Tải bản đầy đủ (.docx) (89 trang)

luận văn thạc sĩ lựa chọn một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho vđv đội tuyển bóng đá nữ trường đại học đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (454.25 KB, 89 trang )

HỌC VIỆN THỂ DỤC THỂ THAO
THƯỢNG HẢI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TDTT TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN HỒNG LÂM EM

LỰA CHỌN MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN THỂ LỰC
CHUYÊN MÔN CHO VẬN ĐỘNG VIÊN ĐỘI TUYỂN
BÓNG ĐÁ NỮ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, 2013


HỌC VIỆN THỂ DỤC THỂ THAO
THƯỢNG HẢI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TDTT TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN HỒNG LÂM EM

LỰA CHỌN MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN THỂ LỰC
CHUYÊN MÔN CHO VẬN ĐỘNG VIÊN ĐỘI TUYỂN
BÓNG ĐÁ NỮ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
Chuyên ngành: Giáo Dục Thể Chất
Mã số:


LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. TRỊNH TRUNG HIẾU

TP. HỒ CHÍ MINH, 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi được rút kết
trong q trình giảng dạy và huấn luyện. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong
đề tài là trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ một cơng trình
nghiên cứu nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Hoàng Lâm Em


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU


: Cao đẳng

ĐBSCL

: Đồng Bằng Sông Cửu Long

ĐH


: Đại học

HLV

: Huấn luyện viên

TDTT

: Thể dục thể thao

TNCS HCM : Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
VĐV

: Vận động viên


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Thể

Số

loại

TT

Bảng

3.1

Bảng


3.2

Bảng

3.3

Bảng

3.4

Bảng

3.5

Bảng

3.6

Bảng

3.7

Bảng

3.8

Bảng

3.9


Bảng

3.10


Biểu
đồ

3.1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU......................................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................................... 4
1.1. Nguồn gốc phát triển mơn bóng đá................................................................................... 4
1.2. Lịch sử phát triển mơn bóng đá nữ................................................................................... 6
1.3. Vài nét về lịch sử mơn bóng nữ Việt Nam...................................................................... 7
1.4. Đặc điểm phát triển mơn bóng đá hiện đại...................................................................... 7
1.5. Những đặc điểm chủ yếu của cầu thủ bóng đá............................................................... 9
1.5.1. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi 18 – 25........................................................................... 9
1.5.2. Đặc điểm giải phẩu sinh lý cơ thể lứa tuổi 18 – 25............................................ 10
1.5.3. Đặc điểm sinh lý của nữ........................................................................................... 12
1.6. Cơ sở lý luận về thể lực trong bóng đá............................................................................ 14
1.6.1. Đặc điểm thể lực trong bóng đá............................................................................. 14
1.6.2. Những tính chất về thể lực của cầu thủ bóng đá................................................ 15
1.6.3. Những tố chất ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực........................................... 17
1.6.4. Các cơng trình nghiên cứu có liên quan............................................................... 19
1.6.5. Huấn luyện thể lực chun mơn trong bóng đá.................................................. 21
1.7. Các ngun tắc trong q trình huấn luyện các chất thể lực....................................... 24

1.7.1. Nguyên tắc tăng lượng vận động ngày một lớn cho đến tối đa....................... 24
1.7.2. Nguyên tắc kết hợp chuẩn bị chung và chuẩn bị chuyên môn........................ 24
1.7.3. Nguyên tắc biến đổi lượng vận động và nghỉ ngơi............................................ 25
1.7.4. Nguyên tắc huấn luyện theo chu kỳ....................................................................... 25
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU................................. 26
2.1 Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................... 26
2.1.1 Phương pháp tham khảo tài liệu.............................................................................. 26
2.1.2. Phương pháp phỏng vấn............................................................................................ 26
2.1.3. Phương pháp kiểm tra sư phạm............................................................................... 26
2.1.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm....................................................................... 29
2.1.5. Phương pháp thống kê toán...................................................................................... 29
2.2 . Tổ chức nghiên cứu............................................................................................................. 31
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................. 31


2.2.2. Khách thể nghiên cứu................................................................................................. 31
2.2.3. Địa điểm nghiên cứu.................................................................................................. 31
2.2.3. Tiến độ nghiên cứu...................................................................................................... 31
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................................. 33
3.1. Thực trạng thể lực chuyên môn của đội bóng đá nữ trường ĐH Đồng Tháp........33
3.1.1.Thực trạng đội tuyển bóng đá nữ trường Đại học Đồng Tháp......................... 33
3.1.2. Thành tích thi đấu của đội tuyển bóng đá nữ trường Đại học Đồng Tháp từ
năm 2009 đến năm 2012.............................................................................................................. 33
3.1.3. Hệ thống và lựa chọn test đánh giá thể lực chun mơn cho đội tuyển bóng
đá nữ trường Đại học Đồng Tháp.............................................................................................. 34
3.1.4. Đánh giá thực trạng

thể lực chuyên môn của các VĐV bóng đá

nữ của


trường Đại học Đồng Tháp......................................................................................................... 38
3.2. Lựa chọn các bài tập phát triển thể lực chun mơn cho đội tuyển bóng đá nữ
trường Đại học Đồng Tháp......................................................................................................... 40
3.2.1. Tổng hợp và lựa chọn nội dung bài tập............................................................... 40
3.2.2. Đặc điểm các bài tập phát triển thể lực chun mơn cho đội tuyển bóng đá
nữ vừa được lựa chọn................................................................................................................... 48
3.2.3. Kế hoạch huấn luyện áp dụng các bài tập........................................................ 48
3.2.4. Phương pháp kiểm tra đánh giá........................................................................... 51
3.3. Đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển thể lực chuyên môn đã được lựa chọn cho
đội tuyển bóng đá nữ trường Đại học Đồng Tháp................................................................. 51
3.3.1. Kết quả thực nghiệm ở giai đoạn 1.................................................................... 52
3.3.1. Kết quả thực nghiệm ở giai đoạn 2.................................................................... 53
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ...................................................................................................... 56
A. KẾT LUẬN.............................................................................................................................. 56
B. KIẾN NGHỊ............................................................................................................................. 58
Danh mục tài liệu tham khảo...................................................................................................... 59


-1-

MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giáo dục thể chất là một trong những mặt của giáo dục, nhằm mục đích giáo dục
con người phát triển toàn diện, giúp con người hồn thiện về nhân cách, trí tuệ và thể
chất để xây dựng xã hội mới, bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Giáo dục thể chất gắn liền với giáo dục, trí dục, đức dục, mỹ dục và giáo dục lao
động với nhiệm vụ là phát triển toàn diện các tố chất thể lực, trên cơ sở đó phát triển các
năng lực thể chất, bảo đảm hoàn thiện thể hình, củng cố sức khoẻ, hình thành theo hệ
thống và tiến hành hoàn thiện đến mức cần thiết các kỹ năng và kỹ xảo quan trọng cho

