Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

quản lý sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
----------------------------

NGUYỄN THỊ HẢI VÂN

QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU HỮU CƠ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI, NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
----------------------------

NGUYỄN THỊ HẢI VÂN

QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU HỮU CƠ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

CHUYÊN NGÀNH

: QUẢN LÝ KINH TẾ

MÃ SỐ

: 8340410


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN HÓA

HÀ NỘI, NĂM 2020


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tơi. Các kết
quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Các số liệu trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực.
Vậy, tơi viết lời cam đoan này để Trường Đại học Thương Mại – Khoa Sau
Đại học xem xét để tơi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả Luận văn

Nguyễn Thị Hải Vân


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn, tơi đã nhận được sự giúp đỡ của các tập thể và cá
nhân. Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ q báu đó.
Trước hết, tơi xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong Trường Đại học
Thương Mại đã truyền thụ cho tôi những kiến thức quý báu và kinh nghiệm thực
tiễn sinh động trong suốt thời gian tôi theo học tại Trường. Đặc biệt, tôi xin gửi
lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất đến thầy giáo TS. Nguyễn Hóa, Thầy đã tận
tâm hướng dẫn, định hướng, theo sát và hỗ trợ tơi trong q trình tôi thực hiện đề

tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị Ban Hợp tác Quốc tế - Trung ương Hội
Nơng dân Việt Nam đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong việc thu thập tài liệu để tơi hồn
thành luận văn.
Tơi xin kính chúc q thầy cơ trường Đại học Thương Mại, cán bộ các ban,
ngành nơi tôi nghiên cứu lời chúc sức khỏe, thành đạt và hạnh phúc.
Hà Nội, ngày 16 tháng 10 năm 2020
Tác giá

Nguyễn Thị Hải Vân


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................. vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ ................................................. viii
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................3
6. Đóng góp của đề tài ...............................................................................................3
7. Kết cấu của luận văn. ...........................................................................................3
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ
TIÊU THỤ RAU HỮU CƠ ......................................................................................4
1.1. Tổng quan về nông nghiệp hữu cơ. ...................................................................4

1.1.1. Khái niệm nông nghiệp hữu cơ. .....................................................................4
1.1.2. Các nguyên tắc cơ bản của sản xuất nông nghiệp hữu cơ. ..........................4
1.1.3. Các tiêu chuẩn cơ bản trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ. ........................5
1.2. Rau hữu cơ. .........................................................................................................8
1.2.1. Khái niệm về rau hữu cơ.................................................................................8
1.2.2. Đặc điểm cơ bản của sản xuất rau hữu cơ. ...................................................8
1.2.3. Thị trường tiêu thụ rau hữu cơ. ...................................................................12
1.2.4. Chất lượng và chứng nhận chất lượng trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu
cơ tại Việt Nam. ........................................................................................................14
1.3. Quản lý nhà nước về sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ. .................................15
1.3.1. Khái niệm quản lý nhà nước về sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ. .............15


iv
1.3.2. Sự cần thiết của quản lý nhà nước về sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ. ........16
1.3.3. Nội dung quản lý nhà nước về sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ. ...............17
1.4. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến quản lý sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ. 20
1.4.1. Nhóm nhân tố về thị trường. ........................................................................20
1.4.2. Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên. ...........................................................21
1.4.3. Nhóm nhân tố về cơng nghệ và kỹ thuật. .....................................................22
1.4.4. Nhóm nhân tố về tổ chức và quản lý. ...........................................................22
1.4.5. Nhóm nhân tố quản lý nhà nước đối với sản xuất và tiêu thụ rau hữu
cơ.

.....................................................................................................................23

1.4.6. Nhóm nhân tố khuyến nông và đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực..........24
1.5. Kinh nghiệm trong quản lý chính sách phát triển nơng nghiệp hữu cơ của
một số quốc gia trên thế giới và bài học cho Việt Nam........................................25
1.5.1. Kinh nghiệm trong quản lý chính sách phát triển nơng nghiệp hữu cơ của

một số quốc gia trên thế giới. ...................................................................................25
1.5.2. Bài học cho Việt Nam. ..................................................................................32
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU
HỮU CƠ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ............................................36
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Hà Nội tác động đến sản xuất và
tiêu thụ rau hữu cơ. .................................................................................................36
2.1.1. Điều kiện tự nhiên .........................................................................................36
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội..............................................................................37
2.1.3. Đánh giá các ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến quản
lý sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ. ..........................................................................38
2.2. Thực trạng quản lý sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn thành phố
Hà Nội giai đoạn 2015-2019. ...................................................................................40
2.2.1. Khái quát tình hình sản xuất, tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn thành phố
Hà Nội giai đoạn 2015-2019. ...................................................................................40
2.2.2. Công tác quy hoạch sản xuất rau hữu cơ ....................................................43
2.2.3. Công tác tổ chức sản xuất rau hữu cơ..........................................................45


v
2.2.4. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất rau hữu cơ. ...............48
2.2.5. Khuyến nông và đào tạo khoa học kỹ thuật. ................................................49
2.2.6. Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng. .................................................................51
2.2.7. Giám sát và chứng nhận chất lượng sản phẩm. ..........................................52
2.2.8. Quản lý hệ thống tiêu thụ rau hữu cơ. .........................................................54
2.3. Đánh giá chung thực trạng về công tác quản lý sản xuất và tiêu thụ rau
hữu cơ trên địa bàn thành phố Hà Nội. ................................................................59
2.3.1. Đánh giá chung về chính sách, chủ trương, giải pháp quản lý sản xuất và
tiêu thụ rau hữu cơ của thành phố Hà Nội. ...........................................................59
2.3.2. Đánh giá chung thực trạng quản lý sản xuất rau hữu cơ. .........................60
2.3.3. Đánh giá chung thực trạng quản lý tiêu thụ rau hữu cơ. ...........................62

