Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn phường cam giá, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2016 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 76 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

NGƠ THỊ BÍNH NGUYỆT
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN
ĐỊA BÀN PHƯỜNG CAM GIÁ, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN,
TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2016 - 2018

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý đất đai

Lớp

: K47 – QLĐĐ – N01

Khoa

: Quản lý Tài nguyên

Khóa học

: 2015 – 2019



Giảng viên hướng dẫn

: PGS.TS Lê Văn Thơ

Thái Nguyên, năm 2019


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng đối
với mỗi sinh viên, đó là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế, nhằm củng
cố và vận dụng những kiến thức mà mình đã học được trong nhà trường.
Được sự nhất trí của Ban Giám Hiệu nhà trường, Ban Chủ nhiệm khoa Quản
Lý Tài Nguyên, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, em đã tiến hành
thực hiện đề tài: “Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa
bàn phường Cam Giá, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên giai
đoạn 2016 - 2018”.
Sau một thời gian nghiên cứu và thực tập, bản báo cáo tốt nghiệp của em
đã hoàn thành chương trình, kế hoạch thực tập tốt nghiệp. Để hồn thành báo
cáo khóa ḷn tớt nghiệp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn trân trọng nhất tới
các thầy cô giáo trong khoa Quản Lý Tài Nguyên, Trường Đại học Nông lâm
Thái Nguyên đã giảng dạy và hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong
quá trình học tập và rèn luyện tại trường. Đồng thời em xin bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS. Lê Văn Thơ người đã trực tiếp hướng dẫn,
giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành khóa luận này.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Công ty cổ phần dịch vụ Bất Động Sản SGD
Thái Nguyên và UBND phường Cam Giá đã giúp đỡ em trong quá trình thực
tập và hoàn thành khóa luận.

Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên,
khuyến khích em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận.
Em xin trân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 05 năm 2019
Sinh viên

Ngơ Thị Bính Nguyệt


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1 : Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn phường năm 2018 ................ 33
Bảng 4.2 : Tổng hợp kết quả chuyển nhượng QSDĐ của phường Cam Giá
giai đoạn 2016 - 2018 ...................................................................................... 36
Bảng 4.3: Tổng hợp kết quả để thừa kế QSDĐ của phường Cam Giá trong
giai đoạn 2016 - 2018 ...................................................................................... 37
Bảng 4.4: Tổng hợp kết quả tặng cho QSDĐ trên địa bàn phường Cam Giá
trong giai đoạn 2016 - 2018 ............................................................................ 39
Bảng 4.5: Tổng hợp kết quả thế chấp QSDĐ trên địa bàn phường Cam Giá
trong giai đoạn 2016 - 2018 ............................................................................ 40
Bảng 4.6: Kết quả chuyển QSDĐ theo số hồ sơ ............................................. 41
Bảng 4.7: Kết quả chuyển QSDĐ theo diện tích ............................................ 43
Bảng 4.8: Hiểu biết của cán bộ quản lý và người dân phường Cam Giá về
những quy định chung của chuyển QSDĐ...................................................... 45
Bảng 4.9: Hiểu biết của cán bộ quản lý và người dân phường Cam Giá về
hình thức chuyển đổi QSDĐ ........................................................................... 47
Bảng 4.10: Hiểu biết của cán bộ quản lý và người dân phường Cam Giá về
hình thức chuyển nhượng QSDĐ .................................................................... 48
Bảng 4.11: Hiểu biết của cán bợ quản lý và người dân phường Cam Giá về

hình thức cho thuê, cho thuê lại QSDĐ .......................................................... 50
Bảng 4.12: Hiểu biết của cán bộ quản lý và người dân phường Cam Giá về
hình thức tặng cho QSDĐ ............................................................................... 52
Bảng 4.13: Hiểu biết của cán bộ quản lý và người dân phường Cam Giá về
hình thức thừa kế QSDĐ ................................................................................. 53
Bảng 4.14: Hiểu biết của cán bộ quản lý và người dân phường Cam Giá về
hình thức thế chấp QSDĐ ............................................................................... 54
Bảng 4.15: Hiểu biết của cán bộ quản lý và người dân phường Cam Giá về
hình thức góp vớn QSDĐ ................................................................................ 56


