Tải bản đầy đủ (.docx) (160 trang)

Luận văn thạc sỹ tài chính ngân hàng PHÁT TRIỂN DỊCH vụ THANH TOÁN QUỐC tế tại ngân hàng TMCP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (865.53 KB, 160 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN MINH NGỌC

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ
TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM –
CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH

ĐỀ CƯƠNG SƠ BỘ
LUẬN VĂN THẠC SỸ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU


Hà Nội - 2019
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN MINH NGỌC

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ
TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM –
CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH
Chuyên nghành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01

ĐỀ CƯƠNG SƠ BỘ
LUẬN VĂN THẠC SỸ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG


CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU



Hà Nội – 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, chưa được
công bố trong bất cứ một cơng trình nghiên cứu nào của người khác. Việc sử dụng
kết quả, trích dẫn tài liệu của người khác đảm bảo theo đúng các quy định. Các nội
dung trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách báo, thông tin được đăng tải trên các
tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn.
Hà Nội, tháng 02 năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Minh Ngọc


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Hồng Yến đã dành rất nhiều thời gian
và tâm huyết để giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu, trực tiếp hướng dẫn tơi
hồn thành đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế.
Nhân đây, tôi cũng xin được gửi lời vô cùng biết ơn tới Ban giám hiệu cũng
như các quý thầy cô Khoa đào tạo sau đại học trường Đại học Kinh tế - Đại học
quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho tơi hồn thành tốt khóa học này.
Cuối cùng, tơi xin cảm ơn Ban lãnh đạo và các đồng nghiệp VCB - Chi nhánh
sở giao dịch cũng như các quý khách hàng của VCB - Chi nhánh sở giao dịch đã
tạo điều kiện cho tôi hồn luận văn này.
Mặc dù đã có sự nỗ lực, cố gắng hết sức của bản thân nhưng luận văn sẽ
khơng tránh khỏi những thiếu sót và tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng
góp trân thành từ quý thầy cô và các bạn



MỤC LỤC

PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Ký hiệu
VCB
TTQT
NHTM
TCTD
NHTMNN
NHLD
NHNg
TMQT
CN

PGD
WTO

Diễn giải
Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
Thanh toán quốc tế
Ngân hàng thương mại
Tổ chức tín dụng
Ngân hàng thương mại nhà nước
Ngân hàng liên doanh
Ngân hàng nước ngoài
Thương mại quốc tế
Chi nhánh
Phòng giao dịch
Word Trade Organization: Tổ chức thương mại thế giới

7


DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU

STT Bảng
1
2
3
4
5
6
7
8

9
10
11
12
13
14
15
16

Nội dung

Bảng 3.1 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của VCB – Sở giao dịch
Tình hình huy động vốn của VCB – Sở giao dịch từ năm
Bảng 3.2
2014-2017
Thu dịch vụ của VCB – Chi nhánh sở giao dịch từ năm 2014Bảng 3.3
2017
Kết quả hoạt động tín dụng tại VCB - Chi nhánh Sở giao dịch
Bảng 3.4
giai đoạn 2014 - 2017
Bảng 3.5 Một số chỉ tiêu kinh tế của thành phố Hà Nội qua các năm
Mạng lưới hoạt động của các NHTM năm 2017 trên địa bàn
Bảng 3.6
Hà Nội
Bảng 3.7 Một số chỉ tiêu của các NHTM trên địa bàn Hà Nội
Danh mục các sản phẩm dịch vụ TTQT VCB - Chi nhánh Sở
Bảng 3.8
giao dịch cung ứng
Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ TTQT tại VCB - Chi
Bảng 3.9

nhánh Sở giao dịch
Doanh số và tốc độ tăng doanh số dịch vụ TTQT tại VCB Bảng 3.10
Chi nhánh Sở giao dịch
Cơ cấu doanh số dịch vụ TTQT tại VCB – Chi nhánh sở giao
Bảng 3.11
dịch
Thu nhập từ dịch vụ TTQT tại VCB – CN sở giao dịch 2014Bảng 3.12
2017
Bảng 3.13 Kết quả hồi quy mơ hình
Số lượng NH đại lý của một số NHTMVN và NHNNg năm
Bảng 3.14
2017
Xếp hạng các chi nhánh VCB trên địa bàn TP. Hà Nội trong
Bảng 3.15
dịch vụ TTQT giai đoạn 2014-2017
Thu nhập dịch vụ TTQT tại một số chi nhánh ngân hàng trên
Bảng 3.16
địa bàn TP. Hà Nội

Trang
70
71
72
74
85
85
87
88
90
92

96
96
105
112
114
115

DANH MỤC HÌNH

STT Hình

Nội dung
8

Trang


1 Hình 1.1 Quy trình tiến hành nghiệp vụ chuyển tiền
Quy trình tiến hành nghiệp vụ phương thức tín dụng
2 Hình 1.2
chứng từ
3 Hình 1.3 Các cấu phần của mơi trường kinh tế, xã hội
4 Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức của VCB - Chi nhánh Sở giao dịch
Số lượng khách hàng sử dụng DVTTQT tại VCB - Chi
5 Hình 3.2
nhánh Sở giao dịch
Doanh số dịch vụ TTQT tại VCB - Chi nhánh Sở giao
6 Hình 3.3
dịch
Cơ cấu doanh số dịch vụ TTQT tại VCB - Chi nhánh Sở

