Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

(Luận văn thạc sĩ) ảnh hưởng của báo cáo kiểm toán đến thị giá cổ phiếu – nghiên cứu thực nghiệm tại các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.11 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ MAI ANH

ẢNH HƯỞNG BÁO CÁO KIỂM TOÁN ĐẾN THỊ GIÁ
CỔ PHIẾU – NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG
KHOÁN HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ MAI ANH

ẢNH HƯỞNG BÁO CÁO KIỂM TOÁN ĐẾN THỊ GIÁ
CỔ PHIẾU – NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG
KHOÁN HỒ CHÍ MINH
Chun ngành: Kế tốn
Mã số: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Trần Thị Giang Tân



TP. HỒ CHÍ MINH - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là luận văn độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích
trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả
nghiên cứu trong luận văn do tơi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách
quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chưa từng được công bố
trong bất kỳ luận văn nào khác.

Tp.HCM, ngày 15 tháng 10 năm 2018

Lê Thị Mai Anh


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ..................................................... 5
1.1. Các nghiên cứu nước ngoài ...................................................................................................5
1.1.1. Nghiên cứu về ảnh hưởng của loại ý kiến kiểm toán đến thị giá cổ phiếu .................... 5
1.1.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của loại doanh nghiệp đưa ra ý kiến kiểm toán đến thị giá
cổ phiếu ................................................................................................................................... 9
1.1.3. Nghiên cứu chính (nghiên cứu nền tảng) .................................................................... 11

1.2. Nghiên cứu trong nước........................................................................................................12
1.3. Khoảng trống nghiên cứu ....................................................................................................13
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT............................................................................................ 15
2.1. Các khái niệm căn bản ........................................................................................................15
2.1.1. Khái niệm thị trường chứng khoán .............................................................................. 15
2.1.2. Giá cổ phiếu ................................................................................................................ 15
2.1.3. Ý kiến kiểm toán........................................................................................................... 16
2.2. Các lý thuyết nền tảng .........................................................................................................18
2.2.1. Lý thuyết đại diện ........................................................................................................ 18
2.2.2. Lý thuyết thông tin bất cân xứng ................................................................................. 19
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................ 20
3.1. Thiết kế nghiên cứu .............................................................................................................20


3.2. Mơ hình nghiên cứu ............................................................................................................21
3.3. Giả thuyết nghiên cứu .........................................................................................................23
3.4. Mẫu nghiên cứu ...................................................................................................................24
3.5. Đo lường biến ......................................................................................................................25
3.6. Phương pháp kiểm định ......................................................................................................29
3.7. Phân tích dữ liệu..................................................................................................................30
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ...................................................... 33
Chương 5: KẾT LUẬN, HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO .............. 43
5.1. Kết luận ...............................................................................................................................43
5.2. Gợi ý một số chính sách ......................................................................................................44
5.3. Các hạn chế và hướng phát triển tiếp theo cho nghiên cứu ................................................45
5.3.1. Hạn chế của nghiên cứu .............................................................................................. 45
5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................................................................... 46
5.4. Đóng góp của nghiên cứu ...................................................................................................46
Tài liệu tham khảo
Phụ Lục



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BCKT

Báo cáo kiểm toán

BCTC

Báo cáo tài chính

DN

Doanh Nghiệp

HNX

Sở giao dịch chứng khốn Hà Nội

HOSE

Sở giao dịch chứng khốn TP. Hồ Chí Minh

KTV

Kiểm tốn viên

SGDCK


Sàn giao dịch chứng khoán

TS

Tài sản

TTCK

Thị trường chứng khoán

VCSH

Vốn chủ sở hữu


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1

Mô tả và đo lường các biến

Bảng 3.2

Biến chuẩn hóa

Bảng 3.3

Các bước phân tích dữ liệu

Bảng 4.1


Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

Bảng 4.2

Kết quả kiểm định ANCOVA

Bảng 4.3

Kết quả hồi quy đa biến

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1

Mơ hình nghiên cứu


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Báo cáo tài chính (BCTC) của doanh nghiệp ln là một trong những kênh thông
tin quan trọng giúp các nhà đầu tư phân tích, đánh giá và đưa ra quyết định đầu tư. Để
nâng cao độ tin cậy của thông tin, đặc biệt là thông tin trên BCTC của các công ty niêm
yết, BCTC cần được kiểm toán bởi doanh nghiệp kiểm toán độc lập. Báo cáo kiểm tốn
(BCKT) là thơng tin bổ sung giúp các nhà đầu tư hiểu rõ hơn về hoạt động kinh doanh,
tình hình tài chính của doanh nghiệp, đồng thời BCKT cũng được coi như một sự đảm
bảo, nâng cao tính trung thực, hợp lý của BCTC giúp các nhà đầu tư đưa ra những
quyết định đúng đắn. Do vậy, BCKT có ảnh hưởng đến quyết định của các nhà đầu tư
trên thị trường chứng khoán và từ đó tác động lên thị giá cổ phiếu.

