Tải bản đầy đủ (.docx) (192 trang)

Đối chiếu từ ngữ chỉ hoa trong tiếng anh và tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (800.37 KB, 192 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ THỦY CHUNG

ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA
TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

HÀ NỘI - 2020


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ THỦY CHUNG

ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA
TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT

Ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 9 22 90 20

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. HÀ QUANG NĂNG
2. TS. PHẠM HIỂN


HÀ NỘI - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được cơng
bố trong bất kỳ cơng trình nào khác. Nội dung luận án có tham khảo và sử
dụng ngữ liệu được trích dẫn từ các tác phẩm và nguồn tư liệu đăng tải trên
các trang thông tin điện tử theo Danh mục tài liệu tham khảo của luận án.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2020

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Thủy Chung


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................................................. 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN....................................................................................................................................................... 9
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu............................................................................................ 9
1.1. Nghiên cứu về từ ngữ chỉ hoa trên thế giới................................................................... 9
1.2. Nghiên cứu về từ ngữ chỉ hoa ở Việt Nam.................................................................. 10
2. Cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài luận án................................................................. 13
2.1. Lý thuyết về từ và nghĩa của từ........................................................................................ 13
2.1.1. Từ................................................................................................................................... 13
2.1.2. Nghĩa của từ............................................................................................................... 21
2.1.3. Thành ngữ, tục ngữ và ca dao............................................................................. 31

2.2. Một số vấn đề về quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa............................................ 32
2.2.1. Khái niệm về văn hóa............................................................................................. 32
2.2.2. Đặc điểm văn hóa Anh và Việt........................................................................... 32
2.2.3. Mối quan hệ giữa ngơn ngữ và văn hóa......................................................... 33
2.3. Lý thuyết về định danh từ vựng....................................................................................... 35
2.3.1. Khái niệm định danh............................................................................................... 35
2.3.2. Đơn vị định danh...................................................................................................... 37
2.3.3. Cơ chế định danh của đơn vị định danh phái sinh (định danh bậc 2). .38
2.3.4. Biến thể định danh................................................................................................... 38
2.4. Lý thuyết về đối chiếu ngôn ngữ...................................................................................... 39
2.4.1. Khái niệm ngôn ngữ học đối chiếu................................................................... 39
2.4.2. Các bình diện đối chiếu ngơn ngữ..................................................................... 39
2.4.3. Các phương pháp đối chiếu.................................................................................. 40
2.4.4. Các nguyên tắc nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ.................................. 41
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1............................................................................................................... 42
Chương 2: ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO, ĐỊNH DANH VÀ NGỮ
NGHĨA TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT..............43
2.1. Đặc điểm cấu tạo từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt....................... 43
2.1.1. Đặc điểm cấu tạo từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Anh....................................... 43


2.1.2. Đặc điểm cấu tạo từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Việt....................................... 46
2.1.3. Đối chiếu đặc điểm cấu tạo từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Anh và
tiếng Việt.................................................................................................................................. 49
2.2. Đặc điểm định danh từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt................51
2.2.1. Tính có lý do và khơng có (hoặc chưa rõ) lý do đặt tên của tên gọi.....51
2.2.2. Đặc điểm định danh tên gọi các loại hoa trong tiếng Anh.......................52
2.2.3. Đặc điểm định danh tên gọi các loài hoa trong tiếng Việt........................ 58
2.2.4. Các biến thể tên gọi các loài hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt............64
2.2.5. Đối chiếu đặc trưng dùng để định danh tên các loài hoa trong

tiếng Anh và tiếng Việt....................................................................................................... 70
2.3. Đặc điểm ngữ nghĩa từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt.................80
2.3.1. Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Anh......................... 81
2.3.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Việt......................... 87
2.3.3. Đối chiếu đặc điểm ngữ nghĩa từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Anh và
tiếng Việt.................................................................................................................................. 95
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2............................................................................................................. 102
Chương 3: ĐỐI CHIẾU NGHĨA BIỂU TRƯNG CỦA THÀNH NGỮ,
TỤC NGỮ, CA DAO CÓ CHỨA THÀNH TỐ HOA VÀ TÊN GỌI CÁC
LOÀI HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT................................................ 104
3.1. Nghĩa biểu trưng của thành ngữ, tục ngữ, ca dao có chứa thành tố
flower và tên gọi các loài hoa trong tiếng Anh................................................................ 104
3.1.1. Nghĩa biểu trưng của thành ngữ, tục ngữ, ca dao tiếng Anh chứa
thành tố “flower” (hoa).................................................................................................... 104
3.1.2. Nghĩa biểu trưng của thành ngữ, tục ngữ, ca dao tiếng Anh chứa
tên gọi các loài hoa............................................................................................................ 108
3.2. Nghĩa biểu trưng của thành ngữ, tục ngữ, ca dao tiếng Việt có chứa
thành tố hoa và tên gọi các loài hoa...................................................................................... 121
3.2.1. Nghĩa biểu trưng của thành ngữ, tục ngữ, ca dao có chứa thành tố hoa .. 121

3.2.2. Nghĩa biểu trưng của thành ngữ, tục ngữ, ca dao tiếng Việt có
chứa tên gọi các loài hoa................................................................................................. 133


3.3. Đối chiếu nghĩa biểu trưng của thành ngữ, tục ngữ, ca dao có chứa từ
hoa và tên các lồi hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt.................................................. 141
3.3.1. Nghĩa biểu trưng của thành ngữ, tục ngữ, ca dao chứa thành tố
“flower” trong tiếng Anh và “hoa” trong tiếng Việt............................................. 143
3.3.2. Nghĩa biểu trưng của thành ngữ, tục ngữ, ca dao chứa tên các loài
hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt................................................................................ 144

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3............................................................................................................. 146
KẾT LUẬN....................................................................................................................................... 147
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CĨ NỘI DUNG LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.............................................................................................................. 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................... 152
PHỤ LỤC................................................................................. Error! Bookmark not defined.