2.3.4. Nguyên nhân của những hạn chế ................................................................63
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN
QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU HỮU CƠ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI. ..........................................................................................65
3.1. Phương hướng phát triển sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn
thành phố Hà Nội. ...................................................................................................65
3.1.1. Căn cứ xác định phương hướng phát triển sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ
trên địa bàn thành phố Hà Nội. ...............................................................................65
3.1.2. Phương hướng phát triển sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn
thành phố Hà Nội. ....................................................................................................68
3.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa
bàn thành phố Hà Nội. ............................................................................................68
3.2.1. Quản lý quy hoạch phát triển sản xuất rau hữu cơ. ...................................68
3.2.2. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ. .
.....................................................................................................................70
3.2.3. Hồn thiện cơng tác quản lý giám sát chất lượng sản xuất rau hữu cơ. .......70
3.2.4. Hồn thiện cơng tác quản lý tiêu thụ rau hữu cơ. ......................................72


vi
3.2.5. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ sản xuất rau hữu
cơ.

.....................................................................................................................73

3.2.6. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất
rau hữu cơ. ...............................................................................................................76
3.2.7. Hồn thiện các chính sách liên quan đến phát triển sản xuất và tiêu thụ
rau hữu cơ. ...............................................................................................................77
3.2.8. Phát triển các hình thức hợp tác phù hợp. ..................................................79

3.3. Kiến nghị. ..........................................................................................................81
3.3.1. Đối với Chính phủ, Bộ ngành liên quan. .....................................................81
3.3.2. Đối với thành phố Hà Nội. ............................................................................82
KẾT LUẬN ..............................................................................................................83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................1


vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ADDA

Tổ chức Phát triển Nông nghiệp Đan Mạch - Châu Á

BVTV

Bảo vệ thực vật

CSVCKT

Cơ sở vật chất kỹ thuật

DN

Doanh nghiệp

DT

Diện tích


HTX

Hợp tác xã

IFOAM

Tổ chức Các phong trào Nông nghiệp Hữu cơ Quốc tế

IPM

Quản lý dịch hại tổng hợp

KH&CN

Khoa học và Công nghệ

KH-KL

Khuyến nông - Khuyến lâm

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

NNHC

Nông nghiệp hữu cơ

RHC


Rau hữu cơ

TBKT

Tiến bộ kỹ thuật

THT

Tổ hợp tác

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TP

Thành phố

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm


viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Bảng 1.1 Sự khác nhau giữa phương pháp sản xuất rau hữu cơ và rau an toàn .........9
Bảng 2.1: Diện tích sản xuất rau hữu cơ năm 2019 ..................................................41
Biểu đồ 2.1: Diện tích sản xuất RHC tại Hà Nội năm 2015 – 2019 (ha) ..................42
Bảng 2.2. Đội ngũ thanh tra, giám sát sản xuất rau hữu cơ ở Thanh Xuân, Sóc Sơn ....53
Bảng 2.3: Kết quả thanh tra, giám sát chất lượng liên nhóm Thanh Xuân, giai đoạn

2015 - 2017 ...............................................................................................................54
Sơ đồ 1.1: Tổ chức kênh phân phối hiện nay tại Việt Nam ......................................12
Sơ đồ 2.1. Tiêu thụ rau xanh của Hà Nội ..................................................................41
Sơ đồ 2.2: Tổ chức và quản lý nhà nước về sản xuất RHC trên địa bàn thành phố
Hà Nội .......................................................................................................................46
Sơ đồ 2.3: Hệ thống tổ chức công tác khuyến nơng của thành phố Hà Nội .............50
Hình 2.1. Các kênh tiêu thụ sản phẩm RHC của Hà Nội ..........................................55
Sơ đồ 3.1: Mơ hình đào tạo nơng dân .......................................................................75
Sơ đồ 3.2: Mơ hình hỗ trợ liên kết hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm .....80


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hệ thống canh tác nông nghiệp hữu cơ đã và đang là xu hướng phát triển của
nhiều quốc gia trên thế giới khi áp lực về lương thực giảm đi, trong khi áp lực về an
tồn thực phẩm, chất lượng nơng sản và môi trường tăng. Do vậy, nông nghiệp hữu
cơ là một trong những hướng đi của nông nghiệp Việt Nam thời gian tới.
Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là hướng phát triển bền vững mà ngành nông
nghiệp Hà Nội đang thực hiện nhằm tạo sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng
cũng như góp phần bảo vệ mơi trường. Hiện nay, phong trào nơng nghiệp hữu cơ đã
hình thành và phát triển trên địa bàn Hà Nội, bước đầu đã đạt được những thành
công nhất định. Hiện thành phố Hà Nội có nhu cầu tiêu thụ nơng sản rất lớn, đặc
biệt người tiêu dùng quan tâm nhất tới an tồn thực phẩm, từ đó trở thành thị trường
rất lớn đối với nơng nghiệp hữu cơ. Chính vì vậy, Hà Nội đã có nhiều chính sách
khuyến khích doanh nghiệp và người dân tham gia sản xuất, trong đó có nhiều
huyện điển hình như Ba Vì, Thạch Thất, Chương Mỹ...
Nhu cầu rau xanh ngon, chất lượng tốt, an toàn với người tiêu dùng trở nên vơ
cùng chính đáng và bức thiết, thúc đẩy sự ra đời của sản xuất rau theo hướng an
tồn hơn, trong đó canh tác nơng nghiệp hữu cơ với ý nghĩa khơng dùng hóa chất