Tại các quốc gia trên thế giới, khá nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh
được ảnh hưởng của báo cáo kiểm toán đến thị giá cổ phiếu. Chẳng hạn như nghiên
cứu của Al-Thuneibat tại Jordan năm 2008, của Czernkowski tại Trung Quốc năm
2009 hay gần đây có nghiên cứu của Mihaela Alina Robu về mối quan hệ của báo cáo
kiểm toán và tính hữu ích của các thơng tin kế tốn được đo lường bởi thị giá cổ phiếu
tại Romania năm 2013 và nhiều các nghiên cứu tương tự khác. Hầu hết các nghiên cứu
đều cho rằng báo cáo kiểm toán là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến
quyết định của nhà đầu tư và thị giá cổ phiếu.
Tại Việt Nam hiện nay, liên quan đến báo cáo kiểm tốn, các nghiên cứu chủ yếu
tập trung việc hồn thiện quy trình kiểm tốn hay gia tăng tính hữu ích của các thơng
tin báo cáo tài chính. Một số ít các nghiên cứu có xem xét tác động của BCKT đến thị
giá cổ phiếu như nghiên cứu của Bùi Thị Năm (2016), Trần Thị Giang Tân và các cộng


2

sự (2017). Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu xem xét về ảnh hưởng của BCKT đến thị
giá cổ phiếu ở Việt Nam chưa cho nhiều kết quả thuyết phục. Do vậy, tác giả lựa chọn
đề tài: “Ảnh hưởng của báo cáo Kiểm toán đến Thị giá Cổ phiếu – Nghiên cứu thực
nghiệm tại các Doanh nghiệp Niêm yết trên sàn Chứng khốn Hồ Chí Minh” và câu
hỏi được đặt ra là: liệu các yếu tố liên quan đến BCKT như loại ý kiến kiểm toán, loại
doanh nghiệp phát hành BCKT (thuộc Big4 hay khơng thuộc Big) có ảnh hưởng đến
thị giá cổ phiếu tại VN hay không?.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu chung là tìm hiểu xem liệu loại ý kiến kiểm toán và loại doanh
nghiệp kiểm tốn, thuộc Big 4 hay khơng thuộc Big 4 có ảnh hưởng đến sự thay đổi
của thị giá cổ phiếu hay không. Mục tiêu cụ thể bao gồm:
 Thứ nhất: nghiên cứu ảnh hưởng của các loại ý kiến kiểm toán đến thị giá cổ
phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán tại TP.HCM
 Thứ hai : nghiên cứu ảnh hưởng loại doanh nghiệp kiểm toán đến thị giá cổ

phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán tại TP.HCM.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Xuất phát từ các mục tiêu nghiên cứu trên, luận án đưa ra 2 câu hỏi nghiên cứu sau:
1. Loại ý kiến kiểm tốn có tác động đến thị giá cổ phiếu của các doanh nghiệp
niêm yết trên thị trường chứng khốn TP.HCM khơng?
2. Loại doanh nghiệp phát hành báo cáo kiểm toán nào - doanh nghiệp thuộc Big 4
hay khơng thuộc Big 4 có tác động đến thị giá cổ phiếu của các doanh nghiệp
niêm yết trên thị trường chứng khốn TP.HCM khơng?


3

4. Nội dung và Phạm vi nghiên cứu
-

Nội dung nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu tác động của loại ý kiến kiểm toán và loại doanh nghiệp phát

hành BCKT, thuộc Big4 hay không thuộc Big4 đến thị giá cổ phiếu của các doanh
nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Hồ Chí Minh, HOSE.
-

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là loại ý kiến kiểm tốn, loại hình doanh nghiệp

phát hành BCKT của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khốn thành phố Hồ
Chí Minh bao gồm các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, thương mại. Các tổ chức tài
chính, bảo hiểm, ngân hàng không thuộc đối tượng nghiên cứu của luận văn do có các
tỷ số tài chính của nhóm cơng ty này có ý nghĩa khác biệt đáng kể với các doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh

Về phạm vi thời gian, luận văn sử dụng các mẫu dữ liệu được lấy từ các doanh
nghiệp niêm yết trên SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh năm 2015 thực hiện kỳ tài
chính từ 1/1/2015 đến 31/12/2015.
5. Kết cấu của đề tài:
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu truớc
Chương này trình bày tổng quan các nghiên cứu trong nuớc, ngoài nước và xác định
khoảng trống nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở Lý thuyết
Chương 2 trình bày những khái niệm cơ bản và các lý thuyết nền tảng.


4

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3 tập trung vào việc trình bày phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận
văn nhằm kiểm định tác động của báo cáo kiểm toán, bao gồm 2 yếu tố: loại ý kiến
kiểm toán và loại hình doanh nghiệp phát hành ý kiến kiểm toán đến thị giá cổ
phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 4 chủ yếu tập trung vào thảo luận kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong
chương 3.
Chương 5: Kết luận, hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo
Chương 5 trình bày kết luận mối quan hệ giữa ý kiến kiểm tốn, loại hình doanh
nghiệp phát hành báo cáo kiểm toán và giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết
trên sàn trường chứng khốn Hồ Chí Minh. Từ đó đưa ra nhận xét, kiến nghị đề
xuất, đóng góp và hướng nghiên cứu tiếp theo.