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Biểu đồ cơ cấu hiện trạng đất đai của phường Cam Giá năm 2018.......35
Hình 4.2: Kết quả chuyển quyền sử dụng đất theo số hồ sơ ....................................42
Hình 4.3: Biểu đồ kết quả chuyển QSDĐ theo sớ hồ sơ và theo diện tích của
phường Cam Giá trong giai đoạn 2016 - 2018 44
Hình 4.4: Kết quả trung bình sự hiểu biết của 3 nhóm người dân về chuyển QSDĐ
........................................................................................................................................56


iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt

Nguyên nghĩa

CBQL


Cán bộ quản lý

CNH – HĐH

Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa

CN – TTCN

Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

SXPNN

Sản xuất phi nông nghiệp

QSDĐ

Quyền sử dụng đất

UBND

Ủy ban nhân dân

TB

Trung bình



v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... 1
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
2.1.1. Khái niệm chuyển QSDĐ ...................................................................... 4
2.1.2. Các hình thức chuyển QSDĐ ................................................................. 4
2.1.2.1. Quyền chuyển đổi QSDĐ .................................................................... 4
2.1.2.2. Quyền chuyển nhượng QSDĐ ............................................................. 5
2.1.2.3. Quyền cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất ................................. 5
2.1.2.4. Quyền thừa kế QSDĐ .......................................................................... 6
2.1.2.5. Quyền tặng cho QSDĐ ........................................................................ 7
2.1.2.6. Quyền thế chấp bằng giá trị QSDĐ ..................................................... 7
2.1.2.7. Quyền góp vớn bằng QSDĐ ................................................................ 8
2.1.3. Mợt sớ quy định chung về QSDĐ ........................................................... 8
2.1.3.1. Điều kiện để thực hiện các QSDĐ ....................................................... 8
2.1.3.2. Thời điểm thực hiện các quyền của người sử dụng đất ....................... 9
2.1.3.3. Một số quy định về nhận QSDĐ ........................................................ 10
2.1.3.4. Những quy định về trình tự, thủ tục chủn QSDĐ tại bợ phận mợt

cửa của xã, phường, thị trấn ............................................................................ 12
2.2. Cơ sở pháp lý của đề tài ........................................................................... 19
2.3. Thực trạng công tác chuyển quyền sử dụng đất ở Việt Nam. .................. 20
2.3.1. Thực trạng công tác chuyển quyền sử dụng đất ở một số tỉnh ............. 22


vi

2.3.2. Sơ lược tình hình chuyển quyền sử dụng đất ở tỉnh Thái Nguyên ....... 23
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 24
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 24
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 24
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 24
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu ............................................ 24
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 24
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 24
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 24
3.4.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ............................................... 24
3.4.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ................................................. 25
3.4.2. Phương pháp thống kê........................................................................... 25
3.4.3. Phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp số liệu ............................ 25
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 27
4.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội trên địa bàn phường Cam Giá ....... 27
4.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên ............................................................ 27
4.1.2. Khái quát về kinh tế - xã hội ................................................................. 29
4.1.2.1. Thực trạng phát triểu kinh tế .............................................................. 29
4.1.2.2. Về dân số, lao động ............................................................................ 30
4.2. Thực trạng công tác quản lý và sử dụng đất tại phường Cam Giá. ......... 30
4.2.1. Tình hình thực hiện 15 nợi dung của luật đất đai 2013 trong công tác

quản lý Nhà nước về đất đai............................................................................ 31
4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn phường Cam Giá ......................... 33
4.3. Đánh giá kết quả chuyển QSDĐ trên địa bàn phường trong giai đoạn
2016 - 2018...................................................................................................... 35
4.3.1. Đánh giá kết quả chuyển QSDĐ trên địa bàn phường Cam Giá trong
giai đoạn 2016 - 2018 ...................................................................................... 35
4.3.2. Đánh giá chung kết quả chuyển QSDĐ trên địa bàn phường Cam Giá
trong giai đoạn 2016 - 2018 ............................................................................ 41


vii

4.4. Đánh giá sự hiểu biết của cán bộ quản lý và người dân địa bàn thị phường
Cam Giá về chuyển QSDĐ trên địa bàn phường Cam Giá ............................ 44
4.4.1. Đánh giá sự hiểu biết của cán bộ quản lý và người dân phường Cam
Giá về những quy định chung của chuyển QSDĐ theo số liệu điều tra ......... 44
4.4.2. Đánh giá sự hiểu biết của cán bộ quản lý và người dân phường Cam
Giá về các hình thức chuyển QSDĐ ............................................................... 46
4.5. Ưu điểm, hạn chế và các giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác chuyển
QSDĐ trên địa bàn phường Cam Giá ............................................................. 57
4.5.1. Ưu điểm ................................................................................................. 57
4.5.2. Hạn chế.................................................................................................. 57
4.5.3. Giải pháp ............................................................................................... 58
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 60
5.1. Kết luận .................................................................................................... 60
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 62


