Tải bản đầy đủ (.doc) (129 trang)

GIAO AN VAN 6 CHUAN KTKN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (567.25 KB, 129 trang )

Tr ng THCS Thanh Yên Ng i so n:ườ ườ ạ
Nguy n Tr ng S nễ ọ ơ
Ngày soạn: 03/10/2010
Ngày dạy: 07/10/2010
Tiết 29 : LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN
A. Mục tiêu cần đạt:
Qua bài học hs cần đạt được:
1. Kiến thức: Hiểu sâu hơn về văn tự sự, cách kể chuyện
2. Kĩ năng
- Luyện nói, làm quen với phát biểu miệng
- Biết lập dàn bài kể chuyện và kể miệng một cách chân thật
- Rèn kĩ năng dùng từ , viết câu , diễn đạ
3. Thái độ: Tự tin trình bày trước mọi người
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Chuẩn bị dàn ý
- Giáo viên hướng dẫn học sinh: Chuẩn bị kỹ 1 trong 4 đề bài (SGK)
C. Tiến trình tổ chức hoạt động.
*Ổn định tổ chức:
6A2:……............... 6A4:………………
*Hoạt động 1. Kiểm tra (3p):
- Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị dàn bài ở nhà của học sinh.
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài (1p)
Luyện nói trong nhà trường là môi trường giao tiếp khác môi trường XH, tập
thể công chúng. Nói sao cho có sức truyền cảm để thuyết phục người nghe. Đó là
nghệ thuật. Những giờ luyện nói như tiết học hôm nay là để giúp các em đạt điều đó.
* Hoạt động 3: Luyện nói(40p):
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA
HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Yêu cầu: Học sinh luyện


nói từ 1 câu chuyện có sẵn đã
được học "Em bé thông
minh"
Bài tập 1:
Lập dàn ý cho văn bản "Em
bé thông minh" sau đó nhìn
dàn ý kể lại truyện bằng
văn nói.
1. Yêu cầu
- Thể loại: Tự sự
Giáo án Ng ữ văn 6
Năm h c 2010 - 2011ọ
1
Tr ng THCS Thanh Yên Ng i so n:ườ ườ ạ
Nguy n Tr ng S nễ ọ ơ
GV hướng dẫn học sinh lập
dàn ý
? Liệt kê các sự việc diễn ra
ở phần thân bài?
- Học sinh lập dàn ý
- Học sinh nhắc lại kiến
thức cũ
- Học sinh độc lập trả lời.
- Em khác nhận xét, bổ
sung.
- Nội dung: Kể chuyện “
Em bé thông minh”.
2. Dàn ý:
a. Mở bài:
- Viên quan được vua phái

đi tìm người tài, đi khắp nơi
chưa gặp.
- Đến 1 cánh đồng làng kia
gặp 2 cha con người dân cày.
b. Thân bài:
- Viên quan đố 1 ngày trâu
cày được mấy đường, em
bé vặn lại: 1 ngày ngựa đi
được mấy bước.
- Vua lệnh cho dân làng em
nuôi ba trâu đực để đẻ 9
nghé, em bảo dân làng thịt
trâu ăn rồi lên kinh khóc tâu
vua bố em không chịu đẻ
em bé.
- Vua ra lệnh thịt chim sẻ
làm 3 mâm cỗ, cậu bé xin
vua trước hết hãy rèn cái
kim khâu thành con dao cho
em mổ chim sẻ.
- Khi cả triều đình không
giải được câu đố xâu sợi chỉ
mảnh qua ruột vỏ ốc của sứ
thần phương bắc, em giải
được bằng cách buộc chỉ
vào lưng kiến càng cho kiến
đi qua.
c. Kết bài:
Vua phong cho em bé làm
Trạng nguyên.

Giáo án Ng ữ văn 6
Năm h c 2010 - 2011ọ
2
Tr ng THCS Thanh Yên Ng i so n:ườ ườ ạ
Nguy n Tr ng S nễ ọ ơ
-Dựa vào dàn ý trên 3 học
sinh kể lại bằng văn nói (yêu
cầu trình bày mạch lạc rõ
ràng, tự nhiên, hào hứng.
- Yêu cầu: Cao hơn so với
Bài tập 2: học sinh phải tạo
lập 1 văn bản của mình.
- GV: Gọi học sinh lên bảng
trình bày dàn bài đã chuẩn bị
ở nhà
- Học sinh bổ sung
Yêu cầu kể:
Trình bày nội dung theo
dàn ý.
+ Trình bày rõ ràng mạch
lạc, tự nhiên, gây sự chú ý
cho người nghe
+ Mắt nhìn thẳng mọi người.
- GV: Hướng dẫn học sinh
nhận xét về nội dung, hình
thức kể ...
- GV: đọc 2 bài tốt nhất trước lớp.
- Học sinh luyện nói
- Học sinh xây dựng dàn
ý ở nhà. --> Luyện nói

Học sinh kể theo nhóm
- Học sinh nhận xét
- Hs đọc bài tham khảo
3. Luyện nói
Bài tập 2:
Đề bài:
Tự giới thiệu về bản thân
I. Dàn bài:
1. Mở bài:
- Lời chào và lí do tự giới
thiệu
" Thưa các bạn, chào các
bạn ... Mình xin tự giới
thiệu về bản thân...
2. Thân bài:
- Giới thiệu tên, tuổi, vài
nét về hình dáng, gia đình
gồm những ai, công việc
hàng ngày.
- Vài nét về tính tình, sở
thích, ước mơ...
3. Kết bài:
Lời cảm ơn người nghe
II. Tập kể:
1. Kể trong nhóm
2. Kể trước lớp
D. Hướng dẫn hoạt động tiếp nối: (2p)
Giáo án Ng ữ văn 6
Năm h c 2010 - 2011ọ
3

Tr ng THCS Thanh Yên Ng i so n:ườ ườ ạ
Nguy n Tr ng S nễ ọ ơ
- Lập dàn ý cho đề bài còn lại.
- Viết các đoạn văn mở bài, kết bài. Viết hoàn chỉnh cả bài văn
- Chuẩn bị bài “ Cây bút thần”
Ngày soạn: 03/10/2010
Ngày dạy: 05/10/ 2010
Bài 8 : CÂY BÚT THẦN
(Cổ tích Trung Quốc )
Tiết 30, 31: Đọc - Hiểu văn bản
A. Mục tiêu cần đạt:
Qua bài học học sinh cần đạt được:
1. Kiến thức
Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện cổ tích :"Cây bút thần" và 1 số chi tiết
nghệ thuật tiêu biểu của truyện.
2.Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, kể được truyện cổ tích.
- Tìm hiểu bố cục của truyện
3. Thái độ: Ngợi ca chú bé hoạ sĩ nhân dân vì chính nghĩa
B. Chuẩn bị:
- GV: Tranh minh hoạ
- GV hướng dẫn học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi.
C. Tổ chức các hoạt động
*Ổn định tổ chức:
6A2:……............... 6A4:………………
*Hoạt động 1: Kiểm tra (4p):
? Đặc điểm của truyện cổ tích? Nêu ý nghĩa của truyện "Em bé thông minh"
? Kể 1 sự việc ( 1 lần) thử thách với em bé thông minh
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài (1p).
Giáo án Ng ữ văn 6

