Tải bản đầy đủ (.docx) (144 trang)

luận văn thạc sĩ dạy học chính tả tiếng việt cho học sinh lớp 2 khmer huyện tri tôn, tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 144 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

LA QUỐC QUY

DẠY HỌC CHÍNH TẢ TIẾNG VIỆT
CHO HỌC SINH LỚP 2 DÂN TỘC KHMER
HUYỆN TRI TÔN, AN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

ĐỒNG THÁP - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

LA QUỐC QUY

DẠY HỌC CHÍNH TẢ TIẾNG VIỆT
CHO HỌC SINH LỚP 2 DÂN TỘC KHMER
HUYỆN TRI TÔN, AN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Giáo dục Tiểu học
Mã số : 8.14.01.01

Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. HOÀNG QUỐC

ĐỒNG THÁP – 2019




LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và kết quả
nghiên cứu trong luận văn là trung thực, chưa từng được cơng bố trong bất kì
một cơng trình nào khác.
Đồng Tháp, tháng 09 năm 2019

La Quốc Quy


LỜI CẢM ƠN
-----------Tơi xin chân thành cảm ơn Phịng Đào tạo Sau Đại học và quý
Thầy/Cô Trường Đại học Đồng Tháp đã trực tiếp giảng dạy cho tôi trong thời
gian qua.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Hồng Quốc đã tận
tình hướng dẫn tơi thực hiện đề tài nghiên cứu này.
Tôi chân thành cảm ơn ban giám hiệu, quý thầy cô và học sinh các
Trường Tiểu học: A Cô Tô, B Cô Tô, A Núi Tô, B Núi Tơ, A Ơ Lâm và B Ơ
Lâm đã tạo điều kiện thuận lợi trong suốt q trình tơi làm đề tài.
Cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã cổ vũ, động viên để tơi hồn
thành khóa học và đề tài nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu, bản thân đã có rất nhiều nổ lực và cố gắng,
song do năng lực lực bản thân có hạn nên khơng tránh khỏi những thiếu sót
nhất định. Kính mong sự góp ý chân thành của quý thầy cô, bạn bè, đồng
nghiệp và bạn đọc.


1


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU..................................................................................................................................... 6
1. Lí do chọn đề tài.................................................................................................................. 6
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu............................................................................................... 7
3. Mục đích nghiên cứu......................................................................................................... 11
4. Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................................... 11
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................................ 11
6. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................. 12
7. Giải thuyết khoa học.......................................................................................................... 12
8. Đóng góp của đề tài............................................................................................................ 12
9. Cấu trúc đề tài....................................................................................................................... 13
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI........................14
1.1. Cơ sở lí luận của đề tài.................................................................................................. 14
1.1.1. Khái niệm Chính tả và quy tắc chính tả tiếng Việt.................................... 14
1.1.2. Vị trí, nhiệm vụ của dạy học Chính tả tiếng Việt....................................... 18
1.1.3. Đặc điểm nhận thức và tâm lí của học sinh lớp 2 dân tộc Khmer......20
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài............................................................................................. 22
1.2.1. Nội dung chương trình Chính tả tiếng Việt lớp 2....................................... 22


2

1.2.2. Thực trạng dạy học Chính tả tiếng Việt cho học sinh lớp 2 dân tộc
Khmer huyện Tri Tôn, An Giang............................................................................. 24
1.2.3. Nguyên nhân của thực trạng............................................................................... 40
1.3. Tiểu kết chương 1............................................................................................................ 43
CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC CHÍNH
TẢ TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH LỚP 2 DÂN TỘC KHMER........................45
2.1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp...................................................................................... 45

2.1.1. Nguyên tắc chú ý đến trình độ tiếng Việt của học sinh dân tộc Khmer
45
2.1.2. Nguyên tắc dạy chính tả theo khu vực........................................................... 46
2.1.3. Nguyên tắc tính đến đặc điểm của học sinh trong dạy học chính tả. 47
2.1.4. Nguyên tắc phát triển lời nói.............................................................................. 48
2.1.5. Nguyên tắc phối hợp giữa phương pháp xây dựng cái đúng và
loại bỏ cái sai trong dạy học chính tả..................................................................... 49
2.1.6. Nguyên tắc phát triển tư duy.............................................................................. 50
2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học chính tả tiếng Việt cho học sinh
lớp 2 dân tộc Khmer huyện Tri Tôn, An Giang....................................................... 51
2.2.1. Tạo mơi trường giao tiếp tiếng Việt để dạy học chính tả........................ 51
2.2.2. Sử dụng tiếng Khmer trong dạy học chính tả.............................................. 55
2.2.3. Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học chính tả...........................57
2.2.4. Đề xuất một số phương pháp trong dạy chính tả ............................ 59


3

2.2.5. Đề xuất quy trình thiết kế nội dung bài dạy chính tả................................ 67
2.2.6. Đề xuất một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả...................................... 70
2.3. Tiểu kết chương 2............................................................................................................ 75
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.................................................................. 77
3.1. Khái quát về tổ chức thực nghiệm............................................................................ 77
3.1.1. Mục đích của thực nghiệm.................................................................................. 77
3.1.2. Nội dung thực nghiệm, đối tượng, địa bàn thực nghiệm......................... 77
3.1.3. Phương pháp thực nghiệm.................................................................................. 78
3.1.4. Tổ chức thực nghiệm............................................................................................ 79
3.2. Kết quả thực nghiệm...................................................................................................... 93
3.3. Tiểu kết chương 3............................................................................................................ 98
KẾT LUẬN - KHUYẾN NGHỊ...................................................................................... 100

