Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

Báo cáo thực tập công ty CPHH vedan việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (652.48 KB, 57 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
1. TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ SẢN XUẤT. ................................................................... 4
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển. .......................................................................... 1
1.2

Địa điểm xây dựng. ............................................................................................... 3

1.3 Lợi thế cạnh tranh và nguồn nhân lực. ................................................................. 4
1.4 Mục tiêu phát triển của công ty Vedan. ................................................................ 5
1.5

Sơ đồ tổ chức của công ty Vedan. ........................................................................ 7

1.6 Khối Đảm bảo chất lượng và Nghiên cứu phát triển. ........................................... 8
2. CÁC LOẠI SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY VEDAN . ............................................... 10
2.1. Sản phẩm acid min. .............................................................................................. 10
2.2. Sản phẩm nước giải khát: Thiên trà Vedan ......................................................... 12
2.3. Sản phẩm tinh bột. ............................................................................................... 12
2.4. Sản phẩm hóa học đặt biệt. .................................................................................. 14
2.5. Sản phẩm Vedagro. .............................................................................................. 14
2.6. Sản phẩm Vedafeed. ............................................................................................ 15
2.7. Sản phẩm CMS: Dịch mật đường lên men cô đặc. .............................................. 15
3. AN TOÀN LAO ĐỘNG. ........................................................................................... 17
3.1. Các quy định về an toàn. ...................................................................................... 17
3.2. Quy định về sử dụng hóa chất. ............................................................................ 18
3.3. Quy định về làm việc với chất dễ cháy và dễ nổ. ................................................ 19
3.4. Quy định về việc sử dụng dụng cụ thủy tinh. ...................................................... 19
3.5. Cách xử lý đầu tiên trong trường hợp bị bỏng, ngộ độc hay các tai nạn khác. ... 20
4. QUY TRÌNH KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG LÊN EZNYME TỪ
NGUYÊN LIỆU TINH BỘT. ........................................................................................ 22


4.1 Nguyên liệu. .......................................................................................................... 22
4.2 Quy trình khảo sát qui mơ phịng thí nghiệm. ...................................................... 22
4.2.1 Nguyên liệu và hóa chất. ................................................................................... 22
4.2.2 Thiết bị. .............................................................................................................. 22
4.2.3 Quy trình. ........................................................................................................... 26


5. PHƯƠNG PHÁP KIỂM NGHIỆM PHÂN TÍCH CÁC LOẠI ĐƯỜNG (SOMOGYI)

........................................................................................................................................ 27

5.1. Áp dụng.............................................................................................................. 29
5.2. Thuốc thử........................................................................................................... 29
5.3. Các bước kiểm nghiệm Somogyi đường............................................................. 30
6. PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU CÁC LOẠI ĐƯỜNG TRÊN MÁY HPLC...............34
6.1. Mục đích............................................................................................................. 34
6.2. Phạm vi áp dụng................................................................................................. 34
6.3. Xác định hàm lượng DP1, DP2, DP3, DP4+ của mẫu Maltose..........................34
7. KẾT QUẢ VÀ NHẬN XÉT KẾT QUẢ................................................................... 38
7.1. Ảnh hưởng của nồng độ enzyme β đến giá trị DE của mẫu Maltose..................38
7.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt động của enzyme đường hóa β......................39
7.3. Ảnh hưởng của thời gian đường hóa đến giá trị DE của mẫu Maltose...............39
8. ĐÁNH GIÁ CẢM QUAN CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM........................................41
8.1. Chất lượng thực phẩm và đánh giá cảm quan..................................................... 41
8.2. Khái niệm và thuật ngữ dùng trong đánh giá cảm quan...................................... 41
8.3. Quy trình đánh giá cảm quan.............................................................................. 43
8.4. Tầm quan trọng và bản chất của vị, mùi và màu trong thực phẩm.....................44
8.5. Các phương pháp cảm quan................................................................................ 46
8.6. Các loại thang điểm dùng trong đánh giá cảm quan........................................... 51
9. KẾT LUẬN.............................................................................................................. 53



LỜI MỞ ĐẦU
Công nghệ sinh học được coi là ngành mũi nhọn của thế kỷ 21. Nó dần trở thành
ngành sản xuất công nghiệp mang lại lợi nhuận cao nhất và làm thay đổi nhiều mặt trong
xã hội loài người…Thấy được những điểm mạnh đó, ngay sau khi mới thành lập Công Ty
Cổ Phần Hữu Hạn Vedan Việt Nam đã xác định sử dụng công nghệ sinh học tiên tiến nhất
để sáng tạo ra những sản phẩm mới, có giá trị cao nhằm cung cấp cho thị trường, đồng
thời không ngừng đầu tư nghiên cứu phát triển với sự nổ lực không ngừng, hiện nay, các
sản phẩm của Vedan đã có mặt rộng khắp thị trường Việt Nam và xuất khẩu sang các
nước trên thế giới.
Với vị thế và tầm ảnh hưởng như vậy và được sự cho phép của Ban lãnh đạo công
ty, Ban giám hiệu trường đại học Bách Khoa Đà Nẵng và khoa Hóa nên tơi quyết định
chọn Công Ty Vedan Việt Nam là nơi thực tập. Đợt thực tập này vơ cùng quan trọng với
tơi, nó giúp cho tôi bước đầu làm quen với công việc, áp dụng những kiến thức đã được
học trong nhà trường vào điều kiện sản xuất thực tế và cũng là nơi để học tập trau dồi kĩ
năng sống.
Bài báo cáo này được hồn thành nhờ có sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của Ban
lãnh đạo cơng ty, các trưởng bộ phận, các anh chị kỹ sư, công nhân trong công ty, sự giúp
đỡ của thầy giáo hướng dẫn cũng như kiến thức đã được học và sự cố gắng của bản thân.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tồn thể Ban lãnh đạo cơng ty, các trưởng bộ phận,
các anh chị, cô chú cán bộ công nhân viên trong công ty và giáo viên hướng dẫn đã giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Sinh viên thực tập