Năm h c 2010 - 2011ọ
4
Tr ng THCS Thanh Yên Ng i so n:ườ ườ ạ
Nguy n Tr ng S nễ ọ ơ
Dân tộc nào cũng có kho tàng truyện cổ tích của mình. Bên cạnh điểm giống
nhau thì chúng ta có điểm khác biệt. Tuy có những điểm khác nhưng truyện cổ tích
vẫn có những nét tương đồng nhất định, đó là đặc trưng thể loại. Truyện "Cây bút
thần" là truyện cổ tích Trung Quốc - 1 nước láng giềng có quan hệ giao lưu và nhiều
nét tương đồng về văn hoá với nước ta. Truyện thể hiện quan niệm của nhân dân về
công lí xã hội về mục đích tài năng nghệ thuật đồng thời thể hiện ước mơ về những
khả năng kỳ diệu của con người. Để hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện chúng ta
tìm hiểu bài hôm nay.
* Hoạt động 3: Bài mới (84p)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT
ĐỘNG H/S
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Yêu cầu:
+ Đọc to, rõ ràng
Chú ý phân biệt giọng của các nhân
vật.
+ Kể: Ngắn gọn đầy đủ chi tiết, bám
vào những sự việc chính
- GV : Đọc mẫu
- Giáo viên nhận xét
- Giải thích các chú thích (SGK)
- 3 học
sinh đọc
bài
- Học sinh
kể truyện

theo yêu
cầu.
I. Đọc -Tiếp xúc văn bản
1. Đọc và kể:
2. Chú thích
3. Tìm hiểu cấu trúc văn
bản:
? Truyện có thể chia làm mấy phần? Cụ
thể mỗi phần? - Học sinh
trả lời độc
lập
- 5 phần
(1): Từ đầu đến "lấy làm
lạ": Mã Lương học vẽ và
có cây bút thần.
(2) Tiếp đến "vẽ cho
thùng: Mã Lương vẽ cho
những người nghèo khổ
(3) Tiếp đến "phóng như
bay": Mã Lương dùng bút
thần chống lại địa chủ.
(4) Tiếp "lớp sóng hung
Giáo án Ng ữ văn 6
Năm h c 2010 - 2011ọ
5
Tr ng THCS Thanh Yên Ng i so n:ườ ườ ạ
Nguy n Tr ng S nễ ọ ơ
dữ": Mã Lương chống lại
tên vua.
(5) Còn lại: Những truyền

tụng về Mã Lương.
? Truyện xoay quanh nhân vật nào?
? Theo em nhân vật ML thuộc kiểu
nhân vật nào trong truyện cổ tích?
- HS phát
biểu ý
kiến
Nhân vật ML
- kiểu nhân vật tài năng
- Học sinh theo dõi đoạn truyện từ đầu
đến "lấy làm lạ"
? Đoạn truyện giới thiệu sự việc gì?
? Mã Lương được giới thiệu như thế
nào?
- Học sinh
phát hiện
chi tiết
II. Đọc- Hiểu văn bản
1. Mã Lương học vẽ và có
cây bút thần:
- Thông minh
- Thích học vẽ từ nhỏ
- Mồ côi cha mẹ sớm
- Cuộc sống khổ cực
? Qua các chi tiết trên, em có suy nghĩ
gì về nhân vật Mã Lương
- HS nêu
cảm nhận,
suy nghĩ
=> Mã Lương thông

minh, cần cù có năng
khiếu hội họa
GV: Suốt tuổi thơ ham học vẽ, Mã
Lương chỉ ao ước có 1 cây bút vẽ
nhưng nhà nghèo đến nỗi không có tiền
mua bút, sau bao nhiêu nỗ lực cần cù,
em đã được toại nguyện.
? Cây bút thần đến với Mã Lương trong
hoàn cảnh nào?
- HS phát
hiện chi
tiết
- Trong mơ em được thần
tặng cho cây bút bằng
vàng sáng lấp lánh
? Việc cụ già tóc bạc thưởng bút thần
cho Mã Lương có ý nghĩa gì?
? Tại sao đến khi ML vẽ thành tài vị
thần mới cho em cây bút thần?
- Học sinh
trình bày
suy nghĩ
 Là kết quả của việc
khổ học thành tài của Mã
Lương.
- Là phần thưởng xứng
đáng giành cho chú bé
thông minh, cần cù, nghị
lực.
? Điều kì diệu nào xảy ra khi Ml vẽ

bằng cây bút thần?
? Em nhận xét gì về chi tiết này?
? Theo em điều kiện nào khiến Mã
Lương vẽ giỏi?
Hs phát
hiện
- HS thảo
vẽ chim- chim cất cánh
bay
vẽ cá- cá xuống nước bơi
lội
- Chi tiết kì ảo
Giáo án Ng ữ văn 6
Năm h c 2010 - 2011ọ
6
Tr ng THCS Thanh Yên Ng i so n:ườ ườ ạ
Nguy n Tr ng S nễ ọ ơ
luận
nhóm
- Có khả năng hội hoạ
- Cần cù chịu khó
- Được thần giúp đỡ
? Những lí do trên có quan hệ với nhau
như thế nào?
- HS suy
nghĩ trả
lời độc
lập
 Chúng có quan hệ chặt
chẽ, chỉ có Mã Lương mới

nhận được cây bút thần và
thần cũng chỉ ban thưởng
cho Mã Lương cây bút
chứ không phải là 1 nhân
vật khác bởi Mã Lương có
tài, chịu khó, có đam mê.
GV: yếu tố siêu nhiên thần kỳ chỉ giúp
cho tài năng của nhân vật phát triển rực
rỡ và toả sáng. Nếu không có 2 yếu tố
về con người (tài năng và khổ luyện)
thì Mã Lương không thể trở thành nghệ
sĩ dân gian nổi tiếng được và thần cũng
không thể hiện bên trong giấc mơ để
trao bút cho em. Ta hiểu vì sao cho tới
lúc Mã Lương đã khổ luyện thành tài
thì thần mới ban cho em phần thưởng
xứng đáng ấy.
Học sinh
nghe
Tiết 31:
Gv dẫn dắt
? Khi đã vẽ rất giỏi lại có cây bút thần
Ml đã làm gì?
? Ml đã vẽ những gì cho họ?
Gv treo tranh
? Bức tranh minh hoạ cho sự việc gì
Hs đọc
phần 2
Phát hiện
Hs miêu

tả
2. ML giúp đỡ người
nghèo
- vẽ cho người nghèo
- Cày, cuốc, đèn, thùng
? Theo em tại sao ML không vẽ vàng
bạc, châu báu cho họ? giải thích
- Của cải do chính con
người làm ra
Gv đó là quan niệm giản dị, sâu sắc
/Nếu em có cây bút thần như Ml em sẽ
vẽ gì cho người nghèo? Tự bộc lộ - Sách, bút…
? Phẩm chất nào của Ml được bộc lộ
qua việc làm đó?
Trả lời
- Sẵn sàng giúp đỡ người
nghèo, quý trọng lao
Giáo án Ng ữ văn 6
Năm h c 2010 - 2011ọ
7
Tr ng THCS Thanh Yên Ng i so n:ườ ườ ạ
Nguy n Tr ng S nễ ọ ơ
động
? Qua việc làm của Ml em hiểu được
suy nghĩ nào của nhân dân về mục đích
của tài năng? Trao đổi
bàn trả lời
- Tài năng phải phục vụ
nhân dân, phục vụ người
nghèo khổ