độc hại và chú trọng bảo vệ mơi trường. Bên cạnh đó, sản xuất rau hữu cơ cịn duy
trì và nâng cao độ màu mỡ của đất do “không sử dụng” các loại hóa chất như thuốc
trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ cũng như các loại phân bón hóa học, …
Theo báo cáo của Cục Thống kê thành phố Hà Nội, năm 2019 diện tích rau các loại
tồn thành phố là 32.805 ha, sản lượng đạt 713.633 tấn; trong khi đó diện tích sản
xuất RHC là 46,86ha, chiếm một tỉ lệ rất nhỏ so với tổng diện tích sản xuất rau
khoảng 0,14%, sản lượng đạt 2.500 tấn, chiếm 0,35%. Với diện tích canh tác rau
như trên Hà Nội chỉ có khả năng đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu rau xanh của
người dân Thủ đơ, cịn lại 40% lượng rau từ các địa hương khác đưa về (Vĩnh Phúc,
Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Lào Cai. Sản xuất rau theo hướng hữu cơ vẫn
cịn nhiều bất cập, người nơng dân phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, bởi


2
quy trình sản xuất khắt khe, cần có thời gian để cải tạo đất, tạo nguồn nước tưới đáp
ứng yêu cầu về chất lượng. Khâu tiêu thụ càng phức tạp hơn vì trên thị trường đã có
hiện tượng trà trộn giữa sản phẩm hữu cơ với các sản phẩm khác, thậm chí cả
những sản phẩm khơng an tồn, khiến người tiêu dùng mất niềm tin. Bởi vậy, đòi
hỏi các cơ quan quản lý nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ, khuyến khích sản
xuất và tiêu thụ cho các sản phẩm hữu cơ nhằm mở rộng diện tích sản xuất và tạo
đầu ra ổn định. Chính vì lý do đó, tơi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Quản lý sản
xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng quản lý sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ
trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Khái quát các vấn đề lý luận cơ bản về quản lý sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ.
- Đánh giá đúng thực trạng quản lý sản xuất và tiêu thụ rau hữu cư của thành
phố Hà Nội giai đoạn 2015 - 2019.

- Tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ, mối
quan hệ tác động giữa các yếu tố và các thách thức đặt ra trong quản lý sản xuất và
tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chất lượng quản lý sản xuất và tiêu
thụ rau hữu cơ trên địa bàn thành phố Hà Nội trong những năm tiếp theo.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề về quản lý sản xuất và tiêu
thụ rau hữu cơ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2015-2019.
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động quản lý nhà nước về sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Do hạn chế về thời gian nghiên cứu và hiểu biết của cá nhân nên đề tài tập
trung nghiên cứu thực trạng quản lý về sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn


3
thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2015 – 2019, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả
quản lý về sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn
2020 và những năm tiếp theo.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây: Phương pháp thu
thập số liệu thứ cấp, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp chuyên gia, phương
pháp phân tích so sánh, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp dự báo.
Thơng tin dữ liệu thứ cấp được lấy từ các nguồn sách báo, giáo trình, tạp chí,
internet và các tài liệu nghiên cứu có liên quan để phục vụ cho việc nghiên cứu của
đề tài. Khi đã có được kết quả, các số liệu điều tra được xử lý qua phần mềm Excel,
sau đó tiến hành phân tích, tổng hợp rồi tiến hành xử lý bằng các phương pháp
thống kê mô tả, chuyên gia, phân tích so sánh, phân tích tổng hợp và dự báo nhằm
làm cơ sở đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ

trên địa bàn thành phố Hà Nội.
6. Đóng góp của đề tài
- Góp phần hệ thống hóa và làm rõ thêm những vấn đề lý luận chung về quản
lý sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ.
- Đánh giá thực trạng quản lý sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn
thành phố Hà Nội.
- Đề xuất một số giải pháp có tính khả thi cao nhằm hoàn thiện quản lý sản
xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn thành phố Hà Nội.
7. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của đề tài gồm 3 chương:
- Chương 1: Những vấn đề cơ bản về quản lý sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ.
- Chương 2: Thực trạng quản lý sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn
thành phố Hà Nội.
- Chương 3: Phương hướng, mục tiêu và giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý
sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn thành phố Hà Nội.


4
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ
TIÊU THỤ RAU HỮU CƠ
1.1. Tổng quan về nông nghiệp hữu cơ.
1.1.1. Khái niệm nông nghiệp hữu cơ.
Theo tổ chức Nông nghiệp Hữu cơ Quốc tế (IFOAM), nông nghiệp hữu cơ là
hệ thống đồng bộ hướng tới thực hiện các quá trình với kết quả bảo đảm hệ sinh thái
bền vững, thực phẩm an toàn, dinh dưỡng tốt, nhân đạo với động vật và công bằng
xã hội, không sử dụng các hóa chất nơng nghiệp tổng hợp và các chất sinh trưởng
phi hữu cơ, tạo điều kiện cho sự chuyển hóa khép kín trong hệ canh tác, chỉ được
sử dụng các nguồn hiện có trong nơng trại và các vật tư theo tiêu chuẩn của quy
trình sản xuất.
Theo nghị định số 109/2018/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 29/8/2018, nơng

