Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

nghiên cứu xây dựng chương trình giảng dạy môn bóng chuyền vào giờ tự chọn cho sinh viên trường đại học đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 124 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

…………………………………..

NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG

Tên đề tài luận văn : “ NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHƯƠNG
TRÌNH GIẢNG DẠY MƠN BĨNG CHUYỀN VÀO GIỜ TỰ CHỌN
CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP”

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

…………………………………..
NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG

Tên đề tài luận văn : “ NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHƯƠNG
TRÌNH GIẢNG DẠY MƠN BĨNG CHUYỀN VÀO GIỜ TỰ CHỌN
CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP”



Chuyên ngành: Giáo dục thể chất
Mã số : 60.81.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Người hướng dẫn khoa học
TS. NGUYỄN QUANG VINH

TP. HỒ CHÍ MINH, năm 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng có ai cơng bố trong
bất kì cơng trình nào.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thùy Dương


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài này, tôi xin
thành thật cảm ơn:
Ban Giám hiệu, quý thầy cô trường Đại học TDTT Thành Phố Hồ Chí
MInh đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn cho tôi.
Thầy PGS.TS. Lê Quý Phượng cùng Ban Giám hiệu, các Phòng ban
Trường Đại học TDTT TP.HCM đã tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho quá
trình học tập và nghiên cứu của tôi.
Thầy TS. Nguyễn Quang Vinh, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi

trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Ban Giám Hiệu, Khoa GDTC, Trung tâm TDTT, Trường Đại học Đồng
Tháp. Cùng tất cả các anh, chị học viên cao học khóa 16 tại trường Đại học
TDTT TP.HCM, nhóm cộng tác viên, sinh viên Trường Đại học Đồng Tháp.
Trong quá trình thực hiện đề tài, khơng thể tránh khỏi một vài thiếu sót, do đó
tơi mong nhận được những ý kiến đóng góp chân tình, sự chỉ bảo từ Q thầy cơ
trong Hội đồng khoa học để luận văn của tơi được chính xác và hoàn chỉnh hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!

Học viên thực hiện

Nguyễn Thị Thùy Dương


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………………….. 1
Mục đích nghiên cứu………………………………………………................... 3
Nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………………...…………... 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Quan điểm của Đảng và nhà nước về công tác GDTC cho học sinh, sinh viên
trường học. …………………………………………………………................ 5
1.2. Cơ sở lý luận của GDTC……………………………………………………... 10
1.3. GDTC với sự phát triển thể chất của HS – SV…………………………… 13
1.3.1. Một số khái niệm……………………………………………………..... 13
1.3.2.Công tác GDTC với sự phát triển của học sinh, sinh viên……………… 15
1.3.3. Khái lược thực trạng công tác GDTC tại trường Đại học Đồng Tháp…. 18
1.3.4.Công tác giảng dạy môn GDTC tại trường Đại học Đồng Tháp, từ năm
2011 – 2012…………………………………………………………………... 19
1.3.4.1 Vài nét về lịch sử ra đời và phát triển của trường Đại học

ĐồngTháp…………………………………………………………………….. 19
1.3.4.2 Đội ngũ viên………………………………………………………….. 19
1.3.4.3 Đào tạo……………………………………………………………….. 20
1.4. Đặc điểm mơn Bóng chuyền tính chất và tác dụng của mơn Bóng chuyền….… 20
1.4.1.Tính đối kháng cao (đối kháng gián tiếp) ………………….…………... 22
1.4.2. Sự đang dạng về kỹ - chiến thuật……………………………………… 22
1.4.3. Sự căng thẳng về cảm xúc và ý chí………………….………………… 23
1.5. Đặc điểm phát triển các tố chất thể lực lứa tuổi sinh viên. …………...………... 24
1.5.1. Tố chất sức nhanh………………………………………………………. 25


1.5.2. Tố chất sức mạnh……………………………………………………… 26
1.5.3. Tố chất sức bền…………………………………………………………….. 26
1.5.4. Tố chất mềm dẻo…………………………………………………………... 27
1.5.5. Khả năng phối hợp vận động…………………………………………... 28
1.6. Các cơng trình có liên quan đến đề tài nghiên cứu. ………………………….. 29
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp nghiên cứu. ……………………………………………….. 33
2.1.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu. ………………………….. 33
2.1.2. Phương pháp phỏng vấn. ……………………………………………… 32
2.1.3. Phương pháp kiểm tra sư phạm. ………………………………………. 34
2.1.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm…………………………………… 43
2.1.5. Phương pháp toán thống kê. ……………………………..……………. 44
2.2. Tổ chức nghiên cứu. …………………………………………………….. 46
2.2.1. Thời gian nghiên cứu…..................……………………………………. 46
2.2.2. Đối tượng và khách thể nghiên cứu…..................…………………….. 48
2.2.3. Kế hoạch nghiên cứu. …………………………………………………. 48
2.2.4. Đơn vị - cá nhân phối hợp. ……………………………………………. 48
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
3.1. Kết quả kiểm tra thành tích các test đánh giá thể chất sinh viên trường Đại

học Đồng Tháp…..................………………………………………………… 49
3.1.1. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục thể chất ở trường Đại
học Đồng Tháp. . …………………………………………………………….. 49
3.1.2. Thực trạng đội ngũ giảng dạy GDTC ở trường Đại học Đồng Tháp....... 50


