Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây bồ đề (styrax tonkinensis pierre) tại vườn ươm trường đại học nông lâm thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.51 MB, 56 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------------------------------

PHÙNG THỊ GIANG
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HỖN HỢP RUỘT BẦU ĐẾN SINH
TRƯỞNG CỦA CÂY BỒ ĐỀ (Styrax tonkinensis Pierre) TẠI VƯỜN
ƯƠM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM THÁI NGUN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý Tài nguyên rừng

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2015 – 2019

Thái nguyên, năm 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------------------------------

PHÙNG THỊ GIANG
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HỖN HỢP RUỘT BẦU ĐẾN SINH
TRƯỞNG CỦA CÂY BỒ ĐỀ (Styrax tonkinensis Pierre) TẠI VƯỜN
ƯƠM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM THÁI NGUN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý Tài nguyên rừng

Lớp

: 47 – QLTNR

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2015 – 2019


Giảng viên hướng dẫn : Th.S. Đào Hồng Thuận

Thái nguyên, năm 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của bản thân
tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hồn
tồn trung thực, chưa cơng bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tơi xin chịu hoàn
toàn trách nhiệm !
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2019
Xác nhận của GVHD

Người viết cam đoan

Đồng ý cho bảo vệ kết quả trước

(Ký, ghi rõ họ tên)

hội đồng khoa học
(Ký, ghi rõ họ tên)

Th.S. Đào Hồng Thuận

Phùng Thị Giang

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên

Đã sửa chữa sai sót sau khi hội đồng chấm yêu cầu!
(Ký, họ và tên)

Th.S. Phạm Thu Hà


ii

LỜI CẢM ƠN
Mục tiêu của Khoa Lâm Nghiệp - Trường Đại Học Nông Lâm là đào
tạo được những kỹ sư khơng chỉ nắm vững lý thuyết mà cịn phải thành thạo
thực hành. Bởi vậy,thực tập tốt nghiệp là giai đoạn khơng thể thiếu để mỗi
sinh viên có thể vận dụng được những gì mình đã học và làm quen với thực
tiễn, nâng cao chun mơn nghiệp vụ và tích lũy những kinh nghiệm cần thiết
sau này.
Để đạt được mục tiêu đó, được sự nhất trí của ban chủ nhiệm khoa Lâm
Nghiệp - Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên tôi tiến hành thực tập tốt
nghiệp với đề tài: “ Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh
trưởng của cây Bồ đề (Styrax tonkinensis Pierre) tại vườn ươm trường đại
học Nơng Lâm Thái Ngun”
Để hồn thành khóa luận này tơi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của
cán bộ công nhân viên vườn ươm khoa Lâm Nghiệp, các thầy cô trong khoa
Lâm Nghiệp, đặc biệt là sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của cơ giáo hướng dẫn
: Th.S. Đào Hồng Thuận đã giúp đỡ tôi trong suốt q trình làm đề tài.
Nhân dịp này tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới các thầy cơ giáo trong khoa
Lâm Nghiệp, Gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tơi vượt qua những khó khăn bỡ
ngỡ ban đầu trong q trình hồn thành khóa luận này.
Trong q trình thực tập và trình bày khóa luận tốt nghiệp khơng thể
tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, do vậy tơi rất mong nhận được sự giúp
đỡ, góp ý và nhận xét chân thành của q thầy cơ giáo và tồn thể các bạn

đồng nghiệp để khóa luận tốt nghiệp của tơi được hồn thành hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày….tháng 5.năm 2019
Sinh viên thực tập
Phùng Thị Giang


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Kết quả phân tích mẫu đất. ............................................................. 12
Mẫu bảng 3.1: Các chỉ tiêu sinh trưởng Hvn, D00, chất lượng của cây con ..... 17
Mẫu bảng 3.2: Tỷ lệ cây con xuất vườn của các công thức hỗn hợp ruột bầu.18
Bảng 4.1: Kết quả về tỷ lệ sống của cây Bồ đề giai đoạn vườn ươm ở các
cơng thức thí nghiệm ....................................................................................... 20
Bảng 4.2: Kết quả sinh trưởng H vn của cây Bồ đề giai đoạn vườn ươm ở các
cơng thức thí nghiệm ....................................................................................... 22
Bảng 4.3: Kết quả sinh trưởng D00 của cây Bồ đề giai đoạn vườn ươm ở các
cơng thức thí nghiệm ....................................................................................... 25
Bảng 4.4: Kết quả về động thái ra lá của cây Bồ đề giai đoạn vườn ươm ở các
cơng thức thí nghiệm về hỗn hợp ruột bầu ..................................................... 28
Bảng 4.5: Kết quả về phẩm chất cây con Bồ đề giai đoạn vườn ươm ở các
cơng thức thí nghiệm ....................................................................................... 30
Bảng 4.6: Dự tính tỷ lệ cây Bồ đề xuất vườn ở các cơng thức thí nghiệm ..... 32