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Công ty CPHH Vedan Việt Nam


1. TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ SẢN XUẤT.
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển.
Cơng ty Vedan Đài Loan được thành lập từ
năm 1954 tại thị trấn Sa Lộc, huyện Đài Trung,
Đài Loan sau nhiều năm Ngài Hội trưởng
Dương Thâm Ba, và các Ngài Hội phó Dương
Kỳ Nam, Dương Thanh Khâm và Ngài Chủ tịch
Hội đồng quản trị Dương Đầu Hùng. Ngay sau
khi mới thành lập, Vedan đã xác định sử dụng
công nghệ sinh học tiên tiến nhất để sáng tạo ra
những sản phẩm mới, có giá trị cao nhằm cung
cấp cho

Hình 1.1. Logo vedan

thị trường, đồng thời khơng ngừng đầu tư nghiên cứu phát triển. Và đó cũng chính là mục
tiêu hướng tới của cơng ty nhằm đóng góp cho xã hội.
Công Ty Cổ Phần Hữu Hạn Vedan Việt Nam (Vedan Việt Nam) được thành lập từ
năm 1991 tại xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, được Ngài Dương Đầu
Hùng - Chủ tịch Hội đồng quản trị và Ngài Dương Khơn Tường – Phó Chủ tịch Hội đồng
quản trị ngay từ ban đầu đã có kế hoạch xây dựng và phát triển với quy mô lớn và đầu tư
lâu dài. Từ khi bắt đầu xây dựng nhà máy, Vedan Việt Nam đã xác định mục tiêu “Cắm
rễ tại Việt Nam - Kinh doanh lâu dài”. Đến nay, Cơng ty Vedan Việt Nam đã có cơng
góp phần cho sự phát triển kinh tế xã hội, cũng như sự đóng góp cho ngân sách nhà nước
tại địa phương tỉnh Đồng Nai. Đồng thời trong quá trình phát triển, hàng năm công ty
không ngừng gia tăng tổng vốn đầu tư, nhằm mục tiêu xây dựng Công ty Vedan Việt Nam
trở thành cơ sở sản suất và cung ứng những sản phẩm cơng nghệ sinh học cho tồn khu
vực châu Á. Quá tŕnh phát triển như sau:
-


Năm 2011: Đạt Chứng nhận FSSC 22000:2010

-

Năm 2010: Đạt Chứng nhận ISO/IEC 17025:2005

SVTT: Phạm Trọng Hiếu

Page 1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
-

Công ty CPHH Vedan Việt Nam

Năm 2009: Đạt Chứng nhận ISO 14001:2004 do Tổ chức quốc tế BSI ở Anh quốc
cấp

-

Năm 2009: Đạt Chứng nhận OHSAS 18001:2007 do Tổ chức quốc tế BSI ở Anh
quốc cấp.

-

Năm 2008: Đạt Chứng nhận B2

-


Năm 2007: Đạt Chứng nhận OHSAS 18001

-

Năm 2006: Thành lập Nhà máy tinh bột mỳ Hà Tĩnh

-

Năm 2005: Thành lập Công ty TNHH VEYU

-

Năm 2005: Đạt chứng nhận HACCP

-

Năm 2004: Nhận được giải thưởng vàng chất lượng Việt Nam 2004 do Bộ Khoa học
và Công nghệ trao tặng

-

Năm 2003: Thành lập Nhà máy chế biến tinh bột mỳ Bình Thuận

-

Năm 2003: Cơng ty Vedan International đã chính thức lên sàn giao chứng khốn tại
Hồng Kơng

-


Năm 2002: Nhận được giải thưởng vàng chất lượng Việt Nam 2002 do Bộ Khoa học
và Công nghệ trao tặng

-

Năm 2001: Đạt Chứng nhận ISO 9001

-

Năm 2001: Thành lập Công ty TNHH ORSAN Việt Nam

-

Năm 2000: Đạt Chứng nhận HALAL

-

Năm 2000: Vinh dự nhận được Huân chương Lao động hạng ba do Chủ tịch nước
trao tặng

-

Năm 1999: Đạt Chứng nhận KOSHER

-

Năm 1998: Đạt Chứng nhận ISO 9002

SVTT: Phạm Trọng Hiếu


Page 2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Công ty CPHH Vedan Việt Nam

-

Năm 1997: Thành lập Nhà máy tinh bột mỳ Phước Long

-

Năm 1996: Hoàn thành nhà máy Lysine

-

Năm 1995: Hoàn thành nhà máy lên men bột ngọt

-

Năm 1994: Hoàn thành xây lắp cơ sở thiết bị sản xuất giai đoạn 1 và thiết bị cơ sở
hạ tầng cầu cảng.

-

Năm 1994: Thành lập chi nhánh Công ty CPHH Vedan Việt Nam tại Hà Nội

-


Năm 1991: Chính thức thành lập Cơng ty Cổ Phần Hữu Hạn Vedan Việt Nam

1.2 Địa điểm xây dựng.
Công Ty Cổ Phần Hữu Hạn Vedan Việt Nam (Vedan Việt Nam) được thành lập từ
năm 1991 tại xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, trên diện đất rộng
120ha, hiện nay công ty đã đưa vào hoạt động các cơng trình bao gồm:
-

Nhà máy tinh bột nước đường

-

Nhà máy bột ngọt

-

Nhà máy tinh bột biến tính

-

Nhà máy Xút-axít

-

Nhà máy Lysine

-

Nhà máy phát điện có trích hơi


-

Nhà máy PGA

-

Nhà máy phân bón hữu cơ khống Vedagro dạng viên

-

Hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ tiên tiến

-

Cảng chuyên dùng Phước Thái Vedan

-

Các cơng trình, cơ sở hạ tầng tại các khu vực hành chính, cư xá, giáo dục đào tạo…