5


Chương 1:

Tổng quan các nghiên cứu trước

1.1. Các nghiên cứu nước ngoài
1.1.1. Nghiên cứu về ảnh hưởng của loại ý kiến kiểm toán đến thị giá cổ phiếu
Khá nhiều nghiên cứu tìm hiểu về ảnh hưởng của loại ý kiến kiểm toán đến thị giá
cổ phiếu. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu khơng hồn tồn tương tự nhau ở các quốc gia
khác nhau với các phương pháp khác nhau, thậm chí một số kết quả nghiên cứu lại trái
ngược nhau.
Theo Craswell (1985) các nghiên cứu về báo cáo kiểm toán có thể được phân chủ
yếu thành 2 dạng: “market based” – nghiên cứu dựa trên thị trường và “experimental
studies” – nghiên cứu thực nghiệm, Gwilliam (1987) phân các nghiên cứu thành các
nhóm: “phương pháp bảng câu hỏi nghiên cứu" và "phương pháp tiếp cận mơ hình thị
trường". Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu khác lại phân tích nội dung: Dillard và Jensen
(1983); Geiger (1989); Manson và Zaman (1996); Chandler (1997) và nghiên cứu lịch
sử: Cochrance (1950); Carmichael và Winters (1982); Olson và Wootton (1991).
Nhóm nghiên cứu chứng minh loại ý kiến kiểm tốn khơng phải chấp nhận tồn
phần (qualified opinion) có tác động đến thị giá cổ phiếu:
Một trong những nghiên cứu đầu tiên trên thế giới chứng minh được ảnh hưởng của
ý kiến kiểm toán tới thị giá cổ phiếu phải kể đến là Firth (1978) tại Anh. Nhận thấy sự
gia tăng đáng kể về số lượng loại ý kiến kiểm tốn có điều chỉnh phát hành tại Anh vào
thập niên 70 của thế kỷ trước, Firth đã tiến hành một nghiên cứu với mục tiêu kiểm tra
tác động của loại ý kiến này đến thị giá cổ phiếu và quyết định đầu tư trên mẫu nghiên
cứu gồm 247 doanh nghiệp có báo cáo với ý kiến khơng chấp nhận toàn phần. Kết quả
nghiên cứu cho thấy rằng ý kiến kiểm tốn khơng chấp nhận tồn phần có ảnh hưởng
tiêu cực đến quyết định đầu tư và làm giảm thị giá cổ phiếu.


6


Khác với Firth sử dụng phương pháp nghiên cứu sự kiện, Gul (1990) đã sử dụng
các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm để kiểm tra ảnh hưởng của hai dạng ý kiến
kiểm tốn là: ý kiến chấp nhận tồn phần và ý kiến khơng phải chấp nhận tồn phần
đến thị giá cổ phiếu tại Úc. Ông sử dụng bảng câu hỏi dựa trên một bộ các báo cáo tài
chính của những doanh nghiệp giả định, mỗi bộ báo cáo này đi kèm với ý kiến kiểm
tốn dạng chấp nhận tồn phần hoặc ý kiến khơng chấp nhận tồn phần. Người được
khảo sát được yêu cầu đưa ra mức giá cổ phiếu hợp lý cho doanh nghiệp giả định. Tác
giả sử dụng kỹ thuật thống kê để phân tích các dữ liệu. Kết quả cho thấy rằng ý kiến
kiểm tốn khơng phải chấp nhận toàn phần làm giảm thị giá cổ phiếu ước tính.
Kế thừa nghiên cứu của Firth (1978) với cùng phương pháp tương tự, Bahram
Soltani (2000) thực hiện nghiên cứu mối quan hệ giữa báo cáo kiểm toán và thị giá cổ
phiếu tại Pháp. Nghiên cứu này dựa trên một mẫu gồm 543 doanh nghiệp có báo cáo
kiểm tốn khơng chấp nhận tồn phần trong giai đoạn 1986-1995, sử dụng phương
pháp nghiên cứu sự kiện. Kết quả của nghiên cứu cho thấy lợi nhuận bất thường có ảnh
hưởng tiêu cực đáng kể đến thị giá cổ phiếu xung quanh ngày cơng bố báo cáo kiểm
tốn. Nghiên cứu cũng nhấn mạnh thêm rằng, nghiên cứu này được thực hiện tại Pháp nơi có một số khác biệt đáng kể với Anh và Mỹ do sự khác biệt trong cách thức báo
cáo, mức độ cơng bố và thực hành kế tốn - kiểm toán.
Nghiên cứu của Lin, Tang and Xiao (2003) là một trong những nghiên cứu đầu tiên
được thực hiện tại Trung Quốc để kiểm tra tác động của báo cáo kiểm toán lên các
quyết định đầu tư và tài chính. Tương tự nghiên cứu của Soltani (2000), nghiên cứu
cũng sử dụng phương pháp thực nghiệm để điều tra những phản ứng của người sử dụng
báo cáo kiểm toán: các nhà đầu tư được hỏi liệu quyết định của họ có chịu ảnh hưởng
bởi các báo cáo tài chính kèm theo ý kiến kiểm tốn chấp nhận tồn phần và ý kiến
khơng chấp nhập tồn phần hay khơng?. Kết quả phân tích từ bảng câu hỏi đã chỉ ra
rằng các báo cáo kiểm tốn mang ý khơng chấp nhận tồn phần có tác động làm giảm


