Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Những giải pháp nhằm phát triển nhà ở đô thị nước ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.47 KB, 13 trang )

Những giải pháp nhằm phát triển nhà ở đô thị nước ta:
1.Quan điểm phát triển nhà ở đô thị :
-Quyền có chỗ ở là một quyền cơ bản của con người được Nhà nước
công nhận và chăm lo, thông qua các chính sách tạo điều kiện để nhân dân tạo lập
nhà ở phù hợp với nhu cầu và khả năng kinh tế của mình. Nhà nước tạo điều kiện
để những người có thu nhập thấp có thể cải thiện nhà ở thông qua cơ chế chính
sách tạo điều kiện của Nhà nước. Phải lấy phát triển nhà ở để vừa giải quyết nhu
cầu về chỗ ở kết hợp với giải quyết các vấn đề tồn tại do lịch sử để lại trong lĩnh
vực nhà đất .
-Nhà ở là tài sản lớn của cá nhân và hộ gia đình, nhưng cũng là cơ sở vật
chất to lớn của quốc gia, là sản phẩm hàng hoá của một ngành kinh tế quan
trọng.Thị trường nhà ở vừa góp phần vào thực hiện mục tiêu tăng tổng sản phẩm
trong nước vừa nâng cao mức sống nhân dân .Vì vậy, Nhà nước cần tạo điều kiện
cho hoạt động đầu tư xây dựng nhà ở phát triển.Tập trung xây dựng và ban hành
đồng bộ hệ thống Pháp luật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bảo đảm cho thị trường
bất động sản hoạt động lành mạnh có hiệu quả có sự định hướng của Nhà nước .
-Nhà nước bảo đảm khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế –
xã hội, các thành phần kinh tế và mọi nguồn lực đầu tư xây dựng các công trình
nhà ở cho nhân dân đồng thời tạo điều kiện, đảm bảo hiệu quả kinh doanh cho các
chủ đầu tư thực hiện công việc xây dựng nhà ở và đảm bảo công bằng xã hội đối
với những đối tượngđược thụ hưởng nhà ở.
-Phát triển nhà ở không thể tách rời cơ chế về đất đai, tài chính, vật liệu
xây dựng, khoa học kỹ thuật, cơ cấu tổ chức ...vì vậy đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ
giữa các bộ, ngành, và sự phân công hợp lý giữa các ngành, các cấp chính quyền .
-Để giải quyết tốt nhu cầu nhà ở phải đi đôi với việc thực hiện có kết quả
chương trình kế hoạch hoá gia đình .Việc phát triển nhà ở phải đáp ứng yêu cầu
phát triển bền vững, giảm thiểu tối đa mức độ ô nhiễm môi sinh , môi trường.
2. Phương hướng và mục tiêu phát triển nhà ở đô thị :
2.1.Mục tiêu phát triển nhà ở đô thị đến năm 2010:
Một là: Phát triển nhà ở phải đảm bảo bền vững, quản lý được về mặt
kiến trúc, bảo đảm an toàn, tiện nghi, kinh tế, thích hợp với điều kiện tự nhiên, môi