cuộc sống. Đồng thời chương trình giáo dục thể chất trong các trường Đại học, Cao
đẳng và Trung học chuyên nghiệp nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dục đó là trang bị
kiến thức, kỹ năng và rèn luyện thể lực cho học sinh, sinh viên.
Trong thời đại ngày nay, thời đại của nền kinh tế trí thức, nguồn lực con người là
nhân tố quyết định đến sự phát triển kinh tế- xã hội và thế hệ trẻ chỉ thực sự trở thành
động lực của sự phát triển kinh tế đất nước khi được giáo dục và đào tạo và được chuẩn
bị thể lực tốt. Vì vậy, cơng tác giáo dục thể chất trong các trường đại học, Cao đẳng và
Trung học chuyên nghiệp luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, được thể hiện bằng
nhiều chủ trương, chính sách phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ mới được nghị
quyết TW, khóa VIII xác định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, nhằm thực hiện mục
tiêu nâng cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, trong sáng về đạo đức và phong phú về
tinh thần” [27]. Từ đó, hiệu quả công tác giáo dục thể chất từng bước được cải thiện về
nội dung, đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy ở các cấp học trong nhà trường.
Mục tiêu đào tạo trong các trường sư phạm là đào tạo đội ngũ giáo viên có kiến
thức chun mơn, có kỹ năng, có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực sư phạm đáp ứng
yêu cầu thực tế xã hội, có năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường.
Nhiệm vụ của giáo viên trong nhà trường phổ thông thực hiện hai chức năng, đó là dạy
học và tổ chức hoạt động giáo dục. Nội dung tổ chức các hoạt động giáo dục bao gồm:
Phát động các phong trào thi đua, tổ chức sinh hoạt đoàn thể, tổ chức các hoạt động văn
hố, văn nghệ, thể thao, trong đó thể thao là hoạt động diễn ra hàng ngày. Hơn nữa, mục
đích của giáo dục thể chất cho sinh viên là góp phần đào tạo đội ngũ giáo


-2viên có thể chất cường tráng, có phẩm chất đạo đức tốt, có tri thức và tay nghề, đáp ứng
được nhu cầu xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thực trạng công tác giáo dục thể
chất vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tham gia học tập và rèn luyện học sinh, sinh viên.
Nguyên nhân do lực lượng cán bộ, giảng viên giảng dạy môn giáo dục thể chất cịn
thiếu, trình độ khơng đồng đều và điều kiện cơ sở vật chất, dụng cụ, sân bãi, … phục vụ
cho công tác giảng dạy và tập luyện hạn chế, ý thức người học còn thấp. Đòi hỏi các

ngành, các cấp quan tâm hơn nữa đến công tác giáo dục thể chất.
Ngày nay, thông qua việc thi đấu các mơn thể thao giúp tạo tình đồn kết, hữu
nghị, hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, thể dục thể thao thành tích
cao đang phát triển mạnh mẽ, thông qua việc tập luyện và thi đấu ngồi việc rèn luyện
sức khỏe cịn giáo dục đạo đức, phẩm chất, ý chí cho VĐV. Vì vậy, các mơn thể dục thể
thao được mạnh dạn đưa vào trường học nhằm mục đích giáo dục sức khỏe và phát triển
các môn này đến các đối tượng là học sinh, sinh viên thông qua các giải như: Đại hội
Thể dục thể thao, Hội khỏe Phù Đổng hay các Giải sinh viên cấp khu vực.
Đội tuyển bóng đá của trường được thành lập theo định hướng chỉ đạo của Nhà
trường về công tác phát triển thể dục thể thao, nhằm tham gia tập duy trì luyện thường
xuyên trong sinh viên nhất là sinh viên nữ. Đồng thời đây là nòng cốt cho việc tham gia
thi đấu giao lưu thể thao, tham gia các kì hội thao sinh viên tồn quốc và hội thao sinh
viên khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đối tượng nòng cốt hầu hết là những sinh
viên chuyên ngành giáo dục thể chất và bổ sung một số sinh viên của các ngành học
khác đã qua tập luyện bóng đá tại trường, đội tuyển thường xuyên duy trì số lượng trên
20 VĐV và tập luyện thường xuyên với mục đích chính là tham gia thi đấu tại hội thao
sinh viên khu vực ĐBSCL đều đặn hàng năm.
Trong những năm gần đây đội tuyển bóng đá nữ của trường đã đạt được một số
thành tích nổi bật với 2 lần vô địch tại Hội thao sinh viên các trường ĐH, CĐ khu vực
ĐBSCL các năm 2009, 2010 ba lần giành huy chương Bạc vào các năm 2007, 2008,
2011 và gần đây năm 2012 đội tuyển đã vào đến bán kết tại hội thao. Đây là vấn đề
được lãnh đạo nhà trường quan tâm đồng thời tìm giải pháp để nâng cao thành tích của
đội bóng nhăm chuẩn bị tốt cho việc thi đấu tại hội thao sinh viên khu vực ĐBSCL năm
2013. Có rất nhiều nguyên nhân làm hạn chế thành tích của đội bóng, tuy nhiên qau
nhiều năm làm công tác huấn luyện và nhận thấy nguyên nhân chủ yếu là do trình


-3độ thể lực chuyên môn của các VĐV là rất hạn chế. Chính vì thế, để phát triển thể lực
chun mơn cho VĐV bóng nữ trường Đại học Đồng Tháp nhằm nâng cao thành tích thi
đấu, chúng tơi mạnh dạn tiến hành nghiên cứu đề tài:

“ Lựa chọn một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho VĐV đội
tuyển bóng đá nữ trường Đại học Đồng Tháp”.
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu nhằm lựa chọn các bài tập phát triển thể lực chun mơn cho
đội tuyển bóng đá nữ trường Đại học Đồng Tháp. Kết quả nghiên cứu làm cơ sở để cải
thiện thành tích thi đấu của đội tuyển bóng đá nữ trường Đại học Đồng Tháp.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu chúng tôi đề ra 3 mục tiêu sau:
 Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng thể lực chuyên môn của đội tuyển bóng đá
nữ trường Đại học Đồng Tháp.
 Mục tiêu 2: Lựa chọn các bài tập phát triển thể lực chun mơn cho đội
tuyển bóng đá nữ trường Đại học Đồng Tháp.
 Mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển thể lực chuyên môn đã
được lựa chọn cho đội tuyển bóng đá nữ trường Đại học Đồng Tháp.
GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Với mong muốn cho đội bóng đá nữ trường Đại học Đồng Tháp đạt được thành
tích tốt hơn, trên cơ sở lý luận, khoa học và thực tiễn nghiên cứu, nếu đề tài lựa chọn
được các bài tập đạt hiệu quả thì sẽ góp phần phát triển thể lực chun mơn cho vận
động viên góp phần nâng cao thành tích thi đấu của đội bóng.
CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Phần mở đầu
Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương 2. Phương pháp và tổ chức nghiên cứu
Chương 3. Kết quả nghiên cứu
Phần kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo


-4-


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Nguồn gốc phát triển mơn bóng đá
Bóng đá là mơn thể thao có nguồn gốc rất lâu đời nhưng cho đến nay vẫn chưa
xác định được “ngày và nơi sinh ra nó”. Có rất nhiều nơi trên thế giới đã đưa ra bằng
chứng lịch sử để chứng minh rằng nước mình là nơi đầu tiên khai sinh ra mơn bóng đá.
Theo các tài liệu lịch sử thì có thể bóng đá (tất nhiên là bóng đá cổ sơ) đã có từ
thời Cổ Hy lạp vì trên các đồ vật thuộc thời kỳ đồ đá mà ngày nay tìm được cịn thấy
hình chạm minh họa các trị chơi giống như bóng đá.


