Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự tham gia vào hợp tác xã trong xây dựng nông thôn mới tại tây ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466.83 KB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ VĂN TUYỂN
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ
ĐẾN SỰ THAM GIA VÀO HỢP TÁC XÃ
TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TẠI TÂY NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ VĂN TUYỂN
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ
ĐẾN SỰ THAM GIA VÀO HỢP TÁC XÃ
TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TẠI TÂY NINH

Chuyên ngành: CHÍNH SÁCH CƠNG
Mã số: 60 34 04 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN TẤN KHUYÊN

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2015



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực, chưa từng ñược ai cơng bố trong bất kỳ cơng
trình khoa học nào khác.
Tơi xin cam ñoan rằng mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện Luận văn này ñã
ñược cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả

Lê Văn Tuyển


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................
DANH MỤC VIẾT TẮT.........................................................................................
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn ñề: .................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu: .................................................................................. 2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu:.................................................................................... 2
1.4. Phạm vi nghiên cứu: ................................................................................... 3
1.5. Phương pháp nghiên cứu: .......................................................................... 3
1.6. Kết cấu ñề tài: ............................................................................................. 4
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................. 5
2.1. Tổng quan về mơ hình HTX và vai trị của HTX trong xây dựng NTM:. 5
2.1.1. Tổng quan về HTX: .............................................................................. 5
2.1.1.1. Khái niệm Hợp tác xã:.................................................................... 5
2.1.1.2. Lịch sử hình thành phong trào HTX ở Việt Nam: ........................ 7
2.1.1.3. Chính sách của Nhà nước đối với hợp tác xã: ............................. 16

2.1.1.4. Nguyên tắc tổ chức và hoạt ñộng của hợp tác xã: ....................... 16
2.1.2. Mối liên hệ giữa HTX với cơng cuộc xây dựng NTM thơng qua tiêu
chí 13 về hình thức tổ chức sản xuất: .......................................................... 17
2.1.2.1. Khái niệm Nông thôn: .................................................................. 17
2.1.2.2. Khái niệm nông thôn mới:............................................................ 17
2.1.2.3. Mối quan hệ giữa HTX với công cuộc xây dựng nơng thơn mới:18
2.1.2.4. Vai trị của HTX trong xây dựng NTM:...................................... 18
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng ñến sự tham gia người dân vào HTX: .............. 22
2.2.1. Khái niệm nơng hộ:............................................................................. 22
2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân vào HTX: . 22
2.3. Khảo luận nghiên cứu liên quan: ............................................................. 24
2.3.1. Nghiên cứu ở các nước:.......................................................................... 24


CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU.......................................................... 26
3.1. Quy trình nghiên cứu: .............................................................................. 26
3.2. Mơ hình nghiên cứu:................................................................................. 26
3.3. Mơ tả các biến sử dụng trong mơ hình: ................................................... 27
3.4. Phương pháp thu thập số liệu, nguồn thông tin: ..................................... 30
3.5. Phương pháp phân tích số liệu:................................................................ 30
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 31
4.1. Thực trạng hoạt động của mơ hình HTX: ............................................... 31
4.2. Đánh giá tình hình hoạt động của các HTX: ........................................... 33
4.3. Sự tham gia của người dân vào mơ hình HTX: ....................................... 34
4.3.1. Thực trạng điều tra nông hộ: ............................................................. 34
4.3.2. Nhận thức nông hộ về mơ hình HTX:................................................ 37
4.4. Tổng quan các nhân tố ảnh hưởng: ......................................................... 39
4.5. Kết quả ước lượng: ................................................................................... 40
4.6. Giải pháp thu hút người dân tham gia mơ hình HTX: ........................... 43
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN.................................................................................. 46

5.1. Kết luận: .................................................................................................... 46
5.2. Hạn chế của ñề tài:.................................................................................... 47
5.3. Những vấn ñề cần nghiên cứu tiếp theo:.................................................. 47
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................ 48
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 50


DANH MỤC VIẾT TẮT
CNXH: Chủ nghĩa xã hội
GTVT: Giao thông vận tải
HTX: Hợp tác xã
NTM: Nơng thơn mới
QTDND: Quỹ tín dụng nhân dân
THT: Tổ hợp tác
TTCN: Tiểu thủ Công nghiệp
UBND: Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG

STT

Bảng

1

4.1

2


4.2

Phân bổ HTX nơng nghiệp trên địa bàn tỉnh

32

3

4.3

Một số chỉ tiêu về đặc điểm nơng hộ

34

4

4.4

Thưc trang kinh nghiêm sản xuât của nông hộ

35

5

4.5

Thực trạng tham gia các tổ chức hội, đồn thể của nơng hộ

36


6

4.6

Nhận thức của nơng hộ về mơ hình HTX

37

7

4.7

Tiếp cận văn bản liên quan đến HTX

38

8

4.8

Giá trị trung bình nơng hộ

40

9

4.9

Kết quả hồi quy probit


40

Nội dung
Ngành nghề hoạt ñộng của các HTX trên ñịa bàn tỉnh Tây
Ninh

Trang
31


1

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề:
Phát triển nơng nghiệp, nông thôn và nông dân là nhiệm vụ rất quan trọng
ñược Đảng, Nhà nước ñặc biệt quan tâm. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa
X) về nơng nghiệp - nơng thơn - nơng dân, để phát triển tồn diện khu vực nơng
thơn, Chính phủ đã ban hành Bộ Tiêu chí Quốc gia về NTM và phê duyệt Chương
trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM giai ñoạn 2010 - 2020. Chương trình mục
tiêu quốc gia về xây dựng NTM là một trong những nội dung cụ thể hóa đã trở
thành phong trào lớn ñược hưởng ứng rộng khắp trong cả nước nói chung và tỉnh
Tây Ninh nói riêng. Đây là cơ hội và ñiều kiện thuận lợi làm cho khu vực nơng thơn
ngày càng phát triển, ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày
càng ñược nâng cao.
Trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, tiêu chí
13 về hình thức tổ chức sản xuất là một trong những tiêu chí quan trọng, muốn xây
dựng NTM thì xã xây dựng NTM phải có THT hoặc HTX hoạt động có hiệu quả.
Do đó, vai trị của các tổ chức kinh tế hợp tác mà cụ thể là vai trò của HTX là hết
sức quan trọng, vừa là hỗ trợ ñể thực hiện những tiêu chí cần đạt được vừa là điều
kiện phát huy nội lực hiệu quả trong sự nghiệp xây dựng NTM.

