Tải bản đầy đủ (.pdf) (227 trang)

Đánh giá sự đa dạng hệ thực vật có mạch ở khu di tích lịch sử văn hóa khảo cổ gò tháp, huyện tháp mười, tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.35 MB, 227 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KH&CN CẤP CƠ SỞ NĂM HỌC 2018 – 2019

ĐÁNH GIÁ SỰ ĐA DẠNG HỆ THỰC VẬT CĨ MẠCH
Ở KHU DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HĨA - KHẢO CỔ
GÒ THÁP, HUYỆN THÁP MƯỜI, TỈNH ĐỒNG THÁP
Mã số đề tài: SPD2018.01.18

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Phạm Thị Thanh Mai

Đồng Tháp, 6/2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KH&CN CẤP CƠ SỞ NĂM HỌC 2018 – 2019

ĐÁNH GIÁ SỰ ĐA DẠNG HỆ THỰC VẬT CĨ MẠCH
Ở KHU DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HĨA - KHẢO CỔ
GÒ THÁP, HUYỆN THÁP MƯỜI, TỈNH ĐỒNG THÁP
Mã số đề tài: SPD2018.01.18

Xác nhận của Chủ tịch hội đồng


PGS.TS. Trần Quốc Trị

Chủ nhiệm đề tài

ThS. Phạm Thị Thanh Mai

Đồng Tháp, 6/2019


1

MỤC LỤC
Trang phụ bìa ............................................................................................................... i
Mục lục ........................................................................................................................ 1
Danh mục bảng ........................................................................................................... 3
Thông tin kết quả nghiên cứu bằng tiếng Việt và tiếng Anh ...................................... 4
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 8
2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................... 9
3. Cấu trúc đề tài .................................................................................................. 9
NỘI DUNG
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................. 10
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước .................................. 10
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ............................................................ 10
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .............................................................. 11
1.2. Mô tả về khu vực nghiên cứu ....................................................................... 13
1.2.1. Tổng quan về Khu di tích Gò Tháp ........................................................... 13
1.2.2. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu .................................................... 18
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .. 21
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 21

2.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 21
2.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 25
2.4. Thời gian và tiến trình nghiên cứu ............................................................... 25
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................... 27
3.1. Danh lục thành phần lồi thực vật có mạch tại Khu di tích Gị Tháp ........... 27
3.2. Đa dạng về phân loại ..................................................................................... 64
3.2.1. Đa dạng về các taxon trong các ngành ....................................................... 64
3.2.2. Đa dạng bậc lớp .......................................................................................... 65
3.2.3. Đa dạng bậc họ ........................................................................................... 65
3.2.4. Đa dạng bậc chi........................................................................................... 66
3.3. Đa dạng về dạng sống .................................................................................... 67


2

3.4. Đa dạng về giá trị tài nguyên thực vật ........................................................... 69
3.5. Đa dạng về giá trị bảo tồn .............................................................................. 70
3.6. Đánh giá thực vật ngoại lai ............................................................................ 71
3.7. Một số biện pháp bảo tồn và phát triển các loài thực vật có mạch tại
Khu di tích Gị Tháp ............................................................................................. 72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 75
1. Kết luận .......................................................................................................... 75
2. Kiến nghị ........................................................................................................ 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 77
PHỤ LỤC HÌNH


3

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Hệ thống dạng sống thực vật của Raunkiaer (1934), có bổ sung của
Nguyễn Nghĩa Thìn (2008) ...................................................................... 27
Bảng 3.2. Giá trị sử dụng của thực vật có mạch ở Khu di tích Gị Tháp .................. 28
Bảng 3.3. Danh lục thực vật có mạch ở Khu di tích Gị Tháp .................................. 30
Bảng 3.4. Sự phân bố taxon trong các ngành ............................................................ 64
Bảng 3.5. Sự phân bố taxon lớp trong các ngành ..................................................... 65
Bảng 3.6. Các họ đa dạng nhất của hệ thực vật Khu di tích Gị Tháp ...................... 65
Bảng 3.7. Các chi đa dạng nhất trong hệ thực vật Khu di tích Gị Tháp .................. 66
Bảng 3.8. Dạng sống các lồi thực vật có mạch ở Khu di tích Gị Tháp .................. 67
Bảng 3.9. Giá trị sử dụng của thực vật có mạch ở Khu di tích Gị Tháp .................. 69
Bảng 3.10. Các lồi thực vật ngoại lai tại Khu di tích Gị Tháp ............................... 71


4

THƠNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thơng tin chung
- Tên đề tài: Đánh giá sự đa dạng hệ thực vật có mạch ở Khu di tích lịch sử văn hóa - khảo cổ Gò Tháp, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.
- Mã số: SPD2018.01.18
- Chủ nhiệm đề tài: ThS. Phạm Thị Thanh Mai.
Điện thoại: 0919 660 585

Email:

- Thời gian thực hiện: 12 tháng (từ tháng 06/2018 đến tháng 05/2019).
2. Mục tiêu
- Đánh giá được sự đa dạng hệ thực vật có mạch ở Khu di tích lịch sử - văn
hóa - khảo cổ Gị Tháp, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.
- Đề xuất được một số biện pháp bảo tồn và phát triển các loài thực vật tại Khu
di tích lịch sử - văn hóa - khảo cổ Gị Tháp, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.

3. Tính mới và sáng tạo
Nghiên cứu này được thực hiện lần đầu tiên tại Khu di tích lịch sử - văn hóa khảo cổ Gò Tháp, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.
4. Kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu làm cơ sở khoa học cho việc đánh giá sự đa dạng thực vật
và kiến nghị với các cấp lãnh đạo trong công tác bảo tồn và phát triển bền vững Khu
di tích lịch sử - văn hóa - khảo cổ Gị Tháp, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.
5. Sản phẩm
- Báo cáo khoa học và CD lưu trữ hình ảnh của các lồi thực vật có mạch
nghiên cứu được.
- Bài báo đăng trên Tạp chí Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn, chỉ số ISSN
1859 - 4581, số 7/ 2019, trang 85 - 91.
6. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của
kết quả nghiên cứu
6.1. Địa chỉ ứng dụng
Trường Đại học Đồng Tháp và Khu di tích lịch sử - văn hóa - khảo cổ Gò
Tháp.