Châu Âu người ta nói rằng từ thế kỷ thứ IV trước Cơng nguyên tại La mã đã

có “Bóng đá” với các tên gọi là Hacpatum, rồi từ đấy các đạo quân của Guyn Xeda
mang bóng đá vào xứ GơLơ (thuộc Pháp ngày nay) và được gọi là Xulơ, sang nước Nga
lại có tên là Xaliga và Kila. Cịn nước Pháp thì khẳng định rằng chính bóng đá đã được
du nhập từ Pháp sang Anh và các nước Châu âu khác; Còn nước Anh thì từ lâu vẫn
khẳng định mình là nước đầu tiên khai sinh ra mơn bóng đá.
Cịn ở Châu Á có người đã bảo rằng “Bóng đá khơng phải là món hàng nhập
cảng đối với Trung quốc” vì nó đã có ở Trung quốc từ hơn 4.000 năm nay rồi. Kết luận
này dựa vào việc tìm thấy các quả bóng bằng da rất cổ ở Trung quốc. Còn tại Nhật bản
với trị chơi Kêmari cổ truyền có cách đây hơn 1.400 năm và họ khẳng định rằng bóng
đá đầu tiên xuất hiện tại Nhật....... Cuộc tranh cãi tìm tịi đang tiếp tục. Tuy vậy, có thể
kết luận rằng các trị chơi với hình thức dùng chân đá đẩy một vật nào đó đã có từ rất lâu
ở nhiều nước, nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới.
Năm 1863 tại Anh đã có cuộc họp của các nhà lãnh đạo các câu lạc bộ thể thao
để thống nhất luật thi đấu chung cho các đội (trước khi có cuộc họp này, các đội - các
câu lạc bộ thi đấu theo luật riêng của mình nên gây khó khăn và hạn chế trong việc thi
đấu). Vì thế sự hiện kiện 1863 được coi là việc khai sinh ra mơn bóng đá hiện đại.
Năm 1904 Liên đồn bóng đá Thế giới Federation Internationalede Football

Association viết tắt là FIFA được thành lập, lúc đầu tổ chức này có 7 Quốc gia và ngày
nay con số hội viên của FIFA đã lên đến trên 150 Quốc gia.


-5Có thể coi bóng đá từ khi ra đời đến trước chiến tranh thế giới thứ I là giai đoạn
phát triển thứ nhất. Đó là giai đoạn của bóng đá đơn giản cả về chiến thuật và kỹ thuật.
Lối chơi chủ đạo của bóng đá giai đoạn này là theo khu vực, mà điển hình là sơ đồ chiến
thuật WM. Các cầu thủ ít di chuyển, ít va chạm. Với xu hướng thiên về biễu diễn kĩ
thuật nên có khả năng rất cao trong điều khiển trái bóng tại chỗ. Tính ngẫu hứng và tự
phát được đề cao làm giảm giá trị chiến thuật chặt chẽ.
Sau chiến tranh thế giới thứ II, vào những năm 50-60 bóng đá có bước tiến bộ
mới: tính kỹ chiến thuật được đề cao, cầu thủ thi đấu theo các tuyến rõ rệt đã làm tăng
tốc độ thi đấu và linh hoạt của cầu thủ được phát huy. Sơ đồ chiến thuật 4-2-4 và về sau
là 4-3-3 giúp cho lối chơi cân bằng giữa tấn cơng và phịng thủ. Cầu thủ di chuyển nhiều
hơn, mức độ va chạm và tốc độ thi đấu được đẩy lên cao. Nói cách khác, lối chơi năng
động hơn và mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên cũng có khơng ít xu hướng bóng đá “phịng thủ
bê tơng” làm giảm đi phần nào nét đẹp của bóng tấn cơng tích cực [1].
Bóng đá tổng lực là “mũi đột phá” của sự phát triển bóng đá những năm 70-80. Với
nguyên tắc lấy số đơng áp đảo trong phịng thủ và trong tấn cơng, các cầu thủ theo tuyến
hàng ngang tất cả tràn lên tấn công áp sát khung thành đối phương và cũng như vậy ào ạt rút
về bảo vệ khung thành nhà khi bị tấn cơng. Để có thể hoạt động được như thế, cầu thủ phải
có thể lực thật sung mãn và khả năng điều khiển bóng với tốc độ cao. Ngồi ra, cầu thủ phải
có khả năng cả ở vị trí tấn cơng lẫn vị trí phịng thủ. Số đội bóng đạt được hiệu quả cao
trong lối chơi này khơng nhiều, tiêu biểu là các đội Hà Lan, Ba Lan và Đức, cũng đồng thời
xuất hiện xu hướng bóng đá bạo lực và sự rối loạn trong sơ đồ chiến thuật của những đội
bóng ít thành cơng khi muốn chơi bóng đá tổng lực nhưng chưa đủ điều kiện.

Vào những năm cuối của thế kỉ 20, đầu thế kỉ 21 bóng đá đã hướng phát triển
mới, lấy tinh thần của bóng đá tổng lực với mục đích tạo số đơng trong tấn cơng cũng
như trong phịng thủ nhưng lối chơi được thực hiện linh hoạt hơn và đa dạng hơn; tập

trung vào từng khu vực chọn lọc. Có thể gọi đây là lối chơi tổng lực linh hoạt với đội
hình luôn biến đổi theo sơ đồ chủ đạo 4-4-2; 3-5-2 [8].
Bóng đá chuyên nghiệp phát triển mạnh mẽ đã mang lại nhiều điều kiện thuận lợi
cho sự phát triển bóng đá hiện đại ngày nay. Tuy nhiên, bên cạnh tích cực cịn có cả mặt
trái, đó là tính thương mại đã chi phối quá mức cần thiết làm phần nào giảm đi “tính tự
chủ” của bóng đá.


-61.2. Lịch sử phát triển mơn bóng đá nữ
Song song với q trình bình đẳng giới thì bóng đá nữ giờ đây đã có bước phát
triển vượt bậc, rộng khắp trên thế giới, hấp dẫn khơng kém gì bóng đá nam.
Khơng có cột mốc cụ thể đánh dấu sự ra đời của bóng đá nữ trên tồn thế giới. Thế
nhưng, theo như nhiều tài liệu đáng tin cậy thì bóng đá nữ ra đời khơng muộn hơn so với
bóng đá nam. Đã có những giai thoại rằng ngay từ thập niên 40 của thế kỷ 19 đã có những
trận đấu bóng đá giữa các quý bà ở Anh, Scotland, tức là thời điểm trước khi ra đời bộ luật
Cambridge 1848 - bộ luật đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển của bóng đá nam. Dĩ
nhiên, thời đó người ta xem những quý bà đi đá bóng này là khơng bình thường.