nghiệp hữu cơ là hệ thống sản xuất bảo vệ tài nguyên đất, hệ sinh thái và sức khỏe
con người, dựa vào các chu trình sinh thái, đa dạng sinh học thích ứng với điều kiện
tự nhiên, khơng sử dụng các yếu tố gây tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái;
là sự kết hợp giữa kỹ thuật truyền thống và tiến bộ khoa học để làm lợi cho môi
trường chung, tạo mối quan hệ công bằng và cuộc sống cân bằng cho mọi đối tượng
trong hệ sinh thái.
1.1.2. Các nguyên tắc cơ bản của sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
IFOAM đưa ra bộ các nguyên tắc căn bản của nơng nghiệp hữu cơ gồm 4
ngun tắc chính bao gồm:
- Nguyên tắc lành mạnh: Nông nghiệp hữu cơ nên phát triển theo hướng duy
trì và nâng cao sức khỏe của đất, thực vật, động vật, con người và hành tinh như là
một thể thống nhất. Nguyên tắc này chỉ ra rằng sức khỏe của cá nhân và cộng đồng
không thể tách rời khỏi sức khỏe của hệ sinh thái. Sức khỏe là sự nguyên vẹn và sự
toàn vẹn của hệ sinh thái bao gồm nhiều yếu tố như: giảm thiểu bệnh tật, nâng cao
sự miễn dịch, khả năng phục hồi tái tạo, liên kết văn hóa xã hội và phúc lợi.
- Nguyên tắc sinh thái: Nông nghiệp hữu cơ phải được dựa trên hệ sinh thái
sống và duy trì trạng thái cân bằng. Nguyên tắc này chỉ ra sản xuất là dựa trên


5
nguyên lý sinh thái tự nhiên. Nuôi dưỡng và thành quả đạt được thông qua các hệ
sinh thái của môi trường sản xuất cụ thể. Nông nghiệp hữu cơ nên phù hợp với chu
kỳ và cân bằng sinh thái trong tự nhiên và tăng cường tái sử dụng để duy trì và cải
thiện chất lượng mơi trường và bảo tồn tài nguyên. Nông nghiệp hữu cơ nên đạt
được sự cân bằng sinh thái thông qua việc thiết kế các hệ thống canh tác, thành lập
và duy trì mơi trường sống đa dạng.
- Nguyên tắc về sự công bằng: Nông nghiệp hữu cơ nên xây dựng các mối
quan hệ để đảm bảo sự công bằng đối với môi trường chung. Nguyên tắc này nhấn
mạnh rằng những người tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ nên tiến hành các
mối quan hệ giữa các bên một cách công bằng ở tất cả các cấp và tất cả các bên –

người nông dân, công nhân, bộ vi xử lý, nhà phân phối, thương nhân và người tiêu
dùng nhằm cung cấp tất cả mọi người tham gia cuộc sống tốt hơn xóa đói giảm
nghèo. Ngồi ra đói với động thực vật trong hệ sinh thái phải được cung cấp các
điều kiện và cơ hội sống phù hợp với tự nhiên.
- Nguyên tắc chăm sóc: Nông nghiệp hữu cơ cần được quản lý một cách thận
trọng và có trách nhiệm bảo vệ sức khỏe và phúc lợi của các thế hệ hiện tại, tương
lai và môi trường. Nguyên tắc này chỉ ra rằng việc gia tăng năng suất có thể được
thực hiện nhưng khơng hàm chứa nguy cơ tác động nguy hại đến sức khỏe và hệ
sinh thái. Nơng nghiệp hữu cơ nên phịng ngừa rủi ro bằng cách áp dụng công nghệ
phù hợp và từ bỏ các phương pháp có rủi ro cao, chẳng hạn như kỹ thuật di
truyền. Quyết định phải phản ánh các giá trị và nhu cầu của tất cả những người có
thể bị ảnh hưởng, thơng qua q trình minh bạch và có sự tham gia.
1.1.3. Các tiêu chuẩn cơ bản trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
Trong thời gian gần đây, nông nghiệp Việt Nam và thế giới đã có những bước
tiến nhất định trong việc canh tác hữu cơ. Tiêu biểu là ngày càng có nhiều mơ hình
với nhiều quy mô sản xuất được mở ra, chủng loại nông sản trong canh tác hữu cơ
cũng ngày càng đa dạng. Từ đó, địi hỏi phải có những tiêu chuẩn, quy định về chất
lượng cho canh tác hữu cơ.
* Trên thế giới


6
- USDA (Chứng nhận hữu cơ của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, Ủy ban Hữu cơ
Quốc gia)
USDA là chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ nghiêm ngặt nhất với việc phải có
trên 95% thành phần hữu cơ trong sản phẩm. Ngồi ra, chứng nhận này cũng không
cho phép sử dụng chất bảo quản tổng hợp và hầu hết các thành phần hóa học khi
chế biến. Tất cả các hoạt động hữu cơ phải chứng minh được họ đang bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học. Cụ thể:
- Cây trồng hữu cơ: các tia bức xạ, bùn thải, phân bón tổng hợp, thuốc trừ sâu

bị cấm, các sinh vật biến đổi gen không được sử dụng.
- Chăn nuôi hữu cơ: các nhà sản xuất phải đáp ứng các tiêu chuẩn sức khỏe và
an tồn động vật, khơng sử dụng thuốc kháng sinh hoặc chất kích thích tăng trưởng,
phải sử dụng 100% thức ăn hữu cơ và đề phòng các động vật bên ngoài tới gần.
- Thực phẩm đa thành phần hữu cơ: chứng nhận USDA xác nhận các sản
phẩm có ít nhất 95% thành phần chứng nhận hữu cơ.
- PGS trên thế giới
PGS được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới như: Hoa Kỳ, Ấn Độ,
Brazil, New Zealand, Argentina, Peru… Tại mỗi quốc gia, các tiêu chí sẽ có một số
nét khác biệt để phù hợp nhưng nhìn chung, các yêu cầu cơ bản về quá trình canh
tác, nguồn đầu vào, chất lượng sản phẩm, … đều được yêu cầu nghiêm ngặt.
- IFOAM (Liên đoàn Quốc tế các phong trào canh tác nông nghiệp hữu cơ)
IFOAM là một tổ chức phi lợi nhuận đã thiết lập các tiêu chuẩn hữu cơ trên
toàn cầu từ năm 1980. Chứng nhận của IFOAM được quốc tế công nhận là xác
minh năng lực cho các tổ chức chứng nhận hữu cơ. IFOAM đã thiết lập các yêu cầu
chứng nhận hữu cơ đầu tiên vào năm 1992, và đã hình thành các chứng nhận được
thực hiện ở nhiều quốc gia và khu vực trong đó có Việt Nam với Chứng nhận thực
phẩm hữu cơ PGS Việt Nam.
- Soil Association (Anh)
Đây là tiêu chuẩn yêu cầu tất cả các sản phẩm được chứng nhận phải thể hiện
tỉ lệ hữu cơ trên nhãn sản phẩm. Một sản phẩm được gọi là hữu cơ khi sản phẩm đó
phải chứa 95% thành phần hữu cơ.


