Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Tải Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Sinh học - Đề 9 - Đề thi trắc nghiệm HK 2 môn Sinh học lớp 8 có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.01 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Sinh học - Đề 9</b>
<b>Đề bài</b>


<b>I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)</b>


<b>Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:</b>


<b>1. Trong các tuyến nội tiết, tuyến nào giữ vai trò chi đạo hoạt động của hầu hết</b>
các tuyến nội tiết khác?


A. Tuyến giáp B. Tuyến tụy


C. Tuyến yên D. Tuyến trên thận


<b>2. Các loại thức ăn như: Lúa gạo, cà chua, ngô vàng, cá hồi, gan sẽ có nhiều</b>
Vitamin B loại:


A. Bl B. B2


C. B6 D. B12.


<b>3. Người ta thường dùng da trâu, bò để làm trống, đó thực chất là phần nào của</b>
da?


A. Tầng sừng B. Tầng tế bào sống


C. Lớp bì D. Lớp mỡ


<b>4. Sự giống nhau căn bản nhất giữa hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh</b>
dưỡng là gì?



A. Đều gồm 2 bộ phận là trung ương thần kinh và thần kinh ngoại biên. Đều có
chức năng điều khiển, điều hòa phối hợp hoạt động của các cơ quan.


B. Cơ chế hoạt động đều là phản xạ


C. Nhờ cơ chế phản xạ, cơ thể thích nghi được với môi trường.


D. Câu A và B đúng.


<b>5. Vùng dưới đồi là cấu trúc nằm trong</b>


A. Não trung gian B. Đại não


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>Câu 2. Đánh dấu X vào ô trống mà em cho là đúng để hồn thiên bảng sau:</b>


Ví dụ Phản xạ không điều kiện Phản xạ có điều


kiên


1. Tay chạm phải vật nóng,
tay rụt lại


2. Đi nắng, mặt đỏ gay, mồ
hôi vã ra


3. Qua ngã tư thấy đèn đỏ
vội dừng xe trước vạch kẻ


4. Trời rét, môi tím tái,
người run cầm cập và sởn


gai ốc


5. Gió mùa đông bắc về,
nghe tiếng gió rít qua khe
cứa chắc trời lạnh lắm, tôi
vội mặc áo len đi học


6. Chẳng dại gì mà chơi
đùa với lửa.


<b>II. TỰ LUẬN (6 điểm)</b>


<b>Câu 1. Ở người già mắt thường mắc tật nào? Nêu nguyên nhân, cách khắc phục</b>
của tật đó.


<b>Câu 2. Nhiệm vụ chủ yếu của tuyến nội tiết là gì? Cho ví dụ về hoạt động của</b>
tuyến yên, tuyến giáp.


<b>Câu 3. Trình bày chức năng của tinh hoàn và buồng trứng. Nêu rõ những biến</b>
đổi của cơ thể dưới tác dụng của các hoocmơn sinh dục ở tuổi dậy thì đối với
nam và nữ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)</b>


<b>Câu 1.</b>


<b>1</b> <b>2</b> <b>3</b> <b>4</b> <b>5</b>


<b>C</b> <b>C</b> <b>C</b> <b>D</b> <b>A</b>



<b>Câu 2</b>


Ví dụ Phản xạ khơng


điều kiện


Phản xạ có điều
kiên


1. Tay chạm phải vật nóng, tay rụt lại X


2. Đi nắng, mặt đỏ gay, mồ hôi vã ra X


3. Qua ngã tư thấy đèn đỏ vội dừng xe
trước vạch kẻ


X


4. Trời rét, mơi tím tái, người run cầm
cập và sởn gai ốc


X


5. Gió mùa đơng bắc về, nghe tiếng gió
rít qua khe cứa chắc trời lạnh lắm, tôi
vội mặc áo len đi học


X


6. Chẳng dại gì mà chơi đùa với lửa. X



<b>II. TỰ LUẬN: (6 điểm)</b>


Câu 1. * Ở người già mắt thường mắc tật viễn thị.


