Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Dân số, nghèo khổ và sự suy thoái môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.14 KB, 20 trang )



101
BÀI 9: DÂN SỐ, NGHÈO KHỔ VÀ SỰ SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG
I. Kiến thức
1. Dân số và sự phân bố dân cư trên thế giới và Việt Nam.
a. Thế giới
300
500
1000
2000
3000
4000
5000
6000
6302
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
7000
§Çu CN 1650 1830 1930 1960 1975 1987 1999 2003
TriƯu ng−êi

Hình 9: Diễn biến dân số thế giới qua các giai đoạn lòch sử

• Qui mô dân số thế giới qua một số thời kỳ
Từ biểu đồ trên, ta thấy qui mô dân số thế giới ngày càng lớn, tốc độ gia tăng cao.


Năm 1650 1830 1930 1960 1975 1987 1999
Dân số
(triệu
người)
500 1000 2000 3000 4000 5000

6000
Bảng10: Quy mô dân số thế giới qua các thời kỳ

Thời gian để dân số tăng lên gấp đôi ngày càng rút ngắn: 180 năm - 100 năm – 40 năm.
Thời gian ngày càng rút ngắn khi tăng thêm 1 tỉ người: 100 năm - 30 năm - 15 năm- 12 năm.
:


102









Hình 10: Sự gia tăng dân số thế giới theo nhóm nước
b. Việt Nam
Theo kết quả Tổng điều tra dân số ngày 1/4/1999 dân số Việt Nam là 76.323.173
người, trong đó nữ chiếm 38.854.056 người. Dân số thành thò chiếm 23,7% tổng
dân số. Dân số miền núi là 23.308.775 người chiếm 30% dân cư cả nước. Đến năm
2007, dân số của Việt Nam là 85,2 triệu người, ước tính đến cuối năm 2008 là

86,116,559 người (nguồn: U.S. Census Bureau, International Data Base). Tỷ lệ tăng
dân số của Việt Nam vẫn đang ở mức cao (1,3%), diễn biến dân số của Việt Nam
trong những năm gần đây được thể hiện ở hình bên dưới.

Hình 11: Biến đổi dân số Việt Nam theo các năm 1961 – 2003.
Nguồn: Dữ liệu của FAO, năm 2005
.
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
7000
8000
9000
1950 1970 1990 2000 2050
Toµn ThÕ giíi
C¸c n−íc C«ng NghiƯp
C¸c n−íc ®ang Ph¸t
triĨn


103
Mật độ dân số Việt Nam đã tăng từ 195 người/ km
2
năm 1989 lên 213 người/ km
2
năm

1999, và 236 người/ km
2
năm 2000. Theo Dự án dân số thế giới của Liêøn hiệp quốc thì đến
năm 2005 mật độ dân số của Việt Nam trung bình là 254 người/ km
2
, cao gấp 5,3 lần mật
độ trung bình của thế giới (48 người/ km
2
) và cao gần gấp 2 lần Trung Quốc (137 người/
km
2
).
So sánh về tỷ trọng dân số của các vùng với dân số của cả nước thì dân số ở 3 vùng Đông
Nam Bộ, Tây Nguyên và Tây Bắc đã tăng lên (phần lớn là ở miền núi) và giảm đi ở các
vùng còn lại. Sự phân bố dân cư của Việt Nam được thể hiện ở hình bên dưới.

Hình 12: Mật độ dân số và phân bố dân cư Việt Nam (người/ km
2
)
Nguồn: Agroviet.gov.vn – 2004.


104

2. Sự gia tăng dân số ở khu vực miền núi Việt Nam
Từ sau ngày đất nước thống nhất (1975), dân số ở miền núi cũng như các dân tộc thiểu số
tăng lên rất nhanh. Trong giai đoạn 1989 - 1999, mức tăng dân số của cả nước là 1,70%,
trong đó ở khu vực Đông Bắc là 1,53%, Tây Bắc là 2,15%, Tây Nguyên là 4,91%. Mức tăng
dân số của một số dân tộc như sau: Kinh 1,77%, Tày 2,14%, Mông 4,11%, Cơ Ho 3,96%,
Khơ Mú 3,19%…