Đến đầu thế kỷ 20 các đội bóng nữ đã lác đác xuất hiện tại các nước nhưng có
đặc điểm chung là đều khơng được tơn trọng. Ở nước Anh, quốc gia nổi tiếng về sự bảo
thủ đã cấm cửa tổ chức các đội bóng đá nữ vào năm 1921 vì “khơng phù hợp” đồng thời
cấm ln các sân bóng của các CLB khơng được tổ chức các trận bóng đá nữ.
Trước đó, vào năm 1917 đội bóng đá nữ Kerr Ladies được thành lập ở Anh khi
các đức ông chồng của các cầu thủ phải đi vào các công xưởng sản xuất súng đạn. Trận
đấu đầu tiên gây quỹ cho gia đình các binh lính của họ đã thu hút hơn 10.000 khán giả
đến xem.
Năm 1920, trận đấu vào ngày Boxing Day của họ thu hút 53.000 khán giả đến
sân Goodison Park (sân của CLB Everton). Mãi đến năm 1971, lệnh cấm vô lý này mới
được dỡ bỏ. Ở Đức, người ta cũng cấm bóng đá nữ vào năm 1955 vì “bóng đá làm tổn
thương đến cơ thể và tâm hồn phụ nữ cũng như không đúng mực với các khuôn phép”.

Đến năm 1970, lệnh cấm này mới được dỡ. Nhìn chung, bóng đá nữ rất có tiềm năng
phát triển đi cùng với những phong trào đấu tranh bình đẳng giới. Tuy nhiên, quan niệm
sai lầm cũng như sự cấm đốn vơ lý đã ngăn chặn sự phát triển tự nhiên của nó [1].
Thập niên 70, 80 của thế kỷ 20 bóng đá có sự phát triển rộng khắp, khơng chỉ
mang tính giải trí mà cịn là lĩnh vực kinh doanh béo bở. Cùng với xu thế tồn cầu hịa,
bóng đá nữ đã nhúc nhích trỗi dậy. Sau khi đã tổ chức hai giải U20 thế giới và U17 thế
giới, cựu chủ tịch FIFA Joa Havalange đã thực hiện một cuộc cách mạnh lớn khi quyết
định tổ chức kỳ World Cup đầu tiên cho bóng đá nữ vào năm 1991 tại Mỹ, chậm hơn 61
năm so với bóng đá nam [25].
Những ai nghi ngờ về sức mạnh và sự lớn mạnh của bóng đá nữ phải xem lại.
Khác đơi chút với bóng đá nam, bóng đá nữ có sự phát triển 1 cách đồng đều, ít chênh


-7lệch hơn. Nếu như bóng đá nam có Brazil, Đức, Italia, Anh, Argentina… là những
cường quốc bóng đá thì ở bóng đá nữ là Mỹ, Nhật, Thụy Điển, Na Uy, Trung Quốc…
bên cạnh đó là Đức hay Brazil. Như bóng đá nam người ta khó có thể một đội bóng nhỏ
đánh bại những gã khổng lồ thì bóng đá nữ ngược lại, mọi chuyện điều có thể xảy ra mà
việc Nhật Bản đánh bại Mỹ để đăng quang World Cup 2011 là minh chứng đẹp nhất.
1.3. Vài nét về lịch sử mơn bóng nữ Việt Nam
Ít ai biết rằng bóng đá nữ Việt Nam đã có lịch sử gần 80 năm. Chính xác là vào năm
1933 dưới thời Pháp thuộc, đội bóng nữ đầu tiên mang tên Cái Vồn đã được thành lập tại
Cần Thơ do kỹ sư nông học Phạm Khắc Sửu khởi xướng. Đội bóng đã quy tụ học sinh tại
Cần Thơ cũng như các chị em tá điền có sức khỏe tốt tuổi từ 18-32 tuổi với khoảng 30 thành
viên. Đây là đội bóng đầu tiên của cả xứ Nam Kỳ khi đó bởi phải đến vài năm sau mới có
thêm đội bóng đá nữ mang tên Bà Trưng ở Rạch Giá-Long Xuyên ra đời.

Nhưng đó chưa phải chuyện ly kỳ nhất liên quan đến đội bóng này. Nghe tin có
đội bóng nữ thành lập Paul Bert, đội bóng nam vơ địch giải hạng Nhì khi đó đánh tiếng
muốn thử tài. Thư từ qua lại, đội nữ Cái Vồn đồng ý lên Sài Gòn thi đấu với điều kiện
chia 60% giá vé vào cửa. Khi đó, đội được đón tiếp rất nồng hậu, bà con đứng đầy 2 bên

đường, diễu hành trên xe mui trần khắp thành phố. Vé bán trận đấu đó hết sạch chỉ sau
vài giờ. Sợ người xem quá đông nên BTC mới cho trận đấu diễn ra trước
30 phút so với quy định. Trong điều kiện trời mưa, sân trơn, bóng ướt các cơ gái Cái
Vồn đã thi đấu xuất sắc cầm hịa 2-2 với đội Paul Bert.
Tuy nhiên, cột mốc để đánh dấu bước phát triển của bóng đá nữ đến vào năm
1990 với người khởi xướng là ông Trần Thanh Ngữ, nguyên trưởng phòng TDTT Quận
1, TP.HCM khi thành lập đội bóng đá nữ đầu tiên tại TP.HCM. Một năm sau đó, đội
bóng đá nữ đầu tiên ở phía Bắc được thành lập mang tên Than Quảng Ninh. Từ 2 hạt
nhân ban đầu này, bóng đá nữ Việt Nam đã có bước phát triển nhanh chóng và cho đến
nay đã 4 lần vô địch SEA Games. Điều đáng buồn là đãi ngộ của họ không bao giờ bằng
các đồng nghiệp nam.
1.4. Đặc điểm phát triển mơn bóng đá hiện đại
Q trình phát triển của bóng đá gắn chặt với việc giải quyết mâu thuẫn trên hai
phương diện tấn cơng và phịng thủ với mục đích cuối cùng là bảo vệ cầu môn của


-8đơi mình, đồng thời đưa được bóng vào cầu mơn đối phương càng nhiều càng tốt và
giành thắng lợi trong trận đấu. Các phương thức giải quyết mâu thuẫn đã thôi thúc nhiều
chuyên gia, huấn luyện viên trên khắp thế giới không ngừng nghiên cứu, cải tiến chiến
thuật và ngày càng tạo nhiều sự hấp dẫn, lôi cuốn người hâm mộ trên khắp hành tinh
đến với mơn bóng đá.
Từ năm 1974, từ khi giải vơ địch bóng đá lần thứ 10, bóng đá thế giới chuyển
sang bóng đá tổng lực do huấn luyện viên Michel người Hà Lan khởi xướng với ngun
tắc tồn đội tấn cơng, tồn đội phịng ngự ra đời cho đến ngày hôm nay với xu thế là kết
hợp giữa hai trường phái bóng đá Châu Âu và bóng đá Nam Mỹ. Những thay đổi trong
đội hình chiến thuật kéo theo những thay đổi trong phạm vi kĩ thuật, thể lực và tâm lý
thi đấu, các chuyên gia bóng đá thường thống nhất quan điểm rằng: xây dựng lối đá hay
hệ thống chiến thuật nào phải trên nền tảng trình độ cá nhân của các cầu thủ trong đội
phù hợp với lối đá ấy.
Hiện nay, bóng đá thế giới đang phát triển cao độ toàn diện trên ba mặt: Kỹ thuật,