3.1.3. Thực trạng về chương trình giảng dạy GDTC ở trường Đại học Đồng
Tháp. . . ……………………...………………………...……………………... 52
3.1.4. Thực trạng về chương trình giảng dạy mơn bóng chuyền vào giờ tự chọn
của SV trường ĐH Đồng Tháp. ……...……………………………………… 55
3.1.4.1. Thực trạng về chương trình giảng dạy mơn bóng chuyền vào giờ tự chọn
của SV trường ĐH Đồng Tháp……...………………………………………... 55
3.1.4.2. Đánh giá của SV về chương trình giảng dạy mơn bóng chuyền vào giờ
tự chọn của SV trường ĐH Đồng Tháp. ...…………………………………… 55
3.2. Xây dựng chương trình giảng dạy và ứng dụng thực nghiệm chương trình
giảng dạy mơn Bóng chuyền vào giờ tự chọn cho sinh viên trường Đại học Đồng
Tháp năm học 2011-2012……………………...……………………………… 60
3.2.1. Lựa chọn nội dung giảng dạy……………...…………………………... 60
3.2.2. Xây dưng chương trình giảng dạy mơn Bóng chuyền tại trường Đại học
Đồng Tháp…………..……………………………………...………………… 63
3.2.2.1. Đặc điểm đối tượng………………...………………………………... 63
3.2.2.2. Mục đích và nhiệm vụ của chương trình giảng dạy…………………. 63
3.2.3. Phân phối chương trình giảng dạy………………...…………………. 63
3.2.4. Cấu trúc, cách thức biên soạn bài tập mơn Bóng chuyền và phương pháp
giảng dạy………...……………………………………...……………………. 65
3.2.4.1. Phân bố thời gian và nội dung chi tiết môn học……………………... 65
3.2.4.2. Nội dung chi tiết……...………………………………....................... 66
3.2.5. Phương pháp giảng dạy...……………………………………………… 68
3.2.5.1. Phương pháp giảng dạy lý thuyết……………………………………. 68
3.2.5.2. Phương pháp giảng dạy thực hành ………………………………….. 68

3.2.6. Phương pháp kiểm tra đánh giá…………….………………………….. 68


3.3. Đánh giá hiệu quả chương trình giảng dạy mơn bóng chuyền giờ tự chọn
cho SV trường Đại học Đồng Tháp. …………….……………………..…….. 72
3.3.1. Kế hoạch thực nghiệm……….……………………..………………….. 72
3.3.2. Xác định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chương trình giảng dạy mơn bóng
chuyền

giờ

tự

chọn

cho

sinh

viên

trường

Đại

học

Đồng

Tháp…………………………………………………………………………... 73

3.3.3. Ứng dụng chương trình giảng dạy mơn bóng chuyền giờ tự chọn cho SV
trường Đại học Đồng Tháp. ………….……………………..………………... 74
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Bàn luận về thực trạng thể chất của sinh viên học tự chọn mơn Bóng
chuyền tại trường Đại học Đồng Tháp……….……………………..………… 86
4.2 . Bàn luận chương trình giảng dạy mơn bóng chuyền vào giờ thể dục tự chọn
cho sinh viên trường Đại học Đồng Tháp……………………........................ 89
4.3. Bàn luận về hiệu quả của chương trình giảng dạy mơn bóng chuyền vào giờ
thể dục tự chọn cho sinh viên trường Đại học Đồng Tháp …………………... 90
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. ……….……………………..………….…..... 92
A. KẾT LUẬN……….……………………..………….…………………….. 92
B. KIẾN NGHỊ……….……………………..………….……………………... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Thuật ngữ tiếng Việt

CB – GV

Cán bộ - Giảng viên

cm

Centimet

ĐHĐT


Đại học Đồng Tháp

GDTC

Giáo dục thể chất

GV

Giảng viên

HLV

Huấn luyện viên

HS

Học sinh

kg

Kilogam

m

Mét

s

Giây


SV

Sinh viên

TDTT

Thể dục thể thao

VĐV`

Vận động viên


DANH MỤC BẢNG TRÌNH BÀY TRONG LUẬN VĂN
Số

Tên bảng

Trang

2.1 Kế hoạch nghiên cứu

46

3.1 Thống kê số liệu sân bãi và trang thiết bị TDTT của trường

49

3.2. Khảo sát về đội ngũ và trình độ giảng viên GDTC


50

3.3 Số lượng GV thâm niên trong giảng dạy TDTT tại trường.

51

3.4 Kết quả phỏng vấn về chương trình giảng dạy mơn tự chọn

53

Kết quả phỏng vấn về việc lựa chọn nội dung giảng dạy mơn
thể thao tự chọn Bóng chuyền
Bảng phân phối thời gian chung của chương trình mơn Bóng
3.6
chuyền tại trường Đại học Đồng Tháp.
3.5