Tuy nhiên, các HTX nói chung và HTX ở tỉnh Tây Ninh nói riêng đang đối
mặt với nhiều khó khăn và thách thức về mơ hình và hiệu quả hoạt ñộng. Phần lớn
các HTX hoạt ñộng cầm chừng, hiệu quả kém và thậm chí có nguy cơ giải thể.
Ngun nhân chủ yếu là do lợi ích HTX mang lại chưa ñủ sức hấp dẫn, thu hút các
hộ thành viên toàn tâm tồn ý góp sức chung tay xây dựng HTX, cũng như chưa tạo
ra lợi ích cho chính HTX. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của yếu tố lịch sử về mơ hình
HTX kiểu cũ, việc vận động người dân tham gia vào HTX ñể xây dựng NTM gặp
rất nhiều khó khăn.
Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu về "Đánh giá mức ñộ ảnh hưởng của các
nhân tố ñến sự tham gia vào HTX trong xây dựng nông thôn mới tại Tây Ninh"


2

sẽ giúp nhận diện các nhân tố chính ảnh hưởng ñến quyết ñịnh tham gia vào HTX
của người dân. Từ đó, đề tài sẽ đề xuất các giải pháp chính sách vận động, thu hút,
khuyến khích người dân tham gia vào mơ hình HTX, góp phần nâng cao chất lượng
hoạt động của mơ hình HTX, giúp chính quyền địa phương các xã sớm thực hiện và
đạt tiêu chí 13 về NTM.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát:
Mục tiêu của ñề tài là nhằm xác ñịnh các nhân tố chính ảnh hưởng đến người
dân trong việc ra quyết định tham gia vào HTX. Từ đó, làm cơ sở đề xuất các giải
pháp, chính sách thúc đẩy các cá nhân, hộ gia đình tham gia vào HTX, góp phần
thực hiện đạt tiêu chí số 13 - Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM ở các xã xây dựng NTM
trên ñịa bàn tỉnh Tây Ninh.
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:
- Tìm hiểu tình hình thực hiện tiêu chí 13 về hình thức tổ chức sản xuất trong
Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM ở tỉnh Tây Ninh. Thơng qua đó đánh giá thực trạng
thành lập mới các THT, HTX tại các xã ñiểm xây dựng NTM trên ñịa bàn tỉnh Tây

Ninh.
- Nghiên cứu các nhân tố nào ảnh hưởng ñến sự tham gia của người dân vào
HTX. Qua đó, xác định nhân tố chính ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân
vào HTX.
- Đề xuất giải pháp thu hút, khuyến khích người dân tham gia phát triển mơ
hình HTX trên địa bàn tỉnh, nhất là ở các xã ñiểm xây dựng NTM.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu:
Để ñạt ñược mục tiêu ñó, luận văn này sẽ trả lời 3 câu hỏi chính sau đây:
- (1) Thực trạng hoạt động của mơ hình HTX trên địa bàn tỉnh Tây Ninh và sự
tham gia của người dân vào mơ hình này, ñặc biệt là ở các xã ñiểm xây dựng NTM?
- (2) Các nhân tố ảnh hưởng ñến việc ra quyết định tham gia vào mơ hình
HTX? Nhân tố nào mang tính chất tiêu biểu, phổ biến, có tính chất quyết ñịnh?


3

- (3) Giải pháp chính sách nhằm thu hút người dân tham gia vào mơ hình
HTX?
1.4. Phạm vi nghiên cứu:
1.4.1. Về không gian:
Đối tượng khảo sát của luận văn là các hộ gia đình chun sản xuất nơng
nghiệp có tham gia hoặc khơng tham gia vào mơ hình HTX ở 4 xã điểm xây dựng
NTM ở 4 huyện Hịa Thành, Châu Thành, Tân Biên và Trảng Bàng thuộc ñịa bàn
tỉnh Tây Ninh. Từ đó, nghiên cứu các nhân tố quyết định sự tham gia của người dân
vào mơ hình HTX. THT và các HTX thuộc lĩnh vực khác không thuộc phạm vi
nghiên cứu của ñề tài.
1.4.2. Về thời gian:
Các dữ liệu, thơng tin của đề tài thu thập, tổng hợp từ nhiều nguồn, từ các
thông tin chung trong nước, quốc tế và của tỉnh Tây Ninh.
Những thông tin thứ cấp dùng để phân tích đề tài được thu thập từ các báo cáo

của Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và UBND
tỉnh Tây Ninh từ năm 2011 ñến 2014.
Những số liệu sơ cấp ñược thu thập trực tiếp từ bảng câu hỏi phỏng vấn 120 hộ
gia đình trong 02 thang tư thang 8/2014 ñên thang 9/2014.
1.5. Phương pháp nghiên cứu:
- Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mơ tả và mơ hình hồi quy probit ñể
xác ñịnh các nhân tố ảnh hưởng ñến quyết ñịnh tham gia vào HTX của người dân
trên ñịa bàn tỉnh Tây Ninh.
- Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn khảo sát và ñề xuất một số yếu tố ảnh hưởng và
xác ñịnh ñâu là yếu tố ảnh hưởng chính, có tác động đến quyết định tham gia vào
mơ hình HTX của người dân trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Từ đó, tác giả đề xuất một
số giải pháp nhằm thu hút, khuyến khích người dân tham gia mơ hình HTX để xây
dựng đạt tiêu chí 13 về hình thức tổ chức sản xuất trong Bộ tiêu chí Quốc gia về
NMT tại các xã ñiểm trên ñịa bàn tỉnh Tây Ninh.


4

1.6. Kết cấu ñề tài:
Luận văn ñược chia thành 5 chương:
- Chương I: Giới thiệu.
- Chương II: Cơ sở lý thuyết và tổng quan tài liệu.
- Chương III: Thiết kế nghiên cứu.
- Chương IV: Kết quả nghiên cứu.
- Chương V: Kết luận.


