Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

đềthamkhao cn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.8 KB, 6 trang )

ĐỀ THAM KHẢO KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
MÔN: CÔNG NGHỆ K 7( 2009- 2010) ĐỀA
PHẦN I: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM :
Hãy chọn và khoanh tròn ý đúng nhất trong các câu sau :( 4 điểm)
Câu 1: Thành phần của đất trồng gồm :
a- Chất hữu cơ, chất vô cơ, chất khí b- Phần rắn, phần khí
c- Phần rắn, phần lỏng, chất hữu cơ d- Phần rắn, phần lỏng, phần khí
Câu 2: Nhóm phân nào sau đây toàn là phân hữu cơ.
a- Phân Đạm, phân Lân, Nitragin b-NPK, Supelân, Khô dầu dừa.
c- Bèo dâu, phân Lợn, Cây Điên điển d- Phân Trâu, Bò, phân Urê.
Câu 3: Đất trung tính có độ pH:
a- pH<6,5 b- pH= 6,6- 7,5 c- pH> 7,5 d- pH= 0 hoặc 14.
Câu 4: Đất giữ được nước và các chất dinh dưỡng là nhờ:
a- Các khe hở trong đất b- Phần lỏng có trong đất.
c- Các hạt cát, sét, limon và chất mùn d- Độ chua, độ kiềm của đất.
Câu 5: Phân bón gồm ba nhóm:
a- Phân Đạm, Lân, Kali b- Phân chuồng, xanh, hoá học.
c- Phân chuồng, phân xanh, phân bắc d- Phân hữu cơ, hoá học, vi sinh.
Câu 6: Giống cây trồng tốt có tác dụng:
a- Tăng năng suất cây trồng, tăng vụ.
b- Tăng vụ và thay đổi cơ cấu cây trồng
c- Tăng năng suất và thay đổi cây trồng
d- Tăng năng suất,chất lượng nông sản và thay đổi cơ cấu cây trồng.
Câu 7: Tăng thêm vụ trong năm là nhờ:
a- Giống mới ngắn ngày b- Tích cực bón phân, tưới nước.
c- Tăng cường làm đất d- Gieo trồng liên tục
Câu 8: Bón lót là:
a- Bón trong thời gian sinh trưởng của cây b- Bón tuỳ ý.
b- Bón trước khi gieo trồng d- Bón khi thu hoạch.
Câu 9: Hạt cát có đường kính:
a- 0,02- 0,05mm b- 0,002- 0,05mm.


c- 0,05- 0,2mm d- 0,05- 2mm.
Câu 10: Các loại phân nào sau đây chứa chất dinh dưỡng ở dạng khó tiêu.
a- Phân Đạm, phân Lân b- Phân Kali, Đạm, phân hỗn hợp.
c- Phân Lân, phân Kali d- Phân Lân, phân hữu cơ.
Câu 11: Nhược điểm của phương pháp bón phun trên lá.
a- Cần có dụng cụ máy móc phức tạp b- Dễ thực hiện.
c- Dùng dụng cụ đơn giản c- Chỉ bón được lượng phân nhỏ.
Câu 12: Đặc điểm của phân Lân.
a- Ít hoà tan b- Có tỷ lệ dinh dưỡng cao.
c- Dễ hoà tan d- Ít hoặc không hoà tan.
Câu 13: Loại phân bón nào sau đây dùng để khử đất chua.
a- Phân Kali b- Phân Lân c- Phân Đạm d- Vôi bột.
Câu 14: Loại đất khi vê được thành thỏi nhưng bị đứt đoạn là.
a- Đất cát b- Đất thịt nhẹ
c- Đất thịt nặng d- Đất cát pha.
Câu 15: Biện pháp sử dụng đất ở vùng đồi núi là.
a- Cày sâu, bừa kỹ b- Bón phân hữu cơ.
c- Làm ruộng bậc thang d- Cày nông, bừa sục
Câu 16: Các loại đất trồng cần được cải tạo.
a- Đất chua, mặn, phèn, bạc màu b- Đất phù sa.
c- Đất ven biển d- Đất đồng bằng.
PHẦN II: TỰ LUẬN ( 6 điểm).
Câu 1: Độ phì nhiêu của đất là gì? Ngoài độ phì nhiêu còn có các yếu tố nào ảnh hưởng đến năng suất cây trồng? ( 2
điểm)
Câu 2: Trình bày quy trình thực hành xác định thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp đơn giản ( vê tay). ( 2
điểm)
Câu 3: Thế nào là tạo giống bằng phương pháp chọn lọc? Một giống cây trồng tốt cần đạt các tiêu chí nào? ( 2 điểm)
ĐỀ THAM KHẢO GIỮA HKI ĐỀ B
MÔN: CÔNG NGHỆ 7 ( 2009- 2010)
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM ( 4 điểm ).