3.7 Phân bổ thời gian giảng dạy
3.8
3.9
3.10
3.11
3.12
3.13.
3.14
3.15

Tổng hợp các tham số của các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chương
trình giảng dạy mơn bóng chuyền của nhóm thực nghiệm trước

thực nghiệm
Tổng hợp các tham số của các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chương
trình giảng dạy mơn bóng chuyền của nhóm đối chứng trước thực
nghiệm
So sánh giá trị trung bình các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chương
trình giảng dạy mơn bóng chuyền của nam nhóm đối chứng và
nhóm thực nghiệm trước thực nghiệm
So sánh giá trị trung bình các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chương
trình giảng dạy mơn bóng chuyền của nữ nhóm đối chứng và
nhóm thực nghiệm trước thực nghiệm
Tổng hợp các tham số của các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chương
trình giảng dạy mơn bóng chuyền của nhóm thực nghiệm sau thực
nghiệm
Tổng hợp các tham số của các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chương
trình giảng dạy mơn bóng chuyền của nhóm đối chứng sau thực
nghiệm
So sánh giá trị trung bình các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chương
trình giảng dạy mơn bóng chuyền của nam nhóm đối chứng và
nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm
So sánh giá trị trung bình các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chương
trình giảng dạy mơn bóng chuyền của nữ nhóm đối chứng và
nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm

55
61
64
65
69
75
76

77
78
79
80


Nhịp độ tăng trưởng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chương trình
3.16 giảng dạy mơn bóng chuyền của nam nhóm thực nghiệm sau thực
nghiệm
. Nhịp độ tăng trưởng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chương trình
3.17 giảng dạy mơn bóng chuyền của nữ nhóm thực nghiệm sau thực
nghiệm

81
82


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số
3.1

3.2

3.3

3.4

Tên biểu đồ
So sánh nhịp tăng trưởng các chỉ tiêu thể lực đánh giá hiệu
quả của chương trình giảng dạy mơn bóng chuyền vào giờ tự

chọn của nam sinh viên nhóm thực nghiệm và nhóm đối
chứng sau thực nghiệm
So sánh nhịp tăng trưởng các chỉ tiêu thể lực đánh giá hiệu
quả của chương trình giảng dạy mơn bóng chuyền vào giờ tự
chọn của nữ sinh viên nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
sau thực nghiệm
So sánh nhịp tăng trưởng các chỉ tiêu thành tích học tập đánh
giá hiệu quả của chương trình giảng dạy mơn bóng chuyền
vào giờ tự chọn của nam sinh viên nhóm thực nghiệm và
nhóm đối chứng sau thực nghiệm
So sánh nhịp tăng trưởng các chỉ tiêu thành tích học tập đánh
giá hiệu quả của chương trình giảng dạy mơn bóng chuyền
vào giờ tự chọn của nữ sinh viên nhóm thực nghiệm và nhóm
đối chứng sau thực nghiệm

Trang
83

84

84

85

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số

Tên hình vẽ

Trang


2.1

Test chạy 30m xuất phát cao

35

2.2

Test bật xa tại chỗ

36

2.3

Test chạy con thoi 4 x 10m

37

2.4

Test chạy tùy sức 5 phút

38

2.5

Test nằm ngửa gập bụng

39


2.6

Test dẻo gập thân

40

2.7

Test chuyền bóng cao tay

41

2.8

Chuyền bóng thấp tay

42

2.9

Phát bóng cao tay

42


1

PHẦN MỞ ĐẦU
Đảng và Nhà nước ta luôn xác định tầm quan trọng của công tác giáo

dục thể chất cho thế hệ trẻ. Nó là mục tiêu cơ bản của q trình đào tạo tồn
diện, một bộ phận quan trọng của hệ thống quốc dân. Nghị quyết Trung ương
II khóa VIII của Đảng khẳng định mục tiêu của giáo dục và đào tạo là nhằm
tạo ra một lớp người: “Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong
phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao
về sức khỏe và thể chất, cho đội ngũ những người lao động mới, phục vụ sự
nghiệp phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa
hiện đại hóa đất nước.
Chính sự quan tâm và đầu tư đúng đắn của Đảng và Nhà nước đã giúp
cho vị trí của giáo dục thể chất từng bước ổn định nề nếp và phát triển.Thể thao
ngày nay thu hút đông đảo lực lượng học sinh sinh viên tham gia tập luyện
nhằm nâng cao thể chất góp phần giảm thiểu bệnh tật và các tệ nạn xã hội.
Cùng với sự phát triển của đất nước, thể dục thể thao đã và đang không
ngừng phát triển để trở thành một bộ phận quan trọng khơng thể thiếu của nền
văn hóa xã hội, của chính sách phát triển kinh tế xã hội mà Đảng và Nhà nước
đề ra nhằm đem lại vốn quý nhất cho con người, đó là sức khỏe, qua đó góp
phần bồi dưỡng nhân cách đạo đức, tạo môi trường sống lành mạnh,… Nói
chung là nhằm góp phần phát triển con người một cách toàn diện, đồng thời
vươn tới mục tiêu xa hơn là đưa nền thể thao Việt Nam đến gần hơn với thể
thao khu vực và thế giới, qua đó góp phần mở rộng quan hệ giao lưu, hợp tác
quốc tế về mọi mặt, trong đó có thể thao.
Xuất phát từ những ý nghĩa to lớn đó mà Đảng và Nhà nước luôn quan
tâm tới việc phát triển thể chất cho con người, mà việc làm thiết thực nhất là
khi Bác Hồ kính yêu đã trực tiếp phát động phong trào “toàn dân tập thể dục”,


