Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ CHỦ YẾU NHẰM XÂM NHẬP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TRONG NĂM TỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.66 KB, 11 trang )

NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ CHỦ YẾU NHẰM XÂM NHẬP MỞ
RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TRONG NĂM TỚI.
I. TRIỂN VỌNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY NÓI CHUNG VÀ XUẤT KHẨU SANG
THỊ TRƯỜNG MỸ NÓI RIÊNG.
1. Nhu cầu của thị trường Mỹ về mặt hàng của công ty.
Nhìn chung các thiết bị điện có nhu cầu rất lớn trong sinh hoạt và sản xuất.
Được sử dụng phổ biến ở mọi nơi trên thế giới.
Nhu cầu về hàng hoá của thị trường Mỹ rất lớn, đa dạng. Mỹ, một nớc công
nghiệp phát triển nên nhu cầu về các thiết bị đo điện nói chung là rất lớn. Tuy
nhiên nhu cầu về các thiết bị đo điện ở các vùng khác nhau cũng đòi hỏi các yêu
cầu về chất lợng khác nhau. Khu vực miền Bắc nước Mỹ nền kinh tế phát triển
mạnh nên nhu cầu cầu về các sản phẩm thiết bị điện đòi hỏi chất lợng cao, các sản
phẩm rất khó đáp ứng nhu cầu thị trờng này.
Khu vực miền Nam nước Mỹ, kinh tế còn kém phát triển hơn so với vùng
Bắc nớc Mỹ. Nên các tiêu chuẩn đ ra về hàng hóa phù hợp với khả năng sảng xuất
của Công ty.
2. Triển vọng xuất khẩu của công ty.
Hiện nay với công nghệ sản xuất tiên tiến mua được từ Landis&Gyr, đã mở
ra cho công ty một hướng mới về mở rộng tiêu thụ sản phẩm. Các sản phẩm của
Công ty có chất lượng cao, uy tín lớn cả trong nước và quốc tế. Với uy tín cửa
mình, nên sau khi kết thúc hợp động xuất khẩu hàng hoá với công ty Landis&Gyr
các khách hàng quen đã trực tiếp đặt vấn đề nhập khẩu hàng hoá của Công ty.
Không những thế mà qua các hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế, Công ty đã
có thêm được các bạn hàng mới. Các thị trường mới như Myanma, Philipin là
những thị trường được đáng giá là có tiềm năng mở rộng rất lớn.
Riêng về thị trường Mỹ (khu vực Nam Mỹ) đây là một thị trường đầy tiềm
năng và hiện thực của Công ty. Đây sẽ là thị trường tiêu thụ lớn nhất của công ty.
Năm 2000 Công ty đã xuất khẩu sang Mỹ khoảng 13000 công tơ 1 pha và 600
công tơ 3 pha, giá trị đạt khoảng 200 ngàn USD, chiếm khoảng 42% tổng giá trị
xuất khẩu của Công ty năm 2000. Dự kiến năm 2001 Công ty sẽ xuất khẩu sang thị
trường này khoảng từ 30 000 đến 40 000 công tơ 1pha và 1 000 công tơ 3pha.