Gv đó là quan niệm mang giá trị nhân
văn sâu sắc. Tài năng của Ml và cây bút
thần đã mang lại hạnh phúc cho dân
nghèo
Nghe
Trong xh còn có không ít những kẻ có
tâm địa xấu xa… Đọc phần
3
3. ML chống lại tên địa
chủ
? Khi đang giúp đỡ người ngùeo ML
gặp phải rắc rối gì?
? Địa chủ là gì?
? Vì sao tên địa chủ lại bắt ML?
Phát hiện
Giải thích
Bị tên địa chủ bắt
- Hắn muốn Ml vẽ theo ý
hắn
? Em hình dung tên địa chủ sẽ bắt ML
vẽ những gì? Vì sao?
trả lời - vàng, bạc…
? Thái độ của Ml khi bị băt ntn? Phát hiện - Không vẽ, khảng khái
? Giải nghĩa từ khảng khái?
Gv : Mặc dù bị dạo nạt, dụ dỗ…Em bị
nhốt vào chuồng ngựa
Giải thích
? Trong hoàn cảnh đó Ml đã làm gì?
Việc làm này lần nữa khẳng định sự
thông minh ngay thẳng của Ml nhưng

tên địa chủ không buông tha …
Phát hiện
- Vẽ bánh ăn, lò sưởi,
thang, ngựa để trốn
? ML chống lại tên địa chủ ntn?
? Hành động đó của Ml đã phản ánh
quan niệm nào của nhân dân?
Phát hiện
- Vẽ cung, mũi tên, bắn
chết
- Đấu tranh chống lại kẻ
tham lam độc ác
Gv: Đúng vậy trong cuộc sống những
người dân lao động nghèo khổ luôn
phải chịu những tai hoạ do những kẻ có
tâm địa xấu xa độc ác, họ mong ước có
sức mạnh chống lại chúng để có cuộc
sống bình yên
Nghe
Giáo án Ng ữ văn 6
Năm h c 2010 - 2011ọ
8
Tr ng THCS Thanh Yên Ng i so n:ườ ườ ạ
Nguy n Tr ng S nễ ọ ơ
? Nhắc lại nội dung phần 4
? Đến thị trấn nhỏ tai hoạ Ml gặp phải
là gì?
? Vì sao vua lại bắt Ml?
? Cảm nhận của em về chi tiết này?
Đọc phần

4
Phát hiện
Cảm nhận
4. ML trừng trị vua
- Bị vua bắt
- vẽ tranh bán……..
- Chi tiết lí thú bất ngờ
? Nhà vua bắt Ml nhằm mục đích gì?
? Ml đã thực hiện lệnh vua ntn?
? Vì sao Ml làm như vậy?
? Em đọc được thái độ nào của ML qua
hành động đó?
? So sánh việc làm của ML với tên địa
chủ và với vua em có nhận xét gì?
Phát hiện
Nhận xét
- Vẽ phục vụ vua
- trái ý vua
- nghe nhiều điều về tên
vua độc ác
- Dũng cảm
Chủ động chống lại
? Sự chủ động đó biểu hiện ở biệc làm
nào?
? Vì sao Ml lại vẽ biển cho vua?
? ML đã thực hiện ý định đó ntn?
Phát hiện
- đồng ý vẽ biển cho vua
- Có ý định trừng trị vua
- vẽ biển, cá, gió, sóng,

bão
? Chi tiết nào thể hiện rõ nhất việc Ml
trừng trị tên vua đó?
? Nhận xét nghệ thuật kể chuyện ở chi
tiết này?
? Chi tiết đó thể hiện thái độ nào của
ML trước cái ác?
Nhận xét
Suy nghĩ
- Vua bảo đừng vẽ Ml lại
vễ nhiều hơn
- Kể chuyện tỉ mỉ
- Quyết tâm tiêu diệt kẻ
độc ác, tham lam
Gv treo tranh
? Cảnh tượng nào được miêu tả trong
bức tranh?
Miêu tả
Gv: Một lần nữa Ml đã mang tài năng
của mình giúp nhân dân tiêu diệt kể độc
ác…
? Kết cục những kẻ đó đều bị trừng trị
thích đáng. Điều này thể hiện quan
niệm nào của nhân dân TQ?
Đó là quan niệm về công lí xã hội
Nghe
Trả lời - Cái thiện luôn chiến
thắng cái ác
? Theo em để thực hiện công lí xã hội,
cây bút thần đóng vai trò gì?

Gv: Chỉ ở trong tay ML ( một người
Xác định - là phương tiện
Giáo án Ng ữ văn 6
Năm h c 2010 - 2011ọ
9
Tr ng THCS Thanh Yên Ng i so n:ườ ườ ạ
Nguy n Tr ng S nễ ọ ơ
thông minh, nhân hậu) mới thự hiện
được những việc theo ý muốn còn ở
trong tay kẻ độc ác thì kết quả lại
ngược lại…Đó là sự tưởng tượng rất
thú vị của người xưa
? Với những gì cây bút thần tạo ra, em
đánh giá thế nào về khả năng của nó?
? Xây dựng nhân vật Ml với tài năng
vượt trội đã thể hiện ước mơ gì của
nhân dân ta?
Gv: có tài năng luôn là ước mơ của
những người lao động……..
? Truyện kết thúc ntn?
? Những lời truyền tụng về ML thể
hiện suy nghĩ nào của nhân dân về nghệ
thuật chân chính?
Gv đó là một kết thúc rất đẹp của
truyện cổ tích
? Nhận xét về nghệ thuật kể chuyện?
? Truyện thể hiện quan niệm gì của
nhân dân xưa?
Gv khái quát
Nghe

Trao đổi
bàn trả lời
Kể lại
Suy nghĩ
trả lời
Khái quát
Thảo luận
nhóm
trình bày
Hs đọc
Hs kể
- Cây bút có khả năng kì
diệu
- ước mơ khả năng kì
diệu của con người
- Nghệ thuật chân chính là
phục vụ nhân dân, thuộc
về nhân dân
III. Tổng kết
* Ghi nhớ: sgk
IV. Luyện tập
Kể lại truyện
D. Hướng dẫn hoạt động tiếp nối (1p)
- Đọc lại truyện, học kĩ ghi nhớ
- Làm bài tập phần luyện tập. Tóm tắt lại truyện
- Nêu cảm nghĩ về nhân vật Mã Lương
- Chuẩn bị bài “ Danh từ
Ngày soạn: 03/10/2010
Giáo án Ng ữ văn 6
Năm h c 2010 - 2011ọ