2

để rồi từ đó đến nay tuy đất nước đã trải qua thời gian dài của chiến tranh, và
chỉ mới giành được độc lập hơn 30 năm nhưng nền thể thao của nước nhà vẫn

được phát triển phù hợp với từng thời kỳ. Hiện tại thể thao Việt Nam đã được
đánh giá cao trong khu vực và trên thế giới bằng những thành tích đáng kể
qua các kỳ Đại hội thể thao khu vực như Seagame và các kỳ Đại hội Olympic.
Trong hệ thống giáo dục đào tạo ở nước ta, giáo dục thể chất là một bộ
phận của giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ nhằm đào tạo họ thành những chủ
nhân tương lai của đất nước thật sự với trí tuệ, tinh thần yêu nước, đạo đức,
sức khỏe, giáo dục thể chất còn là phương tiện để giúp làm việc có hiệu quả,
giảm căng thẳng trong học tập và rèn luyện.
Tuy nhiên, thực tiễn GDTC các cấp ở nước ta cho thấy chưa đáp ứng
nhu cầu vận động và yêu cầu phát triển các tố chất thể lực của các em. Vì thế
con đường tất yếu và duy nhất là cần phải đổi mới phương thức và xây dựng
nội dung chương trình giảng dạy mơn thể thao tự chọn sao cho phù hợp với
điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường và giải quyết những nhiệm vụ mà
khơng thể thực hiện được trong chương trình chính khóa. Những giờ học mơn
thể thao tự chọn được xây dựng theo chương trình GDTC của từng trường
phù hợp với khả năng và sở thích của các em như: khiêu vũ thể thao, điền
kinh, cầu lông, các môn võ... mang tính “ học mà chơi, chơi mà học”. Một
mặt mang đến cho các em môi trường rèn luyện sức khỏe lành mạnh, mặt
khác giáo dục cho các em phẩm chất đạo đức tốt đẹp như: lòng dũng cảm,
năng lực tự chủ, ý thức kỷ luật và tinh thần đồng đội.
Trường Đại học Đồng Tháp là trường có nhiệm vụ đào tạo và bồi
dưỡng giáo viên ở tất cả các ngành, ở tất cả các bậc học cho tỉnh Đồng Tháp
và các tỉnh khác ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Kể từ khi thành lập
đến nay, trường ĐHĐT đã đào tạo được đội ngũ giảng viên các cấp cho tỉnh
Đồng Tháp và một số tỉnh lân cận, đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo


3

nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho tỉnh nhà và khu vực, cho nên việc Giáo

dục thể chất cho sinh viên một cách khoa học và sáng tạo để nâng cao sức
khỏe là một nhiệm vụ rất quan trọng và cần thiết của nhà trường nhằm thực
hiện lời dạy của Bác Hồ là: “Mỗi một người dân yếu ớt tức là làm cho cả
nước yếu ớt một phần, mỗi một người dân khỏe mạnh là làm cho cả nước
mạnh khỏe tức là góp phần cho cả nước mạnh khỏe…”.
Năm 2010 lãnh đạo nhà trường chỉ đạo khoa giáo dục thể chất trường
ĐHĐT tiến hành cải tiến và xây dựng chương trình giáo dục thể chất cho sinh
viên khơng chun mới phù hợp với hình thức đào tạo tín chỉ và tình hình
thực tiễn của nhà trường. Với xu thế đó của nhà trường và với trách nhiệm
của một giảng viên đang trực tiếp tham gia giảng dạy tại trường, nhằm làm
cho chương trình Giáo dục thể chất của trường ngày một hoàn thiện hơn.
Xuất phát từ những vấn đề trên, xét thấy vấn đề này là cần thiết và có ý
nghĩa thực tế, tơi chọn đề tài:
“NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY MƠN
BĨNG CHUYỀN VÀO GIỜ TỰ CHỌN CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI
HỌC ĐỒNG THÁP”.
Thực hiện đề tài nghiên cứu trên với mục đích:
Nhằm xây dựng được chương trình giảng dạy mơn bóng chuyền giờ tự
chọn sinh viên trường Đại học Đồng Tháp, góp phần chuẩn hóa nội dung
giảng dạy nâng cao thể lực và thành tích học tập cho sinh viên trường Đại học
Đồng Tháp.
Để đạt được mục đích trên, chúng tơi đề ra 3 nhiệm vụ cần giải quyết là:
Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng công tác giáo dục thể chất ở trường
Đại học Đồng Tháp.
- Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục thể chất ở trường
Đại học Đồng Tháp.


4


- Thực trạng đội ngũ giảng dạy giáo dục thể chất ở trường Đại học
Đồng Tháp.
- Thực trạng về chương trình giảng dạy giáo dục thể chất ở trường Đại
học Đồng Tháp.
Nhiệm vụ 2: Nghiên cứu xây dựng chương trình giảng dạy mơn bóng
chuyền vào giờ tự chọn cho sinh viên trường Đại học Đồng Tháp.
- Cơ sở lý luận xây dựng chương trình giảng mơn bóng chuyền vào giờ
tự chọn cho SV trường Đại học Đồng Tháp.
- Xây dựng chương trình giảng dạy mơn bóng chuyền vào giờ tự chọn
cho SV trường Đại học Đồng Tháp.
Nhiệm vụ 3: Đánh giá hiệu quả chương trình giảng dạy mơn bóng
chuyền giờ tự chọn cho sinh viên trường Đại học Đồng Tháp.
- Kế hoạch thực nghiệm
- Ứng dụng và đánh giá hiệu quả chương trình giảng dạy mơn bóng
chuyền giờ tự chọn cho sinh viên trường Đại học Đồng Tháp.