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ sống (%) trung bình của cây Bồ đề ở các

cơng thức thí nghiệm về hỗn hợp ruột bầu ..................................................... 20
Hình 4.2: Biểu đồ biểu diễn sinh trưởng chiều cao của cây Bồ đề ở các cơng
thức thí nghiệm................................................................................................ 22
Hình 4.3: Ảnh minh họa chiều cao cây Bồ đề ở các cơng thức thì nghiệm.... 23
Hình 4.4: Biểu đồ biểu diễn đường kính cổ rễ (cm) của cây Bồ đề ở các cơng
thức thí nghiệm................................................................................................ 25
Hình 4.5: Ảnh minh họa đường kính cổ rễ của cây Bồ đề ở các cơng thức thí
nghiệm về hỗn hợp ruột bầu............................................................................ 26
Hình 4.6: Biểu đồ biểu diễn động thái lá của cây Bồ Đề ở các cơng thức thí
nghiệm về hỗn hợp ruột bầu............................................................................ 28
Hình 4.7: Ảnh minh họa động thái ra lá của cây Bồ Đề giai đoạn vườn ươm
về hỗn hợp ruột bầu ......................................................................................... 29
Hình 4.8: Biểu đồ tỷ lệ % cây tốt, trung bình, xấu của cây Bồ Đề ở các cơng
thức thí nghiệm................................................................................................ 31
Hình 4.9: Biểu đồ dự tính tỷ lệ % cây con Bồ đề xuất vườn .......................... 32
Hình 4.10: Ảnh minh họa tỷ lệ xuất vườn của cây Bồ đề ............................... 33


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Cm

: xentimet

CT

: Công thức

CTNN


: Công thức thí nghiệm

D00

: Đường kính cổ rễ

̅ 00
𝐷

: Đường kính cổ rễ trung bình

Di

: Giá trị đường kính gốc của một cây

Hi

: Giá trị chiều cao vút ngọn của một cây

Hvn

: Chiều cao vút ngọn

̅ vn
𝐻

: Chiều cao vút ngon trung bình

i


: Thứ tự cây thứ i

N

: Dung lượng mẫu điều tra

SL

: Số lượng

STT

: Số thứ tự

TB

: Trung bình


vi

MỤC LỤC
PHẦN 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
1.3.1.Ý nghĩa trong khoa học ............................................................................ 2
1.3.2.Ý nghĩa trong thực tiễn ............................................................................ 2
PHẦN 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................... 3

2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu...................................................... 3
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước ..................................... 7
2.2.1. Những nghiên cứu trên thế giới .............................................................. 7
2.2.2.Những nghiên cứu ở trong nước .............................................................. 9
2.3. Những thông tin về cây Bồ đề.................................................................. 10
2.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu ................................................................ 11
PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 14
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 14
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 14
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 14
3.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 14
3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 15
3.3.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ................................................... 17
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 20
4.1. Ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến tỷ lệ sống của cây Bồ đề ............. 20
4.2. Ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng chiều cao của cây Bồ
đề ..................................................................................................................... 22
4.3. Ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng đường kính cổ rễ D00
của cây Bồ đề .................................................................................................. 25


vii

4.4. Ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến động thái ra lá của cây Bồ đề ...... 27
4.5. Dự tính tỷ lệ xuất vườn của cây Bồ đề giai đoạn vườn ươm ở các cơng
thức thí nghiệm................................................................................................ 30
4.5.1. Phẩm chất của cây Bồ đề ở các cơng thức thí nghiệm.......................... 30
4.5.2. Dự tính tỷ lệ cây Bồ đề xuất vườn ở các cơng thức thí nghiệm ........... 32
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................... 35

5.1. Kết luận .................................................................................................... 35
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 37


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây Bồ đề (Styrax tonkinensis) được biết đến với tính chất linh thiêng
trong đạo Phật. Cây Bồ đề còn được gọi là cây đề hay cây giác ngộ, cây lâm
vồ. Có nguồn gốc từ Nepan, Ấn Độ, Tây nam Trung hoa, Đông Dương và
Việt Nam. Cây Bồ đề có dáng đẹp, cao to thường được trồng ở công viên, trên
vỉa hè, khuôn viên cơng sở, được trồng làm bóng mát ở đình chùa, sân vườn
hay tạo cảnh đẹp cho các quán cà phê, nhà hàng sân vườn, tạo cho môi trường
xanh. Về mặt khoa học thì tất cả các bộ phận của cây bồ đề đều có những hoạt
chất có ích, nhựa cây có mùi thơm nên có thể dùng để chế biến nước hoa và
trong y học (Lương Thị Anh và Mai Quang Trường, Giáo trình trồng rừng
2007)[1].
Bồ đề địi hỏi đất tốt, tầng đất sâu ẩm, có tính chất đất rừng, thích hợp
với đất có thành phần cơ giới trung bình, thốt nước. Để có được nguồn cây
con đảm bảo cho công tác trồng rừng, trong giai đoạn gieo ươm, số lượng và
chất lượng cây con chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: phân bón, nước, ánh
sáng,…
Cây Bồ đề là cây có nhiều giá trị về kinh tế cao nhưng chưa đáp ứng
được nhu cầu cây con trong công tác trồng rừng. Do vậy để đáp ứng công tác
trồng rừng cần phải đẩy mạnh tốc độ sinh trưởng, giảm chi phí sản xuất và rút
ngắn được thời gian gieo ươm.
Cây trồng cần được cung cấp các chất dinh dưỡng để sinh trưởng và

phát triển. Các chất dinh dưỡng này bao gồm các nguyên tố đa lượng, trung
lượng, vi lượng và các nguyên tố khoáng cần thiết cho cây chúng đều có trong
đất và được cây trồng hấp thụ qua hệ thống rễ. Tuy nhiên số lượng các