10
Tr ng THCS Thanh Yên Ng i so n:ườ ườ ạ
Nguy n Tr ng S nễ ọ ơ
Ngày dạy: 09/10/2010
Tiết 32 : DANH TỪ
A.Mục tiêu cần đạt:
Qua bài học học sinh cần đạt được:
1. Kiến thức
- Hiểu đặc điểm của danh từ
- Các nhóm danh từ chỉ đơn vị và chỉ sự vật
2. Kĩ năng: Có kĩ năng thống kê, phân loại danh từ
3. Thái độ: Sủ dụng danh từ chính xác khi đặt câu
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: ví dụ về danh từ
- Giáo viên hướng dẫn học sinh: Chuẩn bị các yêu cầu(SGK)
C. Tiến trình tổ chức hoạt động
*Ổn định tổ chức:
6A2:……............... 6A4:………………
* Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ (3p):
- Phát hiện và chữa lỗi về dùng từ trong các câu sau:
- Anh ấy là người kiên cố. (kiên quyết, ngoan cố)
- Thầy giáo truyền tụng cho chúng em rất nhiều kiến thức. (truyền đạt, truyền thụ)
- Nó da diết về việc làm hôm qua với Hải. (day dứt)
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài (1p)
Ngôn ngữ tiếng Việt vô cùng phong phú, nó được chia thành nhiều từ loại khác
nhau dựa trên một số đặc điểm nào đó. Hôm nay các em sẽ tìm hiểu về một từ loại
quen thuộc đó là danh từ
* Hoạt động 3: Bài mới(33p):
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT
ĐỘNG H/S

NỘI DUNG
Gv yêu cầu đọc câu văn trong sgk
chú ý từ in đậm Hs đọc
I. Đặc điểm của danh từ
1. Bài tập (sgk)
? Dựa vào kiến thức đã học ở Tiểu
học em hãy nhắc lại danh từ là gì?
? Từ đó hãy xác dịnh danh từ trong
cụm từ ba con trâu ấy?
? Danh từ con trâu biểu thị gì?
- Học sinh
nhắc lại
- Học sinh
xác định - Con trâu- sự vật
? Tìm thêm những danh từ khác trong - Học sinh
Giáo án Ng ữ văn 6
Năm h c 2010 - 2011ọ
11
Tr ng THCS Thanh Yên Ng i so n:ườ ườ ạ
Nguy n Tr ng S nễ ọ ơ
câu văn trên? cho biết ý nghĩa của
chúng?
Gv: cho các từ: mưa, gió, sấm chớp
hình bình hành, hình chữ nhật
? Các từ đó biểu thị gì?
?Từ đó em cho biết danh từ biểu thị
những gì?
? Trước và sau danh từ con trâu còn
có những danh từ nào?
? Từ ba đứng trước có ý nghĩa gì?

Gv: cụm từ trên gọi là cụm danh từ
? Khả năng kết hợp của danh từ với
các từ khác ntn?
? Với các danh từ vừa xác định
được, hãy đặt câu có các danh từ đó?
Gv sửa lỗi
? Hãy xác định chủ ngữ, vị ngữ trong
các câu văn đó?
? Cho biết danh từ thường giữ chức
vụ gì trong câu?
Gv: “ Tôi là học sinh”
? Trong câu văn trên danh từ giữ
chức vụ gì?
?Qua tìm hiểu em cho biết đặc điểm
của danh từ là gì?
Gv chốt
xác định
- Học sinh
độc lập trả
lời.
Hs khái
quát
Hs đặt câu
Hs nhận
xét
- Học sinh
Xác định
Hs trả lời
- Học sinh
Xác định

Hs khái
qúat
Hs đọc ghi
nhớ
- Danh từ: vua, làng, gạo
nếp, thúng…
Danh từ là những từ chỉ
người, hiện tượng, sự vật,
khái niệm
- Trước: ba
- Sau: ấy
Từ “ba” chỉ số lượng
+ Danh từ kết hợp với các
từ chỉ số lượng đứng
trước, các từ này, ấy…
đứng sau
+ Danh từ thường làm chủ
ngữ
+ Danh từ có thể làm vị
ngữ( có từ “ là” đứng
trước
2. Ghi nhớ (sgk)
?Nghĩa của các danh từ đứng sau từ
in đậm là gì?
? Các danh từ in đậm biểu thị gì?
? Nếu bỏ các từ in đậm trong các
cụm từ đó, ta có cụm từ ntn?
? Các từ in đậm có tác dụng gì trong
mỗi cụm từ đó?
Gv danh từ để đong, đo, đếm gọi là

Hs đọc các
cụm từ
Hs trả lời
Hs khái
quát
II. Danh từ đơn vị và danh
từ chỉ sự vật
1. Bài tập (bảng phụ)
- Các từ: Trâu, quan, gạo,
thúng.. chỉ sự vật, người
- Các danh từ: con, viên,
thúng, tạ để nêu tên đơn vị
tính, đếm, đong, đo
Giáo án Ng ữ văn 6
Năm h c 2010 - 2011ọ
12
Tr ng THCS Thanh Yên Ng i so n:ườ ườ ạ
Nguy n Tr ng S nễ ọ ơ
danh từ đơn vị
? Trong tiếng Việt, danh từ được chia
thành mấy loại?
? Phân biệt hai loại danh từ đó ntn?
Gv chốt
? Thử thay thế các danh từ in đậm chỉ
đơn vị bằng các từ khác và cho nhận
xét?
Gv: trường hợp nào thay đổi, trường
hợp nào không thay đổi đơn vị ? Vì
sao?
? Vậy danh từ chỉ đơn vị gồm những

nhóm nào?
Gv: cô thêm từ miêu tả về lượng vào
hai cụm từ có danh từ chỉ đơn vị quy
ước “ nhà có ba thúng gạo rất đầy”
“nhà có sáu tạ thúc rất nặng”, theo
em trường hợp nào hợp lí? Vì sao ?
? Vậy danh từ quy ước có những loại
nào?
Gv chốt
Hs nhận
xét
Hs xác
định
Hs giảI
thích
Hs kháI
quát
Hs đọc
- Danh từ gồm hai loại:
+ Danh từ đơn vị
+ Danh từ chỉ sự vật
- Hai từ: con, viên khi thay
không thay đổi đơn vị
- Hai từ: thúng, tạ thay đổi
đơn vị vì chỉ số đo, đếm
*Danh từ đơn vị gồm:
+ Danh từ chỉ đơn vị tự
nhiên
+ Danh từ chỉ đơn vị quy
ước