7 Hình 3.4
giao dịch
Tỷ trọng doanh số dịch vụ CTQT và TTTM tại VCB 8 Hình 3.5
Chi nhánh Sở giao dịch
Cơ cấu doanh số dịch vụ TTQT tại VCB – Chi nhánh sở
9 Hình 3.6
giao dịch
10 Hình 3.7 Cơ cấu thu nhập dịch vụ TTQT tại VCB – CN SGD
11 Hình 3.8 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng
12 Hình 3.9 Cơ cấu thu nhập từ dịch vụ tại VCB – CN Sở giao dịch

9

13
17
46
68
91
93
94
95
97
99
101
111


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong xu hướng phát triển thế giới ngày nay, các quan hệ kinh tế quốc tế
diễn ra hết sức sôi động, kéo theo đó là sự đa dạng phức tạp của chu chuyển
hàng hố quốc tế. Đồng thời với nó là sự vận động của các dịng tiền trong
thanh tốn. Q trình thanh tốn có vai trị quan trọng đối với hoạt động của doanh
nghiệp, tổ chức, cá nhân nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Thanh tốn quốc tế diễn ra trên thị trường rộng, phức tạp bởi khoảng cách
giữa người mua và người bán, bởi luật lệ của mỗi nước, bởi sự khác biệt trong
đồng tiền thanh toán. Phần lớn các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân đều khơng
thể tự thực hiện thanh tốn quốc tế. Nhu cầu thanh toán hộ được thực hiện bởi các
ngân hàng thương mại.
Hoạt động thanh tốn quốc tế là một mắt xích không thể thiếu trong chuỗi
hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại và ngày càng chứng tỏ vị trí
và vai trị quan trọng của mình. Hiện nay các ngân hàng hiện đại hoạt động đa năng
nhằm tăng thu nhập không những từ các nghiệp vụ ngân hàng truyêng thống,
mà ngày càng mở rộng các nghiệp vụ ngoại bảng như thanh toán quốc tế, kinh
doanh ngoại hối, bảo lãnh… Các hoạt động ngoại bảng mang lại thu nhập cho ngân
hàng dưới dạng phí ngày một tăng khơng những về mặt số lượng mà cả tỷ
trọng. Tuy nhiên các hoạt động ngoại bảng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt
khi một số người cho rằng hoạt động ngoại bảng mang lại thu nhập hấp dẫn nhưng
ngân hàng không phải bỏ vốn, càng làm cho họ chủ quan, lơ là, bất chấp những
rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Trong các nghiệp vụ ngoại bảng, thanh toán quốc tế là nghiệp vụ quan trọng,
có tốc độ tăng trưởng cao, mang lại khoản thu phí ngày một tăng cho
NHTM. Thơng qua nghiệp vụ thanh tốn quốc tế để chắp nối phát triển các nghiệp
vụ khác như tín dụng, tài trợ xuất nhập khẩu, mua bán ngoại tệ, bảo lãnh, mở
rộng quan hệ tài khoản, quan hệ ngân hàng địa lý…

10



Là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam về thanh toán quốc tế nhiều năm qua, NH
TMCP Ngoại thương Việt Nam (gọi tắt là VCB) luôn cung cấp cho doanh nghiệp
các dịch vụ thanh toán quốc tế tốt nhất, giúp hoạt động thương mại của doanh
nghiệp thông suốt. Với vị thế là lá cờ đầu của Vietcombank, Chi nhánh Sở giao dịch
(sau đây gọi tắt là VCB Sở giao dịch) đã cung cấp các dịch vụ thanh toán quốc tế
ngay từ khi mới thành lập và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, ngày càng
đa dạng hóa các dịch vụ, chất lượng dịch vụ, số lượng khách hàng ngày càng gia
tăng. Tuy nhiên, so với tốc độ hội nhập chung của toàn ngành, sự phát triển các dịch
vụ thanh tốn quốc tế tại VCB Sở giao dịch cịn thiếu sót, điển hình là doanh số
giao dịch, số lượng khách hàng chưa tương xứng với nhu cầu thị trường và khả
năng, tiềm năng phát triển của Chi nhánh. Bên cạnh đó, Chi nhánh đã phát sinh
những lỗi tác nghiệp trong quá trình thực hiện giao dịch. Trong khi việc tìm hiểu
nguyên nhân, đề xuất giải pháp khắc phục lại thực hiện chưa hiệu quả, điều này sẽ
làm giảm khả năng cạnh tranh của Chi nhánh và các dịch vụ thanh tốn quốc tế rất
có thể bị giảm so với các ngân hàng khác. Đây cũng là lý lo chính tơi lựa chọn đề
tài "Phát triển dịch vụ thanh tốn quốc tế tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam – Chi nhánh Sở giao dịch" làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế.

2. Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn đưa ra ba câu hỏi nghiên cứu:

-

Phát triển dịch vụ Thanh tốn quốc tế là gì? Quy trình dịch vụ Thanh toán

quốc tế được thực hiện như thế nào? Những tiêu chí nào để đo lường sự phát triển
của dịch vụ TTQT ?

-


Mức độ phát triển dịch vụ Thanh toán quốc tế tại VCB Sở giao dịch?

-

Những giải pháp nào nhằm phát triển dịch vụ Thanh toán quốc tế tại VCB Sở

giao dịch ?

3. Mục đích nghiên cứu của Luận văn
Thứ nhất, làm rõ các nội dung có liên quan đến các dịch vụ thanh toán quốc tế
và phát triển các dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại.
Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển các dịch vụ thanh toán quốc
tế tại VCB Sở giao dịch giai đoạn 2014 – 2017.