7


niềm tin của nhà đầu tư vào độ tin cậy của báo cáo tài chính mặc dù ảnh hưởng này là
khơng đáng kể.
Bổ sung thêm vào dịng các nghiên cứu sử dụng phương pháp thực nghiệm trên thế
giới, Antonio Duréndez Gómez-Guillamón nghiên cứu về tính hữu ích của báo cáo
kiểm toán đến quyết định của nhà đầu tư (2008) tại Tây Ban Nha thông qua các khảo
sát ý kiến người sử dụng dựa trên câu hỏi về những yếu tố mà họ xem xét khi đưa ra
quyết định đầu tư. Trong nghiên cứu này, tác giả đặt ra câu hỏi nghiên cứu: “ Liệu các
nhà đầu tư có thay đổi hành vi đầu tư đối với các doanh nghiệp nhận được ý kiến kiểm
toán ngoại trừ?”. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhà đầu tư cho rằng báo cáo kiểm
tốn cung cấp các thơng tin hữu ích phục vụ cho việc ra các quyết định đầu tư và ý
kiến ngoại trừ ảnh hưởng tiêu cực đến quyết định đầu tư
Nhóm nghiên cứu chứng minh ý kiến kiểm tốn khơng có tác động đến thị giá cổ
phiếu:
Bên cạnh các nghiên cứu chứng minh tác động của ý kiến kiểm toán đến thị giá cổ
phiếu, khá nhiều nghiên cứu khơng tìm thấy bằng chứng rõ ràng về mối quan hệ này.
Robertson (1988) tiến hành nghiên cứu để trả lời câu hỏi liệu các nội dung của báo
cáo kiểm tốn có ảnh hưởng tới phản ứng của các nhà phân tích tài chính tại Mỹ. Ơng
đã gửi bộ báo cáo tài chính của một doanh nghiệp cho các đối tượng nghiên cứu đi kèm
với một báo cáo kiểm toán. Câu hỏi được đặt ra là báo cáo kiểm tốn có làm tăng thêm
độ tin cậy cho các báo cáo tài chính; liệu họ có dựa trên các thơng tin này khi ra quyết
định đầu tư tài chính; và liệu họ có cho rằng thông tin này đáp ứng nhu cầu của họ
không. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các nhà phân tích tài chính đã khơng thực hiện
bất kỳ sự phân biệt trọng yếu nào giữa các loại ý kiến khác nhau trên báo cáo kiểm
toán.


8

Ameen et al. (1994) nghiên cứu tầm quan trọng của các thơng tin cung cấp bởi báo
cáo có ý kiến kiểm tốn khơng phải chấp nhận tồn phần đối với các doanh nghiệp ở

Mỹ. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu sự kiện để điều tra xem liệu ý kiến kiểm
tốn này có ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu. Nghiên cứu thực hiện trên mẫu báo cáo
gồm 177 báo cáo mang ý kiến kiểm tốn khơng phải chấp nhận toàn phần được phát
hành trong giai đoạn 1974-1988. Phương pháp tiếp cận là mơ hình thị trường để tính
tốn lợi nhuận bình thường và lợi nhuận bất thường. Kết quả nghiên cứu cho thấy một
phản ứng tiêu cực của thị trường liên quan thị giá cổ phiếu trong thời gian trước ngày
cơng bố ý kiến kiểm tốn ngoại trừ, tuy nhiên lại khơng có phản ứng nào từ thị trường
sau ngày công bố.
Chen et al. (2000) nghiên cứu tác động của ý kiến kiểm tốn khơng phải chấp nhận
tồn phần đến thị giá cổ phiếu và lợi nhuận tại các cơng ty đóng tại Thượng Hải trong
giai đoạn 1995-1997. Kết quả cho thấy khơng có sự biến động đáng kể trong thị giá cổ
phiếu giữa các báo cáo có ý kiến kiểm tốn chấp nhận tồn phần với báo cáo có ý kiến
kiểm tốn khơng phải chấp nhận tồn phần.
Bessell et al. (2003) nghiên cứu ảnh hưởng của ý kiến kiểm tốn khơng thuộc dạng
chấp nhận tồn phần tại Australia đến quyết định đầu tư. Tác giả khảo sát ý kiến của
các thành viên thuộc Học viện Ngân hàng và Tài chính Úc thơng qua phân phối các
báo cáo với loại ý kiến kiểm toán khác nhau, chấp nhận tồn phần, khơng chấp nhận
tồn phần và chấp nhận tồn phần với đoạn nhấn mạnh đi kèm với bảng câu hỏi cho
500 thành viên của học viện. Kết quả nghiên cứu cho thấy ý kiến kiểm tốn khơng phải
chấp nhận tồn phần và ý kiến kiểm tốn có đoạn nhấn mạnh khơng có ảnh hưởng
đáng kể đến quyết định đầu tư cho dù doanh nghiệp đó khơng gặp khó khăn về tài
chính.
Ali A Al-Thuneibat (2007) nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa loại ý
kiến kiểm toán với thị giá cổ phiếu tại Jordan. Kết quả nghiên cứu đã khơng tìm thấy