SVTT: Phạm Trọng Hiếu

Page 3


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Công ty CPHH Vedan Việt Nam


Từ khi thành lập nhà máy đầu tiên tại xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng
Nai, cho đến nay, Công ty Vedan Việt Nam đã đầu tư phát triển mở rộng các cơ sở chi nhánh
tại các tỉnh thành trong cả nước như: có 3 đơn vị chi nhánh tại Hà Nội, Phước Long (Bình
Phước), Hà Tĩnh, và 2 công ty con là Công ty TNHH ORSAN Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh
và Cơng ty TNHH VEYU tại tỉnh Gia Lai. Trong q trình mở rộng quy mơ đầu tư phát triển
sản xuất kinh doanh, Vedan Việt Nam cũng đã tạo dựng một loạt hệ thống đại lý và các kênh
phân phối tiêu thụ trên cả nước. Trên thị trường quốc tế, Vedan Việt Nam là nhà sản xuất tiên
tiến hàng đầu tại khu vực Châu Á trong lĩnh vực sử dụng công nghệ sinh học, công nghệ lên
men sản xuất ra các sản phẩm Acid Amin, chất điều vị thực phẩm, tinh bột. Sản phẩm của
Vedan Việt Nam được tiêu thụ tại Việt Nam và xuất khẩu cho các công ty cung ứng thực
phẩm, công ty thương mại quốc tế tại thị trường các quốc gia như: Trung Quốc, Nhật Bản,
Đài Loan, các nước Đông Nam Á, các nước tại Châu Âu.

1.3 Lợi thế cạnh tranh và nguồn nhân lực.
Về mặt lợi thế cạnh tranh, từ khi mới thành lập, do việc cung cấp điện năng của Việt
Nam chưa đáp ứng hết nhu cầu sử dụng cho sản xuất, công ty Vedan đã phát triển hệ thống
phát điện trích hơi, là xu thế phát triển năng lượng của thế giới, Nhà máy phát điện của Công
ty Vedan Việt Nam cung ứng nguồn điện ổn định cho hoạt động sản xuất. Do công ty nằm
cạnh bờ sông Thị Vải, nên rất thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm cơng
ty bằng đường thủy.Trong q trình nổ lực mở rộng đầu tư, đồng thời đã được Chính phủ
Việt Nam hết sức quan tâm và giúp đỡ, trong thời gian hơn hai năm phấn đấu, công ty đã
hoàn thành đầu tư xây dựng cảng Phước Thái trở thành một cảng chuyên dùng quan trọng
trong hệ thống giao thông đường thủy quốc tế. Từ khi cảng Phước Thái được đưa vào sử
dụng cho đến nay, công ty không những tiết kiệm được giá thành vận chuyển, còn nâng cao
hiệu suất kinh doanh, góp phần tạo ra lợi ích lớn đối với việc khai thác công nghiệp và phát
triển kinh tế khu vực sông Thị Vải. Hiện nay cảng Phước Thái có hai cầu cảng: cầu cảng
hàng khơ và cầu cảng hàng lỏng, cùng một lúc cảng Phước Thái có thể tiếp nhận được 2 tàu
hàng có trọng tải 12,000 tấn cập cảng. Ngồi ra, ở hạ lưu dịng sông cách cảng Phước Thái
khoảng 8 Km, theo quy hoạch phát triển hệ thống cảng của Chính phủ, tại khu vực hệ thống
cảng Vũng Tàu đã hoàn thành xây dựng cầu cảng có thể cập cảng một lúc 02 tàu có trọng tải

80.000 tấn, hoặc 04 tàu có trọng tải 30.000 tấn. Điều này đã tạo điều

SVTT: Phạm Trọng Hiếu

Page 4


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Công ty CPHH Vedan Việt Nam

kiện rất thuận lợi cho việc phục vụ sản xuất, tiêu thụ cho cả khu vực này, và đã hình
thành nên hệ thống vận chuyển đường thủy hoàn chỉnh.
Về nguồn nhân lực, hiện nay, số lượng nhân viên trong công ty đã hơn 3000 người,
các cán bộ người Việt Nam đã được đào tạo trở thành cán bộ chủ chốt như: Phụ tá giám
đốc, phó xưởng trưởng, phó giám đốc, Xưởng trưởng…Hàng năm, theo nhu cầu sản xuất
và nhu cầu đào tạo thực tế, cơng ty đều có kế hoạch huấn luyện đào tạo, và đảm bảo thực
hiện theo đúng kế hoạch huấn luyện đào tạo thực tế. Nội dung kiến thức huấn luyện đào
tạo cho nhân viên rất quy mô bao gồm các lớp học như: Tin học, kỹ thuật sản xuất, bảo
dưỡng sửa chữa máy móc, an tồn vệ sinh lao động, công tác bảo vệ môi trường, phịng
cháy và chữa cháy, ứng phó khẩn cấp, kỹ năng tác nghiệp chuyên nghiệp...
Căn cứ theo kết quả huấn luyện đào tạo thực tế, thực hiện chính sách bản địa hóa,
lựa chọn những nhân viên ưu tú xuất sắc làm các cán bộ chủ chốt, đồng thời cử nhân viên
xuất sắc đi học tập đào tạo tại các cơ sở đào tạo trong nước hoặc cử đi đào tạo tại nước
ngoài, nhằm tiếp thu những kiến thức mới, dần dần đạt được mục tiêu bản địa hóa cán bộ
người Việt Nam nắm giữ vị trí các cấp quan trọng trong công ty, và cùng sáng tạo nên
một doanh nghiệp vượt trội.
1.4 Mục tiêu phát triển của công ty Vedan.
Công ty Vedan Việt Nam với niềm tin “Yêu quý môi trường – Kinh doanh lâu dài” ,
trong thời gian qua theo từng giai đoạn, từng thời kỳ, công ty đã đầu tư phát triển tại Việt