7
Soil Association khơng tính thành phần nước trong sản phẩm nhưng nếu nước
được dùng để tạo ra một thành phần nào đó (chẳng hạn như nước gốc thực vật floral
water) thì trọng lượng của nước so với trọng lượng của loại thực vật được sử dụng
sẽ quyết định tỷ lệ hữu cơ. Cách này nhằm ngăn ngừa việc các nhà sản xuất làm
tăng tỉ lệ thành phần hữu cơ bằng nước gốc thực vật.

- Cosmebio (Pháp)
Tiêu chuẩn này yêu cầu các sản phẩm phải chứa 95% thành phần từ nông
nghiệp hữu cơ mới được cơng nhận. Trong đó, 10% tổng trọng lượng của sản phẩm
(bao gồm cả nước) phải là hữu cơ. Chỉ cho phép tối đa 5% là thành phần tổng hợp.
Cosmebio dành riêng cho các nhà sản xuất của Pháp và được chứng nhận bởi Ecocert. Chứng nhận của Eco-cert có giá trị đối với các nhà sản xuất trên toàn thế giới.
* Tại Việt Nam:
- PGS (Hệ thống đảm bảo cùng tham gia – Participatory guarantee system)
Là Hệ thống đảm bảo có sự tham gia – PGS (Participatory Guarantee System)
hiện đang được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Hệ thống đảm bảo này
dựa vào sự tham gia của các cơ quan, tổ chức và con người có liên quan trực tiếp
vào chuỗi cung cấp hữu cơ.
Tại Việt Nam, tiêu chuẩn này được vận dụng trong dự án “Phát triển khung
sản xuất và thị trường cho nông nghiệp hữu cơ Việt Nam” kéo dài 7 năm do tổ chức
ADDA tài trợ và phối hợp thực hiện cùng Hội Nông Dân từ cấp cơ sở đến Trung
Ương. Là một hệ thống được Liên đoàn các phong trào Nông Nghiệp Hữu cơ
(IFOAM) phát triển và hướng dẫn.
- Tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ quốc gia:
Bộ Khoa học và cơng nghệ đã chính thức ban hành bộ tiêu chuẩn Việt Nam
đầu tiên dành riêng cho sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, chế biến và ghi nhãn sản
phẩm nơng nghiệp hữu cơ có hiệu lực bắt đầu từ 29/12/2017. Đây là cơ sở quan
trọng để người nông dân thực hành nông nghiệp hữu cơ và căn cứ vào đó, các cơ
quan chức năng có thể kiểm tra, kiểm soát việc sản xuất và kinh doanh các mặt
hàng hữu cơ trong thời gian tới. Việc xây dựng các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN)


8
nêu trên thực hiện trên cơ sở tham khảo các tiêu chuẩn quốc tế về nông nghiệp hữu
cơ (CODEX, IFOAM), quy định và tiêu chuẩn khu vực (EU, ASEAN), tiêu chuẩn
của Mỹ, Nhật Bản hay các nước trong khu vực như Thái Lan, Philippines, Trung
Quốc…, đảm bảo hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn

nước ngoài.
1.2. Rau hữu cơ.
1.2.1. Khái niệm về rau hữu cơ.
Khái niệm về RHC được đưa ra khoảng những năm 1940 khi những người tiên
phong tìm ra phương pháp canh tác mới gọi là “canh tác hữu cơ” nhằm cải tiến phương
pháp canh tác truyền thống. Đây là thời điểm trước khi phát minh ra các hóa chất tổng
hợp sử dụng trong nơng nghiệp như phân bón hóa học và thuốc trừ sâu.
Đến những năm 1970, cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp bắt đầu bộc
lộ những mặt trái do lạm dụng hóa chất trong sản xuất làm ảnh hưởng tiêu cực đến
môi trường và sức khỏe của người tiêu dùng. Do vậy, người tiêu dùng càng nhận
thức rõ hơn lợi ích của nơng nghiệp hữu cơ.
Đến nay, chưa có một định nghĩa chính thức nào về RHC, tuy nhiên có thể
hiểu RHC là sản phẩm sản xuất theo nguyên lý của nông nghiệp hữu cơ. Nông
nghiệp hữu cơ là một hình thái của nền nơng nghiệp trong đó khơng dùng phân bón
hóa học, thuốc BVTV, thuốc kích thích tăng trưởng, giống biến đổi gen (Mai Thanh
Nhàn, 2011).
1.2.2. Đặc điểm cơ bản của sản xuất rau hữu cơ.
RHC được sản xuất theo quy trình nghiêm ngặt với các yêu cầu chặt chẽ về
điều kiện sản xuất (chọn đất, nước, phân ủ, cây che phủ...).
RHC là cây ngắn ngày, rất phong phú về chủng loại, yêu cầu việc bố trí mùa
vụ, tổ chức các dịch vụ phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật và tổ chức sử
dụng lao động trong sản xuất cần được sắp xếp hợp lý và khoa học. Sản xuất RHC
phải đầu tư nhiều công lao động, nhất là các khâu làm đất, làm cỏ, chăm sóc và bắt
sâu do khơng sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật. Sản xuất rau là
ngành sản xuất mang tính hàng hố, sản phẩm rau có chứa hàm lượng nước cao,
khối lượng cồng kềnh, dễ hư hỏng, dập nát, khó vận chuyển và khó bảo quản.


