Tuần 19
Tiết 37,38
- LUYỆN ĐỀ: NHỚ RỪNG
ÔNG ĐỒ”
Bài 1: Trắc nghiệm
Câu 1: Hai bài thơ “Nhớ rừng”, “Ông đồ” được sáng tác vào khoảng thời gian nào?
A. Trước cách mạng tháng 8 năm 1945.
B. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
C. Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ.
D. Trước năm 1930.
Câu 2: Nhận xét nào nói đúng nhất những cảnh tượng được miêu tả đặc sắc trong bài thơ Nhớ rừng?
A. Cảnh núi rừng kỳ vĩ, khống đạt và bí hiểm.
B. Cảnh vườn bách thú tù túng, tầm thường và giả dối.
C. Cảnh đại ngàn bao la, rộng lớn
D. Gồm A và B
Câu 3: Nhận xét nào nói đúng nhất ý nghĩa của việc xây dựng hai cảnh tượng đối lập nhau trong Nhớ
rừng?
A. Để làm nổi bật hình ảnh con hổ.
B. Để gây ấn tượng đối với người đọc
C. Để làm nổi bật tình cảnh và tâm trạng của con hổ.
D. Để thể hiện tình cảm của tác giả đối với con hổ.
Câu 4: Hoài Thanh cho rằng” “Ta tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh
phi thường”. Theo em, ý kiến đó chủ yếu nói về đặc điểm gì của bài thơ Nhớ rừng?
A. Tràn đầy xúc cảm mãnh liệt.
C. Giàu hình ảnh.
B. Giàu nhịp điệu.
D. Giàu giá trị tạo hình.
Câu 5: Hai nguồn thi cảm chủ yếu trong sáng tác của Vũ Đình Liên là gì?
A. Lịng thương người và tình yêu thiên nhiên.
B. Tình yêu cuộc sống và tuổi trẻ
C. Tình yêu đất nước và nỗi sầu nhân thế
D. Lịng thương người và niềm hồi cổ.
Câu 6: Hai câu thơ “Giấy đỏ buồn không thắm – Mực đọng trong nghiên sầu” sử dụng biện pháp tu từ
gì?
A. So sánh
c. Nhân Hố
B. Hốn dụ
D. ẩn dụ
Câu 7: Hình ảnh ơng đồ ở hai khổ thơ đầu hiện ra như thế nào?
A. Được mọi người yêu quý vì đức độ
B. Được mọi người trọng vọng, tơn kính vì tài viết chữ đẹp.
C. Bị mọi người quên lãng theo thời gian
D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 8: Dòng thơ nào thể hiện rõ nhất tình cảnh đáng thương của ơng đồ?
A. Nhưng mỗi năm mỗi vắng – Người thuê viết nay đâu?
B. Năm nay hoa đào nở – Không thấy ông đồ xưa.
C. Ông đồ vẫn ngồi đấy – Qua đường không ai hay.
D.Những người muôn năm cũ – Hồn ở đầu bây giờ?
Câu 9: Hình ảnh nào trong khổ thơ đầu được lặp lại ở khổ thơ cuối của bài thơ?
A. Ông đồ
C. Mực tàu
B. Hoa đào
D. Giấy đỏ
Câu 10: Dòng nào nói đúng nhất tình cảm của tác giả gửi gắm trong hai câu cuối bài thơ ông đồ?
A. Cảm thương và ngậm ngùi trước cảnh cũ người xưa.
B. Lo lắng trước sự phai tàn của các nét văn hoá truyền thống.
C. ân hận vì đã thờ ơ với tình cảnh đáng thương của ơng đồ.
D. Buồn bã vì khơng được gặp lại ông đồ.
Bài 2: Giới thiệu về tác giả Thế Lữ và tác phẩm “Nhờ rừng”.
Bài 3: Nêu những nét chính về nghệ thuật của bài thơ.
Bài 4: Chứng minh rằng: “Đoạn 3 của bài thơ có thể coi là một bộ tranh Tứ bình lộng lẫy”.
Bài 5: Nhà phê bình văn học Hồi Thanh có nhận xét về thơ của Thế Lữ: “Đọc đôi bài, nhất là “Nhớ
rừng”, ta tưởng chừng như thấy những chữ bị xô đẩy, vị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường. Thế Lữ
như một thế tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng được”.
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Theo em, “Đội quân Việt ngữ” mà Hồi Thanh nói đến có thể gồm
những yếu tố gì?
Bài 6: Lập dàn ý cho đề sau: “Phân tích tâm trạng của con hổ trong bài “Nhờ rừng” của Thế Lữ.
Bài 7: Giới thiệu về Vũ Đình Liên và bài thơ “Ông đồ”.
Bài 8: Theo em, bài thơ “Ơng đồ” có những đặc sắc gì về nghệ thuật.
Bài 9: Phân tích cảm thụ các câu sau:
“Giấy đỏ buồn khơng thắm,
Mực đọng trong nghiên sầu”
“Lá vàng rơi trên giấy,
Ngồi trời mưa bụi bay”
“Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng,
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”
“Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm”
“Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm,
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”.
Đáp án:
Bài 1: A – D – C- A – D – C – B – C – A- A
Bài 2:1. Thế Lữ (1907 –1989) là người hai lần tiên phong trong văn học Việt Nam: người mở
đầu cho sự toàn thắng của phong trào Thơ mới và người xây dựng nền móng cho nền kịch nói nước
nhà.
2. Vai trị của Thế Lữ với thơ mới được Hoài Thanh xác nhận: “Độ ấy thơ mới vừa ra đời. Thế
Lữ như vầng sao đột hiện ánh sáng chói khắp cả trời thơ Việt Nam. Dẫu sau này danh vọng Thế Lữ có
mờ đi ít nhiều, nhưng người ta khơng thể khơng nhìn nhận cái cơng Thế Lữ đã dựng thành nền Thơ
mới ở xứ này. Thế Lữ không bàn về Thơ mới, không bênh vực Thơ mới, không bút chiến, không diễn
thuyết. Thế Lữ chỉ lặng lẽ, chỉ điềm nhiên bước vững vàng mà trong khoảnh khắc cả hàng ngũ thơ xưa
phải tan vỡ”.
3. Nhớ rừng được coi là thi phẩm tiêu biểu nhất của Thế Lữ . Mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn
bách thú, nhà thơ đã diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại giả dối, đọc bằng cảm xúc lãng mạn tràn đầy,
bằng sự hoà điều giữa thơ - nhạc – hoạ. Thông qua tâm sự của chúa sơn lâm, tác giả đã khơi gợi lòng
yêu nước thầm kín của người dân mất nước lúc bấy giờ. Là một trong những bài thơ hay nhất của Thơ
mới chặng đầu (1932 – 1935 ) góp phần đem lại chiến thắng cho Thơ mới. “Nhớ Rừng” là một bài thơ
8 chữ …..vần liền, vần bằng, trắc hoán vị đều đặn.
Bài 3: Sức hấp dẫn của bài thơ còn ở những giá trị nghệ thuật đặc sắc của nó, những giá trị tiêu
biểu cho Thơ mới ở giai đoạn đầu.
+ Cả bài thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn với mạch cảm xúc sôi nổi, mãnh liệt và trí tưởng tượng
phong phú, bay bổng. Chính cảm hưng lãng mạn này đã sản sinh ra những hình ảnh thơ giàu chất tạo
hình, đầy ấn tượng, đặc biệt là những chi tiết miêu tả vẽ đẹp hùng vĩ mà thơ mộng của núi rừng.
+ Bài thơ có những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng làm nên nội dung sâu sắc của tác phẩm.
Không phải ngẫu nhiên mà tác giả lại chọn hình thức “mượn lời con hổ ở vườn bách thú”. Hình tượng
con hổ – chúa sơn lâm – bị giam cầm trong cũi sắt là biểu tượng của người anh hùng bị thất thế sa cơ
mang tâm sự u uất đầy bi tráng. Cảnh rừng già hoang vu – giang sơn của chúa sơn lâm – là biểu tượng
của thế giới rộng lớn, khoáng đạt, thế giới của tự do, tương phản với hình ảnh chiếc cũi sắt nơi vườn
bách thú là biểu tượng của cuộc sống tù hãm, chật hẹp. Với những hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng đó,
nhà thơ nói lên tâm sự của mình một cách kín đáo và sâu sắc.
+ Ngơn ngữ và nhạc điệu phong phú, giàu sức biểu cảm. Sức mạnh chi phối ngôn ngữ và nhạc
điệu của bài thơ xét cho cùng vẫn là sức mạnh của mạch cảm xúc sơi nổi, mảnh liệt. Bài thơ đầy nhạc
tính, âm điệu dồi dào, cách ngắt nhịp linh hoạt ( có câu ngắt nhịp rất ngắn, có câu lại trải dài). Giọng
thơ khi thì u uất, dằn vặt, khi thì say sưa, tha thiết, hùng tráng, song tất cả vẫn nhất quán, liền mạch và
tràn đầy cảm xúc.
Bằng những vần thơ tràn đầy cảm xúc lãng mạn, bằng việc mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn bách
thú, bài Nhớ rừng đã diến tả sâu sắc nỗi chán ghét cảnh sống tù túng, tầm thường, giả dối và niềm khát
khao tự do mãnh liệt, từ đó gợi lên lịng u nước thầm kíncủa người dân mất nước thủơ ấy.
Bài 4: Đoạn 3 của bài thơ có thể coi như một bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy. Bốn cảnh, cảnh nào
cũng có núi rừng hùng vĩ, tráng lệ với con hổ uy nghi làm chúa tể. Đó là cảnh “những đêm vàng bên bờ
suối” hết sức diễm ảo với hình ảnh con hổ “say mồi đứng uống ánh trăng tan” đầy lãng mạn. Đó là
cảnh “ngày mưa chuyển bốn phương ngàn” với hình ảnh con hổ mang dáng dấp đế vương: “Ta lặng
ngắm giang sơn ta đổi mới”. Đó là cảnh “bình minh cây xanh nắng gội” chan hoà ánh sáng, rộn rã tiếng
chim đang ca hát cho giấc ngủ của chúa sơn lâm. Và đó là cảnh “Chiều lênh láng máu sau rừng” thật
dữ dội với con hổ đang chờ đợi mặt trời “chết” để “chiếm lấy riêng phần bí mật” trong vũ trụ. ở cảnh
nào núi rừng cũng mang vẻ đẹp hùng vĩ vừa thơ mộng, và con hổ nổi bật lên với tư thế lẫm liệt, kiêu
hùng, đúng là một chúa sơn lâm đầy uy lực.