- Danh từ “thúng” chỉ đơn vị
ước lượng có thể thêm từ
miêu tả, danh từ “ tạ” chỉ
đơn vị chính xác không thể
thêm từ miêu tả về lượng
- Danh từ đơn vị quy ước
gồm: Quy ước chính xác
và quy ước ước chừng
2. Ghi nhớ (sgk)
? Liệt kê một số danh từ chỉ sự vật
mà em biết?
Gv chữa bài, cho điểm
- Học sinh
xác định
yêu cầu
Hs lên
bảng làm
Hs nhận
xét
III. Luyện tập
1. Bài 1. Tìm danh từ chỉ
sự vật
Bàn, ghế, bút, mực………
Gv hướng dẫn
Gv chữa bài, cho điểm
- Học sinh
xác định
yêu cầu
- Hs làm ra
phiếu học

tập, theo
2. Bài 2. Tìm danh từ
a. Đứng trước danh từ chỉ
người: ngài, viên, em, chú
bà, bác…
b. Đứng trước danh từ chỉ đồ
vật: quyển, cái, quả, tờ, bức
chiếc, viên, cuộn, trang,
Giáo án Ng ữ văn 6
Năm h c 2010 - 2011ọ
13
Tr ng THCS Thanh Yên Ng i so n:ườ ườ ạ
Nguy n Tr ng S nễ ọ ơ
bàn
- Hs nhận
xét
chai, vỉ, hộp, đôi…
Gv hướng dẫn Hs tự làm 3. Bài 3. Tìm các danh từ
D: Hướng dẫn hoạt động tiếp nối: (2p)
- Học ghi nhớ, làm các bài tập còn lại. Lập sơ đồ các loại danh từ đã học
- Tìm thêm các danh từ thường sử dụng trong cuộc sống hàng ngày
- Chuẩn bị bài: “ Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự”
Ngày soạn: 06/10/2010
Ngày dạy: 14/10/2010

Tiết 33: NGÔI KỂ VÀ LỜI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ
A. Mục tiêu cần đạt:
Qua bài học hs cần đạt được
1. Kiến thức
Nắm được đặc điểm và ý nghĩa của ngôi kể trong văn tự sự (ngôi thứ nhất và

thứ ba). Nhận biết được khái niệm ngôi kể trong văn bản tự sự. sự khác nhau giữa
ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ ba. Đặc điểm của mỗi ngôi kể.
2. Kĩ năng:
- Biết lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong văn tự sự.
- Sơ bộ phân biệt được tính chất khác nhau của ngôi kể thứ ba và ngôi thứ nhất.
- Vận dụng ngôi kể vào đọc hiểu văn bản tự sự.
3.Thái độ: Sử dụng ngôi kể trong văn tự sự có mục đích
B. Chuẩn bị .
- Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn sgk.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động
*Ổn định tổ chức:
6A2:……............... 6A4:………………
*Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ(4phút)
- Kể diễn cảm truyện “Cây bút thần”. Nêu ý nghĩa truyện?
* Hoạt động 2: Khởi động (1p).
Giáo án Ng ữ văn 6
Năm h c 2010 - 2011ọ
14
Tr ng THCS Thanh Yên Ng i so n:ườ ườ ạ
Nguy n Tr ng S nễ ọ ơ
Trong văn tự sự ngoài sự việc được kể ra còn 1 yếu tố không thể thiếu được đó
là ngôi kể, khi nào thì xưng tôi, khi nào thi kể theo ngôi thứ 3. Mỗi ngôi kể có ưu thế
như thế nào, nó liên quan đến sắc thái biểu hiện tính chất của bài văn như thế nào?
* Hoạt động 3: Bài mới (39p).
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT
ĐỘNG CỦA
H/S
NỘI DUNG CẦN ĐẠT

? Học sinh đọc 2 đoạn văn.
? Hai đoạn văn trên người kể
là ai? Họ chọn vị trí nào để kể
chuyện?
?Từ đó em hiểu thế nào là
ngôI kể?
- GV: Khi người kể xưng tôi
thì đó là kể theo ngôi thứ nhất,
khi người kể giấu mình, gọi
sự việc bằng tên của chúng kể
như "Người ta kể" thì gọi là
ngôi thứ 3.
? Theo em đoạn 1 kể theo
ngôi nào? Người kể chọn vị
trí nào?
? Người kể gọi tên các nhân
vật là gì?
? Khi ấy người kể ở đâu? Dựa
vào đâu mà em biết người kể
dấu mình?
? Trong đoạn văn người kể có
mặt ở những nơi nào?
? Vì người kể có mặt ở khắp
mọi nơi theo em sự việc được
kể sẽ như thế nào?
- Đọc
- Phát hiện
-Nhận xét
Theo dõi
đoạn 1

-Phát hiện
-Nhận xét
Trả lời
I. Ngôi kể và vai trò của ngôi kể
trong văn tự sự
1. Bài tập.
- Đoạn văn 1, 2 SGK.
- Đoạn 1: Người kể giấu mình.
- Đoạn 2: Người kể là tôi vai Dế
Mèn
+ NgôI kể là vị trí mà người kể sử
dụng để kể truyện
- Đoạn 1: Kể theo ngôi thư 3.
+ Ngôi kể thứ 3
- Người kể dấu mình.
- Đoạn 1: Gọi nhân vật bằng tên
của chúng: Vua, đình thần, hai cha
con, sứ giả.
- Không biết ai kể, nhưng người kể
có mặt ở khắp mọi nơi kể như
người ta kể.
- Lúc đầu: ở cung vua, biết được ý
định của vua và đình thần, người
Giáo án Ng ữ văn 6
Năm h c 2010 - 2011ọ
15
Tr ng THCS Thanh Yên Ng i so n:ườ ườ ạ
Nguy n Tr ng S nễ ọ ơ
? Lấy ví dụ - văn bản thuộc
ngôi kể thứ 3?

? Đặc điểm của ngôI kể thứ ba
là gì?
- Học sinh đọc đoạn 2.
? Đoạn 2 được kể theo ngôi
nào?
? Tại sao em cho là đoạn văn
kể theo ngôi thứ nhất? Người
kể kể về ai?
? Khi kể theo ngôi thứ nhất có
tác dụng gì?
? Người xưng hô trong đoạn
văn này có thể hiểu là nhà văn
Tô Hoài được không?
- GV đưa đoạn văn: "Mặt trời
lại rọi lên ngày thứ 6 trên dải
Thanh Luân 1 cách quá đầy
đủ. Tôi dậy từ canh tư còn tối
đất, cố đi mãi, trên đá đầu
sư... và ngồi đó rình mặt trời
lên. (Trích Cô Tô - Nguyễn
Tuân).
? Em hãy cho biết đoạn văn
trên người kể là ai?
- GV: Khi sử dụng ngôi kể
thứ nhất có thể xảy ra 2 khả
năng: Nhân vật "tôi" chính là
tác giả thường gặp trong các
tác phẩm hồi ký, tự truyện.
Học sinh
lấy ví dụ