9
RHC là sản phẩm của quá trình trồng trọt nên mang tính thời vụ, do đó khả

năng cung cấp của chúng có thể dồi dào ở chính vụ nhưng lại khan hiếm ở thời
điểm giáp vụ. Trong khi nhu cầu của người tiêu dùng là bất cứ thời điểm nào trong
năm, vì vậy phát triển cây rau trái vụ thường đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn lúc
chính vụ (do giá bán cao hơn).
Bảng 1.1 Sự khác nhau giữa phương pháp sản xuất rau hữu cơ và rau an toàn
Tiêu

Rau hữu cơ

chí

Rau an tồn

- Được quy hoạch thành vùng và
được trồng một vùng đệm thích hợp
để bảo vệ khỏi nguy cơ xâm nhiễm - Được quy hoạch thành vùng, có thể
từ bên ngồi
Đất

được cơ quan chức năng địa phương

- Đất trồng đươc xét nghiệm đảm lấy mẫu xét nghiệm
bảo khơng ơ nhiễm bởi kim loại
nặng và các hóa chất độc hại khác
Được kiểm soát, độ màu mỡ của
đất ngày càng được cải thiện và
duy trì
Lấy từ giếng khoan hoăc đào. Được
xét ̣ nghiệm để đảm bảo nguồn


Nước

nước đủ tiêu ch̉n sản xuất hữu cơ

Khó kiểm sốt, có nguy cơ bị ô
nhiễm cao
Lấy từ sông, hồ, ao, suối hoặc giếng
khoan. Có thể được cơ quan chức
năng tại địa phương lấy mẫu xét
nghiệm

Được kiểm soát thường xuyên,
đảm bảo nguồn nước tưới khơng Khó kiểm sốt được nguy cơ ơ
bị nhiễm hóa chất và kim loại nhiễm tiềm tàng
nặng
- Không được phép sử dụng phân Được sử dụng phân chuồng, phân vi
hóa học, các chất kích thích sinh sinh, phân bón lá các chất kích thích
trưởng và các sản phẩm biến đổi sinh trưởng và các loai phân bón hóa


10
gen. Chỉ sử dụng các đầu vào hữu học
cơ được kiểm sốt gồm: + Phân ủ
nóng: là nguồn phân hữu cơ chính
được sử dụng để bón vào đất tạo
mơi trường cho các vi sinh vật đất
hoạt động tốt để phân hủy chất hữu
cơ cho cây trồng sử dụng
+ Cây phân xanh, đậu tương, ớc
bươu vàng, thân cây chuối, vỏ sị,

hến, xương gà, cá, lợn vv…và phế
thải nhà bếp được sử dụng làm
nguồn dinh dưỡng bổ sung cho cây
khi cần
Phân hóa học chỉ cung cấp dinh
dưỡng cho cây trồng, không nuôi
Cung cấp dinh dưỡng một cách tự dưỡng đất. Thường bị lạm dụng để
nhiên theo nhu cầu của cây trồng tăng ṇ ăng suất dẫn đến phá hủy môi
thông qua tiến trình hoạt động của trường đất, nước và khơng khí. Sản
các vi sinh vật

phẩm dễ bị tồn dư hóa chất độc hại
cao gây tổn hại sức khỏe người sản
xuất và người sử dụng

Không được phép sử dụng thuốc - Được phép sử dụng thuốc trừ sâu
BVTV hóa học, chủ yếu áp dụng bệnh hóa chất có trong danh mục cho
quy luật đấu tranh sinh học tự nhiên phép của Bộ Nơng nghiệp với thời
Bảo vệ để kiểm sốt sâu bệnh:
thực
vật

- Tăng cường đa dạng sinh học

gian cách ly nhất định
- Chủ yếu trồng độc canh, không

bằng cách trồng xen canh, luân quan tâm nhiều đến xen canh, luân
canh các loại cây khác nhau, kết canh và đa dạng sinh học, khi nhiều
hợp các loại cây dẫn dụ, cây xua sâu bệnh hại tăng cường phun thuốc

đuổi, cây phân xanh vv… để duy trì trừ sâu bệnh, khó đảm bảo thời gian


11
mối cân bằng giữa các sinh vật cách ly trước khi thu hoạch
sống trong hệ canh tác
- Bắt bằng tay, sử dụng bẫy bả
(khơng có hóa chất) và các chế
phẩm tự chế từ thảo mộc như gừng,
tỏi, rượu, hoặc các chế phẩm sinh
học được PGS cho phép để kiểm
soát sâu bệnh hại khi cần thiết
Kiểm sốt tốt, đảm bảo khơng có
th́c bảo vê ̣thưc vật tồn dư
trong ̣ rau
Năng

Thấp hơn 25 - 40% so với sản x́t

suất

thơng thường

Khó kiểm sốt và nguy cơ tồn dư
thuốc trừ sâu trong sản phẩm cao
Năng suất cao

Cây sinh trưởng phát triển tự nhiên, Bị cưỡng ép sinh trưởng phát triển
thời gian sinh trưởng dài hơn so với nhanh để tăng năng suất. Tích lũy
Chất

lượng

sản xuất thơng thường nên tích lũy được ít dinh dưỡng do thời gian sinh
được nhiều dinh dưỡng
Rau có hàm lượng chất dinh
dưỡng, khống, vitamin cao

trưởng bị rút ngắn
Rau có hàm lượng chất dinh
dưỡng, khống, vitamin thấp, trữ
nhiều nước