Nam, cũng như đầu tư kỹ thuật và nghiên cứu phát triển nông sản phẩm cho nông dân, kết
hợp với nông dân trồng và thu mua nông sản phẩm; tiêu thụ số lượng lớn nông sản phẩm của
Việt Nam, đầu tư trang thiết bị sản xuất axít amin hiện đại, với quy mơ lớn, sử dụng kỹ thuật
điện giải màng tiên tiến, thiết bị sản xuất sản phẩm xút axít; xây dựng và vận hành nhà máy
điện nhằm cung cấp điện cho hoạt động sản xuất; đưa vào sử dụng hệ thống, thiết bị xử lý
nước thải hiện đại và thực hiện nguồn tài nguyên hóa, thu hồi tái sử dụng; thực hiện chính
sách đào tạo nhân tài thành lãnh đạo cao cấp người Việt Nam; thiết lập các hệ thống quản lý
về an toàn, sức khỏe, mơi trường và hệ thống quản lý hóa nghiệm. Cho đến nay, xét tồn
diện, cơng ty đã đạt được thành quả sơ bộ, đồng thời đã tạo dựng được nền tảng vững chắc
cho việc cắm rễ tại Việt Nam. Công ty Vedan Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực

SVTT: Phạm Trọng Hiếu

Page 5


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Công ty CPHH Vedan Việt Nam

trên nền tảng yêu quý môi trường, phát triển bền vững, để đạt được mục tiêu kinh doanh
lâu dài.

SVTT: Phạm Trọng Hiếu

Page 6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Công ty CPHH Vedan Việt Nam

1.5 Sơ đồ tổ chức của công ty Vedan.

Hội đồng an tồn
Sức khỏe mơi trường
Hội đồng
Quản lý chất lượng
Văn phịng
HĐQT Vedan VN

Chủ tich/ P. Chủ tịch

Tổng giám đốc

ORSAN

Công ty
VEYU

Tổng giám đốc

sản xuất tinh bột

Khối quản lý
Sự nghiệp tinh bột

Công ty

Khối quản lý


Khối quản lý
Phục vụ chung
Khối quản lý sự nghiệp
hàng tiêu dùng

Khối quản lý
Kinh doanh tinh bột
Khối quản lý sản xuất
SPHH đặc biệt

Khối quản lý sự nghiệp
SPHH đặc biệt

Khối quản lý
Tài nguyên năng lượng

Khối quản lý kinh doanh
SPHH đặc biệt

Khối kế hoạch
Tiêu thụ
Khối quản lý

Khối quản lý
sản xuất acid amin

sự nghiệp acid amin
Khối quản lý


Khối quản lý

sự nghiệp tài vụ

kinh doanh acid amin

Khối quản lý
sự nghiệp hành chính

Khối ĐBCL và
nghiên cứu phát triển

Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức cơng ty cổ phần hữu hạn Vedan Viet Nam

SVTT: Phạm Trọng Hiếu

Page 7


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Công ty CPHH Vedan Việt Nam

1.6 Khối Đảm bảo chất lượng và Nghiên cứu phát triển.
Công việc chủ yếu của khối:
Theo dõi công việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm,
đồng thời quản lý chất lượng tồn cơng ty, đảm bảo
chất lượng sản phẩm phù hợp với quy định, hơn nữa
cịn thơng qua việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm
mới để nâng cao hiệu suất sản xuất của công ty, giảm

giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm,

xây dựng cơ sở tốt cho cơng ty phát triển trong tương

Hình 1.3: Phịng D301

lai.

Thơng qua phân công, ba đơn vị trực thuộc dưới đây hồn thành cơng việc nêu trên.
-

Phịng Hố nghiệp trung tâm:
Phụ trách công việc kiểm nghiệm chất lượng thành phẩm và nguyên liệu của công

ty, đảm bảo quản lý phù hợp chất lượng các đơn vị, vận hành thuận lợi để đạt nhiệm vụ
mà cơng ty giao phó.
-

Phịng Đảm bảo chất lượng:
Theo dõi hệ thống quản lý chất lượng, quản lý tài liệu hệ thống chất lượng và công

việc quản lý chất lượng như: đánh giá chất lượng nội bộ, kiểm định, hiệu chuẩn dụng cụ
thiết bị đo lường và kiểm nghiệm chất lượng tất cả nguyên vật liệu, thành phẩm tồn
cơng ty, để đạt nhiệm vụ mà cơng ty giao phó.
-

Phịng R&D:
Đối với các sản phẩm của cơng ty, tận dụng hiệu quả

nguồn nhân lực, nguyên liệu để thực hiện công việc nghiên

cứu phát triển và thử nghiệm bao gồm: khai phá lưu trình, cải
thiện lưu trình, khai phá sản phẩm mới cũng như cải tiến chất
lượng sản phẩm nhằm cải tiến lưu trình cơng nghệ và kỹ thuật

SVTT: Phạm Trọng Hiếu

Hình 1.4. Phịng D301

Page 8


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Công ty CPHH Vedan Việt Nam

sản xuất, nâng cao hiệu suất sản xuất và chất lượng sản phẩm công ty, giảm giá thành sản
xuất, để đạt được nhiệm vụ mà cơng ty giao phó.

SVTT: Phạm Trọng Hiếu

Page 9


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Công ty CPHH Vedan Việt Nam

2. CÁC LOẠI SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY VEDAN.
2.1. Sản phẩm acid min.
2.1.1. Bột ngọt Vedan.