Cả nước có 7 tỉnh có tỷ lệ sinh cao thì khu vực miền núi có 5 Tỉnh là: Lai Châu, Sơn La,
Hoàng Liên Sơn (cũ), Gia Lai - Kom Tum (cũ) và Đắk Lắk.
Nguyên nhân chính của sự gia tăng dân số của các khu vực miền núi là mức sinh đẻ cao của
những người dân tộc thiểu số và sự di dân từ đồng bằng lên miền núi.
Sự gia tăng dân số ở khu vực miền núi nói riêng và của Việt Nam nói chung ảnh hưởng rất
lớn đến môi trường và công tác bảo vệ môi trường. Môi trường nước ta tiếp tục bò ô nhiễm
và xuống cấp, có nơi rất nghiêm trọng. Đất đai bò xói mòn, thoái hoá; chất lượng các nguồn
nước suy giảm mạnh; không khí ở nhiều đô thò, khu dân cư bò ô nhiễm nặng; tài nguyên
thiên nhiên trong nhiều trường hợp bò khai thác quá mức, không có quy hoạch; đa dạng sinh
học bò đe doạ nghiêm trọng; điều kiện vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch ở nhiều nơi
không được bảo đảm....
Tham khảo: Một số thông tin về dân số Việt Nam (FAO – 2005).
Dân số: 85,262,356 (ước tính năm 2005)
Cơ cấu độ tuổi:
0-14 tuổi: 29,4% (nam 12.524.098; nữ 11.807.763)
15-64 tuổi: 65% (nam 26,475,156; nữ 27.239.543)
Trên 65 tuổi: 5,6% (nam 1,928,568; nữ 2.714.390)
(2004 ước tính)
Tỷ lệ tăng dân số: 1,3% (2004 ước tính)
Tỷ lệ sinh: 19,58 sinh/1,000 dân (2004 ước tính)
Tỷ lệ tử: 6,14 tử/1,000 dân (2004 ước tính)
Tỷ lệ di trú thực: -0,45 di dân/1.000 dân (2004 ước tính)
Tỷ lệ giới:
Khi sinh: 1,08 nam/nữ
Dưới 15 tuổi: 1,06 nam/nữ
15-64 tuổi: 0,97 nam/nữ
Trên 65 tuổi: 0,71 nam/nữ
Tổng dân số: 0,98 nam/nữ (2004 ước tính)
Tỷ lệ tử vong trẻ em:
Tổng: 29,88 chết/1.000 sống

Nam: 33,71 chết/1.000 sống


105
Nữ: 25,77 chết/1.000 sống (2004 ước tính)
Tuổi thọ triển vọng khi sinh:
Tổng dân số: 70,35 tuổi
Nam: 67,86 tuổi
Nữ: 73,02 tuổi (2004 ước tính)
Tổng tỷ lệ sinh: 2,22 trẻ em/phụ nữ (2004 ước tính)

3. Gia tăng dân số và các vấn đề nghèo đói, bệnh tật và môi trường
Mối quan hệ giữa dân số, nghèo đói và bệnh tật được thể hiện ở sơ đồ sau: Sinh đẻ nhiều
Ỵ Dân số tăng Ỵ Tăng nhu cầu lương thực, nhà ở… Ỵ Khai thác quá mức làm cạn kiệt tài
nguyên, cân bằng sinh thái bò phá vỡ và huỷ hoại môi trường Ỵ Nghèo đói, suy dinh dưỡng
và bệnh tật hoành hành Ỵ Xã hội loài người sẽ bò phá vỡ (tiêu diệt) nếu không có các biện
pháp khắc phục.
Các tác động tiêu cực của tình trạng gia tăng dân số hiện nay trên thế giới biểu hiện ở
các khía cạnh:
¾ Sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường trái đất do khai thác quá mức các
nguồn tài nguyên phuc vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực, thực phẩm, sản
xuất công nghiệp v.v...
¾ Tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân huỷ của môi trường tự nhiên
trong các khu vực đô thò, khu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
¾ Sự chênh lệch về tốc độ phát triển dân số giữa các nước công nghiệp hoá và các nước
đang phát triển gia tăng, dẫn đến sự nghèo đói ở các nước đang phát triển và sự tiêu
phí dư thừa ở các nước công nghiệp hoá. Sự chênh lệch ngày càng tăng giữa đô thò và
nông thôn, giữa các nước phát triển công nghiệp và các nước kém phát triển dẫn đến
sự di dân ở mọi hình thức.
Sự gia tăng dân số đô thò và sự hình thành các thành phố lớn - siêu đô thò làm cho môi