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................. 104
PHỤ LỤC


4

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ THỐNG KÊ

Tên bảng
Bảng 1.1
Bảng 1.2

Ý kiến của học sinh về việc học tiếng Việt
Kết quả học tập phân mơn Chính tả của học
sinh

Bảng 1.3
Bảng 1.4

Nhận thức của giáo viên về dạy học chính
tả cho học sinh lớp 2 dân tộc Khmer
Ý kiến của giáo viên về việc học chính tả

Bảng 3.1

của học sinh lớp 2 dân tộc Khmer
Khảo sát về học lực phân môn Chính tả của

Bảng 3.2


6 trường tiểu học trước khi thực nghiệm

Bảng 3.3

Kết quả kiểm tra hai nhóm thực nghiệm và

Bảng 3.4

đối chứng trước khi thực nghiệm
Kết quả thu được sau thực nghiệm

Biểu đồ 3.1

Kết quả kiểm tra hai nhóm thực nghiệm và

Biểu đồ 3.2

đối chứng sau khi thực nghiệm
So sánh kết quả học tập của hai nhóm thực
nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm
So sánh kết quả học tập của hai nhóm thực
nghiệm và đối chứng

96
95
97


5


DANH MỤC KÍ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT

KÍ HIỆU
CT
DH
HS
HSDT
PP
SGK
TH
TV


6

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngơn ngữ là phương tiện giao tiếp không thể thiếu của con người.
Ngôn ngữ được sử dụng từ việc trao đổi thông tin, thể hiện suy nghĩ, tình cảm
đến việc học tập, sáng tạo đều cần đến ngơn ngữ. Chính vì thế, vấn đề biết và
sử dụng ngôn ngữ là điều kiện thiết yếu để mỗi con người tồn tại trong cuộc
sống và kết nối cộng đồng. Nói cách khác, vai trị của ngơn ngữ là rất quan
trọng đối với sự tồn tại và phát triển của một cộng đồng, một dân tộc, trong
mọi thời đại. Vì thế vấn đề DH ngơn ngữ nói chung luôn được quan tâm trong
mọi nền giáo dục, ở mọi thời kì.
TH là bậc học nền tảng, có vai trị quyết định đến việc hình thành
những năng lực cần thiết của mỗi con người, trong đó có năng lực ngôn ngữ.
Vấn đề rèn luyện cho HS viết đúng CT là yêu cầu cấp thiết trong DH TV cho
HS. Tuy nhiên hiện nay, thực trạng DH TV cho HS TH nói chung và DH CT
nói riêng đang cịn nhiều bất cập và hạn chế. Nếu tình trạng dạy và học như

hiện nay kéo dài thì khơng chỉ gây khó khăn cho cơng tác giảng dạy của GV
mà cịn ảnh hưởng rất lớn khi HS lên học các lớp cao hơn, và nhất là khi HS
tham gia vào xã hội. Để viết đúng CT đòi hỏi GV phải tổ chức rèn luyện lâu
dài bằng những PP phù hợp. Cho đến nay, đã có nhiều cơng trình của các nhà
khoa học nghiên cứu, phân tích các thực trạng, tìm hiểu ngun nhân để đề ra
giải pháp giúp cho HS TH viết đúng CT. Mặc dù vậy, vấn đề viết sai CT của
HS vẫn là vấn đề nan giải, đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu ở những địa bàn cụ
thể, với những đối tượng cụ thể nhằm đề ra các giải pháp hữu hiệu hơn.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ. Quan tâm chăm lo
phát triển đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là vấn đề giáo dục
ngôn ngữ được Đảng và Nhà nước ta đặt lên hàng đầu. Nếu việc giáo dục ngôn
ngữ cho đồng bào các dân tộc thiểu số, trong đó chú trọng giáo dục TV


7

đạt chất lượng, sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát
triển xã hội của đất nước.
An Giang là tỉnh nằm ở phía Tây Nam của Tổ quốc. Ngồi dân tộc
Kinh cịn có cộng đồng dân tộc Chăm, Hoa, Khmer cùng sinh sống. Trong đó,
đồng bào dân tộc Khmer có số dân rất đơng đứng thứ hai sau người Kinh
(Việt), tập chung chủ yếu ở hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Thực tế cho thấy,
điều kiện sống, sinh hoạt, học tập của đồng bào dân tộc Khmer cịn gặp rất
nhiều khó khăn, trong các lí do đó có sự bất đồng về ngơn ngữ. Qua việc khảo
sát thực trạng dạy – học TV cho HS Khmer bậc TH ở huyện Tri Tôn, An
Giang, chúng tôi thấy: Chất lượng dạy - học TV cho HS Khmer bậc TH ở
huyện Tri Tôn hiện nay chưa cao. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của
tồn tại này là do việc sử dụng PP DH của GV chưa hiệu quả và chưa thật sự
phù hợp với tâm lí tiếp cận của HSDT Khmer. Để nâng cao chất lượng và hiệu
quả dạy - học TV cho HSDT Khmer trên địa bàn huyện Tri Tôn, nhất thiết phải