Nhưng đó chỉ là dĩ vãng huy hoàng, chỉ hiện ra trong nỗi nhớ da diết tới đau đớn của con hổ. Một
loạt điệp ngữ :nào đâu, đâu những…. cứ lặp đi lặp lại, diễn tả thấm thía nỗi nhớ tiếc khn ngi của
con hổ đối với những cảnh khơng bao giờ cịn thấy nữa. Và giấc mơ huy hồng đó đã khép lại trong
tiếng than u uất: “- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”.
Bài 5: - Cần hiểu cách diễn đạt hình ảnh của Hồi Thanh:
- Khi nói “tưởng chừng thấy chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường” là Hoài
Thanh muốn khẳng định mạch cảm xúc sôi trào, mãnh liệt chi phối câu chữ trong bài thơ của Thế Lữ.
Đây chính là một trong những đặc điểm tiêu biểu của bút pháp thơ lãng mạn và cũng là yếu tố quan
trọng tạo nên sự lôi cuốn mãnh mẽ của bài Nhớ rừng.
- Khi nói “Thế Lữ như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh
không thể cưỡng được” tức là nhà phê bình khẳng định tài năng của tác giả trong việc sử dụng một
cách chủ động, linh hoạt, phong phú, chính xác và đặc biệt hiệu quả ngơn ngữ (tiếng việt) để có thể
biểu đạt tốt nhất nội dung của bài thơ.
- “Đội quân Việt ngữ” có thể bao gồm nhiều yếu tố như những từ ngữ, hình ảnh thơ (đặc biệt phải
kể đến những hình ảnh giàu chất tạo hình tả cảnh sơn lâm hùng vĩ gây cho người đọc ấn tượng đậm nét
về vẻ đẹp vừa phi thường tráng lệ, vừa thơ mộng),các cấu trúc ngữ pháp, thể loại thơ, ngữ điệu và nhạc
điệu phong phú, giàu sức biểu cảm (ấm điệu dồi dào, cách ngắt nhịp linh hoạt – có câu nhịp rất ngắn,
có câu lại trải dài). Điều này có thể nhận thấy rõ nhất qua đoạn 2 và 3 của bài thơ miêu tả cảnh núi rừng
hùng vĩ và hình ảnh con hổ trong giang sơn mà nó ngự trị.
Bài 6: A. Mở bài:
Giới thiệu bài thơ và hình tượng con hổ.
+ Bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ được viết năm 1934, in trong tập “Mấy vần thơ” (1935) “Nhớ
rừng” làm một trong những bài thơ vào hàng kiệt tác của Thế Lữ và của cả phong trào thơ mới.
+ Con hổ là hình tượng trung tâm của bài thơ. Mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú, tác giả
diễn tả niềm khao khát tự do mãnh liệt và tâm sự yêu nước của con người những ngày nô lệ.
B. Thân bài:
1. Tâm trạng của con hổ trong cảnh giam cầm ở vườn bách thú:
+ Niềm căm uất “ gậm một khối căm hờn trong cũi sắt” và nỗi ngao ngán “nằm dài trông ngày
tháng dần qua” (đoạn 1).
+ Tâm trạng chán trường và thái độ khinh biệt trước sự tầm thường, giả dối ở vườn bách thú
(đoạn 4).
2. Nỗi “nhớ rừng” da diết không nguôi của con hổ ( đoạn 2, 3 và 5):
+ Con hổ nhớ cảnh nước non hùng vĩ với tất cả những gì lớn lao, dữ dội, phi thường.
+ Con hổ nhớ tiếc về một “thuở tung hoành hống hách những ngày xưa” đầy tự do và uy quyền
của chúa sơn lâm.
C. Kết bài:
+ Tâm trạng của con hổ là một ấn dụ thể hiện một cách kín đáo tâm trạng của tác giả, cũng là tâm
sự yêu nước của những người Việt Nam thuở ấy: họ chán ghét cảnh sống tù túng, tầm thường của thực
tại nô lệ và khao khát tự do.
+ Tâm trạng ấy đã làm nên giá trị và sức sống lâu bền của bài thơ.
Bài 7: 1. Từ khi phong trào thơ mới ra đời ta thấy có thơ Vũ Đình Liên trên các báo. Người cũng
ca tình yêu như hầu hết mọi nhà thơ hồi bấy giờ. Nhưng hai nguồn thi cảm chính của người là lịng
thương người và tình hồi cổ. Người thương những cảnh thân tàn ma dại, người nhớ những cảnh cũ
người xưa. Có một lần hai nguồn cảm hứng ấy đã gặp nhau và đã để lại cho chúng ta một bài thơ kiệt
tác: Ông đồ. Ông đồ mỗi năm đến mùa hoa đào, lại ngồi viết thuê bên đường phố: “Ơng chính là cái di
tích tiều tuỵ đáng thương của một thời tàn” (Lời của Vũ Đình Liên trong thư gửi Hồi Thanh) ít khi có
bài thơ bình dị mà cảm động như vậy” (Thi nhân Việt Nam).
2. “Ông đồ” được viết theo thể ngũ ngơn. Nhưng đó khơng phải là loại ngũ ngơn tứ tuyệt như
Tụng giá hồn kinh sư của Trần Quang Khải hay Tĩnh dạ tứ của Lý Bạch mà là thơ ngũ ngôn nhiều
khổ, mỗi khổ 4 câu. Nét độc đáo của bài thơ này là tác giả khơng luận bàn, giải thích đời sự vắng bóng
của ơng đồ mà đặt ơng đồ trong dịng chảy thời gian, trong các tương quan đối lập để thể hiện tâm
trạng ngậm ngùi, thương cảm trước một lần văn hoá đã đi qua.
Bài 8:- Thể thơ ngũ ngôn được sử dụng, khai thác có hiệu quả nghệ thuật cao. Thể thơ này có
khả năng biểu hiện phong phú, có thể tự sự (kể chuyện), miêu tả, triết lý,… như nhiều thể thơ khác,
nhưng dường như thích hợp nhất với việc diễn tả tâm tình sâu lắng. Giọng chủ âm của bài thơ là trầm
lắng, ngậm ngùi, phù hợp với việc diễn tả tâm tư, cảm xúc của bài thơ.
- Kết cấu bài thơ giản dị mà chặt chẽ có nghệ thuật. Đó là kết cấu đầu cuối tương ứng và có hai
cảnh tượng tương phản sâu sắc cùng miêu tả ông đồ ngồi viết thuê bên hè phố ngày Tết; cách kết cấu
ấy đã làm nổi bật chủ đề bài thơ, thể hiện tình cảnh xuất thế, tàn tạ đáng buồn của ông đồ một cách đầy
ám ảnh.
- Ngôn ngữ bài thơ rất trong sáng, bình dị, đồng thời hàm súc, dư ba. Hình ảnh thơ cũng vậy,
khơng có gì tân kì, độc đáo, nhưng đầy gợi cảm. Chẳng hạn những câu “Giấy đỏ buồn không thắm –
Mực đọng trong nghiên sầu”, hoặc “Lá vàng rơi trên giấy – Ngoài trời mưa bụi bay”, có thể coi là tồn
bích, là ý tại ngơn ngoại. Chính vì chất lọc, tinh luyện mà bài thơ tuy chỉ có một hình thức bình dị,
khiêm nhường, đã có một sức truyền cảm nghệ thuật và sức sống mạnh mẽ, lâu dài.
Bài 9: Học sinh tự làm.
TUẦN 20
Tiết 39,40
- LUYỆN ĐỀ: “QUÊ HƯƠNG”
- LUYỆN ĐỀ : “KHI CON TU HÚ”
PHẦN 1: Luyện đề: “Quê hương”
I. Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm:
1.Ngay từ những sáng tác đầu tay, Tế Hanh cho thấy tâm hồn ông luôn gắn bó với q hương.
“Tơi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm. Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt
chốn quê hương. Người nghe như thấy cả những điều khơng hình sắc, khơng thanh âm như “mảnh hồn
làng”trên “cánh buồm giương”, như tiếng hát của hương đồng quyến rũ con đường quê nho nhỏ. Thơ
Tế Hanh đưa ta vào thế giới thật gần gũi thường ta chỉ thấy một cách mờ mờ, cái thế giới những tình
cảm ta đã âm thầm trao cho cảnh vật: sự mệt mỏi say sưa của con thuyền lúc trở về bến, nỗi khổ đau
chất chửa tên toa tầu nặng trĩu những buồn vui sầu tủi của một con đường. Tế Hanh ln nói đến những
con đường. Cũng phải. Trên những con đường nhưng lại biết bao bâng khuâng hồi hộp!
Nhưng Tế Hanh sở dĩ nhìn đời một cách sâu sắc như thế là vì người sẵn có một tâm hồn tha
thiết”.
2. Cũng giống như Nhớ rừng, Quê hương thuộc thể thơ 8 chữ nhưng đó là thể thơ 8 chữ xuất
hiện ở thời đại Thơ mới (khác với thể hát trước đây). So với hát nói, thể thơ 8 chữ trong Thơ mới
phóng khoáng hơn, tự do hơn. Qua bài thơ này, Tế Hanh đã dựng lên một bức tranh đẹp đẽ , tươi sáng,
bình dị về cuộc sống của con người và cảnh sắc của một làng quê ven biển bằng tình cảm quê hương
sâu đậm, đằm thắm.
II. Luyện tập
Câu hỏi và bài tập
1. Nhận định nào dưới đây nói đúng nhất tình cảm của Tế Hanh đối với cảnh vật, cuộc sống và
con người của quê hương ông?
A. Nhớ về quê hương với những kỉ niệm buồn bã, đau xót, thương cảm.
B. Yêu thương, trân trọng, tự hào và gắn bó sâu sắc với cảnh vật, cuộc sống và con người của
quê hương.
C. Gắn bó và bảo vệ cảnh vật,cuộc sống và con người của quê hương ông.
D. Cả A, B, C đều sai.
2. Dịng nào nói đúng nhất nội dung, ý nghĩa của hai câu đầu trong bài thơ?
A. Giới thiệu nghề nghiệp và vị trí địa lí của làng quê nhà thơ.
B. Giới thiệu vẻ đẹp của làng quê nhà thơ.
C. Miêu tả cảnh sinh hoạt lao động của người dân làng chài.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Hai câu mở đầu bài thơ có ý nghĩa gì đối với tồn bài?
3. Phân tích vẻ đẹp cảnh ra khơi đánh cá (từ câu 3 đến câu 8)
4. Tế Hanh đã so sánh “cánh buồm” với hình ảnh nào?
A. Con tuấn mã
C.Dân làng
B. Mảnh hồn làng
D.Q hương
Hình ảnh đó có ý nghĩa như thế nào?
5.Cảm nhận của nhà thơ trước cảnh thuyền về ?
6. Em cảm nhận như thế nào về câu cuối cùng của bài thơ:
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
7. Theo em đâu là những câu thơ hay nhất trong bài? Hãy phân tíc
Gợi ý
1.Đáp án B.
2.Đáp án A.