Hãy khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Phần rắn của đất bao gồm các thành phần:
a. Chất vô cơ, chất hữu cơ b. Phần lỏng, phần khí
c. Phần lỏng, chất hữu cơ d. Phần khí, chất vô cơ.
Câu 2: Nhóm phân nào sau đây toàn là phân hóa học:
a. NPK, supe lân, khô dầu dừa b. Phân trâu, bò, phân Ure
c. Bèo dâu, phân lợn, cây điên điển d. NPK, đa nguyên tố, vi lượng
Câu 3: Đất chua có độ pH là bao nhiêu?
a. pH < 6,5 b.pH = 6,6 -7,5 c. pH >7,5 d. pH = 0 hoặc 14
câu 4: Hạt limon có đường kính:
a. 0,02- 0,05mm b. 0,002 – 0,05mm c. 0,05–0,2mm d. 0,05 – 2mm
Câu 5: Tăng thêm vụ trong năm là nhờ:
a. Giống mới ngắn ngày b. Tích cực bón phân, tưới nước
c, Tăng cường làm đất d. Gieo trồng liên tục
Câu 6: Bón thúc là bón:
a. Bón tùy ý b. Bón trong thời gian sinh trưởng của cây
c. Bón trước khi gieo trồng d. Bón khi thu hoạch
Câu 7: Các loại phân nào sau đây chứa chất dinh dưỡng ở dạng dễ tiêu:
a. Phân đạm, phân kali b. Phân đạm, phân lân
c. Phân lân, phân kali d. Phân lân, phân hữu cơ
Câu 8: Ưu điểm của cách bón phân theo hàng là:
a. Tiết kiệm phân bón b. Dễ thực hiện
c. Dụng cụ đơn giản d. Cây dễ sử dụng, dụng cụ đơn giản.
Câu 9: Đất giữ được nước và các chất dinh dưỡng là nhờ:
a. Các khe hở trong đất b. Phần lỏng có trong đất
c. Các hạt cát, sét, limon và chất mùn d. Độ chua, độ kiềm của đất
Câu 10: Các loại đất trồng cần được cải tạo là:
a. Đất chua, mặn , phèn, bạc màu b. Đất phù sa
c. Đất ven biển d. Đất đồng bằng
Câu 11: Đặc điểm của phân hữu cơ:

a. Ít hòa tan b. Có tỉ lệ dinh dưỡng cao, khó tiêu
c. Dễ hòa tan d. Ít hoặc không hòa tan
Câu 12: Biện pháp sử dụng đất ở đồi núi là:
a. Cày sâu, bừa kỹ b. Bón phân hữu cơ
c. Cày nông, bừa sục d. Làm ruộng bậc thang
Câu 13: Loại đất khi vê, chỉ vê được thành viên rời rạc là:
a. Đất cát b. Đất thịt nhẹ c. Đất thịt nặng d. Đất cát pha.
Câu 14: Lấy phấn hoa của cây bố thụ phấn cho nhụy hoa của cây mẹ là phương pháp:
a. Chọn lọc b. Nuôi cấy mô c.Lai d.Gây đột biến
Câu 15: Loại phân bón nào sau đây dùng để khử đất chua:
a. Phân lân b. Vôi bột c. Phân đạm d. Phân Kali
Câu 16: Giống cây trồng tốt có tác dụng:
a. Tăng năng suất cây trồng, tăng vụ
b. Tăng vụ và thay đổi cơ cấu cây trồng
c. Tăng năng suất và thay đổi cây trồng
d. Tăng năng suất, chất lượng, tăng vụ, thay đổi cơ cấu cây trồng
PHẦN II: TỰ LUẬN ( 6 điểm).
Câu 1: Độ phì nhiêu của đất là gì? Ngoài độ phì nhiêu còn có các yếu tố nào ảnh hưởng đến năng suất cây trồng? ( 2
điểm)
Câu 2: Trình bày quy trình thực hành xác định thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp đơn giản ( vê tay). ( 2
điểm)
Câu 3: Thế nào là tạo giống bằng phương pháp chọn lọc? Một giống cây trồng tốt cần đạt các tiêu chí nào? ( 2 điểm)
ĐÁP ÁN ĐỀ THAM KHẢO. KHỐI 7
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM. ĐỀ A
1- D 2- C 3- B 4- C
5- D 6- D 7- A 8- B
9- D 10-D 11- A 12- D
13- D 14- B 15- C 16- A
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM. ĐỀ B
1- A 2- D 3- A 4- A