PHẦN 1

MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đất đai ngày nay chỉ đựợc xem là tài sản vơ cùng q giá của quốc gia,
là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế được, là thành phần quan
trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bổ của các khu dân cư, xây dựng
các cơ sở hạ tầng, các trung tâm văn hoá - xã hội - an ninh - q́c phịng.
Trong quá trình đơ thị hố, cơng nghiệp hố, Việt Nam ngày càng thay
đổi theo chiều hướng đi lên. Trong cơ chế thị trường nhu cầu sử dụng đất để
đầu tư cho các cơ sở hạ tầng, cơng trình công nghiệp, dịch vụ phát triển các
khu dân cư đã tạo ra sự chuyển biến về đất đai rất đáng kể, gây khơng ít khó
khăn trong cơng tác quản lý về đất đai.
Chuyển QSDĐ là một hoạt động diễn ra thường xuyên và liên tục từ xưa
đến nay và tồn tại dưới nhiều hình thức đa dạng. Tuy nhiên chỉ đến Luật Đất đai
1993, chuyển QSDĐ mới được quy định mợt cách có hệ thớng về các hình thức
chủn qùn sử dụng đất cũng như trật tự và hình thức thực hiện chúng.
Nhằm thực hiện tốt công tác quản lý đất đai Nhà nước đã ban hành hệ
thống các văn bản pháp luật nhằm phục vụ công tác quản lý về đất đai gần
đây nhất đó là Luật Đất đai 2013 với nhiều nội dung đổi mới trong đó có sự
thay đổi về các hình thức chuyển quyền so với ḷt 2003. Ḷt 2013 được ban
hành góp phần hồn thiện hơn trong tiến hành các hoạt động quản lý nhà
nước về đất đai. Bên cạnh sự tuân thủ theo các quy định của pháp luật đất đai
hiện hành của người sử dụng đất là không ít các trường hợp chuyển QSDĐ
trái phép, mua bán sang tay, đầu cơ đất đai…Điều nay làm ảnh hưởng rất xấu
đến đời sống và sử dụng đất.
Phường Cam Giá là mợt đơn vị hành chính cấp phường,q trình phát
triển kinh tế, xã hợi tương đới mạnh. Chính vì vậy mà tình hình biến đợng và
vấn đề đất đai diễn ra sôi nổi. Công tác chuyển QSDĐ là mợt vấn đề nóng


bỏng cần được quan tâm của rất nhiều người dân và cơ quan ban ngành. Do

đó, việc nhìn nhận đánh giá những ưu điểm và thuận lợi của việc chuyển
QSDĐ là rất quan trọng.
Vấn đề đặt ra là phải có những hiểu biết nhất định về cơng tác chủn
QSDĐ. Chính vì tính cấp thiết của vấn đề x́t phát từ c̣c sớng thực tiễn
như trên, được sự nhất trí của nhà trường, ban chủ nhiệm khoa, dưới sự hướng
dẫn của thầy giáo PGS.TS. Lê Văn Thơ, em tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh
giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn phường Cam Giá,
thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2018”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn phường Cam
Giá, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2016 - 2018,
nhằm đưa ra những thành tựu đạt được và những hạn chế còn tồn tại trong
công tác chuyển QSDĐ trên địa bàn phường Cam Giá.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
 Đánh giá kết quả chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn phường
Cam Giá trong giai đoạn 2016 - 2018.
 Đánh giá sự hiểu biết của cán bộ quản lý và người dân về công tác
chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn phường Cam Giá.
 Ưu điểm, hạn chế, các giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác chuyển
QSDĐ trên địa bàn phường Cam Giá.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
 Vận dụng và phát huy các kiến thức đã học vào nghiên cứu đánh giá.
 Nâng cao kiến thức kĩ năng và rút ra những kinh nghiệm thực tiến
phục vụ cho công tác nghiên cứu sau này.
 Nâng cao khả năng tự học tập, nghiên cứu tài liệu của sinh viên.


 Bổ sung tư liệu phục vụ cho quá trình học tập và nghiệp vụ sau này.

1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
 Đánh giá được công tác chuyển QSDĐ đang được thực hiện trên địa
bàn phường, từ đó đưa ra những vấn đề còn tồn động từ đó đưa ra các giải
pháp phù hợp theo yêu cầu quản lý Nhà nuớc về đất đai.
 Góp phần giải quyết những vấn đề xấu nảy sinh trong quá trình giao
dịch đất đai. Giúp người dân nhận thức sâu sắc hơn về công tác quản lý, công
tác chuyển QSDĐ theo đúng trình tự quy định.
 Giúp bản thân hiểu rõ tầm quan trọng chuyển QSDĐ và việc tận
dụng chính sách pháp luật một cách đúng đắn trong lĩnh vực này.


PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Khái niệm chuyển QSDĐ
Theo điều 3 Luật Đất đai 2013: Chuyển quyền sử dụng đất là việc
chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác thông qua các
hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và
góp vốn bằng quyền sử dụng đất [2].
2.1.2. Các hình thức chuyển QSDĐ
Theo Luật Đất đai 2013 quy định người sử dụng đất được thực hiện
các quyền: chuyển đổi; chuyển nhượng; cho thuê; cho thuê lại; thừa kế;
tặng cho; thế chấp; góp vốn QSDĐ theo quy định của luật này (Điều 167
Luật Đất đai 2013) [2].
2.1.2.1. Quyền chuyển đổi QSDĐ
Chuyển đổi quyền sử dụng đất là phương thức đơn giản nhất của việc
chuyển quyền sử dụng đất. Hành vi này chỉ bao hàm việc “đổi đất lấy đất”
giữa các chủ thể sử dụng đất, nhằm mục đích chủ yếu là tổ chức lại sản xuất
cho phù hợp, khắc phục tình trạng phân tán đất đai hiện nay.
Đối tượng được cho phép chuyển đổi và nhận chuyển đổi QSDĐ như

sau: hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong
hạn mức; đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả
tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, được Nhà nước công nhận quyền
sử dụng đất; đất nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận
thừa kế (Điểm b Khoản 1 điều 179 Luật Đất đai 2013) [2].
Điều kiện chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp: hộ gia đình, cá
nhân sử dụng đất nông nghiệp thì chỉ được chuyển đổi QSDĐ nông nghiệp
trong cùng xã, phường, thị trấn cho hộ gia đình, cá nhân khác (Điều 190 Luật
Đất đai 2013) [2].


2.1.2.2. Quyền chuyển nhượng QSDĐ
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất là hình thức phổ thông nhất của
việc chuyển quyền sử dụng đất. Nó là việc chuyển quyền sử dụng đất cho
người khác trên cơ sở có giá trị. Trong trường hợp này người được nhận
đất phải trả cho người chuyển quyền sử dụng một khoản tiền hoặc hiện vật
tương ứng với mọi chi phí mà họ đã bỏ ra để có được quyền sử dụng đất và
tất cả chi phí đầu tư làm tăng giá trị của đất đó.
Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được nhận chuyển nhượng QSDĐ
trừ các trường hợp được quy định tại Điều 191 Luật Đất đai 2013 [2] như sau:
 Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo,
người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối
với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền
sử dụng đất.
 Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất
trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ
trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
 Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không

được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
 Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng
cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong
phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc
dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.
2.1.2.3. Quyền cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất
Theo Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2015: Cho thuê và cho thuê lại quyền sử
dụng đất là việc người sử dụng đất nhường quyền sử dụng đất của mình cho


người khác theo sự thoả thuận trong một thời gian nhất định bằng hợp đồng
theo quy định của pháp luật [5].
Cho thuê khác cho thuê lại về nguồn gốc đất. Trường hợp cho th là
đất khơng có nguồn gớc từ thuê của Nhà nước. Trường hợp cho thuê lại là đất
có nguồn gớc từ th của Nhà nước. Để tránh tình trạng các đới tượng th
đất của Nhà nước khơng sử dụng mà tìm người cho thuê lại để hưởng chênh
lệch, pháp luật đất đai quy định chỉ được cho thuê lại QSDĐ đối với các
trường hợp người sử dụng thuê của Nhà nước đã hoàn thành việc xây dựng
theo đúng quy hoạch xây dựng chi tiết và dự án đầu tư đã được phê duyệt,
chấp thuận [5].
2.1.2.4. Quyền thừa kế QSDĐ
Thừa kế quyền sử dụng đất là việc người sử dụng đất khi chết để lại
quyền sử dụng đất của mình cho người khác theo di chúc hoặc theo quy định
của pháp luật.
Quan hệ thừa kế là một dạng đặc biệt của quan hệ chuyển nhượng, nội dung
của quan hệ này vừa mang ý nghĩa kinh tế, vừa mang ý nghĩa chính trị xã hội.
Từ Luật Đất đai 1993 trở đi Nhà nước thừa nhận quyền sử dụng đất có
giá trị và cho phép người sử dụng được chuyển quyền sử dụng đất rộng rãi
theo quy định của pháp luật. Từ đó, quyền sử dụng đất được coi như một tài
sản dân sự đặc biệt nên người sử dụng đất có quyền để thừa kế. Vì vậy, quyền

này chủ yếu tuân theo quy định của Bộ luật Dân sự về để thừa kế. Dưới đây là
một vài quy định cơ bản về thừa kế:
 Nếu những người được hưởng thừa kế quyền sử dụng đất của người
đã mất mà không tự thoả thuận được thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền
phải căn cứ vào di chúc mà chia.
 Nếu tồn bợ di chúc hợp pháp hoặc phần nào của di chúc hợp pháp
thì chia theo di chúc.
 Nếu khơng có di chúc hoặc tồn bợ di chúc khơng hợp pháp hoặc phần