2

ngun tố này đất khơng có khả năng cung cấp đủ cho cây trồng trong q
trình sinh trưởng, do đó phải bón phân bổ sung.
Trong sản xuất cây con từ hạt có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sinh
trưởng của cây con trong giai đoạn vườn ươm, trong đó có hỗn hợp ruột bầu.
Ruột bầu là nơi cung cấp chủ yếu dinh dưỡng cho cây trong giai đoạn nuôi
dưỡng ở vườn ươm, tuy nhiên mỗi loại cây phù hợp với thành phần ruột bầu
khác nhau. Thực tế đã có những kết quả nghiên cứu đầy đủ về tạo hỗn hợp
ruột bầu và được áp dụng vào sản xuất cây con cho nhiều loài cây sử dụng để
trồng rừng trong cả nước. Xuất phát từ vấn đề trên tôi tiến hành thực hiện đề
tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây
Bồ đề (Styrax tonkinensis pierre) tại vườn ươm trường Đại học Nông lâm
Thái Nguyên”
1.2. Mục tiêu của đề tài
Xác định được công thức hỗn hợp ruột bầu ảnh hưởng tốt nhất tới sinh
trưởng của cây Bồ đề ở giai đoạn vườn ươm.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1.Ý nghĩa trong khoa học
Giúp cho sinh viên làm quen với thực tế sản xuất, biết áp dụng và kết
hợp giữa lý thuyết và thực hành.
Tạo cho sinh viên một tác phong làm việc tự lập khi ra thực tế.
Các kết quả nghiên cứu là cơ sở nghiên cứu khoa học cho các nghiên
cứu tiếp theo về kỹ thuật gieo ươm cây Bồ đề.
1.3.2.Ý nghĩa trong thực tiễn

Kết quả nghiên cứu vận dụng vào sản xuất để tạo hỗn hợp ruột bầu khi
gieo ươm Bồ đề đảm bảo có số lượng, chất lượng tốt.


3

PHẦN 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
Theo Bộ Nông nghiệp cây con được tạo ra từ các vườn ươm phải đảm
bảo cây giống được lựa chọn có những phẩm chất tốt phù hợp với điều kiện tự
nhiên, khí hậu, đất đai để giảm bớt sự cạnh tranh của các loài cây khác đối với
chúng. Việc chăm sóc cây con sẽ đảm bảo cho sự phát triển của cây con trong
tương lai. Các loại phân bón được chăm sóc cây con trong thời gian ngắn, bón
phân này cần được kết hợp với các biện pháp lâm sinh như: Nhổ cỏ, tưới
nước, phòng trừ sâu bệnh phải thường xuyên phát huy tối đa hiệu lực của
phân bón (Bộ Nơng Nghiệp và phát triển nơng thơn 2002)[2].
Phân bón là chất dùng để cung cấp một trong nhiều chất cần thiết cho
cây trồng như N, K, P…. Phân bón có thể là sản phẩm thiên nhiên hoặc được
chế tạo trong công nghiệp. Trong cả hai trường hợp các nguyên tố dinh dưỡng
đều như nhau và tác dụng như nhau đối với sinh trưởng của cây. Trong các
biện pháp kỹ thuật được sử dụng phổ biến thường xuyên đem lại hiệu quả lớn.
Tuy nhiên bón phân cần phải cân đối về cung cấp cho cây trồng các chất dinh
dưỡng thiết yếu, đủ liều lượng, tỷ lệ thích hợp, thời gian bón hợp lý theo từng
đối tượng cây trồng, từng loại đất và mùa vụ cụ thể sẽ đảm bảo năng suất cao,
chất lượng tốt ( Dự án WPF,1997) [3]. Theo nhiều tài liệu trên thế giới, chỉ sử
dụng phân bón chiếm 30%. Việc kết hợp cân đối nguồn phân, khả năng cung
cấp của đất, thể thống canh tác, giống cây trồng, điều kiện thời tiết thích hợp
sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản
xuất, bảo vệ mơi trường sinh thái bền vững.

Trong sản xuất nông lâm nghiệp: Đất là giá thể, môi trường sinh sống
trực tiếp của bộ rễ và là nguồn cung cấp nước, sản lượng – chất lượng quả, hạt
cao chu kỳ sai quả ngắn và ngược lại.


4

Đất tốt là đất giàu chất dinh dưỡng chủ yếu là N, P, K… và các nguyên
tố vi lượng cần thiết đồng thời và các thành phần đó có một tỷ lệ thích hợp.
Trong gieo ươm: Đất là hồn cảnh để cây con sinh trưởng, phát triển
sau này. Cây con sinh trưởng phát triển tốt hay không chủ yếu là do một số
yếu tố sau: Thành phần cơ giới, độ ẩm PH... của đất quyết định.
Thành phần cơ giới của đất: Đất vườn ươm nên chọn thành phần cơ
giới cát pha có kết cấu tơi xốp, thống khí, khả năng thấm nước và giữ nước
tốt, loại đất này thuận lợi cho hạt nảy mầm, sinh trưởng của cây con, dễ làm
đất và chăm sóc cây con hơn. Tuy nhiên chọn đất xây dựng vườn ươm cũng
cần căn cứ vào đặc tính sinh học lồi cây, ví dụ: Gieo ươm cây Mỡ ưa đất thịt
trung bình, đất tơi xốp, thống khí và ẩm. Gieo ươm cây Thơng ưa đất cát
pha, thốt nước tốt.
Độ phì của đất: Đất có độ phì tốt là đất có hàm lượng cao các chất dinh
dưỡng khống chủ yếu cho cây như: N, P, K, Mg, Ca và các chất vi lượng
khác. Đồng thời tỉ lệ các chất phải cân đối và thích hợp. Gieo ươm trên đất tốt
cây con sinh trưởng càng nhanh, khỏe mập, các bộ phận rễ, thân, cành, lá phát
triển cân đối (Lương Thị Anh, Mai Quang Trường, Giáo trình trồng rừng
2007)[1].
Độ ẩm của đất: Có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển cân
đối giữa các bộ phận dưới mặt đất và trên mặt đất của cây con. Đất quá khô
hoặc quá ẩm đều không tốt. Mực nước ngầm trong đất cao hay thấp có liên
quan đến độ ẩm của đất, mực nước ngầm thích hợp cho loại đất cát pha ở độ
sâu là 1,5 - 2m, đất sét là trên 2,5m.