Hai câu đầu giới thiệu ngắn gọn “làng tôi”. Đây là hai câu thơ giản dị nhưng nếu thiếu lời giới
thiệu này, quê hương sẽ trở nên trừu tượng, thiếu sức truyền cảm.
3. Cảnh ra khơi đánh cá:
- Khung cảnh đẹp: trời yên biển lặng, báo hiệu một ngày tốt lành (chú ý các tính từ trong, nhẹ,
hồng)
- Nổi bật lên trong khơng gian ấy là hình ảnh chiếc thuyền:
+ Như con tuấn mã
+ Các từ gây ấn tượng mạnh: hăng, phăng, vượt,...nói lên sức mạnh và khí thế của con thuyền.
Cảnh tượng hùng tráng, đầy sức sống.
- Gắn liền với hình ảnh con thuyền là hình ảnh dân trai tráng ra khơi. Tất cả gợi lên một bức
tranh lao động khoẻ khoắn tươi vui. (chú ý, hồn thơ Tế Hanh trong bài thơ này khác với giọng buồn
thương thường gặp trong Thơ mới).
- Sự so sánh độc đáo:
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió ...
+ Các động từ : giương, rướn nói về sức vươn mạnh mẽ
+ Cách so sánh độc đáo: Ví cánh buồm giương to như mảnh hồn làng. Sự so sánh này khiến cho
người đọc nhận thấy cả hình xác và linh hồn sự vật. Tất cả gần gũi nhưng thiêng liêng cao cả.
+ Màu sắc và tư thế bao la thâu góp gió của con thuyền làm tăng thêm vẻ đẹp lãng mạn và bay
bổng của hình tượng
4. Đáp án B.
So sánh “cánh buồm”to như “mảnh hồn làng” là hay, đặc sắc. Cánh buồm biểu tượng cho hình
bóng và sức sống q hương. Nó tượng trưng cho sức mạnh, lao động sáng tạo, ước mơ về ấm no hạnh
phúc của q nhà. Nó cịn tiêu biểu cho chí khí và khát vọng chinh phục biển của đoàn trai tráng bơi
thuyền đi đánh cá.
5. Cảnh thuyền về qua cảm nhận của tác giả:
- Sự tấp nập đơng vui, sự bìmh n hạnh phúc đang bao phủ cuộc sống nơi đây.
- Hình ảnh con người được miêu tả rất đẹp: vừa khoẻ mạnh, vừa đậm chất lãng mạn. Họ như
những đứa con của Thần Biển.
- Con thuyền nghỉ ngơi nhưng phía sau cái im bến mỏi là sự chuyển động: Nghe chất muối thấm
dần trong thớ vỏ. Câu thơ có sự chuyển đổi cảm giác thú vị. Sự vật như bỗng có linh hồn.
Đoạn thơ cho thấy tình yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ.
6. Câu thơ cho thấy:
- Lúc nào quê hương cũng in sâu trong tâm trí nhà thơ.
- Câu thơ có vẻ đẹp giản dị như lời nói thường nhưng phải yêu quê hương đến mức nào mới có
cách nói như thế.
7. Học sinh chọn theo cảm nhận của mình, nhưng chú ý các câu:
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió ...
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xm.
Câu 8: Chứng minh rằng: Đọc bài thơ Quê h-ơng của Tế Hanh, chúng ta thấy rõ vẽ đẹp cuộc
sống làng chài cũng nh- tình yêu tha thiết của tác giả đối với quê h-ơng mình .
(Yêu cầu lập dàn ý viết bài).
Luận điểm 1: Vẻ đẹp của quê h-ơng.
+ Vị trí làng chài.
+ Cuộc sống của ng-ời dân làng chài:
Ra khơi.
Trở về.
+ Những thành viên của làng chài (vẻ đẹp, chiều sâu).
. Con ng-ời (những chàng trai).
. Chiếc thuyền .
Luận điểm 2: Tình yêu quê h-ơng của tác giả
Màu sắc
+ Nỗi nhớ
Có yêu mới nhớ -> có nguồn cảm hứng về bài thơ
H-ơng
+ Những cảm nhận sâu sắc về cái hồn của quê h-ơng làng chài -> Tạo nên mối giao hoà diệu kỳ
giữa con ng-ời với quê h-ơng. (Tình yêu quê h-ơng tha thiết: con ng-ời là một phần của quan hệ; quê
h-ơng ở trong con ng-ời).
=> Tình yêu quê h-ơng tha thiết vì tình yêu ấy khởi nguồn từ chữ Th-ơng, vì quê h-ơng làng
chài nghèo khó, vất vả của mình.
PHN 2: Luyn : Khi con tu hú”
I. Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm:
1. Tố Hữu (1920 – 2002) được coi là đỉnh cao của thơ trữ tình chính trị Việt Nam thời hiện đại.
Với ông, đường đến với cách mạng cũng là đường đến với thơ ca. Ông là “nhà thơ của lẽ sống lớn,
niềm vui lớn”. Sức hấp dẫn của thơ Tố Hữu, vì thế, trước hết xuất phát từ niềm say mê lý tưởng, từ
những khát vọng lớn lao: Thơ ta ơi hãy cất cao tiếng hát - Ca ngợi trăm lần Tổ quốc chúng ta.
2. Khi con tu hú được viết vào tháng 7- 1939 tại nhà lao Thừa Phủ (Huế). Đang say mê lý
tưởng, đang nhiệt tình dâng tất cả để tôn thờ chủ nghĩa, nhà thơ cảm thấy ngột ngạt trong cảnh giam
cầm. Nhưng với tinh thần cách mạng kiên trung, nhà thơ vẫn hướng về cuộc đời rộng lớn bằng tình
cảm thiết tha và khát vọng tự cháy bỏng.
3. Về phương diện nghệ thuật, bài thơ cho thấy lục bát thực sự là thể thơ sở trường của Tố
Hữu. Bài thơ giản dị thể hiện khả năng liên tưởng phong phú của nhà thơ và cách xây dựng hình ảnh
gợi cảm, nhuần nhị.
II. Luyện tập:
Câu hỏi và bài tập
1. Bài thơ được viết trong hoàn cảnh nào? Hoàn cảnh ấy có tác động như thế nào đến tâm hồn
người chiến sĩ - thi sĩ Tố Hữu?
2. Nhận định nào nói đúng nhất ý nghĩa của nhan đề bài thơ “Khi con tu hú”?
A.Gợi ra sự việc được nói đến trong bài thơ.
B. Gợi ra tư tưởng được nói đến trong bài thơ.
C. Gợi ra hình ảnh nhân vật trữ tình của bài thơ.
D. Gợi ra thời điểm được nói đến trong bài thơ.
3. Tìm những chi tiết nói về vẻ đẹp của mùa hè. Nét độc đáo trong cách cảm nhận của nhà thơ?
4. Điền cụm từ thích hợp nhất để hồn thành câu nhận xét về cảnh mùa hè được miêu tả trong 6
câu thơ đầu của bài thơ.
“Bằng tưởng tượng, nhà thơ đã khắc hoạ sinh động một bức tranh mùa hè...”
A. tràn ngập âm thanh
C. ảm đạm, ủ ê
B. có màu sắc tươi sáng
D. náo nức âm thanh và rực rỡ sắc màu
5. Phân tích tâm trạng của nhà thơ thể hiện trong 4 câu cuối. Từ đó em thấy ý nào dưới đây nói
đúng nhất tâm trạng đó?
A. Uất ức, bồn chồn, khao khát tự do đến cháy bỏng.
B. Nung nấu ý chí hành động để thốt khỏi chốn ngục tù.
C. Buồn bực vì chim tu hú ngồi trời cứ kêu.
D. Mong nhớ da diết cuộc sống bên ngoài.
6. Trong bài thơ, tiếng tu hú được nhắc đến mấy lần? Chỉ ra sự thay đổi tâm trạng của nhà thơ
khi nghe tiếng tu hú.
7. Các nhận định dưới đây về bài thơ đúng hay sai?
a. Bài thơ đã thể hiện sâu sắc tình yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do của người chiến sĩ
cách mạng trong cảnh tù đày.
A. Đúng
B. Sai
b. Bằng khả năng quan sát nhạy bén, Tố Hữu đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp trong
6 câu thơ đầu.
A. Đúng
B. Sai
8. Thời gian bị giam cầm ở nhà lao Thừa Phủ, Tố Hữu có một bài thơ khác là Tâm tư trong tù
viết tháng tư năm 1939. Bài thơ này mở đầu như sau:
Cô đơn thay là cảnh thân tù
Tai mở rộng và lịng sơi rạo rực
Tơi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức
Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu.
Em hãy chỉ ra điểm giống nhau về cảm hứng nghệ thuật của đoạn thơ này và bài thơ Khi con tu
hú.
Gợi ý
1. Tháng 4 – 1939, Tố Hữu bị bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế), sau đó bị chuyển sang nhà tù
Lao Bảo (Quảng Trị) và nhiều nhà tù khác ở Tây Nguyên. Tháng 3 – 1942, Tố Hữu vượt ngục và tiếp
tục tham gia hoạt động cách mạng. Hiểu hoàn cảnh ra đời bài thơ, ta sẽ hiểu rõ hơn tâm trạng của nhà
thơ.
Năm 1938, Tố Hữu đã từng có những vần thơ say sưa ngợi ca niềm vui khi bắt gặp lý tưởng cao
đẹp của chủ nghĩa Mác - Lê Nin:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tơi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim.
Đang hăm hở, hăng say hoạt động cách mạng thì bị bắt. Bởi thế, trong hồn cảnh tù đày, người
thanh niên ấy ln khao khát tự do, khao khát được “sổ lồng” để tiếp tục hoạt động. Những âm thanh
của cuộc đời vọng vào nhà tù đã khơi thức những dòng cảm xúc mãnh liệt của nhà thơ về chân trời tự
do. Khi tu hú gọi bầy cũng là lúc hè đến, người tù càng cảm thấy ngột ngạt trong cảnh giam cầm, càng
khao khát tự do đến cháy bỏng.
2. Đáp án D.
3. Cảnh mùa hè đến được miêu tả rất sinh động :
- Rộn rã âm thanh: âm thanh tu hú, âm thanh tiếng ve.
- Rực rỡ sắc màu: màu vàng của bắp, màu hồng của nắng.
- Hương vị: chín, ngọt.
- Không gian cao rộng và sáo diều chao lượn tự do,...
Cần chú ý các từ chỉ sự vận động của thời gian (đang chín, ngọt dần) sự mở rộng của không
gian (càng rộng, càng cao) sự náo nức của cảnh vật (đôi con diều sáo lộn nhào từng không).... một
mùa hè tràn đầy sinh lực.