nào khơng hợp pháp thì chỉ chia những phần khơng hợp pháp theo pháp luật.
 Chia theo pháp luật là chia theo 3 hàng thừa kế, người trong cùng
một hàng được hưởng như nhau, chỉ khi không còn người nào hàng trước thì
những người ở hàng sau mới được hưởng.
Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
+ Hàng 1 gồm: vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con
nuôi của người đã chết.
+ Hàng 2 gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột,
em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà
nội, ông ngoại, bà ngoại.
+ Hàng 3 gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ṛt, chú ṛt, cậu
ṛt, cơ ṛt, dì ṛt của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết
là bác ṛt, chú ṛt, cậu ṛt, cơ ṛt, dì ṛt, chắt ruột của người chết mà
người chết là cụ nội, cụ ngoại (Điều 676 bộ Luật dân sự, 2005) [1].
2.1.2.5. Quyền tặng cho QSDĐ
Theo Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2015: Tặng cho quyền sử dụng đất là
một hình thức chuyển quyền sử dụng đất cho người khác theo quan hệ tình
cảm mà người chuyển quyền sử dụng không thu lại tiền hoặc hiện vật nào
cả. Nó thường diễn ra theo quan hệ tình cảm huyết thống, tuy nhiên cũng
không loại trừ ngoài quan hệ này.

Đây cũng là mợt hình thức đặc biệt của chuyển quyền sử dụng đất mà
người chuyển quyền không thu lại tiền hoặc hiện vật. Tuy nhiên, để tránh lợi
dụng trường hợp này để trốn thuế nên Nhà nước quy định cụ thể những
trường hợp nào thì được phép tặng cho không phải chịu thuế chuyển quyền
hoặc thuế thu nhập và những trường hợp nào vẫn phải chịu loại thuế này [5].
2.1.2.6. Quyền thế chấp bằng giá trị QSDĐ
Thế chấp quyền sử dụng đất là việc người sử dụng đất mang quyền sử
dụng đất của mình đến thế chấp cho một tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế


hoặc cá nhân nào đó theo quy định của pháp luật để vay tiền hoặc mua chịu
hàng hoá trong một thời gian nhất định theo thoả thuận. Vì vậy, người ta còn
gọi thế chấp là chuyển quyền nửa vời.
Hiện nay, trong Luật Đất đai cho phép thế chấp rộng rãi nhưng chỉ quy
định là chỉ được thế chấp tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt
Nam. Riêng người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trong nước thì phạm vi
được thế chấp rộng hơn là các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân được phép hoạt
động tại Việt Nam.
Thế chấp quyền sử dụng đất trong quan hệ tín dụng là một quy định đã
giải quyết được một số vấn đề cơ bản sau: Tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ
gia đình và cá nhân được vay vốn để phát triển sản xuất, đáp ứng nhu cầu cấp
thiết chính đáng của người lao đợng; Tạo cơ sở pháp lý và cơ sở thực tế cho
ngân hàng và tổ chức tín dụng cũng như những người cho vay khác thực hiện
được chức năng và quyền lợi của họ.
2.1.2.7. Quyền góp vốn bằng QSDĐ
Qùn góp vớn bằng giá trị quyền sử dụng đất là việc người sử dụng
đất có quyền coi giá trị quyền sử dụng đất của mình như một tài sản dân sự
đặc biệt để góp với người khác cùng hợp tác sản xuất kinh doanh.
Việc góp này có thể xảy ra giữa 2 hay nhiều đối tác và rất linh động,
các đối tác có thể góp đất, góp tiền, hoặc góp cái khác như sức lao động,

công nghệ, máy móc... theo thoả thuận.
Quy định này tạo cơ hội cho sản xuất hàng hoá phát triển. Đồng thời,
các đối tác có thể phát huy các sức mạnh riêng của mình, từ đó thành sức
mạnh tổng hợp dễ dàng nâng cao hiệu quả sử dụng đất nói riêng và sản xuất,
kinh doanh nói chung.
2.1.3. Một số quy định chung về QSDĐ
2.1.3.1. Điều kiện để thực hiện các QSDĐ
Khi người sử dụng đất thuộc vào các đối tượng được chuyển quyền


muốn thực hiện các quyền chuyển quyền sử dụng đất thì phải đảm bảo các
điều kiện sau:
 Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186
và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
 Đất không có tranh chấp;
 Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
 Trong thời hạn sử dụng đất.
Ngoài các điều kiện quy định như trên, người sử dụng đất khi thực
hiện các quyền còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189,
190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này, phải đăng kí tại cơ quan đăng kí
đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng kí vào sổ địa chính (Điều 188
Luật Đất đai 2013) [2].
2.1.3.2. Thời điểm thực hiện các quyền của người sử dụng đất
Luật đất đai 2013 quy định người sử dụng đất có các quyền và nghĩa vụ
nhất định. Thời điểm mà người sử dụng đất được thực hiện các quyền của
mình được quy định của pháp luật như sau:
 Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho
thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có Giấy
chứng nhận.
 Đối với trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì

người sử dụng đất được thực hiện quyền sau khi có quyết định giao đất, cho
thuê đất; Trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất
được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất.
 Trường hợp người sử dụng đất được chậm thực hiện nghĩa vụ tài
chính hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện xong nghĩa vụ tài
chính trước khi thực hiện các quyền (Điều 168 Luật Đất đai 2013) [2].