-
Nhận xét
Khái quát
-Giải thích
-Nhận xét
-Đọc
-Phát hiện
kể có mặt ở công quán để chứng
kiến cảnh 2 cha con ăn cơm thì có
sứ giả vua đến và nghe em bé trả
lời. Cuối cùng người kể lại có mặt
ở cung vua.
Sọ Dừa, Thạch Sanh, Sơn Tinh -
Thủy Tinh., Cây bút thần.
+ Ngôi kể thứ ba người kể dấu
mình, gọi nhân vật bằng tên gọi,
kể những gì diễn ra với nhân vật
- Đoạn 2: Kể theo ngôi thứ nhất
+ Ngôi kể thứ nhất
- Người kể xưng “tôi”
- Kể về mình
Dế Mèn tự xưng tôi để kể lại quá
trình phiêu lưu của mình, qua
những gì mình nghe, mình thấy,
cảm tưởng, ý nghĩ của mình lời kể
mang dấu ấn nhân vật khá rõ).
- Người kể tôi.
- NgôI thứ nhất
- Người kể xưng tôi, là tác giả
Giáo án Ng ữ văn 6

Năm h c 2010 - 2011ọ
16
Tr ng THCS Thanh Yên Ng i so n:ườ ườ ạ
Nguy n Tr ng S nễ ọ ơ
Nhân vật tôi không nhất thiết
phải là tác giả, mà hoàn toàn
tác giả sáng tạo ra, khi ấy "tôi
chỉ là 1 nhân vật trong truyện
tự kể về mình.
? NgôI kể thứ nhất có gì khác
ngôI kể thứ ba?
? Hãy rút ra ưu điểm và nhược
điểm trong 2 ngôi kể. (Ngôi
kể nào có thể kể tự do, ngôi
kể nào chỉ được kể những
điều mình biết và trải qua).
? Từ đó em có thể rút ra kết
luận gì?.
? Hãy thử đổi ngôi kể trong
đoạn văn 2 thành ngôi kể thứ
3, thay tôi bằng Dế Mèn
- Đọc lại đoạn văn khi đó
thay
GV: Khái quát lại.
? Ngôi kể? Thế nào là kể theo
ngôi thứ 3? Ngôi thứ nhất?
-Khái quát
Xác định
Khái quát
Hs đọc

-Nhận xét
-Kết luận
- Đọc ghi
nhớ.
+ Ngôi kể thứ nhất người kể trực
tiếp kể những gì mình thấy, mình
nghe, trực tiếp nói ra những suy
nghĩ của mình
- Ngôi thứ 3: Người kể tự do,
không bị hạn chế những điều xảy
ra với nhân vật.
- Ngôi thứ nhất: Người kể, kể lại
được những gì mình biết, mình trải
qua.
- Để kể chuyện cho linh hoạt, thú
vị, người kể có thể lựa chọn ngôi
kể thích hợp.
* Thay ngôi kể.
- Đoạn 2: Thay "Tôi" bằng "Dế
Mèn".
- Đoạn văn kể theo ngôi thứ 3 -
người kể dấu mình để kể lại 1 cách
khái quát những gì mình quan sát
được, sự đổi thay nhanh chóng của
Dế Mèn.
- Đoạn 1: Kể theo ngôi thứ 3 là
hợp lí.
2. Ghi nhớ SGK..
II. Luyện tập.
Giáo án Ng ữ văn 6

Năm h c 2010 - 2011ọ
17
Tr ng THCS Thanh Yên Ng i so n:ườ ườ ạ
Nguy n Tr ng S nễ ọ ơ
Gv gợi ý: chuyển ngôI kể
? Có thể thay đổi ngôi kể thứ
3 trong đoạn 1 thành ngôi kể
thứ nhất, xưng tôi được
không? Vì sao?
? Truyện Cây bút thần kể theo
ngôI nào? vì sao?
? Vì sao trong các truyện cổ
tích, truyền thuyết người ta
thường hay kể chuyện theo
ngôI thứ ba?
- Nếu người kể tham gia vào
câu truyện như 1 nhân vật của
truyện thì không khí của
truyện cổ tích sẽ bị phá vỡ.
- Đọc bài
tập - xác
định yêu
cầu của bài
tập
-Nhận xét
Hs tự trả lời
trả lời
Trao đổi
bàn trả lời
-

1. Bài tập 1.
- Đoạn văn kể theo ngôi thứ nhất.
Người kể xưng "tôi".
- Thay đổi ngôi kể theo ngôi thứ 3.
Chuyển tôi thành tên gọi nhân vật
- Dế Mèn.
- Người kể dấu mình, có thể kể 1
cách khách quan linh hoạt, tự do
những gì diễn ra với nhân vật
- Tuy nhiên sắc thái biểu cảm của
truyện, sự hồn nhiên của nhân vật
giảm đi đáng kể.
2. Bài tập 3.
- Xác định ngôi kể: "Cây bút
thần".
- Kể theo ngôi thứ 3, vì người kể
giấu mình
3. Bài 4
Trong các truyện cổ tích, truyền
thuyết người ta thường hay kể
chuyện theo ngôI thứ ba, kể theo
kí ức và kiến thức cộng đồng,
không phảI kể theo quan sát, nhận
xét cua mình.
D.Hướng dẫn hoạt động tiếp nối (2p)
- Thế nào là ngôi thứ nhất, kể theo ngôi thứ 3.
- Học ghi nhớ, bài tập 2, 4, 6 SGK.
- Lưa chọn ngôi kể để kể lại truyện “ Cây bút thần”
- Chuẩn bị bài “ Danh từ”
Giáo án Ng ữ văn 6

Năm h c 2010 - 2011ọ
18
Tr ng THCS Thanh Yên Ng i so n:ườ ườ ạ
Nguy n Tr ng S nễ ọ ơ
Ngày soạn: 07/10/2010
Ngày dạy: 12/10/2010
Bài 9
ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ VÀ CON CÁ VÀNG
(Truyện cổ tích của – A. Puskin)
Tiết 34 - 35: Hướng dẫn đọc thêm
A. Mục tiêu cần đạt:
Qua bài học hs cần đạt được
1.Kiến thức.
Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện cổ tích “Ông lão đánh cá và con cá vàng; và
về nhân vật, sự kiện cốt truyện trong một tác phẩm truyện cổ tích thần kỳ. Sự lặp lại
tăng tiến của các tình tiết, sự đối lập của các nhân vật, sự xuất hiện của các yếu tố
tưởng tượng, hoang đường.
2.Kĩ năng.
- Nắm được nghệ thuật chủ đạo và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, đặc sắc
trong truyện, phân tích được các sự kiệ tiêu biểu trong truyện..
3.Thái độ.
- Có thái độ yêu thể laoij truyện cổ tích, kể lại được truyện.
B. Chuẩn bị.
- Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu- soạn bài. Tranh minh hoạ.
-Giáo viên hướng dẫn học sinh: Soạn theo câu hỏi sách giáo khoa.
C.Tổ chức các hoạt động
*Ổn định tổ chức:
6A2:……............... 6A4:………………
*Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (4P).
? Dựa vào định nghĩa truyện cổ tích em hãy lí giải truyện Cây bút thần là một

