Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

xử lý tình huống cử tri phản ánh tại hội nghị tiếp xúc cử tri của đại biểu quốc hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.38 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG TP HÀ NỘI LỚP BỒI DƯỠNG
NGẠCH CHUYÊN VIÊN K4A-2015

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
Tên đề tài:
XỬ LÝ TÌNH HUỐNG CỬ TRI PHẢN ÁNH
TẠI HỘI NGHỊ TIẾP XÚC CỬ TRI CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI

Họ tên học viên:
Chức vụ:

Ngô Thanh Hà
Chuyên viên

Đơn vị công tác: Văn phịng Đồn ĐBQH và HĐND thành phố Hà Nội

Số điện thoại: 0977.338.001

Hà Nội, tháng 11 năm 2015

Mục lục:


PHẦN I: LỜI NÓI ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

2. Mục tiêu chọn đề tài
3.


Phương pháp nghiên cứu

4.

Phạm vi nghiên cứu

5.

Bố cục của tiểu luận

PHẦN II: NỘI DUNG
1.

Mơ tả tình huống

2.

Xác định mục tiêu xử lý tì

3.

Phân tích ngun nhân và

4.

Xây dựng, phân tích và lự

5.

Kế hoạch tổ chức thực hiệ


PHẦN III: KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo

1


PHẦN I. LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền
lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn
đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà
nước” – Điều 69 Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
2013.
“Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân
dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước.
Đại biểu Quốc hội liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri;
thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng của cử tri với Quốc hội,
các cơ quan, tổ chức hữu quan; thực hiện chế độ tiếp xúc và báo cáo với cử tri
về hoạt động của đại biểu và của Quốc hội; trả lời yêu cầu và kiến nghị của cử
tri; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và hướng dẫn, giúp đỡ
việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo.
Đại biểu Quốc hội phổ biến và vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp
và pháp luật” – Điều 79 Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
năm 2013.
Tiếp xúc cử tri là gì?
Tiếp xúc cử tri là việc đại biểu Quốc hội gặp gỡ cử tri để lắng nghe ý
kiến, nguyện vọng của cử tri, đồng thời qua đó báo cáo với cử tri đã bầu ra mình
các kết quả hoạt động đã được đại biểu thực hiện.

Tiếp xúc cử tri là một hình thức quan trọng để thu thập thông tin giúp cho
đại biểu hoạt động. Qua tiếp xúc cử tri đại biểu Quốc hội tiếp nhận nguồn thông
tin đa dạng của cuộc sống, đến từ bạn và tôi, những cử tri đã bầu ra đại biểu. Từ
đó góp phần giúp đại biểu hình thành chính kiến và thể hiện chính kiến đó khi
tham gia vào các hoạt động ở Quốc hội.

2


Việc tiếp xúc cử tri có thể được đại biểu Quốc hội tiến hành một cách
định kỳ theo quy định của pháp luật, hoặc không được ấn định trước, trong q
trình đại biểu thực hiện vai trị đại diện.
Vì vậy, để thực hiện tốt các chức năng lập pháp, giám sát tối cao, quyết
định những vấn đề quan trọng của đất nước, Quốc hội mà trực tiếp là Đại biểu
Quốc hội cần phải giữ mối quan hệ thường xuyên và mật thiết với cử tri. Vai trò
của Đại biểu Quốc hội phải là cầu nối của cử tri với Nhà nước, kịp thời nắm bắt
tâm tư, nguyện vọng của cử tri, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân,
đảm bảo để mọi hoạt động của Quốc hội đều “do nhân dân” và “vì nhân dân”.
Từ nhận thức trên, với kinh nghiệm thực tiễn công tác tại Văn phịng
Đồn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, mà trực tiếp
là tham mưu, phục vụ các vị Đại biểu Quốc hội Hà Nội, tôi lựa chọn tiểu luận
với đề tài: “Xử lý tình huống cử tri phản ánh tại hội nghị tiếp xúc cử tri của Đại
biểu Quốc hội”.
2. Mục tiêu chọn đề tài.
Như đã nói ở trên, tiếp xúc cử tri là một hoạt động rất quan trọng của Đại
biểu Quốc hội và Đồn Đại biểu Quốc hội Hà Nội. Vì vậy, Văn phịng Đồn đại
biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân với chức năng là cơ quan tham mưu, giúp
việc cho Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân, có nhiệm vụ tham mưu
và tổ chức phục vụ hoạt động của Đồn đại biểu Quốc hội, Trưởng Đồn, Phó
Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường

trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân
dân cấp tỉnh; và một trong những nhiệm vụ quan trọng của Văn phịng đó là
phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan phục vụ đại biểu Quốc hội tiếp xúc
cử tri; giúp Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội xây dựng báo cáo tổng hợp ý kiến,
kiến nghị của cử tri gửi Uỷ ban thường vụ Quốc hội và cơ quan, tổ chức có trách
nhiệm xem xét giải quyết.