*Nguyên nhân do:


Bẩm sinh: vì trục trước sau của cầu mắt quá ngắn so với bình thường nên ảnh
ln lùi về phía sau màng lưới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

*Cách khắc phục:


Đeo kính lồi (kính viền, kính lão) để làm tăng thêm độ hội tụ, đưa ảnh về đúng
màng lưới khi nhìn gần.


<b>Câu 2. * Nhiệm vụ chủ yếu của tuyến nội tiết: tiết ra các hoocmôn, với một</b>
lượng nhỏ hoocmơn cũng có thể ảnh hưởng lớn đến q trình sinh lý của cơ
thể, đặc biệt là quá trình trao đổi chất. Chúng có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm
q trình này.


*Ví dụ về hoạt động của tuyến n, tuyến giáp.


- Hoocmôn tăng trưởng (GH) của thuỳ trước tuyến yên nếu tiết nhiều hơn bình
thường sẽ kích thích sự tăng trưởng, làm cho người cao lớn q kích thước
bình thường (2,4 - 2,7 m) hoặc tiết ra ít hơn người sẽ lùn (0,9m)


- Tuyến giáp tiết ra hoocmôn tirôxin, ảnh hưởng đến sự trao đổi chất chung của
cơ thể. Nếu tuyến hoạt động mạnh sẽ làm cường độ trao đổi chất tăng nhiều,
thần kinh ln bị kích thích, hốt hoảng (bệnh Bazơđơ), ngược lại nếu hoạt động
kém thì trao đổi chất giảm dần đến chậm lớn, trí nào kém phát triển đối với trẻ


em và gây bệnh bướu cổ ở người trưởng thành (thường là nữ).


<b>Câu 3. Trình bày chức năng của tinh hoàn và buồng trứng. Nêu rõ những biến</b>
đổi của cơ thể dưới tác dụng của các hoocmôn sinh dục ở tuổi dậy thì đối với
nam và nữ


Tuyến sinh dục gồm:


- Tuyến sinh dục nam: tinh hoàn


- Tuyến sinh dục nữ: buồng trứng


Chức năng:


- Tinh hoàn gồm:


+ Tế bào sinh tinh: sản xuất tinh trùng theo ống dẫn tinh về bọng chứa tinh (túi
tinh)


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Buồng trứng bên cạnh sản xuất trứng, các tế bào bao noãn cịn tiết ra ơstrơgen
là hoocmơn có tác dụng tới sự phát triển các đặc điểm giới tính nữ và kích thích
trứng phát triển.


Tác dụng của hoocmơn sinh dục ở tuổi dậy thì


Đối với nam: các tế bào kẽ của tinh hồn tiết ra hoocmơn testơstêrơn ở độ tuổi
13-15 tuổi, hoocmơn này kích thích sự phát triển các đặc điểm giới tính nam
như: cơ bắp, bộ xương phát triển nhanh, ria mép và lơng ở những chỗ kín bắt
đầu mọc, bắt đầu vóc dáng của một thanh niên, sụn giáp phát triển, giọng nói
thay đổi, bắt đầu có khả năng sinh tinh.



Đối với nữ: vào khoảng 11 - 13 tuổi, buồng trứng bắt đầu hoạt động, các bào
noãn phát triển và sản xuất hoocmơn sinh dục nữ (ơstrơgen), kích thích sự phát
triển các đặc điểm giới tính nữ như: tuyển vú, chậu hơng phát triến, lơng ở
những chỗ kín bắt đầu mọc lơng mu, lơng nách), tích mỡ dưới da, trứng phát
triển và rụng, kéo theo hiện tượng kinh nguyệt lần đầu, báo hiệu bắt đầu có khá
năng sinh con (nếu trứng gặp tinh trùng).


</div>

<!--links-->

×