5

6.2. Phương thức chuyển giao, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên
cứu
Báo cáo khoa học đã nghiệm thu được chuyển giao cho Ban Quản lý Khu di
tích Gị Tháp dùng làm tài liệu quảng bá du lịch sinh thái, bảo tồn, phát triển các
loài thực vật quý hiếm, các cây có lợi và tiêu diệt những loài thực vật ngoại lai xâm
hại đồng thời diệt trừ những cây có độc nhằm phát triển bền vững Khu di tích này.
Báo cáo khoa học là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên, giảng
viên trong học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Chủ nhiệm đề tài


Phạm Thị Thanh Mai


6

INFORMATION ON RESEARCH RESULTS
1. General information
Project title: Evaluate the diversity of vascular plant flora in Go Thap
historical-cultural-archaeological site, Thap Muoi District, Dong Thap Province.
Code number: SPD2018.01.18
Coordinator: MSc. Pham Thi Thanh Mai.
Telephone: 0919 660 585

Email:

Duration: from June 2018 to May 2019.
2. Objective(s)
- Evaluated the diversity of vascular plant in Go Thap historical-culturalarchaeological site, Thap Muoi District, Dong Thap Province.
- Proposed a number of methods to conserve and develop the flora in Go
Thap historical-cultural-archaeological site, Thap Muoi District, Dong Thap
Province sustainably.
3. Creativeness and innovativeness
The first time, research was conducted in Go Thap historical-culturalarchaeological site, Thap Muoi District, Dong Thap Province.
4. Research results
- Research results are a scientific basis for assessing plant diversity and to
recommend the leaders in conservation and sustainable development of Go Thap
historical-cultural-archaeological site, Thap Muoi District, Dong Thap Province.
5. Products
- The scientific report and CDs of images of vascular plant species that were
researched.

- The article was published in the Journal of Agriculture and Rural
Development, ISSN index 1859 - 4581, No 7, 2019, pages 85 - 91.
6. Transfer alternatives, application institutions, impacts and benefits of
research results
6.1. Application institutions
Dong Thap University and Go Thap historical-cultural-archaeological site.


7

6.2. Transfer alternatives, impacts and benefits of research results
- The scientific report have accepted to be transferred to Go Thap Relic
Management Board used as promotional document ecotourism, conservation,
development of species of rare plants, beneficial plants and destroy invasive alien
species and eradicating poisonous plants for sustainable development of the Relic.
- The scientific report are a useful reference source for students and lecturers
in learning, teaching and scientific research.
Project manager

Phạm Thị Thanh Mai


8

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Gị Tháp - Di tích quốc gia đặc biệt thuộc địa bàn hai xã Mỹ Hòa và Tân Kiều,
huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, có tổng diện tích 2.896.935 m2. Khu di tích Gò
Tháp cách thị trấn Mỹ An, huyện Tháp Mười khoảng 15 km về phía Bắc và cách
thành phố Cao Lãnh khoảng 45 km về hướng Đơng Bắc.

Khu di tích Gị Tháp được xem là nơi hội tụ của những giá trị đặc biệt về văn
hóa, lịch sử, khảo cổ gắn liền với mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau của địa phương.
Bên cạnh đó, Khu di tích Gị Tháp cịn có giá trị về mặt nghiên cứu khoa học, nguồn
tài nguyên thiên nhiên, du lịch hành hương, tâm linh tín ngưỡng, du lịch vui chơi giải
trí và du lịch sinh thái tham quan nghiên cứu hệ sinh cảnh vùng Đồng Tháp Mười,
phục vụ du khách trong và ngoài nước, tạo việc làm cho người lao động, để giải quyết
những vấn đề xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương...
Gị Tháp có cảnh quan thiên nhiên rất đẹp, phong phú với rừng tràm nguyên
sơ và hệ sinh thái đồng cỏ ngập nước theo mùa đặc trưng của vùng Đồng Tháp
Mười, đồng thời cịn có nhiều loài cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi... Hệ sinh thái
thực vật nơi đây còn là nơi ở, nơi kiếm ăn và là nơi sinh sản cho nhiều loài chim
nước và các động vật khác. Vì thế, việc bảo tồn nguồn gen thực vật nơi đây cũng
đồng nghĩa với việc bảo vệ nguồn gen động vật, góp phần bảo tồn sinh cảnh, bảo
tồn đa dạng sinh học của vùng này.
Đa dạng sinh học có vai trị rất quan trọng đối với việc duy trì các chu trình
tuần hồn vật chất trong tự nhiên và cân bằng sinh thái, đó là cơ sở của sự sống và
thịnh vượng của loài người, sự bền vững của thiên nhiên trái đất, vì vậy nghiên cứu
đa dạng sinh học, đa dạng thực vật và bảo tồn đã và đang trở thành vấn đề thu hút
sự quan tâm của toàn nhân loại.
Vấn đề nghiên cứu về tài ngun thực vật ở Khu di tích Gị Tháp chưa được
quan tâm đúng mức, chỉ tìm được số liệu thống kê 130 loài thực vật được giới thiệu
ở mục Tài nguyên thiên nhiên trên trang (ghi
nhận vào khoảng năm 2000 cho đến nay) mà chưa thấy minh chứng tài liệu cụ thể.
Trong những năm qua do những tác động của các yếu tố môi trường, sự khai
thác, sử dụng của con người và trước ảnh hưởng biến đổi khí hậu, hệ thực vật nơi