Điều độc đáo là tất cả những cảm nhận ấy hiện lên trong tâm tưởng của nhà thơ qua âm thanh
tiếng tu hú. Những cảnh sắc đẹp đẽ của mùa hè cho ta thấy trí tưởng tượng hết sức phong phú của nhà
thơ. Đó là mùa hè đẹp đẽ, là khung trời tự do tràn đầy sức sống.
4. Đáp án D
5.Tâm trạng của nhà thơ trong 4 câu thơ cuối:
- Tiếng ve và âm thanh của cuộc sống tự do khiến nhà thơ cảm nhận sâu sắc sự ngột ngạt trong
cảnh ngục tù.
- Khát vọng tự do cháy bỏng.Câu thơ “Mà chân muốn đạp tan phịng, hè ơi!” là câu thơ muốn
phá tung xiềng xích. Giọng điệu thơ mạnh mẽ qua việc sử dụng m nhiều từ gây cảm giác mạnh (đập
tan, chết uất ), sự thay đổi nhịp thơ 6/2 ở câu 8 và 3/3 ở câu 9, màu sắc cảm thán (ôi, thôi, làm sao),...
- Đáp án A
6. Trừ nhan đề, trong bài thơ tác giả hai lần nhắc đến tiếng kêu của chim tu hú.
- Lần 1 (ở câu đầu): Gợi ra cảnh mùa hè đẹp đẽ, tràn đầy nhựa sống, khơi thức khát vọng tự do.
- Lần 2 (câu cuối): Tiếng chim khiến nhà thơ thấy bực bội, khổ đau, day dứt.
Nhưng cả hai lần tiếng chim đều vang lên như tiếng gọi của tự do.
7. a. Đáp án A
b. Đáp án B
8. Giống nhau:
- Tâm trạng buồn chán trong cảnh ngục tù.
- Lòng yêu đời tha thiết.
- Khát vọng tự do cháy bỏng.
Tuần 21
Tiết 41,42
- ÔN TẬP VĂN THUYẾT MINH
- LUYỆN ĐỀ “TỨC CẢNH PÁC BĨ”
Phần 1: Ơn tập văn thuyết minh
I. Kiến thức cơ bản:
1. Nắm vững kĩ năng thuyết minh về một danh lam thắng cảnh (bao gồm kĩ năng quan sát, thu
thập tài liệu và kĩ năng tổ chức bài văn)
2. Nắm lại một cách có hệ thống các kiến thức cơ bản về văn bản thuyết minh:
- Vai trò và tác dụng của VB thuyết minh trong đời sống.
- Những đặc điểm của văn bản thuyết minh.
- Những phương pháp thuyết minh.
- Những phương pháp thuyết minh thường được chú ý vận dụng.
- Các kĩ năng lập dàn ý và viết đoạn văn thuyết minh ở từng kiểu bài cụ thể.
II. Luyện tập:
Bài 1: đọc văn bản và trả lời câu hỏi:
(1) Hà nội có nhiều danh lam thắng cảnh. (2) Tuy nhiên nếu bạn là khách phương xa đến thăm
Hà Nội thì bạn nên dành thời gian đến thăm chùa Một Cột. (3) Chùa nằm ở trung tâm quận Ba Đình,
phía bên phải lăng Bác, trên một con phố nhỏ cùng tên: phố Chùa Một Cột.
(4) Xét về tổng thể, chùa như một bơng sen mọc lên trong lịng một cái hồ nhỏ. (5) Ngay giữa
chính lịng hồ, người ta xây một trụ đá lớn, đường kính 1,2 m, nhơ lên cao khỏi mặt nước 4m. (6) ở trên
khối đá lớn này là hệ thống các thanh giằng, xà đỡ chắc chắn cho một mặt phẳng hình vng mỗi chiều
dài 3m. (7) Trên là một toà lầu nhỏ, kiến trúc cổ mái cong. (8) ở trong toà lầu, người ta thờ Phật Bà
Quan Âm. (9) Để vào được chùa phải đi ngang qua một chiếc cầu thang bằng đá xây từ mép hồ. (10)
Trên cửa có đề ba chữ “Liên Hoa đài”. (11) Đây là tên đúng của chùa. (12) Tuy vậy, chúng ta thường
gọi đó là chùa Một Cột - đơn giản và thân thuộc.
(13) Nguồn gốc ra đời của chùa Một Cột rất thú vị. (14) Tương truyền rằng vua Lí Thái Tơng nằm
mơ thấy Phật Quan Âm ngự trên tồ sen nghìn cánh. (15) Nhà vua được Phật Bà dắt tay lên đài sen
đứng cạnh mình. (16) Vua đem giấc mộng kể cho các quan. (17) Bá quan trong triều đều cho đấy là
điềm lành và xin xây dựng một ngôi chùa thờ Quan Thế Âm. (18) Vì vậy, năm 1049 chùa được xây
dựng với kiến trúc đồ sộ, gọi là chùa Diên Hựu. (19) Chùa được xây dựng trong một hồ nước có tên là
hồ Linh Chiều. (20) ở giữa, nhà vua cho xây dựng một trụ đá lớn. (21) Phía trên xây đá tượng trưng
cho đài sen nghìn cánh. (22) Trên đó đặt một lầu cao, bên trong có tượng Phật Bà bằng đá quý. (23)
Vòng
quanh hồ là dãy hành lang. (24) Lại đào ao Bích Trì, mỗi bên đầu có cầu vồng bắc để đi qua. (25) Tất
cả hợp thành một quần thể kiến trúc thật quy mô, đồ sộ.
(26) Trải qua thời gian, chùa giờ khơng cịn tồn tại nữa. (27) Năm 1954, trước khi rút khỏi Hà
Nội, Pháp ra lệnh nổ mìn phá huỷ chùa. (28) Khi vào tiếp quản Thủ đô, chính quyền đã cho xây dựng
lại chùa với quy mơ nhỏ hơn, mơ phỏng hình ảnh chùa cũ. (29) Đến tháng 4 năm 1955, việc xây dựng
được hoàn tất. (30) Trong chùa có trồng một cây bồ đề mà Tổng thống Ấn Độ Pra-xát tặng Chủ tịch Hồ
Chí Minh. (31) Cả hai vị nguyên thủ đã cùng trồng cây bồ đề này. (32) Đến nay, nó đã trở thành một
cây đại thụ, tán lá vươn rộng che rợp cả khu vườn.
(33) Tuy chỉ là mơ hình thu nhỏ nhưng chùa Một Cột trở thành hình ảnh in sâu vào tâm linh mỗi
người dân Hà Nội. (34) Đây cũng là một di tích lịch sử có một khơng hai trên đất nước. (35) Ngay từ
năm 1962, chùa đã được Bộ Văn hố xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc.
a. Ngơi chùa được thuyết minh theo trình tự nào?
b. Các câu từ 13 đến 17 có thuộc VB tự sự khơng?
c. Yếu tố biểu cảm xuất hiện ở phần nào của VB? Có hợp lí và cần thiết khơng?
d. Phần MB và KB có quan hệ như thế nào?
e. VB đã huy động những kiến thức nào để giới thiệu về chùa Một Cột? Chỉ rõ câu văn có liên
quan.
Bài 2: a. Nêu yêu cầu của bài văn TM giới thiệu một danh lam thắng cảnh?
b. Dàn bài TM về một danh lam thắng cảnh?
c. Giới thiệu một danh lam thắng cảnh: Thủ đô Hà Nội (dàn ý)?
Bài 3: a. Nêu yêu cầu của bài văn TM một trò chơi?
b. Dàn bài TM một trò chơi?
c. Giới thiệu một trò chơi dân gian: Chi chi chành chành.
Bài 4: a. Nêu yêu cầu của BVăn TM một món ăn dân tộc?
b. Dàn bài TM một món ăn dân tộc?
c. Giới thiệu một món ăn dân tộc: Chả cá Hà Nội.
Gợi ý
Bài 1: a. Ngôi chùa được thuyết minh theo hai trình tự:
- Trình tự khơng gian: từ dưới lên trên, từ chính giữa mở rộng ra xung quanh (từ câu 4-10, từ câu
19-25).
- Trình tự thời gian: từ thời nhà Lí đến ngày nay (từ câu 18-32).
b. Từ câu 13-17 khơng thuộc kiểu VB tự sự vì nó không nhằm kể chuyện mà nhằm cung cấp tri
thức về nguồn gốc của chùa, đồng thời giải thích đặc điểm cấu tạo của chùa: Có thờ Phật Bà Quan Âm,
có những kiến trúc bằng đá trông giống đài sen,…
c. Yếu tố biêủ cảm xuất hiện chủ yếu ở phần kết bài. Sự xuất hiện của yếu tố này là cần thiết. Đây
là TM về một danh lam thắng cảnh – TM về cái đẹp trên quê hương đất nước nên cho phép bộc lộ tình
cảm, sự rung động của người TM ở mức độ nhất định. Điều này khiến cho VB TM thêm hấp dẫn.
d. Phần MB giới thiệu về chùa Một Cột. Phần KB vừa là tổng hợp của phần TB vừa ngầm giải
thích lí do vì sao ở phần MB lại khuyên người ta đến thăm chùa. Bài TM vì thế có sự hơ ứng, tạo ra sự
liền mạch và mối quan hệ chặt chẽ giữa các phần trong bài.
e. Các kiến thức được sử dụng để viết:
- Truyền thuyết dân gian: từ câu 13 – 17.
- Kiến thức lịch sử: câu 18, từ câu 27 – 31.
- Kiến thức về kiến trúc: từ câu 4 -10, từ câu 19 – 25.
Bài 2:
a. Yêu cầu: Muốn viết bài văn giới thiệu danh lam thắng cảnh thì phải:
- Tra cứu sách vở.
- Đến nơi tham quan, quan sát, hỏi han những người hiểu biết để có kiến thức đáng tin cậy về nơi
ấy.
- Bài giới thiệu nên có bố cục đủ 3 phần.
- Bài giới thiệu dựa trên cơ sở kiến thức đáng tin cậy về nơi được giới thiệu.
- Lời văn chính xác và biểu cảm.
- Lời giới thiệu ít nhiều có kèm theo miêu tả, bình luận thì sẽ hấp dẫn hơn.
b. Dàn bài TM một danh lam thắng cảnh:
Mở bài: Giới thiệu danh lam thắng cảnh (thường bằng một câu định nghĩa: chỉ ra đặc điểm)
Thân bài:
- Nêu vị trí của danh lam thắng cảnh.
- Nêu lịch sử hình thành của danh lam thắng cảnh (hoặc xuất xứ của tên gọi).
- Nêu các phần của danh lam thắng cảnh.
- Miêu tả DLTC.
- Nêu đặc điểm của DLTC.
Kết bài: Lời đánh giá nhận xét về DLTC.
c. VB TM một danh lam thắng cảnh: Thủ đô Hà Nội (dàn ý).
