Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CHI NHÁNH CÔNG TY DONA BOCHANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.79 KB, 14 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM
Ở CHI NHÁNH CÔNG TY DONA BOCHANG
1/ Phương hướng nhằm tăng cường và mở rộng công tác tiêu thụ sản phẩm:
1.1 .Những yêu cầu phát triển đối với chi nhánh trong điều kiện mới:
Quan tâm và nghiên cứu các khu vực thị trường khác nhau với những tiềm
năng và đặc điểm khác nhau về tiêu thụ sản phẩm dệt may là vấn đề hết sức cần
thiết trong chiến lược phát triển thị trường của chi nhánh Công ty trong điều kiện
hiện nay.
Với tốc độ phát triển kinh tế tương đối cao, cùng với mức sống dân cư ngày
càng được cải thiện sẽ khiến cho nhu cầu hàng dệt may gia dụng ngày càng tăng
trong dân cư.
Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt, khốc liệt,
để có thể chiếm lĩnh và mở rộng được thị trường sản phẩm trong toàn miền Bắc
thì chi nhánh Công ty Dona Bochang cần phải có kế hoạch chiến lược phát triển
thị trường cụ thể, cần phải nghiên cứu phân tích tỷ mỉ từng đặc điểm về các
nhân tố tiêu dùng chi phối thị trường để có kế hoạch cung ứng sản phẩm thích
hợp với nhu cầu thị hiếu của từng đối tượng tiêu dùng ở từng nơi, từng khu vực,
từng vùng trong nước. Nghĩa là cần phải tiến hành phân đoạn thị trường một
cách công phu, xác định theo các tiêu thức trung tâm và tiêu thức bổ sung cho
việc tiêu dùng sản phẩm dệt may như: lứa tuổi, giới tính, kiểu cách, cỡ số, thời
vụ; các vùng địa lý như: thành thị, nông thôn, đồng bằng, miền núi; các điều
kiện kinh tế như: mức thu nhập, nghề nghiệp, giá cả… để lập kế hoạch cung ứng
từng loại sản phẩm với số lượng, kiểu dáng, mẫu mã, mầu sắc, giá cả…phù hợp
với từng phân đoạn thị trường nhằm có thể dễ dàng thâm nhập và chiếm được
thị phần cao, tạo tiền đề cho kế hoạch phát triển và mở rộng thị trường. Khi xác
định được thị trường theo các cấp độ khác nhau, chi nhánh Công ty nên có hệ
thống các sản phẩm thích ứng với nhu cầu tiêu dùng ở từng cấp độ đó.
Ngoài ra, chi nhánh Công ty cần quan tâm chú trọng đến công tác xoá bỏ,
ngăn chặn nạn hàng giả,hàng nhái tràn lan trên thị trường hiện nay bằng cách phối
hợp với cơ quan chức năng có thẩm quyền ( như hội bảo trợ lợi ích người dùng,
cục bản quyền) hay nâng cao chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm tạo ra được


sự khác biệt về nhãn hiệu sản phẩm. Từ đó có thể đưa uy tín, thương hiệu của
Công ty lên một tầm cao mới đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của người tiêu dùng.
1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển chi nhánh Công ty:
Ổn định vị trí ưu thế trên thị trường tiêu thụ sản phẩm Hà Nội, từ đó làm bàn
đạp để xâm nhập được thị trường tiêu thụ miền Bắc( Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam
Định…)
Cùng với đó là doanh thu năm 2005 của chi nhánh Công ty đạt gấp 5 lần so
với năm 2000 năm mới thành lập, tức là khoảng 19,8 tỷ đồng, phấn đấu đến năm
2010 doanh thu của chi nhánh Công ty là 50 tỷ đồng. Trong 5 năm tới, với sự giúp
đỡ của Công ty Dona Bochang, sự tận dụng triệt để các nguồn lực có sẵn, chi
nhánh sẽ xây dựng một hệ thống các mạng lưới đại lý, cửa hàng trên toàn miền
Bắc. Dự kiến năm 2005 mở các đại lý phân phối hàng hoá ở Hải Phòng, Quảng
Ninh, Hải Dương để có thể giảm bớt chi phí vận chuyển, đưa sản phẩm đến tận tay
người tiêu dùng, đáp ứng được yêu cầu khách hàng trong nước.
Trong chiến lược sản phẩm của mình, chi nhánh Công ty luôn thực hiện
chính sách đa dạng hoá sản phẩm nhưng lại có lựa chọn sản phẩm mũi nhọn, có
nghĩa là chi nhánh không dừng lại ở hàng dệt may thông thường( khăn bông, thảm,
đệm…) mà chủ trương đa dạng hoá sản phẩm, tập trung năng lực cung ứng các mặt
hàng mới như: áo sơ mi, quần âu, áo choàng, comlê…
Như vậy, với phương hướng và mục tiêu phấn đấu đặt ra, chi nhánh Công ty
Dona Bochang sẽ có được một chỗ đứng vững chắc trên thị trường miền Bắc, xây
dựng được hình ảnh thương hiệu cùng uy tín chất lượng sản phẩm đối với khách
hàng.
2/ Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của chi nhánh
Công ty Dona Bochang:
2.1. Tăng cường công tác nghiên cứu phát triển thị trường:
Vấn đề thị trường là vấn đề hết sức quan trọng, nó đóng vai trò quyết định
đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Nó quyết định việc tiêu thụ sản phẩm, sự
tồn tại và phát triển của chi nhánh Công ty trên thị trường.
Do đó chi nhánh Công ty cần phải nghiên cứu khả năng cũng như nhu cầu