9

đây đã có nhiều thay đổi và chưa có cơng trình nghiên cứu nào đánh giá được hiện

trạng thực tại hệ thực vật ở Khu di tích Gị Tháp này. Vậy, hiện tại Khu di tích Gị
Tháp có bao nhiêu loài thực vật và thành phần loài thực vật nơi đây có giá trị, ý
nghĩa như thế nào, có lồi nào gây hại và xâm lấn hệ thực vật hay không? Làm thế
nào để bảo tồn và phát triển bền vững khu di tích này?
Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi chọn thực hiện đề tài: “Đánh giá sự
đa dạng hệ thực vật có mạch ở Khu di tích lịch sử - văn hóa - khảo cổ Gị Tháp,
huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp” để có những số liệu cụ thể đánh giá được sự đa
dạng tài nguyên thực vật nhằm bổ sung danh lục thành phần loài thực vật nơi đây,
phát hiện các loài thực vật quý hiếm để ưu tiên bảo vệ, tìm ra những lồi thực vật có
độc và thực vật ngoại lai xâm hại để diệt trừ…, góp phần vào việc bảo tồn hệ sinh
thái thực vật, trong công tác khai thác bền vững, bảo tồn nguồn tài nguyên của địa
phương cũng như duy trì khí hậu vùng, bảo tồn đa dạng sinh học đồng thời góp
phần duy trì và tơn tạo các di tích lịch sử, khảo cổ, truyền thống văn hóa các dân tộc
trong vùng nhằm phát triển bền vững Khu di tích này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được sự đa dạng hệ thực vật có mạch ở Khu di tích Gị Tháp, huyện
Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.
- Đề xuất được một số biện pháp bảo tồn và phát triển các lồi thực vật tại Khu
di tích Gị Tháp, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.
3. Cấu trúc của đề tài
Cấu trúc đề tài bao gồm:
- Thông tin kết quả nghiên cứu bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
- Mở đầu.
- Nội dung với 3 chương:
+ Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
+ Chương 2. Đối tượng, phương pháp và nội dung nghiên cứu.
+ Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
- Kết luận và kiến nghị.
- Tài liệu tham khảo.
- Phụ lục hình ảnh (ghi đĩa CD kèm theo).



10

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài ở trong nước và
ngồi nước
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước
- Schmithusen (1959) đã chia thảm thực vật trái đất thành 9 lớp quần hệ là:
Lớp quần hệ rừng, lớp quần hệ cây bụi, lớp quần hệ savan và đồng cỏ, lớp quần hệ
đồng cỏ, lớp quần hệ cây bụi nhỏ và nửa cây bụi, lớp quần hệ thực vật sống một
năm, lớp quần hệ hoang mạc, lớp quần hệ thực vật hồ nước nội địa và lớp quần hệ
thực vật biển [34].
- UNESCO (1973) đã công bố một khung phân loại thảm thực vật thế giới dựa
trên nguyên tắc ngoại mạo cấu trúc và được thể hiện trên bản đồ 1:2.000.000. Đây
là khung phân loại được sử dụng phổ biến phục vụ cho công tác bảo tồn đa dạng
sinh học trên tồn thế giới [36].
- Các cơng trình nghiên cứu hệ thực vật quan trọng có: Thực vật chí Hồng
Kơng (1861); Thực vật chí Australia (1866); Thực vật chí Ấn Độ (1874); Thực vật
chí Miến Điện (1877); Thực vật chí Malaysia (1892 - 1925); Thực vật chí Hải Nam,
Trung Hoa (1972); Thực vật chí Vân Nam, Trung Hoa (1977). Ở Nga, Malusep I.I
(1969), Tolmachop A.I (1974), Urxep (1974) đều tập trung vào việc xác định diện
tích biểu hiện tối thiểu của hệ thực vật. Tolmachop A.I (1974) đã đưa ra nhận định là
số loài của một hệ thực vật cụ thể ở vùng nhiệt đới ẩm thường là 1.500 đến 2.000 lồi
và ơng cũng cho rằng “chỉ cần điều tra trên một diện tích đủ lớn để có thể bao trùm
được sự phong phú của nơi sống nhưng không có sự phân hóa về mặt địa lý” [16].
- Ở các nước Âu Mỹ, việc nghiên cứu hệ thực vật trên toàn lãnh thổ đã được
hoàn thành từ lâu. Hầu hết các vật mẫu đã được thu thập và lưu trữ tại các phịng
mẫu khơ nổi tiếng thế giới như Kew (Anh), Bảo tàng lịch sử tự nhiên Paris (Pháp),

New York (Hoa Kỳ), Xanh Pê-téc-bua (Nga)... Vì vậy, khi xây dựng các khu Bảo
tồn thiên nhiên và Vườn quốc gia hết sức thuận lợi, đơn giản đối với họ. Đối với các
nước khu vực Đông Nam Á, một số nước đã được nước ngoài tài trợ, giúp đỡ cho
nên tuy chưa hồn thành nhưng cơ bản các nước đó đã có bộ Thực vật chí khá hồn
chỉnh như Trung Hoa, Thái Lan, Indonexia, Malaysia... [31].


11

Theo số liệu của Trung tâm giám sát bảo tồn thế giới (2000) trên thế giới đã
thống kê được 1.700.000 lồi sinh vật, trong đó có 300.000 lồi thực vật [16].
Nghiên cứu đa dạng sinh vật nói chung và đa dạng thực vật nói riêng cũng như
vấn đề bảo tồn chúng đã trở thành một chiến lược trên toàn thế giới. Hội nghị
thượng đỉnh bàn về vấn đề môi trường và đa dạng sinh vật đã được tổ chức tại Rio
de Janeiro (Brazil) tháng 6 năm 1992 đã có 150 nước ký vào Công ước về đa dạng
sinh vật và bảo vệ chúng. Từ đó nhiều hội thảo được tổ chức để thảo luận và nhiều
cuốn sách mang tính chất chỉ dẫn ra đời. Năm 1990, WWF đã cho xuất bản cuốn
sách nói về tầm quan trọng về đa dạng sinh vật (The importance of biological
diversity) hay IUCN, UNEP và WWF đưa ra chiến lược bảo tồn thế giới (World
conservation strategy), Wri, IUCN and WWF đưa ra chiến lược sinh vật toàn cầu
(Global biological strategy). Năm 1991, Wri, WB, WWF xuất bản cuốn bảo tồn đa
dạng sinh vật thế giới (Conserving the World's biological diversity) hoặc IUCN,
UNEP, WWF xuất bản cuốn "Hãy quan tâm tới trái đất" (Caring for the earth).
Cùng năm, Wri, IUCN và UNEP xuất bản cuốn chiến lược đa dạng sinh vật và
chương trình hành động. Tất cả các cuốn sách đó nhằm hướng dẫn và đề ra các
phương pháp để bảo tồn đa dạng sinh học, làm nền tảng cho công tác bảo tồn và
phát triển trong tương lai [31].
Hiện nay, bên cạnh các cơng trình xuất bản bằng sách đã có các trang thơng
tin điện tử xuất bản và cung cấp thơng tin chính thức và có độ tin cậy cao. The Plant
List ( [40]) là website cung cấp lịch sử cơng bố các lồi,