Có các bên liên quan bao gồm các
công ty phân phối, người tiêu dùng, Khơng có ai giám sát, chủ ́u dựa
liên nhóm, Ban điều phối PGS cùng vào sự “tự giác” của người sản xuất
Giám
sát

tham gia giám sát thường xuyên
Kiểm soát và truy xuất được
nguồn gốc, Có thể quy trách
nhiệm tới từng cá nhân Có xử
phat nghiêm minh

Khó tin cây, khó truy xuất được
nguồn gốc, khơng có khả năng quy
trách nhiệm được tới từng cá nhân
Nguồn: vietnamorganic.vn



12
1.2.3. Thị trường tiêu thụ rau hữu cơ.
Kênh tiêu thụ là tập hợp những cá nhân hay những cơ sở sản xuất kinh doanh
độc lập hay phụ thuộc lẫn nhau tham gia vào q trình tạo ra dịng vận chuyển hàng
hóa, dịch vụ từ người sản xuất tới người tiêu dùng. Thành viên của kênh là tất cả
những người tham gia vào kênh phân phối, bao gồm cả người sản xuất và người
tiêu dùng. Ngoài hai tác nhân này ra còn lại được gọi là trung gian thương mại,
bao gồm:
- Nhà bán bn, bán hàng hóa dịch vụ cho các trung gian khác như các nhà
bán lẻ hay những nhà sử dụng cơng nghiệp.
- Nhà bán lẻ bán hàng hóa dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng.
- Đại lý mơi giới có quyền hợp pháp thay mặt cho nhà sản xuất cung cấp hàng
hóa, dịch vụ cho các trung gian khác.
- Nhà phân phối là những người trang gian thực hiện chức năng phân phối
trên thị trường.
- Người tiêu dùng trực tiếp hiện nay người tiêu dùng trực tiếp rau hữu cơ
thường là những người quen biết cịn thơng thường người ta phải mua qua các đại lý
trung gian.
Theo Nghiên cứu hiện trạng phân phối nông sản – thực phẩm của Việt Nam và
các kinh nghiệm của Thái Lan của Viện Chiến lược Phát triển – Bộ Kế hoạch Đầu
tư năm 2019 chỉ ra tổ chức phân phối RHC hiện nay như sau:

Sơ đồ 1.1: Tổ chức kênh phân phối hiện nay tại Việt Nam
Nguồn: Viện Chiến lược Phát triển – Bộ Kế hoạch và Đầu tư


13
Trong đó:
+ Kênh gián tiếp:
- Kênh một cấp: Nhà sản xuất bán hàng gián tiếp cho người tiêu dùng qua một

trung gian đó là nhà bán lẻ.
- Kênh nhiều cấp: Gồm có kênh 2 cấp, kênh 3 cấp ...
+ Kênh trực tiếp:

Người sản xuất bán hàng trực tiếp cho người tiêu

dùng qua các cửa hàng của mình, qua bưu điện hoặc bán hàng lưu động, bán tại các
địa điểm khách hàng, bán hàng theo hình thức thương mại điện tử.
Chi phí của kênh phân phối được biểu hiện bằng số lượng trung gian ở mỗi
cấp phân phối. Như vậy, nếu càng giảm bớt các chi phí kênh trung gian thì hệ thống
phân phối sản phẩm càng có hiệu quả cao vì khi đó giá sản phẩm khơng bị đẩy lên
q nhiều so với giá trị của nó.
Sản xuất RHC cho năng suất thấp hơn, thời gian sinh trưởng dài hơn và ngon
hơn rau thơng thường nên có giá thành và giá bán cao hơn. Do đó, đối tượng tiêu
dùng RHC là những người có thu nhập cao trong xã hội, vì vậy thị trường tiêu thụ
RHC thường tập trung tại các thành phố lớn, một số kênh tiêu thụ RHC trong nước:
tiêu thụ qua kênh phân phối như hệ thống siêu thị Vinmart, Saigon Co-op, chuỗi
cửa hàng kinh doanh thực phẩm an tồn: Bác Tơm, Sói Biển, … Theo thống kê của
Liên minh nông nghiệp Việt Nam, tỷ lệ người dân đi chợ truyền thống, chợ cóc, chợ
tạm đã giảm tới 35,5% so với 5 năm trước đây. Người tiêu dùng ngày càng tìm đến
các kênh phân phối nơng sản an toàn để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Vì vậy xu hướng tìm đến các siêu thị, cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn ngày
càng phổ biến, sự phát triển lớn mạnh này là do:
(i) Yêu cầu về giá cạnh tranh: các hệ thống này giảm bớt được các khâu trung
gian, từ đó giảm về giá thành cho người tiêu dùng.
(ii) Yêu cầu về chất lượng minh bạch: Hoạt động của các hệ thống phân phối
này đều đảm bảo tính minh bạch bởi tất cả các hàng hóa bán ra đều có thể thực hiện
trên hóa đơn, giá bán được niêm yết rõ ràng, có xuất xứ nguồn gốc, ngày sản xuất
và hạn sử dụng được niêm yết trực tiếp trên bao bì sản phẩm đảm bảo tính minh
bạch trên thị trường hàng hóa.