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

1

CBĐ

2

CĐBĐ

3

T

4

C–P

5


Đ–L


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tên gọi hoa trong tiếng Anh xét về mặt cấu tạo................................................ 45
Bảng 2.2: Tên gọi hoa trong tiếng Việt xét về mặt cấu tạo................................................ 47
Bảng 2.3: Bảng các kiểu định danh tên gọi các loại hoa trong tiếng Anh....................53
Bảng 2.4: Bảng các kiểu định danh tên gọi các loài hoa trong tiếng Việt....................59
Bảng 2.5: Bảng so sánh các kiểu định danh tên các loài hoa trong tiếng Anh và
tiếng Việt.................................................................................................................................. 70
Bảng 2.6: Bảng tổng kết thống kê các biểu hiện bằng từ ngữ của nét nghĩa
trong tiếng Anh...................................................................................................................... 86
Bảng 2.7: Bảng tổng kết thống kê các biểu hiện bằng từ ngữ của nét nghĩa
trong tiếng Việt...................................................................................................................... 93
Bảng 2.8: Bảng so sánh đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ tên gọi các loài hoa
trong tiếng Anh và tiếng Việt........................................................................................... 95
Bảng 3.1: Bảng đối chiếu nghĩa biểu trưng của thành ngữ, tục ngữ, ca dao có
chứa thành tố hoa” và tên các loài hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt...........142


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Tam giác ngữ nghĩa của S.Ullmann
Sơ đồ 1.2: Tháp nghĩa hình học khơng gian của Đỗ Hữu Châu


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xu hướng nghiên cứu các lớp từ hay các nhóm từ ngữ trong ngơn ngữ
học dưới nhiều góc độ như ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ dụng v.v đã được phát

triển từ rất lâu và có những đóng góp lớn cho thực tiễn sử dụng ngôn ngữ, đặc
biệt là các nghiên cứu liên quan đến đối chiếu các lớp từ giữa các ngôn ngữ.
Từ ngữ chỉ hoa có số lượng khá lớn và mang ý nghĩa phong phú, đa
dạng nên chúng trở thành đối tượng được ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu
từ nhiều góc độ và bình diện. Trên thế giới, có các nghiên cứu theo đường
hướng khác nhau về hoa. Dưới góc độ văn hóa, tác giả Huss et all (2017) đã
nghiên cứu về các loài hoa (với các cách tri nhận khác nhau) được khái quát
hóa như thế nào trong một nền văn hóa. Về góc độ tâm lý, tác giả HavilandJohns et all (2005) đã thực hiện các nghiên cứu khác nhau và chỉ ra hoa là một
yếu tố mang lại cảm xúc tích cực mạnh mẽ. Trong nghiên cứu của Frownfelter
(2010), các loài hoa được sử dụng như một cách nói ẩn dụ để giải quyết
những vấn đề cảm xúc có liên quan đến chủ đề giới tính nữ. Ở Việt Nam,
cũng có nhiều nghiên cứu về hoa chủ yếu theo góc độ ngữ nghĩa học, đầu tiên
phải kể đến nghiên cứu của Cao Thị Thu (1995) đã xác định được những đặc
điểm định danh và ngữ nghĩa của tên gọi thực vật trong trường từ vựng tên
gọi thực vật, trong đó có đề cập tới từ chỉ hoa. Lê Thị Kim Dung (2019)
nghiên cứu làm rõ đặc điểm cấu trúc ngữ nghĩa và phương thức chuyển nghĩa
của các từ chỉ hoa trong tiếng Hán, so sánh với tiếng Việt. Ngồi ra có các
nghiên cứu khác về trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ hoa sử dụng ngữ liệu
nghiên cứu là các loại hình văn học dân gian như Hà Thị Quế Anh (2007);
Trần Hạnh Nguyên (2014) v.v. Như vậy, chưa có nghiên cứu nào về nhóm từ
chỉ hoa có đối chiếu giữa tiếng Anh và tiếng Việt.
Về mặt thực tiễn, người học, người sử dụng ngôn ngữ gặp nhiều khó
khăn trong việc học và dịch các từ và cụm từ vì phương thức cấu tạo từ, cụm
từ, đặc điểm ngữ nghĩa của chúng phức tạp, gồm nhiều tầng bậc. Nghiên cứu
đối chiếu về khả năng tạo từ, đặc điểm định danh và ngữ nghĩa của các từ ngữ
chỉ hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt để từ đó tìm ra những điểm tương đồng
và khác biệt về đặc điểm văn hóa giữa hai cộng đồng ngơn ngữ sẽ giúp cho
việc sử dụng ngôn ngữ hàng ngày và dịch thuật được thuận lợi hơn.
1



Với những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Đối chiếu từ ngữ chỉ
hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt” cho luận án của mình.
2.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1.
Mục đích nghiên cứu

Thơng qua so sánh đối chiếu đặc điểm cấu tạo, định danh và ngữ nghĩa
của các từ ngữ chỉ hoa cũng như các hướng nghĩa biểu trưng của các thành
ngữ, tục ngữ, ca dao có chứa từ chỉ hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt để làm
sáng tỏ những tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ, đồng thời chỉ ra
được các yếu tố văn hóa, đặc điểm tư duy của cộng đồng người sử dụng tiếng
Anh và tiếng Việt có thể tác động đến sự tương đồng và khác biệt này.
2.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án cần giải quyết các
nhiệm vụ nghiên cứu sau:
Tổng quan tình hình nghiên cứu về hoa dưới các góc độ khác nhau nói
chung và nghiên cứu về từ ngữ chỉ hoa nói riêng ở trong nước và trên thế giới
nhằm tổng hợp, đánh giá những kết quả nghiên cứu đã đạt được, từ đó xác
định những vấn đề, nội dung còn bỏ ngỏ (khoảng trống nghiên cứu) để tiếp
tục nghiên cứu;
Xác lập một khung lý thuyết để làm cơ sở nghiên cứu các vấn đề được
đặt ra trong luận án;
Miêu tả cấu tạo, phân tích đặc điểm định danh và đặc điểm ngữ nghĩa
và nghĩa biểu trưng của từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt;

Đối chiếu đặc điểm cấu tạo, đặc điểm định danh, đặc điểm ngữ nghĩa
và ý nghĩa biểu trưng của từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những đơn vị từ ngữ chỉ hoa trong
tiếng Anh và tiếng Việt.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Vì từ ngữ về hoa có số lượng rất lớn biểu thị các phương diện khác
nhau của hoa, chẳng hạn bao gồm các từ ngữ biểu thị: màu sắc của hoa, bộ
phận của hoa, đặc tính, trạng thái của hoa, tên gọi các lồi hoa... bởi vậy trong
khuôn khổ của luận án, chúng tôi chỉ giới hạn tập trung vào các từ ngữ là tên
2


gọi các loài hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt. Mặc dù vậy, khi nghiên cứu về
tên gọi các loài hoa, luận án không đề cập đến phương diện từ nguyên, nguồn
gốc…mà chỉ tập trung nghiên cứu các bình diện sau:
+
Cấu tạo các đơn vị từ vựng trong tiếng Anh và tiếng Việt dùng để gọi
tên các loài hoa;
+
Phương thức định danh: Tìm hiểu cơ chế hay các đặc trưng được
chọn để gọi tên hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt;
+
Đặc điểm ngữ nghĩa: phân tích thành tố nghĩa để phân giải lời định
nghĩa từ điển thành các nét nghĩa khu biệt hay còn gọi là nghĩa vị, phản ánh
những đặc trưng cơ bản của đối tượng được biểu thị;
+

Ý nghĩa biểu trưng: từ khối liệu thành ngữ, tục ngữ và ca dao có chứa


thành tố hoa và tên các loài hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt, luận án chỉ ra các
hướng nghĩa biểu trưng trong hai ngôn ngữ, đối chiếu để tìm ra những điểm tương
đồng và khác biệt, từ đó làm rõ mối liên hệ mật thiết giữa các yếu tố ngơn ngữ, văn
hóa và tư duy trong mỗi cộng đồng người sử dụng tiếng Anh và tiếng Việt.