11


Thứ ba, đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển các dịch vụ thanh
toán quốc tế tại VCB Sở giao dịch.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Sự phát triển hoạt động dịch vụ Thanh toán quốc tế tại
VCB Sở giao dịch.
Phạm vi nghiên cứu:

-

Không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại địa bàn thành phố Hà Nội,

cụ thể tại VCB Sở giao dịch, địa chỉ tại số 31, 33 Ngô Quyền, Phường Hàng Bài,

Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

-

Thời gian: Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi thời gian 4 năm, từ 2014-2017.

5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Nguồn thu thập dữ liệu
5.1.1 Nguồn thu thập dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo tổng kết nội bộ, báo cáo kết quả hoạt
động, báo cáo kinh doanh của phòng Tổng hợp, phòng GDKH tổ chức – khối thanh
tốn quốc tế, tồn Chi nhánh, của VCB và ngân hàng khác. Tham khảo từ các tài
liệu, tạp chí, bài báo, luận văn khác liên quan tới đề tài.

5.1.2 Nguồn thu thập dữ liệu sơ cấp
Để thu thập số liệu, luận văn đã đặt ra các biến, rồi tiến hành lập giả thuyết,
xác định biến, chứng minh, thu thập số liệu để kiểm chứng giả thuyết.
Trong luận văn, sử dụng hai loại biến là biến độc lập và biến phụ thuộc. Biến
phụ thuộc là phát triển dịch vụ thanh tốn quốc tế.
Biến độc lập là ba nhóm yếu tố (yếu tố thuộc về khách hàng, yếu tố thuộc về
ngân hàng và yếu tố thuộc về Nhà nước) với 14 chỉ tiêu là biến độc lập được đặt ra
để tiến hành phân tích hồi quy.
Đối tượng điều tra: Lựa chọn là những cán bộ ngân hàng, khách hàng sử dụng
và liên quan đến dịch vụ thanh toán quốc tế tại Chi nhánh.
Phiếu điều tra được gửi trực tiếp tới cán bộ ngân hàng, khách hàng (người đại
diện của khách hàng giao dịch với ngân hàng như kế toán trưởng, nhân viên kế toán
ngân hàng...) dưới sự hỗ trợ của cán bộ quản lý khách hàng hoặc qua hình thức email.

12



5.2 Phương pháp xử lý số liệu
5.2.1 Phương pháp xử lý số liệu thứ cấp
Phương pháp tổng hợp thống kê: Phương pháp này nhằm mục đích tổng hợp
tóm tắt dữ liệu sau khi thu thập dữ liệu
Phương pháp phân tích: Quan sát, lựa chọn các tiêu chí đánh giá phù hợp, đưa
ra các kết luận, quan điểm, nhận định về đối tượng nghiên cứu
Phương pháp so sánh: So sánh đối chiếu nội dung liên quan tới quy mô, chất
lượng dịch vụ TTQT qua các thời kỳ, với đối tượng khác cùng đơn vị đo, căn cứ
trên cơ sở đó nhận định chung về sự phát triển dịch vụ TTQT tại Chi nhánh.

5.2.2 Phương pháp xử lý số liệu sơ cấp
Thứ nhất, sử dụng phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này để phân tích dữ liệu sơ cấp gồm tần số, giá trị trung bình và độ
lệch chuẩn.
Thứ hai, sử dụng phương pháp phân tích hồi quy
Phân tích tương quan: Một trong những điều kiện phân tích hồi quy là có sự
tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc. Pearson là hệ số kiểm định giả
thiết Ho: Hệ số tương quan bằng 0 tức là khơng có sự tương quan. Nếu Sig. Pearson
nhỏ hơn 0,05 thì giả thiết Ho bị bác bỏ, chấp nhận H1 tức là có sự tương quan.
Mơ hình tuyến tính có dạng:
Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + … + βiXi
Kết quả chạy mơ hình là căn cứ để tác giả đưa ra các nhận định các yếu tố tác
động đến dịch vụ TTQT tại VCB Sở giao dịch, yếu tố nào ảnh hưởng nhiều nhất,...,
từ đó đưa ra các giải pháp, các kiến nghị đối với với các chủ thể liên quan trong việc
phát triển dịch TTQT tại VCB Sở giao dịch.
5. Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của Luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển dịch vụ thanh toán quốc

tế của Ngân hàng thương mại.

13


Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHTMCP
Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Sở giao dịch.
Chương 4: Giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế
tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Sở giao dịch

14


CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH
VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu dịch vụ thanh tốn qc tế của Ngân
hàng thương mại
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước
Dịch vụ TTQT là một dịch vụ góp phần tạo nên thu nhập lớn cho ngân hàng,
nên vấn đề về phát triển dịch vụ TTQT đã được rất nhiều những nhà phân tích quan
tâm và dành thời gian nghiên cứu.
Có rất nhiều những bài nghiên cứu trong nước và trên thế giới phân tích và
chỉ ra mối quan hệ giữa những nhân tố về môi trường kinh doanh,môi trường pháp
lý… ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ TTQT của các ngân hàng.
1.1.1.1. Nghiên cứu chung về dịch vụ TTQT của NHTM
Trong bài nghiên cứu: “Financial Development, International Trade and
Economic Growth in Australia: New Evidence from multivariate framework
analysis”của Shahbaz (2012), tác giả đã chỉ ra vai trị của hệ thơng tài chính và
thương mại quốc tế đến sự phát triển kinh tế của Australia, chỉ ra mối quan hệ giữa