Sản phẩm Bột Ngọt (Sodium Gluatamate) tinh
luyện của cơng ty có chất lượng tốt, thơng qua chứng
nhận ISO 9001:2008, tồn bộ quy trình sản xuất được
thơng qua các khâu kiểm sốt chất lượng nghiêm ngặt.
Độ tinh khiết của sản phẩm trên 99%, có ngoại quan là
hạt tinh thể không màu hoặc màu trắng, tất cả các chỉ
tiêu an toàn vệ sinh đều phù hợp với tiêu chuẩn

Hình 2.1. Bột ngọt Vedan

quốc gia. Kích cỡ hạt bột ngọt của cơng ty có thể phân chia theo loại hạt lớn, loại hạt
trung bình, loại hạt nhỏ với 6 loại theo quy cách.
2.1.2 Hạt nêm Vedan.
Hạt nêm VEDAN với 3 hương vị mới được chiết xuất từ các nguyên liệu thiên nhiên:
-

Hạt nêm vị thịt heo chiết xuất từ thịt heo tạo hương vị
thơm ngon, đậm đà khi chếbiến tất cả các món xào,
hấp, chiên và nấu.

-

Hạt nêm xương hầm với chiết xuất từ xương heo, tạo
hương vị thơm ngon, đậm đà, vị ngọt béo của xương
hầm khi chế biến tất cả các món xào, hấp, chiên và
nấu. Giúp tiết kiệm thời gian hầm xương.

-

Hình 2.2. Hạt nêm Vedan


Hạt nêm thịt heo vị hành tây với chiết xuất từ thịt heo kết hợp với hành tây, tạo nên
một hương vị độc đáo mới lạ vừa thơm vị hành tây vừa đậm đà vị ngọt của thịt heo
khi chế biến tất cả các món xào, hấp, chiên và nấu.

SVTT: Phạm Trọng Hiếu

Page 10


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Công ty CPHH Vedan Việt Nam

2.1.3. Hỗn hợp tăng vị bột ngọt Vedan.
Là một loại gia vị mới với sự kết hợp của bột ngọt
và Ribotide. Ribotide có nhiều trong thực phẩm như cà
chua, rong biển, hải sản, ngoài tác dụng tạo nên độ tươi
ra, cịn có thể mang lại hương vị tươi ngon hấp dẫn cho các món ăn.
2.1.4. Acid glutamic (gọi tắt là GA).

Hình 2.3. Bột tăng vị Vedan

Là một loại Acid amin có trong Protein thiên nhiên (Amino acid). Do GA có thể
tổng hợp trong cơ thể người, nó cũng được liệt vào loại glutamic axit không cần thiết.
GA thường thấy trong cơ thể động vật và thực vật dưới nhiều dạng khác nhau. Và
Amination amide của GA ( Glutamine, gọi tắt là Gln), là một axit amin rất quan trọng
trong cơ thể người. Do đó GA và các chất dẫn xuất có đặt tính riêng của nó thường được
sử dụng trong y học trị liệu cũng như bổ sung dinh dưỡng và sử dụng để bổ sung dinh
dưỡng cho quá trình sinh trưởng cho thực vật.

Trong kết cấu phân tử của GA có hai gốc hydroxyl (Carboxyl group) và một gốc
Amin (Amino group), đó là chất lưỡng tính mang cả hai tính acid và kiềm, có thể làm
ngun liệu cho các loại mỹ phẩm, thực phẩm và hóa chất.
GA có nhiều ứng dụng như:
-

Ứng dụng trong y học trị liệu và bổ sung dinh dưỡng.

-

Ứng dụng trong thức ăn chăn nuôi, hương liệu thực phẩm.

-

Ứng dụng trong vi sinh vật học, nơng nghiệp.

-

Ứng dụng trong chế phẩm hóa học, keo hóa học.

-

Ứng dụng trong lĩnh vực phi thực phẩm.

-

Sản phẩm nghiên cứu khoa học và tiêu chuẩn phân tích.

SVTT: Phạm Trọng Hiếu


Page 11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Công ty CPHH Vedan Việt Nam

-

Ứng dụng trong y học trị liệu và dược phẩm.

-

Bán thành phẩm và chất trung gian trong cơng nghiệp hóa….

2.2. Sản phẩm nước giải khát: Thiên trà Vedan
Có chứa hàm lượng EGCG cao (giúp bảo toàn được
dưỡng chất cho cơ thể), thưởng thức mỗi ngày có thể phịng
ngừa lão hố và nguy cơ ung thư.
Thiên Trà Vedan trải qua một quy trình nghiêm ngặt, từ
giai đoạn trồng trà đáp ứng các tiêu chuẩn về ánh sáng, nước,
đất, độ cao… đến khâu sấy khô, chế biến… với công nghệ hiện
đại. Bao gồm 2 loại:
-

Thiên Trà Vedan “Trà Xanh Cao Nguyên”
-

Thiên Trà Vedan “Trà Xanh Cao Nguyên Vị


Hình 2.4. Thiên trà Vedan

Chanh”
2.3. Sản phẩm tinh bột.
2.3.1 Sản phẩm Maltose syrup.
2.3.2 Sản phẩm tinh bột sắn.
Trong tự nhiên, tinh bột là một carbohydrat được hình thành trong tự nhiên với số
lượng rất lớn. Nó được tìm thấy trong các loại củ, hạt, quả của các loại cây trồng. Tinh
bột cung cấp cho cây nguồn năng lượng trong quá trình cây ngủ và nảy mầm. Nó cũng là
nguồn năng lượng quan trọng nhất của động vật và người.
Các loại tinh bột tự nhiên được sử dụng phổ biến và có giá trị thương mại chủ yếu
bao gồm tinh bột sắn, tinh bột khoai tây, tinh bột ngơ và tinh bột lúa mì. Từ sự so sánh
các loại tinh bột này, chúng ta biết rằng thành phần và đặc tính của tinh bột sắn là gần
giống với tinh bột khoai tây và tốt hơn nhiều tinh bột ngơ và tinh bột lúa mì.
Với các ưu điểm hấp dẫn về đặc tính, tinh bột sắn có nhiều ứng dụng trong tinh bột
thực phẩm và các ngành công nghiệp:
SVTT: Phạm Trọng Hiếu

Page 12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
-

Công ty CPHH Vedan Việt Nam

Chất độn: Làm tăng hàm lượng chất rắn trong các loại súp đóng hộp, kem, chất bảo
quản hoa quả, dược phẩm.