9

ảnh hưởng rõ ràng của ý kiến kiểm toán lên thị giá cổ phiếu, tuy nhiên tác giả đã chỉ ra
hạn chế của nghiên cứu là cần thiết phải mở rộng nghiên cứu trong các giai đoạn khác

nhau hơn là chỉ sử dụng giá cổ phiếu tại ngày công bố.
Nhiều nghiên khác cũng xem xét ảnh hưởng của ý kiến trên báo cáo kiểm toán với
quyết định của nhà đầu tư và thị giá cố phiếu đã khơng tìm thấy ảnh hưởng của loại ý
kiến đến thị giá cổ phiếu như: Baskin (1972), Alderman (1977), Ball et al. (1979), Firth
(1978), Davis (1982), Chow and Rice (1982), Elliott (1982), Dodd et al. (1984),
Dopuch et al.(1986), Ameen et al.(1994), Chen et al..(2000), Ireland (2003)., Martinez
et al.(2004) v.v…
1.1.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của loại doanh nghiệp đưa ra ý kiến kiểm toán đến
thị giá cổ phiếu
Khá nhiều nghiên cứu đã chứng minh loại doanh nghiệp phát hành báo cáo kiểm
tốn có ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng báo cáo. Các nghiên cứu này
chứng minh việc kiểm toán báo cáo tài chính được thực hiện bởi một doanh nghiệp
thành viên Big 4 - có thể đại diện cho một yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu, bởi lẽ
các nhà đầu tư thường đánh giá chất lượng của dịch vụ kiểm tốn thơng qua hình ảnh,
uy tín và quy mơ của các doanh nghiệp kiểm toán nên sẽ ảnh hưởng đến thị giá cổ
phiếu. Nếu một doanh nghiệp niêm yết mong muốn tăng giá cổ phiếu, họ có thể chọn
một doanh nghiệp kiểm toán nổi tiếng được biết đến bởi các nhà đầu tư (Martinez et al.
- 2004)
Là nghiên cứu đầu tiên xem xét ảnh hưởng của loại doanh nghiệp phát hành BCKT,
Boone và các cộng sự (2010) đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm về chất lượng kiểm
toán của các doanh nghiệp thuộc Big 4 và không thuộc Big 4 trong giai đoạn từ 20032006. Nghiên cứu của tác giả đã chỉ ra rằng các nhà đầu tư nhận thấy rằng chất lượng
thơng tin kế tốn được kiểm tốn bởi các doanh nghiệp thuộc Big 4 cao hơn so với các
doanh nghiệp kiểm tốn khơng thuộc Big 4. Từ nhận thức này sẽ tác động lên quyết


10

định của các nhà đầu tư gây ảnh hưởng lên thị giá cổ phiếu. Các doanh nghiệp thuộc
Big 4, là các doanh nghiệp lớn, đã bỏ nhiều thời gian cho việc đào tạo và làm quen với
những công nghệ mới nhất được sử dụng trong lĩnh vực này để phát triển năng lực

chuyên môn của họ. Các doanh nghiệp thuộc Big 4 không phụ thuộc vào một khách
hàng duy nhất, do đó có thể giảm áp lực từ phía các khách hàng.
Tiếp nối nghiên cứu của Boone, Kang-tao và Ying-li (2011) thực hiện nghiên cứu
về việc liệu chất lượng kiểm tốn có làm gia tăng giá trị hữu ích của thơng tin kế tốn
trên BCTC. Giá trị hữu ích ở đây được hiểu là khả năng phản ánh đúng tình hình tài
chính của các thơng tin trên BCTC từ đó giúp các nhà đầu tư đưa ra quyết định phù
hợp và do vậy tác động lên thị giá cổ phiếu. Kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị hữu
ích của thơng tin kế tốn được gia tăng khi được kiểm tốn bởi big 4 và từ đó làm gia
tăng thị giá cổ phiếu.
Tương tự như nghiên cứu của Kang-tao và Ying-Li, Hsien-Li Lee và Hua Lee
(2013) trong nghiên cứu: “Liệu doanh nghiệp Kiểm tốn có giúp cải thiện giá trị thu
nhập và vốn chủ sở hữu?” đã chứng minh báo cáo tài chính đã được kiểm tốn bởi
doanh nghiệp kiểm tốn Big 4 phản ánh thực trung thực, ít có sai sót trọng yếu hơn so
với các doanh nghiệp khơng thuộc nhóm này. Kết quả của nghiên cứu cũng cho thấy
báo cáo tài chính đã được kiểm tốn bởi Big 4 cung cấp thơng tin thích hợp, hữu ích và
có liên quan nhiều hơn đến giá trị doanh nghiệp, do vậy thường được các nhà đầu tư tin
tưởng, quyết định đầu tư và từ đó tạo ra những thay đổi trong thị giá cổ phiếu.
Như vây, khá nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh ảnh hưởng của báo cáo
kiểm toán (bao gồm: loại ý kiến kiểm toán, loại doanh nghiệp phát hành báo cáo kiểm
toán) đến quyết định đầu tư, thị giá cổ phiếu. Tuy nhiên, khá nhiều nghiên cứu lại chưa
tìm thấy bằng chứng về ảnh hưởng này.