Tính đến tháng 4-2001, Công ty đã ký được một số lượng lớn hợp đồng
xuất khẩu hàng hoá, trị giá gần 450 000 USD. Trong đó xuất khẩu sang thị trường
Mỹ một số lượng hàng hoá trị giá gấn 150 000 USD.
Theo đáng giá của lãnh đạo Công ty, năm 2001 xuất khẩu của Công ty có
thể tăng 150% so với dự báo.
Từ những kết quả mà Công ty thiết bị đo điện đạt được trong thời gian qua,
có thể thấy xuất khẩu hàng hoá để mở rộng thị trường là một giải pháp hữu hiệu để
mở rộng quy mô sản xuất, đưa Công ty trở thành nhà sản xuất các thiết bị đo điện
hàng đầu ở Việt Nam, có sức cạnh tranh trong và ngoài nước mạnh mẽ.
II. NHỮNG GIẢI PHÁP XÂM NHẬP, MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG MỸ CỦA CÔNG TY
THIẾT BỊ ĐO ĐIỆN.
Làm thế nào để thực hiện được các mục tiêu, phương hướng mà Ban lãnh
đạo Công ty đã đề ra cũng như hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh doanh xuất nhập khẩu
nói chung, kinh doanh xuất nhập khẩu với thị trường Mỹ nói riêng là vấn đề hết
sức quan trọng.
Sau đây tôi xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp mà Công ty cần thực
hiện:
1. Giải pháp về quy hoạch chiến lược.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu với thị trường
Mỹ và thị trường các nước khác, Công ty cần xây dựng một chiến lược kinh doanh
mang tính khoa học và thực tiễn cao. Chiến lược kinh doanh phải bao quát được
định hướng phát triển và tầm nhìn lâu dài của toàn bộ Công ty và các bộ phận về
các hoạt động thương mại cả trong nước và ngoài nước. Chỉ ra những điểm mạnh
và điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với Công ty từ đó đề xuất những giải pháp
để phát huy những điểm mạnh, khai thác những cơ hội, tối thiểu hoá những điểm
yếu, hạn chế những thách thức để thực hiện kinh doanh thương mại đạt hiệu quả
cao, lợi nhuận lớn và tránh được rủi ro. Từng bước hình thành triết lý kinh doanh
và văn hoá doanh nghiệp trong điều kiện cạnh tranh trong nước và quốc tế diễn ra
gay gắt. Chiến lược kinh doanh phải trả lời được 3 câu hỏi sau:
- Hoạt động kinh doanh hiện tại của Công ty đang ở vị trí nào?

- Công ty sẽ đưa hoạt động kinh doanh thương mại đi đến đâu?
- Công ty đưa hoạt động kinh doanh thương mại đến đó bằng cách nào?
2. Giải pháp về thị trường.
Công ty phải làm chủ được thị trường và dự báo được sự thay đổi của thị
trường, thị trường ở đây là cả thị trường mua và thị trường bán, cả thị trường trong
nước và thị trường ngoài nước.
a. Marketing tìm hiểu thị trường Mỹ.
Công ty cần thành lập một bộ phận chuyên trách về Marketing (phòng
Marketing) với những nhân viên có trình độ, có kinh nghiệm và đầu óc phán đoán
chính xác, có thể xử lý một cách khoa học, kịp thời đề xuất phương án kinh doanh,
chớp lấy thời cơ kinh doanh. Đồng thời phát hiện và khai thác nhu cầu của thị
trường, phát hiện nguồn hàng... để tổ chức đưa hàng từ nơi này đến nơi khác cho
hợp lý. Nên có một hoặc hai nhân viên trong bộ phận Marketing chuyên trách về
thị trường Mỹ. Mỗi năm đến Mỹ chừng 2-3 lần, phải có hiểu biết về Mỹ, biết các
Công ty đối tác và người tiêu dùng ở Mỹ nghĩ gì, và phải bỏ thời giờ để tìm hiểu
lĩnh vực mà Công ty mình đang quan tâm đến.
Các nguồn thông tin liên quan đến việc kinh doanh buôn bán với thị trường Mỹ:
- Trung tâm phát triển ngoại thương tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Những người bạn và người thân tại Mỹ.
- Việt Kiều, những người Việt Nam là sinh viên hay thương gia từ Mỹ trở
về.
- Đại sứ quán và tổng lãnh sự Việt Nam tại Mỹ.
- Phòng thương mại Mỹ tại Việt Nam.
- Các văn phòng luật tại Việt Nam.
- Các nhà xuất khẩu khác.
- Các nhà nhập khẩu Mỹ có kinh nghiệm và có mối liên hệ ở Việt Nam.
- Các xuất bản phẩm về thương mại nội địa và thương mại Mỹ.
- Các công ty tàu biển.
- Các nhà môi giới hải quan Mỹ.
- Các công ty vận tải hàng hoá.