-


Chất gắn kết: Gắn kết các sản phẩm và ngăn ngừa sự khơ trong q trình nấu như
các loại nước sốt và bảo quản thịt, ....

-

Ngành dệt: Hồ sợi chỉ dọc để làm hạn chế đứt chỉ và chẻ sợi chỉ trên khung cửi; dùng
trong in nhuộm trên vải sợi: làm quánh thuốc nhuộm, tác dụng như là chất mang màu.

-

Chất làm đặc: Sử dụng đặc tính tạo sệt, dùng trong súp, thực phẩm trẻ em, các loại
nước sốt, nước chấm, .....

-

Ngành giấy: Tăng độ bền, chịu gấp, chống thấm cho giấy .....; cải thiện ngoại quan
của giấy và độ bền; dùng cho các loại giấy tạo sóng, giấy cán tấm và thùng giấy các
tơng.

-

Dùng như chất kết dính trong các ngành công nghiệp: Tấm trần thạch cao; thực
phẩm chăn nuôi (thức ăn nuôi tôm cá và các động vật ni)

-

Chất ổn định: Sử dụng tính giữ nước cao của tinh bột như dùng trong các loại kem,
các loại bột làm bánh...


2.3.3. Sản phẩm tinh bột biến tính.
Cơng nghệ biến tính tinh bột bao gồm các phương pháp như: biến tính hố học, biến
tính vật lý, biến tính enzym... nhằm làm thay đổi trong phạm vi hạt tinh bột để thay đổi
các đặc tính tự nhiên của tinh bột theo mong muốn của con người. Các loại tinh bột biến
tính có ứng dụng thực tiễn trong các lĩnh vực sau: công nghệ dệt, bột và giấy, thực phẩm,
thức ăn chăn nuôi, nghề đúc, dược phẩm và khoan dầu…
Hiện tại, nhiều loại tinh bột biến tính khác nhau cho các ứng dụng rộng rãi trong
nhiều ngành công nghiệp đã được phát triển rộng rãi như:
-

Tinh bột acetate.

-

Tinh bột oxy hoá.

SVTT: Phạm Trọng Hiếu

Page 13


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
-

Tinh bột biến tính kép acetate và phosphate.

-

Tinh bột liên kết ngang.


-

Tinh bột biến tính acid.

-

Tinh bột cation.

Công ty CPHH Vedan Việt Nam

2.4. Sản phẩm hóa học đặt biệt.
HCl (32% ± 1%): Được sử dụng trong các ngành công nghiệp: Sắt thép, xưởng xi
mạ, sản xuất chitin, xưởng luyện kim, xưởng hàn điện, sản xuất cao su, các ngành chế
biến thực phẩm (nhà máy đường, bột ngọt, nước tương), nhà máy xử lý nước và các
ngành cơng nghiệp hóa chất, các nhà máy điện, các ngành khai thác khoáng sản.
NaOH (32% ± 1% và 45% ± 1%): Sử dụng làm nguyên liệu chủ yếu trong các ngành
công nghiệp: sản xuất giấy, bột giặt, dệt nhuộm, trong thực phẩm (dầu ăn, sản xuất đường,
tinh bột, bột ngọt), xử lý nước, xi mạ, chitin, nhà máy điện, thuộc da và sản xuất sillicat.

NaOCl (10% ± 2%): Được dùng trong các ngành công nghiệp và du lịch : tẩy
vải,wash nhuộm, giấy và xử lý khử trùng, diệt khuẩn trong ngành thủy sản, chăn nuôi,
sản xuất tinh bột, tinh bột biến tính, xử lý nước thải, nước hồ bơi, xưởng gốm sứ.
2.5. Sản phẩm Vedagro.
Nguyên liệu chủ yếu dùng để sản xuất phân bón Vedagro là CMS. Sản phẩm phân
bón Vedagro có hương vị thơm ngọt của mật rỉ, lưu giữ lại tất cả những thành phần dinh
dưỡng của mật rỉ, ngồi ra phân bón Vedagro có hàm
lượng các chất dinh dưỡng nhiều hơn mật rỉ do trong quá
trình lên men đã tạo ra các chất Acid amin , Vitamin,
mycelium protein và các yếu tố dinh dưỡng đặc biệt
khác, gồm 2 loại:

-

Phân bón hữu cơ Vedagro dạng lỏng.

-

Phân bón hữu cơ khống Vedagro dạng viên.

SVTT: Phạm Trọng Hiếu

Hình 2.4. Vedagro

Page 14


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Công ty CPHH Vedan Việt Nam

2.6. Sản phẩm Vedafeed.
Nguyên liệu chủ yếu của sản phẩm phụ gia thức ăn chăn ni Vedafeed là CMS, có
hương vị ngọt của mật rỉ đường, lưu giữ lại tất cả những thành phần dinh dưỡng của mật
rỉ. Ngoài những dưỡng chất có trong mía đường ra, Vedafeed cịn có nhiều dưỡng chất
hơn hơn so với mật rỉ, do trong quá trình lên men sẽ tự tạo ra các chất Acid amin,
Vitamin, mycelium protein và các yếu tố dinh dưỡng đặc biệt khác.
-

Sản phẩm Vedafeed dạng viên: CMS là nguyên liệu chủ yếu tạo thức ăn chăn nuôi
Vedafeed dạng viên, thơng qua q trình trước và sau thủy giải, tiến hành kỹ thuật
phun tạo hạt, sau đó tạo thành sản phẩm nguyên liệu phụ gia thức ăn chăn nuôi dạng

viên.