5- A 6- B 7- A 8- D
9- C 10-A 11- B 12- D
13- D 14- A 15- B 16- D
PHẦN II: TỰ LUẬN.
Câu 1:- Độ phì nhiêu của đất là khả năng cung cấp đủ nước, oxy và chất dinh dưỡng cần thiết cho cây đảm bảo năng
suất cao và không có chất độc hại cho cây.
( 1điểm)
- Muốn cây trồng có năng suất cao, ngoài độ phì nhiêu của đất cần phải có thêm các điều kiện: Giống tốt,
chăm sóc tốt và thời tiết thuận lợi. ( 1 điểm).
Câu 2 : Quy trình thực hành xác định thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp đơn giản gồm có 4 bước sau.( mỗi
bước 0,5 điểm )
- Bước 1: Lấy một ít đất bằng viên bi cho vào lòng bàn tay.
- Bước 2: Nhỏ vài giọt nước cho đủ ẩm ( khi cảm thấy mát tay, nặn thấy dẻo là được )
- Bước 3: Dùng hai tay vê đất thành thỏi có đường kính khoảng 3mm.
- Bước 4: Uốn thỏi đất thành thỏi có đường kính khoảng 3cm.
Sau đó quan sát đối chiếu với chuẩn phân cấp đất ở bảng 1 (sgk) để xem đất đó thuộc loại đất nào
Câu 3
:Tạo giống bằng phương pháp chọn lọc là: ( 1 điểm )
- Từ giống khởi đầu, chọn cây tốt lấy hạt đem gieo.
- So sánh với giống khởi đầu và giống địa phương. Nếu đạt tiêu chí của giống cây trồng, nhân giống và cho
sản xuất đại trà.
Tiêu chí một giống cây trồng tốt. ( 1 điểm )
- Sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu, đất đai và điều kiện cach tác của địa phương.
- Có năng suất cao và ổn định
- Có chất lượng tốt
- Chống chịu được sâu, bệnh

LƯƠNG THẾ VINH 8/ 10/ 2009
GVBM: PHAN THỊ PHƯỢNG.
ĐỀ THAM KHẢO GIỮA HKI ĐỀ A

MÔN: CÔNG NGHỆ 8 ( 2009- 2010)
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm ).
Hãy khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Phép chiếu vuông góc có các tia chiếu như thế nào đối với mặt phẳng hình chiếu:
a- Xiên góc b- Vuông góc với mặt phẳng hình chiếu.
c- Song song d- Xiên góc- vuông góc .
Câu 2: Hình chiếu đứng của hình lăng trụ đều là các hình gì?
a- Hình tam giác đều b- Hình vuông c- Hình chữ nhật d- Hình thang.
Câu 3: Ký hiệu Sq là loại ren gì ?
a- Ren hình thang b- Ren tròn c- Ren vuông d- Ren hệ mét.
Câu 4: Phép chiếu xuyên tâm dùng để vẽ các hình biểu diễn mấy chiều?
a- Một chiều b- Hai chiều c- Ba chiều d- Bốn chiều.
Câu 5: Hình chiếu của hình cầu là các hình gì?
a- Hình chỏm cầu b- Là các hình tròn c- Hình đới cầu d- Hình cầu.
Câu 6: Đối với ren ngoài đường đỉnh ren được vẽ bằng nét gì?
a- Nét liền đậm b- Nét liền mảnh c- Nét đứt d- Nét gạch gạch.
Câu 7: Hình chiếu bằng có hướng chiếu từ đâu tới?
a- Từ trước tới b- Từ trái sang c- Từ trên xuống d- Từ phải sang
Câu 8: Ký hiệu LH là hướng xoắn nào của ren?
a-Hướng xoắn ngoài b- Hướng xoắn trong c- Hướng xoắn trái d- Xoắn phải.
Câu 9: Hình chiếu đứng của hình nón là hình gì?
a- Hình tròn b- Hình tam giá c c- Hình đa giác đều d-Tam giác vuông.
Câu 10: Hình cắt là hình biểu diễn vật thể ở phía nào của mặt phẳng cắt?
a- Phía trước mặt phẳng cắt b- Phía sau mặt phẳng cắt
b- Phía trên mặt phẳng cắt d- Phía dưới mặt phẳng cắt.
Câu 11: Hình chiếu cạnh được nằm ở vị trí nào trên bản vẽ kỹ thuật ?
a- Góc trên bên trái bản vẽ b- Bên phải hình chiếu đứng.
b- Bên dưới hình chiếu đứng d- Góc dưới bên phải bản vẽ.
Câu 12: Hình chiếu đứng của hình chóp đều là hình gì?
a- Hình tam giác đều b- Tam giác cân c- Tam giác vuông d- Hình vuông có 2 đường chéo.