truyện cổ tích?
Giáo án Ng ữ văn 6
Năm h c 2010 - 2011ọ
19
Tr ng THCS Thanh Yên Ng i so n:ườ ườ ạ
Nguy n Tr ng S nễ ọ ơ
? Nêu ý nghĩa của truyện? Kể lại đoạn truyện Mã Lương với tên địa chủ?
* Hoạt động 2: KHỞI ĐỘNG (1P)
Ông lão đánh cá và con cá vàng là một truyện cổ tích dân gian Nga - Đức được
A.Pu-skin ( đại thi hào Nga - mặt trời của thi ca Nga viết lại bằng 205 câu thơ tiếng
Nga và Vũ Đình Liên, Lê Trí Viễn dịch qua văn bản tiếng Pháp. Truyện giữ được nét
chất phác dung dị với nhiều biện pháp nghệ thuật rất quen thuộc của truyện cổ tích
dân gian, thể hiện điêu luyện, tinh tế trong sự miêu tả và tổ chức truyện.
* Hoạt động 3: BÀI MỚI (84P)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG
CỦA H/S
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
GV: Nêu yêu cầu đọc
- Phân biệt các tình tiết truyện
- Lời các nhân vật: ông lão
hiền lành, nhu nhược, mụ vợ
tham lam, cáu bẳn.
- Đọc phân vai
+ Người dẫn truyện
+ Nhân vật mụ vợ
+ Nhân vật ông lão
+ Nhân vật con cá vàng
GV: Nhận xét.
Gv đọc mẫu một số lời thoại

GV: Gọi học sinh đọc lại
Gv yêu cầu hs đọc và kể trong
nhóm
Gv yêu cầu kể truyện
Gv cùng hs nhận xét, sưa lỗi
Gv tóm tắt truyện
? Truyện được kể theo ngôi
thứ mấy? Tác dụng của ngôi
-Nghe
- Học sinh đọc.
Hs nhận xét
Học sinh kể
trước lớp
Hs nghe
I. Hướng dẫn đọc
*Đọc - Kể
II. Hướng dẫn đọc- hiểu văn
bản.
Giáo án Ng ữ văn 6
Năm h c 2010 - 2011ọ
20
Tr ng THCS Thanh Yên Ng i so n:ườ ườ ạ
Nguy n Tr ng S nễ ọ ơ
kể này?
? Mở đầu truyện giới thiệu với
người đọc về hoàn cảnh gia
đình ông lão như thế nào?
Những chi tiết trên giúp em
hình dung gì về cuộc sống của
gia đình ông lão?

? Đoạn tiếp theo cho thấy chi
tiết nào là quan trọng?
? ông lão bắt được cá vàng
trong hoàn cảnh nào?
? Khi biết câu truyện về cá
vàng khiến mụ vợ có hành
động như thế nào? ông lão và
cá vàng đã đáp ứng yêu cầu
của mụ vợ ntn?
- GV: Hướng dẫn học sinh kẻ
bảng.
- Phát hiện
Xác định
Trả lời
Phát hiện
-Phát hiện
- Phát hiện
Tìm chi tiết
- Ngôi thứ 3
- Truyện kể linh hoạt, tự do.
- Ở trong một túp lều rách nát.
- Chồng đi thả lưới, vợ ở nhà
kéo sợi.
- Là gia đình có cuộc sống
bình dị, đầm ấm như bao gia
đình lao động khác.
- ông lão ra biển gặp được cá
vàng.
- Kéo lưới lần thứ 3 mới bắt
được cá vàng.

+ Lần đầu chỉ thấy có bùn
+ Lần hai: rong biển
+ Lần ba: cá vàng
- Mọi chi tiết sẽ xoay quanh
hình tượng cá vàng..
Lần - Những đòi hỏi - Thái độ đối
với chồng.
Biển. ông lão.
1 - Một cái máng lợn. - Mắng: Đồ
ngốc.
- Gợn sóng êm ả.
2 - Một ngôi nhà rộng. - Quát to
hơn: Đồ ngu.
- Đã nổi sóng.
3 - Đòi làm nhất phẩm
phu nhân.
- Mắng như
tát nước vào
mặt. Bắt
quét chuồng
- Nổi sóng dữ dội.
Giáo án Ng ữ văn 6
Năm h c 2010 - 2011ọ
21
Tr ng THCS Thanh Yên Ng i so n:ườ ườ ạ
Nguy n Tr ng S nễ ọ ơ
ngựa.
4 - Muốn làm nữ hoàng. - Nổi giận
lôi đình, tát
vào mặt ông

lão.
- Nổi sóng mù mịt.
5 - Muốn làm long
vương.
- Nổi cơn
thịnh nộ.
- Nổi sóng ầm ầm.
=> Đòi hỏi ngày càng
tăng từ vật chất -> địa
vị cao sang, tham lam
tột cùng.
- Tàn nhẫn,
bội bạc
- Phép lặp có sự biến
thức tạo ra trình tự
tăng tiến.
- Thái độ, công lí của
nhân dân.
- Hiền lành
đến mức nhu
nhược.
? Vì sao mụ đòi cái máng lợn
mới.
- Khi đã được cái máng lợn
mới rồi mụ lại đòi 1 ngôi nhà
rộng
? Vậy em có suy nghĩ gì về
đòi hỏi của mụ?
? Nếu như mụ vợ ông lão chỉ
dùng lại ở đòi 1 cái máng và 1

ngôi nhà thì theo em cuộc
sống của vợ chồng lão như thế
nào?
- GV:dẫn dắt.
- Từ 1 nhân dân quèn, 1 chữ
cắn đôi không biết mụ đã trở
thành bà nhất phẩm phu nhân.
Mụ không dừng ở đấy mụ còn
đòi làm nữ hoàng.
? Theo em mụ có xứng đáng
làm nữ hoàng không? Vì sao?
? Vậy tại sao mụ lại được cá
vàng đáp ứng những yêu cầu
đó?
GiảI thích
Nêu nhận định
Tưởng tượng
GiảI thích
GiảI thích
- Cái máng lợn nhà mụ đã sứt
mẻ.
- Hai vợ chồng sống trong 1 túp
lều rách nát thì mụ đòi 1 ngôi
nhà mới để thay thế cho 1 túp
lều rách nát thì đó là mong
muốn bình thường.
- Vẫn tiếp tục cuộc sống bình dị
của người lao động.
- Không xứng đáng vì làm vua
phải thông minh, tài trí và mụ

không có được những điều đó.
- Cá vàng muốn trả ơn cho ông
lão đã cứu sống mình.
Giáo án Ng ữ văn 6
Năm h c 2010 - 2011ọ
22
Tr ng THCS Thanh Yên Ng i so n:ườ ườ ạ
Nguy n Tr ng S nễ ọ ơ
- Khi đã có đầy đủ mọi thứ
nhưng mụ không dừng ở đấy
mà còn đòi làm Long Vương
bắt cá vàng phải hầu hạ - 1 địa
vị mơ hồ.
? Em có nhận xét gì qua các
lần đòi hỏi của mụ vợ?
? Em hiểu gì về mụ vợ qua
những đòi hỏi đó?
? Em biết câu thành ngữ nào
nói về lòng tham vô đáy đó?
- GV: Khái quát
- Cùng với mỗi lần đòi hỏi
của mụ vợ là mỗi lần mụ được
đáp ứng chính ông lão lủi thủi
ra biển truyền đạt với cá vàng.
? Vậy thái độ của mụ vợ đối
với ông lão ra sao?
- GV: Ghi cột 3.
? Việc mụ vợ đối xử như vậy
với ông lão cho thấy tính cách
nào của mụ?