phát triển kinh tế với sự phát triển dịch vụ thương mại quốc tế của các ngân hàng
trong hệ thống tài chính giai đoạn 1990-2010. Tác giả đã tiến hành nghiên cứu hai
mơ hình: (i) Nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế GDP với sự phát
triển của hệ thống tài chính và hoạt động thương mại quốc tế của Australia; (ii)
Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ TTQT của các ngân
hàng trong hệ thống tài chính của Australia. Kết quả,bài nghiên cứu đã chỉ ra mối
quan hệ mật thiết giữa sự phát triển của hệ thống tài chính, hoạt động thương mại
quốc tế với sự phát triển kinh tế; chỉ ra những nhân tố về môi trường kinh doanh, môi
trường pháp lý sẽ tác động trực tiếp đến sự phát triển dịch vụ TTQT của ngân hàng.
Bài nghiên cứu: “Hệ thống chỉ tiêu phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động
thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại” của Nguyễn Văn Tiến(2004) đăng
trong tờ “Tạp chí ngân hàng” đã chỉ ra vai trò ngày càng quan trọng của dịch vụ

15


TTQT đối với việc phát triển kinh doanh của các ngân hàng, đồng thời cũng đề xuất
một hệ thốngchỉ tiêu để đánh giá tính hiệu quả hoạt động TTQT của NHTM. Hệ
thống chỉ tiêu đánh giá tính hiệu quả hoạt động TTQT tác giả đề xuất bao gồm: (i)
Chỉ tiêu gián tiếp: Tăng cường và hỗ trợ nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ; Tăng
cường và hỗ trợ nghiệp vụ tài trợ thương mại; Tăng cường và hỗ trợ dịch vụ ngân
hàng khác như chiêt khấu hối phiếu, TTQT…; Tăng cường và hỗ trợ nghiệp vụ tín
dụng, huy động vốn; Tăng cường và củng cố uy tín của ngân hàng trong nước và
quốc tế. (ii) Chỉ tiêu trực tiếp: Doanh thu từ hoạt động TTQT; Lợi nhuận từ hoạt
động TTQT; Tỷ số Lợi nhuận/Doanh thu hoạt động TTQT; tỷ số Chi phí/ Doanh thu
hoạt động TTQT; Doanh thu hoạt động TTQT/Tổng doanh thu dịch vụ. Có thể
nói,bài nghiên cứu đã đưa ra một hệ thống chỉ tiêu cụ thể,chi tiết nhằm đánh giá tính
hiệu quả hoạt động TTQT của NHTM, từ đó giúp các ngân hàng nắm được điểm
mạnh,điểm yếu của mình trong cơng tác phát triển dịch vụ TTQT.
1.1.1.2. Nghiên cứu về phát triển dịch vụ TTQT

Trong bài nghiên cứu: “Nâng cao năng lực TTQT của các ngân hàng thương
mại Việt Nam”của Trần Nguyễn Hợp Châu (2011) đăng trong tờ Thời báo kinh tế,
đã chỉ ra thực trạng hoạt động TTQT của các ngân hàng thương mại Việt Nam,chỉ ra
những điểm mạnh,điểm yếu trong hoạt động kinh doanh,những cơ hội và thách thức
khi cạnh tranh với những ngân hàng nước ngồi có tiềm lực tài chính mạnh và kinh
nghiệm lâu năm trong hoạt động thanh toán quốc tế. Bài viết đã chỉ ra những tồn tại
trong hoạt động TTQT của các NHTM Việt Nam như: hệ thống công nghệ thông tin
cịn yếu kém, tính an tồn và bảo mật khơng cao; nhân tố con người cịn chưa đạt
đến trình độ chuẩn quốc tế. Bài nghiên cứu sẽ giúp cho nhưng NHTM Việt Nam
nhin lại chính bản thân mình, để có những giải pháp phát triển dịch vụ TTQT bắt
kịp với xu hướng thế giới và cạnh tranh được với những ngân hàng nước ngoài đang
hoạt động ngày càng mạnh tại thị trường Việt Nam.
Luận án tiến sỹ kinh tế của tác giả Tạ Thị Thủy(2013) “ Phát triển dịch vụ
TTQT tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Vinh” đã tiến
hành phân tích hồi quy những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ TTQT.

16


Luận văn chia ra 3 nhân tố với 14 biến quan sát để thực hiện hồ quy. Các nhân tố
được tác giả tiến hành phân tích là: Nhóm yếu tố thuộc về khách hàng (Khả năng
tiếp cận dịch vụ TTQT, Sự hiểu biết về dịch vụ TTQT); Nhóm yếu tố thuộc về ngân
hàng (Năng lực tài chính; Nguồn nhân lực; Chiến lược kinh doanh; Trình độ quản
lý; Uy tín, thương hiệu; Cơng nghệ; An ninh bảo mật); Nhóm yếu tố thuộc về nhà
nước (Môi trường pháp lý; Hạ tầng công nghệ thông tin; Sức ép cạnh tranh; Môi
trường kinh tế xã hội; Hệ thống thanh toán). Kết quả hồi quy cho thấy yếu tố chiến
lược kinh doanh có ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển dịch vụ TTQT tại BIDV –
Chi nhánh Vinh, tiếp theo là các yếu tố nguồn nhân lực, trình độ quản lý, năng lực
tài chính, an ninh bảo mật, uy tín thương hiệu và cuối cùng là năng lực cơng nghệ.
Kết quả phân tích hồi quy giúp luận án đưa ra những đánh giá và giải pháp nhằm

phát triển dịch vụ TTQT tại BIDV – Chi nhánh Vinh.
Ngồi ra cịn rất nhiều bài viết,nghiên cứu,luận văn, luận án viết về hoạt động
TTQT tại các ngân hàng. Đa số các nghiên cứu trong nước đều phân tích theo cấu trúc
từ cơ sở lý luận, đến thực trạng và giải pháp, mỗi nghiên cứu có những nhận định và
cách phân tích khác nhau, nhưng hầu hết vẫn đưa ra nhận định chung là:

-

Dịch vụ TTQT chịu sự tác động mạnh mẽ từ môi trường kinh doanh và mơi

trường pháp lý các nước.Kinh tế có phát triển, hoạt động thương mại quốc tế có
phát triển thì dịch vụ TTQT của các ngân hàng mới có cơ hội phát triển.