thể lực và trí tuệ. Bóng đá hiện đại địi hỏi các cầu thủ phải có trình độ kĩ thuật điêu
luyện, phải có thể lực tốt, tồn diện và đặc biệt phải có tri thức, có trình độ học vấn để
phân tích, đánh giá và nhận định đúng mọi diễn biến trên sân trong quá trình thi đấu
Theo nhận định của các chun gia của Cơng hịa Dân chủ Đức cũ và các chuyên
gia của AFC trực tiếp giảng dạy tại Việt Nam đối với xu hướng phát triển của bóng đá
hiện đại bao gồm các điểm sau:
Bóng đá hiện đại là bóng đá tấn cơng, lối chơi tấn cơng được triển khai với nhịp
độ nhanh, tồn đội tấn cơng, lấy số đơng đánh ít, cầu thủ di chuyển với tóc độ nhanh, bất
ngờ dứt điểm ghi bàn ở mọi tình huống trên cơ sở phịng ngự chặt. Nếu bị mất bóng khi
tấn cơng, tồn đội chuyển sang phịng thủ sự tranh chấp tay đơi diễn ra quyết liệt giữa
các cầu thủ từ trên không cho đến dưới mặt đất, tồn đội ln có ý thức hỗ trợ bọc lót
trên tất cả các tuyến. Để phịng thủ vững chắc đòi hỏi các cầu thủ phải thành thạo chiến
thuật phịng ngự như: tiền vệ biên bọc lót hậu vệ biên, phịng thủ tuyến nghiên hậu vệ
biên bọc lót trung lộ, tiền vệ trụ và trung vệ giữa bọc lót trung vệ thịng…. [8]
Các cầu thủ phải có thể lực tốt và khá toàn diện bao gồm cả: sức bền chung, sức
bền tốc độ, sức mạnh bộc phát…, để duy trì nhịp độ cao trong suốt trận đấu và thậm chí
ngay cả những hiệp đấu phụ. Có như thế mới đảm bảo tồn đội tấn cơng và tồn đội
phịng thủ.


-9Trên cơ bản mỗi cầu thủ phải được phát triển tồn diện, biết tư duy hoạt động của
từng vị trí trên sân. Từ đó với năng lực chun mơn, cầu thủ phải được chun mơn hóa
vị trí, đảm đương một nhiệm vụ có thể bên trái hoặc bên phải và hồn thành tốt cả cơng
lẫn thủ.
Kết hợp tính ngun tắc, tính kỉ luật trong phối hợp chiến thuật thi đấu với phát
huy tính sáng tạo, tính ngẫu hứng của từng cầu thủ, khả năng quan sát, phán đoán, nhạy
bén trong tình huống, nhanh chóng chớp thời cơ, chuyển hướng bất ngờ với mục tiêu
ghi bàn. Thơng thường một đội bóng có đẳng cấp cao ở tuyến đều có cầu thủ dẫn dắt,
điều khiển nhịp độ trận đấu, lối chơi của đội xảy ra theo tình huống trên sân, các cầu thủ
này được thể hiện kinh nghiệm và bản lĩnh [21].

Trong bóng đá hiện đại, việc chuẩn bị tâm lý cho một trận đấu ln được coi
trọng vì mỗi cầu thủ ln bị những áp lực từ bên ngồi như: Khán giả, sự thiếu vô tư của
trọng tài, tiểu xảo của đối phương, sự phối hợp thiếu ăn ý của đồng đội… trước những
tình huống ấy, cầu thủ phải biết tự kiểm chế, bản lĩnh tự tin, chế ngự cảm xúc, nỗ lực ý
chí, bình tĩnh xử lí tình huống tất cả vì mục đích chiến thắng.
1.5. Những đặc điểm chủ yếu của cầu thủ bóng đá
1.5.1. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi 18 – 25


lứa tuổi này, cơ thể các em đã phát triển hồn chỉnh các bộ phận, hình thành

thế giới quan, ý thức đạo đức, xác định đúng đắn nhu cầu sáng tạo, mơ ước cuộc sống
tươi đẹp. Sự đam mê, hứng thú đã phát triển cả vế chiều rộng và chiều sâu, mang tính
bền vững và sâu sắc. Có thái độ tự giác, tích cực, năng động, sẵn sàng khám phá những
lĩnh vực mà mình u thích, xuất phát từ động cơ đúng đắn trong cuộc sống. Tình cảm
đã ổn định, biểu lộ ghét yêu rõ ràng, biết tôn trọng, động viên kịp thời, giúp đỡ và quan
tâm đúng mực đến người xung quanh. Trí nhớ đã phát triển tồn diện, biết ghi nhớ có hệ
thống đảm bảo tính lơgic, tư duy chặt chẽ, suy nghĩ sâu sắc và lĩnh hội đầy đủ bản chất
của vấn đề.


Về nhân cách

Nhân cách đã phát triển và tồn tại như một thành viên trong xã hội, biết noi
gương người tốt làm động lực thúc đẩy bản thân ngày càng hoàn thiện. Thể hiện rõ tính
tự lập, muốn tách biệt khỏi sự quản lý của gia đình, có xu hướng giao lưu hình thành
mối quan hệ bạn bè, tơn trọng tình bạn cao cả, xây dựng mối quan hệ với người


-10khác giới, thích gần gủi với người có học thức, người lớn tuổi, người có kinh nghiệm

sống để học hỏi nhằm hồn thiện bản thân.


Về trạng thái tình cảm

Ln giàu cảm xúc, dễ xúc động và nhạy cảm với những vấn đề của bản
thân, dễ bị kích động, lơi kéo và đôi khi không làm chủ được bản thân nhưng cũng
nhanh chóng lấy lại sự bình tĩnh, tự tin và hướng đến sự hồn thiện mình. Bản thân biết
suy nghĩ và định hướng cho tương lai, biết rút kinh nghiệm từ những sai lầm, thất bại,
sống vị tha, nhân ái và đồn kết với bạn bè.


Về trí tuệ

Đặc điểm nổi bật ở thời kỳ này là hoạt động trí tuệ, biết hệ thống hóa và
trang bị cho bản thân làm hành trang bước vào cuộc sống mới. Thường có những những
sở thích như: đọc sách, xem phim, tìm hiểu các thơng tin khoa học và các vấn đề địi hỏi
tư duy trù tượng.
Quan tâm sâu sắc đến các hoạt động xã hội, tình hình kinh tế chính trị, xu
hướng phát triển của đất nước và thế giới. Có sự suy nghĩ về việc lựa chọn nghề nghiệp,
có những sở thích cho bản thân và năng khiếu thẩm mỹ được nâng cao.
Tóm lại, ở giai đoạn từ 18 đến 25 tuổi các em đã được hình thành các phẩm
chất về trí tuệ, tình cảm, nhân cách và thái độ cơng việc được giao. Sự phát triển về tâm
lý tương đối phức tạp và mâu thuẫn với nhau. Giai đoạn thích nghi và phát triển dần
hình thành, giai đoạn mệt mỏi xuất hiện sớm. Trong thời kỳ nay, cấu trúc giải phẩu cơ
thể đã phát triển mạnh nhưng chưa hoàn thiện. Xương tăng nhanh về chiều dài, tim phát
triển, thành mạch tim dày lên, sự hồi phục sau vận động nhanh. Vì vậy, trong công tác
huấn luyện người huấn luyện viên không những cần nắm được đặc điểm tâm lý nhằm
kịp thời động viên, khuyến khích, khen thưởng tạo cho các em có những nhận thức đúng
đắn về thái độ và trạng thái hưng phấn trong tập luyện và thi đấu, đồng thời cần nắm rõ

đặc điểm sinh lý để có sự phối hợp giữa lượng vận động tập luyện và thi đấu hợp lý đảm
bảo sự phát triển sinh lý của các em theo sự phát triển tự nhiên.
1.5.2. Đặc điểm giải phẩu sinh lý cơ thể lứa tuổi 18 – 25
Cơ thể con người từ lúc sinh ra cho đến khoảng 25 tuổi phát triển theo hướng đi
lên, sau đó chậm dần và suy giảm theo quy luật sinh học. Từ đó sự thích nghi của các hệ
thống cơ quan trong cơ thể con người đối với những điều kiện sống mới và thay đổi của
môi trường cũng trở nên khó khăn.