11

1.1.3. Nghiên cứu chính (nghiên cứu nền tảng)
Gần đây, Mihaela Alina Robua (2013) tại Rumania đã nghiên cứu thực nghiệm để
xem xét ảnh hưởng kết hợp giữa ý kiến kiểm tốn, loại doanh nghiệp kiểm tốn với
tính hữu dụng của các tỷ số tài chính đến quyết định đầu tư đo lường bằng sự biến
động của thị giá cổ phiếu. Nghiên cứu sử dụng mẫu gồm 59 doanh nghiệp niêm yết

trên sàn Bucharest của Romania cho kỳ tài chính từ 1/1/2012 đến 31/12/2012, kiểm
định bằng ANCOVA .
Mơ hình Mihaela Alina Robua đưa ra có dạng phương trình như sau:
Y = δ + α1DUO + α2DQO + α3DB4 + βX1 + β2X2 + ...+ βiXi +...+ βjXj + βj+1(X1*DUO) +
βj+2(X1*DQO) + βj+3(X1*DB4) + ….+ βj*j+1(Xk*DUO) + βj*j+2(Xk*DQO) + βj*j+3(Xk*DB4) +…..+
βn-2 (Xj*DUO)+ βn-1(Xj*DQO)+ βn(Xj*DB4)+ε

Trong đó:

Y: biến phụ thuộc là giá trị gia tăng của thị giá cổ phiếu
X: biến điều tiết là các chỉ số tài chính (ROE, ROA, MN, FAR)
D: biến độc lập - biến giả đại diện cho loại ý kiến kiểm toán và loại
doanh nghiệp phát hành báo cáo kiểm toán

Kết quả nghiên cứu cho thấy đối với các doanh nghiệp niêm yết tại Rumani, thơng
tin trình bày trên báo cáo tài chính được kiểm tốn có ảnh hưởng đáng kể đến thị giá cổ
phiểu, ảnh hưởng này tùy thuộc vào ý kiến trên báo cáo kiểm toán và loại doanh nghiệp
kiểm tốn. Ngồi ra, nghiên cứu cũng tìm thấy mối quan hệ giữa các tỷ số tài chính với
loại ý kiến kiểm toán, cụ thể đối với các báo cáo kiểm tốn mang ý kiến khơng chấp
nhận tồn phần thì sự biến động của ROE, lợi nhuận sau thuế/VCSH có tác động tích
cực tới thị giá cổ phiếu và biến động của chỉ số MN, lợi nhuận sau thuế/doanh thu lại
có tác động tiêu cực tới thị giá cổ phiếu.


12

Bên cạnh đó, tác giả cũng đã chứng minh được sự ảnh hưởng tích cực của báo cáo
kiểm tốn được thực hiện bởi các doanh nghiệp kiểm toán thuộc Big 4 lên quyết định
của nhà đầu tư, thể hiện bằng sự gia tăng thị giá cổ phiếu. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ
ra rằng đối với các doanh nghiệp được kiểm tốn bởi Big 4 thì sự tăng trưởng của chỉ

số ROA của các doanh nghiệp này có tác động tích cực đến thị giá cổ phiếu hơn so với
các các doanh nghiệp khơng được kiểm tốn bởi Big 4, điều này được hiểu là do sự tin
tưởng của các nhà đầu tư đối với các doanh nghiệp kiểm toán thuộc Big 4 – các doanh
nghiệp kiểm tốn lớn, có uy tín, sở hữu những kiểm tốn viên giỏi được đào tạo chuyên
nghiệp.
1.2. Nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam, các đề tài có liên quan được phát triển theo các hướng:
Một số nghiên cứu xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu, chẳng hạn
như Luận văn Tiến sĩ Nguyễn Thị Mỹ Dung (2013) đã phát hiện 3 nhóm nhân tố ảnh
hưởng đến thị giá cổ phiếu bao gồm: nhân tố nội sinh, nhân tố ngoại sinh và các nhân
tố ảnh hưởng khác. Ở một số nghiên cứu khác như của Trương Đông Lộc (2014) hay
Nguyễn Thị Khánh Phương (2016) có sử dụng nghiên cứu thực nghiệm, định lượng để
đo lường sự ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô và vi mô đến giá cổ phiếu, các nghiên cứu
này tập trụng chủ yếu vào ảnh hưởng của các thơng tin kế tốn, chỉ số tài chính như
ROA, ROE, EPS, v.v..và các yếu tố lạm phát, cung tiền, GPD,v.v..đến giá cổ phiếu.
Dòng nghiên cứu khác xem xét sự tác động của các yếu tố trên báo cáo kiểm toán
đến thị giá cổ phiếu, quyết định đầu tư như:
Nghiên cứu ảnh hưởng của ý kiến kiểm toán tới biến động giá cổ phiếu của Bùi Thị
Năm (2016) hai loại ý kiến kiểm toán được xem xét trong nghiên cứu là ý kiến kiểm
tốn có điều chỉnh và ý kiến có đoạn vấn đề cần nhấn mạnh liên quan đến sự không
chắc chắn về khả năng hoạt động liên tục hoặc khủng hoảng tài chính. Kết luận được


