Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.08 KB, 23 trang )

CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.1 HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN
1.1.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA BẢO
LÃNH NGÂN HÀNG
1.1.1.1 Khái niệm bảo lãnh ngân hàng
Trong nền kinh tế thị trường, luôn tồn tại những mối quan hệ xã hội khác
nhau, các mối quan hệ này vô cùng phong phú, đa dạng và phức tạp. Trong quan
hệ xã hội, quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên được quan tâm. Chỉ cần một bên
không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến quyền
lợi của đối tác, đặc biệt là trong quan hệ kinh tế. Trong khi đó, quan hệ kinh tế chỉ
diễn ra lành mạnh khi các bên thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Vì vậy, các bên
tham gia quan hệ kinh tế đều muốn có sự đảm bảo bằng uy tín hay tài sản của bên
thứ ba về việc thực hiện nghĩa vụ của đối tác. Sự đảm bảo của bên thứ ba đó gọi
là bảo lãnh.
Có hai hình thức bảo lãnh chủ yếu:
- Bảo lãnh đối nhân: được áp dụng chủ yếu đối với các quan hệ phi tài sản trong
các lĩnh vực hình sự, tố tụng hình sự, chế tài hành chính và quan hệ phi tài sản
trong dân sự.
- Bảo lãnh đối vật: được áp dụng chủ yếu trong quan hệ kinh tế và dân sự có yếu
tố tài sản, với sự đảm bảo rằng nếu bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ thì
bên bảo lãnh phải đền bù cho bên nhận bảo lãnh với số tiền được thỏa thuận từ
trước.
Như vậy, bảo lãnh là sự cam kết của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh về
việc đảm bảo sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh khi họ không thực
hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ của mình trong hợp đồng.
Ngày 26/6/2006 NHNN đã ra quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN ban hành
quy chế mới về bảo lãnh ngân hàng. Quy chế này thay thế quy chế “Bảo lãnh ngân
hàng” được ban hành theo quyết định số 283/2000/QĐ-NHNN14 ngày 25/08/2000
của thống đốc ngân hàng nhà nước và theo quyết định số 386/2001/QĐ-NHNN
ngày 11/04/2001 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi một số điều


trong quy chế Bảo lãnh đã chỉ rõ:
“Bảo lãnh Ngân hàng” là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo
lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính
thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện đúng
nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả
cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay.
“Bên bảo lãnh” là các tổ chức tín dụng bao gồm các ngân hàng thương mại cổ
phần, ngân hàng đầu tư, ngân hàng phát triển, ngân hàng chính sách, ngân hàng
liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt nam, ngân hàng hợp tác, các
loại hình ngân hàng khác và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng thành lập và hoạt
động theo Luật các tổ chức tín dụng. Ngoài ra còn có các ngân hàng được thống
đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện thanh toán quốc tế được thực hiện
bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán và các hình thức bảo lãnh khác mà bên nhận bảo
lãnh là các tổ chức, cá nhân nước ngoài. Tổ chức tín dụng thực hiện bảo lãnh hối phiếu,
lệnh phiếu theo quy định của pháp luật về thương phiếu.
“Bên được bảo lãnh” là các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hợp pháp tại
Việt nam bao gồm: Doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm
hữu hạn, công ty hợp danh, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị; tổ chức chính
trị-xã hội, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài tại
Việt nam, doanh nghiệp tư nhân. Ngoài ra còn có các tổ chức tín dụng được thành
lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, hợp tác xã và các tổ chức khác có
đủ điều kiện quy định tại Điều 94 của bộ Luật Dân sự, các tổ chức kinh tế nước
ngoài tham gia các hợp đồng hợp tác liên doanh và tham gia đấu thầu các dự án
đầu tư tại Việt nam hoặc vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt nam, hộ
kinh doanh cá thể. Ngân hàng sẽ không được bảo lãnh đối với những người như
sau: Thành viên Hội đồng quản trị, ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc)
của các tổ chức tín dụng; cán bộ, nhân viên của chính tổ chức tín dụng đó thực hiện
nhiệm vụ thẩm định, quyết định bảo lãnh: bố; mẹ; vợ; chồng; con của thành viên
Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám
đốc (Phó Giám đốc).