trường sống, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc trong lĩnh vực nhà ở.
Phấn đấu đến 2010 mỗi hộ gia đình có chỗ ở thích hợp thông qua việc
tạo lập (xây dựng, mua )hoặc thuê nhà ở.Diện tích nhà ở đạt bình quân từ 9- 12
m
2
/người. Phấn đấu để mỗi hộ dân tại đô thị được ở trong một căn hộ độc lập.
Trong đó phải tập trung chỉ đạo thực hiện đầu tư phát triển nhà ở theo dự án. Triển
khai thực hiện tốt các chính sách ưu đãi trong xây dựng nhà ở phục vụ nhu cầu của
cán bộ, công chức viên chức và người thu nhập thấp .Trong đó đặc biệt chú trọng
nhà ở cho thuê, bán trả góp .
Hai là: Để tạo điều kiện chăm lo nhà ở cho nhân dân, các ngành có liên
quan phải tập trung xây dựng trình Chính phủ ban hành đồng bộ các văn bản pháp
quy, các cơ chế chính sách vừa bảo đảm phát triển nhanh qũy nhà, vừa đưa công
tác quản lý hoật động kinh doanh bất động sản nhà ở vào nề nếp và đạt hiệu quả
cao, bảo đảm các nguyên tắc công khai, công bằng.
Ba là: Nhà nước và xã hội tiếp tục thực hiện chính sách nhà ở đối với
người có công, quan tâm xây dựng nhà tình thương, giúp đỡ những đối tượng
không thể tự lực tạo lập nhà ở .
2.2.Phương hướng :
Chiến lược phát triển kinh tế –xã hội đề ra “ Phương hướng phát triển đô
thị là hình thành nhiều trung tâm vừa và nhỏ , phân bố hợp lý; không tập trung dân
cư quá đông vào các thành phố lớn. Một số địa bàn có vị trí quan trọng đối với từng
vùng ( ở phía Bắc là khu vực Hà Nội – Hải Phòng-Quảng Ninh ; phía Nam là khu
vực TP Hồ Chí Minh –Biên Hoà -Bà Rịa –Vũng Tàu ; miền Trung là Đà Nẵng –
Dung Quất và một số thành phố cảng khác)cần thu hút đầu tư của cả nước và của
nước ngoài...”
Việc phát triển nhà ở tại khu vực đô thị phải đáp ứng được các yêu cầu
sau đây:
a.Tập trung huy động các nguồn lực nhằm phát triển quỹ nhà để giải
quyết những bức xúc về chỗ ở của nhân dân các đô thị, đặc biệt tại các đô thị lớn

đang có tốc độ đô thị hoá cao như thủ đô Hà Nội , TP Hồ Chí Minh , Hải Phòng,
Huế, Vũng Tàu, Nha Trang ...cũng như các khu công nghiệp tập trung, các khu chế
xuất .
b.Chương trình phát triển nhà ở của từng đô thị phải thúc đẩy chương
trình phát triển kinh tế – xã hội và phục vụ tốt yêu cầu của quá trình đô thị hoá tại
các địa bàn , không thể để tình trạng thiếu nhà ở ảnh hưởng đến sự phát triển kinh
tế – xã hội .Chương trình phát triển nhà ở cần đáp ứng chỗ ở cho số dân tăng tự
nhiên và tăng cơ học; cho những hộ chưa có nhà ( đang phải sống quá chật chội
hoặc sống tạm bợ tại các khu nhà lụp xụp ); nhà ở cho cán bộ, công chức, viên
chức và lực lương vũ trang; nhà ở cho sinh viên, học sinh; nhà ở cho người nước
ngoài đến làm việc hoặc kinh doanh; nhà ở phục vụ cho việc giải phóng mặt bằng,
tái định cư; nhà ở phục vụ nhu cầu khác .
c. Do đặc điểm của dân cư đô thị, nhà ở phải được đầu tư xây dựng
phong phú về chủng loại, đa dạng các hình thức cung cấp nhà ở. Nhà ở phải được
xây dựng theo quy hoạch và phải có kết cấu hạ tầng phù hợp.
Chính quyền đô thị phải được tổ chức quản lý việc xây dựng nhà ở
theo dự án, khuyến khích phát triển nhà chung cư cao tầng (đặc biệt là đô thị lớn )
để nâng câo chất lượng chỗ ở, bảo vệ và giữ gìn cảnh quan môi trường, tiết kiệm
đất xây dựng .
d. Tại các đô thị phải chú ý tới phát triển quỹ nhà ở cho thuê và nhà ở
bán trả góp ở mức phù hợp, nhằm đáp ứng yêu cầu của hộ gia đình chưa có đủ điều
kiện để xây dựng hoặc mua nhà trả tiền một lần.
e.Đi đôi với phát triển nhà ở mới, Nhà nước có chính sách để các thành
phố có thể huy động được các nguồn lực cho việc cải tạo, xây dựng lại quỹ nhà ở
hiện đã hết niên hạn sử dụng hoặc đã xuống cấp nghiêm trọng có nguy cơ xụp đổ
hoặc không an toàn. Đặc biệt là nhà chung cư cao tầng xây dựng thời kỳ bao cấp
tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Vinh, Hải Phòng....
3. Những giải pháp nhằm khuyến khích phát triển nhà ở đô thị:
3.1.Các giải pháp lớn:
Để thực hiện được các mục tiêu đã đề ra trong giai đoạn hiện nay cần

