việc ban hành quy định cấp giấy phép xây dựng

các cơng trình trên địa bàn thành phố Hà Nội.
10. Quyết định số 25/2002 QĐ- UB của UBND thành phố Hà Nội ban
hành ngày 27/2/2002 về việc ban hành quy định về đảm bảo trật tự, an tồn
và vệ sinh mơi trường trong q trình xây dựng các cơng trình.
11. Quyết định số 19/2003/QĐ- UB của UBND thành phố Hà Nội ban
hành ngày 24/1/2002 quy định về quản lý TTXD trên địa bàn thành phố Hà
Nội.
22



×