4. Phương pháp nghiên cứu và ngữ liệu nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu và thực hiện được các nhiệm vụ đặt ra
của luận án, chúng tôi sử dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp miêu tả: Đây là phương pháp nghiên cứu để miêu tả đặc
điểm cấu tạo, định danh, ngữ nghĩa và nghĩa biểu trưng của từ ngữ thuộc
trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ hoa xuất hiện trong ngữ cảnh là các câu thành
ngữ, tục ngữ và ca dao trong tiếng Anh và tiếng Việt.
Phương pháp đối chiếu: Đây là phương pháp nghiên cứu chính để giải
quyết các vấn đề của luận án. Luận án sử dụng phương pháp đối chiếu hai
chiều. Phương pháp này được sử dụng để tìm ra sự giống nhau và khác nhau
mang tính đặc trưng ngơn ngữ, văn hóa và tư duy ở người Anh và người Việt
thông qua các từ ngữ chỉ hoa.
Phương pháp phân tích thành tố nghĩa: Đây là phương pháp được sử
dụng để phân tích cấu trúc ngữ nghĩa của các từ ngữ chỉ các loài hoa để phát
hiện các nét nghĩa/ nghĩa vị khu biệt, từ đó tìm ra nét nghĩa làm cơ sở cho sự
chuyển nghĩa và sự biểu trưng hóa được thể hiện trong ca dao, thành ngữ, tục
ngữ tiếng Anh và tiếng Việt.
3


Thủ pháp thống kê phân loại: Các hiện tượng ngôn ngữ khơng chỉ có
những đặc trưng về chất mà cịn có cả đặc trưng về lượng nên thủ pháp thống
kê phân loại được sử dụng nhằm thống kê và phân loại các từ ngữ chỉ các loài

hoa và các ý nghĩa của chúng trong từ điển giải thích tiếng Anh, từ điển giải
thích tiếng Việt, từ điển, sách báo và các trang mạng để làm ngữ liệu cho việc
nghiên cứu đối chiếu của luận án.
4.2. Ngữ liệu nghiên cứu
Để có ngữ liệu đối chiếu trong luận án, chúng tôi thu thập và phân chia
ngữ liệu của luận án thành hai nhóm chính: nhóm ngữ liệu 1 gồm các từ ngữ
chỉ tên gọi loài hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt; nhóm ngữ liệu 2 là các
thành ngữ, tục ngữ và ca dao có chứa từ hoa và tên các lồi hoa trong tiếng
Anh và tiếng Việt. Các nhóm ngữ liệu này được dùng vào các mục đích sau:
Nhóm ngữ liệu 1: được sử dụng vào việc khảo sát, miêu tả và phân tích
đặc điểm cấu tạo từ, đặc điểm định danh, biến thể định danh và đặc điểm ngữ
nghĩa của các từ ngữ chỉ tên loài hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt. Nhóm ngữ
liệu này bao gồm 347 từ ngữ chỉ tên hoa trong tiếng Anh và 355 từ ngữ chỉ
tên hoa trong tiếng Việt được thu thập từ các nguồn từ điển giải thích, từ điển
sinh học, từ điển trực tuyến, từ điển, sách, báo và các trang mạng về hoa và
nghệ thuật cây cảnh. (Xem phụ lục I và II)
Đặc biệt, đối với từ điển ngữ văn (từ điển giải thích), ngồi việc thu
thập từ ngữ chỉ các lồi hoa, luận án cịn sử dụng định nghĩa tên các lồi hoa
trong từ điển giải thích để phân tích các nét nghĩa hay nghĩa vị. Do các nguồn
từ điển hiện nay khá đa dạng nên luận án sử dụng các định nghĩa trong từ điển
của Oxford Advanced Learner’s Dictionary, Nxb ĐH Oxford, tb 2015 và Từ
điển tiếng Việt (Hồng Phê chủ biên, Nxb Từ điển Bách Khoa, 2012).
Nhóm ngữ liệu 2: được sử dụng để phân tích và làm rõ các hướng biểu
trưng của từ hoa và tên các loài hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt. Do ngữ
nghĩa liên tưởng được đặt trong bối cảnh nên ngữ liệu chúng tôi thu được là
các thành ngữ, tục ngữ và ca dao gồm 75 thành ngữ, tục ngữ và ca dao trong
tiếng Anh và 156 thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong tiếng Việt. Nhóm ngữ liệu
này được thu thập từ các nguồn từ điển thành ngữ, tục ngữ trực tuyến, từ điển
thành ngữ, tục ngữ tiếng Anh và tiếng Việt và kho tàng ca dao. (Xem phụ lục
III và IV)

4


Tiêu chí thu thập ngữ liệu: Để có nguồn ngữ liệu chính xác và đầy đủ,
luận án căn cứ vào định nghĩa của từ hoa trong từ điển sinh học, từ điển giải
thích tiếng Anh và tiếng Việt để thu thập:
Trong thực vật học, hoa (phương ngữ miền bắc) hay bông (phương ngữ
miền nam) là bộ phận chứa cơ quan sinh sản, đặc trưng của thực vật có hoa,
cụ thể là một chồi rút ngắn mang những lá biến đổi làm chức năng sinh sản
của cây. Về mặt cấu trúc thực vật học, hoa là một dạng cành đặc biệt. Các loài
hoa chiếm một phần quan trọng trong đời sống văn hóa tín ngưỡng của con
người, và một số (chẳng hạn như sen, đào và hồng) mang ý nghĩa văn hóa và
biểu tượng rộng rãi.
Theo Advanced Learner’s Dictionary (2015), flower (hoa) có các nghĩa
sau: 1. The coloured part of a plant from which the seed or fruit develops.
Flowers usually grow at the end of a stem and last only a short time (Bộ phận
có màu sắc của cây mà từ đó hạt hoặc quả phát triển). 2. A plant grown for the
beauty of its flowers (Một cây được trồng để lấy hoa đẹp). 3. A flower with its
stem that has been picked as a decoration (Một bơng hoa có cuống được hái
để trang trí).
Theo Hồng Phê (2012), hoa được định nghĩa như sau: 1. Cơ quan sinh
sản hữu tính của cây hạt kín, thường có màu sắc và hương thơm. 2. Cây trồng
để lấy hoa làm cảnh. 3. Vật có hình đẹp tựa như bơng hoa. 4. (id). Hoa tai
(nói tắt). 5. (kng). Đơn vị đo khối lượng, bằng một phần mười lạng, ngày
trước được đánh dấu hoa thị trên cán cân. 6. (dùng phụ sau d). Hình hoa
trang trí. 7. (kết hợp hạn chế). Dạng chữ đặc biệt, to hơn chữ thường, thường
dùng ở đầu câu và đầu danh từ riêng.
Trên cơ sở định nghĩa về hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt, luận án sẽ
khảo sát và thống kê số lượng từ ngữ chỉ tên hoa theo hai tiêu chí:
1. Cơ quan sinh sản hữu tính của cây hạt kín, thường có màu sắc và hương