5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Quan điểm của Đảng và nhà nước về công tác GDTC cho học sinh,
sinh viên trường học.
GDTC trong các nhà trường là bộ phận không thể thiếu được của nền
giáo dục xã hội chủ nghĩa.GDTC có tác dụng tích cực với sự hoàn thiện nhân
cách, thể chất cho học sinh, sinh viên nhằm đào tạo con người mới phát triển
toàn diện, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất
nước và giữ vững an ninh quốc phịng.
Bước sang thế kỷ 21, các quốc gia đều có sự quan tâm rất lớn đến phát
triển thể chất cho thế hệ trẻ. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, Đảng và
nhà nước ta luôn coi trọng vị trí con người, xem đó là động lực, là nhân tố quan

trọng thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Vấn đề này được Đảng và nhà nước ta
khẳng định ngay từ những ngày đầu của công cuộc đổi mới, công tác GDTC
trong nhà trường đặc biệt coi trọng. Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII về đổi
mới cơng tác giáo dục và đào tạo. Mục tiêu chính của GDTC là nhằm giáo dục,
hình thành nhân cách, địi hỏi người Việt Nam “phát triển cao về trí tuệ, phong
phú về tinh thần, cường tráng về thể chất...”.
Đảng ta thấm nhuần chủ nghĩa Mác- Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh,
thể hiện trong việc xác định đường lối chung của công cuộc đổi mới đất nước
một cách đúng đắn sáng tạo. Những cơ sở tư tưởng, quan điểm thể dục thể
thao nói chung và GDTC cho thế hệ trẻ nói riêng được cụ thể hóa trong các
kỳ Đại hội Đảng, các chỉ thị, các nghị quyết, nghị định thông tư về TDTT.
Chỉ thị 112/CT ngày 2/05/1989 của hội đồng Bộ trưởng về công tác TDTT
“Đối với HS-SV trước hết nhà trường phải thực hiện nghiêm túc việc
dạy và học môn TD theo chương trình quy định, có biện pháp tổ chức, hướng
dẫn các hình thức tập luyện và hoạt động thể thao ngoại khóa ngồi giờ học”.


6

Hiến pháp năm 1992 nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
điều 41 ghi rõ: “Nhà nước thống nhất quản lí sự nghiệp phát triển TDTT; quy
định chế độ GDTC bắt buộc trong trường học; khuyến khích và giúp đỡ phát
triển các hình thức tổ chức thể dục, thể thao tự nguyện của nhân dân, tạo các
điều kiện cần thiết để không ngừng mở rộng các hoạt động TDTT quần
chúng, chú trọng hoạt động thể thao chuyên nghiệp, bồi dưỡng các tài năng
thể thao”. [12]
Quyết định số 931/QĐ – Bộ GDĐT ngày 29/04/1993 của Bộ trưởng bộ
giáo dục và đào tạo về việc ban hành quy chế về công tác GDTC trong nhà
trường các cấp (điều 1 chương I; điều 2,5,6 chương II; điều 8 chương III; điều
13,15,16).

Chỉ thị 36/CT/1994 về công tác TDTT trong giai đoạn mới nêu rõ: “Cải
tiến chương trình giảng dạy, tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, đào tạo giáo viên
TDTT cho trường học các cấp, tạo những điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất
để thực hiện chế độ GDTC bắt buộc ở tất cả các trường học…”. [6]
Ngày 07/03/1995 Thủ tướng chính phủ ra chỉ thị 133 – TTG về việc
xây dựng quy hoạch phát triển ngành TDTT về GDTC trường học đã ghi rõ:
“Bộ GDĐT cần coi trọng việc GDTC trong nhà trường, cải tiến nội dung
giảng dạy TDTT nội khóa, ngoại khóa, quy định tiêu chuẩn về rèn luyện thân
thể cho HS các cấp học, có quy chế bắt buộc đối với các trường”. [5]
Phát biểu với hội nghị GDTC trong nhà trường phổ thơng tồn quốc tại
Hải Phịng, tháng 8 năm 1996, Nguyên phó thủ tướng Nguyễn Khánh cũng đã
nói: “
Ước vọng của mỗi chúng ta là: mỗi thanh niên Việt nam đều có cơ thể
cường tráng, cùng với tâm hồn trong sáng và trí tuệ phát triển”.


7

Cùng với các nghị quyết chỉ thị Đảng và Nhà nước Bộ GDĐT đã thực
hiện chủ trương, đường lối về cơng tác giáo dục thể thao nói chung và GDTC
học đường nói riêng, bằng rất nhiều các văn bản, pháp quy cụ thể như:
Thông tư liên tịch số 04-93/GDĐT – TDTT ngày 17/04/1993 về việc
xây dựng kế hoạch đồng bộ, xác định mục tiêu nội dung, biện pháp nhằm cải
tiến cơng tác quản lí TDTT và GDTC trong trường học các cấp 2000 – 2005.
Phát biểu với hội nghị GDTC trong nhà trường phổ thơng tồn quốc tại
Hải Phịng tháng 08/1996, nguyên phó thủ tướng Nguyễn Khánh cũng đã nói:
“Ước vọng của mỗi chúng ta là: mỗi thanh niên Việt nam đều có cơ thể cường
tráng, cùng với tâm hồn trong sáng và trí tuệ phát triển”.
Thơng tư liên tịch số 08/LB – DN – TDTT ngày 24/12/1996 về công
tác TDTT trong các trường dạy nghề và sư phạm.