cải tiến PP DH. Trong đó, GV cần chú trọng vào việc cải tiến PP DH phân mơn
CT cho HSDT Khmer vì đây được xem là giai đoạn đặc biệt quan trọng, là nền
tảng cho sự phát triển năng lực ngôn ngữ của HS. Bởi, TV ta rất giàu và đẹp,
nó thể hiện cả tâm tư tình cảm và sự tơn trọng lẫn nhau trong các văn bản, cho
nên người viết cần phải viết đúng CT.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tơi quyết định lựa chọn và thực
hiện đề tài “Dạy học chính tả tiếng Việt cho học sinh lớp 2 dân tộc Khmer
huyện Tri Tơn, An Giang” với hi vọng góp phần cho HSDT Khmer viết đúng
CT, làm cơ sở hình thành và nâng cao năng lực TV cho các em.
2. Lịch sử của vấn đề nghiên cứu
2.1. Về phương pháp dạy học Chính tả cho học sinh tiểu học nói chung
Nghiên cứu về PP dạy học CT cho HS TH nói chung đã có nhiều tài liệu,
cơng trình đề cập đến.


8

Đầu tiên phải kể đến giáo trình “Phương pháp dạy học tiếng Việt” của
Lê A, Nguyễn Hịa Bình, Nguyễn Minh Thuyết [1], [3] đã nêu lên một số vấn
đề chung của PP DH TV ở TH. Tài liệu phân tích được các cơ sở khoa học,
những đặc điểm của HS TH trong quá trình chiếm lĩnh TV; mục tiêu, nội dung,
nguyên tắc, PP DH TV đặc điểm ngôn ngữ của HS TH; chương trình SGK và
tài liệu dạy học…
Giáo trình“Lí luận dạy học tiếng Việt” của Hoàng Thị Tuyết [39] trình
bày cơ sở tâm sinh lí trong DH CT, khái niệm CT, các giai đoạn học viết CT
của HS TH. Bên cạnh đó, tài liệu cịn nghiên cứu một số nguyên tắc, PP DH
CT tương ứng.
Bài viết “Về chiến lược dạy chính tả, trong: Sách giáo khoa bậc tiểu
học hiện hành và chương trình tiếng việt bậc tiểu học sau năm 2000” của
Nguyễn Đức Dương [8] Kỷ yếu hội thảo khoa học tồn quốc, Hà Nội, đã trình

bày những quan điểm trong đổi mới PP DH CT ở TH sau năm 2000.
Luận án Tiến sĩ “Giải pháp khắc phục lỗi chính tả phương ngữ cho học
sinh lớp 4 và lớp 5 tỉnh Đồng Tháp” của Nguyễn Văn Bản [2] đề cập rất nhiều
vấn đề xoay quanh chữa lỗi chính tả cho HS.
Giáo trình “Dạy học chính tả cho học sinh tiểu học theo vùng phương
ngữ” của Võ Xuân Hào [10] đã chỉ ra những kiến thức cơ bản về CT TV, xác
định được những điểm khác biệt về ngữ âm trong phương ngữ, một số thủ pháp
dạy học phù hợp với CT phương ngữ. Đồng thời, tài liệu cịn trình bày được
một số nguyên nhân chính dẫn đến lỗi chính tả của HS, cách giúp HS TH ở các
vùng phương ngữ nhận diện, phân tích và chữa lỗi chính xác, nhanh chóng.


9

2.2. Về phương pháp dạy học Chính tả tiếng Việt cho học sinh dân tộc
Khmer
Nghiên cứu về DH TV cho HSDT thiểu số là một vấn đề không mới.
Tuy nhiên, đa số các nghiên cứu chỉ dừng lại ở nghiên cứu mơ tả, giải thích
hiện trạng mà chưa đưa ra giải pháp trọng tâm để nâng cao chất lượng DH TV
cho HSDT thiểu số, có thể kể đến như sau:
Giáo trình“Phương pháp dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc bậc
Tiểu học” của Mông Ký Slay [30], [31] đã xây dựng được một số vấn đề về
AP DH CT cho HSDT bậc TH, cách xây dựng môi trường học TV và sử dụng

các phương tiện trợ giúp cho HSDT học tốt mơn TV.
Giáo trình “Phương pháp dạy học tiếng Việt như ngôn ngữ thứ hai cho
học sinh dân tộc thiểu số” của Lê Thị Kim Thoa [33] nêu ra khái niệm về CT,
xây dựng được nội dung, yêu cầu, hình thức CT cho từng khối lớp. Từ đó nêu
lên một cách hệ thống, có khoa học về PP DH CT cho HSDT thiểu số.
Luận văn Thạc sĩ “Khắc phục lỗi chính tả của học sinh lớp 5 dân tộc