PHẦN II: TỰ LUẬN ( 7 điểm )
Câu 1: Quy ước vẽ ren trục và ren lỗ khác nhau như thế nào? Giải thích các ký hiệu sau:
Tr 20 x 3 ; Sq 40 x 2 LH . ( 2 điểm ).
Câu 2:Cho các bản vẽ hình chiếu 1,2,3,4, của các vật thể A, B,C, D.
a- Đánh dấu ( x ) vào ô thích hợp của bảng 1 để chỉ rõ sự tương quan giữa các bản vẽ 1,2,3,4 với các vật thể A,
B, C, D. ( 1điểm ).
b-Hãy xác định các vật thể A, B, C, D được tạo thành từ các khối hình học nào bằng cách đánh dấu ( X ) vào
bảng 2 ( 1 điểm )
Vật thể
Bản vẽ
A B C D
Vật thể
Khối hình học
A B C D
1 Hình trụ
2 Hình nón cụt
3 Hình hộp
4 Hình chỏm cầu
Câu 3:Thế nào là bản vẽ kỹ thuật? Bản vẽ lắp được dùng để làm gì ? Nêu trình tự đọc bản vẽ lắp? (3 điểm)
1 2 4
3
Bảng 1 Bảng 2
MÔN: CÔNG NGHỆ 8 ( 2009- 2010)
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm ).
A/ Hãy khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu đúng nhất trong các câu sau:( 1,5đ)
Câu 1: Phép chiếu song song dùng để vẽ các hình biểu diễn mấy chiều ?
a. Một chiều b. Hai chiều c. Ba chiều d. Bốn chiều
Câu 2: Hình chiếu đứng được nằm ở vị trí nào trên bản vẽ kỹ thuật?
a. Bên trái hình chiếu cạnh b. Góc trên bên trái bản vẽ
c. Bên dưới hình chiếu bằng d. Góc dưới bên dưới bản vẽ

Câu 3: Đối với ren lỗ đường chân ren được vẽ bằng nét gì?
a. Nét đứt b. Nét liền đậm c. Nét liền mảnh d. Nét gạch gạch.
Câu 4: Kí hiệu Tr là của loại ren gì?
a. Ren hình thang b. Ren tròn c. Ren vuông d. Ren hệ mét.
Câu 5: Hình chiếu cạnh có hướng chiếu từ đâu tới?
a. Từ trước tới b. Từ trái sang c. Từ trên xuống d. Từ phải sang
Câu 6: Mặt nằm ngang của vật thể trên bản vẽ được gọi là “ mặt phẳng chiếu” gì?
a. Mặt phẳng chiếu đứng b. Mặt phẳng chiếu bằng
c. Mặt phẳng chiếu cạnh d. Mặt phẳng cắt
B/ Hãy chọn nội dung ở cột 1 nối với nội dung tương ứng ở cột 2 để thành câu đúng ghi vào cột KQ
( VD:1+a )
1 2 KQ
1 Hình chiếu của hình lăng trụ đều a Đều là hình tròn bằng nhau 1+
2 Hình chiếu của hình hộp chữ nhật b Hình biểu diễn kích thước, yêu cầu kỹ thuật,
khung tên
2+
3 Hình chiếu của hình chóp đều c Có một hình chiếu là tam giác đều, còn lại là
hình chữ nhật
3+
4 Bản vẽ chi tiết có các nội dung d Hình biểu diễn, kích thước, bản kê, khung tên 4+
5 Bản vẽ lắp gồm các nội dung đ Tất cả các hình chiếu đều là hình chữ nhật 5+
6 Hình chiếu của hình cầu có đặc điểm e Có một hình chiếu là hình vuông còn lại là
tam giác cân.
6+-
PHẦN II: TỰ LUẬN ( 7 điểm )
Câu 1: Quy ước vẽ ren trục và ren lỗ khác nhau như thế nào? Giải thích các ký hiệu sau:
Tr 20 x 3 ; Sq 40 x 2 LH . ( 2 điểm ).
Câu 2:Cho các bản vẽ hình chiếu 1,2,3,4, của các vật thể A, B,C, D.
a-Đánh dấu ( x ) vào ô thích hợp của bảng 1 để chỉ rõ sự tương quan giữa các bản vẽ 1,2,3,4 với các vật thể A, B,
C, D. ( 1điểm ).

b-Hãy xác định các vật thể A, B, C, D được tạo thành từ các khối hình học nào bằng cách đánh dấu ( X ) vào bảng
2 ( 1 điểm )
Vật thể
Bản vẽ
A B C D
Vật thể
Khối hình học
A B C D
1 Hình trụ
2 Hình nón cụt
3 Hình hộp
4 Hình chỏm cầu
Câu 3: Thế nào là bản vẽ kỹ thuật? Bản vẽ lắp dùng để làm gì? Nêu trình tự đọc bản vẽ lắp? (3 điểm)
1 2 4
3
Bảng 1 Bảng 2

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×