-11Ở

lứa tuổi này, các hệ thống cơ quan quan trọng và thể chất của con người đã cơ

bản hoàn thiện. Lứa tuổi này xương và khớp bắt đầu ổn định, từ 20 – 25 tuổi xương cơ
thể cốt hố hồn tồn. Ở lứa tuổi này chiều cao có thể tăng thêm vài cm, do sự phát triển
của các tổ chức sụn đệm giữa các khớp xương. Do đó, giải phẩu sinh lý của khớp là yếu
tố quyết định khi lựa chọn động tác trong tập luyện thể dục thể thao.


lứa tuổi từ 18 – 25 cơ bắp đã phát triển, tạo điều kiện thuận lợi để tập luyện

phát triển sức mạnh. Cơ thể con người có năng lực hoạt động cao. Tập luyện thể dục thể
thao có hệ thống, khoa học sẽ làm tăng lực co cơ chính là nhờ tăng số lượng tiết diện
ngang cũng như tăng độ đàn hồi của cơ.
Các khả năng sinh học của cơ thể trưởng thành cho phép tập luyện tất cả các môn
thể thao và ở lứa tuổi này có thể đạt được những thành tích xuất sắc trong các mơn thể
thao mang tính nghệ thuật (thể dục dụng cụ, thể dục nghệ thuật), cũng như trong bơi lội
và các môn thể thao tốc độ. Những môn thể thao sức mạnh, sức bền thì thành tích cao
nhất lại đạt vào lứa tuổi 25 – 30. Tóm lại có thể nói rằng ở lứa tuổi từ 21 đến 30 là lứa
tuổi thuận lợi để đạt được thành tích cao trong hầu hết các mơn thể thao nếu được đào

tạo cơ bản và có khoa học.
Tóm lại, lứa tuổi 18 – 25 là lứa tuổi trưởng thành, tuy nhiên, do lứa tuổi 18 – 25
thuộc thời kỳ đầu lứa tuổi thanh niên nên cần phải đặc biệt chú ý cụ thể là:
- Phải tiếp tục giáo dục thể chất một cách khoa học để nâng cao thể chất, góp
phần hồn thiện các chức năng cơ quan và các cơ quan trong cơ thể.
- Phát triển đầy đủ các tố chất thể lực, làm tiền đề phát triển thể lực chung rộng
rãi và phát triển thể lực chun mơn cần thiết sau này cho sinh viên.
Ngồi các tiêu chuẩn chung đối với các vận động viên thể thao như: có sức
khỏe, có tố chất thể lực tốt, có khả năng tiếp thu nhanh kỹ thuật động tác, có phẩm chất
tư tưởng đạo đức và đặc điểm tâm lí phù hợp. Vận động viên bóng đá khơng có các u
cầu khắc khe về hình thái và cấu trúc cơ thể như một số môn thể thao khác, ngay cả
chiều cao và trọng lượng cơ thể cũng không phải là yếu tố quyết định thành tích trong
bóng đá. Tuy nhiên, ở một số vị trí như: thủ mơn, trung vệ hay tiền đạo thì vận động
viên cao lớn có ưu thế hơn nên địi hỏi vận động viên chơi ở vị trí này phải cao và to
hơn mức bình thường của những cầu thủ chơi ở vị trí khác.


-121.5.3. Đặc điểm sinh lý của nữ
1.5.3.1. Đặc điểm hình thái và chức năng cơ thể
Chiều cao và cân nặng không bằng nam giới do chiều dài của tay và chân ngắn
hơn. Tỷ lệ chiều dài của thân với chiều cao cơ thể lớn hơn so với nam, do đó trọng tâm
cơ thể thấp. Điều này giúp cho cơ thể nữ giữ thăng bằng tốt hơn nhưng tốc độ chạy và
độ bật nhảy kém hơn nam giới.
Đai vai hẹp do đó dung lượng phổi kém hơn nam theo tỉ lệ 1/1,33. Ngược lại,
đai hông rộng hơn, các đốt sống lưng ngắn đồng thời các sụn chem có độ đàn hồi tốt
làm tăng khả năng linh hoạt của cơ thể. Các xương ở các chi có thành xương mảnh và
mềm, bề mặt xương nhẵn, do đó khả năng chịu đựng trọng tải kém và dễ chấn thương
khi va chạm. Tỉ lệ các cơ chiếm 30% trọng lượng cơ thể nên sức mạnh kém hơn nam
giới (có tỉ lệ cơ là 40%), ngược lại thì tỉ lệ mỡ ở phụ nữ là 28% cao hơn so với nam giới
là 18%.

Quả tim của phụ nữ nhỏ hơn nam cùng độ tuổi do đó nhịp tim cao hơn (khoảng
80 nhịp/phút) và huyết áp thấp hơn (khoảng 60 – 100mmHg). Ở tuổi dậy thì, nữ phát
triển nhanh hơn về chiều cao nhưng lực cơ thì yếu hơn nam, vì vậy thành tích của nữ
thấp hơn nam ở các hoạt động về sức mạnh.
1.5.3.2. Đặc điểm sinh lý trong hoạt động TDTT
 Hoạt động yếm khí
Năng lượng yếm khí từ 2 hệ phosphagen và lactat nhờ vào dự trữ ATP, CP
và glycogen nhưng các dự trữ này ở phụ nữ ít hơn do khối lượng cơ ít hơn, vì vậy thành
tích của nữ thường kém hơn nam trong các môn chạy và bơi cự ly trung bình địi hỏi
thời gian yếm khí dài.
 Hoạt động hiếu khí
Là hoạt động với cường độ trung bình và thời gian khá dài cần nhiều oxy để
tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động nhưng VO 2max của nữ hoạt động kém hơn nam
giới. Nguyên nhân:
+Dung tích sống thấp hơn khoảng 0,7 – 1,0 lít vì các cơ hơ hấp yếu hơn.
+

Quả tim của nữ nhỏ hơn nên lượng tâm thu chỉ khoảng 60 – 90 ml trong

khi đó ỏ nam là 90 – 125 ml, do đó lượng máu tuần hồn ít hơn làm chậm sự troa đổi
khí ở phổi và ở mô.