5

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Tổng quan về mơ hình HTX và vai trị của HTX trong xây dựng
NTM:
2.1.1. Tổng quan về HTX:
2.1.1.1. Khái niệm HTX:
Phong trào phát triển hợp tác xã trên thế giới đã có bề dày phát triển gần 200
năm, từ đó đã hình thành một khu vực hợp tác xã phát triển rộng khắp từ các nước
giàu, công nghiệp phát triển ñến các nước nghèo kém phát triển và lý luận khoa học
về hợp tác xã chặt chẽ mang tính hệ thống. Tổ chức lao ñộng quốc tế (ILO) và Liên
minh hợp tác xã quốc tế (ICA) ñã tổng kết kinh nghiệm phát triển hợp tác xã trên
thế giới và khuyến cáo rộng rãi cho tất cả các nước, theo ñó: “Hợp tác xã là hiệp
hội/ hay là tổ chức tự chủ của các cá nhân liên kết với nhau một cách tự nguyện
nhằm ñáp ứng các nhu cầu và nguyện vọng chung về kinh tế, xã hội và văn hố
thơng qua một doanh nghiệp được sở hữu chung và ñược kiểm soát một cách dân
chủ”. Bản chất này của hợp tác xã đã được thể hiện thơng qua luật pháp về hợp tác
xã của các nước. Nhiều nước ñang phát triển ñã và ñang sửa ñổi bổ sung luật pháp
của nước mình theo kinh nghiệm chung của thế giới, mà thực chất là kết tinh của
tinh hoa nhân loại sau gần 200 năm phát triển hợp tác xã với rất nhiều thăng trầm,
với nhiều thành công nhưng cũng không ít thất bại. Bản chất này của hợp tác xã là
cơ sở vật chất cho hiện thực hoá các giá trị (Tự giúp đỡ; Tự chịu trách nhiệm; Dân
chủ; Cơng bằng; Bình đẳng; Đồn kết) và ngun tắc (Tham gia tự nguyện và mở;
Kiểm soát một cách dân chủ bởi các thành viên; Tham gia kinh tế của thành viên
hợp tác xã; Tự chủ và ñộc lập; Giáo dục, huấn luyện và thông tin; Hợp tác giữa các
hợp tác xã; Chăm lo cho cộng ñồng) cao ñẹp của hợp tác xã, làm cho các giá trị và
ngun tắc đó lan toả, thẩm thấu ngày càng sâu rộng trong xã hội.
Ngay từ năm 1927 trong tác phẩm “Đường kách mệnh”, Bác Hồ đã có bài viết
tổng kết rất sâu sắc về hợp tác xã, không chỉ nêu rõ tư tưởng về hợp tác xã, mà cịn
chỉ ra đặc điểm bản chất của mơ hình tổ chức hợp tác xã, theo đó: xã viên là người


6


chủ của hợp tác xã; hợp tác xã phải mang lại lợi ích trực tiếp cho xã viên và chỉ xã
viên mới được hưởng lợi ích đó; hợp tác xã tự chủ, nhưng khơng phải tổ chức định
hướng lợi nhuận, và cũng không phải tổ chức từ thiện.
Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 5/4/1988 của Bộ chính trị khẳng định: “ Hợp
tác xã, tập đồn sản xuất là tổ chức kinh tế tự nguyện của nơng dân, …, hoạt động
theo ngun tắc tự quản lý, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sản xuất- kinh doanh,
có tư cách pháp nhân, bình đẳng trước pháp luật…Phải dân chủ hố, cơng khai
hố cơng tác quản lý, phát huy quyền lực tối cao của ñại hội xã viên, làm cho xã
viên thực sự tham gia vào công tác quản lý sản xuất, kinh doanh của tập thể". Đặc
biệt, Chỉ thị số 68-CT/TW ngày 24/5/1996 của Ban bí thư và Nghị quyết Đại
hội VIII lần ñầu tiên sử dụng khái niệm “kinh tế hợp tác”, ñồng thời tiếp tục khẳng
ñịnh nguyên tắc tự nguyện, bình ñẳng, cùng có lợi, quản lý dân chủ của hợp tác xã.
Nghị quyết Đại hội IX, X, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010, Nghị
quyết TW 5 (khố IX) tiếp tục nêu rõ quản điểm cơ bản cho mơ hình tổ chức hợp
tác xã là: “Trong nơng nghiệp, trên cơ sở phát huy tính tự chủ của hộ gia đình, chú
trọng phát triển các hình thức hợp tác và HTX cung cấp dịch vụ, vật tư và tiêu thụ
sản phẩm cho kinh tế hộ gia ñình và trang trại … Khẳng ñịnh nguyên tắc: hợp tác
tự nguyện, dân chủ, bình đẳng và cơng khai; tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có
lợi, hợp tác phát triển cơng đồng.
Như vậy, xu thế mới phát triển của kinh tế tập thể ở nước ta, kinh nghiệm phát
triển chung về hợp tác xã trên thế giới và chủ trương, quan điểm của Đảng ta, tư
tưởng Hồ Chí Minh về hợp tác xã là trùng hợp với nhau và có sự thống nhất cao
giữa lý luận và vận dụng phù hợp vào hoàn cảnh thực tiễn ở Việt Nam trong giai
đoạn đổi mới.
Ngày 20/11/2012, Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 4 thông qua Luật Hợp tác
xã năm 2012 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2013. Theo đó, tại khoản 1
Điều 3 Luật Hợp tác xã quy ñịnh :"Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở
hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác
tương trợ lẫn nhau trong hoạt ñộng sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm ñáp



7

ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình
đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã".
Khi hợp tác xã phát triển đến trình độ cao hơn thì sẽ hình thành các doanh
nghiệp của hợp tác xã; doanh nghiệp của hợp tác xã hoạt ñộng theo Luật doanh
nghiệp. Hợp tác xã có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa
vụ tài chính trong phạm vi vốn ñiều lệ, vốn tích lũy và các nguồn vốn khác của hợp
tác xã theo quy ñịnh của pháp luật.
2.1.1.2. Lịch sử hình thành phong trào HTX ở Việt Nam:
Dưới sự lãnh ñạo của Đảng, hơn 65 năm qua, trải qua các thời kỳ phát triển
khác nhau, phong trào HTX ở Việt Nam đó có những đóng góp to lớn cho sự
nghiệp cách mạng trong mỗi giai ñoạn lịch sử, ñặc biệt là những đóng góp cho cơng
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Liên minh HTX Việt Nam (2012) trong "Đề cương hướng dẫn tuyên truyền ngày
Hợp tác xã Việt Nam" ñã khái quát lịch sử hình thành phong trào HTX ở Việt Nam
qua các thời kỳ cụ thể sau:
2.1.1.2.1. Giai ñoạn 1945 - 1955:
Sau Cách mạng tháng Tám (1945), hưởng ứng lời kêu gọi kháng chiến kiến
quốc của Hồ Chủ tịch, phong trào kinh tế hợp tác được hình thành và phát triển ở
nhiều vùng tự do và căn cứ ñịa cách mạng. Trong phong trào đó, ngày 08/3/1948,
tại Chiến khu Việt Bắc, HTX thủy tinh Dân chủ ñược thành lập, mở ñầu cho sự ra
ñời và phát triển của phong trào HTX ở Việt Nam.
Thời kỳ này, các hình thức hợp tác chủ yếu là tổ đổi cơng, HTX phát triển
chưa nhiều, năng lực sản xuất cũng hạn chế nhưng ñã thu hút hàng chục vạn nông
dân, thợ thủ công vào con ñường làm ăn tập thể. Sự phát triển của phong trào kinh
tế hợp tác, HTX đó gúp phần giải phóng nơng dân thốt khỏi sự ràng buộc của các
phương thức sản xuất phong kiến, đưa nơng dân lên vị trí người làm chủ, có những