thơm như: lotus (hoa sen), cherry blossom (hoa anh đào), peach blossom (hoa
đào) và hoa bưởi, hoa khế, hoa sen v.v.
2. Cây trồng để lấy hoa làm cảnh như: orchid (hoa lan), rose (hoa hồng), lily
(hoa loa kèn) và hoa hồng, hoa lan, hoa thược dược v.v.
Qua q trình khảo sát, chúng tơi thu được 75 thành ngữ, tục ngữ và ca
dao chứa thành tố “flower” và tên các loài hoa trong các từ điển thành ngữ,
5


tục ngữ và sách về ca dao, dân ca trong tiếng Anh. Trong tiếng Việt, hoa và
tên gọi các loài hoa xuất hiện rất nhiều trong loại hình văn học dân gian như
thành ngữ, tục ngữ và đặc biệt là ca dao, vì vậy luận án thu thập cả thành ngữ,
tục ngữ, ca dao có chứa thành tố hoa và tên các lồi hoa và chúng tơi thu được
156 thành ngữ, tục ngữ, ca dao chứa thành tố “hoa” và “tên các loài hoa” từ
các từ điển thành ngữ, tục ngữ và kho tàng ca dao người Việt. Đối với các ngữ
liệu này (thành ngữ, tục ngữ và ca dao) trong tiếng Anh và tiếng Việt, luận án
chỉ khảo sát thống kê những thành ngữ, tục ngữ và những câu ca dao có chứa
tên các lồi hoa và bộ phận của hoa như: màu sắc của hoa, cánh hoa, búp
hoa, bông hoa v.v.
4.3.

Phương pháp thu thập ngữ liệu nghiên cứu

Nguồn ngữ liệu phục vụ cho luận án được tiến hành thu thập trong
khoảng thời gian 6 tháng (từ tháng 4/2018 đến tháng 10/2018). Cách thức thu
thập ngữ liệu được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Tìm tất cả tên các loài hoa và định nghĩa của chúng trong các
từ điển giải thích, từ điển về hoa, sách báo, tạp chí bằng tiếng Anh và tiếng
Việt… Đánh từ khóa chỉ tên các loài hoa như rose hay hoa hồng trên các trang
mạng về hoa và cây cảnh. Khi thu thập ngữ liệu ln dựa trên tiêu chí

đã đặt ra.
Bước 2: Tìm tất các thành ngữ, tục ngữ và ca dao có chứa thành tố
flower và thành tố hoa hay tên các loài hoa trong các từ điển thành ngữ, tục
ngữ bằng tiếng Anh và tiếng Việt và trong kho tàng ca dao, dân ca Anh và
Việt. Đánh các từ khóa flower và hoa hay cụm từ khóa các thành ngữ tục ngữ
có chứa từ flower, hoa và tên các lồi hoa trên các trang mạng để thực hiện
việc tìm kiếm.
Bước 3: Thống kê và phân tích đặc điểm cấu tạo của các từ ngữ chỉ tên
các loài hoa dựa trên tiêu chí của từ đơn, từ ghép, từ phái sinh, từ láy và các
cụm từ (ngữ). Phân tích đặc điểm định danh trong tiếng Anh dựa trên từ điển
từ nguyên trực tuyến () và dựa vào những tiêu
chí hay đặc trưng đã được xác định trong nghiên cứu cách định danh thực vật
giữa các ngôn ngữ Nga, Anh và Kazakstan của G.I.Ujukbaeva. Các tiêu chí
đó bao gồm: 1. Hình thức (a. Các sự vật khác, b. Động vật, c. Bộ phận cơ thể
động vật, d. Bộ phận cơ thể người); 2. Màu sắc; 3. Kích cỡ; 4. Số lượng bộ
6


phận; 5. Ứng dụng trong đời sống; 6. Ứng dụng trong y học; 7. Nơi sinh
trưởng; 8. Mùi; 9. Vị và 10. Thuộc tính khác. Trong tiếng Việt, hiện nay chưa
có từ điển từ nguyên nên việc xác định đặc trưng định danh tên các loài hoa
chủ yếu dựa vào các tiêu chí trong kết quả nghiên cứu của G.I.Ujukbaeva và
đặc tính vốn có của sự vật hiện tượng. Phân tích đặc điểm ngữ nghĩa dựa trên
các định nghĩa tên các lồi hoa trong từ điển giải thích tiếng Anh và tiếng Việt
để xác định nét nghĩa hay nghĩa vị khu biệt như nét nghĩa phân loại, màu sắc,
hình thức/cấu tạo, kích cỡ v.v.
Bước 4: Nhập các ngữ liệu vào phần mềm máy tính để phân tích số
liệu, tính tỷ lệ phần trăm (%).
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án là cơng trình nghiên cứu đối chiếu có hệ thống và chuyên sâu về

nhóm từ chỉ hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt ở bình diện cấu tạo, định danh và
ngữ nghĩa. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ đóng góp một phần nhất định vào
việc nghiên cứu lý thuyết của ngôn ngữ học đối chiếu cũng như đối chiếu một
nhóm từ ngữ cụ thể giữa các ngơn ngữ thuộc loại hình ngơn ngữ khác nhau. Trên
cơ sở phân tích và đối chiếu đặc điểm cấu tạo từ, đặc điểm định danh và ngữ
nghĩa của các từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt, luận án sẽ chỉ ra sự
tương đồng và khác biệt trong cách tạo từ, định danh và ngữ nghĩa của các từ
ngữ chỉ các lồi hoa trong hai ngơn ngữ, từ đó rút ra một số đặc trưng văn hóa
của ngơn ngữ và tư duy của hai cộng đồng người Anh và Việt.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể góp phần vào việc nghiên cứu
một số vấn đề lý thuyết về nghĩa và nghĩa biểu trưng của một nhóm từ trong
các ngơn ngữ thuộc loại hình khác nhau. Chính sự đối chiếu ngữ nghĩa nói
chung, nghĩa biểu trưng nói riêng của các từ ngữ chỉ các loài hoa trong tiếng
Anh và tiếng Việt có thể giúp thấy được một số đặc trưng văn hóa - dân tộc
trong ngơn ngữ và tư duy của hai cộng đồng người Anh và Việt. Do vậy, các
kết quả nghiên cứu đã góp thêm tiếng nói khẳng định vai trị của lí thuyết về
ngữ nghĩa chưa phải đã lỗi thời mà vẫn có giá trị đối với việc nghiên cứu từ
vựng ngữ nghĩa của một ngôn ngữ.
7