trường khu vực đô thò có nguy cơ bò suy thoái nghiêm trọng. Nguồn cung cấp nước sạch, nhà
ở, cây xanh không đáp ứng kòp cho sự phát triển dân cư. Ô nhiễm môi trường không khí,
nước tăng lên. Các tệ nạn xã hội và vấn đề quản lý xã hội trong đô thò ngày càng khó khăn.
Dân số tăng nhanh làm cho số lượng người ở từng khu vực và trên trái đất tăng lên. Khi số
lượng người sinh sống tăng sẽ làm tăng những nhu cầu thiết yếu phục vụ cho cuộc sống
hàng ngày như lương thực, nhà ở, chất đốt… Do số lượng người tăng lên nhưng lượng đất đai
không tăng, từ đó con người phải phá rừng để canh tác nông nghiệp, làm nhà ở. Mất rừng
sẽ dẫn đến thiên tai xảy ra nhiều hơn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người, phá hoại
nhà cửa, cây cối, mùa màng. Đồng thời các nguồn tài nguyên không tái tạo như: than, dầu,
sắt… ngày một cạn kiệt dần. Các tài nguyên tái tạo: đất, nước, rừng… cũng bò khai thác đến
mức không thể tái tạo kòp và bò suy thoái nghiêm trọng. Môi trường cũng bò ô nhiễm nặng
nề do hoạt động của con người khiến cuộc sống càng khó khăn hơn. Tất cả các yếu tố trên
làm cho cuộc sống của con người trở nên khủng hoảng do không đủ lương thực, nghèo đói và


106

bệnh tật xảy ra triền miên. Vấn đề là ở chỗ những người dân nghèo lại thường sinh rất
nhiều con làm cho dân số càng tăng nhanh. Điều này làm cho cái vòng luẩn quẩn này
không thể thoát ra được.
Quan hệ giữa nghèo khổ và môi trường được thể hiện qua các mặt sau đây:
) Nghèo khổ làm cho các cộng đồng nghèo bò phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên mỏng
manh của đòa phương, trở nên dễ bò tổn thương do những biến động của thiên nhiên và
xã hội.
) Nghèo làm thiếu vốn đầu tư cho sản xuất, cho cơ sở hạ tầng, cho văn hoá giáo dục và
các chương trình bảo vệ môi trường.
) Nghèo khổ làm tăng tốc độ khai thác tài nguyên theo hướng khai thác quá mức, khai
thác huỷ diệt.
) Nghèo khổ sẽ góp phần làm bùng nổ dân số.
) Nghèo khổ sẽ làm giảm sức lao động, tăng các dòch bệnh.

) Nghèo là mảnh đất lý tưởng cho mô hình phát triển chỉ tập trung vào tăng trưởng kinh
tế và xây dựng một xã hội tiêu thụ.
4. Làm thế nào để xoá đói giảm nghèo và bảo vệ được tài nguyên môi trường
Vì sao vấn đề lương thực trên thế giới lại đang trong tình trạng báo động?
Vấn đề lương thực đang ở trong tình trạng báo động trên thế giới. Người ta thống kê, cứ 10
người thì có 1 người bò đói. Số người đói ngày một tăng lên, từ năm 1985 đã tăng thêm 40
triệu.
Ngoài số người đói kinh niên, thường xuyên có 500 triệu người thiếu ăn, hầu hết tập trung ở
các nước đang phát triển. Để có thể nuôi thêm 1 tỷ dân vào năm 2000 và duy trì mức sống
hiện nay, phải tăng thêm 40% sản xuất lương thực, năng suất cây trồng phải tăng 26%.
Thế nhưng, do việc phá rừng, hàng năm có chừng 25 - 30 tỷ ha đất bò xói mòn. Sa mạc
chiếm 36% diện tích đất đai thế giới, phá huỷ 35 tỷ ha. Chỉ tính riêng diện tích đất trồng
trọt, hàng năm mất đi khoảng 5 - 7 triệu ha. Riêng châu Phi có 4/5 các nước bò nạn đói và
thiếu ăn đe doạ. Khối lượng xuất khẩu lương thực, thực phẩm trên thế giới tới 200 tỷ đô
la/năm.
Để đảm bảo cuộc sống, mỗi người thường có nhu cầu riêng về lương thực và thực phẩm xác
đònh bằng khẩu phần ăn hàng ngày, phụ thuộc vào lứa tuổi, hoạt động nghề nghiệp, vào kích
thước cơ thể và giới tính. Nhìn chung, lao động công nghiệp nặng ở người châu Âu trong
khoảng 8 giờ đòi hỏi khoảng 2.400 Kcalo đối với nam và 1.600 Kcalo đối với nữ.
Đối với người Việt Nam, nhu cầu có thấp hơn một ít: 2.100 kcal và 1.400 Kcal. Trong khẩu
phần thức ăn hàng ngày không chỉ tính riêng lượng calo, mà còn phải tính đến thành phần
những chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là protein. Nhu cầu này thay đổi cũng giống như
calo, đồng thời cũng phải tính đến chất lượng của nguồn protein. Nếu thiếu protein động vật