thị trường nhằm tăng cường khả năng tiêu thụ cũng như tạo điều kiện cho chiến
lược củng cố và mở rộng thị trường tiêu thụ của chi nhánh Công ty Dona Bochang.
Đặc biệt trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, chi nhánh Công ty càng
phải chú trọng hơn nữa tới công tác nghiên cứu, khảo sát thị trường, qua đó nắm
bắt được các thông tin của thị trường như: nhu cầu, thị hiếu của khách hàng về kiểu
dáng, mẫu mã, giá cả và phương thức thanh toán, thông tin phản hồi từ phía khách
hàng…Đồng thời chi nhánh Công ty phải nghiên cứu thị trường sản phẩm cùng
loại với mình, các đối thủ cạnh tranh với mình, từ đó bằng khả năng hiện có của
mình có biện pháp đối ứng thích hợp, kịp thời.
Mặt khác, nghiên cứu thị trường để tìm hiểu xu hướng phát triển của các thị
trường về quy mô, cơ cấu và những sản phẩm mới cần phát triển là gì? Hay biết
được đâu là thị trường có triển vọng nhất đối với chi nhánh Công ty và các loại sản
phẩm của chi nhánh Công ty? Số lượng sản phẩm của chi nhánh Công ty tiêu thụ
trên mỗi thị trường là bao nhiêu? Và chi nhánh Công ty cần phải có những biện
pháp thiết thực gì để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm trên thị trường đó?
Trên cơ sở ấy, các phòng lên kế hoạch xây dựng phân phối sản phẩm, lập các
cửa hàng, đại lý và giới thiệu sản phẩm, đồng thời tổ chức các hoạt động quảng
cáo, khuyếch trương tại mỗi thị trường. Có như vậy, chi nhánh Công ty mới có thể
nhanh chóng nắm bắt nhu cầu thị trường, từ đó có các biện pháp thích hợp nhằm
duy trì và phát triển thị trường.
Ngoài ra, chi nhánh Công ty cần phải phân đoạn thị trường để có từng hướng
phát triển riêng. Vì mỗi thị trường có đặc điểm riêng khác nhau, chi nhánh Công ty
không thể sử dụng một chiến lược phát triển cho tất cả các loại thị trường mà đối
với mỗi loại thị trường chi nhánh Công ty nên tiến hành khai thác thế mạnh của
mình một cách hợp lý nhất theo đặc điểm riêng của thị trường đó. Đối với thị
trường khu vực thành thị dân cư có mức thu nhập cao không quan tâm nhiều đến
vấn đề giá cả thì chi nhánh nên tung ra những sản phẩm chất lượng có sự đa dạng
trong mẫu mã, kiểu dáng thời trang như khăn bông loại A, áo choàng xuất khẩu,
thảm chân… còn đối với thị trường nông thôn, vùng sâu vùng xa thì chi nhánh có
thể cung cấp sản phẩm thông thường đáp ứng được nhu cầu thiết yếu trong cuộc

