Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

DE CUONG THI HK I-GDCD 12 (nh10-11)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.29 KB, 4 trang )

 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KÌ I
• MÔN GDCD LỚP 12
1/ Thế nào là bình đẳng trong HNGĐ?Nhà nước có trách nhiệm như thế nào
trong việc bảo đảm quyền bình đẳng trong hôn nhân gia đình?
- Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình: Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa vợ,
chồng và các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng,
tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia
đình và xã hội.
- Trách nhiệm của nhà nước:
+ Có chính sách, biện pháp, tạo điều kiện để công dân xác lập hôn nhân tự
nguyện, tiến bộ, gia đình thực hiện được đầy đủ các chức năng.
+ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hôn nhân, gia đình, xóa bỏ
những phong tục, tập quán lạc hậu.
+ Xử lí kịp thời, nhiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia
đình.
2/Nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình được thể hiện như thế nào
trong quan hệ giữa cha mẹ và con?
- Bình đẳng giữa cha mẹ và con:
Cha mẹ (kể cả bố dượng, mẹ kế) có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với các
con: thương yêu, chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con….
- Không phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ con…
- Con trai, con gái đều được chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học
tập, vui chơi, giải trí…
- Con có bổn phận yêu quý kính trọng……
3/Thế nào là bình đẳng trong thực hiện quyền lao động và bình đẳng giữa lao
động nam và lao động nữ?
+bình đẳng trong thực hiện quyền lao động:
-Mọi công dân đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp
phù hợp với khả năng của mình, không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, tín
ngưỡng, tôn giáo, nguồn gốc gia đình, thành phần kinh tế.
- Người LĐ có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao được nhà nước và người sử


dụng LĐ ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi để phát huy tài năng làm lợi cho doanh
nghiệp và cho đất nước.
- Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ: Bình đẳng về cơ hợi tiếp cận việc
làm, tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng; Được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về
việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều
kiện làm việc khác. Tuy nhiên lao động nữ được quan tâm về đặc điểm cơ thể, sinh
lý, chức năng làm mẹ trong lao động để có điều kiện thực hiện tốt quyền và nghĩa
vụ lao động.
4/Trình bày nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh?
+Mọi CD đều có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh tùy theo sở
thích và khả năng của mình.
+ Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ đăng kí kinh doanh những ngành nghề
mà PL không cấm.
+ Mọi loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần KT Đều được bình đẳng
trong việc khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.
+ Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về quyền chủ động mở rộng quy mô ngành
nghề, tìm kiếm thị trường, khách hàng hoặc liên doanh với các cá nhân, tổ chức
trong nước và ngoài nước để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh.
+ Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về nghĩa vụ trong quá trình hoạt động SX,
kinh doanh: Kinh doanh đúng ngành nghề, nộp thuế….
5/ Nhà nước có trách nhiệm như thế nào trong việc bảo đảm quyền bình đẳng
trong kinh doanh?
- Nhà nước thừa nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của các loại hình doanh
nghiệp.
- Nhà nước quy định quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp.
- Nhà nước khẳng định và bảo hộ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp của mọi
loại hình doanh nghiệp.
- Nhà nước quy định nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, hoạt
động SX, KD, quản lí, tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao
động.

6/ Quy tắc đạo đức và cách xử sự của các thành viên trong gia đình hiện nay
có gì khác so với các gia đình truyền thống trước đây?
+ Gia đình truyền thống chịu ảnh hưởng khá sâu sắc của hệ tư tưởng Nho giáo
phong kiến: Kính trên, nhường dưới, lợi ích cá nhân phục tùng lợi ích gia đình
dòng họ; lòng biết ơn cha mẹ, lấy chữ hiếu làm đầu; Kính trọng ông bà, thờ phụng
tổ tiên; sự đùm bọc lẫn nhau giữa anh chị em cùng gia đình, cùng dòng họ.
- Tư tưởng trọng nam khinh nữ thống trị trong gia dình, đẩy người phụ nữ, người
vợ, người con gái vào địa vị thấp hèn, bị phụ thuộc, chịu sự bất bình đẳng về cả
mặt vật chất và tinh thần. Gia đình đề cao đạo đức chung thủy giữa vợ và chồng
nhưng lại chấp nhận chế độ đa thê. Bên cạnh đó tư tưởng gia trưởng đề cao vai trò
của người con trưởng về cả quyền lợi lẫn trách nhiệm làm cho các con thứ phải
chịu thiệt thòi.
- Mô hình lí tưởng của gia đình truyền thống là ăn ở thuận hòa, trên dưới có nền
nếp, tôn ty trật tự rõ ràng, lễ nghĩa được tôn trọng, lắm con, nhiều cháu.
+ Gia đình hiện nay vẫn coi trọng lòng chung thủy, đạo dức tình nghĩa vợ chồng,
đề cao lòng hiếu thảo của con cái, sự kính trọng, biết ơn của con cháu với ông bà,
tổ tiên. Việc giữ gìn, phát huy những giá trị truyền thống đạo đức nói trên được bổ
sung kịp thời những tư tưỡng tiên tiến của nhân loại như coi trọng quyền tự do dân
chủ của con người, tôn trọng sự bình đẳng giữa nam và nữ, tôn trọng lợi ích cá
nhân của mỗi thành viên. Các thành viên trong gia đình có quyền và nghĩa vụ
chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau chăm lo cho cuộc sống chung của gia đính.
7/ Hợp đồng lao động là gì? Tại sao người sử dụng lao động và người lao động
phải giao kết hợp đồng lao động? Khi giao kết hợp đồng lao động phải tuân
theo nguyên tắc nào?
Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao
động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên
trong quan hệ lao động
- Người lao động và người sử dụng lao động phải giao kết HĐLĐ vì: Nội dung
của HĐLĐ là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cả hai
bên, Đặc biệt là người lao động.