Khmer tại thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang” của Huỳnh Hình Kim Ngọc
[22] đã nghiên cứu về thực trạng lỗi CT của HS lớp 5 dân tộc Khmer lớp 5 tại
thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang và đề ra một số biện pháp khắc phục.
Bài viết “Tình hình dạy và học ở trường tiểu học cho học sinh Khmer
huyện Tri Tơn tỉnh An Giang” của Hồng Quốc (2005) [28] trong: Kỷ yếu Hội
thảo khoa học nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng GV ngữ văn THPT ở
trường phổ thông, Trường Đại học Sư phạm Huế, đã chỉ ra thực trạng việc dạy
và học TV trong nhà trường TH nói chung và thực trạng việc DH TV cho HS
Khmer nói riêng.
Kết quả “Khảo sát, nghiên cứu năng lực sử dụng tiếng Việt cho học
sinh Khmer trên địa bàn huyện Tịnh Biên và huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Đề
tài KH&CB cấp trường, Trường Đại học An Giang. Nghiệm thu năm


10

2013” của Hoàng Quốc (2013) [29], đã đưa ra cái nhìn cụ thể và khái quát về
năng lực sử dụng TV của HS Khmer trên địa bàn huyện Tịnh Biên và huyện
Tri Tơn (An Giang). Qua đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất
lượng việc dạy và học TV cho HS Khmer.
Luận văn thạc sĩ với đề tài “Thực trạng và giải pháp khắc phục lỗi
chính tả tiếng Việt cho học sinh lớp 5 dân tộc Khmer ở huyện Châu Thành tỉnh
Trà Vinh” của Đặng Thị Mỹ Đơ [9] đã chỉ ra được những mặt tích cực và hạn
chế của việc dạy và học CT của HS lớp 5 dân tộc Khmer ở huyện Châu Thành,
Trà Vinh. Từ đó đề ra một số giải pháp nhằm khắc phục lỗi CT cũng như nâng
cao năng lực học CT cho HS ở đây.
Đề tài “Bồi dưỡng kỹ năng đọc và viết cho HSDT Khmer chậm biết
đọc, biết viết tiếng Việt ở huyện Tri Tôn tỉnh An Giang sau khi hồn thành
chương trình lớp 1” của Trần Thị Huyền [14] đã xây dựng một số nội dung và
biện pháp DH nhằm bồi dưỡng kĩ năng đọc và viết cho HSDT Khmer chậm

biết đọc, biết viết TV ở huyện Tri Tôn tỉnh An Giang sau khi hồn thành
chương trình lớp 1.
Đề tài “Nghiên cứu cải tiến phương pháp dạy Học vần cho HS lớp 1
dân tộc Khmer ở huyện Tri Tôn tỉnh An Giang” của Phan Thái Bích Thủy
(2008) [35] ứng dụng PP hợp tác nhóm và trị chơi học tập vào trong cải tiến
AP dạy Học vần. Trong đó, lần đầu tiên PP hợp tác nhóm và trị chơi học tập

được áp dụng cho đối tượng là học Khmer lớp 1 nhằm tạo bước đột phá trong
dạy học, nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy - học Học vần cho HS lớp 1 dân
tộc Khmer huyện Tri Tôn tỉnh An Giang. Thiết nghĩ, đây là vấn đề cần thiết và
có ý nghĩa thực tiễn.
Nhìn chung, vấn đề DH CT TV nói chung và DH CT cho HSDT
Khmer nói riêng đã có nhiều đề tài, nhiều cơng trình nghiên cứu. Những kết
quả nghiên cứu trên là cơ sở lí luận cho đề tài. Song chưa có cơng trình nào


11

nghiên cứu một cách toàn diện về thực trạng DH CT TV cho HS Khmer lớp 2
tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, vì thế, tác giả mạnh dạn chọn đề tài “Dạy
học chính tả tiếng Việt cho học sinh lớp 2 Khmer huyện Tri Tôn, tỉnh An
Giang” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình với hi vọng kết quả
nghiên cứu góp phần nâng cao chất lượng dạy học TV học sinh Khmer nói
chung và dạy học phân mơn CT nói riêng.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là chỉ ra nguyên nhân mắc lỗi CT, từ đó
đề ra những biện pháp khắc phục lỗi CT của HS lớp 2 dân tộc Khmer ở Đồng
bằng song Cửu Long nói chung và HS lớp 2 dân tộc Khmer ở huyện Tri Tôn,
An Giang nói riêng.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được những mục đích trên, đề tài thực hiện những nhiệm vụ sau:
Xác định cơ sở lí thuyết và thực tiễn của việc DH CT trong phân mơn
CT ở bậc TH.
Tìm hiểu thực trạng dạy học CT cho HS lớp 2 dân tộc Khmer trên địa
bàn huyện Tri Tôn, An Giang.
Đề xuất giải pháp dạy CT học hiệu quả, phù hợp với đặc điểm HS lớp
2 dân tộc Khmer tại huyện Tri Tôn, An Giang.
Tiến hành thực nghiệm để kiểm chứng tính khả thi của các giải pháp
được đề xuất trong luận văn.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là dạy học CT TV cho HS lớp 2 dân
tộc Khmer huyện Tri Tôn, An Giang.