- Gv giảng
? Đến khi nào sự bội bạc của
mụ đạt tới tột đỉnh.
- cùng với những tham vọng
được đáp ứng của mụ vợ ông
lão là hình tượng biển.
? Cảnh biển xuất hiện nhiều
lần và mỗi lần xuất hiện có gì
khác.
? Tác giả đã sử dụng nghệ
thuật gì khi miêu tả biển?
- GV: giảng
? Sự lặp lại ở đây có tác dụng
gì?
Đánh giá
Bộc lộ
Trình bày
Phát hiện
Nhận xét
Phát hiện
Phát hiện
Trả lời
- Đòi hỏi ngày càng tăng từ vật
chất -> địa vị cao sang.
=> Mụ vợ tham lam tột cùng.
- Thành ngữ: Được voi đòi tiên.
- Mắng: Đồ ngốc.
- Quát to hơn: Đồ ngu.
- Mắng như tát nước vào mặt.
- Nổi trận lôi đình tát vào mặt

ông lão.
- Nổi cơn thịnh nộ.
-> Mụ vợ là con người độc ác,
tàn nhẫn, bội bạc
- Không chỉ tham lam, lòng
tham khiến mụ trở nên tàn ác,
bội bạc.
- Biển gợi sóng êm ả.
- Biển đã nổi sóng.
- Biển nổi sóng dữ dội.
- Biển nổi sóng mù mịt.
- Biển nổi sóng ầm ầm.
-> Phép lặp có sự biến thức
Giáo án Ng ữ văn 6
Năm h c 2010 - 2011ọ
23
Tr ng THCS Thanh Yên Ng i so n:ườ ườ ạ
Nguy n Tr ng S nễ ọ ơ
? Sự thay đổi của biển cho em
hiểu gì về thái độ của biển
trước những đòi hỏi của mụ
vợ
? Thái độ ấy của biển giúp em
liên tưởng gì tới thái độ của
nhân dân?
- GV khái quát: Thái độ của
biển là thái độ, phản ứng của
nhân dân
? Thái độ và hành động của
ông lão trước những đòi hỏi

của mụ vợ?
? Em cảm nhận được gì qua
hình ảnh ông lão?.
- Tính nhu nhược của ông lão
đã vô tình tiếp tay, đồng lõa
cho tính tham lam của mụ vợ
? PuSKin muốn gửi gắm
những gì qua hình ảnh ông lão
? Câu truyện được kết thúc
như thế nào? ý nghĩa của cách
kết thúc ấy?
? Em có nhận xét gì về sự
trừng phạt của cá vàng đối với
mụ vợ.
? Theo em, cá vàng trừng trị
mụ vợ tội gì?
Trả lời
Trả lời
Phát hiện
Suy nghĩ, trả
lời
Trao đổi bàn,
trình bày
Suy nghĩ trả lời
Nhận xét
tạo ra trình tự tăng tiến.
- Tạo tình huống, tạo hấp dẫn.
- Khắc sâu nội dung, góp phần
bộc lộ chủ đề tác phẩm.
- Tụ đậm tính cách nhân vật.

- Biển từ chỗ đồng tình -> căm
giận bất bình, báo hiệu 1 sự
trừng phạt ghê gớm nhất định
phải tới.
- Thái độ công lý của nhân dân.
- Đều làm theo yờu cầu của mụ
vợ, 5 lần ra biển cầu xin cỏ
vàng trả ơn, giỳp đỡ.
- ông lão hiền lành đến mức
nhu nhược.
- Người lao động Nga không
tham lam,
- Phê phán tính thỏa hiệp, nhu
nhược
- Với ông lão: ông không mất gì
cả, chỉ như vừa qua 1 cơn ác
mộng. ông được trả lại cuộc
sống bình yên thủa trước.
- Với mụ vợ: Trở lại như xưa
(Túp lều, máng lợn sứt mẻ).
- Trừng phạt đích đáng và
nghiêm khắc.
Giáo án Ng ữ văn 6
Năm h c 2010 - 2011ọ
24
Tr ng THCS Thanh Yên Ng i so n:ườ ườ ạ
Nguy n Tr ng S nễ ọ ơ
? Nhân vật cá vàng tượng
trưng cho điều gí? Bốn lần cá
vàng thỏa mãn yêu cầu của

mụ vợ đã nói lên điều gì? Tại
sao lần thứ 5 lại từ chối.
Gv khái quát
Trả lời
Hs đọc ghi nhớ
- Vì tham lam và bội bạc.
- Tượng trưng cho khả năng kỳ
diệu của con người, thể hiện
lòng biết ơn với tấm lòng nhân
hậu bao dung. Bốn lần cá vàng
đáp ứng đòi hỏi chứng tỏ sự
rộng lượng của cá. Lần 5 cá
vàng thật sáng suốt và nghiêm
khắc.
* Ghi nhớ: sgk
D.Hướng dẫn hoạt động tiếp nối (1p)
- Học thuộc ghi nhớ. Làm Bài tập: 1, 2 SGK/36.
- Đọc và kể lại truyện. Tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện theo hướng dẫn
- Liệt kê những lần đòi hỏi của mụ vợ để thấy được thái độ của mụ đối với
chồng, thái độ của biển, của ông lão?
- Chuẩn bị bài “ Thứ tự kể trong văn tự sự”.
Ngày soạn : 08/10/2010
Ngày dạy: 16/10/2010
Tiết 36
THỨ TỰ TRONG VĂN KỂ CHUYỆN
A. Mục tiêu cần đạt:
Qua bài học hs cần đạt được
1. Kiến thức
Thấy được trong tự sự có thể kể '' xuôi '', có thể kể '' ngược '' . Điều kiện cần khi
kể ngược.

2.Kĩ năng:
- Tự nhận thấy sự khác biệt của cách kể ''xuôi '' và cách kể '' ngược ''.
- Biết được cách kể ngược phải có điều kiện. Chon thứ tự kể phải phù hợp với
thể loại và nhu cầu biểu hiện nội dung. Vận dụng hai cách kể vào bài viết của mình.
3.Thái độ.
Giáo án Ng ữ văn 6
Năm h c 2010 - 2011ọ
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×