thiết phải có các giải pháp, chính sách đồng bộ, trên nguyên tắc huy động khả năng
đóng góp của người có nhu cầu nhà ở. Nhà nước tạo điều kiện và tham gia tích
cực của cộng đồng. Trong đó cần tập trung vào các lĩnh vực :
(1)Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần nhận thức đầy đủ ý
nghĩa kinh tế xã hội của phát triển thị trường bất động sản nhà ở để tập trung chỉ
đạo trong giai đoạn hiện nay. Căn cứ vào nội dung yêu cầu của định hướng phát
triển nhà ở quốc gia, chỉ đạo việc xây dựng chương trình phát triển nhà ở của đô
thị. Chương trình này được thông qua Hội đồng nhân dân có nghị quyết trước khi
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, làm cơ sở trong chương trình phát triển xã
hội-kinh tế để triển khai thực hiện và đánh giá kết quả trong từng kỳ kế hoạch.
(2) Chỉ đạo sát sao việc triển khai công tác qui hoạch các khu dân cư;
chuẩn bị dự án phát triển nhà ở, thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng và nhà ở. Phấn đấu để việc phát triển nhà ở đô thị được thực
hiện theo dự án, từng bước khắc phục tình trạng xây dựng nhà ở tự phát.
(3) Phát triển vật liệu xây dựng đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà ở. Trong
đó cần chú trọng các giải pháp về công nghệ, ứng dụng vật liệu mới để nâng cao
chất lượng nhà ở.
(4) Củng cố và tăng cường năng lực của các tổ chức tư vấn, của các
doanh nghiệp đầu tư kinh doanh nhà ở để có đủ năng lực thực hiện yêu cầu về thiết
kế, xây lắp và quản lý lĩnh vực kinh doanh bất động sản nhà ở .
(5) Ban hành đồng bộ các cơ chế chính sách, bảo đảm đủ hiệu lực thúc
đẩy thị trường bất động sản nhà ở hoạt động có hiệu quả, góp phần vào sự nghiệp
phát triển kinh tế-xã hội theo các mục tiêu Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá(CNH-
HĐH).
3.2.Các giải pháp cụ thể:
a. Giải pháp về qui hoạch:
Trong hoàn cảnh của nước ta hiện nay mới bắt đầu sự nghiệp CNH-
HĐH nên việc xác định mô hình đô thị thích hợp nào đó là rất khó. Mô hình ở
thích hợp cho đô thị Việt Nam từ nay đến 2010 sẽ rất đa dạng; có đặc tính là một
mô hình mở, đa phương hoá. Tính mở và đa phương hoá của các đơn vị ở sẽ là tiền

đề cho sự sáng tạo về tổ chức không gian kiến trúc các đơn vị ở và khu đô thị theo
thiết kế của kiến trúc sư phù hợp với nhu cầu của xã hội đô thị trong sự phát triển
bền vững. Tuỳ theo qui mô và cấp đô thị, việc vận dụng cấu trúc đơn vị ở cũng sẽ
khác nhau. Sự khác nhau này trước tiên là do qui mô dân số. Nếu như ở các khu đô
thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh... Việc xây dựng những chung cư cao
tầng là điều bắt buộc (để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng khan hiếm đất xây
dựng) thì tại các đô thị vừa và nhỏ lại cho phép xây dựng những nhà ở thấp tầng vì
qui mô xây dựng nhà ở không lớn, loại nhà ở do dân tự xây dựng vẫn chiếm một tỉ
lệ cao, không đòi hỏi công nghệ phức tạp và sự khan hiếm đất xây dựng không gay
gắt.

×