12

5.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lí luận, thực tiễn liên quan đến dạy CT cho HS
lớp 2 dân tộc Khmer trên địa bàn huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang và tiến hành
thực nghiệm sư phạm ở các trường TH trên địa bàn huyện Tri Tôn, tỉnh An
Giang: Trường TH A Cô Tô, Trường TH B Cô Tô, Trường TH A Núi Tô,
Trường TH B Núi Tô, Trường TH A Ô Lâm, Trường TH B Ô Lâm.
6. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã sử dụng một số PP sau:
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu lí thuyết như đọc sách, tài liệu
tham khảo; tổng hợp, phân tích tài liệu để xây dựng lí luận cho đề tài.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu thực tiễn để quan sát, dự giờ
tiết dạy của GV và khảo sát thông qua sử dụng phiếu điều tra để lấy ý kiến đối
với GV và HS.
6.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Nhằm kiểm tra kết quả nghiên cứu, xem xét tính khả thi của đề tài
trong thực tiễn DH. Sau khi đề xuất PP dạy phân môn CT cho HS lớp 2 dân tộc
Khmer, chúng tôi tiến hành áp dụng những PP đã đề xuất tiến hành cho GV
trên địa bàn huyện Tri Tôn, An Giang để dạy thực nghiệm.
7. Giải thuyết khoa học
Nếu đề tài được nghiên cứu và thực nghiệm thành cơng, sẽ góp phần
cải thiện chất lượng việc DH phân mơn CT nói riêng cũng như kĩ năng sử dụng
TV cho HS lớp 2 dân tộc Khmer trên địa bàn huyện Tri Tơn, An Giang.
8. Đóng góp của đề tài
Đề tài góp phần hệ thống cơ sở lí luận về biện pháp khắc phục lỗi CT
TV cho HS lớp 2 dân tộc Khmer huyện Tri Tôn, An Giang. Kết quả nghiên


13

cứu của đề tài là nguồn tài liệu tham khảo cho GV nghiên cứu, áp dụng để làm
thay đổi cách dạy, cách học chưa hiệu quả hiện nay của GV, HS trên địa bàn.
9. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận - Khuyến nghị, Danh mục tài liệu tham
khảo và Phụ lục, đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Chính tả tiếng Việt
cho học sinh lớp 2 dân tộc Khmer tại huyện Tri Tôn, An Giang
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm



14

Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lí luận của đề tài
1.1.1. Khái niệm Chính tả và quy tắc chính tả tiếng Việt
1.1.1.1 Khái niệm Chính tả tiếng Việt
Cùng với sự tiến bộ của xã hội, ngơn ngữ cũng tham gia vào dịng chảy
khơng ngừng của quá trình phát triển. Cho đến ngày nay, chữ quốc ngữ được
hình thành và phát triển hơn 368 năm, được xây dựng trên chữ cái La-tinh với
29 chữ cái và 6 dấu thanh. Chữ quốc ngữ ghi được tất cả các âm tiết TV, mỗi
âm tiết TV đều mang một thanh điệu nhất định. Khi viết chữ, phải đánh dấu ghi
thanh điệu lên âm chính (hoặc bộ phận chính, đối với các âm chính là ngun
âm đơi) của âm tiết. Vì TV là ngơn ngữ phân tiết tính, nghĩa là nói sao viết như
vậy, các âm tiết TV được tách bạch rõ ràng trong dịng lời nói. Theo tác giả Lê
Phương Nga: “Trong CT TV, mỗi dòng chữ gồm những chữ, mỗi chữ tách
riêng ra là một âm tiết. Khi muốn nói đến mặt CT của sách thì chúng tơi dùng
từ chữ, khi nói đến mặt ngữ âm của nó chúng tơi dùng âm tiết, hai cách này tuy
khác nhau, nhưng đều chỉ một vật” [21, tr.14].
Chính tả theo nghĩa thông thường là “phép viết đúng”. Thuật ngữ CT
được dịch từ tiếng Hi Lạp: Orhos (đúng) và Grapho (viết) [7, tr.14].
Theo Từ điển tiếng Việt: “CT là cách viết đúng, hợp với chuẩn và
những quy tắc về cách viết chuyển từ dạng thức ngơn ngữ nói sang dạng thức
ngơn ngữ viết.“CT đó là cách viết chữ được coi là chuẩn”, theo Hoàng Phê
[26, tr.173].
Theo Trần Thị Lan: “CT là sự chuẩn hóa hình thức chữ viết của ngơn
ngữ. Đó là một hệ thống các quy tắc về cách viết các âm vị, âm tiết, từ, cách
dùng các dấu câu, lối viết hoa, viết tắt, viết các chữ số; viết giờ, ngày, tháng,
năm, cách thức ghi dấu thanh; viết các từ ngữ mượn tiếng nước ngoài,...”.