đóng góp tích cực trong việc ñảm bảo hậu cần cho cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp, ñộng viên sức người, sức của cho tiền tuyến.


8

2.1.1.2.2. Giai ñoạn 1955 - 1961:
Từ những cơ sở kinh tế hợp tác, HTX được hình thành trong những năm kháng
chiến chống thực dân Pháp, ngay sau khi miền Bắc ñược giải phóng, Đảng và Nhà
nước ta ñã chú trọng chỉ ñạo xây dựng, phát triển HTX trong các ngành kinh tế. Chỉ
trong một thời gian ngắn, sau giai ñoạn thí điểm xây dựng các HTX và các hình
thức hợp tác giản ñơn, trong 3 năm (1958 - 1960), cả nước đã có hơn 50 nghìn HTX
được thành lập, trong đó có 41 nghìn HTX nơng nghiệp. Đến năm 1960, về cơ bản,
miền Bắc đó hồn thành việc hợp tác hóa bậc thấp trong nơng nghiệp. Có 2.760
HTX TTCN, hơn 250 HTX mua bán cấp huyện, 5.294 HTX trong lĩnh vực tín dụng
và hơn 520 HTX ngư nghiệp.
Việc vận động xây dựng, phát triển HTX trong giai ñoạn này trở thành phong
trào cách mạng rộng lớn, thu hút ñại bộ phận hộ nông dân, hộ kinh tế cá thể và
người lao ñộng tham gia. Kết quả hoạt ñộng của các HTX những năm này đó góp
phần to lớn vào cơng cuộc khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh, góp phần
thúc đẩy kinh tế phát triển với tốc ñộ cao. Thông qua việc xây dựng và phát triển
HTX đó hình thành quan hệ sản xuất mới, khai thác và sử dụng có hiệu quả hơn tư
liệu sản xuất nhỏ, thợ thủ công, tiểu thương vào làm ăn hợp tác trong các HTX theo
đường lối của Đảng, góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc cải tạo XHCN ở miền
Bắc. Với quan hệ sản xuất mới phù hợp cùng các yếu tố chính trị, xã hội mới đó tạo
ra sự hăng hái, phấn khởi sản xuất trong nông dân, sản xuất phát triển, đời sống
nơng dân và bộ mặt nơng thơn có bước phát triển rõ rệt cả về kinh tế, văn hóa, xã
hội.
Cùng với q trình phát triển HTX, từ rất sớm, Đảng và Nhà nước đó quan tâm
đến việc hình thành các cơ quan, tổ chức quản lý, trợ giúp và ñại diện cho các HTX.

Năm 1955, Chính phủ chỉ đạo thành lập hệ thống tổ chức Ban quản lý HTX mua
bán từ Trung ương ñến các tỉnh, thành phố và giao cho các Bộ, ngành quản lý Nhà
nước nhiệm vụ hỗ trợ phát triển HTX. Năm 1961, Liên hiệp các HTX TTCN Trung
ương ñược thành lập. Các tổ chức này đã thực hiện tốt cơng tác tuyên truyền vận
ñộng phát triển mở rộng mạng lưới các HTX, hướng dẫn giúp ñỡ về nghiệp vụ và


9

hỗ trợ đào tạo cán bộ cho các HTX, góp phần thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng
của các HTX thuộc các ngành, lĩnh vực.
2.1.1.2.3. Giai ñoạn 1961 - 1965:
Phát huy thành quả ñạt ñược, phong trào kinh tế hợp tác, HTX giai ñoạn này
tiếp tục ñược ñẩy mạnh. Cùng với việc thực hiện cuộc vận ñộng cải tiến quản lý,
xây dựng các HTX bậc cao với quy mơ được mở rộng trong lĩnh vực nơng nghiệp,
hàng nghìn HTX trong lĩnh vực phi nơng nghiệp được thành lập, thu hút hàng triệu
nhân dân tham gia.
Các HTX nơng nghiệp với hình thức tổ chức lao động tập thể, nhanh chóng
chuyển phương thức sản xuất từ tự cung tự cấp, phân tán thành sản xuất tập trung,
đưa máy móc, cơng cụ và kỹ thuật canh tác mới vào sản xuất. Cơ sở vật chất kỹ
thuật trong các HTX ñược tăng cường, giá trị tài sản cố ñịnh của các HTX năm
1965 tăng gấp 6,5 lần. Các cơng trình thủy lợi được xây dựng, đồng ruộng được cải
tạo, khai hoang phục hóa được đẩy mạnh. Vì vậy, số hộ nơng dân tham gia HTX ñã
tăng từ 84,8% năm 1960 lên 90% năm 1965.
Các HTX TTCN cũng phát triển các cơ sở sản xuất tập trung, tích cực cải tiến
kỹ thuật nâng cao chất lượng sản phẩm. Giá trị sản lượng công nghiệp, TTCN do
các HTX sản xuất năm 1965 tăng gấp 8,4 lần so với năm 1960. Lần ñầu tiên khu
vực kinh tế hợp tác, HTX ở nước ta tổ chức sản xuất ñược hàng xuất khẩu và xuất
khẩu ñến thị trường nhiều nước trên thế giới.
Các HTX mua bán cơ sở ñược chuyển về xã và mạng lưới mua, bán ñược mở

rộng ñến tận thôn, bản. Chỉ trong 3 năm (1962-1965), hơn 3.000 HTX mua bán xã
ñược thành lập. Các HTX ñã làm tốt vai trị trợ thủ đắc lực của thương nghiệp quốc
doanh trong việc đại lý hàng cơng nghệ phẩm và thu mua ủy thác lương thực, nông
sản thực phẩm cho Nhà nước.
Các HTX tín dụng cũng được phát triển mạnh ở khắp các vùng, miền trên
miền Bắc. Với gần 2.500 cơ sở, các HTX tín dụng đó tạo điều kiện hỗ trợ nơng dân
về vốn, góp phần hạn chế, xóa bỏ dần nạn cho vay nặng lãi.