MB: Theo tài liệu TG nghiên cứu lịch sử các thủ đô ở vùng Nam á như Viên Chăn, Phnơmpênh,
Băng Kơc, Kualalămpua, Giakacta,… thì trong số các thủ đơ, Hà Nội là thủ đô nhiều tuổi hơn cả.
TB:
- Vị trí: Thủ đơ Hà Nội thuộc đồng bằng sơng Hồng, phía bắc giáp tỉnh Vĩnh Phúc và Thái
Nguyên, phía tây giáp tỉmh Vĩnh Phúc, phía đơng giáp tỉnh Bắc Ninh và Hưng n, phía nam giáp tỉnh
Hồ Bình.
- Xuất xứ tên gọi: Thủ đô HN ngày nay xuất hiện trong lịch sử Việt Nam chính thức vào năm
1010 (mùa thu tháng 7 năm canh tuất) với tên gọi Thăng Long. Nhà vua đã quyết định dời đô từ Hoa
Lư về thành Đại La. Khi đoàn thuyền của nhà vua vừa cập bến sơng Nhị (sơng Hồng), có rồng vàng
hiện
ra, thấy điềm lành, vua Lí cho đổi tên Đại La thành Thăng Long (Rồng bay lên), nay là HN. HN được
sông Hồng và các phụ lưu bồi đắp tạo nên. Do đó, HN gắn với sơng Hồng mật thiết như con với mẹ.
Xưa kia người ta đã gọi sông Hồng là sông Cái – sông Mẹ. Tên gọi Hà Nội có nghĩa là vùng đất bên
trong sơng.
- Các điểm tham quan du lịch ở HN:
+ Chùa Một Cột: Là di tích lâu đời của HN, tên chữ là Diên Hựu, có nghĩa là phúc lành dài lâu.
Chùa ở phía tây thành phố, xây dựng năm 1049 thời vua Lí Thái Tơng.
+ Hồ Tây - Đường Thanh Niên – Chùa Trấn Quốc: là một quần thể cảnh đẹp ở phía tây bắc thành
phố. Có thể ví đường Thanh Niên như một cái cầu bắc ngang hai hồ nước, một bên là Hồ Tây, một bên
là hồ Trúc Bạch.
+ Hồ Hồn Kiếm và Đền Ngọc Sơn: nằm ở vị trí trung tâm thành phố, giống như một lẵng hoa
giữa lòng HN. Hồ gắn với truyền thuyết trả gươm của vua Lê Thái Tổ.
+ Vườn thú và công viên Thủ Lệ: ở phía tây thành phố, trên một khu đất rộng hơn 30 ha, có hồ
nước, có thế đất tự nhiên như hình rồng lượn.
+ Chợ Đồng Xn: đã có hơn 100 năm, là chợ lớn nhất HN, nơi hội tụ sản vật trên rừng dưới biển
của cả nước. Chợ Đồng Xuân là chiến luỹ oanh liệt của các chiến sĩ cảm tử bảo vệ HN năm 1946.
+ Phố cổ – Phố Nghề: đặc điểm chung của các phố cổ HN là nhiều tên phố bắt đầu bằng chữ
“Hàng”, tiếp đó là một từ chỉ một nghề nghiệp nào đó. VD: Hàng Đào, Hàng Thiếc, Hàng Mã,…
KB: Lới đánh giá danh lam thắng cảnh.
- Thủ đô HN là trung tâm văn hố chính trị của cả nước.
- Với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, HN còn là một trung tâm du lịch thu hút khách tham
quan trong và ngoài nước.
Bài 3:
a. Yêu cầu:
- Trước tiên phải quan sát, tìm hiểu kĩ đặc điểm, đối tượng và cách chơi.
- Khi trình bày, cần giới thiệu lần lượt đặc điểm của trò chơi, những đối tượng chơi và nói rõ cách
chơi để cho người đọc hiểu được.
- Bố cục bài viết nên có đủ các phần: MB, TB, KB.
c. Dàn bài thuyết minh một trò chơi:
MB: Giới thiệu trò chơi. (thường bằng một câu định nghĩa: qui sự vật được định nghĩa vào loại
của nó, chỉ ra đặc điểm hoặc cơng dụng riêng.)
TB: Nêu đặc điểm, đối tượng của trò chơi và cách chơi.
KB: Lời nhận xét về trò chơi.
c. Giới thiệu một trò chơi dân gian: chi chi chành chành.
MB: Giới thiệu trò chơi: Trò chơi dân gian là vốn quý của dân tộc, đã từng gắn liền với đời sống
lao động, các cuộc hội hè và đình đám của nhân dân, nhất là đem lại niềm vui cho trẻ nhỏ.
TB:
- Đặc điểm của trò chơi: trò chơi tập thể, luyện nhanh nhẹn, phản xạ, khơng địi hỏi phải có sân
chơi.
- Đối tượng chơi: nhi đồng, thiếu niên.
- Cách chơi: một người xoè bàn tay ra, các người khác giơ một ngón trỏ ra đặt vào lịng bàn tay
đó. Người chơi đọc nhanh bài đồng dao:”chi chi chành chành, cái đanh thổi lửa, con ngựa chết trương,
tam vương ngũ đế, chấp chế đi tìm, ù à ù ập, đóng sập cửa vào.” Đến chữ cuối cùng của bài đồng dao,
người chơi nắm tay lại, còn mọi người thì cố rút tay ra thật nhanh. Ai rút khơng kịp, bị người chơi nắm
trúng thì phải xoè tay, đọc bài đồng dao trên cho những người khác chơi.
KB: Lời nhận xét: Trò chơi dân gian vừa thể hiện sức sáng tạo, lạc quan của người lao động, vừa
là phương tiện giải trí thoải mái sau những giờ phút mệt nhọc hoặc bày tỏ niềm vui được mùa, chiến
thắng thiên nhiên. Đặc biệt là những bài đồng dao kèm theo sẽ làm trị chơi hứng thú và đọng mãi trong
kí ức tuổi thơ mỗi người.
Bài 4: Thuyết minh một món ăn mang bản sắc dân tộc:
a. Yêu cầu:
- Trước tiên phải quan sát, tìm hiểu kĩ nguyên vật liệu và cách chế biến món ăn.
- Khi trình bày, cần giới thiệu lần lượt khâu chuẩn bị nguyên liệu, nói rõ cách thực hiện và yêu
cầu kĩ thuật của nó, sao cho người đọc hiểu.
- Bố cục bài viết nên có đủ các phần: MB, TB, KB.
b. Dàn ý TM một món ăn mang bản sắc dân tộc:
MB: Giới thiệu ngắn gọn: (thường bằng một câu định nghĩa: qui sự vật được định nghĩa vào loại
của nó, chỉ ra đặc điểm hoặc công dụng riêng.)
TB: Giới thiệu nguyên liệu, cách thực hiện, yêu cầu kĩ thuật.
KB: Lời nhận xét về món ăn.
c. Thuyết minh một món ăn mang bản sắc dân tộc: Chả cá HN.
MB: Giới thiệu món ăn: Sức sống mãnh liệt của món ăn đặc sản này đã được chứng minh bằng một sự
kiện không ai phủ nhận: một tên phố của Hà Nội phải bỏ đi (phố Hàng Sơn) để lấy tên món ăn này đặt
tên cho phố đó: Phố Chả Cá.
TB:
- Xuất xứ tên gọi: Sự nhường tên đó đã diễn ra cách đây gần 100 năm. Có thể coi đó cũng là tuổi
của món chả cá HN, mà cơng khai sáng thuộc về gia đình họ Đoàn ở số nhà 14. Để khách dễ nhớ nhà
hàng của mình, họ Đồn có sáng kiến bày tượng ơng Lã Vọng cầm cần câu và xách xâu cá ngay ở
ngồi cửa hàng. Vì vậy mà hình thành tên gọi chả cá Lã Vọng.
- Cách thực hiện:
+ Chuẩn bị: Để thưởng thức món ăn cầu kì này, xin mách nhỏ các bạn: nếu chỉ có ít thời giờ
muốn ăn vội để đi cơng việc thì khơng nên ăn chả cá. Một khi bạn đã ngồi vào bàn, nhà hàng lần lượt
bày trước lên bàn các thứ phụ trợ: bát mắm tôm vắt chanh đánh nổi bọt trắng, điểm mấy lát ớt đỏ tươi
lại được nhỏ thêm vài giọt rượu cho thơm. Đĩa lạc rang đã sát vỏ lộ một màu vàng óng, hạt đều tăm
tắp. Cạnh đó là đĩa bún sợi nhỏ mượt, trắng phau. Rau thơm, rau mùi, thì là xanh mượt, hành củ tước
nhỏ trắng toát như cánh hoa huệ.
+ Thực hiện: Khúc dạo đầu với những mùi vị và sắc màu như vậy thật gợi cảm biết bao. Khách
sẵn
lịng chờ đợi đến lượt món chính ra mắt. Đây rồi, nhà hàng đã bê ra cái hoả lò than đặt lên bàn,
chảo mỡ trên hoả lị đang sơi sèo sèo. Những cặp chả cá đã nướng trong bếp được đưa lên, gỡ ra cho
vào chảo mỡ để khách tự gắp vào bát cho nóng.
KB: Lời nhận xét: Bây giờ Hà Nội có nhiều nhà hàng bán chả cá, chất lượng và chả cá cũng như
nhà hàng Lã Vọng. Vậy các bạn có thể tiện đâu dùng đấy.
Phần 2: Luyện đề “Tức cảnh Pác Bó”
I. Kiến thức cơ bản:
1. Bài thơ được sáng tác vào thàng 2 – 1941, sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, BHồ trở về TQ.
Trước mắt là những gian nan thử thách. Tương lai còn mờ mịt. Hiện tại là cuộc sống đầy gian khổ ở
trong một hang nhỏ, sát biên giới. Nguồn thực phẩm chủ yếu là ngô, măng rừng. Bàn làm việc là phiến
đá bên bờ suối cạnh hang. Cần hiểu đúng những yếu tố này để thấy hết ý nghĩa của giọng điệu vui –
nhẹ – “sang” của bài thơ.
2. Hiện thực cuộc sống gian khổ bỗng trở thành thi vị, nên thơ trong cảm nhận của Bác. Từ đó
nhận ra vẻ đẹp của tâm hồn Bác: ung dung, lạc quan vượt lên mọi thử thách, gian khổ của cuộc sống –
vẻ đẹp của người chiến sĩ trong cốt cách của một thi sĩ.
3. Bthơ là sự kết hợp của vẻ đẹp cổ điển và hiện đại. Thể thơ Đường luật được sử dụng một cách
tự nhiên thanh thoát.
II. Luyện tập:
1. Thống kê những h/ả của thiên nhiên và nêu rõ mối q/hệ của các h/ả này với n/vật trữ tình trong
bthơ.