15

“Chuẩn CT được hiểu là chuẩn áp dụng cho văn phong qui phạm, được dùng
làm thước đo trong ngôn ngữ nhà trường, áp dụng chính thống trong ngơn ngữ
truyền thơng và ngơn ngữ của các văn bản quản lí nhà nước” [16, tr.15].
Theo Lê Phương Nga: “CT là viết đúng, là cách viết hợp với chuẩn và
những quy định mang tính quy ước xã hội, được mọi người trong một cộng
đồng chấp nhận và tuân thủ. Những quy định đó thường là những thói quen
trong vận dụng thực tiễn, nhưng cũng có thể do các tổ chức, cơ quan nhà nước
có thẩm quyền ban hành để sử dụng trong xã hội.”[20, tr.182].
Theo Huỳnh Hình Kim Ngọc: “CT TV là phép viết đúng các từ ngữ
theo quy tắc của hệ thống chữ viết TV.”[21, tr.10].
Như vậy, CT TV là việc chuẩn hóa hình thức chữ viết. Chuẩn CT bao
gồm chuẩn chữ viết các âm (phụ âm, nguyên âm, bán âm) và các dấu thanh.
Yêu cầu cơ bản của CT là phải thống nhất cách viết các từ cụ thể. Nói cách
khác, CT là hệ thống các quy tắc về việc viết chữ mà các thành viên trong cộng
đồng dùng hệ thống chữ viết đó quy định và thừa nhận. Trong đó có các quy
định về viết đúng các từ ngữ, viết đúng tên người, tên địa lí, tên các cơ quan,
tên tổ chức trong và ngoài nước, các từ phiên âm tiếng nước ngồi, các dấu
câu…
1.1.1.2 Quy tắc chính tả tiếng Việt
a) Quy tắc viết các đơn vị từ
Theo truyền thống các âm tiết viết tách rời nhau (quần áo, sách vở).
Tuy nhiên một số từ thuộc tiếng nước ngồi thì các âm tiết được viết theo đơn
vị từ (rađiô, Paris, video…).


16


b) Quy tắc viết tên riêng tiếng Việt
- Tên người, tên địa lý: Viết hoa con chữ cái đầu của tất cả các âm tiết,

kể cả biệt hiệu, bút danh. Ví dụ: Nguyễn Quang Diêu, Đồng Tháp, Ức Trai,…).
- Các tên riêng khác: (tên cơ quan, tên tổ chức xã hội…).
+ Nếu tên riêng là cụm từ thì viết hoa chữ cái đầu tên tổ chức, cơ quan

và viết hoa chữ cái đầu thuộc âm tiết đầu của danh từ chung (có chức năng
phân biệt đối tượng), cịn danh từ riêng thì viết hoa theo quy định. Ví dụ:
Trường Đại học Đồng Tháp, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh,…
+ Những từ vốn là tên địa lí, nếu đã mất tính chất tên riêng thì khơng

viết hoa.
+ Tên chức vụ, danh hiệu, vinh dự: Khi cần viết hoa để biểu thị ý kính

trọng thì viết hoa âm tiết đầu. Ví dụ: Phó thủ tướng, Bộ trưởng ngoại giao.
+ Tên các sự kiện lịch sử, văn hóa quan trọng: Viết hoa chữ cái đầu và

tên riêng. Ví dụ: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, Chiến dịch Điện Biên Phủ, Giải
phóng đất nước.
+ Tên tác phẩm: Viết hoa chữ cái đầu và tên riêng. Ví dụ: Đất nước

đứng lên, Dế Mèn phiêu lưu kí.
c) Quy tắc viết hoa tên riêng tiếng nước ngồi
- Chuẩn viết phiên âm từ vay mượn: Có 2 cách phiên âm
+ Phiên âm âm tiết hóa: Có gạch nối giữa các âm tiết của từ (Lê-nin,

Pa-ri,…)
+ Phiên âm từ hóa: Viết liền các âm tiết, tơn trọng âm theo hệ chữ La-


tinh, nếu chữ viết của nguyên ngữ là chữ cái La-tinh thì giữ đúng nguyên hình
chữ viết của nguyên ngữ, kể cả các dấu chữ cái f, j, z, dấu phụ ở một số chữ cái
có thể bỏ bớt. Ví dụ: Wroctaw, Shakespeare,…Nếu chữ viết hoa của


17

ngun ngữ khơng thuộc hệ thống chữ cái La-tinh thì dùng lối chuyển tự sang
chữ cái La-tinh.
- Tên sông, núi, tổ chức quốc tế khơng thuộc riêng nước nào thì viết

dạng chữ thống nhất và phổ biến trên thế giới, kể cả chữ viết tắc nếu có. Ví dụ:
Mekong, UNESCO, Himalaya,…
d) Quy tắc dùng dấu nối liên danh
- Trong các từ liên danh như : Cách mạng khoa học - kĩ thuật, Bộ mơn

hóa - dược, Quảng Nam - Đà Nẵng,…
- Chỉ số hạn về không gian, thời gian, số lượng như: Chuyến tàu Hà

Nội - Huế, Thời kì 1945 - 1954,…
- Giữa các số để phân biệt ngày, tháng, năm: 30 - 04 - 1975.
e) Quy tắc chính tả tiếng Việt bổ sung

*K,C,Q
- K viết trước các kí hiệu ghi âm (bộ phận nguyên âm đôi) i, e, ê,:
- C viết trước các kí hiệu ghi nguyên âm (bộ phận nguyên âm đôi): a, ă,

â, o, ô, ơ, u, ư: ca, căn, co, cư, cân…Một số trường hợp, theo thói quen k vẫn
viết trước a: kaki.