10

Cùng với những đóng góp về kinh tế, phong trào HTX cũng có vai trị quan
trọng về mặt xã hội, như giải quyết việc làm cho hàng triệu lao ñộng, hỗ trợ các hộ
xã viên phát triển sản xuất, ổn ñịnh và cải thiện ñời sống. Các HTX ñã chú trọng
giáo dục tinh thần yêu nước, yêu CNXH, nâng cao giác ngộ chính trị cho đơng đảo
quần chúng lao động, ñồng thời là nơi ñào tạo ñội ngũ cán bộ có kinh nghiệm thực
tiễn để bổ sung cán bộ cho ñịa phương. Trong giai ñoạn này, các HTX có vai trị
quan trọng trong việc xây dựng lối sống mới, có văn hóa ở nơng thơn thơng qua
việc tổ chức các dịch vụ phục vụ các chu cầu xã hội như tang lễ, hiếu hỷ, giữ trẻ…
Các phong trào thi ñua của HTX cũng ñược ñẩy mạnh. Phong trào thi ñua học
và làm theo HTX Đại Phong (Quảng Bình), HTX Thành Cơng (Thanh Hố)... được
các địa phương phát động sâu rộng và ñạt kết quả thiết thực.
Cùng với việc củng cố hệ thống tổ chức quản lý HTX nông nghiệp, mua bán...
từ trung ương ñến các huyện, thị, năm 1961, Đại hội đại biểu tồn quốc các HTX
tiểu thủ cơng nghiệp ñược tổ chức, Liên hiệp HTX TTCN từ Trung ương ñến các
ñịa phương ñược thành lập; Hệ thống quản lý, ñại diện, hỗ trợ của các HTX mua
bán, HTX tiểu thủ cơng nghiệp đã trở thành chỗ dựa của các HTX, hỗ trợ các HTX
về nguồn hàng, cung ứng nguyên liệu ñể HTX tổ chức sản xuất, kinh doanh; tạo ra
mối quan hệ liên kết giữa các HTX, hướng dẫn giúp đỡ các HTX về chun mơn,
nghiệp vụ và đào tạo cán bộ, dạy nghề cho người lao ñộng.

2.1.1.2.4. Giai ñoạn 1965 - 1975:
Năm 1965, khi Đế quốc Mỹ ñưa máy bay ra ném bom phá hoại miền Bắc, quy
mô chiến tranh mở rộng. Với khẩu hiệu "tất cả ñể chiến thắng", “ Tất cả để giải
phóng miền Nam thống nhất đất nước", “ Vì miền Nam ruột thịt”,v.v,…, khu vực
HTX ñược củng cố, phát triển và trở thành một lực lượng kinh tế quan trọng trong
nền kinh tế của hậu phương lớn miền Bắc.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, cuộc vận ñộng cải tiến quản lý, tổ chức lại sản
xuất ñược phát ñộng và tổ chức thực hiện như một cuộc cách mạng lớn. Các HTX
tiến hành củng cố chế ñộ sở hữu tập thể trong HTX, tổ chức các ñội sản xuất kết
hợp với các ñội chuyên khâu, ñầu tư tăng cường cơ sở vật chất. Nhiều phong trào


11

sản xuất ñược phát ñộng như phong trào xây dựng những cánh đồng 5 tấn/ha, phong
trào học tập HTX nơng nghiệp Đại Phong (Quảng Bình), HTX nơng nghiệp Vũ
Thắng (Thái Bình)...
Các HTX được củng cố và từng bước chuyển dần thành HTX bậc cao, tiếp tục
ñẩy mạnh sản xuất ñáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, cung cấp hàng hố cho
chiến trường, đồng thời đã sản xuất ra nhiều mặt hàng thủ cơng mỹ nghệ có giá trị
xuất khẩu.
Các HTX mua bán cũng ñã tổ chức tốt việc tham gia lưu thơng hàng hố trong
thị trường, đưa hàng hố tới tay người tiêu dùng, chống nạn đầu cơ, nâng giá, ép
giá.
Các HTX vận tải ngồi việc đáp ứng các nhu cầu vận chuyển hàng hố, hành
khách cịn trực tiếp tham gia vận chuyển lương thực, vũ khí ra tiền tuyến phục vụ
chiến ñấu.
Mặc dù phải hoạt ñộng trong ñiều kiện chiến tranh vô cùng ác liệt, phong trào
HTX giai ñoạn này vẫn ñược củng cố và phát triển. Đến cuối năm 1974, tồn miền
Bắc có hơn 46.000 HTX trong các ngành, lĩnh vực, trong đó hầu hết các HTX nơng

nghiệp đã tổ chức lại theo quy mơ tồn xã, thu hút 96% số hộ nông dân tham gia.
Sản xuất cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp vẫn đạt tốc ñộ tăng trưởng khá, trong
những năm 1970 - 1974 bình quân tăng 11,8%, chiếm hơn 32% giá trị sản lượng
công nghiệp ñịa phương. Các HTX mua bán cũng nâng tỷ trọng chiếm lĩnh thị
trường bán lẻ xã hội lên 21%.
Trên cơ sở giáo dục lòng yêu nước và căm thù giặc Mỹ sâu sắc, các HTX ñã
ñộng viên ñược sự lao động qn mình của các viên HTX, vừa sản xuất vừa chiến
đấu, với khẩu hiệu "thóc khơng thiếu một cân, quân không thiếu một người", "tay
cày tay súng", vừa sản xuất nhiều lương thực, thực phẩm, hàng hóa tiêu dùng chi
viện cho miền Nam, vừa tổ chức các ñơn vị tự vệ, tham gia chiến ñấu, ñánh trả máy
bay ñịch, bảo vệ quê hương. Nhờ có HTX, chúng ta ñã huy ñộng cao ñộ ñược sức
người, sức của cho tiền tuyến, hàng triệu thanh niên trai tráng nông thôn ra mặt trận,
đánh giặc cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Các HTX còn làm