-133

+

Số lượng hồng cầu của nữ ít hơn khoảng 3,8 triệu/mm máu so với nam

khoảng 4,2 triệu/mm3 máu, do đó hàm lượng hemoglobin thấp hơn chỉ có 14g% so với

nam là 16g% (16g trong 100ml máu)
Tóm lại, về sức mạnh và sức bền thì nữ khơng bằng nam giới, do đó thành tích
thể thao kém hơn. Nhưng về khả năng phối hợp động tác thì khá hơn nam nên nữ
thường có thành tích tốt hơn ở các mơn thể dục nghệ thuật và các bài tập trên cầu thăng
bằng.
1.5.3.3. Chu kỳ kinh nguyệt và khả năng vận động
Chu kỳ kinh nguyệt ở nữ là một quá trình sinh lý bình thường để đảm bảo chức
năng sinh sản. Cơ sở sinh lý như sau:
-

Hocmon FSH của tuyến yên kích thích buồng trứng làm tiết ra nhiều hocmon

sinh dục cái là ostrogen (folliculin) làm phát triển nang De Graaf chứa tế bào nỗn cịn
gọi là trứng, ostrogen có tác dụng làm tăng độ dày của niêm mạc tử cung để sẵn sàng
đón trứng thụ tinh.
-

Do ảnh hưởng của hocmon LH từ tuyến yên làm nang De Graaf vỡ ra và trứng

rụng vào loa của ống dẫn. Phần còn lại của nang De Graaf gọi là thể vàng tiết ra hocmon
progesteron có vai trị làm phát triển tử cung.
-

Nếu trứng khơng được thụ tinh thì thể vàng thối hóa làm giảm progesteron,

điều này làm co thắt tử cung và bong lớp niêm mạc nên bị chảy máu (có kinh nguyệt).
Trước ngày có kinh nguyệt 14 ngày là ngày trứng rụng, do đó nếu chu kỳ kinh nguyệt là
28 ngày thì ngày rụng trứng là ngày thứ 14, nếu chu kỳ kinh nguyệt là 40 ngày thì ngày
rụng trứng là ngày thứ 26, vì vậy thời gian chuẩn bị cho rụng trứng dài hay ngắn tùy
theo hoạt động của tuyến yên.

-

Nếu trứng được thụ tinh thì thể vàng tồn tại tăng sự tiết progesteron nên ngăn

chặn sự tiết hocmon LH của tuyến yên nên không rụng trứng nữa. Vào ngày trứng rụng
và các ngày hành kinh, khả năng vận động thường kém do ảnh hưởng của hocmon gây
rối loạn thần kinh. Trong các ngày có kinh nguyệt nên tránh các động tác nhảy và chạm
bụng vì có thể gây lệch tử cung và chảy máu nhiều.
Thời gian trước và sau ngày hành kinh thì vận động bình thường nhưng có biểu
hiện là thời gian hồi phục kéo dài. Cần lưu ý là lượng vận động lớn và thi đấu căng
thẳng có thể làm trì hoãn trưởng thành hệ sinh dục ở thiếu niên và làm rối loạn chu kỳ
kinh nguyệt ở nữ trưởng thành.


-141.6. Cơ sở lý luận về thể lực trong bóng đá
1.6.1. Đặc điểm thể lực trong bóng đá
Bóng đá là mơn thể thao có ảnh hưởng lớn nhất và phát triển rộng rãi nhất trên
tồn thế giới, có một số quốc gia coi bóng đá như là mơn thể thao số một của đất nước
mình như: Brazin, Aghentina, … Sở dĩ, bóng đá có sức hấp dẫn và ma lực như vậy chủ
yếu là co mối quan hệ giữa đặc điểm và tác dụng của nó. Bóng đá là mơn thể thao
khơng mang tính chu kì, kĩ thuật, chiến thuật bóng đá bị sự cản phá, hạn chế và sự
chống đối quyết liệt của đối phương.
Trong hoạt động thi đấu đòi hỏi sự phối hợp tập thể một cách nhuần nhuyễn từng
cá nhân, từng nhóm, từng vị trí: biên, trung lộ, từ phịng thủ cho đến tấn cơng và ngược
lại. Tính đối kháng quyết liệt do đối phương thường xuyên đeo bám kiềm chặt để tranh
cướp bóng bảo vệ cầu môn, cũng như sử dụng mọi khả năng khéo léo, nhanh nhẹn vượt
qua đối phương truy cản để dứt điểm ghi bàn, hay ta có thể nói bóng đá là môn dùng
nhiều thủ pháp, thủ thuật để xử lý khôn khéo tình huống diễn ra trong quá trình thi đấu
trên cơ sở của một sự chuẩn bị chu đáo trước đó.
Thể lực của VĐV bóng đá phải tồn diện để nâng cao năng lực hoạt động của cơ

thể. Thể lực tốt sẽ tạo tiền đề cho việc thực hiện kĩ thuật và chiến thuật, đồng thời thúc
đẩy việc học tập và nắm vững kỹ thuật, chiến thuật tăng cường khả năng chịu đựng
lượng vận động trong tập luyện và thi đấu, đề phịng chấn thương, nâng cao thành tích
và kéo dài thời gian duy trì thành tích của VĐV. Thể lực trong bóng đá bao gồm thể lực
chung và thể lực chun mơn.
Mục đích của việc chuẩn bị thể lực chung là đạt được khả năng làm việc cao
nhất, tạo nên sự phối hợp chặt chẽ trong hoạt động của các cơ quan, chức phận trong cơ
thể và tác động tích cực vào sự phát triển thể hình cho VĐV .
Thể lực chung hướng đến sự phát triển toàn diện cho VĐV, vì thế để hồn thiện
nó cần áp dụng các loại bài tập của các môn thể thao hỗ trợ cho bóng đá: các bài tập cho
các mơn điền kinh, thể dục, bóng rổ, bóng ném,… các bài tập này có ảnh hưởng tốt đến
sự phát triển và củng cố các chức năng vận động như dây chằng, cơ, khớp, chi dưới,
đồng thời tạo nên điều kiện để thúc đẩy các chức năng hoạt động của cơ thể.
Thể lực chuyên môn giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu là phát triển và hoàn thiện
các tố chất thể lực cần thiết cho hoạt động thi đấu bóng đá. Trong giai đoạn này, cần


-15phải lựa chọn các phương tiện và các phương pháp theo hướng nâng cao các năng lực
chuyên môn phù hợp với trình độ của VĐV.
Bóng đá hiện đại địi hỏi sự phát triển cao tất cả các tố chất thể lực. Cầu thủ bóng
đá phải thường xuyên di chuyển, thay đổi nhịp độ chạy trong suốt thời gian thi đấu.
Theo tài liệu nghiên cứu của nhiều tác giả đã cho thấy cầu thủ bóng đá di chuyển
tư 12 - 15km trong một trận đấu, bao gồm các hình thức chạy xen kẽ: chạy nước rút cự
ly ngắn, chạy tốc độ trung bình, chạy chậm và đi bộ.
Theo Wiherr.Van Gool (1982-1985): chạy nước rút chiếm 18% tổng quãng
đường của một trận đấu với tốc độ 6,92 đến 8,15m/s (cự ly 30-50m), chạy tốc độ trung
bình và chạy chậm chiếm 44% quãng đường trong một trận đấu với tốc độ 2,046,92m/s, đi bộ 36,3% tốc độ 1,30-2,04m/s.
Do đó họ có sức bền chun mơn cao trong việc giải quyết các tình huống thi đấu
như chạy chỗ, kèm người, phối hợp bật tường (1 x 2 chạm) đòi hỏi cao về sức mạnh,
đặc biệt là sức phát nhanh về sức bền tốc độ.