3


3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập thông tin: lý thuyết (các văn bản quy phạm pháp
luật, các văn bản hướng dẫn của địa phương) và thực tế (trao đổi trực tiếp với
các cơ quan, tổ chức có liên quan để nghiên cứu, xem xét vấn đề).
Phương pháp phân tích.
Phương pháp tổng hợp, liên kết vấn đề.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của tiểu luận tập trung vào việc xử lý tình huống đặt
ra là tại hội nghị tiếp xúc cử tri của Đại biểu Quốc hội đơn vị bầu cử quận Hoàn
Kiếm, cử tri Nguyễn Văn Hòa phát biểu phản ánh về việc tặng cho con gái một
ngôi nhà cấp 4 mặt phố Lý Thái Tổ, khi ra Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất
đai Hà Nội quận Hoàn Kiếm để làm các thủ tục sang tên, Chi nhánh thu tiền của
ông nhưng không cấp biên lai theo quy định mà chỉ cấp phiếu thu, ngoài ra, ông
cho rằng trường hợp của ông không thuộc đối tượng phải nộp tiền phí thẩm định
quyền sử dụng đất theo Quyết định số 47/2014/QĐ-UBND ngày 20/8/2014 của
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc thu phí thẩm định cấp quyền sử
dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Vì vậy, ơng kiến nghị với các vị Đại biểu Quốc hội đơn vị bầu cử quận
Hoàn Kiếm nghiên cứu, xem xét và có biện pháp giải quyết, trả lời ông về vấn
đề này.

5. Bố cục của tiểu luận
Bố cục tiểu luận gồm 3 phần:
PHẦN I. LỜI NÓI ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

2.

Mục tiêu chọn đề tài

3.

Phương pháp nghiên cứu

4.

Phạm vi nghiên cứu
4


5.

Bố cục của tiểu luận

PHẦN II. NỘI DUNG
1.

Mơ tả tình huống


2.

Xác định mục tiêu xử lý tình huống

3.

Phân tích ngun nhân và hậu quả

4.

Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình
huống

5.

Kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn

PHẦN III. KẾT LUẬN

5


PHẦN II. NỘI DUNG
1.

Mơ tả tình huống

Trong hội nghị Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ Mười,
Quốc hội khóa XIII tại quận Hồn Kiếm, thành phố Hà Nội. Cử tri Nguyễn Văn
Hòa, phường Tràng Tiền phát biểu tại hội nghị, phản ánh về nội dung:

Ngày 30/6/2015, ơng Nguyễn Văn Hịa tặng cho con gái là Nguyễn Thị
Hà một ngôi nhà cấp 4 mặt phố Lý Thái Tổ với diện tích 50m2; khi làm thủ tục
sang tên tại Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội khu vực quận Hồn
Kiếm, Chi nhánh thu phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất với số tiền 5.000.000
đ

(Năm triệu đồng), khi thu tiền không cấp biên lai cho ơng Nguyễn Văn Hịa

theo quy định mà chỉ cấp phiếu thu. Ơng Nguyễn Văn Hịa cho rằng trường hợp
của ông không thuộc đối tượng phải nộp tiền phí thẩm định quyền sử dụng đất
theo Quyết định số 47/2014/QĐ-UBND ngày 20/8/2014 của Ủy ban nhân dân
thành phố Hà Nội về việc thu phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất trên địa bàn
thành phố Hà Nội. Do đó, việc Chi nhánh Văn phịng Đăng ký đất đai Hà Nội
quận Hồn Kiếm thu phí và khơng cấp biên lai khi thu là khơng đúng quy định.
Vì vậy, ơng kiến nghị với các vị Đại biểu Quốc hội đơn vị bầu cử quận Hồn
Kiếm nghiên cứu, xem xét và có biện pháp giải quyết, trả lời ông về vấn đề này.
Do nội dung cử tri Nguyễn Văn Hòa phản ánh cần phải xác minh thực tế,
Đại biểu Quốc hội đơn vị bầu cử số 1 tại quận Hoàn Kiếm sau khi lắng nghe
kiến nghị của ơng Nguyễn Văn Hịa, đã tiếp thu và có ý kiến giao cho Văn
phịng Đồn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội xác
minh và tham mưu cho Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội giải quyết.
2.