-

Sản phẩm Vedafeed dạng lỏng: Nguyên liệu Vedafeed dạng lỏng bổ sung cho thức
ăn chăn nuôi, là sản phẩm phụ thu hồi được trong quá trình sản xuất, là do Axit
amin trong quá trình lên men mật rỉ đường tạo nên sản phẩm phụ cô đặc cao, trạng
thái rắn đạt 58% trở lên, là loại chất bổ sung tốt nhất cho thức ăn chăn nuôi đối với
động vật nhai lại như: bò, dê, ngựa…

2.7. Sản phẩm CMS: Dịch mật đường lên men cơ đặc.
Trong q trình sản xuất bột ngọt, ngun liệu chính - mật rỉ đường được lên men
để sản xuất ra Axít Glutamic (bán thành phẩm bột ngọt). Sau khi chiết xuất Axít
Glutamic, phần dung dịch cịn lại bao gồm thành phần protein từ xác vi sinh, các axít
amin, vitamin, khống chất trong q trình lên men và hàm lượng các chất dinh dưỡng
sẵn có trong mật rỉ đường. Dung dịch này sau khi cô đặc đến 58% hàm lượng chất rắn,
chính là sản phẩm “Dịch mật đường lên men cô đặc”.
Công dụng của CMS:
-

Thức ăn chăn nuôi bổ sung dạng lỏng: Công dụng chủ yếu của CMS được dùnglàm
thức ăn chăn nuôi bổ sung, nhằm thay thế một phần mật rỉ đường và nguyên liệu
protein trong ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi, giúp giảm bớt sự lệ thuộc của
ngành chăn nuôi vào hai loại nguyên liệu này.

SVTT: Phạm Trọng Hiếu

Page 15



Báo cáo thực tập tốt nghiệp
-

Công ty CPHH Vedan Việt Nam

Phân bón hữu cơ sinh học: CMS ngồi cơng dụng làm thức ăn chăn ni, đối với
thực vật cịn có thể cung cấp cho cây trồng ba nguyên tố thiết yếu cho sự sinh
trưởng của cây như Đạm-Lân-Kali, các loại axít amin cùng nhiều ngun tố vi
lượng khác. Do đó, CMS cịn là một loại phân bón ưu việt trong nông nghiệp.

SVTT: Phạm Trọng Hiếu

Page 16


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Công ty CPHH Vedan Việt Nam

3. AN TOÀN LAO ĐỘNG.
3.1. Các quy định về an toàn.
-

Khi làm việc trong PTN phải cẩn thận, nếu bất cẩn sẽ đem lại hậu quả rất nghiêm
trọng. Nhân viên khi mới làm việc tại PTN phải tìm hiểu kỹ các quy định này.

-

Nhân viên khi làm việc phải mặc đồng phục PTN, ăn mặc gọn gàng, cần chú ý đến
vệ sinh cá nhân.


-

Trong PTN khơng được cười nói lớn tiếng, ăn uống, hút thuốc, để ngăn ngừa phát
sinh các mối nguy hại.

-

Phải ln ln giữ gìn sạch sẽ và ngăn nắp nơi làm việc.

-

Phải tiết kiệm điện, nước, hơi nước, ga, hóa chất ...

-

Các dụng cụ, thuốc thử, hóa chất cần phải được niêm yết rõ ràng, đồng thời phải sắp
xếp dọn gàng. Phải làm việc đúng nơi quy định.

-

Khi sử dụng máy móc, thiết bị, dụng cụ, hóa chất, thuốc thử cần phải đặc biệt cẩn
thận. Phải đọc kỹ các quy định liên quan trong MSDS.

-

Không được dùng các dụng cụ bẩn, các dụng cụ sau khi sử dụng phải được rửa
sạch, tráng nước cất, phơi hoặc sấy khô.

-


Khi cân thuốc thử hoặc mẫu phải để vào vật chứa đựng, không đổ trực tiếp trên cân.

-

Dụng cụ, thiết bị khi chưa kiểm tra và/ hoặc hiệu chuẩn không được sử dụng.

-

Khi sử dụng máy móc, thiết bị, dụng cụ phải tuân thủ theo các quy định trong các
tiêu chuẩn thao tác hoặc hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất, phải đọc kỹ hướng
dẫn trước khi sử dụng.

-

Không được làm việc một mình trong PTN khi chưa được sự đồng ý của chủ quản
PTN.

-

Không được mang dụng cụ, máy móc, thuốc thử, hóa chất ra khỏi PTN khi chưa
được phép của chủ quản.

SVTT: Phạm Trọng Hiếu

Page 17


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
-


Công ty CPHH Vedan Việt Nam

Không được đổ cặn của axit, kiềm, chất dễ cháy, giấy các loại, vật thể rắn khơng
hịa tan ... vào bồn rửa.

-

Phải trung hòa axit và kiềm đặc điểm trước khi đổ vào bồn rửa. Các chất độc hại
phải được thu gom sau đó đưa ra ngồi cơ quan xử lý.

-

Những khu làm việc tiếp xúc trực tiếp với axit, kiềm đậm đặc cần phải các chất
chống ăn mòn phù hợp với cơng việc.

-

Trong trường hợp có hỏa hoạn, lập tức tắt khí, tắt điện, di chuyển tất cả các chất dễ
cháy rời xa nguồn gây cháy, sau đó dập lửa, khi cần thiết thông báo ngay cho nhân
viên cứu hỏa đễn hỗ trợ.

-

Trước khi xuống ca, phải kiểm tra lại khí, nước và điện đều đã được tắt hay chưa.

3.2. Quy định về sử dụng hóa chất.
-

Làm việc với chất độc, xút, axit đậm đặc, tùy từng tính chất của chúng phải mang

mặt nạ chống khí độc, hoặc khẩu trang chống độc, hoặc màng an toàn che mặt và/
hoặc kính bảo hộ.

-

Khi tiếp xúc với hóa chất độc hại phải đeo khẩu trang hoặc thao tác trong tủ hút hoặc
sử dụng quạt hút công nghiệp. Khi làm việc trong tủ hút phải chú ý các quy định sau:

+ Không được đóng chặt cửa, để cửa hở một khoảng thích hợp để khơng khí có thể
lưu thơng.
+ Khơng được cho đầu vào tủ.
+ Không được mở toang nắp các dụng cụ chứa khí độc khi mở nắp phải lập tức
đóng lại để tránh trường hợp bốc hơi phát tán trong khơng khí.
-

Khi làm việc tiếp xúc với axit, kiềm đậm đặc, phải tuân thủ các quy định sau:
+ Khi cho axit, kiềm đậm đặc vào vật chứa đựng có miệng nhỏ phải dùng phễu để
khơng bị rơi vãi bên ngồi.