“Bên nhận bảo lãnh” là các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có quyền thụ
hưởng các cam kết bảo lãnh của các tổ chức tín dụng.
“Cam kết bảo lãnh” là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh về
việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách
hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
“Hợp đồng bảo lãnh” là văn bản thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và bên nhận
bảo lãnh hoặc giữa tổ chức tín dụng, bên nhận bảo lãnh, khách hàng và các bên có
liên quan (nếu có) về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho
khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ
đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
1.1.1.2 Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng
1.1.1.2.1 Bảo lãnh ngân hàng là mối quan hệ đa phương
Để tiến hành được một nhiệp vụ bảo lãnh ngân hàng, thông thường không chỉ
có ngân hàng và người được bảo lãnh tham gia mà cón có người nhận bảo lãnh.
Giữa các chủ thể này có mối quan hệ với nhau qua hợp đồng kinh tế.
Mối quan hệ giữa bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh thông qua hợp
đồng mua bán hàng hoá.
Mối quan hệ giữa ngân hàng phát hành và bên nhận bảo lãnh thông qua cam
kết bảo lãnh dưới hình thức thư bảo lãnh, thư L/C.
Do vậy, ta có thể hiểu rằng bảo lãnh ngân hàng không chỉ là mối quan hệ song
phương mà là mối quan hệ đa phương.
1.1.1.2.2 Bảo lãnh ngân hàng mang tính độc lập
Mặc dù ngân hàng sẽ bồi thường cho người thụ hưởng những thiệt hại gây ra
do không thực hiện đúng như trong hợp đồng gốc với người được bảo lãnh, song
việc thanh toán một bảo lãnh chỉ căn cứ vào các điều khoản và điều kiện quy định
trong cam kết bảo lãnh. Tức là, bên nhận bảo lãnh chỉ được quyền đòi tiền bảo lãnh
đối với ngân hàng nếu những điều kiện ghi trong cam kết bảo lãnh xảy ra và ngân
hàng cũng không thể viện ra các điều khoản trong hợp đồng gốc để từ chối thực
hiện nghĩa vụ của mình.
Tính độc lập còn được thể hiện ở chỗ ngân hàng có quyền truy đòi khoản tiền

bảo lãnh đã trả thay cho khách hàng ngay sau khi ngân hàng thực hiện yêu cầu
thanh toán từ bên nhận bảo lãnh mà không hề bị ảnh hưởng bởi các điều khoản của
hợp đồng gốc.
1.1.1.2.3 Bảo lãnh ngân hàng là một hoạt động ngoại bảng của ngân hàng
Khi ngân hàng phát hành một cam kết bảo lãnh thì ngân hàng chưa thực sự
phải bỏ ra số tiền bảo lãnh, ngân hàng chỉ tiến hành thu phí bảo lãnh do bên được
bảo lãnh đóng. Bảng cân đối tài sản chưa hề bị thay đổi, do vậy nghiệp vụ bảo lãnh
được coi là một hoạt động ngoại bảng. Bảng cân đối tài sản chỉ thay đổi khi ngân
hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh, khi đó ngân hàng sẽ
phải chuyển một phần nguồn vốn dùng để cho vay sang hay phải huy động từ các
nguồn khác. Nếu bên được bảo lãnh chưa hoàn trả này số tiền ngân hàng trả thay
thì sẽ phải tiến hành nhận nợ.
1.1.1.3 Chức năng của bảo lãnh ngân hàng
1.1.1.3.1 Bảo lãnh được dùng như một công cụ đảm bảo
Mục đích quan trọng của hoạt động bảo lãnh ngân hàng chính là cung cấp cho
bên nhận bảo lãnh một khoản bồi hoàn tài chính trong trường hợp bên được bảo
lãnh vi phạm điều khoản được ghi nhận trong cam kết bảo lãnh. Đó là một hình
thức bảo đảm cho bên nhận bảo lãnh và thường do bên nhận bảo lãnh yêu cầu bên
được bảo lãnh phải đề nghị ngân hàng bảo lãnh. Trong thực tế, bên nhận bảo lãnh
không mong muốn nhận được tiền bảo lãnh, họ mong muốn bên được bảo lãnh
thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Họ chỉ coi bảo lãnh như một công cụ để bảo
đảm an toàn cho mình khi có sự cố vi phạm hợp đồng của bên được bảo lãnh và
bên được bảo lãnh cũng không muốn chuyện đó xảy ra vì khi thiệt hại do không
đúng trong hợp đồng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì
vậy, bảo lãnh ngân hàng được dùng như một công cụ bảo đảm.
1.1.1.3.2 Bảo lãnh được dùng như một công cụ đôn đốc hoàn thành hợp đồng
Sau khi ngân hàng phát hành cam kết bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh,
nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng, chỉ cần bên được bảo lãnh vi phạm hợp
đồng thì bên nhận bảo lãnh có quyền truy đòi số tiền bảo lãnh. Số tiền này ngân
hàng sẽ cho vào khoản tín dụng bắt buộc và chắc chắn rằng bên được bảo lãnh đã