Luật Giáo dục được Quốc hội khóa IX nước Cộng Hịa Xã Hội Chủ
Nghĩa Việt Nam thông qua 2/12/1998 quy định: “Nhà nước coi trọng TDTT
trường học, nhằm phát triển và hoàn thiện thể chất cho tầng lớp thanh thiếu
niên. GDTC là nội dung bắt buộc đối với HS-SV được thực hiện trong hệ
thống giáo dục quốc dân từ Mầm non đến bậc Đại học”.
Thông tư thực hiện chỉ thị 15/2002/CT – TTG của Thủ tướng chính phủ
về việc chống tiêu cực trong các hoạt động TDTT.
Để khẳng định vai trò tất yếu của TDTT đối với toàn xã hội, cũng nhưng
nhằm thúc đẩy nhanh phong trào TDTT quần chúng, công tác GDTC trường
học, Đảng ta ln có chủ trương chỉ thị, nghị quyết kịp thời tương ứng với
những yêu cầu, tình hình nhiệm vụ cụ thể để thúc đẩy mạnh tiến trình phát triển.
Như vậy, GDTC và thể thao trường học thực sự có vị trí quan trọng trong
sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện, hồn thiện về nhân
cách, trí tuệ và trình độ, chuẩn bị thể lực để chuẩn bị cho sự nghiệp cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa, giữ vững và tăng cường an ninh quốc phòng cho Đất nước.


8

Chương trình mục tiêu cải tiến nâng cao chất lượng GDTC, sức khỏe
phát triển và bồi dưỡng tài năng trẻ thể thao HS-SV trong nhà trường các cấp
đã được hoàn thiện.
Đảng - Chính phủ coi TDTT là một cơng tác cách mạng như bao cơng
tác cách mạng khác. TDTT có ý nghĩa và vị trí to lớn trong xây dựng con người
phát triển toàn diện, xây dựng đời sống mới góp phần thiết thực thực hiện tốt
các nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội, an ninh – quốc phòng của
đất nước. Từ tư tưởng chỉ đạo đó, Đảng – Chính phủ ln quan tâm đến công
tác TDTT trong từng giai đoạn lịch sử của cách mạng Việt Nam.
Thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần VII, đặt biệt là chỉ
thị 36 – CT/TW của bí thư Trung ương Đảng, sơ kết 3 năm thực hiện chỉ thị 36 –

CT/TW và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần VIII, Đảng ta đã chỉ rõ: “Phát
triển phong trào TDTT sâu rộng trong cả nước, trước hết là trong thanh thiếu
niên, tạo chuyển biến tích cực về chất lượng và hiệu quả GDTC trong trường
học...”. Nhiệm vụ chung của ngành TDTT từ năm 1993 đến năm 2000 là: ‘Tiếp
tục cụ thể hóa và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần
VIII, chỉ thị 36 – CT/TW của bí thư Trung ương Đảng và chỉ thị 113/TTG,
274/TTG của thủ tướng chính phủ là giai đoạn cơ bản của Đảng và Nhà nước đã
tạo ra bước phát triển về quy mô, về chất lượng của phong trào TDTT làm tiền
đề vững chắc bước vào thế kỷ XXI góp phần nâng cao sức khỏe, thể lực, đáp
ứng nhu cầu văn hóa, tinh thần của nhân dân và đạt được vị trí xứng đáng trong
các hoạt động thể thao ở khu vực Đông Nam Á, phục vụ ngày càng đắc lực cho
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Đối với cơng tác GDTC:
“Tập trung sự chỉ đạo đổi mới và nâng cao chất lượng GDTC trong trường học,
đảm bảo yêu cầu về giảng dạy 2 tiết trong một tuần, giảng dạy đúng chương
trình, tổ chức kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, các trường tổ chức hoạt
động TDTT ngoại khóa cũng đảm bảo 2 tiết trong một tuần”.


9

Về GDTC trong trường học, trong báo cáo đã khẳng định bên cạnh
những kết quả đạt được, báo cáo đưa ra những tồn tại trong lĩnh vực GDTC:
Công tác GDTC trong trường học vẫn còn hạn chế và đang đứng trước những
thử thách to lớn. Nghiêm trọng hơn là thiếu Giáo viên TDTT. Cơ sở vật chất
của TDTT còn thiếu thốn và lạc hậu, nhất là trong trường học. Từ yếu kém
trên, ngành TDTT phối hợp với ngành giáo dục cần nhấn mạnh: Để phát triển
TDTT trong trường học, phải quan tâm xây dựng đội ngũ giáo viên TDTT. Từ
nhiệm vụ chung của ngành TDTT, mục tiêu cụ thể mà Bộ giáo dục và đào tạo
đưa ra là:
Mục tiêu GDTC giai đoạn 2006 – 2025 mang tính chất dự báo theo sự