2.1.3.3. Một số quy định về nhận QSDĐ
Người nhận quyền sử dụng đất từ các hình thức chuyển quyền sử dụng
đất được quy định như sau:
 Hộ gia đình, cá nhân được nhận chuyển quyền sử dụng đất nông
nghiệp thông qua chuyển đổi quyền sử dụng đất quy định tại Điểm b khoản 1
Điều 179 của Luật này;
 Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được nhận chuyển quyền sử
dụng đất thông qua nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, trừ trường hợp
quy định tại Điều 191 của Luật này; người Việt Nam định cư ở nước ngoài
được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận chuyển nhượng quyền
sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công
nghệ cao, khu kinh tế.
 Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được nhận chuyển
quyền sử dụng đất thông qua nhận tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định
tại Điểm c Khoản 2 Điều 174 và Điểm e Khoản 1 Điều 179 của Luật này;
 Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được nhận thừa kế
quyền sử dụng đất;
 Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở
tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận chuyển quyền
sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng

cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng
đất ở trong các dự án phát triển nhà ở;
 Tổ chức kinh tế, doanh nghiệp liên doanh nhận chuyển quyền sử
dụng đất thông qua nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất;
 Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo,
người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất thông
qua việc Nhà nước giao đất; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhận


quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước giao đất để thực hiện các dự án
đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;
 Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, hộ gia
đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được nhận
quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước cho thuê đất;
 Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo
được nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước công nhận quyền sử
dụng đất đối với đất đang được sử dụng ổn định;
 Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất
theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được UBND cấp có thẩm
quyền công nhận
 Cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, được nhận quyền sử dụng đất theo
kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được UBND cấp có thẩm quyền
công nhận; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết
tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của
Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi
hành;
 Tổ chức là pháp nhân mới được hình thành thông qua việc chia tách
hoặc sáp nhập theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc văn

bản về việc chia tách hoặc sáp nhập tổ chức kinh tế phù hợp với pháp luật
được nhận quyền sử dụng đất từ các tổ chức là pháp nhân bị chia tách hoặc
sáp nhập.
Hộ gia đình, cá nhân được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất không
phụ thuộc vào nơi cư trú, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều
191 và Điều 192 của Luật này (Điều 169 của Luật Đất đai 2013) [2].


2.1.3.4. Những quy định về trình tự, thủ tục chuyển QSDĐ tại bộ phận một
cửa của xã, phường, thị trấn
* Trình tự, thời gian thực hiện thủ tục chuyển đổi quyền sử dụng đất

nông nghiệp mà không thuộc trường hợp “dồn điền đổi thửa”; chuyển
nhượng, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
tài sản gắn liền với đất
Quy định về hồ sơ
a. Hồ sơ chuyển đổi QSDĐ nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân
không thuộc trường hợp dồn điền đổi thửa bao gồm:
 Giấy chứng nhận QSDĐ hoặc một trong các giấy tờ về QSDĐ quy
định tại khoản 1,2 và 3 Điều 100 của Luật Đất đai (Bản chính)
 Hợp đồng chuyển đổi QSDĐ nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân
(có xác nhận của UBND cấp xã)
 Trích lục thửa đất hoặc sơ đồ thửa đất với những nơi chưa có bản đồ
địa chính (Bản chính có xác nhận của UBND cấp xã)
 Tờ khai thuế thu nhập cá nhân
 Tờ khai lệ phí trước bạ nhà đất
 Đơn xin tách thửa, hợp thửa (Đối với trường hợp phải tách thửa, hợp
thửa có xác nhận của UBND cấp xã)
b. Hồ sơ chuyển nhượng QSDĐ bao gồm:
 Giấy chứng nhận QSDĐ hoặc một trong các giấy tờ về QSDĐ quy

định tại khoản 1,2 và 3 Điều 100 của Luật Đất đai (Bản chính)
 Hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ (2 bản có xác nhận của UBND cấp xã)
 Trích lục thửa đất hoặc sơ đồ thửa đất với những nơi chưa có bản đồ
địa chính (Bản chính có xác nhận của UBND cấp xã)
 Tờ khai thuế thu nhập cá nhân
 Tờ khai lệ phí trước bạ nhà đất