Xác định mục tiêu xử lý tình huống

Tình huống đặt ra cho Văn phịng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng
nhân dân thành phố Hà Nội phải xác minh tính chính xác trong phản ánh của cử
tri Nguyễn Văn Hòa với 2 nội dung:
-


Nội dung 1: Việc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội quận

Hồn Kiếm thu tiền phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất đối với hồ sơ tặng cho
6


con gái của ơng Nguyễn Văn Hịa có đúng quy định tại Quyết định số
47/2014/QĐ-UBND ngày 20/8/2014 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội
hay khơng.
-

Nội dung 2: Có hay khơng việc Chi nhánh Văn phịng Đăng ký đất đai

Hà Nội quận Hồn Kiếm khi thu tiền phí chỉ cấp phiếu thu mà khơng cấp biên
lai thu phí, lệ phí theo quy định cho ơng Nguyễn Văn Hịa.
Ngay sau khi kết thúc hội nghị tiế xúc cử tri, Văn phịng Đồn Đại biểu
Quốc hội và Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã trao đổi với Chi nhánh
Văn phịng Đăng ký đất đai Hà Nội quận Hồn Kiếm về nội dung phản ánh của
ơng Nguyễn Văn Hịa và kết quả xác minh như sau:
-

Nội dung 1: Tại Điều 1 Quyết định số 47/2014/QĐ-UBND ngày

20/8/2014 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quy định về đối tượng nộp và
khơng phải nộp phí như sau:
“1. Đối tượng nộp: Các đối tượng đăng ký, nộp hồ sơ cấp quyền sử dụng
đất có nhu cầu hoặc cần phải thẩm định theo quy định. Phí thẩm định cấp
quyền sử dụng đất chỉ áp dụng đối với trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm
quyền tiến hành thẩm định để giao đất, cho thuê đất và đối với trường hợp
chuyển quyền sở hữu nhà gắn liền với quyền sử dụng đất.

2.

Đối tượng không phải nộp: Các trường hợp được cấp giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu
(nhà nước công nhận quyền sử dụng đất).”
Tại Khoản 10, Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 giải thích về chuyển quyền
sử dụng đất như sau:
“10. Chuyển quyền sử dụng đất là việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ
người này sang người khác thơng qua các hình thức chuyển đổi, chuyển
nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng
đất.”

7


Như vậy, hồ sơ tặng cho quyền sử dụng đất của ơng Nguyễn Văn Hịa cho
con gái phải nộp phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất theo Quyết định số
47/2014/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội.
Về số tiền phí phải nộp, tại Điều 2, Quyết định số 47/2014/QĐ-UBND
của UBND thành phố Hà Nội quy định như sau:
“1. …
2.

Hồ sơ chuyển quyền sở hữu nhà gắn liền với quyền sử dụng đất:

0,15% giá trị chuyển nhượng, tối đa 5.000.000 đồng/hồ sơ.
Giá trị chuyển nhượng được căn cứ trên giá trị hợp đồng chuyển nhượng
giữa hai bên, trong trường hợp giá trị hợp đồng chuyển nhượng thấp hơn khung
giá đất do UBND thành phố ban hành hàng năm thì giá trị chuyển nhượng phải

được lấy theo khung giá đất do UBND thành phố ban hành.”
Do đây là hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở
gắn liền với đất, nên giá trị chuyển nhượng được lấy theo khung giá đất do
UBND thành phố ban hành năm 2015. Theo quyết định số 96/2014/QĐ-UBND
ngày 29/12/2014 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành quy định giá
các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội, thì giá đất vị trí 1 của phố Lý Thái
Tổ, quận Hồn Kiếm là 88.000.000 đồng/m2. Như vậy, giá trị ngơi nhà để tính
tiền phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất ơng Nguyễn Văn Hịa phải nộp là
4.400.000.000 đồng. Số tiền phí ơng Nguyễn Văn Hịa phải nộp là: 5.000.000
đồng (do 4.400.000.000 đồng x 0.15% = 6.600.000 đồng, cao hơn mức tối đa tại
Khoản 2 Điều 2 Quyết định số 47/2014/QĐ-UBND).
Do đó, việc Chi nhánh Văn phịng Đăng ký đất đai Hà Nội quận Hồn
Kiếm thu phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất đối với hồ sơ tặng cho quyền sử
dụng đất và quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất của ơng Nguyễn Văn Hịa là
đúng quy định.