-

Dịch vụ TTQT của Việt Nam cịn gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát

triển do những yếu tố về công nghệ thông tin, yếu tố về chất lượng nguồn nhân lực.

-

Dịch vụ TTQT đang ngày càng được các ngân hàng chú trọng phát triển và trở

thành miếng bánh thị phần để các NHTM trong và ngoài nước cạnh tranh khốc liệt.
1.1.2. Khoảng trống nghiên cứu và điểm mới của đề tài
Sau khi xem xét và tham khảo nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước,
tác giả nhận định các nghiên cứu đều có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Ở hai bài
nghiên cứu: “Financial Development, International Trade and Economic Growth in
Australia: New Evidence from multivariate framework analysis”của Rahman(2010),
và luận án tiến sỹ kinh tế của tác giả Tạ Thị Thủy (2013) “ Phát triển dịch vụ TTQT


17


tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Vinh” đã chỉ ra mối
quan hệ giữa sự phát triển kinh tế trong và ngoài nước với thương mại quốc tế, cụ
thể là khi nền kinh tế thế giới đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ thì sẽ giúp các hoạt
động giao thương, bn bán, vận chuyển, xuất nhập khẩu diễn ra thường xuyên hơn
và giá trị ngày càng lớn, giúp cho nền kinh tế của các nước phát triển và quay lại
thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới. Và do sự gia tăng các hoạt
động đó, các hoạt động thanh toán quốc tế như mở L/C, chuyển tiền WC, chuyển
tiền sang các ngân hàng nước ngồi diễn ra sơi động hơn với giá trị lớn hơn. Tuy
nhiên, nếu nền kinh tế trong khu vực, thế giới có những dấu hiệu tiêu cực do suy
thối kinh tế, do chính sách về thuế xuất nhập khẩu, do các vấn đề chính trị khiến
hoạt động giao thương đình trệ sẽ dẫn tới sự sụt giảm, kém hiệu quả của các hoạt
động thanh toán quốc tế. Do đó, hai luận án phân tích ở trên đã cho thấy ảnh hưởng
sâu sắc của mối quan hệ kinh tế trong và người nước đến sự phát triển dịch vụ
TTQT của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng, quỹ tín dụng nhân dân, và từ đó
đưa ra một số giải pháp giúp các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác để
duy trì, cải thiện và nâng cao dịch vụ TTQT trong từng thời kỳ, giai đoạn biến động
của nền kinh tế như hiện nay.
Còn ở bài nghiên cứu về “Hệ thống chỉ tiêu phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt
động thanh tốn quốc tế của Ngân hàng thương mại” của Nguyễn Văn Tiến (2014)
và “Nâng cao năng lực TTQT của các ngân hàng thương mại Việt Nam”của Trần
Nguyễn Hợp Châu (2011) lại chỉ ra những chỉ tiêu đánh giá tính hiệu quả như số
giao dịch và tổng giá trị thanh toán quốc tế, giá trị thực hiện TTQT năm nay so năm
trước và so với kế hoạch, so với ngân hàng thương mại tương đương, mức độ hài
lịng và ưa thích sử dụng dịch vụ TTQT của NHTM, mức độ áp dụng công nghệ vào
dịch vụ TTQT, chất lượng đội ngũ nhân viên, mức độ da dạng của sản phẩm TTQT,
thời gian và thủ tục thực hiện dịch vụ TTQT,…Từ đó, các bài nghiên cứu đã đưa ra

giải pháp để phát triển dịch vụ cũng như nâng cao năng lực TTQT của ngân hàng
thương mại, dựa trên cơ sở thế mạnh và tiềm lực của các ngân thương mại, tổ chức
tín dụng để nâng cao hiệu quả từng chỉ tiêu, tiêu chí đã đề cập ở trên một cách

18


nhanh nhất. Như vậy, mỗi bài luận án và nghiên cứu đã nêu ở trên đều đã chỉ ra các
quan điểm về những nhân tố ảnh hưởng cũng như đánh giá về vấn đề phát triển dịch
vụ TTQT, như hai bài của Raman (2010) và Tạ Thị Thủy (2013) nói về mối quan hệ
giữa trong nước với khu vực, châu lục và tồn thế giới về mặt thương mại, cịn hai
bài Nguyễn Văn Tiến (2014) và Trần Nguyễn Hợp Châu (2011) lại chỉ ra những chỉ
tiêu, tiêu chí nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động dịch vụ TTQT. Các công trình
nghiên cứu này đều nhằm mục đích phân tích, đánh giá từ nhiều khía cạnh, thế giới
quan khác nhau để có cái nhìn tổng qt về dịch vụ TTQT, từ đó tổng hợp các giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả dịch vụ này một cách tồn diện nhất có thể trong tình
hình cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ hiện nay của các ngân hàng, tổ chức tín dụng.
Mặc dù các nghiên cứu đều chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng và cách thức đo
lường hiệu quả hoạt động TTQT, chỉ ra tính cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa
những NHTM trong việc phát triển dịch vụ TTQT, nhưng những nghiên cứu này chỉ
mới tập trung đánh giá về nhân tố thị trường, sản phẩm, chính sách pháp luật, định
chế tài chính từng thời kỳ,...mà chưa đi sâu để phân tích, đánh giá và xem xét mối
quan hệ giữa chất lượng dịch vụ TTQT với sự hài lòng của khách hàng – một trong
những nhân tố then chốt, quyết định tới sự thành cơng trong mọi loại hình kinh
doanh dịch vụ, nhất là khi có nhiều ngân hàng đồng thời cung cấp dịch vụ này. Có
thể dễ dàng nhận thấy rằng, trong thời đại ngày nay, việc sao chép những sản phẩm,
dịch vụ giữa các ngân hàng là khơng khó, nếu như một ngân hàng tung ra một sản
phẩm mới, thì một thời gian ngắn sau, khách hàng sẽ dễ dàng bắt gặp sản phẩm
tương tự như vậy tại một ngân hàng khác. Vì vậy, lấy được niềm tin và sự hài lịng
của khách hàng mới chính là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong phát