tên khoa học cập nhật và chính xác nhất.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
- Chuyên khảo về Đồng Tháp Mười - tài nguyên thực vật do Phạm Hoàng Hộ
và cộng sự (1992) nghiên cứu. Các tác giả đã kiểm kê các loài thực vật gặp ở các
sinh cảnh khác nhau của Đồng Tháp Mười và bước đầu đánh giá năng suất của một
vài sinh cảnh. Tuy nhiên, cơng trình này chỉ tập trung một số điểm của vùng Đồng
Tháp Mười như Đức Hịa, Đức Huệ, Mộc Hóa (Long An), Hồng Ngự (Đồng
Tháp)... chứ không điều tra hết tất cả các điểm thuộc phạm vi nghiên cứu [18].
- Điều tra đa dạng sinh học của các vùng đất ngập nước chủ yếu của vùng
đồng bằng sông Cửu Long do Buckton và cộng sự (1999) thuộc tổ chức Birdlife


12

International tiến hành. Đề tài tập trung khảo sát nhóm chim và thực vật bậc cao
vùng đồng bằng sông Cửu Long với mục đích đánh giá phân loại mức độ ưu tiên
trong việc bảo tồn các vùng đất ngập nước quan trọng của đồng bằng sông Cửu
Long [8].
- Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và đa dạng sinh học vùng ngập lũ đồng bằng
sông Cửu Long do Trần Linh Phước (2000) thuộc trường Đại học Quốc gia thành
phố Hồ Chí Minh chủ trì. Đề tài đã tổng hợp và phân tích hiện trạng về đa dạng sinh
học vùng ngập lũ đồng bằng sơng Cửu Long, trong đó có đề cập đến các nhóm sinh
vật như thực vật bậc cao, phiêu sinh thực vật, phiêu sinh động vật, động vật đáy,
chim và cá…[27].
Tại trường Đại học Đồng Tháp cũng có một số nghiên cứu liên quan như sau:
- Phạm Thị Thanh Mai, Bổ sung một số loài vào danh lục thành phần loài
thực vật của Vườn Quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, Bài
báo khoa học đăng trên Tạp chí Khoa học & Giáo dục Trường Đại học Sư phạm
Huế (ISSN 1859-1612), Số 01 (05)/ 2008. Trong bài báo này, tác giả đã bổ sung 22
loài thực vật bậc cao khơng có trong danh lục 130 lồi của Vườn Quốc gia Tràm

Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp [23].
- Phạm Thị Thanh Mai, “Thành phần loài hoa, cây cảnh được trồng ở Làng
hoa kiểng Tân Quy Đông, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp”, Bài báo khoa học
đăng trên Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, số 09 (6/2014). Trong bài báo này,
tác giả đã bước đầu xác định, phân tích và đánh giá được 280 lồi hoa, cây cảnh được
trồng tại Làng hoa kiểng Tân Quy Đông, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp [24].
- Phạm Thị Thanh Mai, “Đa dạng thực vật ở Khu di tích lịch sử - văn hóa Xẻo
Qt, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp”, Bài báo khoa học đăng trên Tạp chí Khoa
học Đại học Đồng Tháp, số 25 (4/2017). Trong bài báo này, tác giả đã xác định,
phân tích và đánh giá được 334 loài thực vật ở Khu di tích Xẻo Quýt, huyện Cao
Lãnh, tỉnh Đồng Tháp [25].
Trên trang có giới thiệu tổng quan về sinh
thái Khu di tích Gị Tháp như sau: “Gị Tháp là nơi cịn giữ được nét hoang sơ vùng
Đồng Tháp Mười với hệ sinh thái vơ cùng phong phú, khoảng 130 lồi thực vật
khác nhau. Trong đó, tiêu biểu phải kể tới như: rừng tràm, đế, sậy, những cánh đồng


13

sen hồng bạt ngàn, tỏa hương thơm thanh mát quanh năm… đồng thời, đây là nơi
cư trú của hàng chục loài động vật và hơn 20 loài chim nước như: nhan sen, nhan
điển, cị, trích…” [41]. Qua tìm hiểu thơng tin từ Ban Quản lý Khu di tích Gị Tháp
thì số liệu thống kê này khơng có minh chứng tài liệu cụ thể.
Trong Biên bản Thanh tra về Bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu di tích Gị
Tháp của Tổng cục Môi trường vào ngày 17 tháng 8 năm 2016 đã kết luận: “Đến
thời điểm hiện nay chưa có nghiên cứu điều tra, đánh giá đa dạng sinh học của khu
vực này” [33].
Từ đó cho thấy trong những năm qua chưa có cơng trình nghiên cứu nào đánh
giá sự đa dạng hệ thực vật Khu di tích Gị Tháp này. Vì vậy, nghiên cứu này là hết
sức cần thiết và quan trọng, góp phần phục vụ cơng tác quản lý, bảo tồn đa dạng

sinh học và phát triển bền vững Khu di tích Gị Tháp.
1.2. Mơ tả về khu vực nghiên cứu
1.2.1. Tổng quan về Khu di tích Gị Tháp

Hình 1-1. Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt Gị Tháp
(Nguồn: Ban Quản lý Khu di tích Gị Tháp)

Khu di tích Gị Tháp được người Pháp phát hiện từ cuối thế kỷ XIX và là địa
chỉ khai quật khảo cổ từ năm 1984 đến nay. Nơi đây được các nhà khảo cổ xác định


14

là một tiểu quốc của vương quốc Phù Nam, đã lưu giữ được các di tích của nền văn
hóa Ĩc Eo và vương quốc Phù Nam với hơn 10 di tích kiến trúc và nhiều bộ sưu tập
hiện vật độc đáo. Đồng thời, Gò Tháp là vùng căn cứ địa cách mạng của nhân dân ta
trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước [2].
Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học đặc biệt đó, Khu di tích Gị
Tháp đã được xếp hạng qua các thời kỳ [2]:
Năm 1989, Gò Tháp được Bộ Văn hóa Thơng tin xếp hạng là Di tích quốc gia.
Năm 2012, Gị Tháp được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là Di tích Quốc gia
đặc biệt về loại hình di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật [14].
Năm 2014, Gị Tháp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là Khu bảo vệ cảnh
quan theo Quyết định số 1976/ QĐ-TTg ngày 30/10/2014 [32].
Năm 2015, Gò Tháp được Bộ Tài nguyên và Môi trường công nhận là Khu
bảo tồn đa dạng sinh học theo Quyết định số 1107/QĐ-BTNMT ngày 12/5/2015 [5].
a. Về giá trị khảo cổ [2], [39], [41]
Cách đây khoảng 1.500 năm, Gò Tháp là nơi cư trú của một bộ phận dân tộc
có nền văn hóa phát triển, là vùng đất có quá khứ gắn liền với lịch sử của nhiều
nước trong khu vực Đơng Nam Á. Gị Tháp, một “ốc đảo xanh” nổi lên giữa vùng