2. Có mấy cách hiểu về 3 chữ “vẫn sẵn sàng” ở câu thứ 2? Em chọn cách hiểu nào? Vì sao?
3. Em có cảm nhận ntn về giọng điệu riêng và tinh thần chung của bthơ? Những ytố nào giúp em
cảm nhận được như vậy?
4. Qua bthơ, một mặt, có thể thấy cuộc sống của HCM ở PBó thật gian khổ, nhưng mặt khác, lại
thấy Người rất vui, coi đó là “sang”. Em gthích điều đó ntn? Từ đó em hiểu HCM là người thế nào?
5. Hãy sưu tầm và ghi chép lại những câu thơ nói về niềm vui với cái nghèo, vui vì sống hồ với
th/nhiên của Bác cũng như của các nhà thơ khác. Tìm hiểu sự giống và khác nhau giữa các câu thơ đó.
Gợi ý
1. Trong bthơ đầy ắp những h/ả th/nhiên. Thiên nhiên là không gian sinh hoạt của con người ở
mọi thời điểm: “sáng ra bờ suối, tối vào hang”. Th/nhiên là nguồn lương thực, thực phẩm của con
người: “cháo bẹ, rau măng”- gợi nhớ câu thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Thu ăn măng trúc, đông ăn
giá”. Thú vị nhất là th/nhiên trở thành vật dụng sinh hoạt: “bàn đá” để người c/sĩ CM “dịch sử Đảng”.
Thiên nhiên
dường như bao bọc, có mặt trong mọi sinh hoạt và hành động của con người.
Theo một chiều ngược lại, con người dường như cũng rất ung dung, giao hồ với th/nhiên, xem
th/nhiên như ngơi nhà thân thuộc của mình. Giữa người và cảnh vì thế có mối quan hệ thật thắm thiết,
giao hồ.
2. Có 2 cách hiểu:
- Cách thứ nhất: chủ thể của “sẵn sàng ”là con người. Khi đó ý của tồn câu thơ sẽ là: dù phải tồn
tại trong hồn cảnh khó khăn nhưng tinh thần vẫn khơng vì thế mà bng xi, mỏi mệt, trái lại
vẫn rất tráng kiện, hăm hở trong công việc – “vẫn sẵn sàng”.
- Cách thứ hai: chủ thể của “sẵn sàng ”là “cháo bẹ, rau măng”. “Sẵn sàng ” ở đây có nghĩa là
nhiều, là dư dả, là vẫn sẵn có đến mức dư thừa. Hiểu theo cách này, trong lời thơ như ẩn hiện một nụ
cười hóm hỉnh, đùa vui. Nói khó khăn bằng bthơ như thế cho thấy bản lĩnh, khả năng chiến thắng mọi
thử thách của hoàn cảnh của người c/sĩ CM. ở cách hiểu thứ 2, sự “sẵn sàng” của con người vẫn hiện
diện nhưng là ẩn tàng trong cách nói vui đùa, hóm hỉnh. Cách hiểu này gần với phong cách của HCM
hơn, bởi ở Người, cái bản lĩnh, sự vững vàng của người c/sĩ ít khi bộc lộ trực diện mà thường ẩn rất sâu
trong lời thơ.
3. Cần đọc kĩ để thấy rõ giọng điệu riêng và tinh thần chung của bthơ. Trong khi đọc, cần cố gắng
thể hiện giọng điệu thoải mái, thể hiện tâm trạng sảng khoái của n/vật trữ tình. Đồng thời chú ý ngắt
nhịp cho đúng, nhất là ở câu 2, 3 của bthơ.
Bài “Tức cảnh PBó” được sáng tác theo thể thất ngơn tứ tuyệt. Một mặt nó vẫn tuân thủ khá chặt
chẽ quy tắc và theo sát mơ hình cấu trúc chung của một bài tứ tuyệt, mặt khác tốt lên một cái gì thật
phóng khống, mới mẻ. Bằng 4 câu thơ tự nhiên, bình dị, bthơ thể hiện một giọng điệu thoải mái, pha
chút vui đùa hóm hỉnh, tốt lên cảm giác vui thích, sảng khối.
Hai câu đầu của bthơ ngắt nhịp 4/3 tạo thành 2 vế sóng đơi, thể hiện một giọng điệu thoải mái,
cho thấy Bác sống ung dung, nề nếp, hoà điệu nhịp nhàng với đời sống núi rừng. Câu thơ thứ 2 vẫn nối
tiếp mạch cảm xúc gợi ra từ câu đầu: “Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”. ở đây có thêm nét đùa vui:
lương thực, thực phẩm luôn sẵn sàng, thật đầy đủ, đầy đủ tới mức dư thừa. Nếu câu thứ nhất nói về
việc ở, câu thứ 2 nói về việc ăn thì câu 3 nói về sự làm việc: “Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”. Tất
cả đều miêu tả chân thực sinh hoạt hằng ngày của Bác ở PBó. Tgiả khơng che giấu sự gian khổ (thức
ăn chỉ có
cháo ngơ và rau măng, bàn làm việc là 1 tảng đá chông chênh) nhưng qua giọng điệu, từ ngữ, hình ảnh
thơ và cách nói của Người, ta vẫn thấy toát lên niềm vui to lớn, chân thật, hiển nhiên của Bác. Câu kết
của bthơ nêu lên một nhận xét tổng quát: “Cuộc đời CM thật là sang”. Sang là sang trọng, tức là không
chỉ dồi dào, giàu có về vật chất mà cịn là cao quý, đáng kính trọng. Chữ “sang” ở cuối bài thơ đúng là
đã kết tinh và toả sáng tinh thần của tồn bài thơ.
4. Qua bthơ, một mặt, có thể thấy csống của HCM ở PBó thật gian khổ nhưng mặt khác, lại thấy
Người rất vui, coi đó là “sang”. Có thể gthích điều đó như sau:
Những ngày ở PBó tuy rất gian khổ, thiếu thốn nhưng Bác vẫn vui vì nhiều năm bơn ba khắp năm
châu bốn bể tìm đường cứu nước, nay Người được trở về sống trên mảnh đất TQ, trực tiếp lãnh đạo
cuộc CM để cứu dân, cứu nước. Đbiệt, Bhồ cịn rất vui vì Người tin rằng thời cơ gphóng dtộc đang tới
gần. Ước mơ của Người sắp trở thành hiện thực. So với niềm vui đó thì những khó khăn gian khổ trước
mắt trong sinh hoạt hàng ngày chẳng có nghĩa lí gì. Ngược lại, chúng trở thành sang trọng, vì đó là cđời
CM. Với Bác, làm cách mạng, cứu dân, cứu nước là niềm vui, là lẽ sống. Hơn nữa, dường như trong
con người HCM ln sẵn có cái “thú lâm tuyền” (tức niềm ham thích được sống ở chốn núi rừng, được
sống hồ hợp cùng th/nhiên cây cỏ.) Điều này không những thể hiện tong sáng tác mà còn thể hiện
trong cách sống hằng ngày của Người. Từ đó có thể hiểu HCM có tấm lịng u nước thiết tha, có tinh
thần kiên cường, bất chấp mọi khó khăn gian khổ, ung dung tự tại trong mọi tình huống, và ln sống
hồ hợp với th/nhiên.
5. Có thể sưu tầm một số câu thơ của Bác và của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm. Chỉ ra :Giống nhau: Yêu thiên nhiên, sống gần gũi, giao hoà cùng thiên nhiên.- Khác nhau: Người xưa sống
như một ẩn sĩ xa lánh cõi đời. Bác Hồ tuy vui với “thú lâm tuyền” nhưng không phải là ẩn sĩ, lánh đời
thoát tục mà là một chiến sĩ suốt đời chiến đấu không mệt mỏi cho sự nghiệp cứu nước cứu dân.
TUẦN 22
Tiết 43,44
- Giới thiệu Hồ Chí Minh và “Nhật kí trong tù”
- Luyện đề: “Ngắm trăng” , “Đi đường”
- B i tp v cõu nghi vn, câu cầu khiến.
Phần1:Luyn đề: “Ngắm trăng” , “Đi đường”
I. Về tập “Nhật kí trong tù”:
1. Tập thơ “Nhật kí trong tù” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
A. Khi Bác đang hoạt động cách mạng ở Pháp.
B. Khi Bác bị giam trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch.
C. Khi Bác ở Việt Bắc lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp.
D. Khi Bác ở Hà Nội lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mĩ.
2. “Nhật kí trong tù” sáng tác bằng chữ gì?
A. Chữ Hán
C. Chữ quốc ngữ
B. chữ Nôm
D. Chữ Pháp
***Giáo viên nhấn mạnh về hoàn cảnh ra đời của tập thơ và giới thiệu khái qt về “Nhật kí trong tù”.
Tập thơ có nhan đề là “Ngục trung nhật kí”, gồm 133 bài thơ chữ Hán, phần lớn là thơ tứ tuyệt. Tập
thơ đã phản ánh một dũng khí lớn, một tâm hồn lớn, một trí tuệ lớn của người chién sĩ vĩ đại. Ở đó, ta
thấy một ngịi bút vừa hồn nhiên, giản dị, vừa hàm súc, sâu sắc; chất tình và chất thép,màu sắc cổ điển
và tính chất hiện đại kết hợp một cách hài hồ.
“Nhật kí trong tù” có tác dụng bồi dưỡng lịng u nước, tình nhân ái và nhân sinh quan cách
mạng cho thế hệ trẻ chúng ta.
Trong bài thơ “Đọc thơ Bác”, thi sĩ Hồng Trung Thơng viết:
“ Ngục tối trái tim càng cháy lửa,
Xích xiềng khơng khố nổi lời ca.
Trăm sơng nghìn núi chân khơng ngã,
u nước, yêu người, yêu cỏ hoa.”
II. Luyện đề “Ngắm trăng”
1. Bài “Ngắm trăng” thuộc thể thơ gì?
A. Lục bát
C. Song thất lục bát
B. Thất ngôn tứ tuyệt
D. Thất ngôn bát cú
2. Câu “Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào”là kiểu câu gì?
A. Câu trần thuật
C. Câu cầu khiến
B. Câu nghi vấn
D. Cả A, B, C đều sai
3. Nối các từ phiên âm chữ Hán ở cột A với các từ dịch nghĩa tiếng Việt tương ứng ở cột B.
A
B
1.lương tiêu
a.ngắm
2.vô
b.nhà thơ
3.song
c.trăng sáng
4.vọng
d.cửa sổ
5.thi nhân
e.cảnh đêm đẹp
6.tửu
g.không
7.minh nguyệt
h.rượu
4. Dịng nào nói đúng nhất hồn cảnh ngắm trăng của Bác?
A. Trong khi đang đàm đạo việc quân trên thuyền.
B. Trong đêm khơng ngủ vì lo lắng cho vệnh mệnh đất nước.
C. Trong nhà tù thiếu thốn không rượu cũng không hoa.
D. Trên đường đi hiu quạnh từ nhà tù này sang nhà tù khác.
Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác có gì khác thường?