14
(iii) Yêu cầu về nhu cầu mua sắm với dịch vụ hiện đại: Các hệ thống phân
phối này đều có quy trình cơng nghệ hiện đại về quản lý chất lượng và vệ sinh, các
doanh nghiệp bán buôn hiện đại giúp giảm tỷ lệ hao hụt hàng hóa và do đó nâng cao
hiệu quả kinh doanh cho các kênh bán lẻ, cung cách phục vụ khách hàng tốt và
khách hàng có thể mua cùng một lúc nhiều loại sản phẩm ở cùng một địa điểm.
Việt Nam có gần 20 đơn vị xuất khẩu các loại rau, quả hữu cơ với sản lượng
khoảng 260 ngàn tấn/năm, giá trị gần 15 triệu USD. Thị trường xuất khẩu chủ yếu
là Pháp, Đan Mạch, Thụy Sỹ, Thụy Điển, Trung Quốc, Đài Loan, Campuchia, Mỹ,
Ý, Đức, Anh, Nga, Canađa, Bỉ, Thái Lan, Malaysia, Hà Lan, HongKong.
1.2.4. Chất lượng và chứng nhận chất lượng trong sản xuất và tiêu thụ rau
hữu cơ tại Việt Nam.
Hiện nay việc chứng nhận sản xuất NNHC Việt Nam có 3 hình thức chứng
nhận là: Chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế, chứng nhận PGS, chứng nhận TCVN.
- Chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế: Sản phẩm NNHC Việt Nam được chứng
nhận bởi các tổ chức nước ngồi như Bộ Nơng nghiệp Mỹ (USDA), BioCert
International (BioCert) - Ấn Độ, các tổ chức chứng nhận của EU, Úc... Việt Nam có
50 doanh nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ USDA với nhiều sản phẩm như trà, hạt
điều, dừa, artiso... 18 doanh nghiệp sản xuất hữu cơ được chứng nhận theo tiêu
chuẩn USDA – NOP và 12 doanh nghiệp được chứng nhận theo tiêu chuẩn EC
834/2007. Gạo hữu cơ Việt Nam được chứng nhận theo tiêu chuẩn USDA, rau hữu
cơ FABULOUS Đà Lạt được BioCert chứng nhận, ngồi ra cịn các sản phẩm được
chứng nhận quốc tế như chè, cà phê, điều, hồ tiêu, thịt lợn và gia cầm, sữa...
- Chứng nhận PGS: Hoạt động tự đánh giá, tự cơng bố theo hình thức của
chương trình PGS của IFOAM đã được triển khai tại 6 hệ thống ở các địa phương
bao gồm Sóc Sơn – Hà Nội, Lương Sơn – Hồ Bình, Trác Văn – Hà Nam, Tân Lạc
– Hồ Bình, Hội An và Bến Tre thu hút 298 thành viên là các hộ nông dân với tổng
diện tích 27,8 ha cơng bố đạt tiêu chuẩn sản xuất hữu cơ PGS, chuyển đổi 15,5ha,

cung cấp khoảng 714 tấn rau/năm cho thị trường nội địa.


15
- Chứng nhận TCVN: Ngày 29/12/2017 Bộ KH&CN đã ban hành bộ tiêu
chuẩn TCVN 11041- 2017 về nông nghiệp hữu cơ gồm:
+ TCVN 11041-1:2017 - Nông nghiệp hữu cơ - Phần 1: Yêu cầu chung đối
với sản xuất, chế biến, ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.
+ TCVN 11041-2:2017 - Nông nghiệp hữu cơ - Phần 2: Trồng trọt hữu cơ.
+ TCVN 11041-3:2017 - Nông nghiệp hữu cơ - Phần 3: Chăn nuôi hữu cơ.
+ TCVN 11041-4:2017 - Nông nghiệp hữu cơ - Phần 4: Yêu cầu đối với tổ
chức đánh giá và chứng nhận hệ ̣thống sản xuất và chế biến sản phẩm hữu cơ.
- Ngày 26/12/2018 Bộ KH&CN tiếp tục ban hành 4 tiêu chuẩn hữu cơ gồm:
+ TCVN 11041-5:2018 nông nghiệp hữu cơ – Phần 5: Gạo hữu cơ.
+ TCVN 11041-6:2018 nông nghiệp hữu cơ – Phần 6: Chè hữu cơ.
+ TCVN 11041-7:2018 nông nghiệp hữu cơ – Phần 7: Sữa hữu cơ.
+ TCVN 11041-8:2018 nông nghiệp hữu cơ – Phần 8: Tôm hữu cơ.
Tuy nhiên chưa có TCVN về hữu cơ đối với các sản phẩm: thủy sản, dược
liệu, mỹ phẩm, rau, quả, cà phê, hồ tiêu hữu cơ…
1.3. Quản lý nhà nước về sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ.
1.3.1. Khái niệm quản lý nhà nước về sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ.
Sự phát triển của sản xuất hàng hóa, sự ra đời của nền kinh tế thị trường đòi
hỏi phải có sự QLNN đối với nền kinh tế mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nền kinh tế thị
trường cùng với cơ chế sản xuất của nó đã tạo ra lượng của cải vất chất nhiều hơn
tất cả các nền kinh tế trước nó làm ra. Cơ chế thị trường có khả năng điều tiết nền
sản xuất xã hội, phân bổ các nguồn tài nguyên vào các khu vực sản xuất mà khơng
cần một sự điều khiển nào. Cũng chính vì thể mà nó tồn tại những khuyết tật mang
tính cơ chế như thị trường phát triển tự phát, đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích xã
hội, cạnh tranh khơng lành mạnh, phân hóa giàu nghèo… Những khuyết tật này
chính bản thân thị trường khơng thể sửa chữa mà cần tới một chủ thể khách quan

đứng cao hơn thị trường để điều tiết, đó chỉ có thể là Nhà nước.
Quản lý có thể hiểu với ý nghĩa thơng thường, phổ biến, với phạm vi rất rộng
là hoạt động nhằm tác động một cách có tổ chức của chủ thể vào đối tượng nhất


×