6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu đối chiếu nhóm từ chỉ hoa trong tiếng Anh và tiếng
Việt có đóng góp thiết thực cho thực tiễn giảng dạy tiếng Anh cho người Việt
và dạy tiếng Việt cho người Anh với tư cách là những ngoại ngữ. Đồng thời,
nó cũng giúp cho việc phân tích, bình giá các từ ngữ chỉ hoa xuất hiện với tư
cách là những tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm văn chương bằng tiếng Anh

hay tiếng Việt.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của luận án cũng phục vụ cho công tác
biên, phiên dịch cũng như công tác biên soạn từ điển Anh – Việt, Việt – Anh.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, bố cục
luận án bao gồm 3 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận. Trong
chương này, các nghiên cứu liên quan đến các nhóm từ và nhóm từ chỉ hoa
được tổng hợp và phân tích. Một số vấn đề lý luận chung về từ, cụm từ, nghĩa
của từ, định danh, ngôn ngữ học đối chiếu, văn hóa cũng được trình bày trong
chương này.
Chương 2. Đối chiếu đặc điểm cấu tạo, định danh và ngữ nghĩa của
từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt. Chương này xác định đặc
điểm cấu tạo, đặc điểm định danh và ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ hoa giữa hai
ngôn ngữ Anh và Việt, sau đó được so sánh dựa trên các đặc điểm văn hóa
dân tộc.
Chương 3. Đối chiếu nghĩa biểu trưng của thành ngữ, tục ngữ, ca
dao có chứa thành tố hoa và tên gọi các loài hoa trong tiếng Anh và tiếng
Việt. Chương 3 tập trung phân tích sự kết hợp của flower (hoa) và tên các loài
hoa với các yếu tố khác trên trục ngữ đoạn nhằm làm rõ các hướng nghĩa biểu
trưng của thành ngữ, tục ngữ và ca dao chứa thành tố hoa và tên các loại hoa
trong tiếng Anh và tiếng Việt. Mỗi tiểu loại được so sánh đối chiếu để tìm ra
các điểm tương đồng và khác biệt; lý giải sự tương đồng và khác biệt này dựa
trên các đặc trưng văn hóa dân tộc.

8


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1. Nghiên cứu về từ ngữ chỉ hoa trên thế giới
Trên thế giới, đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu về các nhóm từ
ngữ chỉ màu sắc; chỉ khái niệm sắc đẹp; nhóm các từ ngữ về ánh sáng và
bóng tối v.v. và có một số nghiên cứu cụ thể về nhóm từ ngữ chỉ hoa dưới các
góc độ khác nhau.
+

Nghiên cứu dưới góc độ văn hóa:

Một nghiên cứu tiêu biểu ở góc độ này là của Huss et all (2017) với đề
tài “The meaning of Flowers: A Cultural and Perceptual Exploration of
Ornamental Flowers” (Ý nghĩa của các loài hoa: Một nghiên cứu theo hướng
văn hóa và tri nhận về các lồi hoa trang trí). Trong cơng trình này, các tác giả
đã tìm hiểu các lồi hoa khác nhau (với các cách tri nhận khác nhau) được
khái quát hóa như thế nào trong một nền văn hóa. Họ đã sử dụng phương
pháp kết hợp để điều tra sở thích của 150 khách thể đối với 4 loại hoa khác
nhau, khai thác lý do tại sao họ chọn những lồi hoa đó. Các tác giả còn điều
tra cách tri nhận của khách thể về khái niệm hoa nói chung và so sánh nó với
hình trịn tượng trưng cho tơn giáo của vũ trụ. Từ đó, các tác giả chuyển sang
các lý thuyết về tâm lý, tri nhận và văn hóa thơng qua việc sử dụng bản đồ
khái niệm (concept – map) để tiếp cận những hiểu biết văn hóa về các lồi hoa
cụ thể. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tất cả 4 loài hoa đều được lựa chọn
ngang nhau như là sự lựa chọn đầu tiên vì vậy tác giả đã giới thiệu khái niệm
phổ quát về hoa đó là làm tăng thêm sự bình tâm và hạnh phúc của con người.
Khái niệm hoa được xếp hạng cao hơn so với hình trịn tượng trưng cho tơn
giáo của vũ trụ vì hoa đem lại niềm hạnh phúc cịn hình trịn tượng trưng chỉ
mang lại sự quan tâm. Các loài hoa cũng được xếp hạng và phân biệt theo ý
nghĩa văn hóa mà các yếu tố hình ảnh khác nhau của chúng gợi lên trong bối
cảnh văn hóa của đất nước Do Thái. Kết quả nghiên cứu khẳng định rằng có

mối tương tác lẫn nhau giữa các yếu tố nhận thức phổ quát và yếu tố văn hóa
cụ thể liên quan đến các loài hoa. Ngoài ra, kết quả cũng cho thấy một khái
niệm trung tâm về hoa (flower) bao quát hơn các ý nghĩa văn hóa cụ thể của
các lồi hoa.
9


+ Nghiên cứu dưới góc độ tâm lý:
Cơng trình đầu tiên nghiên cứu về hoa từ góc độ tâm lý là của nhóm tác
giả Haviland-Jones et all (2005) thuộc Khoa tâm lý và di truyền học trường
đại học New Jersey “An Environmental Approach to Positive Emotion:
Flowers” (Một nghiên cứu theo cách tiếp cận mơi trường đối với cảm xúc tích
cực: Các lồi hoa), trong đó các tác giả đã thực hiện ba nghiên cứu khác nhau
và chỉ ra hoa là một yếu tố mang lại cảm xúc tích cực mạnh mẽ. Trong nghiên
cứu thứ nhất, kết quả cho thấy hoa, khi được tặng cho những người phụ nữ,
luôn tạo ra cho họ nụ cười thực sự (true smile). Những người phụ nữ nhận
hoa được cho rằng có tâm trạng tích cực hơn cho đến ba ngày sau đó. Trong
nghiên cứu thứ hai, một bông hoa được tặng cho những nam giới hay phụ nữ
trong thang máy thì đều tạo ra những ứng xử xã hội tích cực hơn là các yếu tố
kích thích khác. Trong nghiên cứu thứ ba, hoa được tặng cho những người già
(trên 55 tuổi), kết quả cho thấy những người già cũng có tâm trạng tích cực và
cải thiện được trí nhớ. Có thể nói hoa có những tác động tức thì hay tác động
lâu dài đến đến phản ứng cảm xúc, tâm trạng, hành vi xã hội và thậm chí cả trí
nhớ đối với cả nam giới và nữ giới. Hiện nay, có rất ít lý thuyết trong các
ngành học có thể giải thích được những phát hiện này. Tác giả cũng cho rằng
hoa rất hữu ích bởi vì chúng đã tiến hóa để nhanh chóng tạo ra những cảm
xúc tích cực ở lồi người.
Ngồi ra, Frownfelter (2010) có cơng trình nghiên cứu “Flower
Symbolism as Female Sexual Metaphor’ (Biểu tượng hoa trong ẩn dụ giới tính
nữ). Trong nghiên cứu này, qua những bức tranh màu nước tác giả vẽ từ năm

2009 đến 2010, Frownfelter đã sử dụng các lồi hoa như một cách nói ẩn dụ để
giải quyết những vấn đề và cảm xúc có liên quan đến chủ đề giới tính nữ.