triển dịch vụ. Các ngân hàng thương mại hiện nay đã nhìn nhận được tầm quan
trọng của chính sách chăm sóc khách hàng đến sự thành công trong chất lượng dịch
vụ. Tuy nhiên vấn đề này,chưa được đề cập đến trong những bài nghiên cứu về phát
triển dịch vụ TTQT của NHTM.
Từ khoảng trống nghiên cứu đó, tác giả quyết định lựa chọn đề tài về: “Phát
triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương

19


Việt Nam – Chi nhánh Sở giao dịch” để nghiên cứu. Với đề tài này, tác giả sẽ không
chỉ phân tích thực trạng phát triển dịch vụ TTQT, phân tích định lượng về quy mô
dịch vụ TTQT tại chi nhánh, mà cịn tiến hành phân tích hồi quy nhằm đánh giá sự
hài lòng của khách hàng trong việc sử dụng dịch vụ TTQT của chi nhánh, từ đó đưa
ra những giải pháp thiết thực, cụ thể nhằm phát triển dịch vụ TTQT tại VCB – Chi
nhánh Sở giao dịch.
1.2. Tổng quan về dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại
1.2.1. Khái niệm về Thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại
Theo Phan Thị Thu Hà (2015) “TTQT của NHTM là quan hệ thanh toán giữa
người chi trả ở nước này với người thụ hưởng ở nước kia thơng qua trung gian
thanh tốn là các Ngân hàng ở các nước phục vụ người chi trả và người thụ hưởng”
Đặc điểm của hoạt động TTQT: “TTQT phát sinh trên cơ sở quan hệ kinh tế
giữa người thụ hưởng và người chi trả ở các khoảng cách rất xa nhau, khó có đủ
thơng tin chính xác về nhau; hơn nữa, TTQT ở những nước khác nhau thì các điều
kiện về kinh tế, chính trị, phong tục cũng khác nhau. Do vậy, TTQT phải thực hiện
theo thông lệ quốc tế về thanh toán và quy định của từng quốc gia trong từng thời
kỳ. Phụ thuộc vào mối quan hệ về kinh tế, độ tín nhiệm, loại hàng hóa dịch vụ mua
bán, quyền lợi cũng như trách nhiệm của các bên mà lựa chọn hình thức thanh tốn
cho phù hợp” (Phan Thị Thu Hà, 2015).
Một quốc gia khó có thể sản xuất mọi thứ mình cần. Điều kiện tự nhiên, địa lý,

trình độ phát triển và các yếu tố khác của mỗi nước xác định phạm vi và năng lực
sản xuất của nước đó. Điều này nói lên rằng, các quốc gia luôn luôn phụ thuộc lẫn
nhau về rất nhiều loại hàng hoá cần thiết cho sản xuất và tiêu dùng.
Một nước sẽ nhập khẩu những hàng hố có nhu cầu từ những nước chuyên sản
xuất các mặt hàng này với giá rẻ, đồng thời xuất khẩu những hàng hoá của mình có
ưu thế về năng suất lao động cho những nước có nhu cầu, nhằm tận dụng lợi thế so
sánh (tuyệt đối và tương đối) trong ngoại thương. Sự di chuyển hàng hoá giữa các
nước tạo nên hoạt động xuất nhập khẩu của một quốc gia.

20


Qua phân tích trên cho thấy, thanh tốn quốc tế được bắt nguồn từ hoạt động
ngoại thương, và mục đích chính của thanh tốn quốc tế là để hỗ trợ và phục vụ cho
hoạt động xuất nhập khẩu giữa các nước diễn ra một cách trôi chảy và hiệu quả. Vì
thanh tốn quốc tế được thực hiện qua hệ thống ngân hàng nên khi nói đến thanh
tốn quốc tế là nói đến hoạt động thanh tốn của ngân hàng thương mại và không
một ngân hàng thương mại nào lại không muốn phát triển các nghiệp vụ ngân hàng
quốc tế trong đó lấy thanh tốn quốc tế làm trọng tâm phát triển.
Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi
về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức,
cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ
chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan.
Từ khái niệm trên cho thấy thanh toán quốc tế phục vụ cho hai lĩnh vực hoạt
động là kinh tế và phi kinh tế, tuy nhiên trong thực tế giữa hai lĩnh vực này thường
giao thoa với nhau. Chính vì vậy, trong các quy chế về thanh toán và thực tế tại các
NHTM, người ta thường phân loại hoạt động thanh toán quốc tế thành hai lĩnh vực
rõ ràng là: thanh toán trong ngoại thương (hay thanh toán mậu dịch) và thanh toán
phi ngoại thương (hay thanh toán phi mậu dịch)
Thanh toán phi ngoại thương là việc thực hiện thanh tốn khơng liên quan đến