Chọn đất vườn ươm không nên chỉ dựa vào độ ẩm của đất, mực nước
ngầm cao hay thấp mà còn tùy thuộc vào đặc tính sinh vật học của từng lồi
cây ươm. Ví dụ: Gieo ươm cây phi lao nên chọn đất thường xuyên ẩm, xong
gieo ươm cây thông cần phải chọn đất nơi cao ráo, thoát nước.


5

Nước: Nước đóng vai trị rất quan trọng đối với thực vật, nhất là giai
đoạn vườn ươm. Việc cung cấp nước cho cây con đòi hỏi cần phải đủ về số
lượng. Sự dư thừa hay thiếu hụt nước đều không có lợi cho cây Mỡ. Hệ rễ cây
con trong bầu cần cân bằng giữa lượng nước và dưỡng khí để sinh trưởng.
Nhiều nước sẽ tạo ra môi trường quá ẩm kết quả rễ cây phát triển kém hoặc
chết do thiếu khơng khí. Vì thế việc xác định hàm lượng nước thích hợp cho
cây non ở vườn ươm là việc làm rất quan trọng ( Larcher, 1983; Nguyễn Văn
Sở, 2004)[9].
Độ PH của đất: Có ảnh hưởng tới tốc độ nảy mầm của hạt giống và
sinh trưởng của cây con, đa số các lồi cây thích hợp với độ PH trung tính, cá
biệt có lồi ưa chua như Thơng, ưa kiềm như Phi lao.
Sâu bệnh hại: Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, mưa
nhiều nên hầu hết các vườn ươm đều có nhiều sâu, bệnh hại làm ảnh hưởng
đến sản lượng và chất lượng cây con, tăng giá thành sản xuất cây con, thậm
chí có nơi cịn dẫn đến thất bại hoàn toàn. Cho nên trước khi xây dựng vườn
ươm cần điều tra mức độ nhiễm sâu bệnh hại của đất, để có biện pháp xử lý
đất trước khi gieo ươm hoặc không xây dựng vườn ươm tại những nơi bị
nhiễm sâu bệnh nặng.
Theo Sở nghiên cứu đất thuộc viện khoa học Nơng nghiệp Trung Quốc:
Mục đích của việc bón phân là nhằm làm cho cây phát triển và đạt năng suất
cao, có phẩm chất tốt, cho nên bón phân phải phù hợp với yêu cầu sinh trưởng
và phát trển của cây trồng mới phát huy tối đa tác dụng của phân bón. Sinh

trưởng và phát triển của cây trồng có mối quan hệ mất thiết với điều kiện bên
ngồi. Phân bón là chất dùng để cấp một trong nhiều chất cần thiết cho cây.
Một trong nhiều phương pháp đang được sử dụng nhiều hiện nay là
nhân giống từ hạt. Để cây con phát triển tốt trong giai đoạn vườn ươm nhân tố
rất quan trọng tới sinh trưởng của cây đó là hỗn hợp ruột bầu.


6

Thành phần hỗn hợp ruột bầu bao gồm đất, phân bón ( hữu cơ, vơ cơ )
và chất phụ gia để đảm bảo điều kiện lý hóa tính của ruột bầu. Đất được chọn
làm ruột bầu là đất tốt, có khả năng giữ ẩm và thoát nước tốt, thành phần cơ
giới từ cát pha đến thịt nhẹ, PH trung tính, không mang mầm mống sâu bệnh hại.
Theo Nguyễn Xuân Quát,1985)[8], để giúp cây con sinh trưởng và phát
triển tốt, vấn đề bổ sung thêm chất khống và cải thiện tính chất của ruột bầu
bằng cách bón phân là rất cần thiết. Trong giai đoạn vườn ươm, những yếu tố
được đặc biệt quan tâm là đạm, lân, kali và các chất phụ gia.
Phân bón là chất dùng để cung cấp một trong nhiều chất cần thiết cho
cây. Phân bón có thể là sản phẩm thiên nhiên hoặc được chế tạo trong công
nghiệp. Trong cả hai trường hợp các nguyên tố dinh dưỡng đều như nhau và
tác dụng như nhau đối với sinh trưởng của cây. Có rất nhiều các loại phân bón
dựa vào cách bón, trạng thái phân, giai đoạn sinh trưởng của cây trồng, liều
lượng dưỡng chất mà cây cần nhiều hay ít.
Bón phân qua rễ: Lượng phân bón trực tiếp vào đất, chất dinh dưỡng
được ngấm vào đất. Bộ rễ của cây hút chất dinh dưỡng từ đất chuyển lên các
bộ phận lên trên mặt đất của cây (thân, lá, hoa, quả) cây trồng phát triển bình
thường.
Bón phân qua lá: Lá, thân, cành, quả, cây, lượng phân hòa tan vào nước ở
một nồng độ cho phép, phun ướt đẫm lá và thân cây, quả, chất dinh dưỡng
được ngấm qua lá.