phát triển của đất nước. Theo dự báo cuối giai đoạn 2006 – 2025, Đất nước ta
trở thành một nước công nghiệp, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, đời sống vật
chất và tinh thần của nhân dân đạt mức khá cao, GDP bình qn đầu người
tăng ít nhất 10 lần so với hiện nay. Đến khi đó GDTC và TDTT càng có vị trí
quan trọng trong đời sống của nhân dân để thích ứng với điều kiện của một
nước công nghiệp.
Quy mô và chất lượng của phong trào TDTT quần chúng trong HS-SV
được mở rộng và nâng cao, cơ sở hạ tầng TDTT trường học được phát triển
đồng bộ theo nhiều cấp độ khác nhau, nhằm đảm bảo có chất lượng và hiệu
quả cao trong GDTC, bồi dưỡng và phát triển tài năng thể thao của Đất nước.
Đạt 100% trường học thực hiện GDTC có chất lượng 80% số trường có
hoạt động TDTT ngoại khóa thường xuyên.
Phát triển lực lượng VĐV và HS-SV đạt trình độ cao ở khu vực Đông
Nam Á. Thể thao HS-SV trở thành lực lượng chính của thể thao Việt Nam.
Hệ thống tổ chức GDTC và thể thao học đường được xã hội hóa ở trình độ
cao, trên cơ sở mục tiêu giáo dục theo pháp luật và các văn bản của Nhà nước.


10

Các cơng trình TDTT trường học được hiện đại hóa, ngang tầm với nhà
trường của các nước tiên tiến trong khu vực.
Đội ngũ cán bộ giáo viên TDTT có khả năng sáng tạo về lí luận và
phương pháp GDTC vận dụng công nghệ tiên tiến trong công tác GDTC và
thể thao học đường, tham gia hoạt động có hiệu quả trong các tổ chức thể thao
HS-SV ở khu vực và thế giới.
Để đáp ứng yêu cầu xây dựng cho chiến lược đào tạo con người phát
triển tồn diện, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công
bằng, dân chủ và văn minh. Với quan điểm TDTT là cơng tác cách mạng,
Đảng – Chính phủ ln quan tâm đến cơng tác TDTT nói chung GDTC nói

riêng, thấm nhuần quan điểm của Đảng với TDTT – GDTC, hai ngành Giáo
dục đào tạo và TDTT đã kết hợp, chỉ đạo nội dung cơng tác GDTC trong tình
hình mới, phục vụ đắc lực cho mục tiêu đào tạo con người phát triển tồn diện
góp phần tích cực vào sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Giáo dục con người phát triển tồn diện phải kết hợp hài hịa sự phong
phú về tinh thần, sự trong sáng về đạo đức, sự toàn diện về thể chất, sự cường
tráng về thể chất, là nhu cầu của bản thân con người đồng thời là vốn quý tạo
ra sản phẩm trí tuệ và vật chất cho xã hội. Vì vậy, chăm lo thể chất sức khỏe
cho con người là trách nhiệm của tồn xã hội nói chung và của ngành TDTT
nói riêng. Đó chính là mục tiêu cơ bản, quan trọng nhất của nền giáo dục
TDTT nước ta mà Đảng, Nhà nước và Bác Hồ luôn coi trọng, quan tâm và
nhắc nhở.
1.2. Cơ sở lý luận của GDTC
Nâng cao sức khỏe của con người là vấn đề trọng tâm của mọi mô hình
phát triển của các quốc gia trong bất kỳ chế độ chính trị xã hội vì khi con
người muốn trở thành động lực của sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, trước
hết con người cần phải mạnh khỏe.


11

Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng của nền giáo dục xã hội
chủ nghĩa nhằm đào tạo thế hệ trẻ phát triển tồn diện, có trí thức, có đạo đức
và hồn thiện thể chất. Trong các trường Đại học – Cao đẳng và Trung học
chuyên nghiệp, giáo dục thể chất cho học sinh, sinh viên được coi là bộ mặt
giáo dục, vừa là nhiệm vụ quan trọng, góp phần bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành
những con người phát triển tồn diện, có sức khỏe dồi dào, có thể chất cường
tráng, có dũng khí kiên cường để kế tục sự nghiệp của Đảng và nhân dân một
cách đắc lực. Cùng với các mặt hoạt động khác, quá trình giáo dục thể chất
giúp cho HS-SV hồn thiện nhân cách và các phẩm chất khác, nhằm đáp ứng

đòi hỏi của cuộc sống và nghiệp vụ chuyên môn.
Tư tưởng về con người phải được phát triển hài hòa giữa thể chất và
tinh thần đã xuất hiện trong kho tàng văn hóa chung của xã hội lồi người từ
nhiều thế kỷ trước đây. Từ nhà triết học cổ Hi Lạp A-ris-tốt, những nhà theo
chủ nghĩa nhân đạo thời phục hưng như Mông-ten, những người theo chủ
nghĩa Xã hội không tưởng như Xanh-Xi-Mơng, Ơ-oen, đến những nhà Bác
học và giáo dục nổi tiếng của Nga như M.V.Lômônôxốp, V.G. Stecnusepski
và nhiều người khác nữa, đã ra sức phát triển, bảo vệ tư tưởng của học thuyết
về phát triển hài hòa giữa năng lực thể chất và tinh thần con người. Các Mác
và Ăng-Ghen đã chứng minh sự phát triển của giáo dục phụ thuộc vào điều
kiện sống vật chất, khám phá ra bản chất xã hội, bản chất giai cấp, đồng thời
còn chỉ ra rằng trong Xã hội Chủ Nghĩa Cộng Sản tương lai con người phát
triển toàn diện là một yếu tố khách quan, bởi vì đó là nhu cầu của xã hội.
Nhấn mạnh vần đề này Mác đã viết: “kết hợp với lao động sản xuất với trí dục
và thể dục”. Đó khơng những là biện pháp để tăng thêm sức sản xuất của xã
hội, mà còn là biện pháp duy nhất để đào tạo con người toàn diện.
Lênin đi sâu và phát triển sáng tạo học thuyết về giáo dục toàn diện.
Người nhấn mạnh : “Thanh niên đặc biệt cần sự u đời và sảng khối, cần có