1.2. Nghiên cứu về từ ngữ chỉ hoa ở Việt Nam

Việt Nam, hiện nay đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về trường
từ vựng ngữ nghĩa nói chung và từ ngữ chỉ hoa nói riêng. Các cơng trình
nghiên cứu chủ yếu dưới góc độ ngữ nghĩa học và cú pháp học.
+ Dưới góc độ ngữ nghĩa học
Nghiên cứu trường từ vựng tên gọi thực vật trong tiếng Việt, tác giả
Cao Thị Thu (1995) đã chỉ ra được những đặc điểm định danh và ngữ nghĩa
của tên gọi thực vật trong trường này, trong đó cũng đề cập đến từ chỉ hoa.
10


Cao Thị Thu cịn tìm hiểu đặc điểm dân tộc của cách định danh thực vật trong
tiếng Việt và có đối chiếu với một số ngôn ngữ Anh, Nga, Kazakstan. Trái lại,
nghiên cứu về “Khả năng liên tưởng nghĩa của từ hoa trong truyện Kiều”,
Phan Thị Huyền Trang (2007) không đi sâu nghiên cứu về đặc điểm định danh
và đặc điểm ngữ nghĩa của hoa và đối chiếu giữa các ngơn ngữ, mà đi sâu
phân tích, lý giải sự lan toả ý nghĩa của từ “hoa” từ tâm ra ngoại vi, cũng như
sợi dây gắn kết về ngữ nghĩa từ ngoại vi hướng về tâm. Đồng thời tác giả
cũng phác thảo phần nào cơ chế sản sinh khái niệm, cơ chế sản sinh ý nghĩa
mới của một từ qua tương tác ngữ cảnh, cũng như cơ cấu tổ chức từ vựng
trong ngơn ngữ. Theo đó, từ “hoa” trong “Truyện Kiều” xuất hiện 133 lần với
3 tư cách khác nhau: Hoa với tư cách là yếu tố cấu tạo từ: tài hoa, hào hoa,
phồn hoa (7 trường hợp), Hoa với tư cách là từ nhân danh: con Hoa, Hoa Nô
(4 trường hợp) và Hoa với tư cách là một thực từ với sự hội tụ đầy đủ hai mặt
biểu đạt - được biểu đạt và khả năng hoạt động độc lập: 122 trường hợp. Trên
cơ sở đó tác giả tìm hiểu khả năng liên tưởng nghĩa của từ “hoa” dưới góc độ

ngơn ngữ - văn hố. Nguyễn Thị Thanh Hường (2014), trong luận văn thạc sỹ
của mình “Trường từ vựng ngữ nghĩa về hoa và mẹ trong thơ Dương Kiều
Minh” đã khảo sát sáu tiểu trường từ vựng về hoa được nói đến trong thơ
Dương Kiều Minh đó là: trường từ vựng về các loài hoa, trường từ vựng về
đặc điểm, tính chất hoa, trường từ vựng về thời gian và không gian hoa xuất
hiện, trường về danh từ đơn vị dùng để chỉ hoa, trường về các bộ phận của
hoa và tiểu trường các từ chỉ trạng thái của hoa. Trường từ vựng về các loài
hoa là một trường từ vựng lớn, phong phú nhất trong trường từ vựng về hoa
trong tác phẩm của Dương Kiều Minh. Tác giả cũng cho rằng ngồi trường từ
vựng về các lồi hoa thì trường từ vựng về đặc điểm, tính chất cũng là một
trường khá tiêu biểu, với rất nhiều từ nói về hình dáng hoa, kích thước hoa,
hương hoa, màu sắc hoa được nhà thơ miêu tả rất chi tiết cụ thể. Tiếp đến là
trường từ vựng về thời gian và không gian hoa xuất hiện, tác giả đã thống kê
với 161 từ chỉ không gian, thời gian xuất hiện 302 lần. Dương Kiều Minh đã
đưa vào trong thơ mình cả một kho từ vựng về thời gian hoa nở, không gian
hoa xuất hiện trong thiên nhiên. Bên cạnh đó, trường từ vựng về hoa cịn có
các tiểu trường khác như các danh từ đơn vị dùng để chỉ hoa, trường các bộ
phận của hoa và trường về trạng thái của hoa. Đây cũng là những trường từ

11


phong phú gồm nhiều hệ thống từ khác nhau, số lượng từ lớn, tạo thành một
tập hợp từ miêu tả về hoa đầy đủ, chi tiết, giàu hình ảnh sắc thái về thiên
nhiên hoa cỏ trong thơ Dương Kiều Minh. Tiếp đó tác giả đi phân tích, bình
luận về vai trò của trường từ vựng về hoa thể hiện trong thơ Dương Kiều
Minh. Nó đã góp phần thể hiện bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, và góp phần
thể hiện tình cảm, tâm trạng của tác giả trước thiên nhiên, trước cuộc đời.
Nghiên cứu “Trường nghĩa hoa trong ca dao” (2014), Trần Hạnh Ngun đã
phân tích đặc điểm cấu tạo, hình thức của các từ chỉ hoa, nghĩa của các đơn vị