Ruột bầu: là môi trường trực tiếp nuôi cây, thành phần ruột bầu gồm
đất và phân bón. Đất làm ruột bầu thường sử dụng loại đất có thành phần cơ
giới nhẹ hoặc trung bình, phân bón là phân hữu cơ đã ủ hoai mục (phân
chuồng, Phân xanh), phân vi sinh và phân vơ cơ. Tùy theo tính chất đất, đặc
tính sinh thái học của cây con mà tỉ lệ pha trộn hỗn hợp ruột bầu cho phù hợp
( Nguyễn Xuân Quát, 1985)[8].


7

Trong nhân giống các loại cây gỗ, theo Nguyễn Văn Sở,(2004)[9],thành
phần hỗn hợp ruột bầu là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất
lớn đến sinh trưởng của cây con trong vườn ươm. Hỗn hợp ruột bầu tốt phải
đảm bảo những điều kiện lý tính và hóa tính giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh
và nhanh. Một hỗn hợp ruột bầu nhẹ, thống khí, khả năng giữ nước cao
nhưng nghèo chất khống cũng khơng giúp cho cây phát triển tốt. Ngược lại,
một hỗn hợp ruột bầu chứa nhiều chất khống, nhưng cấu trúc đất nặng, khó
thấm nước và thốt nước cũng ảnh hưởng xấu đến cây con.
Theo Nguyễn Xuân Quát,(1989)[8], để giúp cây con sinh trưởng và
phát triển tốt, vấn đề bổ sung thêm chất khoáng và cải thiện thêm tính chất
của ruột bầu bằng cách bón phân là rất cần thiết.
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước
2.2.1. Những nghiên cứu trên thế giới
Từ lâu phân bón lá đã được sử dụng trên thế giới. Hàng năm trên thế
giới tiêu thụ khoảng 130 triệu tấn phân bón. Phân bón được phát hiện sớm
từ giữa thế kỹ XVII(1676) lúc mà ông E.Mariotte (người pháp ) đã tìm thấy
lá cây có thể hấp thụ nước từ bên ngoài. Nhưng phải đến thế kỷ XIX vào
thập niên 70-80, các nhà khoa học nhiều nước trên thế giới mới cơng nhận
phân bón giúp cho cây sinh trưởng phát triển nhanh hơn, phân bón cịn giúp
cây chống chịu được với hạn hán, sâu bệnh. Phân bón sinh học trở thành

phân bón phổ biến và khơng thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp.
Trên thế giới nhiều nhà khoa học cũng công nhận phân bón giúp cho
cây sinh trưởng phát triển nhanh hơn, phân bón cịn giúp cây chống chịu
được với hạn hán, sâu bệnh. Phân bón sinh học trở thành phân bón phổ
biến và khơng thể thiếu trong sản xuất nơng nghiệp[7].
Năm 1974 polster, Fidler và lir đã kết luận: Sinh trưởng của cây thân gỗ
phụ thuộc vào sự hút các nhân tố khống từ trong đất trong suốt q trình sinh
trưởng. Nhu cầu dinh dưỡng của mỗi cây thân gỗ ở mỗi thời kỳ khác nhau là


8

khác nhau. Chất lượng cây con có mối quan hệ logic với tình trạng chất
khống. Phân tích thành phần hóa học của mô là một cách duy nhất để đo
lường mức độ thiếu hụt dinh dưỡng của cây con. Ở Mỹ, Canada, Braxin…
những cánh đồng rau nhờ áp dụng phương pháp bón phân đã tăng năng suất
từ 6,5 tấn/ha lên 25tấn/ha. Do đó tính ưu việt của chế phẩm sinh học có khả
năng nhanh chóng cung cấp cho cây dưỡng chất phát huy hiệu lực phân đa
lượng giữ cân bằng sinh thái và đạt hiệu quả cao. Nên trên thế giới đặc biệt là
các nước phát triển việc nghiên cứu, sử dụng các chể phẩm sinh học rất được
chú trọng đầu tư. Phân bón sinh học trở thành loại phân phổ biến và không thể
thiếu trong sản xuất, nông lâm nghiệp hiện đại[7].
Turbitxki, 1963 đã khẳng định các biện pháp bón phân sẽ được hồn
thiện một cách đúng đắn theo sự hiểu biết sâu sắc nhu cầu của cây, đặc điểm
của đất và loại phân bón.
Theo thomas, (1985)[18], chất lượng cây con có mối quan hệ logic với
tình trạng chất khoáng. Nitơ và phốt pho cung cấp nguyên liệu cho sự sinh
trưởng và phát triển của cây con. Tình trạng dinh dưỡng của cây có thể hiện
rõ qua màu sắc của lá. Phân tích thành phần hóa học của mơ là một cách duy
nhất để đo lường mức độ thiếu hụt dinh dưỡng của cây con.

Việc bón phân có tác dụng tích cực là: Đẩy mạnh sinh trưởng ban đầu
của cây, tăng lượng sản xuất gỗ.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đối với cây
trồng là vô cùng quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây.
Trong những năm gần đây, nhiều nước trên thế giới: Mỹ, Anh, Nhật,
Trung Quốc… đã sử dụng nhiều chế phẩm phân bón qua lá có tác dụng làm
tăng năng suất cho nông sản, không làm ô nhiễm môi trường như: Atonik,
Yogen… (Nhật Bản), Bloom, Blus, Solu, Spray-Ngrow…(Hoa Kỳ), diệp lục
tố, đặc phong…(Trung Quốc). Nhiều chế phẩm đã được nghiên cứu và cho
phép sử dụng trong sản xuất nông nghiệp Việt Nam( Dự án WPF,1997) [3].