13

đưa ra là cả hai loại ý kiến kiểm toán được nghiên cứu khơng có ảnh hưởng đáng kể
hoặc rõ ràng đến biến động giá cổ phiếu, được thể hiện qua thu nhập bất thường.
Nghiên cứu của Trần Thị Giang Tân và cộng sự, tạp chí phát triển kinh tế 2017
xem xét tác động của ý kiến kiểm tốn có điều chỉnh đến thị giá cổ phiếu. Sự thay đổi
của thị giá cổ phiếu được đo lường qua nhân tố lợi nhuận bất thường của các doanh

nghiệp niêm yết trên HOSE vả HNX, trong giai đoạn 2012-2015 bằng phương pháp
nghiên cứu sự kiện, event study methodology. Kết quả cho thấy báo cáo kiểm tốn có
điều chỉnh có tương quan khơng rõ ràng với phản ứng của thị trường, lợi nhuận bất
thường trong thời gian 7 ngày sau ngày công bố BCKT. Tuy nhiên, một ngày sau ngày
cơng bố, BCKT có điều chỉnh có tương quan nghịch chiều với Lợi nhuận bất thường.
Nhìn chung, cho đến nay, chưa có nhiều nghiên cứu đo lường tác động của ý kiến
kiểm toán và loại doanh nghiệp kiểm toán lên thị giá cổ phiếu và cũng chưa có bằng
chứng thuyết phục cho sự tác động này.
1.3. Khoảng trống nghiên cứu
Qua tổng quan các nghiên cứu được trình bày ở trên, tác giả nhận ra một số
“khoảng trống” của các nghiên cứu như sau:
- Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu chứng minh ảnh hưởng của báo cáo kiểm
toán đến giá cổ phiếu, tuy nhiên ở Việt Nam số lượng nghiên cứu còn hạn chế,
kết quả chưa khả quan. Do đó, cần có thêm nhiều nghiên cứu về nội dung này
để bổ sung bằng chứng thực nghiệm.
- Ngoài ra, việc nghiên cứu định lượng mối quan hệ giữa BCKT với thị giá cổ
phiếu có sử dụng mơ hình kinh tế lượng ở Việt Nam chưa nhiều.


14

- Bên cạnh đó, thị trường chứng khốn Việt Nam ngày càng phát triển, địi hỏi
cần có những nghiên cứu xem xét các nhân tố tác động đến thị giá cổ phiếu. Do
vậy, cần các nghiên cứu sử dụng dữ liệu gần với hiện tại để kiểm chứng ảnh
hưởng này.
Phần tổng quan nêu trên cho thấy khá nhiều nghiên cứu của các nước trên thế giới
đã chứng minh được ảnh hưởng của báo cáo kiểm toán, gồm loại ý kiến kiểm toán, loại
doanh nghiệp phát hành báo cáo kiểm toán đến quyết định đầu tư, thị giá cổ phiếu. Tuy
nhiên, một số lượng khơng ít các nghiên cứu khác vẫn chưa chứng minh được ảnh
hưởng này. Như vậy, mối quan hệ giữa báo cáo kiểm toán với thị giá cổ phiếu là khơng

hồn tồn giống nhau giữa các quốc gia khác nhau với các phương pháp nghiên cứu
khác nhau và cần có thêm nhiều các nghiên cứu mới ở các quốc gia khác trên thế giới
để bổ sung, đóng góp, củng cố thêm về mối quan hệ này.


15

Chương 2:

Cơ sở lý thuyết

2.1. Các khái niệm căn bản
2.1.1. Khái niệm thị trường chứng khốn
Có nhiều định nghĩa khác nhau về thị trường chứng khoán:
Theo từ điển Anh năm 1985 thì thị trường chứng khốn là một thị trường có tổ
chức, là nơi các chứng khốn được mua bán theo những nguyên tắc đã được ấn
định.
Theo giáo trình Tài chính – Tiền tệ năm 2018 của PGS.TS Sử Đình Thành:
- Thị trường chứng khoán là một bộ phận quan trọng của Thị trường vốn, với hoạt
động chính là nhằm huy động những nguồn vốn tiết kiệm nhỏ trong xã hội tập
trung thành nguồn vốn lớn tài trợ cho doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và
chính phủ để phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế hay cho các dự án đầu tư.
- Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán các
loại chứng khoán. Việc mua bán được tiến hành ở hai thị trường sơ cấp và thứ
cấp. do vậy thị trường chứng khoán là nơi chứng khoán được phát hành và trao
đổi.
- Thị trường sơ cấp: người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người
phát hành;
- Thị trường thứ cấp: nơi diễn ra sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát
hành ở Thị trường sơ cấp.

2.1.2. Giá cổ phiếu
Giá cổ phiếu ở đây là giá thị trường hay thị giá: là giá trị thị trường hiện tại của cổ
phiếu thường, giá mà nhà đầu tư phải trả nếu muốn mua hoặc nhà đầu tư được hưởng