107
trong khẩu phần thức ăn thì phải bù protein thực vật. Nhưng hàm lượng protein trong thực
vật thường rất thấp. Sự thiếu protein trong khẩu phần thức ăn ở các nước đang phát triển có
khi còn nghiêm trọng hơn cả thiếu calo, nhất là đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con
và trẻ em. Trong cuốn sách "Cái đói trong tương lai" cho biết, trong số 60 triệu người chết

hàng năm, thì chết do đói ăn là 10 - 20 triệu, số còn lại bò chết vì thiếu dinh dưỡng và bệnh
tật.
Ở Việt Nam, qua số liệu điều tra của Viện dinh dưỡng trong 3 năm 1987, 1988, 1989 ở 23
tỉnh, thành phố trên 1278 hộ cho thấy, bữa ăn của nhân dân ta còn thiếu về số lượng, mới
đạt 1950 Kcal/1người/1ngày, so với yêu cầu là 2.300 Kcal còn thiếu 15%. Số gia đình dưới
mức 1500 Kcal được liệt vào loại đói chiếm 17%, từ 1500 - 1800 Kcal vào loại thiếu lên đến
23%, cộng cả hai loại thiếu trên đến 40%, số người gầy ở nữ chiếm 38%, ở nam giới chiếm
62% và khoảng 40% trẻ em suy dinh dưỡng. Tỷ lệ thiếu vitamin A - một chỉ số tổng hợp vì
sự đói nghèo ở nước ta cao gấp 8 lần mức quy đònh của Tổ chức Y tế thế giới.
Vì sao mỗi gia đình chỉ nên có 2 con?
Trong xã hội cũ từng tồn tại quan niệm "Trời sinh voi, trời sinh cỏ", "Thêm con, thêm của". Quan niệm
đó đã khiến gia đình đẻ rất nhiều con, làm cho dân số trái đất tăng mạnh, hiện nay đã đạt tới 6 tỉ
người. Người sinh nhưng đất không sinh thêm. Không những thế đất màu mỡ để trồng cây nông nghiệp
còn giảm đi nhanh chóng. Xã hội phát triển, con người không chỉ cần có cái ăn, mà còn cần có đủ chỗ
để ở, nhu cầu về chỗ vui chơi giải trí, đường đi, trường học, bệnh viện cũng tăng lên, do đó cần đến
đất cho xây dựng. Xã hội tiến lên con người cần có nhiều hàng hoá với chất lượng cao hơn. Tiêu thụ
trên đầu người tăng mạnh, trong khi đó nhiều loại tài nguyên khoáng sản không sinh mới được, nên
cạn kiệt dần. Dân số tăng, sản xuất phát triển làm tăng lượng chất thải ra môi trường, làm suy thoái
và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Trong mỗi gia đình, khả năng lao động là có hạn. Nếu mỗi cặp vợ chồng chỉ có hai con và không đẻ
quá sớm hoặc quá muộn, thì dưới mỗi mái nhà thường có thể có tối đa ba thế hệ: ông bà, bố mẹ và
hai con. Sản phẩm lao động được chia sẻ cho 6 người. Cuộc sống sẽ đầy đủ, sung túc, có phần dư dật
để xây nhà, mua tivi, tủ lạnh..., đi du lòch, nghỉ mát... Thời gian bố mẹ dành cho việc học hành, vui
chơi của con cái cũng nhiều lên. Những người con như thế có đầy đủ điều kiện để khoẻ mạnh, học tốt,
lớn lên thành người tài giỏi. Chỉ cần gia đình có thêm một em bé là kinh tế sẽ khó khăn hơn. Thời gian
và những sự âu yếm, ân cần của bố mẹ dành cho các con lớn giảm đi. Sự vất vả thiếu thốn làm cho
người lớn chóng già yếu hơn, trẻ em chòu nhiều thiệt thòi hơn, môi trường xung quanh ít được quan tâm
hơn. Nếu gia đình lại có tới 5 - 7 người con, thì mỗi đứa con không chỉ được hưởng thụ ít hơn, mà còn
phải lao động nhiều hơn may ra mới đủ ăn đủ mặc, học hành.
Trong xã hội cũng như vậy. Người tăng nhưng đất không tăng, khả năng sản xuất của trái đất là có

hạn, khả năng của môi trường chòu đựng những tác động của con người cũng là có hạn. Nếu ngày hôm
nay chúng ta khai thác đến cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và gây ô nhiễm môi trường, thì không chỉ
chúng ta, mà cả các thế hệ con cháu chúng ta trong tương lai sẽ không còn gì để sống và phát triển.
Theo các nhà khoa học thì chiến tranh, đói kém, dòch bệnh, suy thoái môi trường, xét cho cùng, đều