9

2.2.2. Những nghiên cứu ở trong nước
Nước ta là một nước có nền sản xuất chủ yếu là nơng nghiệp nên việc
sử dụng phân bón đã được dùng trong canh tác từ lâu. Chúng ta cũng ln
tìm tịi nghiên cứu để tìm ra các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất
cây trồng cho nền nông nghiệp với mong muốn không ngừng nâng cao đáp
ứng nhu cầu của cuộc sống hàng ngày.
Đi đầu trong lĩnh vực này có thể kể đến Nguyễn Hữu Thước, (1963),
Nguyễn Ngọc Tân, (1987)[10], Nguyễn Xuân Quát, (1985)[8], Trần Gia Biển
(1985)…các tác giả đều đi đến kết luận chung cho rằng mỗi loại cây trồng
đều có yêu cầu về loại phân, nồng độ, phương thức bón, tỷ lệ hỗn hợp hoàn
toàn khác nhau.
Khi nghiên cứu gieo ươm Thông nhựa (Pinus merkusii), tác giả cũng đã
tập trung xem xét ảnh hưởng của thành phần hỗn hợp ruột bầu. Những nghiên
cứu như vậy cũng đã được Hồng Cơng Đãng, (2000)[4] thực hiện với loài
Bần chua ở giai đoạn vườn ươm.
Một vấn đề thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu là thành phần

hỗn hợp ruột bầu. Theo Nguyễn Văn Sở, (2004)[9], sự phát triển của cây con
phụ thuộc khơng chỉ vào tính chất di truyền của cây, mà cịn vào mơi trường
sinh trưởng của nó (tính chất lý hóa tính của ruột bầu). Tuy nhiên khơng phải
tất cả các loài cây đều cần một loại hỗn hợp như nhau, mà chúng thay đổi tùy
thuộc vào đặc tính sinh thái học của mỗi lồi cây.
Theo Nguyễn Thị Mừng, (1997)[5], trong luận án Thạc sỹ nghiên cứu
ảnh hưởng của chế độ che bóng, hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng cây Cẩm
lai trong giai đoạn vườn ươm ở Kontum đã tìm cơng thức bón phân tốt nhất
cho sinh trưởng cây con Cẩm lai giai đoạn vườn ươm là công thức: 79% đất
vườn ươm + 18% phân chuồng + 0,5% N + 2% P + 0,5% K và 80% đất vườn
ươm + 15% phân chuồng + 1% N + 3% P + 1% K.


10

Theo Nguyễn Thị Cẩm Nhung, (2006)[6], khi gieo ươm cây Huỳnh liên
(Tecoma stans (L.) H.B.K), hỗn hợp ruột bầu thích hợp bao gồm đất, phân
chuồng hoai, xơ dừa, tro, trấu theo tỷ lệ 90 : 5 : 2 : 2,1 và 0,3% kali clorua,
0,5% super lân và 0,1% vôi.
Theo Nguyễn Văn Thêm và Phạm Thanh Hải, (2004)[11], bón lót cho
Chiêu liêu nước (Terminalia calamansanai) trong giai đoạn 6 tháng tuổi ở
vườn ươm là việc làm cần thiết. Nếu bón lót phân tổng hợp NPK (16:16:8)
cho Chiêu liêu nước, thì hàm lượng thích hợp là 1% so với trọng lượng ruột
bầu. Tương tự, phân super photphat là 1%, còn phân hữu cơ hoai là 15% –
20% so với trọng lượng ruột bầu.
Cây cối tiếp nhận được 95% phân bón và được đánh giá là 1 tấn Phân
bón có hiệu suất bằng 20 tấn phân bón vào đất. Do trên mỗi lá có hàng triệu
khí khổng có khả năng hấp thụ ánh sáng, khơng khí, nước và chất khống.
Phân được xâm nhập trực tiếp, di chuyển nhanh chóng trong cây nên đáp ứng
được yêu cầu cần thiết nhu cầu dinh dưỡng của cây trong thời gian ngắn, giúp

cây sinh trưởng tốt cho năng suất và chất lượng cao.
2.3. Những thông tin về cây Bồ đề
Cây Bồ đề (tên pháp khoa học: Styrax tonkinensis Pierre) còn được gọi
là cây đề hay cây giác ngộ, là một loài cây thân gỗ thuộc họ Bồ đề
(Styracaceae)
Bồ Đề ưa sống vùng khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới, nhiệt độ trung
bình năm từ 19 – 23°C, lượng mưa 1.500 – 2.000mm/ năm, tốt nhất là trên
1.700mm, độ ẩm khơng khí trung bình 80 – 85%.
Là cây gỗ nhỡ, rụng lá theo mùa, cao từ 20 – 25m, sinh trưởng trung
bình. Thân cây thẳng, trịn dáng phân tán. Vỏ thân cây màu xám trắng thường
có vết rạn dọc. Cành ngang thấp tập trung gần ngọn.