5. Câu thơ “Đối thử lương tiêu nại nhược hà?” nói gì về tâm trạng của chủ thể trữ tình?
A. Xao xuyến, bồi hồi
C. Buồn bã, chán nản
B. Mừng rỡ, niềm nở
D.Bất bình giận dữ.
6. Hai câu thơ: “Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt - Nguyệt tịng song khích khán thi gia” sử
dụng biện pháp nghệ thuật gì?
A. Ẩn dụ
C. So sánh
B. Hốn dụ
D. Đối xứng
Hãy chỉ ra hiệu quả nghệ thuật của nó.
7. Nhận địmh nào nói đúng nhất về hình ảnh Bác Hồ qua bài thơ “Ngắm trăng”?
A. Một con người có khả năng nhìn xa trơng rộng.
B. Một con người có bản lĩnh cách mạng kiên cường.
C. Một con người yêu thiên nhiên lạc quan.
D. Một con người giàu lịng u thương.
8. Có người cho rằng, Nhật kí trong tù là “cuộc vượt ngục về tinh thần” của Bác. Em có đồng ý với ý
kiến ấy khơng? Hãy chỉ ra điều đó trong bài thơ này.
9. Trình bày ngắn gọn về nội dung và đặc điểm nghệ thuật của bài thơ “Ngắm trăng”.
10. Sưu tầm một số câu thơ viết về trăng của Bác trong Nhật kí trong tù.
Gợi ý
4. Thơng thường người ta chỉ ngắm trăng trong hoàn cảnh thảnh thơi, tâm hồn thư thái. Bác Hồ của
chúng ta lại ngắm trăng trong một hoàn cảnh khác thường: trong nhà tù Tưởng Giới Thạch. Vì thế, câu
thơ đầu cho thấy điều kiện “thưởng nguyệt”: không rượu, khơng hoa. Nhưng chính trong điều kiện ấy,
ta mới thấy tâm hồn Hồ Chí Minh đích thực là tâm hồn của một nghệ sĩ lớn.
5. Câu thơ thứ 2 dịch chưa thật sát mặc dù người dịch là một nhà Hán học uyên thâm. Dịch sát câu
này là: “Trước cảnh đẹp đêm nay, biết làm thế nào?” (nại nhược hà). Biết làm thế nào nói lên sự bối rối
rất nghệ sĩ của Bác. Cịn nếu nói khó hững hờ thì chưa làm nổi rõ sự nhạy cảm trong tâm hồn nghệ sĩ
Hồ Chí Minh.
6. - Hai câu 3 - 4 sử dụng phép đối: đối trong từng câu và đối hai câu với nhau.
nhân > < nguyệt (câu 3)
nguyệt > < thi gia (câu 4)
nhân > < nguyệt (đầu câu 3 và đầu câu 4)
minh nguyệt > < thi gia (cuối câu 3 và cuối câu 4)
Ngoài ra, hai từ song, hai từ khán ở hai câu và cùng vị trí (3,5) đã tạo nên sự hơ ứng giữa trăng
và người.
- Hiệu quả nghệ thuật:
+ Sự hô ứng, cân đối của hai câu thơ diễn tả mối quan hệ gắn bó, tri kỷ giữa trăng và người, cả
hai cùng hướng về nhau, say nhau (ngắm).
+ Tạo nên hai không gian (trong cửa sổ - ngoài cửa sổ)
bên trong tăm tối, bên ngoài đẹp đẽ.
Con người đang hướng về trăng tức là hướng tới khung cảnh thơ mộng, bầu trời tự do.
8. Nhận xét này chính xác: song sắt nhà tù trở nên vơ nghĩa. Nhà tù có thể giam cầm Hồ Chí Minh
về thể xác nhưng khơng thể nào giam hãm tinh thần tự do của Bác.
9. - Ngắm trăng (Vọng nguyệt) là một thi phẩm đặc sắc trong Nhật ký trong tù. Với người tù Hồ Chí
Minh, trăng tượng trưng cho vẻ đẹp cao quý thanh bình. Giữa Bác và trăng ln có mối quan hệ gần
gũi, tri kỷ, tri âm. Ngắm trăng cho ta hiểu sâu hơn về tình yêu thiên nhiên thắm thiết và phong thái ung
dung tự tại của Hồ Chí Minh ngay cả trong ngục tù tăm tối.
- Về thể loại, Ngắm trăng thuộc thể tứ tuyệt. Đây là bài thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ
Bác: Vừa cổ điển vừa hiện đại, vừa giản dị vừa hàm súc, hình tượng nhân vật trữ tình hiện lên với
phong thái ung dung tự tại.
III. Luyện đề: “Đi đường”
1. Bản dịch bài thơ “Đi đường” thuộc thể thơ gì?
A. Thất ngơn tứ tuyệt
C. Song thất lục bát
B. Lục bát
D. Cả A, B, C đều sai
Em có nhận xét gì về bản dịch của nhà thơ Nam Trân?
2. Giới thiệu vài nét về hoàn cảnh ra đời và nội dung của bài thơ “Đi đường”.
3. Phân tích nội dung hai câu thơ đầu. Chỉ ra mối quan hệ của hai câu thơ này.
4. Câu thơ nào trong bài diễn tả rõ nhất sự trải dài bất tận của những dãy núi trên chặng dường đầy
gian khổ, thử thách?
A. Câu 1
C. Câu 3
B. Câu 2
D. Câu 4
5. Ý nào nói đúng nhất tư thế của người tù được thể hiện ở 2 câu cuối?
A. Kiêu hãnh vì đã được đứng trên tất cả mọi người.
B. Sảng khoái vì đã thốt khỏi những nỗi nhọc nhằn trên đường đi.
C. Thanh thản, nhẹ nhàng, ung dung vì đã lên đến đỉnh cao nhất.
D. Mệt mỏi vì phải trải qua quãng đường đầy gian lao, vất vả.
6. Về bài thơ này có hai bạn tranh luận với nhau như sau:
a. Đây là bài thơ tức cảnh, tập trung miêu tả cảnh đi đường.
b. Bài thơ chủ yếu thiên về triết lý, suy ngẫm.
Theo em, ý kiến nào hợp lý? Vì sao?
7. Nhận định nói đúng nhất triết lí sâu xa của bài thơ “Đi đường”?
A. Đường đời nhiều gian lao, thử thách nhưng con người kiên trì và có bản lĩnh thì sẽ đạt được
thành công.
B. Để vững vàng trong cuộc sống, con người cần phải tôi rèn bản lĩnh.
C. Để thành công trong cuộc sống, con người phải biết chớp lấy thời cơ.
D. Càng lên cao thì càng gặp nhiều khó khăn, gian khổ.
Gợi ý
1. Bản dịch mềm mại, tài hoa và thanh thoát nhưng một số chỗ chưa lột tả được ý thơ của nguyên
tác. Cụ thể:
- Thể thơ lục bát của bản dịch tuy mềm mại nhưng lại thiếu đi cái rắn rỏi, gân guốc, chặt chẽ
của thể thất ngôn.
- Không giữ được điệp ngữ tẩu lộ trong câu thơ đầu.
- Từ ngữ chưa sát (trùng san - núi cao)
Mặc dù có một số điểm như trên, nhưng bản dịch của Nam Trân là một bản dịch hay, thể hiện được
thần thái của nguyên tác.
2. Trong thời gian bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam (từ tháng 8-1942 đến tháng 9-1943), Hồ Chí
Minh bị giải đi từ nhà lao này đến nhà lao khác khắp 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc. Đi
đường là bài thơ được viết trong hoàn cảnh này. Từ việc đi đường gian khổ, tác giả nêu lên bài học về
đường đời, đường cách mạng.
Bài thơ viết theo thể tứ tuyệt, giản dị mà hàm súc, cổ điển mà hiện đại. đây là bài thơ mang tư tưởng
sâu sắc, hình tượng thơ cao đẹp.
3. Câu mở đầu mang giọng suy ngẫm (tài tri - mới biết). Đó là giọng thơ của một người đã trải qua
nhiều lần đi đường, vượt núi. Vì thế, câu thơ rất thực, rất thấm thía.
Câu thứ hai vừa có ý nghĩa giải thích cho câu mở đầu (vì sao khó), vừa phát triển ý thơ: Con đường
mn trùng núi non vẫn cịn ở phía trước.
5. Hai câu 3 - 4 vừa nói về con đường (đầy núi) vừa nói về tư thế của con người. Chú ý câu 3 là câu
chuyển (kết cấu bài thơ: khai - thừa - chuyển - hợp). Câu chuyển có nhiệm vụ làm thay đổi mạch thơ
tạo bất ngờ cho thi tứ. Mức độ: núi cao tận cùng. Lên đến đỉnh núi bao giờ cũng vất vả nhưng cũng là
lúc kết thúc gian khổ. Đây chính là đích đến.
Câu 4 mở ra mở ra một cảnh tượng tuyệt đẹp: Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.
Chú ý: Câu 3 mở ra chiều cao, câu 4 mở ra chiều rộng. Điều này tạo nên sự hài hoà cho bài thơ
nhưng vẫn đem đến cảm giác bất ngờ thú vị.
6. Ý (b) hợp lý. Để lý giải, cần hiểu được hai lớp nghĩa trong bài thơ này: lớp nghĩa đen nói chuyện
đi đường , lớp nghĩa bóng nói về con đường cách mạng, đường đời.
PhÇn2: B i tp v cõu nghi vn, câu cầu khiến.
I. Trắc nghiệm:
1.Dịng nào nói đúng nhất dấu hiệu nhận biết câu nghi vấn?
A. Có các từ nghi vấn.
B. Có từ “ hay” nối các vế có quan hệ lựa chọn.
C. Khi viết, ở cuối câu có dấu chấm hỏi.
D. Gồm cả 3 ý trên.
2. Dịng nào nói lên chức năng chính của câu nghi vấn?
A.Dùng để yêu cầu.
C. Dùng để bộc lộ cảm xúc.
B. Dùng để hỏi.
D. Dùng để kể lại sự việc.
3. Từ nghi vấn nào ở cột A phù hợp với nội dung nghi vấn ở cột B.
A.
B.
1. Tại sao
a. Địa điểm
2. Bao giờ
b. Nguyên nhân
3. Bao nhiêu
c. Thời gian
4. Ai
d. Số lượng
5. Ở đâu
e. Người
4. Ngồi chức năng chính là dùng để hỏi, câu nghi vấn còn dùng để làm gì?
A. Để cầu khiến
C. Để biểu lộ tình cảm, cảm xúc
B. Để khẳng định hoặc phủ định
D. Cả A,B,C đều đúng
5. Những câu nghi vấn dưới đây được dùng để làm gì?
a. Cụ tưởng tơi sung sướng hơn chăng?