đồng ruộng bao la có sức hấp dẫn mạnh mẽ bởi cảnh quan độc đáo cùng nhiều
huyền thoại về một nền văn minh cổ với những dấu tích đi theo thời gian và chiến
tranh. Cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII, một bộ phận cư dân người Việt từ đàng
ngoài đã vào đây khai hoang lập nghiệp, mở mang bờ cõi trên vùng đất cịn hoang
hóa với nhiều rừng rậm, sình lầy, muỗi bầy, thú dữ.
Di tích khảo cổ học Gị Tháp đã được nhà khảo cổ học người Pháp - đại úy
Silvestre làm việc tại Prasat Pream Loven (Chùa Năm Gian) phát hiện một bánh xe
bằng đá và dấu tích phần móng của một ngơi tháp cổ tại Gị Tháp Mười và công bố
trên Tạp san của Hội địa lý học Rochefort vào năm 1881 [20]. Về sau, nhiều nhà
khoa học đã tiến hành khai quật khảo cổ nhiều lần và xác định Gò Tháp là một tiểu
quốc của vương quốc Phù Nam với nền văn hóa Ĩc Eo cách đây hàng nghìn năm.
Gị Tháp đã lưu giữ các loại hình di tích quan trọng về lịch sử, văn hóa, khoa học,
chính trị, kinh tế, nghệ thuật và tơn giáo của nền văn minh rực rỡ, cổ xưa (gồm di
tích kiến trúc, di tích cư trú và di tích mộ táng…).


15

Hiện nay, Gò Tháp lưu giữ được nhiều di sản văn hóa có giá trị tiêu biểu, như:
* Đền thần Vishnu Gò Tháp Mười
Gò Tháp Mười lớn và cao nhất so với các gị khác trong Khu Di tích Gị Tháp,
mặt gò xuất lộ nhiều gạch cổ và những khối đá lớn, lòng gò còn khối kiến trúc xây
bằng gạch xưa, phần Bắc nằm dưới phế tích ngơi Tháp mười tầng (xây dựng năm
1956 - 1958), phần Nam còn tương đối ngun dạng.
Trên đỉnh Gị Tháp Mười xưa kia có một ngôi Tháp Cổ Tự thời vua Thiệu Trị
(1841 - 1847) do lưu dân người Việt đi khai hoang mở cõi vùng Đồng Tháp Mười
xây dựng để thờ Phật. Năm 1956, chính quyền Ngơ Đình Diệm cho dời chùa đi nơi
khác để xây dựng trên đỉnh gò một “Viễn Vọng Đài” (Tháp Mười Tầng) cao 36 m
nhằm quan sát, khống chế mọi hoạt động của quân giải phóng trong vùng căn cứ
kháng chiến.

Các nhà khảo cổ học đã phát hiện tại đây dấu vết Đền thờ thần Vishnu và
nhiều hiện vật: Hai tượng thần Vishnu bằng đá sa thạch, có khắc hoa văn và minh
văn đã được Thủ tướng Chính Phủ công nhận là Bảo vật quốc gia, cánh tay tượng
đá, rãnh Yoni vỡ, khuôn đúc đồ trang sức…) thuộc nền văn hóa Ĩc Eo.
* Gị Minh Sư
Gị Minh Sư nằm cách di tích Gị Tháp Mười khoảng 400 m về phía Bắc Đơng Bắc. Gị cao 3,96 m, rộng khoảng 1200 m2, dạng gần vng..., mặt gị xuất lộ
nhiều mảnh gốm cổ, gạch vỡ, chân tượng cùng nhiều khối đá cuội.
Gò Bà Chúa Xứ: cách Gò Tháp Mười khoảng 570 m về phía Bắc. Năm 1984,
các nhà khảo cổ đã tiến hành khai quật tại di tích này và phát hiện được nền móng
gạch của cơng trình kiến trúc cổ…
Hố thám sát GT84 - BCX1: được mở ở đỉnh gị phía Tây. Về cơ bản, địa tầng
của khu vực này đã bị xáo trộn khá mạnh. Dựa vào những kết quả khai quật, các
nhà khảo cổ học cho rằng, lớp đất bên dưới đỉnh gò đã được xử lý và mang những
dấu hiệu của hiện tượng xây đắp.
Hố thám sát GT84 - BCX2: nằm tại phía trước Linh Miếu Bà. Trong địa tầng
xuất lộ những vỉa gạch xây và một khối nền kiến trúc cổ (dài 25 m, rộng 13,8 m), có
niên đại cách ngày nay khoảng trên 1.500 năm, gắn với văn hóa Phù Nam. Đây là
dạng kiến trúc cổ thường gặp ở khu vực Đông Nam Á và Đông Dương.