16

nếu muốn bán (PGS.TS Sử Đình Thành (2008), nhập mơn Tài Chính – Tiền Tệ, nhà
xuất bản Lao động Xã hội, Tp.HCM)
Thị giá luôn biến động và phản ánh cán cân cung cầu trên thị trường. Thị giá khơng
có ý nghĩa nhiều với đầu tư dài hạn bởi vì trong dài hạn thị giá sẽ trở về với giá trị thực
của nó. Mỗi biến động của thị trường thơng tin tốt xấu, tâm lý nhà đầu tư sẽ được phản
ánh ngay vào thị giá (PGS.TS Sử Đình Thành (2008), nhập mơn Tài Chính – Tiền Tệ,
nhà xuất bản Lao động Xã hội, Tp.HCM)
2.1.3. Ý kiến kiểm toán
Ý kiến kiểm toán là những nhận xét của kiểm tốn viên về tính trung thực, hợp
lý của báo cáo tài chính cũng như sự tuân thủ các chuẩn mực và chế độ kế tốn hiện
hành về báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Ý kiến kiểm toán được thể hiện trên báo
cáo kiểm toán.
Các loại ý kiến kiểm toán: Theo chuẩn mực kiểm tốn VSA 700, VSA 705 và
VSA 706 có 2 loại ý kiến: Ý kiến chấp nhận toàn phần và ý kiến khơng phải chấp nhận
tồn phần, cịn được gọi là ý kiến có điều chỉnh- modified report.
VSA 705 đưa ra 3 dạng ý kiến thuộc loại ý kiến không chấp nhận toàn phần:
- Ý kiến ngoại trừ,
- Ý kiến trái ngược,
- Ý kiến từ chối đưa ra ý kiến.
Ý kiến chấp nhận toàn phần
Theo Chuẩn mực VSA 700: “ý kiến chấp nhận tồn phần được trình bày khi
KTV kết luận rằng BCTC được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn



17

khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng. Ý kiến kiểm toán phải sử dụng mẫu câu
sau: BCTC đã phản ánh trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu,…phù hợp
với khn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng.”
Ý kiến khơng phải chấp nhận tồn phần:
Chuẩn mực kiểm tốn số VSA 705 hướng dẫn về loại ý kiến khơng phải chấp
nhận tồn phần. Theo đó, loại ý kiến này bao gồm:
- “Ý kiến ngoại trừ (qualified report): được đưa ra khi KTV kết luận rằng các sai
sót, xét riêng lẻ hay tổng hợp, có ảnh hưởng trọng yếu nhưng khơng lan tỏa đối
với BCTC; hoặc KTV không thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm tốn thích
hợp để đưa ra kết luận rằng BCTC nhưng xét trên phương diện tổng thể, những
ảnh hưởng có thể có của các sai sót chưa được phát hiện, nếu có có thể là trọng
yếu nhưng khơng lan tỏa đối với BCTC.”
- “Ý kiến trái ngược (adverse opinion): được đưa ra khi KTV kết luận rằng BCTC
xét trên phương diện tổng thể, vẫn cịn sai sót, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, có
ảnh hưởng trọng yếu và lan tỏa đối với BCTC.”
- “Từ chối đưa ra ý kiến, disclaimer opinion: được đưa ra khi KTV không thể thu
thập được đầy đủ bằng chứng kiểm tốn thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến và
KTV kết luận rằng những ảnh hưởng có thể có của các sai sót chưa được phát
hiện, nếu có có thể là trọng yếu và lan tỏa đối với BCTC.”
Đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” và “Vấn đề khác” trong ý kiến kiểm toán về BCTC:
Theo chuẩn mực kiểm toán số VSA 706 :
- “Đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh”: Là đoạn trong báo cáo kiểm toán đề cập đến
vấn đề đã được trình bày hoặc thuyết minh phù hợp trong báo cáo tài chính mà


18


theo xét đốn của kiểm tốn viên, vấn đề đó là đặc biệt quan trọng để người sử
dụng hiểu được báo cáo tài chính.”
- “Đoạn “Vấn đề khác”: Là đoạn trong báo cáo kiểm toán đề cập đến vấn đề khác,
ngồi các vấn đề đã được trình bày hoặc thuyết minh trong ý kiến tài chính, mà
theo xét đốn của kiểm tốn viên, vấn đề khác đó là thích hợp để người sử dụng
hiểu rõ hơn về cuộc kiểm toán, về trách nhiệm của kiểm toán viên hoặc về báo
cáo kiểm toán.”
2.2. Các lý thuyết nền tảng
2.2.1. Lý thuyết đại diện
Vấn đề đại diện (agency problem) hay còn gọi là vấn đề chủ sở hữu và người
đại diện, liên quan tới hai đối tượng chính: chủ sở hữu - principals là chủ của các
nguồn lực. người đại diện - agents là người được ủy quyền, được thuê của chủ sở hữu
và được chủ sở hữu nguồn lực trao một số quyền quản lý nhất định nhằm phục vụ lợi
ích của chủ sở hữu.
Lý thuyết này được khởi xướng bởi Jensen and Mec-kling (1976). Theo lý
thuyết này, mối quan hệ đại diện, hay quan hệ ủy thác được xem như là quan hệ hợp
đồng mà theo đó các cổ đơng, những người chủ - principals bổ nhiệm, chỉ định người
quản lý công ty, người đại diện -vagents, để đại diện cho họ thực hiện việc quản lý
doanh nghiệp mà trong đó bao gồm cả việc trao thẩm quyền để ra quyết định định đoạt
tài sản của doanh nghiệp.
Do sự tách biệt này đưa đến xung đột lợi ích giữa nhà quản lý và chủ sở hữu.
Mục tiêu của các chủ sở hữu là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, nghĩa là tối đa hóa giá
trị thị trường của vốn cổ phần DN. Các nhà quản lý lại hướng đến các mục tiêu trong
ngắn hạn: tăng doanh số, tăng thị phần, tối đa hóa lợi nhuận v.v… nhằm tăng mức
lương, thưởng hay uy tín của mình đối với DN. Lý thuyết về đại diện cho rằng, nếu cả


×