 Đơn xin tách thửa, hợp thửa (Đối với trường hợp phải tách thửa, hợp
thửa có xác nhận của UBND cấp xã)
c. Hồ sơ tặng cho QSDĐ bao gồm:
 Giấy chứng nhận QSDĐ hoặc một trong các giấy tờ về QSDĐ quy
định tại khoản 1,2 và 3 Điều 100 của Luật Đất đai (Bản chính)
 Hợp đồng tặng cho QSDĐ (Có xác nhận của UBND cấp xã)
 Trích lục thửa đất hoặc sơ đồ thửa đất với những nơi chưa có bản đồ
địa chính (Bản chính có xác nhận của UBND cấp xã)
 Giấy khai sinh hoặc sổ hộ khẩu (Bản sao)
 Tờ khai thuế thu nhập cá nhân
 Tờ khai lệ phí trước bạ nhà đất
 Đơn xin tách thửa, hợp thửa (Đối với trường hợp phải tách thửa, hợp
thửa có xác nhận của UBND cấp xã)
d. Hồ sơ thừa kế QSDĐ bao gồm:
 Giấy chứng nhận QSDĐ hoặc một trong các giấy tờ về QSDĐ quy
định tại khoản 1,2 và 3 Điều 100 của Luật Đất đai (Bản chính)
 Di chúc
 Biên bản phân chia tài sản thừa kế hoặc bản án, quyết định giải quyết
tranh chấp về thừa kế QSDĐ của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực về pháp luật
(Có xác nhận của UBND cấp xã)
 Đơn đề nghị của người nhận thừa kế (Đối với trường hợp người nhận
thừa kế là duy nhất)

 Tờ trình của UBND cấp xã
 Đơn xin cấp giấy chứng nhận QSDĐ
 Giấy khai sinh (Bản sao)
 Sổ hộ khẩu của người nhận thừa kế (Có xác nhận của UBND cấp xã)
 Giấy kết hôn (Nếu là vợ hoặc chồng) của người nhận thừa kế


 Giấy chứng tử có xác nhận của UBND cấp xã
 Tờ khai thuế thu nhập cá nhân
 Tờ khai lệ phí trước bạ nhà đất
 Đơn xin tách thửa, hợp thửa (Đối với trường hợp phải tách thửa, hợp
thửa có xác nhận của UBND cấp xã)
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả của cấp huyện. Hồ sơ được chuyển đến Văn phòng Đăng ký Đất đai cấp
huyện trong ngày làm việc. Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ
tại UBND cấp xã nếu có nhu cầu, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ, UBND cấp xã phải chuyển hồ sơ đến Văn phòng Đăng kí Đất
đai. Trường hợp phải tách thửa thì đề nghị Văn phòng Đăng kí Đất đai đo đạc
tách thửa trước khi nộp hồ sơ thực hiện quyền.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ
và trả kết quả, trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ.
Bước 2: Văn phòng Đăng kí Đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu
đủ điều kiện thực hiện các quyền theo quy định thì thực hiện công việc sau:
Chuyển thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác nhận và thu nghĩa
vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy
định; xác nhận nội dung đăng kí biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp theo
quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Chỉnh lý cập nhật biến động vào
hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai. Chuyển kết quả cho cơ quan đã tiếp
nhận hồ sơ.

Trường hợp phải cấp Giấy chứng nhận thì lập hồ sơ gửi Phòng Tài
nguyên và Môi trường thẩm định, Phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện
các công tác sau: Thẩm tra trình tự, tính pháp lý, trình UBND cấp huyện cấp
Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất. Chuyển hồ sơ đã giải quyết cho Văn
phòng Đăng kí Đất đai.


Bước 3: Cơ quan tiếp nhận trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
cho người được cấp và thu lệ phí theo quy định.
Thời hạn giải quyết: Không quá 10 ngày làm việc (Điểm l Khoản 2
Điều 61 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP) [3].
* Trình tự, thủ tục góp vốn và tài sản gắn liền với đất thuê của Nhà

nước theo hình thức thuê đất trả tiền hằng năm
Quy định về hồ sơ bao gồm:
 Giấy chứng nhận QSDĐ hoặc một trong các giấy tờ về QSDĐ quy
định tại khoản 1,2 và 3 Điều 100 của Luật Đất đai (Bản chính)
 Hợp đồng góp vốn bằng QSDĐ (Đã công chứng hoặc chứng thực)
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Hợ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại UBND
cấp xã nếu có nhu cầu. Các trường hợp khác nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả của UBND cấp huyện và chuyển hồ sơ đến Văn phòng Đăng ký
Đất đai cấp huyện trong ngày làm việc. Trong trường hợp phải tách thửa thì
làm thủ tục tách thửa đất trước khi làm thủ tục cho thuê đất.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ
và trả kết quả, trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ.
Bước 2: Văn phòng Đăng kí Đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu
đủ điều kiện thực hiện các quyền theo quy định thì thực hiện công việc sau:
Chuyển thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác nhận và thu nghĩa vụ tài
chính; Gửi phiếu lấy ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước đối với loại tài sản