11

Lá mọc cách, cấu tạo lá hình trái xoan trịn, đầu có mũi lồi ngắn, đi
gần trịn, dài 4 – 10cm, rộng 2 – 6cm, mặt trên xanh lục, mặt dưới trắng bạc,
các gân lá đều lõm ở mặt trên. Mép lá đơi khi có răng cưa.
Hoa tự chùm viên chùy dài tới 18cm, đài hình ống có 5 răng tràng có
màu trắng xếp lợp phủ nhiều lơng. Quả hình trái xoan gần trịn khi chín phủ
lơng xám hình sao, khi chín quả khơ nứt làm 3 mảnh, trrong có 1 hạt, hạt hình
trứng có vỏ cứng. Quả khi non có màu xanh, khi chín vỏ quả màu nâu nhạt
(Lương Thị Anh và Mai Quang Trường, Giáo trình trồng rừng 2007)[1].
Ra hoa tháng 3-4, quả chín tháng 8-9.
Là cây ưa sáng, ưa đất Feralit đỏ vàng, độ ẩm cao. Trong tự nhiên cây
thường mọc lên sau nương rẫy hoặc sau rừng mới bị tàn phá để phơi đất
trống. Chủ yếu phân bố trong rừng thứ sinh ở các tỉnh phía Bắc, Việt Nam.
Bồ đề có tán lá mỏng và thưa. Hoa trắng và thơm, có thể được trồng
làm cảnh quan sân vườn, đường phố.
Gỗ Bồ đề trắng, mềm, nhẹ, thớ mịn và đều. Gỗ Bồ đề đồng nhất, khơng

có lõi, tỷ lệ vỏ thấp, sử dụng thuận lợi cho công nghiệp giấy và làm diêm.
Thân cây Bồ đề còn tiết ra một loại nhựa thơm, nhựa này được gọi là cánh
kiến trắng (an tức hương, Benzori) là nguyên liệu dùng trong công nghiệp chế
biến và y học, chế biến định hương trong nghề làm nước hoa, điều chế axit
Benzori, trong công nghiệp chế biến vecni và một số loại sơn đặc biệt (Lương
Thị Anh và Mai Quang Trường, Giáo trình trồng rừng 2007 )[1].
2.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu
* Vị trí địa lý:
Đề tài được tiến hành tại mơ hình khoa Lâm nghiệp, trường Đại học
Nơng lâm Thái ngun thuộc địa bàn xã Quyết Thắng, căn cứ vào bản đồ địa
lý Thành Phố Thái ngun thì vị trí của trường như sau:
- Phía Bắc giáp với phường Quan Triều.
- Phía Nam giáp với phường Thịnh Đán.


12

- Phía Tây giáp với xã Phúc Hà.
- Phía Đơng giáp với khu dân cư trường Đại học Nông lâm Thái ngun
(viện thổ nhưỡng nơng hóa 1998)[12].
* Địa hình:
Địa hình của xã chủ yếu là đồi bát úp khơng có núi cao. Độ dốc trung
bình 10 - 15°, độ cao trung bình 50 - 70m, địa hình thấp dần từ Tây Bắc
xuống Đông Nam. Vườn ươm nằm ở khu vực chân đồi, hầu hết đất ở đây là
loại đất feralit phát triển trên đá sa thạch. Theo kết quả phân tích mẫu đất của
trường thì ta nhận thấy:
- Độ pH của đất thấp điều đó chứng tỏ đất ở đây chua.
- Đất nghèo mùn, hàm lượng N, P2O5 ở mức thấp. Chứng tỏ đất nghèo
dinh dưỡng.
Vườn ươm khoa Lâm nghiệp thuộc trường Đại học Nông Lâm Thái

Nguyên. Nằm ở khu vực chân đồi, hầu hết đất ở đây là loại đất Feralit phát
triển trên đá Sa thạch. Do vườn ươm mới chuyển về đây nên đất lấy để hoạt
động đóng bầu gieo cây là đất mặt ở đồi tương đối tốt. Theo kết quả phân tích
mẫu đất của trường thì chúng ta có thể nhận thấy:
Bảng 2.1. Kết quả phân tích mẫu đất.
Độ sâu

Chỉ tiêu

Chỉ tiêu dễ tiêu/100g đất

tầng đất
(cm)

Mùn

1-10

𝑷𝟐 𝑶𝟓

𝑲𝟐 O

1.766 0.024

0.241

10-30

0.670 0.058


30-60

0.711 0.034

N

𝑷𝟐 𝑶𝟓

𝑲𝟐 O

PH

0.035 3.64

4.56

0.90

3.5

0.211

0.060 3.06

0.12

0.12

3.9


0.131

0.107 0.107 3.04

3.04

3.7

N

(Nguồn: Theo số liệu phân tích đất của trường ĐHNL Thái Nguyên)


13

* Đặc điểm khí hậu, thời tiết:
Do khu vực nghiên cứu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời
tiết chia làm 4 mùa; Xuân - Hạ - Thu - Đơng, song chủ yếu là 2 mùa chính;
Mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng
11 đến tháng 3 năm sau.
Do địa hình thấp dần từ vùng núi xuống trung du đồng bằng theo hướng
Bắc – Nam, nên có thể thấy được sự khác biệt theo lãnh thổ mức độ lạnh
khác nhau.
Gió, bão: Hướng gió thịnh hành chủ yếu vào mùa nóng là gió mùa
Đơng Nam và mùa lạnh là gió mùa Đông Bắc. Do nằm xa biển nên xã Quyết
Thắng nói riêng và thành phố Thái Ngun nói chung ít chịu ảnh hưởng trực
tiếp của bão.
Tỉnh Thái Nguyên có độ ẩm khá cao, trừ tháng 1, các tháng còn lại
tương đối đều trên 80%. Là tỉnh chịu ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc làm
cho nhiệt độ thường hạ xuống đột ngột xuất hiện thời tiết sương muối ảnh

hưởng đế sinh trưởng của cây.
Đặc điểm khí hậu của xã Quyết Thắng nằm trong địa bàn tỉnh Thái
Nguyên tương đối thuận lợi cho sự nghiệp một hệ sinh thái đa dạng và bền
vững, có giá trị đối với nơng – lâm nghiệp.