16

b. Về giá trị lịch sử [2],[14], [41]
Ngoài giá trị về khoa học khảo cổ học, Khu di tích Gị Tháp cịn có giá trị lịch
sử cách mạng. Với địa hình hiểm trở, Gị Tháp xứng danh là “địa chỉ đỏ” viết nên
những trang sử hào hùng trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, bảo vệ
đất nước của các anh hùng hào kiệt, quân đội và nhân dân ta.
Giai đoạn 1862 - 1866: Gò Tháp được hai vị anh hùng dân tộc Thiên hộ Võ
Duy Dương (sinh năm 1927 - mất năm 1898) và Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều (không
rõ năm sinh - mất năm 1866) chọn làm “Đại bản doanh” lãnh đạo nghĩa quân kháng

chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Những trận đánh do hai Ông tổ chức đã rất
nhiều lần làm cho thực dân Pháp mất ăn, mất ngủ, thiệt hại nặng nề.
Giai đoạn 1946 - 1949: Gò Tháp được Xứ ủy, Ủy ban kháng chiến hành chánh
Nam bộ chọn là “Thủ đô kháng chiến Nam bộ” - căn cứ hoạt động chống đế quốc
Mỹ cứu nước. Nơi đây từng in dấu chân hoạt động cách mạng của nhiều cán bộ cao
cấp của Đảng như các đồng chí: Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Phạm Hùng, Trần Văn Trà,
Nguyễn Bình, Nguyễn Thị Thập…
Ngày 04 tháng 01 năm 1960, các cán bộ, chiến sĩ tiểu đoàn 502 của tỉnh Kiến
Phong đã ghi dấu chiến công trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước: Đánh sập
Viễn vọng đài (Tháp Mười Tầng) do chính quyền Ngơ Đình Diệm xây dựng để
quan sát, khống chế các hoạt động của quân giải phóng và chống phá cách mạng.
c. Về giá trị tâm linh, tín ngưỡng [2], [41]
Khu di tích Gị Tháp nổi bật những giá trị tâm linh với nhiều di tích tín
ngưỡng, tơn giáo:
* Miếu Bà Chúa Xứ (Linh Miếu Bà): được dựng năm 1973, quay hướng
Đông Nam, tường xây bằng gạch. Miếu gồm ba gian, gian giữa thờ Bà Chúa Xứ,
hai gian bên đặt khám thờ Tả ban và Hữu ban.
* Tháp Mười Cổ Tự: Còn gọi là Chùa Tháp Linh (Tháp Linh tự) có bố cục
mặt bằng nền hình chữ “Công”, gồm các hạng mục: cổng, sân, chùa, đài Quán Thế
Âm, chánh điện, hậu Tổ, nhà tăng ni.
* Miếu Hồng Cơ: Xưa là nơi thờ bà Nguyễn Phúc Hồng Nga, em gái của
vua Gia Long. Năm 2007, Ban Hội hương Gò Tháp đã phục hồi lại miếu bằng vật
liệu hiện đại…


17

* Mộ Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều: được xây dựng sau khi ông mất (1866).
Địa điểm này vốn là nền đồn Trung, thuộc đại bản doanh Gị Tháp, nơi ơng đã từng
đóng quân. Tháng 10 năm 1954, Cao Đài Liên minh đã cho xây mộ bằng vật liệu

vữa, gạch, xi măng. Hiện nay, mộ nằm phía sau đền thờ chính, xung quanh xây
tường rào kiên cố, mái đúc bằng bê tơng, cột trịn, thân mộ ốp đá hoa cương, phía
trước gắn bia đá…
* Đền thờ Thiên hộ Võ Duy Dương và Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều: được
xây dựng năm 1958, thờ Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều. Đến năm 1991, đền được sửa
chữa và cùng thờ Thiên hộ Võ Duy Dương, vì địa điểm này cũng từng là đại bản
doanh mà Thiên hộ Võ Duy Dương đã chiêu mộ nghĩa quân chống lại thực dân Pháp.
Các hạng mục chính của đền hiện nay gồm: nghi mơn, tượng đài, chính điện…
Hằng năm, tại di tích Gị Tháp tổ chức 2 kỳ lễ hội lớn để tưởng nhớ công ơn
của Bà Chúa Xứ - ngày 15 tháng 3 (Âm lịch) và hai vị anh hùng dân tộc Thiên Hộ
Võ Duy Dương, Đốc Binh Nguyễn Tấn Kiều - ngày 15 tháng 11 (Âm lịch). Trong
lễ hội, nhiều hoạt động văn hóa, dân tộc, tâm linh và trình diễn dân gian thu hút
được sự quan tâm đặc biệt của nhân dân sở tại và du khách thập phương.
d. Về giá trị sinh thái [1], [2]
Gò Tháp có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, là nơi còn giữ được nét hoang sơ
vùng Đồng Tháp Mười với hệ sinh thái vơ cùng phong phú. Trong đó, tiêu biểu
như: rừng tràm nguyên sơ, đồng cỏ năng, lúa ma, đế, sậy, lác, điên điển, những cánh
đồng sen hồng bạt ngàn, tỏa hương thơm thanh mát quanh năm, nhiều loài cây dược
liệu và những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, trong đó có cây Trơm được cơng nhận
là Cây Di sản Việt Nam… đồng thời, đây là nơi cư trú của hàng chục loài động vật
và hơn 20 loài chim nước như: nhan sen, nhan điển, cị, trích… Tất cả hịa quyện
vào nhau tạo nên mơi trường sinh thái đặc sắc.
e. Về giá trị du lịch [1], [2]
Bên cạnh việc bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, thì việc phát
triển du lịch nơi đây cũng là mục tiêu quan trọng.
Khu di tích Gị Tháp được xem như “cái rốn” của cả Vùng Đồng Tháp Mười
vì có mơi trường thiên nhiên sinh thái động thực vật hoang sơ tiêu biểu của vùng,
mà nổi tiếng nhất là “Bông sen” đã gắn liền với tên đất Tháp Mười “Tháp Mười đẹp



18

nhất bơng sen…”. Về Gị Tháp là về lại cội nguồn lịch sử, chiêm ngưỡng cảnh sắc
thiên nhiên đẹp tuyệt, hít thở bầu khơng khí trong lành, thanh mát. Mặt khác, nơi đây
cũng có nhiều món ăn đặc sản mang đậm hương vị đồng quê như: Cá lóc nướng trui
gói lá sen, chuột đồng nướng, khìa; gỏi khơ ngó sen, mắm kho cá linh, cá rơ kho tộ…
Khu di tích Gị Tháp có vị trí thuận lợi, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng
100 km, nằm trên trục giao thơng N2 nối với 02 tỉnh An Giang và Kiên Giang tạo
cho Gò Tháp đủ yếu tố “Thiên thời, địa lợi, nhân hịa”. Trong thời gian khơng xa,
Gị Tháp sẽ trở thành một trung tâm văn hóa du lịch khơng chỉ của tỉnh Đồng Tháp
mà là một điểm đến đầy hứa hẹn của khách du lịch trong và ngoài nước.
1.2.2. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu [1], [2], [41]
a. Vị trí địa lý
Khu di tích Gị Tháp có tổng diện tích 2.896.935 m2 , thuộc địa bàn ấp 1, xã
Mỹ Hòa và ấp 1, xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp (hình 1-1).