12

thể thao lành mạnh, thể dục, bơi lội, tham quan, các bài tập thể lực, những
hứng thú phong phú về tinh thần: học tập, phân tích, nghiên cứu và cố gắng
phối hợp tất cả các hoạt động ấy với nhau”.
Hồ Chí Minh được thế giới cơng nhận là anh hùng giải phóng dân tộc,
là một danh nhân văn hóa, nhà văn hóa lớn. Suốt đời Bác đã hi sinh vì độc lập
dân tộc, lãnh đạo tài tình cuộc cách mạng giải phóng dân tộc qua hai cuộc
kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ thành công. Bác là người trung thành
với học thuyết Mác-Lênin. Trong chỉ đạo công tác Cách mạng và lãnh đạo sự

nghiệp giải phóng dân tộc, Bác cũng rất quan tâm đến cơng tác TDTT, coi đó
là mục tiêu quan trọng trong sự nghiệp giáo dục Cộng sản Chủ nghĩa cho
thanh niên.
Trong thư, ngày 27/3/1946, Hồ Chủ tịch ra lời kêu gọi tập thể dục,
Người chỉ cho nhân dân ta thấy rằng: “Gìn giữ dân chủ, xây dựng nước nhà,
gầy dựng đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành cơng”.
Ngày 31/3/1960, Bác Hồ tự tay viết thư gửi hội nghị cán bộ thể dục thể
thao tồn miền Bắc có dạy rằng: “Muốn lao động, sản xuất tốt, cơng tác và
học tập tốt thì cần có sức khỏe. Muốn có sức khỏe thì nên thường xuyên luyện
tập TDTT”.
Bác Hồ vĩ đại của chúng ta, từ lịng u thương q trọng con người, từ
ý chí suốt đời vì nước, vì dân, đã hết sức quan tâm đến việc luyện tập thể dục,
bồi bổ sức khỏe. Bác đã xác định đó là: “Bổn phận của mỗi người dân yêu
nước”. Bác đã kêu gọi đồng bào ai cũng gắng tập thể dục. Để làm gương,
ngày nào Bác cũng tập. Tuân theo di chúc của Bác: “ Bồi dưỡng thế hệ cách
mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Nhà trường của
chúng ta với mục tiêu đào tạo HS-SV thành người công dân tốt, thành người
lao động tốt, người cán bộ tốt, người chiến sĩ tốt cần phải có kiến thức tồn


13

diện, có sức khỏe và có đủ phẩm chất, năng lực để xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, càng phải coi trọng thể dục.
1.3. GDTC với sự phát triển thể chất của HS-SV
1.3.1. Một số khái niệm:
Thể chất: Chất lượng của cơ thể người. Đó là những đặc trưng về hình
thái, chức năng và thể lực của cơ thể, được hình thành và phát triển do bẩm
sinh và điều kiện sống. [7]
Giáo dục thể chất : Là quá trình giáo dục đặc biệt, được điều khiển

bằng khoa học sư phạm nhằm hồn thiện hình thái, chức năng và thể lực,
cùng những tri thức có liên quan.
Về GDTC, có nhiều khái niệm ở nhiều góc độ, những cách nhìn khác
nhau, song nói chung đều nêu lên hai mặt của một quá trình GDTC: Giáo dục và
giáo dưỡng.
- Giáo dục: Giáo dục các tố chất thể lực và phẩm chất ý chí con người.
Một trong những nhiệm vụ cơ bản quan trọng của GDTC là không
những nâng cao sức khỏe, nâng cao khả năng hoạt động thể lực cho học sinh.
- Giáo dưỡng: Là quá trình dạy học vận động hay giảng dạy động tác, q
trình đó hình thành kỹ năng vận động, kỹ xảo vận động và những hiểu biết có
liên quan.
Novicốp A.D; Mátvêép L.D (1993) khẳng định: “…thể lực là một trong
những nhân tố quan trọng nhất, quyết định hiệu quả hoạt động của con người,
trong đó có TDTT. Hơn nữa, rèn luyện (phát triển) thể lực, lại là một trong
những đặc điểm cơ bản, nổi bật của quá trình GDTC”. [2]
Trạng thái thể chất: Chủ yếu nói về trạng thái cơ thể qua một số dấu
hiệu về thể trạng được xác định bằng các cách đó tương đối đơn giản về chiều
cao, cân nặng, vòng ngực, chân, tay…trong một thời điểm nào đó. [18]


×