14

PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng là cây Bồ đề (Styrax tonkinensis Pierre) được gieo ươm từ
hạt ở giai đoạn vườn ươm.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của
cây Bồ đề tại vườn ươm trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
3.2. Nội dung nghiên cứu
Để đáp ứng được mục tiêu đề tài thực hiện một số nội dung sau:
+ Ảnh hưởng của công thức hỗn hợp ruột bầu đến tỷ lệ sống của cây Bồ
đề ở vườn ươm.
+ Ảnh hưởng của công thức hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng về chiều
cao của cây Bồ đề ở vườn ươm.
+ Ảnh hưởng của công thức hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng về
đường kính cổ rễ của cây Bồ đề ở vườn ươm.
+ Ảnh hưởng của công thức hỗn hợp ruột bầu đến động thái ra lá (số lá)
của cây Bồ đề ở vườn ươm.
+ Dự tính tỷ lệ xuất vườn của cây Bồ đề ở các cơng thức thí nghiệm.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu kế thừa, chọn lọc các tài liệu, số

liệu, kết quả đã nghiên cứu.
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm – bố trí thì nghiệm.
- Sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu điều tra: Từ
những số liệu thu thập qua các mẫu biểu điều tra ngoại nghiệp, tôi tiến hành
tổng hợp và phân tích kết quả thí nghiệm bằng các phương pháp thống kê
toán học trong Lâm Nghiệp.


15

3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Bước 1: Chuẩn bị công cụ, vật tư phục vụ nghiên cứu
- Hạt giống, túi bầu, đất tầng B, sàng đất.
- Thước đo cao, thước dây, thước kép.
- Bảng biểu, giấy bút.
- Bình phun nước.
- Phân bón.
Bước 2: Bố trí thí nghiệm
Cơng thức thí nghiệm:
- Cơng thức 1: Khơng có phân (đối chứng)
- Cơng thức 2: 95% đất + 5% phân chuồng hoai mục
- Công thức 3: 90% đất + 10% phân chuồng hoai mục
- Công thức 4: 80% đất + 20% phân chuồng hoai mục
Cách bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên
hồn chỉnh (RCBD), mỗi cơng thức 30 bầu được lặp lại 3 lần là 90 bầu, tổng
4 cơng thức thí nghiệm có 360 bầu, xung quanh có dải bảo vệ. Hạt gieo vào
bầu, hỗn hợp ruột bầu gồm đất và phân hữu cơ trộn theo tỷ lệ. Bầu được xếp
vào 4 ơ thí nghiệm ở vườn ươm, chế độ tưới nước và chăm sóc giống nhau
nhưng ở 4 điều kiện bón phân khác nhau.
Dải bảo vệ


NLI

CT1

CT3

CT2

CT4

NLII

CT4

CT1

CT2

CT3

NLIII

CT3

CT2

CT1

CT4


Dải bảo vệ
Hình 3.1: Sơ đồ bố trí các cơng thức thí nghiệm


16

Bước 3: Thực hiện gieo ươm và chăm sóc thí nghiệm:
- Tạo bầu:
Đất ruột bầu được đập nhỏ, sàng loại bỏ rễ cây, sỏi đá, tạp vật rồi trộn
đều với phân theo các công thức trên. Vỏ bầu bằng Polyetylen kích thước 8 x
12cm có đáy đục lỗ 2 bên.
- Tạo luống đặt bầu:
Luống rộng dài theo mơ hình bố trí TN, mặt luống được rẫy sạch cỏ
dại, san phẳng, nền đặt bầu là nền đất cố định (chặt).
- Đóng và xếp bầu:
Trộn đều hỗn hợp ruột bầu theo tỷ lệ công thức, hỗn hợp ruột bầu đủ
ẩm. Cho đất vào 1/3 bầu nén chặt để tạo đáy bầu, tiếp tục cho đất vào đầy
bầu, dỗ cho đất xuống đều. Bầu được xếp sát nhau trên luống. Vun đất xung
quanh bầu cao 2/3 thân bầu xung quanh luống để giữ bầu không bị nghiêng
ngả, giữ ẩm cho luống cây.
- Xử lý kích thích hạt: Loại bỏ hạt lép, lửng: Cho hạt vào nước lã sạch,
loại bỏ hạt lép, lửng. Lấy hạt chín (hạt chắc). Rửa sạch hạt chắc (dùng nước
sạch rửa hạt), ngâm hạt giống vào nước nóng 2 sơi 3 lạnh (35- 400C) từ 3- 4
tiếng. Vớt hạt đã qua xử lý đem ủ nứt nanh sau đó đem gieo.
- Tra hạt vào bầu: Trước khi tra hạt, bầu đất phải được tưới đất đủ ẩm
trước đó 1 ngày. Chọn những hạt nhú mầm, dùng que cấy để tạo lỗ giữa bầu
sâu gấp đơi đường kính hạt sau đó tra hạt vào bầu và lấp đất bầu kín hạt.
- Chăm sóc cây con.
+ Tưới nước: Tưới đủ ẩm cho cây con vào sáng sớm và chiều mát. Số

lần tưới nước tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và độ ẩm của đất trong bầu. Thì
nghiệm ln giữ đủ độ ẩm cho cây, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng. Bình
qn lượng nước tưới cho mỗi lần là 3-5 lít/m2
+ Cấy dặm: Nếu cây nào chết cấy dặm ngay, đảm bảo mỗi bầu có 1 cây
sinh trưởng tốt.


×