A. Phủ định
C. Hỏi
B. Đe doạ
D. Biểu lộ tình cảm, cảm xúc
b. Sao không vào tôi chơi?
A. Hỏi
C. Phủ định
B. Cầu khiến
D. Đe doạ
6. Dịng nào nói đúng nhất dấu hiệu nhận biết câu cầu khiến?
A. Sử dụng từ cầu khiến
B. Sử dụng ngữ điệu cầu khiến
C. Thường kết thúc câu bằng dấu chấm than
D. Gồm cả A,B,C
7. Các chức năng tiêu biểu của câu cầu khiến là gì?
A. Dùng để ra lệnh hoặc sai khiến
B. Dùng để yêu cầu hoặc đề nghị
C. Dùng để van xin hoặc khuyên bảo
D. Cả A,B,C đều đúng
8. Trong những câu nghi vấn sau, câu nào dùng để cầu khiến?
A. Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không?
B. Người thuê viết nay đâu?
C. Nhưng lại đằng này đã, về làm gì vội?
D. Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không?
9. Những câu cầu khiến dưới đây dùng để làm gì?
a. Đừng vội vã thế cháu ơi, đến trường lúc nào cũng vẫn còn là sớm!
A.Khuyên bảo
C. Yêu cầu
B.Ra lệnh
D. Đề nghị
b. Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu.
A.Đề nghị
B. Yêu cầu
C. Khuyên bảo
D. Sai khiến
c. Các cậu ơi, hãy chịu khó đợi một chút!
A. Đề nghị
C. Van xin
B. Sai khiến
D. Ra lệnh
Giáo viên chốt:
1. Các mục đích sử dụng của câu nghi vấn khác với mục đích nghi vấn đích thực rất đa dạng. Sau
đây chỉ là một số mục đích thường gặp:
a. Khẳng định: Khơng mày làm vỡ cái bát thì ai làm? (khẳng định: Mày làm vỡ)
b. Phủ định: Chỉ có thế thơi sao? (phủ định: Khơng chỉ có thế )
c. Nhờ vả: Cậu có thể giúp mình chép bài tập được khơng? (nhờ bạn hãy chép hộ mình)
d. Đe doạ: Mày có muốn biết thế nào là lễ độ không?
e. Bộc lộ cảm xúc: Sao lại thế?
g. Chào: Bác đi làm à?
.v.v.
2. Các câu nghi vấn được sử dụng khác với mục đích thực có thêm các sắc thái tình cảm khác nhau.
Cần lưu ý đến điều đó để sử dụng câu nghi vấn vào các mục đích khác cho phù hợp với hồn cảnh giao
tiếp và phù hợp với quan hệ giữa người nói và người nghe.
3. Một trong những trường hợp sử dụng khá phổ biến của câu nghi vấn với mục đích khác so với
mục đích đích thực là cách dùng câu nghi vấn nhằm mục đích tu từ - được gọi là câu hỏi tu từ.
4.Câu cầu khiến chứa các đặc điểm hình thức của mục đích nói năng đích thực cầu khiến: yêu cầu, ra
lệnh, đề nghị, khuyên bảo,...
Các đặc điểm đó là:
a. Câu cầu khiến chứa các phụ từ đứng trước động từ: hãy, đừng chớ,..
b. Câu cầu khiến chứa các tình thái từ đứng sau động từ: đi, thôi, nào,...
c. Câu cầu khiến chứa cả những từ đứng trước và các từ đứng sau động từ (điểm a và điểm b ở
trên).
d. Câu cầu khiến không chứa các từ đi trước và đi sau động từ nhưng được đánh dấu bằng ngữ
điệu cầu khiến.
e. Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm khi ý cầu khiến
không được nhấn mạnh.
Khi sử dụng câu cầu khiến cần lưu ý lựa chọn các từ xưng hơ, lựa chọn câu cầu khiến có hay khơng
có chủ ngữ để phù hợp với quan hệ giữa người nói và người nghe, phù hợp với hồn cảnh giao tiếp.
***
II. Câu hỏi và bài tập
1. Tìm câu nghi vấn trong các câu dưới đây, chỉ ra các đặc điĨm hình thức của các câu nghi vấn đó và
cho biết chúng được dùng với mục đích gì:
a. Thằng kia, Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!
(Ngô Tất tố)
b. Tôi quắc mắt:
- Sợ gì? [....] Mày bảo tao cịn cịn biết sợ ai hơn tao nữa!
(Tơ Hồi)
c. Nào tơi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này ! Tôi hối lắm! Tôi hối hận lắm! Anh mà chết là chỉ
tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ?
(Tơ Hồi)
d.
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bơng
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng...
Lượm ơi, cịn khơng? (Tố Hữu)
e.
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi?
(Nguyễn Duy)
g. - Nói đùa thế, chứ ơng giáo để cho khi khác ...
- Việc gì cịn phải chờ khi khác?...Khơng bao giờ nên hỗn sự sung sướng lại. Cụ cứ ngồi
xuống đây! Tôi làm nhanh lắm...
(Nam Cao)
h. Cả đàn bị giao cho thằng bé người khơng ra người ngợm không ra ngợm ấy, chăn dắt làm
sao?
(Sọ Dừa)
i. Đã ăn thịt cịn lo liệu thế nào? Mày đừng có làm dại mà bay đầu đi đó, con ạ!
(Em bé thơng minh)
k. Nhà vua ngắm nhìn mặt biển, rồi nói:
- Biển này sao khơng có cá nhỉ?
(Cây bút thần)
l. Đồ ngốc! sao lại khơng bắt con cá đền cái gì? Địi một cái máng cho lợn ăn khơng được à?
(Ơng lão đánh cá và con cá vàng)
2. Hãy đặt các câu nghi vấn nhằm các mục đích sau (mỗi mục đích một câu):
a. Nhờ bạn đèo về nhà
b. Mượn bạn một cái bút
c. Bộc lộ cảm xúc trước một bức tranh đẹp
d. Thường dùng để chào. Đặt một tình huống cụ thể để sử dụng một trong số những câu đó
3. Tìm câu cầu khiến trong các câu dưới đây và chỉ ra những dấu hiệu hình thức của câu cầu khiến
đó:
a. Đừng cho gió thổi nữa! Đừng cho gió thổi nữa!
b. Đã ăn thịt còn lo liệu thế nào? Mày đừng có làm dại mà bay mất đầu, con ạ!
c. Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!
d. Ừ, được! Muốn hỏi con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười
con lợn béo mười vị rượu tăm đem sang đây.
e. Cho gió to thêm một tí! Cho gió to thêm một tí!
g. Thằng kia! Ơng tưởng mày chết đêm qua, cịn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!
4. Giải thích tại sao các câu cầu khiến dưới đây có chủ ngữ. Nếu bỏ chủ ngữ đi thì có được khơng?
a. Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói:
- Mẹ ra mời sứ giả vào đây.
b. Ông cầm lấy cái này về tâu đức vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim.
5. Chỉ ra sự khác nhau về hình thức cầu khiến và sự thay đổi quan hệ giữa người nói và người nghe
trong các câu sau:
a. Lão đi tìm con cá vàng và bảo nó tao khơng muốn làm một bà phu nhân nữa, tao muốn làm
nữ hoàng kia.
b. Mày hãy đi tìm con cá, bảo nó tao khơng muốnlàm nữ hoàng, tao muốn làm Long Vương ngự
trên mặt biển, để con cá vàng hầu hạ tao và làm theo ý muốn của tao.
. 6. Viết một đoạn văn ngắn cú s dng cõu hi tu t, câu cầu khiến.
Gi ý
1. HS căn cứ vào các đặc điểm hình thức đã học ở bài trước hoặc có thể căn cứ vào dấu câu (dấu
chấm hỏi) để tìm câu nghi vấn. Sau đó căn cứ vào hồn cảnh sử dụng cụ thể để xác định mục đích sử
dụng thực tế của các câu nghi vấn đó.
a. Câu nghi vấn được dùng để khẳng định anh Dậu còn sống với sắc thái mỉa mai.
b. Câu nghi vấn được dùng để phủ định việc “sợ” của Dế Mèn: “Tao khơng sợ gì cả” với sắc
thái kiêu căng, tự mãn.
c. Câu nghi vấn được dùng để phủ định việc “biết làm” của Dế Mèn: “Tôi không biết làm thế
nào bây giờ” với sắc thái ân hận.
d. Câu nghi vấn được dùng để bộc lộ cảm xúc với sắc thái thương xót.
e. Câu nghi vấn được dùng để bộc lọ cảm xúc ngạc nhiên, thán phục với sắc thái tự hào.
g. Câu nghi vấn được dùng để phủ định việc “phải chờ”: “Không phải chờ khi khác” với sắc
thái thân mật.
h. Câu nghi vấn được dùng để phủ định việc “chăn dắt bò của Sọ Dừa”: “Không chăn dắt được”
với sắc thái phân vân, nghi ngờ.
i. Câu nghi vấn được dùng để phủ định việc “lo liệu được”: “Đã ăn thịt thì khơng lo liệu được”
với sắc thái lo lắng.
k. Câu nghi vấn được dùng để yêu cầu Mã Lương vẽ cá với sắc thái bề trên nói với người dưới.
l. Sao lại khơng bắt con cá đền cái gì? - Câu nghi vấn được dùng để khẳng định “phải bắt con
cá đền một cái gì đó” với sắc thái trách móc, bực tức.
Địi một cái máng cho lợn ăn không được à? - Câu nghi vấn được dùng để khẳng định “phải đòi
một cái máng cho lợn ăn” với sắc thái trách móc, bực tức.
2. HS căn cứ vào các mục đích đã cho trong bài tập để đặt câu cho thích hợp.
Tham khảo các câu sau:
a. Cậu có thể đèo tớ về nhà được khơng ?
b. Cậu có thể cho tớ mượn cái bút được khơng?
c. Sao lại có một bức tranh đẹp thế?
d. HS dựa vào thực tế giao tiếp hàng ngày để đặt một số câu nghi vấn thường dùng để chào.
Trên cơ sở đó mà đặt tình huống cụ thể để sử dụng một trong những câu đó.
3. HS tìm các câu cầu khiến, chú ý các từ ngữ: đừng, đừng có, xin.
4 . HS tìm các câu cầu khiến, giải thích dựa vào hồn cảnh giao tiếp và mối quan hệ giữa người nói
với người nghe.
5. HS lưu ý đến các từ ngữ xưng hô làm chủ ngữ trong các câu cầu khiến đã cho, chỉ ra sự khác
nhau về từ xưng hơ, từ đó thấy sự thay đổi quan hệ giữa người nói và người nghe.
a. lão
b. mày
6.