- Nguyên tắc giao kết HĐLĐ: Tự do, tự nguyện, bình đẳng, không trái pháp luật
và thỏa ước lao động tập thể; Giao kết trực tiếp giữa người lao động và người
sử dụng lao động.
8/ Phân tích và dẫn chứng nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc về kinh
tế, văn hóa giáo dục.
- Chính sách phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước không có sự phân biệt
giữa các dân tộc đa số hay thiểu số.
- Nhà nước quan tâm đầu tư phát triển kinh tế đối với các vùng đặc biệt là vùng
sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.
- Ban hành và thực hiện nhiều chính sách KT, XH tạo điều kiện giúp các dân
tộc cùng phát triển.
+Dẫn chứng:
- Chính sách KT 135, 136.
- Xây dựng vùng KT trọng điểm ở Tây nguyên
- Thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo…
- Nội dung bình đẳng về văn hóa, giáo dục:
+Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết riêng của mình.
+ Các phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của từng dân tộc được
giữ gìn, khôi phục, phát huy.
+ Các dân tộc đều bình đẳng trong việc hưởng thụ nền giáo dục của nước nhà
và được nhà nước tạo đều kiện để dược bình đẳng về cơ hội học tập.
-Dẫn chứng:
+ Nhà nước XD hệ thống trường lớp ở vùng sâu, vùng xa, vùng dồng bào dân
tộc.
+ Đài phát thanh của dân tộc Khơme, dân tộc Stieng…
+ Văn hóa cồng chiêng Tây nguyên.
+ Viện bảo tàng dân tộc học,
+ Liên hoan văn hóa các dân tộc…
9/ Thế nào là bình đẳng giữa các dân tộc? Đảng và Nhà nước ta đã có chính
sách, pháp luật như thế nào về quyền bình đẳng giữa các dân tộc?

Bình đẳng giữa các dân tộc: Các DT trong một quốc gia không phân biệt đa số
hay thiểu số, trình độ văn hóa, chủng tộc, màu da…đều được nhà nước và pháp
luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển.
Chính sách, pháp luật của Đảng, nhà nước:
- Ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật về quyền bình đẳng giữa
các dân tộc.
- Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đối với vùng đồng bào dân
tộc.
- Nghiêm cấm mọi hành vi kì thị và chia rẽ dân tộc.
10/ Thế nào là bình đẳng giữa các tôn giáo? Phân tích nội dung quyền bình
đẳng giữa các tôn giáo và chính sách, pháp luật của Đảng, nhà nước về quyền
bình đẳng giữa các tôn giáo?
Khái niệm:
Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được thể hiện là các tôn giáo ở Việt Nam đều
có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật; đều bình đẳng trước
pháp luật; những nơi thờ tự tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ.
Nội dung:
- Các tôn giáo được nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có
quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật.
- Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được nhà nước
bảo đảm, các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ.
Chính sách, pháp luật:
-Nhà nước bảo đảm quyền hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của
pháp luật,
- Nhà nước thừa nhận và đảm bảo cho công dân có hoặc không có tôn giáo đều
được hưởng mọi quyền công dân và có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ công dân,
- Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau hoặc không theo tôn giáo.
- Nghiêm cấm mọi hành vi vi phạm quyền tự do tôn giáo hoặc lợi dụng tôn giáo
để hoạt động trái pháp luật.

×