từ vựng thuộc trường nghĩa hoa trong ca dao, bao gồm cả sự chuyển nghĩa của
chúng. Từ đó, tác giả làm rõ nghĩa biểu trưng các từ thuộc trường tên gọi các
loài hoa trong ca dao bằng việc tập trung khảo sát bốn loài hoa xuất hiện
nhiều nhất trong trong ca dao người Việt như: Đào, mai, sen và hồng.
Gần đây nhất, trong luận án “Ngữ nghĩa của các từ chỉ hoa trong tiếng
Hán (liên hệ với tiếng Việt)”, Lê Thị Kim Dung (2019) đã nghiên cứu làm rõ
đặc điểm cấu trúc ngữ nghĩa và phương thức chuyển nghĩa của các từ chỉ hoa
trong tiếng Hán so sánh với tiếng Việt, tìm ra những điểm tương đồng và khác
biệt về ngữ nghĩa của các từ chỉ hoa trong hai ngôn ngữ, từ đó làm nổi rõ hàm
ý văn hóa và đặc điểm nhận thức của người Trung Quốc và Việt Nam thể hiện
qua ý nghĩa của nhóm từ này.
+
Dưới góc độ cú pháp học và ngữ nghĩa học
Trong cơng trình “Đặc trưng ngữ pháp – ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ hoa
trong ca dao Việt Nam”, Hà Thị Quế Anh (2007) đã phân tích đặc điểm ngữ
pháp, đặc điểm ngữ nghĩa của các từ ngữ chỉ hoa trong kho tàng ca dao Việt
Nam, từ đó đi sâu tìm hiểu nghĩa biểu trưng của từ hoa trong ca dao.
Từ các nghiên cứu trên có thể nhận thấy cho đến nay chưa có cơng
trình nào nghiên cứu đối chiếu từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt.
Do đó, cũng chưa có cơng trình nào nghiên cứu tồn diện và hệ thống về
nhóm từ ngữ chỉ hoa trong hai ngơn ngữ này, cũng như đặc điểm cấu tạo, đặc
điểm định danh của các từ ngữ chỉ hoa, sự chuyển nghĩa của chúng và thơng
qua đó giải thích một phần nào về đặc trưng văn hóa dân tộc của hai cộng
đồng ngơn ngữ Anh và Việt.
Đó là lý do chúng tơi chọn đề tài nghiên cứu đối chiếu nhóm từ ngữ chỉ
hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt cho luận án của mình.
12


2. Cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài luận án

2.1. Lý thuyết về từ và nghĩa của từ
2.1.1. Từ
2.1.1.1. Khái niệm về từ
Mặc dù trong ngôn ngữ học hiện đại có sử dụng khái niệm “từ” và coi đó
là đơn vị cơ bản của ngơn ngữ, nhưng việc nhận thức về bản chất của “từ” và
đưa ra các tiêu chuẩn để nhận diện nó lại cũng rất khác biệt, thậm chí có nhiều
điểm mâu thuẫn nhau.
Buhler là người đầu tiên nêu định nghĩa về từ trong tiếng Anh. Ông cho
rằng “Các từ là những kí hiệu âm thanh của một ngôn ngữ được cấu tạo từ
các âm vị và có thể tạo thành trường” [89]. Cịn Schmidt thì cho rằng “Từ
khơng phải là tổng số có tính số học của vật chất âm thanh và ý nghĩa mà là
một chỉnh thể có tổ chức, một đơn vị kết cấu tính vật chất âm thanh và ý
nghĩa” [132]. Đứng dưới góc độ ngữ nghĩa học Sapir (1921) đã khái qt “Từ
là một đoạn nhỏ nhất có ý nghĩa hồn tồn độc lập và bản thân có thể làm
thành một câu tối giản” [131]. Như vậy có thể thấy, mỗi tác giả quan niệm về
từ theo một cách khác nhau. Định nghĩa của Buhler thiên về ngữ âm, định
nghĩa của Schmidt mang tính chung chung khơng cụ thể, khơng bao quát, còn
định nghĩa của Sapir thiên về ngữ nghĩa.
Nguyễn Hòa (2004) đưa ra định nghĩa về từ tiếng Anh “Words are
regarded as the smallest indivisible meaningful units of a language which can
operate independently” (Từ được xem là đơn vị ngôn ngữ có nghĩa nhỏ nhất
khơng thể phân chia được và có thể hoạt động một cách độc lập).
Vấn đề xác định "từ" trong tiếng Việt cũng rất phức tạp và khác nhau giữa
các nhà Việt ngữ học. Do đó mỗi nhà nghiên cứu đã đưa ra định nghĩa về từ
tiếng Việt theo quan điểm và tiêu chí xác định riêng của mình. Có thể nêu
định nghĩa về từ tiếng Việt của một số tác giả tiêu biểu như sau:
- Định nghĩa từ của M.B. Emeneau: "Từ bao giờ cũng tự do về mặt âm vị
học, nghĩa là có thể miêu tả bằng những danh từ của sự phân phối các âm vị
và bằng những thanh điệu"1.
- Định nghĩa từ của Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê: "Từ là âm có

nghĩa, dùng trong ngơn ngữ để diễn tả một ý đơn giản nhất, nghĩa là ý không
1

Emeneau M.B (1951), Studies in Vietnamese grammar, Berkeley and Los Angeles, tr. 3.

13


thể phân tích ra được". Theo Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê, những
tiếng không độc lập cũng được coi là từ, miễn là chúng có nghĩa: "Những âm
nhách, vơ, gia, đình đã là âm có nghĩa, lại có thể đứng một mình. Vậy thì
những âm ấy là "tiếng" của Việt ngữ hay là từ”. Bên cạnh khái niệm “từ”,
Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê cịn dùng khái niệm “ngữ” được các
ông hiểu tương tự như “từ ghép” (mot composé). Cả “từ đơn”, “từ kép” và
“ngữ” đều nằm trong khái niệm “tiếng”. Như vậy, thuật ngữ tiếng của Trương
Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê tương tự như thuật ngữ từ của các tác giả
khác, các thuật ngữ từ đơn, từ kép, ngữ tương ứng với các kiểu từ cụ thể của
các học giả khác2.
Định nghĩa từ của Nguyễn Kim Thản: "Từ là đơn vị cơ bản của ngơn
ngữ, có thể tách khỏi các đơn vị khác của lời nói để vận dụng một cách độc
lập và là một khối hoàn chỉnh về ngữ âm, ý nghĩa (từ vựng hoặc ngữ pháp) và
chức năng ngữ pháp"3.
Định nghĩa từ của Hồ Lê: "Từ là đơn vị ngữ ngơn có chức năng định
danh phi liên kết hiện thực, hoặc chức năng mô phỏng tiếng động, có khả
năng kết hợp tự do, có tính vững chắc về cấu tạo và tính nhất thể về nghĩa"4.
Định nghĩa từ của Đỗ Hữu Châu: "Từ của tiếng Việt là một hoặc một số
âm tiết cố định, bất biến, có một ý nghĩa nhất định, nằm trong một phương
thức (hoặc kiểu cấu tạo) nhất định, tuân theo những kiểu đặc điểm ngữ pháp
nhất định, lớn nhất trong từ vựng và nhỏ nhất để tạo câu"5.
Và còn rất nhiều định nghĩa của các học giả khác về khái niệm "từ" trong

tiếng Việt.
Trong luận án này chúng tôi sẽ sử dụng định nghĩa ‘từ’ theo Nguyễn
Hòa và Đỗ Hữu Châu để làm cơ sở cho việc khảo sát từ ngữ chỉ hoa trong
tiếng Anh và tiếng Việt.
2.1.1.2. Đơn vị cấu tạo từ
a. Khái niệm đơn vị cấu tạo từ trong tiếng Anh
Theo Bloomfield (1887-1949) “Hình vị là đơn vị ngơn ngữ nhỏ nhất
mang nghĩa và có giá trị hoặc chức năng về mặt ngữ pháp” [87]. Hình vị được
phân loại như sau:
2

3
4
5

Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê (1963), Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam, Huế, tr. 61.
Nguyễn Kim Thản (1963), Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, tập 1, Nxb Khoa học, Hà Nội, tr. 64.
Hồ Lê (1976), Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại, Nxb KHXH, Hà Nội, tr. 104.
Đỗ Hữu Châu (1986), Các bình diện của từ và từ tiếng Việt, Nxb KHXH, Hà Nội, tr. 139.