- Q viết trước âm đệm /-u-/: quả, quang, quân, quý…

- G, Ng: viết trước các kí hiệu ghi nguyên âm (bộ phận nguyên âm

đôi): a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư: nga, ngõ, ngơ, ngô, gần, go, gu…
- Gh, Ngh viết trước các kí hiệu ghi ngun âm (bộ phận ngun âm

đơi) i, e, ê,: nghe, nghĩ, nghệ, ghé, ghi, ghê…
* IÊ, YÊ, YA, IA
- IÊ viết sau âm đầu, trước âm cuối: tiên tiến , chiến, liên…


18

- YÊ viết sau âm đệm, trước âm cuối: tuyên, truyền, huyền… hoặc khi

mở đầu âm tiết: yên, yết, yêu…
- IA viết sau âm đầu , khơng có âm cuối: chia, phía, mía, lìa…
- YA viết sau âm đệm khơng có âm cuối: khuya,

* UA,
- UA viết khi khơng có âm cuối: của, múa, chúa, lúa…
- viết trước âm cuối: suối, chuối, tuổi…

* ƯA, UƠ
- ƯA viết khi khơng có âm cuối: thừa, trưa, mưa…
- UƠ viết trước âm cuối: trường, nước, sương…

* I, Y làm âm chính
- I viết sau âm đầu: phi, minh, bi, thi, lí…

- Y viết sau âm đệm: quý, khuynh, huy, thủy,

Khi đứng một mình viết I đối với các từ thuần Việt: ỉ, ỉn, ỉm, ầm
ĩ…Viết Y đối với từ gốc Hán: y tá, ý thức, y phục…
* U, O làm âm đệm
Sau chữ cái ghi phụ âm Q chỉ viết u: quốc, quân, quy, quyên…
Sau các âm khác hoặc mở đầu âm tiết:
- O viết trước các nguyên âm a, ă, e: toe, toét, khoăn, hoằn…
- U viết trước các nguyên âm y, ya, yê, ê, â: khuya, huynh, huân, tuệ,

huệ…
1.1.2. Vị trí, nhiệm vụ của dạy học Chính tả tiếng Việt
1.1.2.1 Vị trí của dạy học Chính tả
Việc hình thành chuẩn về CT là một quá trình phức tạp và lâu dài. Bên
cạnh những quy tắc CT đã tương đối ổn định về cách sử dụng thì vẫn cịn tồn
tại khơng ít những hiện tượng CT đang được chuẩn hóa trong q trình phát
triển ngơn ngữ. TV cũng ngày càng được củng cố và biến đổi để bắt kịp


19

những tiến bộ của thời đại. Trong đó, vấn đề giữ gìn sự trong sáng của TV cần
thiết phải được quan tâm. Phân môn CT trong nhà trường TH là phân mơn giữ
một ví trí quan trọng trong việc giữ gìn sự giàu đẹp và trong sáng của TV.
Là một phân môn quan trọng trong sáu phân môn của môn TV, ở
trường TH, phân môn CT được xếp dạy sau phân môn Tập đọc. Cùng với các
phân môn khác, phân mơn CT giúp người học hình thành kĩ năng sử dụng TV.
Trong đó, đặc biệt chú trọng đến kĩ năng viết và kĩ năng nghe. Đồng thời, cung
cấp cho HS một số kiến thức về chữ viết như: Cấu tạo chữ, vị trí dấu thanh,
quy tắc CT, và thói quen viết chữ ghi TV đúng chuẩn…

Viết đúng CT giúp HS làm chủ được tiếng nói có khả năng sử dụng TV
vào trong các tình huống giao tiếp, học tập và tư duy đạt hiệu quả cao. Ngồi
việc hình thành lịng u mến TV và thói quen giữ gìn sự trong sáng của TV,
phân mơn CT cịn góp phần nâng cao trình độ văn hóa của người sử dụng TV.
CT giúp HS có cơng cụ để rèn luyện một số thao tác của tư duy như: tư duy
phân tích, tư duy tổng hợp, tư duy thay thế, tư duy bổ sung, tư duy so sánh, tư
duy khái quát hóa,… là nền tảng để giao tiếp, tư duy trong học tập, góp phần
nâng cao chất lượng lao động, sản xuất và chất lượng cuộc sống chung của
toàn xã hội, trên hết là khả năng nhận thức chung của toàn xã hội về ngơn ngữ.
1.1.2.2. Nhiệm vụ của dạy học Chính tả
Trong các giờ DH CT ở cấp TH, nhiệm vụ của phân môn là cung cấp
cho HS các quy tắc CT và kết hợp rèn luyện viết đúng CT, viết chữ đúng mẫu,
kĩ năng nghe viết chính xác cho HS, rèn luyện cách phát âm, củng cố nghĩa từ,
trau dồi ngữ pháp. Ngồi các kĩ năng CT, phân mơn cịn trang bị cho HS kĩ
năng sử dụng TV ở dạng chữ viết vào quá trình giao tiếp. Nhờ viết đúng CT
mà HS có thể truyền đạt hết những nội dung mà HS muốn giao tiếp.