SVTT: Phạm Trọng Hiếu

Page 18


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Công ty CPHH Vedan Việt Nam

+ Khi pha loãng axit sunfuaric đậm đặc, phải đổ từ từ axit vào nước, không được
làm ngược lại.

+ Khi pha loãng axit sunfuaric đậm đặc, chuẩn bị hỗn hợp axit cromic hoặc khi trộn
lẫn H2SO4 và HNO3 đậm đặc khơng được sử dụng dụng cụ có thành bình dày, để
tránh sự tỏa nhiệt bên trong làm bể lọ thủy tinh.
3.3. Quy định về làm việc với chất dễ cháy và dễ nổ.
-

Không để các dung môi gần lửa, hoặc bảo quản những nơi có nhiệt độ cao.

-

Khi chưng cất dung môi (như Ether), chỉ được gia nhiệt gián tiếp, không được gia
nhiệt trực tiếp.

-

Không được đổ dung môi vào bình chứa có thành mỏng, khơng nên đậy nắp bình
q chặt.

-

Không được đổ dung môi vào trong bồn nước.

-

Không để một lượng lớn dung môi chất hữu cơ trên bàn làm việc.

-

Nếu Ether đã lưu trữ trong thời gian dài thì trước khi sử dụng phải kiểm tra lại hàm
lượng Peroxide.


-

Nếu bất cẩn làm đổ dung mơi ra bên ngồi thì phải lập tức tắt nguồn gây cháy, mở
toang cửa sổ để thơng gió, đồng thời lấy khăn thấm khơ.

3.4. Quy định về việc sử dụng dụng cụ thủy tinh.
-

Khi cần bẻ gãy ống hoặc đũa thủy tinh phải dùng vài bao bọc bên ngoài rồi mới bẻ
để tránh trường hợp bị thủy tinh cắt vào tay.

-

Khi gắn ổng thủy tinh, ống làm lạnh, phễu nhỏ giọt và nhiệt kế vào nút cao su hoặc
ống cao su phải nắm ở phần cuối của dụng cụ nà, có thể dùng nước hoặc glycerol
bơi trơn, sau đó lau sạch chỗ glycerol thừa, dùng tay xoay nhẹ, không được ấn mạnh
để thủy tinh không cắt vào tay.

SVTT: Phạm Trọng Hiếu

Page 19


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
-

Công ty CPHH Vedan Việt Nam

Các dịch thể lỏng ở nhiệt độ cao không được đổ trực tiếp vào bình thủy tinh có

thành dày hoặc khơng đun nóng các thiết bị thủy tinh có thành bình dày.

3.5. Cách xử lý đầu tiên trong trường hợp bị bỏng, ngộ độc hay các tai nạn khác.
-

Trong trường hợp bị bỏng nhẹ do nhiệt, rửa lớp da bỏng bằng cồn, sau đó bơi một
lớp mỏng glycerol hay vaseline.

-

Khi bị bỏng nặng, dùng dung dịch Postasium permanganate đậm đặc và cồn để rửa
vết thương, rồi bôi lên một lớp thuốc phỏng (Ví dụ như Sulfonamide emulsion).

-

Khi bị bỏng phenol, dùng một ít glycerol bơi lên chỗ da bị trắng cho đến khi màu da
trở lại bình thường, sau đó rửa lại bằng nước rồi dùng bông thấm glycerol lên vết
thương.

-

Khi bị bỏng axit đậm đặc, dùng một lượng lớn nước để rửa, sau đó dùng dung dịch
NH4OH 3% để rửa lại.

-

Khi bị bỏng xút đậm đặc, dùng một lượng lớn nước để rửa, sau đó dùng dung dịch
axit boric 1% để rửa lại.

-


NH4OH đậm đặc tuy không gây thương tích hoặc bỏng da, nhưng khi văng vào mắt
nếu nghiêm trọng thì sẽ bị mù.

-

Khi bất cẩn hút thuốc thử vào miệng thì phải uống thật nhiều nước vào, đồng thời:
+ Nếu hút phải axit thì phải uống thêm một ly dung dịch NaHCO3 2%.
+ Nếu hút phải xút thì phải uống thêm một ly dung dịch axit acetic hay axit citric 2%.

-

Trong trường hợp bị ngộ độc, đưa bệnh nhân tới chỗ thóang mát, làm hơ hấp nhân
tạo và gọi bác sĩ đến cấp cứu.

-

Nếu bị đứt tay do cắt ống thủy tinh, kẹp tất cả mảnh thủy tinh ra khỏi vết thương,
sát trùng chung quanh chỗ bị thương bằng dung dịch cồn iod 3%, sau đó dùng băng
tiệt trùng để băng vết thương. Trong trường hợp máu chảy nhiều, dùng băng đàn hồi
buộc phía trên vết thương, gọi bác sĩ hay đưa bệnh nhân đến bệnh viện.

SVTT: Phạm Trọng Hiếu

Page 20


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
-


Công ty CPHH Vedan Việt Nam

Trường hợp các dung môi bị cháy, đầu tiên là phải dập tắt nguồn cháy, sau đó mới
dập lửa:
+ Đối với chất tan trong nước như cồn, aceton... có thể dùng nước để dập lửa.
+ Đối với các chất không tan trong nước như ete, benzen, gasoline, turpentine...
không được dùng nước để dập lửa, nước có thể làm cho lửa cháy mạnh thêm. Trong
trường hợp này phải dùng bình chữa cháy.

SVTT: Phạm Trọng Hiếu

Page 21


×