12

nịng cốt trong cuộc vận động tồn dân thực hiện cơng tác hậu phương qn đội,
trực tiếp chăm sóc gia ñình thương binh, liệt sỹ; tiếp nhận các chiến sĩ, thương bệnh
binh từ mặt trận về tham gia sản xuất với các cơng việc phù hợp, tạo điều kiện ổn
định cuộc sống. Và còn là nơi giáo dục, nâng cao ý thức chính trị cho quần chúng
nhân dân, xây dựng nếp sống văn hố, đề cao tình làng nghĩa xóm, tương trợ, giúp
đỡ lẫn nhau, đóng góp tích cực vào những thành tựu của cuộc cách mạng tư tưởng
văn hoá ở nơng thơn.
Trong giai đoạn này, Liên hiệp HTX TTCN ñã xây dựng hoàn chỉnh hệ thống
tổ chức từ Trung ương ñến các huyện, thị xã. Tập trung hướng dẫn hỗ trợ các HTX
phát triển sản xuất, nhất là phát triển sản xuất hàng xuất khẩu; hỗ trợ các HTX về kỹ
thuật, thị trường, cung ứng nguyên liệu tổ chức gia cơng sản xuất cho các xí nghiệp
quốc doanh. Hệ thống quản lý HTX mua bán cũng ñược củng cố tăng cường, vừa
hướng dẫn, giúp ñỡ các HTX về nghiệp vụ, vừa trực tiếp tổ chức các hoạt ñộng sản

xuất, chế biến, kinh doanh các mặt hàng ngoài kế hoạch ñể có thêm nguồn hàng
cung ứng cho các HTX cơ sở, ñáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Các tổ chức
quản lý, ñại diện, hỗ trợ cho HTX còn làm tốt vai trò tham mưu cho Đảng, Nhà
nước ñề ra những chủ trương, chính sách, tạo ñiều kiện cho HTX phát triển; ñồng
thời làm tốt nhiệm vụ giáo dục chính trị, động viên tinh thần u nước trong cán bộ,
xã viên HTX, tham gia tích cực vào việc thực hiện các nhiệm vụ cách mạng trong
mỗi giai ñoạn lịch sử của ñất nước.
2.1.1.2.5. Giai ñoạn 1975 - 1997:
Sau chiến thắng lịch sử mùa xuân năm 1975, miền Nam hồn tồn giải phóng,
cả nước thống nhất cùng đi lên CNXH, phong trào HTX ñược phát triển và lan rộng
tới các tỉnh, thành phố phía Nam.
Thực hiện chính sách cải tạo theo tinh thần Nghị quyết Trung ương lần thứ 24
(khố III) và Nghị quyết Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ IV của Đảng, với mục
tiêu ñến năm 1980 hoàn thành cơ bản việc cải tạo XHCN ở các tỉnh, thành phố phía
Nam. Chỉ trong 4 năm (1976 - 1980), các tỉnh phía Nam đã xây dựng được 4.000 tổ
đồn kết sản xuất, 5.000 tổ hợp tác sản xuất và gần 1.000 HTX TTCN, thu hút 70%


13

lực lượng lao ñộng trong các ngành nghề quan trọng và ñịa bàn sản xuất tập trung.
Trong thương nghiệp ñã xây dựng ñược HTX mua bán ở 92% số xã, lực lượng HTX
mua bán cũng ñã giúp Nhà nước nắm 80% nguồn hàng TTCN của ñịa phương và
30% nguồn hàng nông sản.
Đối với khu vực nông nghiệp, thực hiện Chỉ thị 15 của Ban Bí thư Trung ương
Đảng về việc thí điểm cải tạo XHCN đối với nơng nghiệp, phong trào xây dựng
HTX nơng nghiệp được đẩy mạnh, tính đến cuối năm 1980, tồn miền Nam đã xây
dựng được 2.689 HTX và 11.530 tập đồn sản xuất.
Ở miền Bắc, phong trào cải tiến quản lý, tổ chức lại sản xuất trong các HTX
nơng nghiệp được đẩy mạnh. Quy mơ các HTX nơng nghiệp tiếp tục được mở rộng

và tiến hành tổ chức lại sản xuất theo hướng tập trung, chuyên mơn hố và cơ giới
hố. HTX trong các lĩnh vực TTCN, tín dụng, xây dựng tiếp tục được củng cố và
phát triển, hoạt động có hiệu quả.
Đến năm 1986, năm ñược coi là thời kỳ phát triển cao nhất của phong trào
HTX, cả nước có 76.000 HTX trong các ngành, lĩnh vực kinh tế, thu hút hơn 20
triệu xã viên tham gia. Trong đó có 16.740 HTX nơng nghiệp, 40.228 tập đồn sản
xuất, với 94,2% số hộ nơng dân và 80,8% tổng số ruộng đất canh tác nơng nghiệp,
sản xuất hơn 80% sản lượng lương thực, thực phẩm của cả nước. Trong lĩnh vực
công nghiệp, thủ công nghiệp, cả nước có 32.000 HTX, với 1,27 triệu lao động, sản
xuất ra một khối lượng hàng hoá chiếm 30% giá trị sản lượng cơng nghiệp tồn
quốc và gần 50% giá trị sản lượng cơng nghiệp địa phương. Trong lĩnh vực thương
mại, cả nước có 9.600 HTX mua bán cơ sở xã, phường, 10 vạn ñiểm mua, bán hàng.
Các HTX mua bán ñã chiếm gần 20% tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ của thị
trường xã hội và ñại lý thu mua uỷ thác hơn 60% sản lượng hàng hố nơng sản, thực
phẩm cho cả nước. Trong những năm này, hơn 9.900 HTX vận tải với hàng chục
ngàn phương tiện ñã vận chuyển hơn 45% khối lượng hàng hoá và 50% khối lượng
hành khách vận chuyển của các ñịa phương. Trong lĩnh vực xây dựng, cả nước đã
có 3.913 HTX xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng, góp phần quan trọng phục
vụ cho việc xây dựng các cơng trình cơng cộng và nhà ở cho nhân dân. Trong lĩnh