14


+ Dựa vào nghĩa, hình vị được chia thành hình vị chính tố và hình vị
phụ tố
Hình vị chính tố (hay căn tố): là loại hình vị mang ý nghĩa cơ bản của
từ và các hình vị khác phải phụ thuộc vào nó. Ví dụ: teach (dạy học); employ
(th)…
Hình vị phụ tố: biểu thị ý nghĩa từ vựng bổ sung hoặc ý nghĩa ngữ
pháp. Ví dụ: phụ tố -er hay able ở từ comfortable (thoải mái) mang ý nghĩa từ

vựng bổ sung, phụ tố -s trong từ books biểu thị ý nghĩa ngữ pháp số nhiều.
Căn cứ vào vị trí đối với chính tố, phụ tố được chia thành tiền tố, hậu tố và
liên tố. Tiền tố là phụ tố đặt trước chính tố như tiền tố -un trong các từ
unsuccessful (không thành công), unsuitable (không phù hợp). Hậu tố là phụ
tố đặt sau chính tố như hậu tố -tion trong các từ distribution (phân bố),
information (thông tin)… Và liên tố là phụ tố đặc biệt, có chức năng liên kết
các chính tố trong từ phức như liên tố -o trong từ speedometer (công tơ mét).
+ Dựa vào hoạt động, hình vị được chia thành hình vị tự do và hình vị
hạn chế
Hình vị tự do: là những hình vị mà tự nó có thể xuất hiện với tư cách
những từ độc lập. Ví dụ: table, teacher, sleep, white, woman, play etc.
Hình vị hạn chế: là những hình vị chỉ có thể xuất hiện với vai trị đi
kèm, phụ thuộc vào hình vị khác. Ví dụ: - ing, - ed, - s, - ity etc.
b. Khái niệm đơn vị cấu tạo từ trong tiếng Việt
Hiện nay, nói chung các nhà Việt ngữ học đều coi đơn vị cấu tạo từ trong
tiếng Việt là hình vị, nhưng giữa các tác giả vẫn có những quan điểm khác
nhau. Có hai loại quan điểm đối lập nhau trong việc xác định hình vị.
Thứ nhất, quan điểm coi hình vị trùng với âm tiết
Các tác giả tiêu biểu của quan điểm này là Nguyễn Tài Cẩn, Cao Xuân
Hạo, v.v… Nguyễn Tài Cẩn cho rằng: “Đơn vị ngữ pháp nhỏ nhất của tiếng
Việt, vừa là hình vị, vừa là âm tiết, có ý nghĩa và có giá trị về mặt hình thái;
cịn gọi là tiếng một, chữ, hình vị, từ tố. Ăn, học, đẹp, cao, và, sẽ, thức là
những tiếng trong tiếng Việt (…). Trong quan niệm của chúng tơi, mỗi tiếng
như thế chính là một một đơn vị gốc - một hình vị - của ngữ pháp tiếng Việt;

15


tiếng là đơn vị có đủ cả hai đặc trưng: “đơn giản về tổ chức” và “có giá trị về
ngữ pháp”6.

Nguyễn Tài Cẩn phân loại tiếng như sau:
+
Dựa vào ý nghĩa, có thể chia tiếng thành tiếng tự thân có nghĩa, ví dụ
như thơn trong nơng thơn; đẹp trong đẹp đẽ; trưởng trong viện trưởng v.v.. và
tiếng tự thân vô nghĩa như cộ trong xe cộ; lụng trong làm lụng; đủng, đỉnh
trong đủng đỉnh v.v.
+
Dựa vào cách dùng, tiếng có thể được chia thành: loại tiếng độc lập
và loại tiếng không độc lập
- Tiếng độc lập là loại tiếng không bị ràng buộc vào một hay một số tổ
hợp nào nhất định, nó có thể tách ra khỏi tổ hợp chứa đựng nó để tham gia
vào sự thành lập tất cả mọi tổ hợp mà điều kiện ý nghĩa và từ loại cho phép.
Nói cách khác, mỗi tiếng độc lập có thể tách ra làm thành một từ đơn. Ví dụ:
báo trong báo chí, đảng trong đảng viên, học trong học hành v.v.
- Ngược lại, tiếng không độc lập là loại tiếng chỉ đứng làm thành tố của
một hay một số tổ hợp nhất định. Nó khơng thể thốt ra khỏi tổ hợp chứa
đựng nó để tự do tham gia vào sự thành lập những tổ hợp khác. Tiếng không
độc lập là tiếng không thể đem dùng như một từ. Ví dụ: thảo trong thảo luận,
xơi trong xa xơi, mẽ trong mạnh mẽ v.v. “Tiếng của tiếng Việt không phải là
một hình vị bình thường như hình vị ở nhiều ngơn ngữ khác. Tiếng là một loại
hình vị đặc biệt: một hình tiết”. [4, tr. 38].
Cao Xuân Hạo cũng theo quan điểm tiếng trùng với hình vị và trùng với
âm tiết. Ơng cịn cho rằng, tiếng có thể trùng với cả âm vị. Cao Xuân Hạo
7

viết: “Trong tiếng Việt, tiếng vừa là âm vị, vừa là hình vị, vừa là từ (…)” .
Thứ hai, quan điểm coi hình vị khơng hoàn toàn trùng với âm tiết

Các nhà Việt ngữ học theo quan điểm này cũng có ý kiến khác nhau về
khái niệm “hình vị”.

Theo Ðỗ Hữu Châu: “Hình vị là những đơn vị được tạo ra từ các âm vị,
tự thân có nghĩa nhưng khơng được dùng trực tiếp để giao tiếp, tức không trực
tiếp được dùng để kết hợp với nhau tạo thành câu… Hình vị (hay yếu tố cấu
tạo từ) tiếng Việt là những hình thức ngữ âm cố định, bất biến, nhỏ nhất với
6

Nguyễn Tài Cẩn (1975), Ngữ pháp tiếng Việt, Tiếng - Từ ghép - Đoản ngữ, Nxb ĐH&THCN, Hà Nội, tr. 12-

13.

7

Cao Xuân Hạo (1985), Về cương vị ngơn ngữ học của tiếng, Tạp chí Ngôn ngữ, Số 2, tr. 21.

16


×