sống nhưng giá cả hợp lý như mặt hàng khăn bông loại B, áo choàng chấm tròn,
yếm trẻ em…
Với mục tiêu xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường miền Bắc, hiện chi nhánh
mới tiến hành khai thác tập trung chủ yếu ở thành phố Hà Nội. Tại đây, chi nhánh
đã xây dựng được mạng lưới tiêu thụ khá dày đặc với nhiều cửa hàng, siêu thị, đại
lý. Sản phẩm của chi nhánh Công ty đã có uy tín trên thị trường này, do địa bàn
hoạt động còn hạn hẹp nên chi phí vận chuyển ít, việc thăm dò khảo sát và trao đổi
rất thuận lợi, việc tìm hiểu nhu cầu thị trường cũng dễ dàng hơn. Do vậy, để tiếp
tục duy trì tốt hơn thị trường này, chi nhánh Công ty phải thường xuyên củng cố
lòng tin người tiêu dùng.
Đối với thị trường các tỉnh Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam
Định… dân cư ở đây có thu nhập khá cao, có nhu cầu đối với sản phẩm chi nhánh
Công ty thì chi nhánh bước đầu đã có kế hoạch phát triển cụ thể như là đang huy
động vốn, nguồn lực để có thể xây dựng được hệ thống đại lý phân phối sản phẩm
chi nhánh Công ty đến tận tay ngưòi tiêu dùng. Quan trọng hơn hết là chi nhánh
Công ty nên đưa ra các điều kiện ưu đãi ban đầu (như là hỗ trợ chi phí vận chuyển
hàng hoá, có thể thanh toán chậm 50% giá trị hàng hoá vào cuối tháng ) để khuyến
khích các đơn vị cá nhân làm đại lý giới thiệu kèm theo các chương trình quảng
cáo, khuyến mại để tiếp xúc với khách hàng. Vì thế, trong thời gian đầu chi nhánh
Công ty có thể không có lãi để tập trung thu hút khách hàng và để tạo được mối
quan hệ lâu dài, từ đó xây dựng được hình ảnh chi nhánh Công ty ở thị trường tiềm
năng này.
2.2. Nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm:
Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay đối với công tác kế hoạch nghiệp
vụ cho bất cứ một doanh nghiệp nào đó là vô cùng cần thiết, nó mang lại hiệu quả
thiết thực to lớn cho mỗi doanh nghiệp.
Đối với công tác này đòi hỏi người cán bộ phải có năng lực trình độ nghiệp
vụ chuyên môn cao để có thể hoàn thành tốt chức năng và nhiệm vụ được giao, nếu
thực hiện không tốt, sai sót sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của doanh
nghiệp.

Hiện nay, chi nhánh Công ty đã có đội ngũ cán bộ, nhân viên khá năng động,
có kinh nghiệm và trình độ, song đối với một số nghiệp vụ như Maketing, hiểu biết
thị trường nội địa còn chưa sâu, chi nhánh Công ty nên tiến hành đào tạo, bồi
dưỡng thêm qua các buổi giao lưu, nói chuyện với các chuyên gia kinh tế để nắm
vững hơn công việc, tăng khả năng nhận biết và đánh giá các thông tin về thị
trường, xu hướng phát triển nền kinh tế cho toàn bộ các cán bộ quản lý.
Trong thời gian tới, cùng với sự phát triển của chi nhánh Công ty, nhu cầu
về cán bộ nhân viên của chi nhánh sẽ tăng lên nhiều, khoảng 50 người vào năm
2010. Để đảm bảo chất lượng vào đội ngũ nhân viên, chi nhánh Công ty cần tổ
chức tốt khâu tuyển chọn và có chính sách đầu tư ngay từ đầu, chi nhánh Công có
thể lựa chọn các sinh viên xuất sắc tại các trường Đại học, Cao đẳng hoặc đưa ra
các lợi ích để thu hút cán bộ nhân viên giỏi từ các nơi khác đến.
Đội ngũ nhân viên có vai trò quan trọng trong việc thâm nhập và mở rộng thị
trường của doanh nghiệp. Họ là những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và
có tác động tới thái độ và hành vi mua của khách hàng. Họ là những người đại diện
cho doanh nghiệp đi giới thiệu chào hàng và bán hàng. Một người bán hàng tốt là
người có khả năng gợi mở nhu cầu và thúc đẩy người mua hàng, hướng dẫn họ sử
dụng và đồng thời làm cho khách hàng tin tưởng vào mình, vào sản phẩm của
doanh nghiệp, có ấn tượng tốt với doanh nghiệp. Vì vậy, chi nhánh Công ty phải có
biện pháp khen thưởng, kỷ luật bằng lợi ích cụ thể để họ có thể yên tâm gắn bó lâu

×