- Các đoàn thể ngành nghề và thương mại Mỹ.
- Các hướng dẫn viên du lịch.
- Các thương gia nước ngoài từ Mỹ đến.
b. Về tổ chức kênh phân phối
Để tiêu thụ hàng xuất nhập khẩu một cách nhanh chóng, hiệu quả Công ty
cần có một hệ thống phân phối hoàn chỉnh, hợp lý phù hợp với khả năng của Công
ty.
Tại thị trường Mỹ, Công ty nên thành lập một văn phòng đại diện tuy chi
phí tương đối tốn kém (khoảng từ 5000-6000 USD) nhưng lại mang lại nhiều cái
lợi cho Công ty. Văn phòng đại diện vừa là nơi thu thập thông tin về đối tác, về
mặt hàng, về thị hiếu người tiêu dùng... Vừa là nơi giao dịch, ký kết hợp đồng mua
bán ngoại thương với các doanh nghiệp, giải quyết tranh chấp, khiếu nại có thể xảy
ra cũng như bảo vệ quyền lợi của Công ty. Ngoài ra, Công ty có thể bán hàng hoá
cho người tiêu dùng Mỹ thông qua các đại lý. Kênh phân phối này có ưu điểm là
chi phí đỡ tốn kém hơn, đảm bảo Công ty có thể bán hàng tới tận tay người tiêu
dùng, giảm bớt chi phí trung gian qua người nhập khẩu.
Nhằm đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu từ Mỹ, ngoài phương
thức bán qua cửa hàng của các Công ty thành viên như hiện nay, Công ty có thể
bán hàng bằng cách thiết lập quan hệ với các công ty có nhu cầu tiêu thụ mặt hàng
nhập khẩu của mình và thiết lập quan hệ với hệ thống các cửa hàng tư nhân làm
đầu mối tiêu thụ.
3. Giải pháp về tạo nguồn hàng
Để chủ động trong kinh doanh, ngoài việc chủ động nắm bắt tình hình diễn
biến trên thị trường, Công ty cần phải chủ động nắm bắt nguồn hàng trong kinh
doanh tránh tình trạng lúc tìm được nơi để bán thì không có hàng, lúc có hàng lại
không có chỗ bán.
Để đảm bảo nguồn hàng xuất khẩu, Công ty cần:
- Xây dựng tốt mối quan hệ với những doanh nghiệp hoạt động trong mọi
lĩnh vực kinh doanh, với những nhà sản xuất, chế biến trong nước để họ hỗ trợ
mình khi cần thiết.

- Thiết lập một mạng lưới thông tin chính xác, kịp thời về những địa chỉ có
khả năng cung cấp mặt hàng mình cần, và những địa chỉ cần những mặt hàng mình
có.
- Thành lập một hệ thống kho tập trung hàng có hiệu quả, góp phần đưa
nguồn hàng về đúng nơi tập kết và đúng thời gian yêu cầu.
- Công ty có thể ký kết hợp đồng dài hạn với những nơi cung cấp có uy tín
về những mặt hàng có nhu cầu ổn định để khi cần thiết có thể đáp ứng ngay nhu
cầu của khách hàng.
4. Giải pháp về huy động vốn
Hiện tại nguồn vốn của Công ty chưa phải là mạnh, đây cũng là nguyên
nhân mà Công ty chưa làm xuất nhập khẩu trực tiếp, mà phải qua uỷ thác nhập
khẩu để có nguồn vốn ngắn hạn một cách hợp lý phục vụ sản xuất kinh doanh. Do
đó để đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh với thị trường Mỹ cần bổ sung
nguồn vốn bằng các nguồn sau:
- Khai thác vốn từ liên doanh liên kết: Thu hút nguồn vốn đầu tư nước
ngoài thông qua việc liên doanh mới và tái đầu tư các công ty liên doanh hiện có
với đối tác nước ngoài, (kêu gọi các doanh nghiệp thương mại, tổ chức khác cùng
góp vốn tham gia liên doanh trong một số thương vụ lớn) tăng cường tổ chức mạng
lưới đại lý mua bán hàng hoá cho các công ty nước ngoài (cụ thể là các công ty
Mỹ) nhằm sử dụng vốn bằng tiền - hàng trong ngắn hạn và trung hạn. - Tiến hành
vay vốn để các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước phục vụ cho việc đầu tư cho
các dự án sản xuất kinh doanh hoặc các thương vụ lớn.
- Tổ chức huy động vốn từ đội ngũ cán bộ nhân viên trong Công ty với
mức lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng và thấp hơn lãi xuất tiền vay. Hình

×