hàng hoá xuất nhâp khẩu cũng như cung ứng lao vụ cho nước ngồi, nghĩa là thanh
tốn cho các hoạt động khơng mang tính thương mại. Đó là việc chi trả các chi phí
của các cơ quan ngoại giao ở nước ngồi, các chi phí đi lại của các đoàn khách nhà
nước, tổ chức và cá nhân, các nguồn tiền quà biếu, trợ cấp của cá nhân người nước
ngoài cho cá nhân trong nước, các nguồn trợ cấp của một tổ chức từ thiện nước
ngoài cho tổ chức, đồn thể trong nước...
Thanh tốn quốc tế trong ngoại thương là việc thực hiện trên cơ sở hàng hoá
xuất nhập khẩu, và cung ứng các dịch vụ thương mại cho nước ngoài theo giá cả thị
trường quốc tế. Cơ sở để các bên tiến hành mua bán và thanh toán cho nhau là hợp
đồng ngoại thương.
Các điều kiện trong TTQT bao gồm:

21


 Điều kiện về tiền tệ
“Trong TTQT, các bên phải sử dụng đơn vị tiền tệ nào đó để làm tiền tệ tính
tốn và hoặc thanh tốn trong các hiệp định tiền tệ, hợp đồng và hoặc trong các
công cụ thanh toán, phương thức thanh toán” (Nguyễn Văn Tiến, 2013)

 Điều kiện về thời gian thanh toán
Theo Nguyễn Văn Tiến (2013) “Điều kiện về thời hạn thanh toán quy định khi
nào thì người nhập khẩu phải trả tiền cho người xuất khẩu, do đó, nó ảnh hưởng
trực tiếp đến tốc độ luân chuyển vốn, tới khả năng hạn chế rủi ro về lãi suất, tỷ giá,
thanh khoản,… đối với các bên tham gia hợp đồng. Nếu lấy thời hạn giao hàng
(chuyển giao quyền sở hữu) làm mốc, thì thời hạn thanh tốn có thể là: trả tiền
trước, trả tiền ngay, trả tiền sau hoặc kết hợp các cách này”.

 Điều kiện về phương thức thanh toán
Trong hoạt động ngoại thương, những người thụ hưởng có các khoản phải thu

từ hối phiếu, séc, hóa đơn… khơng thể tự mình đứng ra thu tiền từ người nước
ngoài cho nên họ phải ủy thác cho NHTM thực hiện việc thu tiền, tương tự những
người có nghĩa vụ chuyển trả tiền cho người thụ hưởng ở nước ngồi cũng khơng
thể tự mình đứng ra chuyển trả tiền do đó họ phải ủy thác cho NHTM chuyển
và/hoặc chuyển tiền đến. Các NHTM và các bên ủy thác phải thỏa thuận các cách,
nội dung và điều kiện để tiến hành thu và chuyển trả tiền, đó gọi là phương thức
TTQT. Phương thức thanh toán phổ biến là kèm chứng từ và không kèm chứng từ.
1.2.2. Các phương thức thanh tốn quốc tế thơng dụng của
Ngân hàng thương mại
1.2.2.1. Phương thức chuyển tiền - Remittance
Theo Nguyễn Thị Thu Thảo (2009) “Thanh toán bằng chuyển tiền là phương
thức thanh tốn trong đó khách hàng (người trả tiền) u cầu Ngân hàng phục vụ
mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người thụ hưởng) ở một địa
điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu”.

a) Các bên tham gia thanh toán:
-

Người chuyển tiền (Remitter): Là người yêu cầu Ngân hàng thay mình thực

22


hiện chuyển tiền ra nước ngoài. Họ thường là người mua, người trả nợ, hoặc nhà
đầu tư yêu cầu chuyển vốn, kinh phí ra nước ngồi.

-

Người thụ hưởng (Beneficiary): Là người được nhận số tiền chuyển tới


thông qua Ngân hàng, thường là người xuất khẩu, chủ nợ hoặc người tiếp nhận đầu
tư do người chuyển tiền chỉ định.

-

Ngân hàng chuyển tiền (Remitting Bank): Là Ngân hàng phục vụ người

chuyển tiền, ở nước yêu cầu người chuyển tiền.

-

Ngân hàng trả tiền (Paying Bank): Là Ngân hàng trực tiếp trả tiền cho người

thụ hưởng, thông thường là Ngân hàng đại lý hay chi nhánh của Ngân hàng chuyển
tiền ở nước người thụ hưởng.”

b) Sơ đồ quy trình chuyển tiền:
Ngân hàng chuyểntiền (Remitting Bank)

Ngân hàng trả tiền (Paying Bank)

Người chuyển tiền (Remitter)

Người thụ hưởng (Beneficiary)

Hình 1.1: Quy trình tiến hành nghiệp vụ chuyển tiền
(Nguồn: GS.TS Nguyễn Văn Tiến (2016), Giáo trình Thanh tốn quốc tế&Tài trợ
ngoại thương, NXB Lao động)
*) “Giải thích tiến trình


1. Người thụ hưởng thực hiện nghĩa vụ của mình với người chuyển tiền. Trường hợp
chuyển tiền ngoại thương người thụ hưởng (người xuất khẩu) thực hiện việc giao
hàng, đồng thời chuyển giao bộ chứng từ như: hóa đơn, vận đơn, bảo hiểm đơn…
cho người chuyển tiền (người nhập khẩu).