8


-

Nội dung 2:

Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội quận Hồn Kiếm đã giải
trình như sau:
Thực hiện quyết định số 1358/QĐ-UBND ngày 31/3/2015 của UBND
thành phố Hà Nội về việc thành lập Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội trực
thuộc sở Tài nguyên và Môi trường trên cơ sở tổ chức lại Văn phòng đăng ký
đất đai Hà Nội trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và các văn phòng đăng
ký quyền sử dụng đất trực thuộc UBND các quận huyện thị xã.

Trong các tháng giữa năm 2015, Sở Tài nguyên và Môi trường cùng
UBND các quận, huyện, thị xã đang thực hiện tiến hành công tác bàn giao và
tiếp nhận các công việc cụ thể (trong đó có việc tiếp nhận biên lai, ấn chỉ), do
đó, tại thời điểm ơng Nguyễn Văn Hịa làm thủ tục đăng ký sang tên và đóng
tiền phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai
Hà Nội quận Hồn Kiếm khơng cịn biên lai để cấp cho ơng Nguyễn Văn Hịa
theo quy định mà chỉ viết phiếu thu và có hẹn ơng Nguyễn Văn Hịa khi nào có
biên lai sẽ viết trả ông Nguyễn Văn Hòa theo quy định.
Tại Phần A, Mục IV Thơng tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí quy
định về chứng từ thu phí, lệ phí như sau:
“Tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí phải lập và cấp chứng từ thu cho đối
tượng nộp phí, lệ phí theo đúng quy định của Bộ Tài chính về chế độ phát hành,
quản lý, sử dụng chứng từ. Cụ thể như sau:
1. Đối với phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, tổ chức, cá nhân khi thu
phí, lệ phí phải lập và cấp biên lai thu cho đối tượng nộp phí, lệ phí theo quy
định hiện hành của Bộ Tài chính về phát hành, quản lý, sử dụng ấn chỉ thuế.
Trường hợp tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí có nhu cầu sử dụng chứng từ
thu phí, lệ phí khác với mẫu chứng từ quy định chung thì phải có văn bản đề
nghị cơ quan thuế có thẩm quyền giải quyết theo chế độ quy định.
9


…”
Như vậy, việc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội quận Hồn
Kiếm khơng lập biên lai thu phí cho ơng Nguyễn Văn Hịa khi thu tiền phí là
khơng đúng quy định. Văn phịng cần phải chủ động trong việc đặt biên lai ấn
chỉ để cung cấp cho người dân khi thu phí.
3.


Phân tích nguyên nhân và hậu quả

Một số nguyên nhân dẫn đến xảy ra vụ việc như sau:
Do văn bản sử dụng từ ngữ chuyên ngành khiến người dân không hiểu hết
ý

nghĩa của văn bản, và cần phải nghiên cứu nhiều văn bản khác nhau để hiểu,

dẫn đến việc khơng xác định đúng mình có thuộc trường hợp phải nộp phí theo
quy định của pháp luật hay không.
Do việc tổ chức lại cơ quan nhà nước dẫn đến chậm chễ trong việc cấp
biên lai cho người dân khi thu tiền phí, lệ phí.
Hậu quả:
Ảnh hưởng đến người dân: gây phiền hà cho người dân khi không được
nhận biên lai ngay khi nộp phí mà phải đến nhiều lần để nhận được biên lai thu
phí.
Vụ việc nếu khơng được giải thích rõ sẽ gây ra sự hoang mang, nghi ngờ
của người dân đối với các cán bộ công chức, cơ quan chức năng của địa phương,
gây ảnh hưởng tới uy tín của các cơ quan quản lý nhà nước trong dân.
4. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tối ưu
Qua phân tích tình huống có thể đưa ra và đánh giá các phương án xử lý
như sau:
Phương án 1:
Văn phịng Đồn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân thành phố Hà
Nội căn cứ giải trình của Chi nhánh Văn phịng đăng ký đất đai Hà Nội quận
Hoàn Kiếm và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành để tham mưu để Đoàn
10


Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội trực tiếp ban hành văn bản trả lời phản ánh

của cử tri Nguyễn Văn Hịa.
Mặt tích cực của phương án Đồn đại biểu quốc hội sẽ trực tiếp và nhanh
chóng trả lời được phản ánh của cử tri ngay sau khi tiếp nhận phản ánh.
Mặt hạn chế của phương án là mới chỉ giải thích được cho cử tri về các
vấn đề cử tri phản ánh mà chưa có xử lý cụ thể.
Phương án 2:
Văn phịng Đồn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân thành phố Hà
Nội tham mưu Đoàn Đại biểu Quốc hội chuyển phản ánh của cử tri cho Chi
nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội quận Hồn Kiếm để xử lý và có văn
bản giải trình với cử tri.
Mặt tích cực của phương án là đơn vị trực tiếp thực hiện sẽ giải trình rõ
ràng để người dân hiểu, khơng cịn sự nghi ngờ đối với các cán bộ công chức,
cơ quan chức năng của địa phương.
Mặt hạn chế là phương án mới xử lý được về vấn đề giải trình với người
dân mà chưa có giải pháp về việc khắc phục các tồn tại trong nội dung quản lý
nhà nước có thể gây ảnh hưởng đến người dân.
Phương án 3:
Văn phịng Đồn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân thành phố Hà
Nội tham mưu Đoàn Đại biểu Quốc hội chuyển phản ánh của cử tri cho Sở Tài
nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội chỉ đạo: làm rõ trách nhiệm của các tổ
chức, cá nhân trong việc chậm trễ lập biên lai thu phí cho người dân, và xử lý
theo đúng quy định, có biện pháp khắc phục lỗi của cơ quan quản lý nhà nước
để không gây phiền hà cho người dân khi muốn lấy biên lai. Sau đó có văn bản
báo cáo để Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội trả lời phản ánh của cử tri
tại hội nghị tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ Mười, Quốc hội khóa XIII.

11


Mặt tích cực của phương án là bên cạnh việc trả lời phản ánh của cử tri

cịn có việc xử lý, khắc phục các tồn tại trong nội dung quản lý nhà nước có thể
gây ảnh hưởng đến người dân.
Mặt hạn chế là phương án không trả lời được phản ánh của cử tri ngay
sau khi tiếp nhận phản ánh một cách nhanh chóng.
Qua 3 phương án xử lý tình huống trên theo tôi phương án 3 là hợp lý và
tối ưu nhất, giải quyết hợp tình hợp lý, đảm bảo trách nhiệm và nghĩa vụ của các
bên. Vì vậy tơi chọn phương án số 3 để giải quyết tình huống trên.
5.

Kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn

Ngay sau khi kết thúc hội nghị tiếp xúc cử tri, Văn phịng Đồn Đại biểu
Quốc hội và Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã tham mưu cho Đồn làm
cơng văn gửi cho Sở Tài ngun và Môi trường thành phố Hà Nội với nội dung
như trong phương án 3 và đề nghị Sở có văn bản báo cáo lại cho Đoàn trước đợt
tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ Mười, Quốc hội khóa XIII để các vị Đại biểu
Quốc hội đơn vị bầu cử quận Hồn Kiếm trả lời cho ơng Nguyễn Văn Hịa.

12


PHẦN III. KẾT LUẬN
Qua đơn đốc, đến nay, Đồn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã nhận
được văn bản báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường liên quan đến các nội
dung cử tri Nguyễn Văn Hòa phản ánh.
Đến đợt tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ Mười, Quốc hội khóa XIII, các vị
Đại biểu Quốc hội đơn vị bầu cử quận Hoàn Kiếm sẽ trả lời các phản ánh của
ơng Nguyễn Văn Hịa.
Vụ việc trên đã được giải quyết một cách thỏa đáng, đảm bảo lợi ích của
cử tri. Nâng cao lịng tin của cử tri đối với Quốc hội nói chung và các vị Đại

biểu Quốc hội do mình bầu ra nói riêng.

13


Tài liệu tham khảo:
Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Luật Đất đai năm 2013.
Luật Tổ chức Quốc hội năm 2002.
Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003.
Pháp lệnh Phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28/8/2001.
Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng
dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí.
Thơng tư số 45/2006/TT-BTC ngày 26/5/2006 của Bộ Tài chính sửa đổi,
bổ sung thơng tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng
dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí.
Quyết định số 47/2014/QĐ-UBND ngày 20/8/2014 của Ủy ban nhân dân
thành phố Hà Nội về việc thu phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất trên địa bàn
thành phố Hà Nội.
Các tài liệu có liên quan khác.

14



×