gây ấn tượng không tốt với ngân hàng, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới việc xin
vay, bảo lãnh sau này. Do vậy, bảo lãnh ngân hàng đã tạo áp lực đốc thúc bên được
bảo lãnh phải hoàn thành nghĩa vụ của mình đúng như trong cam kết.
1.1.1.3.3 Bảo lãnh được dùng như một công cụ tài trợ
Trong hợp đồng thầu hoặc hợp đồng mua bán có giá trị lớn, thời gian hiệu lực
kéo dài, nhu cầu tài trợ cho dự án là rất cần thiết. Các nhà đầu tư hoặc người bán
gặp rất nhiều khó khăn về mặt tài chính và chịu nhiều rủi ro nếu như phải hoàn tất
các hạng mục hoặc toàn bộ hợp đồng mới được thanh toán. Do vậy, để công trình
tiến hành thuận lợi, chủ thầu hoặc người mua thường tạm ứng trước cho từng công
đoạn với điều kiện nhà thầu phải có một bảo lãnh do ngân hàng có uy tín đứng ra
cam kết sẽ hoàn trả lại số tiền ứng trước đó. Vì thế ngân hàng được coi như một
công cụ tài trợ.

1.1.1.3.4 Bảo lãnh được dùng như một công cụ đánh giá
Bảo lãnh ngân hàng giúp bên nhận bảo lãnh có những đánh giá nhất định về
năng lực tài chính và hoạt động của bên đối tác thông qua việc ngân hàng có chấp
thuận hay không chấp thuận bảo lãnh. Bởi vì ngân hàng là một định chế tài chính
có chuyên môn cao, có khả năng phân tích đánh giá được tình trạng khách hàng
của mình. Do vậy, việc ngân hàng không sẵn sàng chấp thuận bảo
lãnh cho đối tác chứng tỏ rằng họ có điều gì không ổn về mặt tài chính hoặc năng
lực sản xuất kinh doanh.
Trên đây là những chức năng quan trọng nhất của bảo lãnh ngân hàng. Nó có
tác động to lớn đến tất cả các chủ thể tham gia hoạt động bảo lãnh cả trên phương
diện nghĩa vụ và quyền lợi.
1.1.1.4 Vai trò của bảo lãnh ngân hàng
1.1.1.4.1 Đối với nền kinh tế
Bảo lãnh ngân hàng được coi là một công cụ quan trọng được sử dụng ngày
càng rộng rãi để trợ giúp cho các hoạt động kinh tế. Bảo lãnh ngân hàng đáp ứng
nhu cầu về vốn của nền kinh tế để phát triển kinh tế đất nước.
Bảo lãnh ngân hàng tạo điều kiện cho các chủ đầu tư thực hiện vay vốn trong

và ngoài nước, đáp ứng nhu cầu về vốn, phục vụ cho đầu tư phát triển. Đối với một
doanh nghiệp không phải là khách hàng truyền thống, thì việc xin vay vốn đặc biệt
là với số vốn xin vay lớn, rất ít khi được ngân hàng cho vay. Do ngân hàng chưa
chắc chắn được rằng doanh nghiệp có khả năng trả được nợ hay không. Trong khi
việc dùng tài sản cầm cố hay thế chấp để xin vay không phải lúc nào cũng dễ đối
với các doanh nghiệp. Do vậy, dịch vụ bảo lãnh ra đời đã đảm bảo việc hoàn trả
vốn vay, còn bên có nhu cầu vay vốn sẽ có nhiều cơ hội có được nguồn vốn để đầu
tư sản xuất kinh doanh đem lại hiệu quả kinh tế cao, tạo ra nhiều công ăn việc làm góp
phần ổn định xã hội làm cho nền kinh tế phát triển.