Hình 1-2. Bản đồ Khu di tích Gị Tháp (Nguồn: Ban Quản lý Khu di tích Gị Tháp)


19

Tháp Mười là một huyện phía Bắc tỉnh Đồng Tháp, có vị trí địa lý như sau:
- Phía Bắc giáp: huyện Vĩnh Hưng - Long An và Tam Nông - Đồng Tháp.
- Phía Nam và Đơng giáp: huyện Cái Bè - Tiền Giang.
- Phía Tây và Nam giáp: huyện Cao Lãnh - Đồng Tháp.
- Phía Đơng giáp: huyện Tân Thạnh - Long An.
Khu di tích Gị Tháp cách thị trấn Mỹ An, huyện Tháp Mười khoảng 15 km về
phía Bắc và cách thành phố Cao Lãnh khoảng 45 km về hướng Đơng Bắc, có tọa độ
địa lý: 10036’17,44” vĩ Bắc, 105049’41,28” kinh Đơng.
b. Địa hình

Khu di tích Gị Tháp là khu vực vùng trũng nội địa Đồng Tháp Mười, tương
đối bằng phẳng, nơi cao nhất khoảng 0,9m so với mực nước biển, địa hình có
khuynh hướng dốc từ Tây Nam đến Đơng Bắc, rải rác là các gị cao - vết tích của
vùng phù sa cổ, với các ao mương, đồng cỏ hoang vu, sình lầy và các rừng tràm
rộng lớn đã hình thành hệ sinh thái đặc trưng vùng đất ngập nước.
c. Khí hậu và thủy văn
* Khí hậu
Khu di tích Gị Tháp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nhiệt độ
cao quanh năm và khá ổn định qua các tháng, chênh lệch nhiệt độ trung bình từ 1 30C. Nhiệt độ trung bình là 270C, nhiệt độ cao nhất là 37,20C và nhiệt độ thấp nhất
là 18,50C. Thời kỳ nóng nhất trong năm kéo dài từ tháng 2 đến tháng 4 và lạnh nhất
là tháng 12 đến tháng 1 năm sau.
Khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô
từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Khu vực này có mùa nắng chói chang, trở thành một trong những nơi có số
giờ nắng trong năm lớn của cả nước. Bình qn mùa khơ có tới 10 giờ nắng/ngày,
mùa mưa tuy ít hơn nhưng cũng cịn tới gần 7 giờ nắng/ngày.
Đáng chú ý là những tháng có mưa lớn tập trung thường trùng với mùa lũ (từ
tháng 7 đến tháng 11) làm phần lớn diện tích đồng cỏ, vùng đất thấp… bị ngập
nước từ 0,5m trở lên, với thời gian ngập từ 03 đến 04 tháng gây ảnh hưởng đến hệ
sinh thái tự nhiên.


20

Lượng mưa trung bình hằng năm khoảng 1.500mm, tập trung vào mùa mưa,
chiếm trên 90% lượng mưa cả năm. Lượng mưa có xu hướng giảm dần từ Tây - Tây
Nam sang phía Đơng. Mùa khơ có lượng mưa thấp (khoảng 10%).
Độ ẩm trung bình hằng năm khoảng 83% từ tháng 5 đến tháng 11, cao nhất
vào các tháng mùa mưa độ ẩm khoảng 83% - 86%.
Lượng bốc hơi trung bình hằng năm là 1.657mm.

Gió mùa Tây Nam từ tháng 05 đến tháng 11, tốc độ bình quân 02 - 2,5m/s;
mạnh nhất 22,6m/s mang theo nhiều hơi nước. Gió mùa Đơng Bắc từ tháng 12 đến
tháng 4 năm sau, khô và lạnh làm tăng tốc độ bốc hơi và lượng mưa giảm rõ rệt.
* Thủy văn
Chế độ thủy văn nơi đây chịu sự tác động của 3 yếu tố là chế độ thủy triều
biển Đơng, chế độ dịng chảy của sơng Tiền, chế độ mưa tại chỗ và được chia làm 2
mùa: Mùa kiệt và mùa lũ.
Mùa kiệt: Từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau, dòng chảy của kênh rạch nội
đồng chịu ảnh hưởng trực tiếp của dịng sơng Tiền về tác động của thủy triều. Trong
mùa này mực nước kênh rạch xuống thấp và đạt mức thấp nhất vào trung tuần tháng
4, do vậy đã làm một số nơi trong huyện thiếu nước ngọt cho sản xuất.
Mùa lũ: Trong mùa này do mưa tại chỗ lớn, cùng với lượng lớn nước từ
thượng nguồn sông MeKong đổ về cộng thêm mực nước dâng cao do triều cường,
gây lũ lớn tràn vào nội đồng đã gây úng ngập và do sự chênh lệch mực nước thấp
nên khả năng thoát nước lũ kém.


21

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực vật có mạch ở Khu di tích Gị Tháp, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Tiến hành nghiên cứu ở các khu vực được cho phép. Không thực hiện nghiên
cứu ở các khu vực cấm vào do bảo vệ nghiêm ngặt và các bãi bom, mìn.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Thu thập và kế thừa có chọn lọc các tài liệu, các cơng trình khoa học có liên