108

bắt nguồn từ tăng dân số. Thật vậy, dân số tăng dễ dẫn đến khai thác tài nguyên cạn kiệt. Và khi tài
nguyên không đủ chi dùng, người ta bắt đầu tìm kiếm chúng ở ngoài phạm vi sở hữu của mình, dẫn tới
tranh giành, đánh nhau. Dân số đông, khó phát triển dân trí và kinh tế, đời sống đói nghèo, lạc hậu,
người ta rất dễ vì cái ăn mà phá huỷ môi trường, vì một cây mà chặt phá cả rừng. Nghèo đói thường đi
liền với mất vệ sinh, thiếu phòng bệnh, nên dễ ốm đau. Dòch bệnh phát ra mà không có tiền và biện
pháp hữu hiệu để ngăn chặn thì sẽ lây lan nhanh chóng. Nghèo khó cũng dẫn đến hạn chế trong việc
lựa chọn các công nghệ mang tính bảo vệ môi trường cao, làm cho môi trường dễ bò ô nhiễm hơn.
Nếu cứ theo đà phát triển hiện nay, dân số thế giới sẽ nhanh chóng đạt tới 10 tỷ và hơn nữa. Một trái đất
nuôi 6 tỷ người hiện nay còn khó khăn, môi trường còn bò suy thoái, thì làm sao nó có thể chòu đựng được
trên 10 tỷ người với mức tiêu thụ chắc chắn là cao hơn hiện tại.

Để thực hiện thành công công cuộc phát triển bền vững đất nước, cần bảo đảm hài hoà phát
triển kinh tế - xã hội bền vững đi đôi với bảo vệ môi trường, với các mục tiêu: tập trung xoá
đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của người dân; tăng trưởng kinh tế bền vững, thực hiện
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, theo các đònh hướng cơ bản sau:
1. Trong lónh vực kinh tế: Phát triển kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường. Lựa chọn chiến
lược phát triển kinh tế hiệu quả cao, ít tốn năng lượng, thay đổi mô hình sản xuất và tiêu
dùng theo hướng hoà hợp với môi trường; thực hiện quá trình "công nghiệp hoá sạch".
Chuyển hướng phát triển tiết kiệm hoặc cần ít tài nguyên hơn với các quy trình công nghệ
bảo vệ môi trường thiên nhiên, đầu tư theo chiều sâu, sử dụng có hiệu quả, khai thác kết hợp
với tái tạo, bảo vệ môi trường. Tránh lối phát triển theo kiểu "chụp giật", chạy theo tăng
trưởng bằng mọi giá, chỉ chú trọng lợi ích trước mắt mà không tính đến yếu tố phát triển

bền vững.
2. Trong lónh vực xã hội: Bảo vệ môi trường phải gắn với công tác dân số, xoá đói giảm
nghèo, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Chương trình hành động 21 của Hội nghò Rio
de Janero đã chỉ rõ: mối quan tâm về dân số phải là bộ phận của chiến lược phát triển bền
vững và các nước phải thiết lập được các mục tiêu và chương trình dân số.
3. Trong lónh vực môi trường: Chống tình trạng thoái hoá đất, bảo vệ môi trường nước; khai
thác và sử dụng hợp lý khoáng sản, bảo vệ môi trường biển, v.v... Ban hành các chế tài
buộc những doanh nghiệp quy mô lớn và vừa phải thiết lập các hệ thống tự quan trắc, giám
sát về môi trường. Ngoài ra, cần xem xét để đưa vào giá thành các chi phí cần thiết cho tài
nguyên và môi trường. Thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm và người sử dụng tài nguyên
thiên nhiên phải thanh toán chi phí cơ hội cho người sử dụng tương lai.
Đối với mỗi người dân có thể làm gì để hạn chế được các vấn đề tiêu cực nêu trên và tiến tới
một cuộc sống ấm no hạnh phúc? Chúng ta phải thực hiện các giải pháp sau:
9 Thực hiện các biện pháp tránh thai và kế hoạch hoá gia đình nhằm giảm tỷ lệ tăng
dân số. Mỗi gia đình chỉ có 1 hoặc 2 con.

×