Để thực hiện được các cú sút cầu môn từ khoảng cách xa và các đường chuyền
bóng dài, mạnh, chuẩn xác, những động tác bật nhảy đánh đầu và tranh cướp bóng trên
khơng, các động tác va chạm dùng sức hợp lí theo quy định của luật, VĐV phải có sức
bật tốt, sức mạnh tốc độ và sức bền.
1.6.2. Những tính chất về thể lực của cầu thủ bóng đá
* Tính hệ thống
Ngày nay căn cứ vào quy luật phát dục và trưởng thành của con người và quy
luật “thời kỳ nhạy cảm” của các tố chất thể lực, người ta chia hệ thống huấn luyện thể
lực từ lứa tuổi nhi đồng đến người trưởng thành bao gồm 3 giai đoạn:
-

Giai đoạn từ 7-11 tuổi: là giai đoạn phát triển chủ yếu các năng lực có liên quan

đến việc hệ thống thần kinh (tốc độ phản ứng vận động), sức bền chung, khả năng phối
hợp vận động.
-

Giai đoạn 12-17 tuổi: thời kì phát triển tồn diện các tố chất thể lực, tập trung

phát triển sức mạnh tốc độ và sức bền chung. Trên cơ sở đó, từng bước kết hợp huấn
luyện tố chất thể lực mang đặc tính chun mơn của bóng đá.
-

Giai đoạn từ 18 tuổi trở lên: là thời kì huấn luyện chuyên sâu. Trên cơ sở phát

triển các tố chất sức mạnh, sức nhanh, sức bền, trọng tâm huấn luyện thể lực chuyển dần
sang thể lực chuyên môn. Ở VĐV cấp cao, huấn luyện thể lực chuyên môn là chính.


-16-


Trong quá trình huấn luyện nhiều năm, phải đảm bảo tính tuần tự của sự chuyển

tiếp các giai đoạn huấn luyện, tuyệt đối tránh nơn nóng áp đặt huấn luyện chun mơn
q sớm. Hậu quả của nó sẽ giới hạn thành tích và thu hẹp thời gian duy trì thành tích
thi đấu của VĐV.
* Tính khoa học
Trong q trình huấn luyện thể lực cho VĐV, việc áp dụng các thành tựu mới về
khoa học kĩ thuật sẽ làm tăng hiệu quả huấn luyện. Ngày nay, những kiến thức khoa học
về sinh lý học, sinh hóa học, sinh cơ học trong lĩnh vực thể dục thể thao tương đối
phong phú và hoàn chỉnh. Những tiến bộ kĩ thuật mới trong lĩnh vực điện tử cho phép
nâng cao hiệu quả đo lường thành tích và thu nhận thơng tin giúp cho việc kiểm tra và
điều chỉnh quá trình huấn luyện.
Việc huấn luyện luôn theo xu hướng tăng lượng vận động tới giới hạn, tăng
cường khả năng chịu đựng lượng vận động của VĐV trong điều kiện thi đấu căng thẳng.
Vì vậy, việc vận dụng các biện pháp y học và phục hồi về mặt tâm lí trở thành một khâu
quan trọng trong q trình huấn luyện bóng đá nói chung và huấn luyện thể lực nói
riêng.
Theo PGS.TS Nguyễn Thiệt Tình – Huấn luyện và giảng dạy bóng đá (1997):
Hiệu quả của việc vận dụng các biện pháp y học vào tâm lí sẽ cho phép tăng khả năng
chịu đựng lượng vận động của VĐV từ 5-10% [31].
* Tính chất tổng hợp
Xu thế huấn luyện hiện nay của bóng đá đỉnh cao là huấn luyện đồng bộ các yếu
tố kĩ chiến thuật thể lực, tâm lý, trí tuệ. Vì vậy, trong cơng tác huấn luyện thể lực cần sử
dụng nhiều bài tập mang tính đối kháng cao, diễn ra với tốc độ nhanh, có kết hợp với
bóng. Các bài tập huấn luyện nhiều bóng, huấn luyện trong điều kiện gần giống như thi
đấu được sử dụng khá nhiều và phổ biến.
* Tính hiệu quả:
Tính hiệu quả của huấn luyện thể lực cịn được tăng cường nhờ áp dụng những
phương tiện, phương pháp huấn luyện hiện đại, phương pháp huấn luyện hiện đại,

phương pháp huấn luyện theo mơ hình hoặc sử dụng các thiết bị huấn luyện chuyên sâu
như: việc sử dụng điện não đồ trong huấn luyện sưc mạnh, khi huấn luyện, có thể căn cứ
đặc điểm dùng lực của mơn bóng đá và tình hình cụ thể của VĐV thơng qua


-17điện não đồ … Mỗi lần, kết quả huấn luyện đều có thể lưu trữ vào điện não đồ, giúp cho
huấn luyện viên kiểm soát được diễn biến của quá trình huấn luyện.
Nội dung và phương pháp chuẩn bị thể lực chuyên môn được xây dựng trên đặc
điểm hoạt động thể lực của cầu thủ bóng đá như: tính chất thay đổi, di chuyển và thực
hiện các động tác kĩ thuật, tính liên tục thay đổi của tình huống thi đấu kéo theo sự biến
đổi tính chất của lượng vận động trong quá trình thi đấu, thực hiện các động tác khó
trong điều kiện mệt mỏi….Ngồi ra, sự chuẩn bị chun mơn cịn dựa trên sự tính
tốn khối lượng và cường độ vận động của cầu thủ trong thi đấu. Người ta đã nghiên
cứu và nêu ra số liệu điển hình về hoạt động thể lực của VĐV bóng đá trong một trận
đấu như sau:
- Chạy chậm từ khoảng 5000-7000m.
- Chạy nhanh từ 800-2000m.
- Chạy tốc độ cao từ 800-1600m.
- Số lần bật nhảy đánh đầu từ 8-16 lần.
- Số lần tranh cướp bóng từ 14-42 lần.
1.6.3. Những tố chất ảnh hưởng đến sự phát triển thể
lực Thể lực cầu thủ bóng đá thể hiện qua các tố chất như
sau: + Sức mạnh
Sức mạnh là khả năng khắc phục lực cản bên ngoài hoặc bên trong bằng sự nỗ
lực của cơ bắp trong quá trình vận động.
Sức mạnh là cơ sở cho những tố chất thể lực khác. Ở cầu thủ bóng đá, sức mạnh
và sức chịu đựng của cơ bắp sẽ được tăng lên qua nhiều mùa thi đấu. Rèn luyện sức
mạnh ngồi việc nâng cao thành tích cịn có yếu tố quan trọng khác là phịng ngừa chấn
thương thường gặp trong thi đấu bóng đá.
Sức mạnh tốc độ lấy sức mạnh tối đa làm cơ sở, tốc độ ở cầu thủ bóng đá được

thể hiện bằng khả năng thực hiện chuyển động trong khoảng thời gian ngắn nhất trong
điều kiện đối phương cản phá tích cực. Mức độ phát triển sức mạnh bộc phát rất cần
thiết cho mỗi cầu thủ để di chuyển nhanh trên sân, tăng tốc trong khoảnh khắc, nhanh
chóng dừng lại khi đang chạy với tốc độ cao, lấy đà sút mạnh, chính xác, tranh cướp
bóng cũng như kèm sát đối thủ của mình có hiệu quả. Trong quá trình tập luyện, sức
mạnh tốc độ được xác nhận là có sự thay đổi ít nhất so với các tố chất vận động khác.


×