2. Người chuyển tiền sau khi kiểm tra bộ chứng từ (hoặc hàng hóa), nếu quyết định trả
tiền thì viết lệnh chuyển tiền cùng ủy nhiệm chi (nếu có tài khoản) gửi ngân hàng
phục vụ mình.

3. Ngân hàng chuyển tiền sau khi kiểm tra chứng từ và các điều kiện chuyển tiền, nếu
23


thấy hợp lệ và đủ khả năng thanh toán, ngân hàng thực hiện trích tài khoản để
chuyển tiền và gửi giấy báo nợ cho người chuyển tiền.

4. Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh cho ngân hàng trả tiền để chuyển trả cho người thụ
hưởng.

5. Ngân hàng trả tiền ghi có vào tài khoản của người thụ hưởng, đồng thời gửi giấy
báo có cho người hưởng lợi”
Phương thức chuyển tiền được sử dụng trong hai trường hợp thanh toán
trước tiền hàng và thanh tốn sau.

c) Các hình thức chuyển tiền:
-

Chuyển tiền bằng thư (Mail transfer – M/T): Là hình thức chuyển tiền trong

đó lệnh thanh tốn của Ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung một

bức thư mà Ngân hàng này gửi yêu cầu Ngân hàng thanh toán thực hiện. Thư
chuyển tiền là chỉ thị của Ngân hàng chuyển tiền đối với Ngân hàng thanh toán yêu
cầu ngân hàng này chi trả một khoản tiền được ấn định cho người thụ hưởng được
chỉ định trong thư.”

-

Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic transfer T/T): Là hình thức chuyển tiền,

trong đó lệnh thanh toán của Ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung
một bức điện mà ngân hàng này gửi cho Ngân hàng thanh tốn thơng qua truyền tin
của mạng viễn thông như SWIFT (Society for WorlWide Interbank Financial
Telecommunication – Hiệp hội liên lạc viễn thơng quốc tế Tài chính Ngân hàng thế
giới). Nội dung chính của chỉ thị chuyển tiền qua điện cũng tương tự như trong thư
chuyển tiền. Trường hợp cả Ngân hàng chuyển tiền và Ngân hàng thanh tốn đều là
thành viên của SWIFT, hoặc có trao đổi dữ liệu điện tử với nhau, thì các chỉ thị trao
đổi chuyển tiền đều được chuẩn hóa và bảo mật hoàn toàn.”

d) Điều kiện NHTM cung cấp dịch vụ chuyển tiền
“Để tiến hành phương thức thanh toán chuyển tiền, người yêu cầu chuyển
tiền phải lập giấy ủy nhiệm chuyển tiền – lệnh chuyển tiền gửi Ngân hàng phục vụ
mình. Nội dung chủ yếu của lệnh chuyển tiền bao gồm các yếu tố sau:

-

Tên và họ, địa chỉ của người yêu cầu chuyển tiền

24



-

Ngân hàng – số hiệu tài khoản trích tiền

-

Số tiền yêu cầu chuyển

-

Tên và họ, địa chỉ người thụ hưởng

-

Ngân hàng – số hiệu tài khoản được nhận tiền thụ hưởng

-

Lý do chuyển tiền

-

Phí chuyển tiền
Ngồi giấy chuyển tiền có nội dung như trên, người yêu cầu chuyển tiền còn

phải xuất trình những văn bản cần thiết có liên quan để làm căn cứ xem xét tính
pháp lý của số tiền cần chuyển ra nước ngồi. Ví dụ như: Hợp đồng ngoại thương,
giấp phép nhập khẩu, tờ khai hải quan,...”
1.2.2.2. Phương thức tín dụng chứng từ - Letter of Credit (L/C)
Theo Nguyễn Thị Thu Thảo (2009) “Thư tín dụng (L/C) là một cam kết thanh

toán của ngân hàng cho người xuất khẩu nếu như họ xuất trình được một bộ bộ
chứng từ thanh toán phù hợp với các điều khoản và điều kiện của L/C”
“L/C được hình thành trên cơ sở của hợp đồng ngoại thương, song sau khi
được thiết lập, thư tín dụng lại hồn tồn độc lập với hợp đồng ngoại thương và khi
đó phương thức thanh tốn này đã được thiết lập. Tính chất độc lập của thư tín dụng
được thể hiện ở chỗ nghĩa vụ của ngân hàng với người hưởng lợi L/C (nhà xuất
khẩu) không phụ thuộc vào mối quan hệ giữa người mua và người bán. Ngân hàng
mở L/C chỉ căn cứ vào bộ chứng từ mà nhà xuất khẩu trình và nội dung của L/C đã
được mở để trả tiền cho người bán. Việc thanh tốn của ngân hàng khơng phụ thuộc
vào thực trạng của hàng hóa. Nếu thực trạng của hàng hóa khơng đúng với chứng từ
thì hai bên mua bán phải trực tiếp giải quyết với nhau. Trong trường hợp người mua
khơng thanh tốn tiền cho ngân hàng thì ngân hàng vẫn phải hoàn thành nghĩa vụ
trả tiền cho người bán, thực hiện đầy đủ và đúng với các điều khoản đã được quy
định trong L/C” (Nguyễn Thị Thu Thảo, 2009).
L/C là văn bản thể hiện loại tín dụng do ngân hàng cung cấp cho người nhập
khẩu và là sự cam kết trực tiếp của ngân hàng với người xuất khẩu.

a) Các đặc điểm của thư tín dụng chứng từ:
25


×