quan đến vấn đề nghiên cứu để tổng hợp thông tin, vận dụng vào việc phân tích,
biện luận các kết quả đạt được.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu ngoài thiên nhiên
Tiến hành khảo sát thực tế 4 đợt (theo tiến trình thực hiện đề tài: Đợt 1, đợt 2
vào mùa mưa và mùa nước nổi; đợt 3, đợt 4 vào mùa khô để đánh giá chính xác hệ
thực vật có mạch) tại Khu di tích Gị Tháp, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp;
quan sát, mơ tả, ghi chép sơ bộ về tên địa phương, tên loài, đặc điểm của cây, chụp
ảnh mẫu, sinh cảnh và thu mẫu. Dụng cụ hỗ trợ gồm có kính lúp nhỏ, máy ảnh, sổ
ghi chép, viết chì, bút bi.
Phương pháp nghiên cứu theo Nguyễn Nghĩa Thìn (năm 2008) [30]:
- Thiết lập 50 ơ tiêu chuẩn với kích thước 20 x 20 m một cách ngẫu nhiên dọc
theo các tuyến điều tra đi qua những sinh cảnh khác nhau đặc trưng cho khu vực
nghiên cứu (trừ những điểm không được phép tham quan, nghiên cứu).
- Tiến hành thu mẫu tại các ô tiêu chuẩn, mỗi loài thu từ 3 - 5 mẫu. Mỗi mẫu
phải có đầy đủ các bộ phận như thân, lá, rễ và cả cây đối với cây thảo, đặc biệt vào
mùa sinh sản phải thu mẫu có hoa, quả. Yêu cầu về kích thước mẫu là vừa phải
(kích thước khoảng 30 x 44 cm). Mẫu thu được gắn nhãn mang các thông tin: địa
điểm, thời gian, sinh cảnh, ký hiệu số, tên địa phương. Mẫu thu được cho vào túi
nylon mang về xử lý, định loại tên khoa học.


22

Kết hợp với cán bộ của Ban Quản lý Khu di tích Gị Tháp và người dân địa
phương để biết thêm thơng tin.
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu phịng thí nghiệm
a. Phương pháp xác định tên khoa học
Xác định tên khoa học và cập nhật tên khoa học hiện hành của các lồi thực
vật bằng phương pháp so sánh hình thái dựa vào các tài liệu chính như:
- Cây cỏ Việt Nam, quyển 1, 2, 3, Phạm Hoàng Hộ (2000 - 2003) [17].

- Cây cỏ có ích ở Việt Nam, tập 1, 2, Võ Văn Chi và Trần Hợp (2000 - 2002) [9].
- Từ điển thực vật thông dụng, tập 1, 2, Võ Văn Chi (2003 - 2004) [10].
- Sách tra cứu tên cây cỏ Việt Nam, Võ Văn Chi (2007) [11].
- Thực vật chí Việt Nam, Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia
(2000 - 2007) [3], [15], [21], [28].
- [40].
- Danh lục cây thuốc Việt Nam, Viện Dược Liệu (2016) [38].
b. Phương pháp xây dựng danh lục
Sau khi đã xác định tên khoa học các lồi thực vật có mạch thì xây dựng Danh
lục thành phần lồi thực vật có mạch ở Khu di tích Gị Tháp.
Phân chia các ngành thực vật có mạch theo hệ thống phân loại của Margulis và
Chapman (2009) [26]. Thực vật có hoa sắp xếp theo hệ thống phân loại của
Takhtajan (2009) [29]. Các loài trong một họ được sắp xếp theo ABC.
c. Phương pháp đánh giá đa dạng các taxon trong ngành
Thống kê số loài, chi, họ, bộ, lớp theo từng ngành thực vật từ thấp đến cao,
trên cơ sở dựa vào bảng danh lục hệ thực vật đã xây dựng, tính tỷ lệ % của các
taxon để từ đó thấy được mức độ đa dạng của chúng.
d. Phương pháp đánh giá đa dạng bậc lớp
Dựa vào bảng danh lục hệ thực vật, thống kê và so sánh sự phân bố các taxon
trong các lớp theo từng ngành thực vật từ thấp đến cao, tính tỷ lệ % của các taxon
để đánh giá mức độ đa dạng của chúng.
e. Phương pháp đánh giá đa dạng loài của các họ
Xác định họ có nhiều lồi, tính tỷ lệ % số lồi các họ đó so với tổng số lồi
của cả hệ thực vật.


23

g. Phương pháp đánh giá đa dạng loài của các chi
Xác định chi nhiều lồi, tính tỷ lệ % số lồi các chi đó so với tổng số lồi của

cả hệ thực vật.
h. Phương pháp đánh giá đa dạng về dạng sống
Dạng sống nói lên bản chất sinh thái của thực vật. Phổ dạng sống là một đặc
trưng về bản chất sinh thái của hệ thực vật (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2008) [30].
Đánh giá dạng sống theo hệ thống phân loại dạng sống của Raunkiaer (1934),
có bổ sung của Nguyễn Nghĩa Thìn (2008) gồm có:
- Cây có chồi trên mặt đất – Ph: Gồm những cây gỗ hay dây leo kể cả cây bì
sinh, ký sinh và nửa ký sinh có chồi nằm cách mặt đất từ 25cm trở lên, được chia
thành 9 dạng:
+ Mg – Cây chồi trên to: Là những cây gỗ cao từ 25m trở lên.
+ Me – Cây chồi trên nhỡ (vừa): Gồm những cây gỗ cao từ 8 - 25m.
+ Mi – Cây chồi trên nhỏ: Là những cây gỗ nhỏ, cây thân bụi, cây hóa gỗ, cỏ
cao từ 2 - 8m.
+ Na – Cây chồi trên lùn: Gồm những cây gỗ, cây thân bụi lùn hay nửa bụi,
cây hóa gỗ, cỏ cao từ 25 - 200cm.
+ Ep – Cây bì sinh: Gồm các lồi cây bì sinh sống bám lâu năm trên thân,
cành cây gỗ, trên vách đá…
+ Pp: Cây ký sinh hay nửa ký sinh.
+ Sp – Cây chồi trên mọng nước như các lồi có thân, lá mọng nước…
+ Lp – Cây chồi trên dây leo: Gồm các lồi dây leo thân hóa gỗ.
+ Hp – Cây chồi trên thân thảo: Là các lồi cây chồi trên thân khơng có chất gỗ.
- Cây có chồi sát mặt đất – Ch: Gồm những cây có chồi cách mặt đất dưới
25cm.
- Cây có chồi nửa ẩn – Hm: Gồm những cây có chồi nằm sát mặt đất (ngang
mặt) hay nửa trên, nửa nằm dưới đất được lá khơ che phủ bảo vệ.
- Cây có chồi ẩn – Cr: Gồm các cây có chồi nằm dưới đất như các lồi cây có
thân rễ, có củ, căn hành trong đất và những cây có chồi trong đất, cây chồi thủy sinh.
- Cây có chồi một năm – Th: Gồm những cây có đời sống ngắn hơn một năm,
sống ở bất kỳ môi trường nào.



×