bán hoặc góp vốn đối với trường hợp chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất
không có giấy tờ hoặc hiện trạng tài sản có thay đổi so với giấy tờ theo quy
định; Lập hồ sơ để cho bên mua, bên nhận góp vốn bằng tài sản gắn liền với
thuê đất, chuyển hồ sơ đến Phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm định.
Bước 3: Phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện các công việc sau:
Thẩm tra hồ sơ trình UBND cấp huyện quyết định việc thu hồi của bên bán,


bên góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất tiếp tục thuê đất cho bên mua, bên
nhận góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê tiếp tục thuê; Chuyển hồ sơ
cho Văn phòng Đăng kí Đất đai để làm thủ tục xác định đơn giá đất thuê.
Trình UBND cấp huyện kí hợp đồng thuê đất với bên mua bán, nhận góp vốn
bằng tài sản gắn liền với đất thuê; thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế
về việc hết hiệu lực của hợp đồng thuê đất đối với ngưới bán, người góp vốn
bằng tài sản.
Bước 4 : Văn Phòng Đăng kí Đất đai, cập nhật vào hồ sơ địa chính, cơ
sở dữ liệu đất đai. Chuyển kết quả cho cơ quan đã tiếp nhận hồ sơ.
Bước 5: Cơ quan tiếp nhận trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
cho người được cấp và thu lệ phí theo quy định.
Thời hạn giải quyết: Không quá 18 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ
hợp lệ. Đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế
- xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 15 ngày.
* Trình tự, thời gian thực hiện thủ tục đăng kí cho thuê, cho thuê lại

quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất
Quy định hồ sơ bao gồm:
 Giấy chứng nhận QSDĐ hoặc một trong các giấy tờ về QSDĐ quy
định tại khoản 1,2 và 3 Điều 100 của Luật Đất đai (Bản chính)
 Hợp đồng cho thuê, cho th lại QSDĐ (Đã cơng chứng hoặc chứng thực)
Trình tự thực hiện:

Bước 1: Người sử dụng đất nộp (01) bộ hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và
trả kết quả theo quy định.
Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nhận hồ sơ và chuyển đến
Văn Phòng Đăng kí Đất đai trong ngày làm việc.
Bước 3: Văn Phòng Đăng kí Đất đai có trách nhiệm: Kiểm tra các giấy
tờ pháp lý trong hồ sơ, xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã


cấp theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Lập hồ sơ trình cơ quan
tài nguyên và môi trường, trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc.
Bước 4: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc, cơ quan tài
nguyên môi trường có trách nhiệm: Thẩm tra trình tự, tính pháp lý trình
UBND cấp có thẩm quyền xem xét, ký Giấy chứng nhận; Chuyển hồ sơ cho
Văn Phòng Đăng kí Đất đai trong ngày làm việc.
Bước 5: Trong ngày làm việc, Văn Phòng Đăng kí Đất đai có trách
nhiệm: Hoàn thiện hồ sơ, chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ
sở dữ liệu đất đai; Chuyển đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trao Giấy
chứng nhận cho người sử dụng đất, thu lệ phí theo quy định.
Thời hạn giải quyết: Không quá 03 ngày làm việc (Điểm n Khoản 2
Điều 61 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP) [3].
* Trình tự, thời gian thực hiện thủ tục xóa đăng kí cho th, cho thuê

lại, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất
Quy định hồ sơ bao gồm:
 Văn bản thanh lý hợp đồng cho thuê, cho thuê lại, góp vốn bằng
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
 Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Mợt hoặc các bên liên quan kí hợp đồng cho thuê, thuê lại,
hợp đồng góp vốn quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất

nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện. Hồ sơ được
chuyển đến Văn phòng Đăng kí Đất đai cấp huyện trong ngày làm việc. Hộ
gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nếu có nhu
cầu, hồ sơ được chuyển đến Văn phòng Đăng kí Đất đai kể từ ngày tiếp nhận
đủ hồ sơ là không quá 03 ngày làm việc. Trường hợp vào hồ sơ chưa đầy đủ,
tối đa 02 ngày, Văn phòng Đăng kí Đất đai phải thông báo bằng văn bản cho
Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện để hướng dẫn người
lập hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật.


×