14

vực tín dụng với 7.100 HTX, đã thể hiện vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ vốn
phục vụ yêu cầu phát triển sản xuất của các hộ xã viên, khắc phục tình trạng cho
vay nặng lãi ở nơng thơn.
Trong giai đoạn này, Liên hiệp HTX tiểu thủ cơng nghiệp Trung ương và Ban
quản lý HTX mua bán Việt Nam ñã ñược tổ chức ở các tỉnh, thành phố phía Nam,
hình thành tổ chức quản lý, đại diện, hỗ trợ trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp và
mua bán thống nhất trong toàn quốc. Các cơ quan, tổ chức quản lý và hỗ trợ phát

triển HTX trong các ngành nông nghiệp, ngư nghiệp, tín dụng và các lĩnh vực khác
cũng được củng cố. Các tổ chức này có vai trị quan trọng trong việc làm tham mưu
cho Đảng và tuyên truyền, phổ biến đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước về
phát triển kinh tế hợp tác, HTX; vận ñộng nông dân, thợ thủ công, các hộ kinh tế cá
thể, tiểu chủ tích cực tham gia xây dựng các cơ sở kinh tế hợp tác, HTX; hướng
dẫn, hỗ trợ các HTX phát triển sản xuất, kinh doanh, tập trung ñào tạo hàng vạn cán
bộ cho các HTX cơ sở. Liên hiệp HTX TTCN và Ban quản lý HTX mua bán cũng
đã chi viện hàng ngàn cán bộ có kinh nghiệm cho các tỉnh, thành phố phía Nam xây
dựng phong trào HTX.
2.1.1.2.6. Giai ñoạn 1997 trở lại ñây:
Thực hiện ñường lối ñổi mới của Đảng, khu vực kinh tế hợp tác, HTX đã có
những biến đổi quan trọng. Khi cơ chế quản lý tập trung bao cấp được xố bỏ, cơ
chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước từng bước được hình thành và điều tiết
các quan hệ kinh tế; phần lớn các HTX trong các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế rơi
vào tình trạng khó khăn, lúng túng, nhiều HTX sản xuất kinh doanh thua lỗ bị tan
rã, giải thể. Tuy nhiên, trong khó khăn, một bộ phận HTX đã kịp thời chuyển đổi
thích ứng với cơ chế mới, hoạt động có hiệu quả. Từ kinh nghiệm thành công của
các HTX trong cơ chế thị trường, quá trình đổi mới kinh tế HTX được đẩy mạnh
trong những năm 1990 -1996. Cuối năm 1996, Quốc hội thông qua Luật HTX, có
hiệu lực thi hành từ 01/01/1997.
Thực hiện Luật HTX, các HTX ñược thành lập từ trước năm 1997 ñã ñược
từng bước chuyển ñổi và ñăng ký lại. Quá trình chuyển đổi đã tạo điều kiện củng cố


15

lại tổ chức, ñổi mới quan hệ sản xuất và tăng cường lực lượng sản xuất trong các
HTX; vai trò tự chủ của HTX ñược ñề cao, xã viên tham gia HTX một cách tự
nguyện, nhiều HTX ñã xây dựng ñược phương án hoạt ñộng phù hợp, huy ñộng
ñược sự tham gia đóng góp của xã viên; mơ hình HTX mới được hình thành và

khẳng định.
Bên cạnh việc chuyển đổi, củng cố các HTX cũ, xuất phát từ nhu cầu hợp tác
của kinh tế hộ, trong những năm qua, cả nước đã có hơn 8.000 HTX mới được
thành lập trong các ngành, lĩnh vực kinh tế với các hình thức tổ chức và phương
thức hoạt ñộng ña dạng. Nhiều HTX, thành viên tham gia không chỉ bao gồm cá
nhân mà còn gồm các chủ trang trại, hộ tiểu chủ, nhà khoa học, các cơ sở sản xuất
kinh doanh nhỏ và vừa, một số HTX có cả thành viên là doanh nghiệp Nhà nước
tham gia. Trong các HTX mới thành lập có nhiều mơ hình HTX mới như HTX dịch
vụ điện, HTX vệ sinh môi trường, HTX nước sạch, HTX dịch vụ tang lễ...
Trong q trình hoạt động, nhiều HTX đã mạnh dạn huy ñộng các nguồn vốn
ñầu tư mở rộng sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, hình thành những
HTX có quy mơ lớn, hiện đại, có tốc độ tăng trưởng cao. Sản phẩm của các HTX
sản xuất ra khơng chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà cịn được xuất khẩu
ra thị trường thế giới. Nhiều HTX ñã từng bước khắc phục ñược những tồn tại, yếu
kém, vươn lên trở thành những HTX khá, giỏi.
Năm 2003, Quốc hội ban hành Luật Hợp tác xã 2003. Đến ngày 20/11/2012,
Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 4 thông qua Luật Hợp tác xã năm 2012 và có hiệu
lực thi hành kể từ ngày 01/7/2013 tạo hành lang pháp lý thuận lợi hơn cho khu vực
HTX phát triển.
Đến cuối năm 2011, cả nước có khoảng 370.000 THT, 19.500 HTX và 56 liên
hiệp HTX. Trong đó, có 9.246 HTX nông nghiệp, 2.897 HTX công nghiệp, thủ
công nghiệp, 1.325 HTX thương mại - dịch vụ, 1.123 HTX giao thơng vận tải,
1.074 quỹ tín dụng nhân dân, 438 HTX thuỷ sản, 964 HTX xây dựng, HTX dịch vụ
ñiện nước có 1.709 và 724 HTX khác. Tổng số có 56 liên hiệp hợp tác xã, chủ yếu
trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ, vận tải và nông nghiệp. Với sự đóng góp của