20

Viết đúng CT cũng như nắm vững các quy tắt CT đồng nghĩa với việc HS có
khả năng làm chủ phương tiện ghi chép để phục vụ cho việc học tập các mơn
khác. Phân mơn CT giúp cho HS có thói quen hình thành lịng u q TV và
chữ viết TV. Bên cạnh đó, q trình rèn luyện trong phân mơn cịn là con
đường bồi dưỡng một số phẩm chất, đức tính và thái độ cần thiết cho HS như:
tính cẩn thận, tính chính xác, tính kỉ luật, óc thẩm mĩ, lòng tự trọng và tinh thần
trách nhiệm.
1.1.3. Đặc điểm nhận thức và tâm lí của học sinh lớp 2 dân tộc
Khmer
Mỗi dân tộc có những đặc điểm riêng về tâm lí, đặc trưng văn hóa,

ngơn ngữ,… và dân tộc Khmer cũng không lệ ngoại.
Trẻ em ở lứa tuổi lớp 2, giai đoạn từ 6 đến 8 tuổi nói chung đều gặp
khó khăn về mặt nhận thức khi đến trường. Đa số HS chưa nhận thức được
nhiệm vụ học tập, dễ nhớ chóng quên, tiếp thu kiến thức chậm, chưa đi sâu
khái quát mà chỉ dừng lại ở mức độ bên ngồi. Trần Thanh Pơn, Viện nghiên
cứu giáo dục phía Nam nhận xét rằng: “HSDT Khmer khác với HS người
Kinh, HSDT Khmer có đặc điểm tư duy ngầm” [27, tr.35]. Trước mọi hoạt
động, sinh hoạt hằng ngày, HSDT Khmer tiếp cận trước hết bằng lối tư duy
thông qua nội cảm. Cần nhận thức một vấn đề đầu tiên HS cần cảm nhận bằng
cảm xúc thơng qua bình diện thơng hiểu nội dung của tiếng nói, âm tiết, ngữ
nghĩa dân tộc, hành văn dân tộc, cú pháp dân tộc tất cả đều biểu đạt bên trong
suy nghĩ của HS. Tiếp đến quy nạp vấn đề mang tính dân tộc cho đến khi cần
diễn đạt thành lời nói để tiếp thu và trao đổi.
Trẻ nhỏ rất hiếu động và rất ham tìm hiểu về cuốc sống và thế giới
xung quanh, nhất là những gì mới lạ đối với HS. Đây là thứ mà hầu như đứa trẻ
nào cũng cần. Thông qua các giác quan trên cơ thể mà HS có thể nâng cao sự
hiểu biết về thế giới. Và thơng thường thì những sự vật, sự việc hay vật


21

thật sẽ giúp HS nhận thức tốt hơn. Theo hình thức này HS đã chụp đối tượng
vào trí óc và dùng để suy ngẫm, tư duy ở một trạng thái cao hơn. HSDT Khmer
rất mạnh mẽ về loại tư duy này, vì thế chúng ta nên tận dụng ưu điểm này để
khắc phục sự nghèo nàn về vốn sống, vốn từ ngữ TV cho các em; giúp HS tư
duy trừu tượng, trước mọi tình huống vấn đề người ta hay đưa mẫu vật cụ thể
đặt trước mặt HS, hoặc tạo dáng, mô phỏng, vẽ tranh minh họa để HS nhận
biết nhanh, gọn. Điều này thể hiện qua những chuyến thực tế HS rất dễ phân
biệt những sự vật, sự việc mà HS đã được học.
HSDT Khmer thường bở ngỡ khi học TV, nhất là các lớp đầu cấp học.

Đa số HS nghe được TV nhưng không hiểu được ý nghĩa lời nói, khơng hiểu
điều thầy cơ nói và từ đó HS khơng nắm được nhiệm vụ học tập. HSDT Khmer
có thói quen dùng tiếng Khmer để giao tiếp với bạn bè cùng dân tộc, thậm chí
khi các em trả lời với thầy/cơ giáo cũng bằng tiếng Khmer do trình độ TV của
các em cịn kém. Trên lớp, các em khơng hiểu bài, dẫn đến tâm lí chán nản
trong học tập.
Ở độ tuổi này, HSDT Khmer ngồi học TV cịn phải học tiếng Khmer.

Trong khi đó, cơ năng tâm sinh lí của các em còn quá hạn hẹp về cả năng lực,
trí lực. Các em phải cùng lúc phải học hai ngơn ngữ trong khi chương trình
giáo dục hiện nay của chúng ta nghiên về lí thuyết chưa có tính thực hành cao.
HSDT Khmer thường mang tâm lí mặc cảm và thụ động. Các em mặc
cảm vì là dân tộc thiểu số. Và hay thụ động vì HSDT Kinh thường hay chê
cười bạn vì phát âm khơng chính xác TV. Vì thế đa số HSDT Khmer thường
nhút nhát, không tự tin khi học chung với bạn bè người Việt. Từ đó, dẫn đến
khó khăn cho HSDT Khmer trong việc tương tác với GV trong quá trình học
tập khi đứng trước những vấn đề khó.


×