1.1.1.4.2 Đối với ngân hàng
Hiện nay, hệ thống ngân hàng đã được đổi mới toàn diện từ nội dung hoạt
động cho đến cơ cấu tổ chức, đa dạng hoá các nghiệp vụ ngân hàng, nhằm tăng
doanh thu, nâng cao thu nhập từ các dịch vụ trong đó có dịch vụ bảo lãnh. Bảo lãnh
ngân hàng góp phần tăng cường mối quan hệ chặt chẽ giữa ngân hàng và khách
hàng truyền thống bên cạnh đó còn giúp ngân hàng tìm kiếm những khách hàng
mới. Thông qua việc cung cấp dịch vụ bảo lãnh cho khách hàng, ngân hàng còn có
điều kiện cung cấp thêm các loại dịch vụ khác cho doanh nghiệp. Nhờ đó, nâng cao
được hiệu quả kinh doanh của cả ngân hàng và doanh nghiệp.
1.1.1.4.3 Đối với khách hàng
Bảo lãnh ngân hàng giúp khách hàng giảm thiểu rủi ro, đảm bảo lợi ích kinh
tế do vi phạm hợp đồng gây ra, giúp cho các doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận
nguồn vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh. Giúp các doanh nghiệp yên tâm hơn khi
ký kết hợp đồng, tiết kiệm thời gian chi phí vào việc tìm hiểu đối tác và không phải
bỏ lỡ cơ hội kinh doanh.
Tóm lại, bảo lãnh ngân hàng thúc đẩy cho các doanh nghiệp phát triển, mở
rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao doanh thu, giúp người bán yên tâm
hơn khi ký kết hợp đồng, giảm thiểu rủi ro.
1.1.2 PHÂN LOẠI BẢO LÃNH NGÂN HÀNG
1.1.2.1 Căn cứ vào hình thức phát hành

1.1.2.1.1 Bảo lãnh trực tiếp
Là bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tín dụng phát hành cam kết và chịu trách
nhiệm trực tiếp với bên nhận bảo lãnh về cam kết của mình. Bảo lãnh trực tiếp có
thể thông báo thông qua ngân hàng phát hành.
Bảo lãnh trực tiếp còn có tên gọi khác là bảo lãnh ba bên. Bảo lãnh trực tiếp
ngân hàng bảo lãnh phát hành trực tiếp cho người thụ hưởng. Người được bảo lãnh
sẽ yêu cầu ngân hàng phát hành một bảo lãnh với các điều kiện và thời hạn được
quy định trong hợp đồng, đồng thời cam kết sẽ hoàn lại cho ngân hàng phát hành
nếu ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Sau khi xem xét nếu ngân hàng
đồng ý sẽ ký phát hành một bảo lãnh.
Ta có mô hình như sau:
NH phát hành
bảo lãnh
NH thông báo
Bên được
bảo lãnh
Bên nhận
bảo lãnh
(2)
(3)
(1)
(4)
(5)

Trong đó:
(1) Là thoả thuận giữa bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh. Bên được
bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh ký kết hợp đồng.
(2) Bên được bảo lãnh yêu cầu ngân hàng phục vụ mình phát hành một bảo lãnh
ngân hàng.
(3) Ngân hàng phát hành sẽ phát hành một thư bảo lãnh cho người thụ hưởng

thông qua ngân hàng thông báo.
(4) Ngân hàng thông báo bảo lãnh sẽ kiểm tra tính trung thực và thông báo lại
cho bên nhận bảo lãnh.
(5)Ngân hàng phát hành thực hiện việc thanh toán cho bên nhận bảo lãnh
khi có sự vi phạm hợp đồng của bên được bảo lãnh.
Về nguyên tắc, ngân hàng phát hành có thể gửi thư bảo lãnh trực tiếp cho
người thụ hưởng. Trên thực tế bảo lãnh trực tiếp thường có sự tham gia của ngân
hàng thông báo tại nước của người thụ hưởng. Ngân hàng thông báo thường là
ngân hàng của người thụ hưởng và có quan hệ đại lý với ngân hàng phát hành.
Ngân hàng thông báo sẽ giúp người hưởng xác nhận tính chân thực của thư bảo
lãnh nhận được. Tuy nhiên, vai trò của ngân hàng thông báo chỉ đơn thuần là kiểm
tra tính chân thực và chuyển giao bảo lãnh cho người hưởng. Ngược lại, khi người
hưởng đòi tiền theo thư bảo lãnh, ngân hàng thông báo sẽ giúp ngân hàng phát
hành kiểm tra tư cách pháp lý của người đòi tiền. Tóm lại, ngân hàng thông báo chỉ
tham gia dưới góc độ “kỹ thuật nghiệp vụ” mà không có quyền và nghĩa vụ liên
quan trong bảo lãnh. Chính vì vậy dù có thêm sự tham gia của ngân hàng thông báo,
bảo lãnh trực tiếp vẫn được gọi là bảo lãnh ba bên.
1.1.2.1.2 Bảo lãnh gián tiếp
Bảo lãnh gián tiếp còn được gọi là bảo lãnh bốn bên.
Ta có mô hình sau:
NH phát hành bảo lãnh đối ứng
NH phát hành
bảo lãnh
Bên được bảo lãnh
Bên nhận bảo lãnh
(1)
(2)
(3)
(4)

×