16

khu vực hợp tác xã hết sức quan trọng cả về kinh tế, xã hội và văn hóa. Thu hút

phần lớn lao động xã hội; hỗ trợ tích cực cho kinh tế hộ phát triển; góp phần tăng
thu nhập cho xã viên và người lao động; góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã
hội.
2.1.1.3. Chính sách của Nhà nước ñối với hợp tác xã:
Để tạo ñiều kiện khuyến khích cho mơ hình kinh tế tập thể nói chung và HTX
nói riêng phát triển, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ đối với HTX.
Cụ thể trong Điều 6 Luật Hợp tác xã năm 2012 gồm những chính sách được hỗ trợ
như: (1) Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; (2) Xúc tiến thương mại, mở rộng thị
trường; (3) Ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới; (4) Tiếp cận vốn và
quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã; (5) Tạo ñiều kiện tham gia các chương trình mục
tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội; (6) Thành lập mới hợp tác xã, liên hiệp
hợp tác xã.
Ngồi ra, HTX cịn được hưởng chính sách ưu đãi về lệ phí đăng ký HTX, ưu
ñãi thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế khác theo quy ñịnh của pháp luật.
Riêng ñối với các HTX hoạt động trong lĩnh vực nơng nghiệp cịn được hưởng các
chính sách hỗ trợ, ưu đãi như: đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; giao ñất, cho thuê
ñất ñể phục vụ hoạt ñộng của hợp tác xã theo quy ñịnh của pháp luật về ñất ñai; ưu
ñãi về tín dụng; vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh và chế biến sản
phẩm.
2.1.1.4. Nguyên tắc tổ chức và hoạt ñộng của hợp tác xã:
Trên nền tảng nguyên tắc tổ chức và hoạt ñộng của HTX các nước, HTX ở
Việt Nam hoạt ñộng theo các nguyên tắc sau đây: (1) Cá nhân, hộ gia đình, pháp
nhân tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi hợp tác xã; (2) Hợp tác xã kết nạp rộng
rãi thành viên, hợp tác xã thành viên; (3) Thành viên, hợp tác xã thành viên có
quyền bình đẳng, biểu quyết ngang nhau khơng phụ thuộc vốn góp trong việc quyết
định tổ chức, quản lý và hoạt ñộng của hợp tác xã; ñược cung cấp thơng tin đầy đủ,
kịp thời, chính xác về hoạt ñộng sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối thu nhập
và những nội dung khác theo quy ñịnh của ñiều lệ; (4) Hợp tác xã tự chủ, tự chịu



17

trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật; (5) Thành viên, hợp tác xã
thành viên và hợp tác xã có trách nhiệm thực hiện cam kết theo hợp ñồng dịch vụ và
theo quy ñịnh của ñiều lệ. Thu nhập của hợp tác xã ñược phân phối chủ yếu theo
mức ñộ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc theo
công sức lao ñộng ñóng góp của thành viên ñối với hợp tác xã tạo việc làm; (6) Hợp
tác xã quan tâm giáo dục, ñào tạo, bồi dưỡng cho thành viên, hợp tác xã thành viên,
cán bộ quản lý, người lao ñộng trong hợp tác xã và thông tin về bản chất, lợi ích của
hợp tác xã; (7) Hợp tác xã chăm lo phát triển bền vững cộng ñồng thành viên, hợp
tác xã thành viên và hợp tác với nhau nhằm phát triển phong trào hợp tác xã trên
quy mơ địa phương, vùng, quốc gia và quốc tế.
Các nguyên tắc trên nhằm ñảm bảo HTX vừa tham gia vào quá trình sản xuất
kinh doanh với vai trò là một tổ chức kinh tế vừa thực hiện tốt các hoạt ñộng chăm
lo ñời sống xã viên và phát triển cộng đồng với vai trị là một tổ chức xã hội.
2.1.2. Mối liên hệ giữa HTX với cơng cuộc xây dựng NTM thơng qua tiêu
chí 13 về hình thức tổ chức sản xuất:
2.1.2.1. Khái niệm Nơng thơn:
Hiện nay, khái niệm nơng thơn được thống nhất với quy định tại Thơng tư số
54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, cụ thể: "Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành
phố, thị xã, thị trấn ñược quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân xã".
2.1.2.2. Khái niệm nông thôn mới:
- Nông thôn mới là nơng thơn mà trong đó đời sống vật chất, văn hố, tinh thần
của người dân khơng ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và
thành thị. Nơng dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, có bản lĩnh
chính trị vững vàng, đóng vai trị làm chủ nơng thơn.
- Nơng thơn mới có kinh tế phát triển tồn diện, bền vững, cơ sở hạ tầng ñược
xây dựng ñồng bộ, hiện ñại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý giữa nơng
nghiệp với cơng nghiệp, dịch vụ và đơ thị. Nơng thơn ổn định, giàu bản sắc văn hố

dân tộc, mơi trường sinh thái ñược bảo vệ. Sức mạnh của hệ thống chính trị được


18

nâng cao, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội.
2.1.2.3. Mối quan hệ giữa HTX với công cuộc xây dựng nông thôn mới:
Để xây dựng và được cơng nhận NTM địi hỏi xã phải đạt 19/19 tiêu chí được
quy định trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM do Chính phủ ban hành.
Trong đó, tiêu chí 13 về hình thức tổ chức sản xuất quy định:"có tổ hợp tác hoặc
hợp tác xã hoạt động có hiệu quả".
Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thôn ban hành Thông tư 41/2013/TTBNNPTNT hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM quy định
xã được cơng nhận đạt tiêu chí về hình thức tổ chức sản xuất khi có ít nhất 01 hợp
tác xã hoặc tổ hợp tác có đăng ký, hoạt động ñạt hiệu quả trong sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ theo Luật, có hợp đồng liên kết với doanh nghiệp. Đồng thời, quy
định rõ HTX hoạt động có hiệu quả khi ñảm bảo 03 yêu cầu: (1) Được thành lập và
hoạt ñộng theo quy ñịnh của Luật hợp tác xã năm 2012; (2) Tổ chức được ít nhất 01
loại dịch vụ cơ bản, thiết yếu theo ñặc ñiểm từng vùng phục vụ thành viên hợp tác
xã và người dân trên ñịa bàn; (3) Kinh doanh có lãi liên tục trong 03 năm liền kề
(trường hợp mới thành lập thì cũng phải ñủ 2 năm liền kề có lãi liên tục).
Trên cơ sở các quy định trên, xã muốn đạt tiêu chí 13 về hình thức tổ chức sản
xuất phải làm tốt cơng tác tun truyền, vận động người dân tham gia vào mơ hình
HTX và có chính sách ưu đãi để tạo ñiều kiện cho HTX hoạt ñộng hiệu quả.
2.1.2.4. Vai trò của HTX trong xây dựng NTM:
Trong xây dựng NTM, HTX nói chung và HTX nơng nghiệp nói riêng có vai
trò rất quan trọng. Điều này thể hiện rõ dưới ba góc độ:
(1) Làm tốt dịch vụ cho người dân:
HTX ñã giúp cho kinh tế hộ những việc mà kinh tế hộ khơng làm được:
Sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của HTX là một tất yếu khách quan. Những
hộ nông dân cá thể không thể không liên kết lại trước những diễn biến phức tạp, bất

ngờ của ñiều kiện tự nhiên; trước sự chèn ép của các doanh nghiệp lớn trong lĩnh
vực cung ứng vật tư kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm…. Sự liên kết tự nhiên ñó ñã gắn
bó những người sản xuất nhỏ trong các HTX tùy theo yêu cầu sản xuất của họ.


×