Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

HƯỚNG ĐI TIẾP THEO CHO CÀ PHÊ TRUNG NGUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.08 KB, 4 trang )

HƯỚNG ĐI TIẾP THEO CHO CÀ PHÊ TRUNG
NGUYÊN
Chiến lược quảng bá thương hiệu
Ở Việt Nam, triết lý cà phê mới manh nha. Để có được triết lý ấy, cần dựa
trên quan điểm của địa phương, dân tộc và thế giới về loại sản phẩm này. Nó sẽ
được bồi đắp bởi những người uống và đam mê cà phê theo thời gian, ngay một lúc
không thể hoàn tất được.
Công ty cần nhìn nhận đây là vấn đề nghiêm túc và phải có công trình
nghiên cứu cẩn thận. Cà phê là mẫu số chung để quy tụ 2 triệu tín đồ uống cà phê ở
nhiều quốc gia, sắc tộc, màu da, quan điểm chính trị và tôn giáo khác nhau. Do đó,
cần phải nghiên cứu nó với tư cách một công trình khoa học. Nếu có được triết lý
ấy, Việt Nam sẽ có một cơ hội quá lớn. Lần đầu tiên Việt Nam sẽ trở thành nhà tư
tưởng, có thể xuất khẩu và quy tụ được những người khác nhau trên thế giới
Trong chiến lược marketing, muốn xây dựng thương hiệu, doanh nghiệp bao
giờ cũng phải là người đi đầu ở một khía cạnh nào đó. Luật dẫn đầu áp dụng cho
tất cả các sản phẩm kể từ thể rắn như xe cộ và máy tính đến thể mềm như các
trường đại học và các thức uống. Đừng cố thay đổi một vị trí dẫn đầu của sản phẩm
nào đó mà nên tạo ra một sản phẩm mới khiến cho doanh nghiệp có thể đứng ở vị
trí đầu tiên.
Xây dựng thương hiệu là tìm ra điểm mới, mới như thế nào. Mỗi thương
hiệu nên phát ngôn được hai vấn đề: giá trị cốt lõi và sự khác biệt hấp dẫn thế giới
người sử dụng. Vấn đề này đòi hỏi sự tư vấn của các chuyên gia về nhiều lĩnh vực
triết học, tâm lý học...
Cần xây dựng một thương hiệu cà phê Việt Nam ngon nhất thế giới về chất
lượng, nâng nó trở thành triết lý sống, là ngôn ngữ thứ hai của thế giới.
Phân phối thị trường
Phải nắm được khâu phân phối và thương hiệu. Như Starbucks, họ đến sau
nhiều hãng cà phê, nhiều hệ thống khác nhưng vì sao họ chiến thắng? Đó là vì họ
có phương pháp và những quan điểm đúng trong vấn đề định vị trong não trạng
của từng người tiêu dùng. Việt Nam nếu xét góc độ nào đó hơn các đất nước khác
về gốc, bởi những thương hiệu như Nestlé, Kraft, Sara Lee, P&G, và các hàng cà


phê đặc biệt như Starbucks, Tullys... tất cả đều đến từ những nước Âu - Mỹ -
những nước hầu như không trồng cà phê. Công ty có gốc nhưng lại không phát huy
xây dựng được một thương hiệu toàn cầu. Hiện nay, thương hiệu của Trung
Nguyên vẫn chưa nổi bật vẫn còn mờ nhạt với thế giới.
Nhưng nếu nhận thức được vấn đề này, tính toán lại và thực hiện một cách
nghiêm túc, Trung Nguyên sẽ có vị trí nhất định.
Cạnh tranh thị trường
Theo thống kê đo lường tại sáu thành phố lớn (chỉ tính sản phẩm có nhãn
hiệu), hiện tại thị phần của cà phê hòa tan chiếm 62% về số lượng và 65% về giá
trị so với 38% số lượng và 34% về giá trị của cà phê rang xay có nhãn hiệu. Riêng
tại thị trường Hà Nội và bốn thành phố chính (Hải phòng, Đà Nẵng, Nha Trang,
Cần thơ) , tỷ trọng cà phê hòa tan còn chiếm đa số so với cà phê rang xay tương
ứng 91%, 73%.
Trong thị trường cà phê hòa tan, lực lượng phân tán khá đồng đều cho ba đối
thủ Vinacàphê (38%), Nescafe (32%) và G7 (23%). Thị trường này đang có bước
chuyến biến khá nguy hiểm cho đối thủ Vinacafe khi mức độ tặng trưởng chỉ đạt
27% so với 51% và 88% của Nescafe và G7 trong năm gần đây.
Trong thị trường cà phê rang xay, Trung Nguyên đang dẫn đầu cách biệt so
với các đối thủ khác (>80%).
Hiện tại thị trường cà phê của Việt Nam chưa phân hóa rõ ràng hai thị
trường cà phê là cà phê đại trà và cà phê đặc biệt. Cà phê đại trà có thể kể đến như
Trung Nguyên ở Việt Nam hay cà phê Taster’s choice của Nestlé tại Mỹ. Cà phê
đặc biệt có thể kể đến như HighLand ở Việt Nam hay Starbucks ở Mỹ. Vì cà phê
đặc biệt tại Việt Nam còn rất nhỏ nên chưa tạo nên ảnh hưởng lớn so với thị trường
chiếm hơn 40% tại Mỹ để họ có thể thành lập nên hiệp hội cà phê đặc biệt của Hoa
Kỳ (SCAA).
Trong tương lai với sự tham gia của nhiều thương hiệu cà phê đặc biệt, thị
trường sẽ phân chia lại và định hình rõ ràng hơn. Đặc biệt nếu Starbucks xem xét
lại ý định đầu tư vào thị trường Việt Nam. Vậy vấn đề đặt ra cho Trung Nguyên là
cần có những bước đi tích cực hơn khẳng định thương hiệu của mình trên thị

trường nhằm giành lấy lợi thế đi trước đón đầu trước các đối thủ cạnh tranh mạnh.
KẾT LUẬN
Với những nỗ lực,cố gắng không ngừng trong sản xuất và kinh doanh, công
ty cổ phần Trung Nguyên trong thời gian qua đã đạt được nhiều thành tích, tạo ra
bước tăng trưởng đáng kể về doanh thu, lợi nhuận, khẳng định vị thế sản phẩm của
mình trên thị trường.
Ban đầu Trung Nguyên chỉ là một nhãn hiệu cà phê non trẻ của Việt Nam
nhưng đã nhanh chóng trở thành thương hiệu cà phê quen thuộc với người tiêu
dung trong và ngoài nước. Nhờ đi tiên phong trong việc áp dụng mô hình kinh
doanh nhượng quyền tại Việt Nam chỉ trong vòng mười năm từ một hãng cà phê
nhỏ bé nằm giữa thủ phủ cà phê Buôn Mê Thuột, Trung Nguyên đã trỗi dậy thành
một tập đoàn hùng mạnh với sáu công ty thành viên : Công ty cổ phần Trung
Nguyên, Cong ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên, Công ty TNHH cà phê
Trung Nguyên, Công ty CPTM và dịch vụ G7, Công ty liên doanh Việt Nam
Global Gateway(VGG) với các ngành nghề chính: sản xuất, chế biến, kinh doanh
trà, cà phê, nhượng quyền thương hiệu và dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện đại .Trong
tương lai tập đoàn Trung Nguyên sẽ phát triển với mười công ty thành viên đồng
thời kinh doanh nhiều ngành nghề đa dạng.

×